Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Tác động của vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN VĂN ĐÌNH THƯƠNG

TÁC ĐỘNG CỦA VỐN LUÂN CHUYỂN VÀ
KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
TRANG PHỤ BÌA

NGUYỄN VĂN ĐÌNH THƢƠNG

TÁC ĐỘNG CỦA VỐN LUÂN CHUYỂN VÀ KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân hàng (hƣớng ứng dụng)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. LÊ THỊ LANH



Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Văn Đình Thƣơng – là học viên lớp Cao học Khóa 27
chuyên ngành Tài chính, Khoa Tài chính, Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh,
là tác giả của Luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Tác Động Của Vốn Luân Chuyển
Và Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam”.
Tôi xin cam đoan rằng, tất cả nội dung xuất hiện trong bài nghiên cứu này,
hoàn toàn là kết quả độc lập của cá nhân tôi, dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời hƣớng
dẫn khoa học. Trong luận văn có sử dụng trích dẫn, số liệu, hay kết quả kế thừa từ
những nghiên cứu đi trƣớc, đều đƣợc trích nguồn, và tên tác giả. Các số liệu, tính
toán, và mô hình đề xuất trong bài nghiên cứu hoàn toàn khách quan và mang tính
trung thực.
Học viên thực hiện
Chữ ký

NGUYỄN VĂN ĐÌNH THƢƠNG


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM TẮT
ABSTRACT
Chƣơng 1. Giới Thiệu ....................................................................................1

1.1.

Lý do chọn đề tài ..............................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................3

1.4.

Phạm vi nghiên cứu..........................................................................3

1.5.

Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................4

1.6.

Kết cấu luận văn ...............................................................................4

Chƣơng 2. Khung lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc đây .............................6
2.1.

Khung lý thuyết ................................................................................6

2.1.1. Vốn luân chuyển ..........................................................................6

2.1.2. Khả năng sinh lợi .........................................................................8
2.1.3. Sự tác động của việc quản lý hiệu quả vốn luân chuyển lên khả
năng sinh lợi .....................................................................................................9
2.2.

Các nghiên cứu trƣớc đây ..............................................................10

2.2.1. Nghiên cứu của Lazaridis và Tryfonidis (2006)........................10
2.2.2. Nghiên cứu của Zubairi (2010) .................................................12
2.2.3. Nghiên cứu của Panigrahi (2013) ..............................................13


2.2.4. Nghiên cứu của Mawutor (2014)...............................................15
2.2.5. Nghiên cứu của Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên
(2014)

...................................................................................................17

Chƣơng 3. Phƣơng pháp nghiên cứu ...........................................................23
3.1.

Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................23

3.2.

Mô hình nghiên cứu và mô tả biến ................................................25

3.2.1. Mô hình nghiên cứu ...................................................................25
3.2.2. Mô tả biến ..................................................................................25
3.3.


Nguồn dữ liệu.................................................................................31

3.4.

Ƣớc lƣợng mô hình ........................................................................31

3.4.1. Thống kê mô tả ..........................................................................31
3.4.2. Các kiểm định ............................................................................32
Chƣơng 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ...............................................35
4.1.

Thống kê mô tả các biến trong mô hình ........................................36

4.2.

Các kiểm định ................................................................................39

4.2.1. Kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan ........................................39
4.2.2. Kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến ........................................40
4.2.3. Kiểm định hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi .....................40
4.3.

Tác động của kỳ thu tiền đến khả năng sinh lợi doanh nghiệp ......41

4.3.1. Không có yếu tố ngành ..............................................................41
4.3.2. Có yếu tố ngành .........................................................................42
4.4.

Tác động của kỳ lƣu kho đến khả năng sinh lợi doanh nghiệp......44


4.4.1. Không có yếu tố ngành ..............................................................44
4.4.2. Có yếu tố ngành .........................................................................45
4.5.

Tác động của kỳ phải trả đến khả năng sinh lợi doanh nghiệp ......46

4.5.1. Không có yếu tố ngành ..............................................................46


4.5.2. Có yếu tố ngành .........................................................................47
4.6.
nghiệp

Tác động của chu kỳ luân chuyển tiền đến khả năng sinh lợi doanh
........................................................................................................48

4.6.1. Không có yếu tố ngành ..............................................................48
4.6.2. Có yếu tố ngành .........................................................................49
Chƣơng 5. Kết luận và khuyến nghị ............................................................54
5.1.

Kết luận ..........................................................................................54

5.2.

Khuyến nghị ...................................................................................54

5.3.


Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp ................................................55

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: Các kết quả chạy từ phần mềm Eview 8.1
Phụ lục 2: Danh sách các công ty niêm yết theo từng ngành đƣợc lựa chọn để
đƣa vào nghiên cứu


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCC: Cash Conversion Cycle
DR: Financial Debt Ratio
FAR: Fixed Financial Assets Ratio
GOP: Gross Operating Profit
HNX: Hanoi Stock Exchange
HOSE: Ho Chi Minh Stock Exchange
IP: Number of Days of Inventory
PP: Number of Days of Accounts Payables
RP: Number of Days of Accounts Receivables


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. ............ 19
Bảng 3.1: Bảng thể hiện kỳ vọng dấu của các biến độc lập và kiểm soát trong mô
hình ........................................................................................................................... 24
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp tất cả biến đƣợc đƣa vào mô hình nghiên cứu ................ 29
Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả ................................................................................ 36
Bảng 4.2: Bảng phân tích tƣơng quan tác động kỳ thu tiền lên khả năng sinh lợi .. 39
Bảng 4.3: Bảng kiểm định White tác động kỳ thu tiền lên khả năng sinh lợi ......... 40
Bảng 4.4: Bảng phân tích hồi quy sự tác động của kỳ thu tiền................................ 42
Bảng 4.5: Bảng phân tích hồi quy sự tác động của kỳ thu tiền, có yếu tố ngành .... 43

Bảng 4.6: Bảng phân tích hồi quy sự tác động của kỳ lƣu kho ............................... 44
Bảng 4.7: Bảng phân tích hồi quy sự tác động của kỳ lƣu kho, có yếu tố ngành .... 45
Bảng 4.8: Bảng phân tích hồi quy sự tác động của kỳ phải trả................................ 46
Bảng 4.9: Bảng phân tích hồi quy sự tác động của kỳ phải trả, có yếu tố ngành .... 47
Bảng 4.10: Bảng phân tích hồi quy sự tác động của chu kỳ luân chuyển tiền ........ 49
Bảng 4.11: Bảng phân tích hồi quy sự tác động của chu kỳ luân chuyển tiền, có yếu
tố ngành .................................................................................................................... 50
Bảng 4.12: Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu, bỏ qua yếu tố ngành ..................... 51
Bảng 4.13: Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu, có yếu tố ngành ............................ 52


TÓM TẮT
Quản lý vốn luân chuyên là một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng và
cấp bách mà các công ty đang hƣớng tới. Quản lý vốn luân chuyển hiệu quả giúp
doanh nghiệp có thể thực hiện mục tiêu chính của mình đó là tối đa hóa lợi nhuận,
và tối thiểu hóa chi phí. Chính vì vậy, các công ty rất mong muốn mình có thể sở
hữu đƣợc các giám đốc tài chính tài ba, giúp doanh nghiệp mình hoàn thành đƣợc
mục tiêu quản lý vốn luân chuyển theo một phƣơng thức hiệu quả nhất có thể, vì lẽ
dĩ nhiên, quản lý vốn luân chuyển, sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng sinh lợi của
các doanh nghiệp hiện nay. Vì sự quan trọng của việc quản lý vốn luân chuyển, mà
tác giả đã thực hiện bài nghiên cứu này tại thị trƣờng Việt Nam, để kiểm định, liệu
các giả thuyết sự tác động của vốn luân chuyển, lên khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp có thể đƣợc áp dụng ở Việt Nam hay không? Doanh nghiệp có thể làm gì để
giúp gia tăng lợi nhuận thông qua việc quản lý vốn luân chuyển? Bài nghiên cứu sử
dụng mô hình hồi quy để thực hiện kiểm định sự tác động của việc quản lý vốn luân
chuyển, đƣợc đo lƣờng bằng chu kỳ luân chuyển tiền, kỳ thu tiền, kỳ lƣu kho, và kỳ
phải trả, lên khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ lợi nhuận
hoạt động gộp, áp dụng cho các công ty phi tài chính, niêm yết trên 2 sàn chứng
khoán HOSE và HNX. Bài nghiên cứu đã tìm ra đƣợc rằng, có một sự tác động
nghịch biến của các yếu tố đo lƣờng việc quản lý vốn luân chuyển, lên tỷ lệ lợi

nhuận hoạt động gộp, đại diện cho khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp có thể dựa vào kết quả nghiên cứu để áp dụng, khi muốn nâng cao khả năng
sinh lợi của doanh nghiệp mình.
Từ khóa: Vốn luân chuyển, khả năng sinh lợi, chu kỳ luân chuyển tiền, kỳ
thu tiền, kỳ lƣu kho, kỳ phải trả.


ABSTRACT
Working capital management is really important and urgent to the business.
Working capital management can help the company achieve the main duties which
are to maximize the profit, and minimize the cost. Therefore, the company
completely wants to employ an talented CFO who can achieve efficiently working
capital management, and actually, working capital management affects the
profitability really much. Due to the importance of this issue, the author made this
paper to find out whether the hypothesis of the impact of working capital and the
profitability of Vietnamese company, and which action the company can take to
improve the profitability. The paper uses regression analysis test the impact of
working capital, which is measured by cash conversion cycle, accounts receivables
cycle, inventory cycle, and accounts payables cycle, to the profitability, which is
measured by gross operating profit. The analysis is applied to non-financial
company which is listed on HOSE and HNX. The analysis shows that there is an
negative impact of the factors, which is used to measure working capital
management, to gross operating profit, which is used to measure the profitability.
The company can use the result to set an strategy for improving the profitability.
Keywords: Working capital, profitability, cash conversion cycle, accounts
receivables cycle, inventory cycle, and accounts payables cycle.


1


Chương 1.
1.1.

Giới Thiệu
Lý do chọn đề tài

Quản lý vốn luân chuyên là một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng và
cấp bách mà các công ty đang hƣớng tới. Quản lý vốn luân chuyển hiệu quả giúp
doanh nghiệp có thể thực hiện mục tiêu chính của mình đó là tối đa hóa lợi nhuận,
và tối thiểu hóa chi phí. Chính vì vậy, các công ty rất mong muốn mình có thể sở
hữu đƣợc các giám đốc tài chính tài ba, giúp doanh nghiệp mình hoàn thành đƣợc
mục tiêu quản lý vốn luân chuyển theo một phƣơng thức hiệu quả nhất có thể, vì lẽ
dĩ nhiên, quản lý vốn luân chuyển, sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng sinh lợi của
các doanh nghiệp hiện nay.
Trên hoạt động kinh doanh thƣờng nhật của các doanh nghiệp Việt Nam,
việc duy trì khả năng thanh khoản, hay nói cách khác việc quản lý hiệu quả của vốn
luân chuyển là một điều kiện tiên quyết giúp các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể
đứng vững và phát triển. Vốn luân chuyển không chỉ ảnh hƣởng đến các kế hoạch
trong ngắn hạn của doanh nghiệp đƣợc thực hiện tốt đẹp, mà còn đảm bảo những kế
hoạch dài hạn trong tƣơng lai mà đã đƣợc các giám đốc tài chính của doanh nghiệp
hƣớng tới.
Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam trong
khoảng thời gian từ năm 2013 – 2017 đã có sự tăng trƣởng đáng ngƣỡng mộ, đơn
cử, mức độ tăng trƣởng trong giai đoạn này là đạt khoảng 6,1%, sự phát triển này đi
đôi với các chính sách tiền tệ cũng nhƣ việc điều tiết vớn FDI của chính phủ, tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn không thể phủ nhận thực trạng rằng chu kỳ luân
chuyển tiền mặt của các công ty đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, đang kéo
dài ra. trong giai đoạn 2013 – 2017, chu kỳ tiền mặt đã kéo dài ra thêm 6 ngày,
chính điều này đã cho thấy một sự yếu kém trong quản lý vốn luân chuyển của các

nhà quản lý doanh nghiệp. Mặc khác, phần lớn nguồn vốn luân chuyển, xuất phát từ
việc các doanh nghiệp đi vay mƣợn từ các tổ chức tín dụng, hay việc các doanh


2

nghiệp phát hành một cách “vô tội vạ” cổ phiếu và trái phiếu, chứ không phải thực
chất từ bản thân nội tại của các doanh nghiệp.
Hàng loạt các doanh nghiệp Việt Nam, đang niêm yết trên sàn chứng khoán,
đang có xu hƣớng phát hành các cổ phiếu có giá thấp để nhằm mục đích có thêm
nhiều nhà đầu tƣ, đặt tài sản của mình cho công ty, các cổ phiếu đƣợc chào bán với
giá rất thấp, và gần nhƣ là “cho không biếu không”. Nếu nhìn theo cái nhìn dài hạn
thì việc các doanh nghiệp Việt phát hành nhiều cổ phiếu với giá thấp, hay nói cách
khác là hiện tƣợng “pha loãng cổ phiếu”, một cách “hết sức lạm dụng” và “vô tội vạ”
sẽ làm ảnh hƣởng rất lớn đến lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu thu đƣợc ở các năm tiếp
theo.
Nhƣ vậy việc quản lý hiệu quả vốn luân chuyển sẽ có những tác động nhƣ
thế nào đến các công ty Việt Nam? Có sự khác biệt gì giữa một doanh nghiệp quản
lý thật hiêu quả vốn luân chuyển với một doanh nghiệp chƣa làm tốt công tác này?
Sự thật là các doanh nghiệp quản lý tốt vòng quay vốn luân chuyển, sẽ rút ngắn thời
gian quay vòng của đồng vốn xuống còn khoảng 12 ngày, thấp hơn rất nhiều so với
các doanh nghiệp chƣa thật sự làm tốt công tác này, giảm số ngày luân chuyển
xuống thấp hơn gấp 20 lần. Một doanh nghiệp có khả năng chủ động trong việc
quản lý hiểu quả vốn luân chuyển sẽ thật sự giúp cho doanh nghiệp mình ít phụ
thuộc vào các đồng vốn vay mƣợn từ các tổ chức tín dụng cũng nhƣ vay mƣợn từ
công chúng thông qua các hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Nhƣ vậy các
doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn ở khâu nào để có thể làm tốt công tác
quản lý vốn luân chuyển. Cốt lõi chính nằm ở việc quản lý các khoản phải thu của
khách cũng nhƣ việc quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp, chỉ khi doanh nghiệp
có thể chủ động lên kế hoạch quản lý những thông số liên quan đến khoản phải thu,

cũng nhƣ các thông số về hàng tồn kho, doanh nghiệp mới có thể từng bƣớc cải
thiện số ngày trong chu kỳ quay của vốn luân chuyển.



Nguồn: />

3

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra rằng, có một sự tác động của việc
quản lý vốn luân chuyển, lên khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp Việt Nam,
thông qua việc sử dụng mô hình hồi quy nhiều biến, cho các doanh nghiệp phi tài
chính đƣợc niêm yết trên hai sàn chứng khoán lớn nhất Việt Nam, là HOSE và
HNX. Dựa trên kết quả có đƣợc từ mô hình hồi quy, tác giả sẽ đƣa ra những khuyến
nghị cho hƣớng phát triển sắp tới của doanh nghiệp, cũng nhƣ việc mở rộng đề tài
nghiên cứu này.
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu

Kết quả bài nghiên cứu nhằm giải quyết những câu hỏi sau,
Thứ nhất, liệu rằng có một sự tác động nào trong việc quản lý vốn luân
chuyển lên khả năng sinh lợi của doanh nghiệp? Nếu có tồn tại, thì tác động đó sẽ là
đồng biến, hay nghịch biến?
Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam có thể có những cách thức nhƣ thế nào
để giúp gia tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp mình?

1.4.

Phạm vi nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng các công ty phi tài chính đƣợc niêm yết trên hai sàn
chứng khoán lớn nhất Việt Nam, là Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh (Ho Chi Minh Stock Exchange – HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà
Nội (Hanoi Stock Exchange), với giai đoạn nghiên cứu 2015-2018, và tổng số công
ty đƣợc lựa chọn là 30 công ty, kèm danh sách các công ty cụ thể tại phụ lục 2. Các
nhóm ngành đƣợc đƣa vào mô hình là nhóm ngành kỹ thuật xây dựng, chăm sóc sức
khỏe và hàng tiêu dùng. Các công ty có hoạt động kinh doanh thuộc nhóm ngành
này đƣợc đánh giá là có một sự yếu kém trong công tác quản lý vòng quay của vốn
luân chuyển. Chúng ta cũng không quên nhắc đến các nhóm ngành có những bƣớc
chuyển mình mạnh mẽ, đi tiên phong trong việc làm tốt công tác quản lý vốn luân


4

chuyển, đó là các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành năng lƣợng – tiện ích khác, dầu
mỏ – khí đốt, và nhóm ngành thƣơng mai, với mức ghi nhận khoảng tăng khoảng 15%
một năm, bên cạnh đó, các nhóm ngành công nghệ – truyền thông, hàng tiêu dùng,
và nhóm ngành kim loại – khai khoáng, lại đƣợc ghi nhận với mức sụt giảm khoảng
10% một năm.
Vậy thì với việc tồn động của tiền mặt, thông qua việc quản lý yếu kém vốn
luân chuyển có thể đƣợc giải phóng ra nhƣ thế nào nếu các doanh nghiệp Việt Nam
thay đổi bộ máy quản lý nguồn vốn. Đồng thời đứng trƣớc thách thức nguồn vốn
nƣớc ngoài đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều, thông qua việc đầu tƣ của các doanh
nghiệp nƣớc ngoài, với tiềm lực kinh tế hùng hậu. Các doanh nghiệp Việt Nam cần
phải thay đổi nhƣ thế nào để có thể bắt kịp đà tăng trƣởng của kinh tế trong thời đại
phát triển mạnh mẽ nhƣ hiện nay. Tất cả sẽ xuất hiện trong bài nghiên cứu này.

1.5.

Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu áp dụng mô hình hồi quy sử dụng phƣơng pháp bình phƣơng
nhỏ nhất (Ordinary Least Square – OLS) để nêu lên sự tác động của quản lý vốn
luân chuyển, đƣợc đại diện bởi việc quản lý hiện quả chu kỳ luân chuyển tiền, kỳ
thu tiền, kỳ lƣu kho, và kỳ phải trả, lên khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Từ mô
hình hồi quy, các tác động đồng biến, hay nghịch biến sẽ đƣợc thể hiện thông qua
các hệ số.
1.6.

Kết cấu luận văn

Bài nghiên cứu đƣợc kết cấu bao gồm 5 chƣơng,
Chƣơng 1: Giới thiệu, nhƣ đang đƣợc trình bày tại đây.
Chƣơng 2: Khung lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc đây, nêu lên các lý
thuyết cơ bản về các thuật ngữ đƣợc sử dụng trong bài nghiên cứu, bên cạnh đó, nêu
lên các nghiên cứu liên quan trƣớc đây, đã từng đƣợc thực hiện ở trong, và ngoài
nƣớc Việt Nam


5

Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu, nêu lên các giả thuyết của mô hình, và
mô tả các biến sẽ xuất hiện trong mô hình hồi quy, đồng thời nêu cụ thể nguồn dữ
liệu đƣợc sử dụng để thực hiện mô hình nghiên cứu.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu, nêu lên các kết quả đƣợc thể hiện trong mô
hình về sự tác động của việc quản lý vốn luân chuyển, đại diện bởi chu kỳ luân
chuyển tiền, kỳ thu tiền, kỳ lƣu kho, và kỳ phải trả, lên khả năng sinh lợi của doanh

nghiệp.
Chƣơng 5: Kết luận và khuyến nghị, dựa trên kết quả thu đƣợc tác giả đƣa ra
những khuyến nghị, cũng nhƣ hƣớng mở rộng bài nghiên cứu này, thông qua việc
nghiên cứu sự tác động của một số yếu tố khác đến khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp, từ đó, có thể giúp doanh nghiệp cải thiện khả năng sinh lợi của mình, bằng
việc cải thiện các yếu tố có tác động đến việc tạo ra lợi nhận của công ty mình.


6

Chương 2.
2.1.

Khung lý thuyết và các nghiên cứu trước đây
Khung lý thuyết

2.1.1. Vốn luân chuyển
Có rất nhiều khái niệm đƣợc các nhà kinh tế học đƣa ra để định nghĩa về vấn
đề kinh tế vốn luân chuyển, chúng ta hãy cùng điểm ra một số định nghĩa đã đƣợc
đề xuất. Guthmann (1953) đã đề xuất “Vốn luân chuyển là sự chênh lệch giữa tổng
tài sản và tổng nguồn vốn”, còn Hoglend và Adams (1962) lại định nghĩa nhƣ sau
“Vốn luân chuyển không cố định , nhƣng cơ bản có thể định nghĩa vốn này nhƣ là
sự chênh lệch giữa giá trị sổ sách của tổng tài sản và tổng nguồn vốn. Bên cạnh đó,
Weston và Brigham (1975) cũng đề xuất rằng “Vốn luân chuyển là việc công ty đầu
tƣ vào tài sản ngắn hạn, nhƣ tiền và các chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu
và hàng tồn kho”, trong khi đó, Kuchhal (1982) lại định nghĩa vốn luân chuyển theo
một hƣớng khác, nhƣ sau “Tổng vốn luân chuyển có thể đƣợc dùng để nói đến tổng
tài sản, còn vốn luân chuyển thực thì lại đƣợc dùng để nói đến thặng dƣ giữa tổng
tài sản và tổng nguồn vốn”.
Nhƣ vậy dù nói theo cách nào thì vẫn không thể phủ nhận đƣợc giá trị thực

của vốn luân chuyển, là tổng hòa giá trị của tất cả các tài sản lƣu động trong một
doanh nghiệp. Một chu kỳ chuyển động, hay nói cách khác là vòng quay vốn luân
chuyển sẽ đƣợc khởi đầu từ tiền mặt hoặc các khoản tƣơng đƣơng tiền mặt nhƣ tiền
gửi tại các ngân hàng, chuyển hóa thành hàng tồn kho và các khoản phải thu, và
cuối chu kỳ sẽ chuyển hóa về dạng ban đầu đó chính là tiền mặt. Nhƣ vậy, một
doanh nghiệp, nếu muốn quản lý hiệu quả vốn luân chuyển, thì nên băt đầu từ việc
quản lý, hay nói các khác rút ngắn thời gian chuyển đổi từ hàng tồn kho, và các
khoản phải thu của ngƣời bán trở về dạng tiền mặt hoặc các khoản tƣơng đƣợc tiền,
nhƣ vậy các doanh nghiệp mới có thể nhan lấy lại nguồn vốn để có thể tiếp tục thực
hiện việc kinh doanh, và tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Chính vì tính tất yếu đó,
mà một doanh nghiệp hoàn toàn có thể thực hiện tốt việc tối đa hóa lợi nhuận của
mình, thông qua việc bắt đầu cải thiện và rút ngắn vòng quay vốn luân chuyển. Nhƣ


7

vậy các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các yến tố xuất hiện trong vốn luân chuyển
là gì và các yếu tố đó vận động ra sao.
Tiền mặt của công ty bao gồm tiền mặt trong tay và các khoản tƣơng đƣơng
tiền. Nếu chúng ta nói một chu kỳ của vốn luân chuyển, khởi đi bằng tiền mặt và
chốt lại cũng bằng tiền mặt, nhƣ vậy chẳng khác nào các doanh nghiệp cứ nắm giữ
tiền mặt và không chuyển hóa tiền mặt thành các hoạt động kinh doanh sẽ giúp
doanh nghiệp giảm chu kỳ của một vòng quay vốn lƣu động. Hiểu nhƣ vậy là hoàn
toàn sai, bởi vì mục địch của các doanh nghiệp là tối đa hóa hết mức lợi nhuận của
mình, và nhƣ vậy doanh nghiệp buộc lòng phải chuyển hóa tiền mặt thành việc sản
xuất kinh doanh, và rút ngắn việc chuyển hóa quá trình sản xuất kinh doanh thành
tiền mặt, nhờ đó có thể rút ngắn vòng quay vốn luân chuyển. Nhƣ vậy thì việc
doanh nghiệp chỉ nắm giữ tiền mặt và không chuyển hóa thành hoạt động kinh
doanh, sẽ làm cho doanh nghiệp không thể thực hiện đƣợc mục tiêu tốt đa hóa lợi
nhuận và không thể tồn tại trong một nền kinh tế phát triển nhƣ hiện tại.

Để giúp doanh nghiệp có thể gia tăng lợi nhuận và tạo đƣợc các mối quan hệ
tốt với khách hàng, các doanh nghiệp buộc lòng phải sử dụng chính sách “bán chịu”,
điều này sẽ làm lƣợng tiền mặt trong danh mục các khoản phải thu của doanh
nghiệp tăng lên. Nhƣ vậy, một doanh nghiệp nếu muốn tối đa hóa lợi nhuận, thì
không chỉ phải sử dụng danh mục các khoản phải thu, mà còn phải biết cách quản lý
thật hiệu quả danh mục này, nhờ đó có thể làm rút ngắn vòng quay của vốn luân
chuyển. Tuy nhiên việc quản lý danh mục vốn luân chuyển có thể tạo nhiều rủi ro
cho doanh nghiệp, lấy đơn cử, các khoản phải thu này có thể chuyển hóa thành các
khoản nợ phải thu khó đòi, gây ảnh hƣởng không nhỏ đến việc xoay vòng đồng vốn
của các doanh nhiệp hiện nay.
Hàng tồn kho sẽ bao gồm các nguyên vật liệu, các công cụ dụng cụ, sản
phẩm dở dang, và các thành phẩm lƣu kho. Hàng tồn kho đƣợc xem nhƣ là yếu tố
không thể thiếu của doanh nghiệp nếu muốn phát triển kinh doanh, quảng bá và đƣa
sản phẩm đến với ngƣời tiêu dùng. Nếu nói nhƣ vậy, doanh nghiệp chỉ cần sản xuất
ra thật nhiều sản phẩm, thành phẩm, rồi lƣu trữ, là có thể chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng,


8

chiếm lĩnh đƣợc ngƣời tiêu dùng. Hiểu nhƣ vậy thì hoàn toàn sai, vì nếu thành
phẩm không có khả năng chuyển hóa lại thành tiền mặt, nói cách khác doanh nghiệp
không thể tìm đƣợc đầu ra cho các sản phẩm mình sản xuất, thì sẽ ảnh hƣởng rất lớn
đến lợi nhuận, chi phí, và vòng quay vốn luân chuyển của doanh nghiệp. Nhƣ vậy,
việc tạo ra sản phẩm lƣu kho cực kỳ quan trọng, nhƣng việc quản lý đầu ra cho sản
phẩm lại càng quan trọng hơn, nếu các giám đốc doanh nghiệp không am hiểu thị
trƣờng, cũng nhƣ nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, thì hàng hóa tồn kho sẽ trở thành
con dao hai lƣỡi, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng, với tác động trực tiếp lên lợi nhuận
doanh nghiệp, và vòng quay vốn luân chuyển trong doanh nghiệp.
2.1.2. Khả năng sinh lợi
Khi nói đế thuật ngữ khả năng sinh lợi, có một bộ phân không nhỏ đã lầm

tƣởng thuật ngữ này, với thuật ngữ lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhìn chung mà nói,
không có một sự khác biệt quá lớn giữa hai khái niệm này, tuy nhiên chúng ta có
thể hiểu rằng, thuật ngữ lợi nhuận doanh nghiệp là một thuật ngữ mang tính tuyệt
đối, trong khi thuật ngữ về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, lại là một thuật ngữ
tƣơng đối. Lord Keynes đã từng phát biểu rằng “Lợi nhuận là một nhân tố để thúc
đẩy quá trình kinh doanh của doanh nghiệp”. Bên cạnh đó, Weston và Brigham
cũng đã từng phát biểu nhƣ sau “Cho việc quản lý tài chính, lợi nhuận là một bài
kiểm tra cho sự hiệu quả và thƣớc đo cho việc quản lý, trong khi đối với chủ hƣởng
lợi, nó lại là thƣớc đó cho giá trị của việc đầu tƣ , còn đối với ngƣời cho vay, nó là
biên cho sự an toàn, đối với chính phủ, nó là thƣớc đo cho khả năng chịu thuế và là
cơ sở cho việc lập pháp, cuối cùng, đối với một quốc gia, lợi nhuận là một chỉ số
đƣợc dùng trong tiến trình của nền kinh tế, thu nhập quốc dân, và sự nâng cao chất
lƣợng cuộc sống”. Hay nói theo một cách khác, lợi nhuận của doanh nghiệp đƣợc
tính toán bằng một con số cụ thể, và đƣợc xác định nhƣ là hiệu số giữa tổng doanh
thu và tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nó chỉ đơn giản là một phép tính, và không
chịu ảnh hƣởng của các yếu tố khác, ngoài hai yếu tố đƣợc nêu ra ở đây.


9

Trong khi đó, nếu nói về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, có rất nhiều ý
kiến khác nhau, đơn cử có thể kể đến, Harward và Upton (1961) khi phát biểu rằng
“Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là một khoản đầu tƣ để thu lợi nhuận từ việc
đầu tƣ đó”. Trong khi đó, Kulshrestha đã nói “Lợi nhuận của hai doanh nghiệp
riêng biệt, có thể đƣợc xác định một cách rạch ròi, và nếu, việc xác định lợi nhuận
diễn ra nhiều lần, thì nó sẽ làm cho khả năng sinh lợi thay đổi khi đƣợc đo lƣờng
trong quy mô đầu tƣ”
Nhƣ vậy khả năng sinh lợi, mặc dù có một mối liên hệ với lợi nhuận doanh
nghiệp, nhƣng thuật ngữ này vẫn bao hàm ý nghĩa riêng của nó. Khả năng sinh lợi,
là đại lƣợng có thể dƣợc định nghĩa dựa trên lợi nhuận của doanh nghiệp, đặt trong

mối liên hệ với quy mô của công ty. Khả năng sinh lợi là một thƣớc đo cho sự hiệu
quả kinh doanh, là nhân tố để xác định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Bàn sâu hơn về vấn đề khả năng sinh lợi, chúng ta có thể nhìn nhận yếu tố này nhƣ
là khả năng kinh doanh của doanh nghiệp, trong việc tạo ra lợi nhuận từ việc đầu tƣ
kinh doanh, so với các khoản đầu tƣ kinh doanh khác. Và chúng ta hoàn toàn có thể
phát biểu rằng, một doanh nghiệp có khả năng tạo ra lợi nhuận, nhƣng điều đó
không có nghĩa là nó có khả năng sinh lợi.
2.1.3. Sự tác động của việc quản lý hiệu quả vốn luân chuyển lên khả
năng sinh lợi
Eljelly (2004) đã từng phát biểu rằng “Việc quản lý hiệu quả vốn luân
chuyển, sẽ bao hàm cả việc lên kế hoạch, và quản lý tổng tài sản cũng nhƣ nguồn
vốn, theo cách loại bỏ rủi ro, từ việc không có khả năng, nhằm mục đích không chỉ
có thể đạt đƣợc mục tiêu trong ngắn hạn, mà còn loại bỏ đƣợc các khoản đầu tƣ quá
mức trên tài sản”. Bên cạnh đó, Smith (1980) cũng đã từng bàn luận về vấn đề này
nhƣ sau “Việc quản lý vốn luân chuyển quan trọng vì nó ảnh hƣởng đến khả năng
sinh lợi, và cả việc gây rủi ro cho công ty”.
Nhƣ vậy chúng ta có thể thấy đƣợc tác động của việc quản lý hiệu quả vốn
luân chuyển lên khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn phát


10

triển hiệu quả thì không thể nào bỏ qua vấn đề quản trị vốn luân chuyển trong công
ty. Lấy đơn cử, doanh nghiệp muốn gia tăng khả năng sinh lợi của mình, thì việc tối
thiểu trƣớc hết là phải làm sao để chu kỳ luân chuyển tiền của minh đƣợc rút ngắn,
hay nói cách khác, phải làm sao để các khoản phải thu trong doanh nghiệp đƣợc rút
ngắn, nhằm mục đích hạn chế các khoản nợ khó đòi, và có thể thu hồi đƣợc tiền một
cách nhanh nhất có thể. Tiền đó lại đƣợc sử dụng cho mục đích tái đầu tƣ, hay cho
các chu kỳ kinh doanh mới của doanh nghiệp.
Hay có thể nói đơn cử về hàng tồn kho, doanh nghiệp ngoài mặt gia tăng khả

năng sản xuất của mình, còn phải tìm đầu ra cho các sản phẩm mình sản xuất đƣợc,
nhằm mục đích hạn chế thêm một khoản chi phí cho việc lƣu kho, nhất là các doanh
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm và đồ uống, vì những mặt
hàng này, không thể lƣu kho quá lâu. Nếu các mặt hàng thực phẩm và đồ uống này
bị lƣu kho quá lâu, thì doanh nghiệp không những bị tốn chi phí lƣu kho, còn phải
tốn thêm chi phí sản xuất cho những mặt hàng này, khi nó đã hết hạn sử dụng. Và
nhƣ vậy, tiền đầu tƣ cho công tác sản xuất kinh doanh sẽ không thể lấy lại, và dĩ
nhiên doanh nghiệp sẽ không thể thu đƣợc lợi nhuận từ chính những hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp mình.
Một vài ví dụ nêu, chẳng phải là đang đề cập đến vấn đề, doanh nghiệp phải
quản lý một cách hiệu quả vốn luân chuyển của mình, nếu muốn làm gia tăng khả
năng sinh lợi của chính mình. Hiểu và nắm đƣợc tầm quan trọng trong việc quản trị
vốn luân chuyển, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích sự tác động của vốn luân chuyển
lên khả năng sinh lợi của doanh nghiệp trong bài nghiên cứu này.
2.2.

Các nghiên cứu trước đây

2.2.1. Nghiên cứu của Lazaridis và Tryfonidis (2006)
Khi nói đến các nghiên cứu liên quan đến vấn đề kinh tế “Quản lý vốn luân
chuyển và khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp nói chung, hay các doanh nghiệp
đƣợc niêm yết trên sàn chứng khoán nói riêng, chúng ta không quên kể đến nghiên
cứu của Lazaridis và Tryfonidis (2006) đã làm một bài nghiên cứu để tìm ra mối


11

quan hệ giữa khả năng sinh lợi và việc quản lý vốn luân chuyển của các công ty
đƣợc niêm yết trên sàn chứng khoán Athens.
Để thực hiện công trình nghiên cứu này, hai tác giả Lazaridis và Tryfonidis

đã lựa chọn các công ty đƣợc niêm yết trên sàn chứng khoán Athens, việc lựa chọn
thị trƣờng này là do, các công ty đƣợc niêm yết tại đây, họ công bố các báo cáo tài
chính của họ, với một độ tin cậy dành cho nhà đầu tƣ rất cao, sở dĩ nhƣ vậy vì các
công ty ở đây, khi thể hiện kết quả kinh doanh thực tế của họ sẽ càng làm cho cổ
phiếu họ phát hành có một mức hấp dẫn nhiều hơn đối với nhà đầu tƣ, khác với các
công ty không đƣợc niêm yết, họ không phát hành cổ phiếu ra công chúng, nên họ
không quan tâm nhiều đến sự hấp dẫn của cổ phiếu, dẫn điến các kết quả tài chính
của họ, nhiều khi không thể hiện đầy đủ tình hình kinh doanh của công ty. Tác giả
đã lựa chọn công ty dựa trên bảng phân loại các lĩnh vực kinh doanh của cộng đồng
châu Âu (Classification of Economic Activities in the European Community –
NACE). Mẫu dữ liệu nguyên gốc bao gồm 300 công ty, tuy nhiên, tác giả đã loại bỏ
các công ty kinh doanh trong ngành điện, nƣớc, ngân hàng và các định chế tài chính,
bảo hiểm, cho thuê, và các công ty cung cấp dịch vụ, làm cho mẫu dữ liệu chỉ gồm
131 công ty, trong giai đoạn 2001-2004, trong đó bao gồm các công ty không đủ dữ
liệu thu thập. Bảng các kết quả tài chính đƣợc hai ông lấy từ công ty International
Capital (International Capital SA), và bao gồm tổng cộng 524 quan sát.
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy nhiều biến, kết hợp với 8 biến
ngành (gồm từ D1 đến D8) thể hiện ngành kinh doanh của các doanh nghiệp đƣợc
bổ sung vào nghiên cứu, vì sau khi bỏ ra những ngành nhƣ đã nêu ở trên, NACE
còn lại bao gồm 9 ngành kinh doanh. Tác giả lần lƣợt thể hiện việc quản lý vốn luân
chuyển, thông qua chu kỳ luân chuyển tiền (CCC), kỳ thu tiền (A/R), kỳ lƣu kho
(INV), kỳ phải trả (A/P), lên tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp (GROSS PROFIT) của
doanh nghiệp thông qua 4 mô hình hồi quy, để thể hiện sự tác động của quản lý vốn
luân chuyển khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
Bài nghiên cứu đã thể hiện kết quả, có một sự tác động giữa Chu kỳ luân
chuyển tiền, đƣợc sử dụng để đo lƣờng cho sự hiệu quả trong công tác quản lý vốn


12


luân chuyển, và tác động này là một tác động nghịch biến lên khả năng sinh lợi của
các doanh nghiệp, đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp, áp dụng cho
mẫu dữ liệu đƣợc Lazaridis và Tryfonidis lựa chọn là các công ty đƣợc niêm yết
trên sàn chứng khoán Athens, loại bỏ các công ty kinh doanh trong ngành điện,
nƣớc, ngân hàng và các định chế tài chính, bảo hiểm, cho thuê, và các công ty cung
cấp dịch vụ. Ngoài ra sƣ tác động nghịch biến này cũng đƣợc tìm thấy trong hai
thành phần cấu tạo nên vòng quay vốn luân chuyển, là kỳ thu tiền và kỳ lƣu kho,
riêng đối với thành phần kỳ phải trả, thì sự tác động đồng biến lại đƣợc tìm ra.
2.2.2. Nghiên cứu của Zubairi (2010)
Zubairi (2010) đã thực hiện một bài nghiên cứu liên quan đến khả năng sinh
lợi của các doanh nghiệp, ông cho rằng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, hay nói
cách khác là lợi nhuận đƣợc xem nhƣ là mục tiêu cuối cùng mà bất kỳ một doanh
nghiệp, cho dù đó là doanh nghiệp hoạt động hoạt động trong lĩnh vực sản xuất –
kinh doanh, đầu tƣ, hay tài trợ đều muốn hƣớng đến. Tuy nhiên, các nhà quản trị
doanh nghiệp, hay các giám đốc tài chính đều không thể chỉ tập trung vào một yếu
tố để tạo sự tác động lên khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, vì bản thân nó phải
chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố, có thể là các yếu tố phát sinh trong nội tại
công ty, hay là các yếu tố từ bên ngoài tác động vào công ty. Chính vì vậy mà bài
nghiên cứu muốn hƣớng đến việc tìm ra đƣợc sự tác động của việc quản trị vốn luân
chuyển cũng nhƣ cấu trúc vốn, lên khả năng sinh lợi của công ty, và với dữ liệu
đƣợc lấy từ các công ty kinh doanh trong ngành công nghiệp xe hơi, tại Pakistan.
Tác giả đã sử dụng dữ liệu là 7 công ty đƣợc lấy ra trong tổng số 13 công ty
thuộc ngành công nghiệp xe hơi, các công ty này đều là những công ty đƣợc niêm
yết trên sàn chứng khoán Karachi, và trong khoảng thời gian tác giả nghiên cứu là
2000-2008. Sở dĩ tác giả lại lựa chọn ngành công nghiệp xe hơi, trong khoảng giai
đoạn 2000-2008, vì đây là giai đoạn phát triển cực mạnh của ngành công nghiệp
này tại Pakistan. Với xu hƣớng hội nhập phát triển quốc tế, ngày công nghiệp xe hơi


13


tại Pakistan, cùng với sự trợ giúp về thuế nhập khẩu từ chính phủ, đã phát triển thần
tốc. Bắt đầu từ năm tài khóa 2001, ngày công nghiệp xe hơi tại Pakistan tăng trƣởng
40% mỗi năm. Không chỉ có vậy, sự trợ giúp từ các khoản vay của các định chế
ngân hàng hay các công ty cho thuê, trong việc hỗ trợ chi phí cho thuê thấp, cũng là
những yếu tố giúp ngành công nghiệp xe hơi tại Pakistan phát triển mạnh trong thời
gian này. Tuy nhiên mẫu dữ liệu lại chỉ dừng lại trong năm 2008, vì trong giai đoạn
sau đó 2008-2009, ngành công nghiệp xe hơi tại Pakistan phải đối mặt với một sự
sụt giảm nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu đƣợc xác định là do, nhu cầu về xe
hơi trong dân chúng giảm sút, vì giá cả tăng cao, và chi phí cho thuê tài chính cũng
trở nên rất đắt đỏ, hơn nữa thời kỳ này cũng là thời điểm mà đồng tiền Pakistan bị
mất giá trầm trọng, kèm theo sự gia tăng trong lãi suất thị trƣờng và lạm phát khiến
cho ngành công nghiệp xe hơi tại Pakistan, bao gồm ngành sản xuất xe hơi, và bán
lẻ xe hơi, bị tuột đà tăng trƣởng một cách nhanh chóng.
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy để làm sáng tỏ sự tác động của việc
quản trị vốn luân chuyển cũng nhƣ cấu trúc vốn lên khả năng sinh lợi của công ty
trong ngành công nghiệp xe hơi tại Pakistan.
Bài nghiên cứu đã thể hiện kết quả rằng, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp,
đƣợc đại diện bởi thu nhập trƣớc lãi vay và thuế EBIT, chịu sự tác động đồng biến
của đòn bẩy tài chính và quy mô công ty, nhƣng lại chịu sự tác động nghịch biến
của đòn bẩy hoạt động, ba yếu tố trên đại diện cho cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc quản lý vốn luân chuyển, đƣợc đại diện bởi thanh khoản, đo lƣờng
bằng tỷ số thanh toán hiện hành, có sự tác động đồng biến lên khả năng sinh lợi của
doanh nghiệp.
2.2.3. Nghiên cứu của Panigrahi (2013)
Panigrahi (2013) đã đƣa ra một bài nghiên cứu cụ thể để thể hiện mối quan
hệ giữa việc quản lý hàng tồn kho hay kỳ tồn kho của doanh nghiệp với khả năng
sinh lợi của các công ty xi măng tại Ấn Độ. Panigrahi cho rằng hàng tồn kho là một
thành tố quan trọng cấu thành lên vốn luân chuyển. Nói theo một cách khác, sự



14

thành công, hay thất bại của một doanh nghiệp, phụ thuộc vào việc, liệu doanh
nghiệp đó có thành công hay không trong việc quản lý hiệu quả hàng tồn kho? Việc
quản lý tốt hàng tồn kho không chỉ giúp các doanh nghiệp nâng cao đƣợc khả năng
sinh lợi của mình, mà còn giải quyết đƣợc vấn đề thanh khoản trong hoạt động kinh
doanh. Bài toán hàng tồn kho, muốn giải quyết đƣợc thì phải giải quyết ổn thỏa,
mối quan hệ giữa việc sản xuất và kinh doanh. Bản chất thực của hàng tồn kho là
một loại tài sản nhàn rỗi, và tiềm ẩn trong đó, vấn đề về việc phát sinh chi phí. Hàng
tồn kho, không chỉ giúp doanh nghiệp ổn định nguồn hàng kinh doanh, mà nó còn
có khả năng làm phát sinh chi phí, hay nói cách khác là làm giảm lợi nhuận. Chính
vì vậy hàng tồn kho, trong mọi lúc, không đƣợc quá nhiều, cũng nhƣ quá ít, cái
quan trọng là phải đảm bảo đƣợc nguồn hàng kinh doanh của doanh nghiệp.
Panigrahi đã sử dụng mẫu dữ liệu dùng cho việc nghiên cứu của mình, gồm 5
công ty đứng đầu trong ngành công nghiệp xi măng (gồm có Ambuja Cements,
ACC Limited, India Cements, Madras Cements, và Shree Cements), trong khoản
thời gian 2001-2010, và đƣợc niêm yết trên sàn chứng khoán Bombay. Dữ liệu
đƣợc thu thập là dữ liệu thứ cấp đƣợc lấy từ báo cáo hằng năm của các công ty cũng
nhƣ tại trang mạng www.moneycontrol.com. Panigrahi đã nhận định rằng, ngành
công nghiệp xi măng là một cấu thành không thể thiếu trong các kết cấu hạ tầng, nó
cũng đƣợc xem là sản phẩm tiêu dùng cần thiết thứ hai, theo nhận đinh của Hội
đồng Doanh nghiệp Thế giới dành cho sự phát triển bền vững (World Business
Council for Sustainable Development, 2002). Trong khi đó Ấn Độ lại là một trong
những thị trƣờng lớn thứ hai thế giới về sản xuất xi măng, đứng sau Trung Quốc.
Và sản xuất xi măng là phân khúc chủ lực chiếm khoảng 1.3% GDP, và cung cấp
việc làm cho khoảng 0.14 triệu ngƣời lao động. Đặc điểm của ngành công nghiệp xi
măng tại Ấn Độ đƣợc cấu thành từ nhiều đơn vị sản xuất nhỏ lẻ, khoảng 300 đơn vị,
nhƣng phần lớn sản lƣợng xi măng sản xuất ra chiếm 94% thị phần lại đến từ một
số nhỏ các nhà máy lớn. Một trong những đặc điểm khác của ngành công nghiệp xi

măng tại quốc gia này, là vị trí của các mỏ đá vôi chỉ tập trung tại một số ít tiểu
bang của Ấn Độ, dẫn đến các nhà máy xi măng ở đây, cũng đƣợc xây dựng tập


×