Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Dạy học tác phẩm của nam cao trong nhà trường trung học cơ sở theo hướng tiếp cận văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG THỊ THANH HUYỀN

DẠY HỌC TÁC PHẨM CỦA NAM CAO
TRONG NHÀ TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
THEO HƢỚNG TIẾP CẬN VĂN HÓA

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN NGỮ VĂN
MÃ SỐ: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Dƣơng Tuyết Hạnh

HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa sư phạm – Trường ĐHGD
– ĐHQGHN đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ động viên chúng em trong khóa học
cũng như trong quá trình hoàn thiện luận văn;
Tôi xin trân trọng cảm ơn nhà giáo ưu tú Cao Xuân Hùng – Tỉnh ủy viên,
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Ban Giám đốc Sở GDĐT Nam Định đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tôi được theo học lớp Cao học;
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Dương Tuyết Hạnh, người
hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn này;
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới trường THCS Trần Bích San TP Nam Định, trường THCS Hải Minh A - Hải Hậu, tỉnh Nam Định và tất cả bạn bè,


đồng nghiệp, đặc biệt những người thân trong gia đình đã dành cho tôi sự giúp đỡ, chia
sẻ rất quý báu trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Nam Định, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Thanh Huyền

i


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Giáo viên

:

GV

Học sinh

:

HS

Hiện thực phê phán


:

HTPP

Năng lực

:

NL

Phẩm chất

:

PC

Phương pháp dạy học :

PPDH

Sách giáo khoa

:

SGK

Tiếp cận văn hóa

:


TCVH

Trung học cơ sở

:

THCS

Trường học mới

:

THM

ii


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 8
6. Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............. 9
1.1. Khái lƣợc về văn hóa................................................................................. 9
1.1.1. Khái niệm văn hóa ................................................................................... 9

1.1.2. Các thuộc tính và chức năng của văn hóa .............................................. 11
1.1.3. Một số thành tố cơ bản của văn hóa Việt Nam ...................................... 13
1.1.4. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học ................................................... 18
1.2. Tiếp cận văn hóa trong dạy học tác phẩm văn học.............................. 20
1.2.1. Khái niệm “Tiếp cận văn hóa” ............................................................... 20
1.2.2. Các phương diện biểu hiện của văn hóa trong tác phẩm văn học.......... 21
1.2.3. “Mã văn hóa” và các dạng thức tồn tại của mã văn hóa trong tác phẩm
văn học ............................................................................................................. 23
1.3. Khái quát về nhà văn Nam Cao và những biểu hiện văn hóa dân tộc
trong văn Nam Cao ........................................................................................ 25
1.3.1. Khái quát về nhà văn Nam Cao ............................................................. 25
1.3.2. Những biểu hiện văn hóa dân tộc trong tác phẩm Nam Cao ................. 27
1.4. Thực trạng dạy học tác phẩm của Nam Cao trong nhà trƣờng THCS . 39
1.4.1. Thực trạng dạy ....................................................................................... 39
1.4.2. Thực trạng học ....................................................................................... 41
1.4.3. Nguyên nhân của thực trạng .................................................................. 42
Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................... 44
CHƢƠNG 2: ĐỊNH HƢỚNG DẠY HỌC TÁC PHẨM CỦA NAM CAO
TRONG NHÀ TRƢỜNG THCS THEO HƢỚNG TIẾP CẬN VĂN HÓA ... 45
2.1. Những yêu cầu khi dạy học tác phẩm của Nam Cao theo hƣớng TCVH.. 45

iii


2.1.1. Yêu cầu chung khi dạy truyện ngắn ....................................................... 45
2.1.2. Đảm bảo nguyên tắc tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương trong nhà
trường ............................................................................................................... 46
2.1.3. Đặt học sinh là trung tâm, chủ thể của quá trình cảm thụ...................... 47
2.2. Định hƣớng dạy học tác phẩm của Nam Cao theo hƣớng TCVH ...... 47
2.2.1. Tập trung khai thác hoàn cảnh lịch sử ................................................... 47

2.2.2. Chú trọng vào hình tượng nhân vật........................................................ 50
2.2.3. Làm nổi bật các phương diện nghệ thuật tiêu biểu của Nam Cao ......... 53
2.2.4. Vận dụng tổng hợp các nguồn tư liệu, đổi mới PPDH, sử dụng triệt để
những phương tiện dạy học hiện đại ................................................................ 57
2.3. Đề xuất quy trình tổ chức dạy học tác phẩm của Nam Cao trong nhà
trƣờng THCS theo hƣớng TCVH ................................................................. 59
2.3.1. Dạy học tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường THCS theo hướng
TCVH với hình thức trong lớp ......................................................................... 59
2.3.2. Dạy học tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường THCS với hình thức
ngoài lớp học .................................................................................................... 80
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................... 88
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..................................................... 89
3.1. Mô tả thực nghiệm .................................................................................. 89
3.1.1. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm ............................................................. 89
3.1.2. Địa bàn, đối tượng, thời gian thực nghiệm ............................................ 89
3.1.4. Cách thức tiến hành thực nghiệm........................................................... 90
3.2. Thiết kế kế hoạch bài học (giáo án) thực nghiệm ................................ 91
3.2.1. Giáo án thực nghiệm với hình thức dạy học trong lớp .......................... 91
3.2.2. Giáo án thực nghiệm với hình thức ngoài không gian lớp học............ 104
3.3. Thuyết minh ý tƣởng kế hoạch bài học ............................................... 107
3.4. Tổ chức thực nghiệm............................................................................. 108
Tiểu kết chƣơng 3 ......................................................................................... 113
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 114
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .................... 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 117

iv


DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1. Kết quả khảo sát câu hỏi số 3 đối với GV ...................................... 40
Bảng 1.2. Kết quả khảo sát thực trạng học ..................................................... 41
Bảng 3.1. Đối tượng thực nghiệm và đối chứng ............................................. 89
Bảng 3.2. Kết quả thực nghiệm qua bài kiểm tra.......................................... 109
Bảng 3.3. Thống kê kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ................... 110

v


DANH MỤC BẢNG

Biểu đồ 3.1. Kết quả thực nghiệm và kết quả đối chứng ở trường THCS Trần
Bích San - TP. Nam Định ............................................................. 110
Biểu đồ 3.2. Kết quả thực nghiệm và kết quả đối chứng ở trường THCS Trần
Bích San - TP. Nam Định ............................................................. 111

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Chúng ta đang sống trong một xã hội mở cửa và hội nhập, rất cần thiết
phải đào tạo được một lớp công dân toàn cầu, họ không chỉ bắt kịp với những xu thế
hiện đại trên thế giới, thấm nhuần, có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mà
quan trọng hơn, còn làm cho văn hóa Việt Nam ngày càng lan tỏa. Trọng trách to
lớn này đang đặt trên vai ngành giáo dục. Chính vì vậy, đổi mới giáo dục trở thành
yêu cầu tất yếu đối với tất cả các cấp học, ngành học của hệ thống giáo dục. Năm
2013, Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã đặt vấn đề
Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, mục đích là để chuyển từ

chương trình giáo dục bồi dưỡng kiến thức sang chương trình giáo dục định hướng
phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Để đạt mục đích này, một trong
những giải pháp quan trọng đặt ra trong Nghị Quyết là người dạy phải đổi mới
phương pháp dạy học: “Đổi mới phương pháp đòi hỏi đổi mới mạnh mẽ việc thiết
kế bài học, phải cho thấy rõ các hoạt động của học sinh chiếm vị trí chủ yếu,
phương pháp thuyết trình của giáo viên nên giảm thiểu đến mức tối đa, thay vào
đó là tổ chức hoạt động cho học sinh bằng việc nêu vấn đề, hệ thống câu hỏi, đề
xuất các tình huống, dự án, các hoạt động ngoại khóa...”. Với sự định hướng đó,
dạy học tác phẩm văn chương phải chuyển từ giảng văn sang đọc – hiểu. Đây
không phải là sự thay đổi về tên gọi mà là sự thay đổi về bản chất của dạy học, từ
trọng tâm là thầy truyền thụ kiến thức sang trọng tâm là trò chủ động, sáng tạo
trong tiếp nhận tri thức.
1.2. “Tác phẩm văn học như là một chỉnh thể của nghệ thuật ngôn từ tái hiện
đời sống tinh thần của các dân tộc, như là một trong những sản phẩm kết tinh cao
nhất của văn hóa một tộc người, một đất nước”[7, tr 9]. Sẽ thật thiếu hụt nếu
muốn tìm hiểu tác phẩm văn chương mà không khai thác góc độ văn hóa của tác
phẩm đó, khác nào nghiên cứu một loài cây mà bỏ qua vùng đất, môi trường
sống… thích hợp nhất đã sinh ra và nuôi dưỡng nó. Hệ thống lý luận và phương
pháp dạy học môn Ngữ văn đã bổ sung hướng tiếp cận văn hóa (TCVH). Giá trị
văn hóa của tác phẩm sẽ được phát huy khi góc nhìn văn hóa được xác định và
thông qua việc định hướng cho HS tiếp nhận tác phẩm dưới góc độ văn hóa. Đây
1


thực sự là hướng đi cần thiết để việc tiếp nhận tác phẩm sẽ được trọn vẹn đầy đủ,
ý nghĩa hơn từ đó góp phần giúp môn Ngữ văn đạt mục tiêu vừa dạy chữ, vừa
dạy người – “văn học là nhân học”.
1.3. Nam Cao là một trong 9 tác gia tiêu biểu của nền văn học nước nhà được
lựa chọn dạy trong chương trình Ngữ văn phổ thông. Tác phẩm của Nam Cao dạy
trong nhà trường THCS hiện nay là tác phẩm Lão Hạc, in trong SGK Ngữ văn 8,

tập 1. Những trang văn Nam Cao mang đậm văn hóa của vùng Đồng bằng Bắc Bộ vốn là cái nôi văn hóa của dân tộc Việt. Mặc dù với những truyền thống văn hóa lâu
đời, mang đặc trưng của nền văn minh lúa nước, văn hóa Bắc Bộ vẫn là một bộ
phận góp phần làm phong phú nền văn hóa Việt Nam. Đó cũng là bối cảnh chính
cho nhiều tác phẩm của các nhà văn HTPP xuất sắc như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công
Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng…Vấn đề mà Nam Cao gửi gắm trong tác
phẩm của mình nhiều khi không dễ nhận ra nếu chỉ nhìn bằng thi pháp chủ nghĩa
hiện thực: con người - hoàn cảnh, với cái nhìn giai cấp. Quan hệ văn hóa thấm đẫm
trong từng dòng văn Nam Cao bên cạnh những quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội.
Trong khi đó, góc nhìn văn hóa khi dạy truyện ngắn của Nam Cao trong các nhà
trường hiện nay chưa được chú trọng. Việc dạy tác phẩm của Nam Cao trong nhà
trường THCS hiện nay chủ yếu vẫn theo các hướng tiếp cận văn bản, tiếp cận thi
pháp, tiếp cận lịch sử phái sinh… Chúng tôi coi TCVH như một giải pháp để việc
dạy học tác phẩm này hiệu quả hơn. Bổ sung hướng TCVH vào quá trình dạy học,
nghĩa là sẽ đưa học sinh trở về với môi trường văn hóa sinh ra tác phẩm, sử dụng
các giá trị văn hóa, các “mã” văn hóa bản địa của dân tộc Việt kết tinh trong tác
phẩm làm phương tiện để khám phá, lý giải hình tượng nhân vật và giá trị của tác
phẩm. Những truyền thống văn hóa Việt trong tác phẩm Lão Hạc sẽ tác động sâu
sắc tới tâm thức HS lớp 8, vốn là lứa tuổi đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ
sự hình thành nhân cách, lối sống…của các em.
Từ những lí do trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài Dạy học tác phẩm của
Nam Cao trong nhà trường trung học cơ sở theo hướng tiếp cận văn hóa với
hi vọng sẽ đóng góp thêm một vài ý kiến bổ sung cho cách dạy tác phẩm hiện
thực phê phán trong nhà trường nói chung và tác phẩm của Nam Cao nói riêng
một cách hiệu quả hơn.

2


2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại,

đương thời và đặc biệt sau cách mạng, có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác gia
này. Các hướng nghiên cứu chủ yếu là: thi pháp truyện ngắn Nam Cao, chủ nghĩa
hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo Nam Cao, phong cách nghệ thuật Nam Cao, tìm
hiểu nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nam Cao, tiếp cận Nam Cao từ góc độ mỹ
học tiếp nhận…
Cuốn sách Nam Cao – Người kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực,
ĐHQGHN, Phong Lê (2003) vừa xác định được vị trí của Nam Cao trong dòng văn
học HTPP, vừa khẳng định tài năng nghệ thuật của nhà văn.
Đến cuốn sách Nam Cao - sự nghiệp và chân dung, NXB Thông tin và Truyền
thông, ra mắt bạn đọc vào đúng 100 năm năm sinh nhà văn Nam Cao (1915 – 2015)
Phong Lê tập hợp các công trình nghiên cứu trong suốt hơn nửa thế kỷ của mình và
đồng nghiệp về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn HTPP xuất sắc này. Với 342
trang sách, các bài viết tập trung đi sâu vào việc tìm tòi để làm nổi bật cái riêng, cái
đẹp của văn Nam Cao. Mỗi bài viết là một bức vẽ riêng nhưng tất cả tạo nên bức
tranh toàn diện về cuộc đời và sự nghiệp của một nhà văn lớn.
Gần đây nhất, năm 2017, tác giả Lê Hải Anh trong cuốn sách Ngôn ngữ nghệ
thuật Nam Cao, NXB Văn học, tiếp tục khẳng định vị trí của Nam Cao trong tiến
trình lịch sử văn học Việt Nam hiện đại và những đóng góp của ông đối với sự phát
triển ngôn ngữ văn học dân tộc với công cuộc hiện đại hóa văn học nước nhà.
Về góc độ lý luận hướng tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa, năm 2010,
trong cuốn sách Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa, Lê Nguyên Cẩn nghiên
cứu một hệ thống lý luận về văn hóa và tác giả đã trình bày sự vận hành lý luận văn
hóa trong kiệt tác Truyện Kiều. Tác giả khẳng định: “Tác phẩm văn học là một
trong những kết tinh cao nhất của văn hóa một dân tộc”, “mỗi tác phẩm văn học đều
mang trong nó tính văn hóa đặc trưng của dân tộc, của đất nước mà nơi đó tác phẩm
được sinh ra” [6, tr. 9]. Từ đó tác giả xác định hệ thống các biểu tượng văn hóa,
hành động ứng xử thẩm mỹ của nhân vật…
Năm 2014, trong cuốn sách Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa Lê Nguyên
Cẩn tiếp tục cho người đọc thấy những minh chứng cụ thể, toàn diện của văn học từ


3


góc nhìn văn hóa. Với dung lượng 878 trang, gồm năm chương chính và phần phụ
lục, đây là một công trình nghiên cứu khoa học về tiếp cận văn học từ góc nhìn văn
hóa, đầy đủ lý luận và những minh chứng phong phú từ kho tàng văn học Việt
Nam và nhân loại. Tác giả đã xác định tính văn hóa, các mã văn hóa, các cách tiếp
nhận phân tích tác phẩm văn học, các phương diện biểu hiện của văn hóa trong tác
phẩm văn học; mã văn hóa trong các quan hệ của tác phẩm văn học; các dạng thức
tồn tại của mã văn hóa; tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa trong bối cảnh hiện
nay cũng được đề cập trong cuốn sách. Chúng tôi coi cuốn sách là kim chỉ nam
dẫn đường trong việc xác định các truyền thống văn hóa, các “mã văn hóa” tồn tại
trong các tác phẩm của Nam Cao; từ đó có những định hướng dạy học các tác
phẩm của Nam Cao từ cách TCVH.
Nhìn lại lịch sử nghiên cứu văn học theo hướng tiếp cận văn hóa ở nước ta,
vào những năm đầu của thế kỷ XX, một số thành tựu đã đạt được khi giới nghiên
cứu đã có ý thức xem xét mối quan hệ giữa văn hóa – văn học. Quan niệm tác phẩm
văn học như một cấu trúc văn hóa và đặt văn học trong mối tương quan so sánh với
văn hóa, các tác giả Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Nguyễn Văn
Huyên, Nguyễn Tài Cẩn, Trần Đình Hượu, Phan Ngọc, Hoàng Ngọc Hiến, Trần
Đình Sử, Phạm Vĩnh Cư, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Văn Dân, Trần Ngọc Vương, Đỗ
Lai Thúy, Trần Nho Thìn…đã từng bước xác lập hướng nghiên cứu văn học từ góc
nhìn văn hóa. Có thể điểm một số công trình tiêu biểu như sau: Đỗ Lai Thúy phát
hiện hoài niệm phồn thực ẩn sau những hình tượng văn học tưởng như đã quen
thuộc khi nghiên cứu những tác phẩm của Hồ Xuân Hương. Đó cũng là sự mở
đường cho việc khám phá văn học Việt Nam với những giá trị vừa mới mẻ, vừa
đậm màu sắc dân tộc. Các tác giả Phan Ngọc, Trần Nho Thìn khi nghiên cứu
Nguyễn Du đã quan tâm triệt để sự ảnh hưởng của văn hóa thời đại đến phong cách,
quan niệm của Nguyễn Du về con người…
Gần đây, sự thành công của các luận án tiến sĩ của Hoàng Thị Huế với Thơ

Mới từ góc độ văn hóa – văn học (2006), Ngô Minh Hiền với Văn xuôi Nguyễn
Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường từ góc nhìn văn hóa (2012), Đỗ Thị Ngọc Chi
Văn chương Vũ Bằng dưới góc nhìn văn hóa (2013), luận văn thạc sĩ Văn xuôi
Thạch Lam dưới góc nhìn văn hóa của Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (2016)…đang cho

4


thấy hướng nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa là một hướng tiếp cận hiện đại,
phù hợp với xu thế phát triển chung của môn Ngữ văn.
Về dạy học tác phẩm văn chương theo hướng TCVH, tức là từ lý luận góc
nhìn văn hóa trong tác phẩm văn chương đã được chuyển hóa thành những phương
pháp, biện pháp dạy học cụ thể mang tính tích cực theo hướng văn hóa, người GV
tổ chức các hoạt động làm cho giờ học sôi nổi, ý nghĩa, học sinh thông qua các
truyền thống văn hóa trong tác phẩm tiếp nhận các tầng ý nghĩa của tác phẩm một
cách chủ động, sáng tạo. Chúng ta có thể tìm thấy trong luận văn thạc sĩ của
Nguyễn Thị Mai Anh với đề tài Định hướng dạy học thơ Haikư ở lớp 10 THPT dưới
góc nhìn văn hóa, 2007. Tác giả luận văn không chỉ làm nổi bật được mối nhân
duyên đẹp đẽ giữa thơ Haikư với văn hóa Thiền tông mà còn cho thấy thơ Haikư
gắn liền với các loại hình nghệ thuật khác của Nhật Bản đặc biệt là hội họa thủy
mặc. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất những biện pháp dạy học theo hướng TCVH
tối ưu dành cho thể thơ Haikư.
Trong luận văn thạc sĩ Dạy học truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân cho học sinh
trung học phổ thông từ cái nhìn văn hóa (2008), ĐHSPHN, tác giả Nguyễn Thị Thu
Thảo đã xác định truyện ngắn Vợ nhặt trong mối tương quan với văn hóa, truyền thống
văn hóa dân tộc được thể hiện trong truyện ngắn Vợ nhặt đó là tình người thấm đẫm
những trang văn Kim Lân, thực trạng dạy học truyện ngắn Vợ nhặt trong nhà trường và
từ đó đề xuất các phương pháp, biện pháp dạy học truyện ngắn này từ cái nhìn văn hóa
chủ yếu là: đọc sáng tạo từ góc độ văn hóa, sử dụng các câu hỏi nêu vấn đề mang tính
văn hóa, phân tích những nét văn hóa được tác giả sử dụng trong tác phẩm, phối hợp

các phương pháp gợi tìm, trao đổi, thảo luận, hỏi – đáp…
Với luận văn thạc sĩ Tiếp cận hệ thống theo hướng văn hóa trong dạy học tác
phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, Ngữ văn 11, tập 1
(2010), tác giả Lại Thị Thương ngoài đề xuất các biện pháp đọc sáng tạo từ góc độ
văn hóa, sử dụng những câu hỏi nêu vấn đề, phân tích những nét văn hóa còn bổ
sung biện pháp phối hợp các hình thức chú giải, trao đổi, thảo luận, vấn đáp.
Chúng tôi nhận thấy tất cả các công trình trên đều đã đưa ra được những biện
pháp tiếp cận tác phẩm văn học theo hướng TCVH, tuy nhiên các biện pháp đó chủ
yếu vẫn diễn ra theo hình thức dạy học trong lớp khiến giờ dạy học tác phẩm văn
chương theo hướng TCVH vẫn hết sức truyền thống, dễ gây nhàm chán.

5


Điểm sáng về việc đề xuất các biện pháp dạy học tác phẩm văn chương theo
hướng TCVH và cách thức tổ chức hoạt động dạy học để từ các tín hiệu nghệ thuật
cụ thể của tác phẩm, các truyền thống văn hóa thấm sâu vào tâm hồn HS một cách
tự nhiên, nhuần nhị chứ không phải sự quy chiếu áp đặt hay phép cộng đơn thuần, ta
có thể tìm thấy trong Dạy học thơ văn Nguyễn Đình Chiểu dưới góc nhìn văn hóa
Nam Bộ (2016), Luận án Tiến sĩ Viện khoa học Giáo dục Việt Nam. Luận án được
đánh giá rất cao trong việc đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá, phù hợp với xu
hướng phát huy NL, PC HS hiện nay. Trên cơ sở hệ thống lý luận và thực trạng
khảo sát việc dạy học các tác phẩm văn thơ Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Phước
Hoàng đã đề xuất được định hướng dạy học thơ văn Nguyễn Đình Chiểu dưới góc
nhìn văn hóa Nam Bộ; luận án cũng đã đề xuất quy trình tổ chức dạy học thơ văn
Nguyễn Đình Chiểu dưới góc nhìn văn hóa Nam Bộ với các hoạt động trên lớp và
ngoài không gian lớp học. Đóng góp mới của luận án khi tác giả đề xuất tổ chức các
hoạt động ngoại khóa (Dạy học thơ văn NĐC dưới góc nhìn văn hóa Nam Bộ theo
dự án; tổ chức sinh hoạt chuyên đề thơ văn NĐC; tổ chức tham quan thực tế; tổ
chức HS xem phim, biểu diễn nghệ thuật…).Chương thực nghiệm sư phạm dường

như đã hiện thực hóa những đề xuất của tác giả về định hướng dạy học và quy trình
tổ chức dạy học. Chúng tôi coi luận án là tài liệu quan trọng để tham khảo định
hướng nghiên cứu trong quá trình hoàn thành luận văn.
Với việc điểm qua những công trình khoa học trên, chúng tôi nhận thấy:
hướng TCVH trong dạy học tác phẩm văn chương hiện nay rất hữu hiệu. Đúng như
Bùi Thị Thu Hà trong bài viết Vận dụng tiếp cận văn hóa trong dạy học tác phẩm
văn chương ở nhà trường phổ thông đã khẳng định: “Bỏ qua nội dung văn hóa trong
tiếp nhận tác phẩm văn chương là một sự tiếp nhận chưa đủ. Vận dụng tiếp cận văn
hóa trong dạy học tác phẩm văn chương làm bộc lộ phương diện văn hóa của tác
phẩm, giúp cho học sinh hiểu được về văn hóa dân tộc và thời đại và cảm nhận sâu
sắc trong tâm thức về vẻ đẹp văn hóa mà tác phẩm gợi lên.”; “Tiếp cận văn hóa
không thể đảm đương tất cả trong việc khám phá lí giải tác phẩm văn chương mà
cần có sự kết hợp với các cách tiếp cận đã có để tạo ra tính thuyết phục trong tiếp
nhận”[19, tr 25]. Ý kiến của tác giả vừa khẳng định TCVH trong dạy học tác phẩm
văn chương là cần thiết, vừa khẳng định không có PPDH nào là tối ưu khi nó đứng
một mình, cần có sự kết hợp linh hoạt các PPDH cả truyền thống và hiện đại.

6


Như vậy, lý luận về góc nhìn văn hóa trong tác phẩm văn chương và phương
pháp, biện pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng TCVH có những điểm
chung, đó chính là sự giao thoa giữa lý luận và phương pháp. Nhưng dấu ấn văn hóa
trong mỗi tác phẩm, dụng ý văn hóa của nhà văn lưu dấu trong mỗi đứa con tinh
thần của mình là hoàn toàn khác nhau, tùy điều kiện và hoàn cảnh dạy học cụ thể,
người giáo viên vận dụng phương pháp, biện pháp khai thác hướng TCVH phù hợp.
Các tác giả, tác phẩm đã được chọn để nghiên cứu lý luận và phương pháp dạy học
theo hướng TCVH như: Kim Lân – Làng, Nguyễn Đình Chiểu – Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ ngọc Tường, Vũ Bằng, Nguyễn
Khoa Điềm – Đất nước…

Riêng vấn đề Dạy học tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường trung học
cơ sở theo hướng tiếp cận văn hóa thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập
đến. Theo ý nghĩa của cách tiếp cận văn hóa mà các nhà nghiên cứu đã đặt ra, chúng
tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn xây dựng định hướng dạy học tác phẩm của Nam Cao và đề xuất
quy trình tổ chức dạy học tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường THCS theo
hướng TCVH, phù hợp nhất với thực tiễn đổi mới PPDH và phát huy tốt nhất NL,
PC của HS.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài;
Đề xuất định hướng dạy học tác phẩm của Nam Cao theo hướng TCVH; tổ
chức chuỗi hoạt động phù hợp.
Bước đầu thực nghiệm các đề xuất đã nêu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc dạy học tác phẩm của Nam Cao
theo hướng TCVH.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tác phẩm của Nam Cao được dạy trong
nhà trường THCS, hiện nay là truyện ngắn Lão Hạc.

7


Những tác phẩm khác trong Tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học, 2015 được
dùng để trích dẫn minh họa tô đậm thêm các luận điểm về truyền thống văn hóa
trong văn Nam Cao.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Ba lĩnh vực Nghiên cứu phê bình –
văn học, Lý luận dạy học – Văn hóa học được dùng để soi chiếu sự tương tác giữa

truyền thống văn hóa Việt Nam với truyền thống văn hóa trong văn Nam Cao.
5.2. Phương pháp thống kê, điều tra, phỏng vấn: Phương pháp này giúp chúng
tôi có được những số liệu tin cậy trong việc đánh giá thực trạng dạy học tác phẩm
của Nam Cao trong nhà trường THCS.
5.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: tính khả thi và hiệu quả của định
hướng dạy học mà luận văn đề xuất sẽ được kiểm nghiệm qua phương pháp thực
nghiệm sư phạm.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Dạy học tác phẩm của Nam Cao theo hướng tiếp cận văn hóa
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

8


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khái lƣợc về văn hóa
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Từ văn hóa theo nghĩa thuật ngữ bắt nguồn từ Châu Âu: “culture” (Pháp,
Anh), “Kultur” (Đức), gốc của các từ này lại bắt nguồn từ chữ La tinh “Cultus”, có
nghĩa nguyên là trồng trọt và nông nghiệp. Từ này cũng được hiểu theo hai nghĩa:
nghĩa gốc mang tính vật chất cụ thể là trồng trọt cây cối, nghĩa bóng mang tính trừu
tượng, về mặt tinh thần đó là sự tự giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn con người. Như
vậy, “văn hóa” gắn liền với vệc giáo dục, đào tạo một con người hay một tập thể
người để cho họ có được phẩm chất tốt đẹp, cần thiết cho cộng đồng.
Văn hóa không phải là một cái gì vốn có tự thân mà là quá trình tiếp nhận giáo
dục và lao động sáng tạo của con người. “Văn hóa là của con người, do con người
và cho con người nên văn hóa gắn với cách nghĩ, cách nói, cách làm của con người

mang tính xã hội mà bản chất của con người này là con người sáng tạo, đối lập với
con người tự nhiên chỉ biết thừa hưởng một cách sinh vật mọi thứ từ tự nhiên. Chỉ
khi con người tự nhiên chuyển sang con người xã hội thì lúc đó mới xuất hiện văn
hóa.” [7, tr. 13]. Nói như Khổng Tử - nhà hiền triết Trung Hoa cổ đại thì văn hóa là
cái hậu thiên chứ không phải cái tiên thiên.
Theo các tài liệu nghiên cứu về văn hóa, trên thế giới hiện nay có đến gần 500
định nghĩa về văn hóa. Con đường ngắn nhất để hiểu văn hóa là điểm qua những khái
niệm văn hóa với những biểu hiện đa dạng trong sắc màu của chính bản thân nó.
Ở phương Đông, Khổng Tử trong sách Chu Dịch và Lưu Hán đời Tây
Hướng đều từng quan niệm văn hóa là biến cải, biến đổi, bồi đắp theo chiều
hướng của cái đẹp.
Ở phương Tây, định nghĩa đầu tiên của nhà nhân loại học người Anh: “Văn
hóa hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín
ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và những khả năng tập quán khác
mà con người có được với tư cách thành viên của xã hội” [16, tr 44].

9


Cách hiểu về văn hóa của phương Đông hay phương Tây tuy có sự khác nhau,
nhưng đều phản ánh tính giá trị, thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con
người, làm cho con người và xã hội ngày càng tiến bộ hơn, ngày càng rời xa trạng
thái nguyên sơ, khẳng định tính người.
UNESCO từ khi thành lập đến nay đã đưa ra một số định nghĩa về văn hóa.
Theo tổ chức này, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, văn
hóa giúp cho con người tự hoàn thiện, quyết định tính cách riêng của một xã hội
làm cho dân tộc này khác dân tộc khác.
Bàn về văn hóa người ta còn cho rằng, đó là sự hiểu biết phát triển nội tại bên
trong của một con người, một dân tộc, tạo ra mối quan hệ, biểu hiện trình độ
“người” trong các quan hệ.

Ở Việt Nam, định nghĩa về văn hóa cũng vô cùng phong phú. Tháng 8 năm
1943, Hồ Chí Minh định nghĩa về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục
đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt
hàng ngày để mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và
phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt
cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm đáp ứng những nhu
cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Quan niệm của Hồ Chí Minh đã chỉ ra
được nguồn gốc động lực và cấu trúc của văn hóa. Quan điểm này có tính kế thừa,
phát triển các khái niệm văn hóa trước đó.
Rõ ràng khái niệm văn hóa đã được nghiên cứu tiếp nhận theo nhiều góc nhìn,
nhiều cách hiểu khác nhau. Có thể nhận ra nội hàm khái niệm văn hóa bao gồm
những nội dung sau: Văn hóa là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra, phục vụ con người trong quá trình ứng xử với môi trường tự nhiên và
xã hội, nhờ con người mà lưu trữ, truyền tải từ thế hệ này sang thế hệ khác; nó phải
mang thuộc tính giá trị và đọng lại thành cách ứng xử; văn hóa là hoạt động mang
tính biểu tượng, biểu tượng chính là “hạt nhân” của văn hóa, là hình thái biểu hiện
của văn hóa; những hành động, những thành tựu và giá trị phải kết tinh thành bản
sắc để qua đó giúp ta phân biệt được dân tộc và nhân loại; văn hóa là hệ thống gồm
nhiều thành tố, trong đó có văn học.

10


1.1.2. Các thuộc tính và chức năng của văn hóa
1.1.2.1. Tính hệ thống với các nội dung của văn hóa
Đây là một thuộc tính quan trọng của văn hóa. Nói đến hệ thống bao giờ người
ta cũng nghĩ đến một tổ hợp hữu cơ bao gồm nhiều thành tố có quan hệ khăng khít
với nhau, tương tác và chi phối lẫn nhau.
Ba nội dung cơ bản của văn hóa là: Văn hóa nhận thức; Văn hóa ứng xử; Văn

hóa tổ chức. Chúng kết hợp với nhau như một thể thống nhất hữu cơ. Ba nội dung của
văn hóa cũng là ba mặt hoạt động cơ bản trong các thiết chế xã hội của loài người.
Trong các nội dung này, văn hóa nhận thức đóng vai trò chi phối chế ước tất cả,
chẳng những thế, văn hóa còn tạo nên sự gắn kết cộng đồng, điều chỉnh cách thức tổ
chức xã hội, cách thức ứng xử thích hợp nhất với môi trường tự nhiên và xã hội.
1.1.2.2. Tính giá trị với các chức năng điều chỉnh xã hội
Các giá trị của văn hóa theo mục đích có thể chia thành hai loại: giá trị vật
chất nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất của con người, giá trị tinh thần nhằm thỏa
mãn nhu cầu tinh thần của con người. Dù là vật chất hay tinh thần cũng là con
người qua lao động mà sản sinh ra.
Theo nghĩa này, văn hóa được xem như một dạng hoạt động của con người và
chỉ có ở con người, tuy nhiên cần phải hiểu rằng không phải bất cứ hoạt động sáng
tạo nào cũng làm nên giá trị văn hóa. Hoạt động lao động sáng tạo nào mang lại lợi
ích cho con người mới được coi là hoạt động có giá trị văn hóa, còn hoạt động lao
động sáng tạo nhưng không mang lại lợi ích cho con người thì không được coi là
giá trị văn hóa (ví dụ chế tạo vũ khí hạt nhân, các vũ khí tối tân… là những hoạt
động sáng tạo nhưng khó có thể coi là hoạt động có giá trị văn hóa).
Tính giá trị của văn hóa cũng mang tính tương đối bởi theo thời gian có thể
phân chia thành: giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời. Theo quan điểm đó cùng với
lợi ích sử dụng: những cái mặt này được coi là giá trị, mặt khác lại không được coi
là giá trị.
Căn cứ vào thang giá trị mà xã hội thường xuyên xem xét điều chỉnh để không
ngừng tự hoàn thiện mình. Như thế văn hóa đã thực hiện một chức năng quan trọng
là điều chỉnh xã hội. Từ việc điều chỉnh xã hội, văn hóa có chức năng bộ phận là
định hướng các chuẩn mực, điều chỉnh các hành vi ứng xử của xã hội cũng như của

11


con người. Làm được điều này, văn hóa đã thực sự trở thành động lực cho sự phát

triển xã hội, vì vậy Ủy ban văn hóa Thế giới UNESCO đã khẳng định: “Văn hóa giữ
vị trí trung tâm và đóng vai trò điều tiết của sự phát triển xã hội”.
1.1.2.3. Tính lịch sử và chức năng giáo dục
Đây là thuộc tính hàng đầu và mang tính chất bao trùm của văn hóa. Một nền
văn hóa bao giờ cũng được hình thành trong một quá trình tích lũy trong nhiều thế
hệ và thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân bố, phân loại các giá trị và sáng
tạo ra các giá trị mới. Cái đó tạo nên truyền thống văn hóa.
Truyền thống văn hóa là gì? Đó là những giá trị văn hóa tương đối ổn định thể
hiện những khuôn mẫu xã hội, được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua
không gian và thời gian, kết tinh ở phép nước lệ làng, các tín điều luân lý, các chuẩn
mực giá trị, phong tục tập quán, lễ nghi luật pháp…
Một truyền thống văn hóa mất đi phải chờ mấy thế hệ mới xây dựng lại được
bởi vậy truyền thống văn hóa tồn tại được là nhờ giáo dục và giáo dục một cách
thường xuyên liên tục và bằng nhiều biện pháp khác nhau (văn hóa không chỉ giáo
dục con người bằng những giá trị truyền thống đã có mà còn bằng những giá trị
đang hình thành và sẽ hình thành). Phải giáo dục con người về văn hóa cả con
đường hữu thức lẫn vô thức, từ khi mới chào đời đến khi trưởng thành, giáo dục
trực tiếp lẫn gián tiếp, giáo dục một cách đồng bộ cả nhà trường – gia đình – xã hội.
Vấn đề giáo dục con người bằng truyền thống văn hóa là vô cùng quan trọng bởi nó
có ảnh hưởng đến giống nòi, dân tộc và đảm bảo tính kế tục của lịch sử.
1.1.2.4. Tính nhân bản và chức năng giao tiếp
Văn hóa là hoạt động sáng tạo của con người. Văn hóa là cái tự nhiên đã được
biến đổi dưới sự tác động của con người. Nó là phần giao giữa tự nhiên với con
người. Con người tác động vào tự nhiên, sáng tạo văn hóa chính là nhằm phục vụ
lợi ích của con người. Mỗi nền văn hóa có sắc thái riêng in đậm dấu ấn dân tộc,
nhưng tất cả có một đặc điểm chung là vì con người và cuộc sống của con người.
Nhờ đặc điểm chung đó mà văn hóa thực hiện được chức năng giao tiếp rộng rãi
giữa con người với con người, giữa dân tộc này với dân tộc kia dù ngôn ngữ văn tự
khác nhau, nhờ văn hóa loài người vẫn có thể hiểu nhau, thông cảm với nhau…


12


1.1.3. Một số thành tố cơ bản của văn hóa Việt Nam
Các thành tố cấu thành văn hóa Việt Nam ngoài ba nội dung cơ bản của văn
hóa nhân loại nói chung là: văn hóa nhận thức; văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử còn
có văn hóa tâm linh, văn hóa tiếp nhận.
1.1.3.1. Văn hóa nhận thức
Các khái niệm nhận thức cổ truyền và sự ảnh hưởng của chúng trong đời sống
tinh thần người Việt đó là: Âm - Dương, Bát Quái, Ngũ hành, Can chi.
Các khái niệm này thể hiện: Người Phương Đông thời cổ, trung đại nhận thức
thế giới theo tư tưởng Dịch học. Ảnh hưởng của các tư tưởng này trong đời sống
của người phương Đông cực kỳ sâu rộng thể hiện ở việc bất kỳ lĩnh vực nào của đời
sống cũng được vận dụng triệt để. Trong tầng lớp trí thức người Việt ảnh hưởng
một cách tuyệt đối; trong tổ chức văn hóa cộng đồng từ làng xóm đến thành thị,
quốc gia đều theo hướng các biểu tượng của ngũ hành; đời sống tâm linh tín
ngưỡng, phong tục, phương thuật (bói toán)…trong y học: y lý phương Đông quan
niệm con người là một tiểu vũ trụ, vì vậy ở con người có đầy đủ các yếu tố âm
dương ngũ hành, nếu hài hòa thì thông - khỏe mạnh, nếu không hài hòa thì không
thông - bệnh tật đau yếu.
Trên con đường đi đến nhận thức khoa học hiện đại người ta thấy: nhận thức
luận cổ mang tính chất kinh nghiệm là chủ yếu nên chưa thoát khỏi duy tâm huyền
bí. Đối với khoa học huyền bí này, con người hiện đại trong cách ứng xử với chúng
cần tránh hai thái độ cực đoan: hoặc phủ định sạch trơn, coi tất cả đều vô giá trị và
không mang tính khoa học, sùng bái một cách mù quáng dẫn tới đầu óc mê tín dị
đoan. Cần dung hòa giữa nhận thức cổ truyền và nhận thức khoa học hiện đại để
nhận thức của con người đạt độ hoàn hảo, khoa học nhất.
1.1.3.2. Văn hóa tổ chức
Văn hóa tổ chức của văn hóa Việt Nam thể hiện chủ yếu ở tổ chức đời sống
tập thể, lúc này đời sống cá nhân chưa phát triển.

Trước hết, văn hóa tổ chức đời sống tập thể của người Việt thể hiện ở Tổ chức
nông thôn, làng xã. Làng Việt Nam xưa kia được gọi bằng từ Lý, hương. Cho đến
nay làng xã Việt Nam vẫn giữ được ít nhiều hình bóng của công xã Việt Nam buổi
đầu dựng nước. Làng Việt truyền thống không hẳn chỉ là một đơn vị hành chính,

13


kinh tế mà còn là một đơn vị văn hóa. Làng được coi là tế bào vững chắc của xã hội
người Việt. Làng có vai trò đặc biệt trong quá trình hình thành, tồn tại, phát triển
dân tộc Việt. Dân trong làng ngày xưa chia thành 5 hạng là: Chức sắc, chức dịch,
lão, đinh, tiếu.
Các kiểu tổ chức cơ bản của làng Việt truyền thống: kiểu tổ chức làng theo
huyết thống; kiểu tổ chức làng theo địa bàn cư trú; kiểu làng tổ chức theo ngành
nghề. Làng Việt dù tổ chức theo hình thức nào thì đều toát lên hai đặc trưng cơ bản:
tính cộng đồng: sống quần cư, khép kín, biểu trưng là cây đa, bến nước, sân đình,
cổng làng, kinh tế mang tính tập thể, mỗi làng có biểu tượng tinh thần riêng để tôn
thờ như Thành hoàng Làng, Các vị Thánh… và tính tự trị thể hiện ở biểu tượng lũy
tre vây quanh làng, mỗi làng có một phong tục tập quán riêng, có quy định riêng
không ai được vi phạm, kinh tế về cơ bản mang tính tự cung, tự cấp. Về văn hóa
tinh thần: mỗi làng được coi là một vương quốc độc lập, vừa là cơ quan lập pháp,
vừa là cơ quan hành pháp.
Thứ hai, văn hóa tổ chức đời sống tập thể của người Việt thể hiện ở Thành thị
Việt Nam truyền thống và hiện đại.
Truyền thống: Nước ta là một nước nông nghiệp phát triển, các triều đại phong
kiến lại có tư tưởng ức thương nên thành thị Việt Nam xưa kia không phát triển được.
Hiện đại: Xu hướng đô thị hóa ngày càng phát triển, thành phố hiện đại trở
thành những trung tâm thương mại dịch vụ lớn và là thước đo trình độ của mỗi quốc
gia. Vấn đề giao thông, nhà ở, môi trường là những vấn đề hàng đầu của đô thị hiện
đại. Người ta cố gắng hiện đại hóa thành thị để theo kịp thời đại nhưng không được

làm mất đi vẻ đẹp truyền thống, quy hoạch hợp lý nhưng phải đảm bảo tính văn hóa.
Thứ ba, văn hóa tổ chức đời sống tập thể của người Việt thể hiện ở Nhà nước
và quốc gia trong lịch sử.
Chế độ quân chủ Đại Việt đều mô phỏng theo chế độ phong kiến Trung Quốc.
Điều này thể hiện qua việc tổ chức quan chế, triều nghi, phục sức … Đứng đầu bộ
máy quân chủ là vua – Thiên tử, con Trời thay Trời trị dân.
1.1.3.3. Văn hóa ứng xử
Văn hóa ứng xử là biểu hiện ở cấp độ cao nhất của văn hóa nhận thức, thông
qua những ứng xử trong các hoàn cảnh cụ thể. Bản thân văn hóa nhận thức có thể
14


hiểu là sự chuyển hóa những tri thức kế thừa và tiếp thu được để biến nó thành những
năng lực, những hiểu biết, thành vốn sống của con người để từ đó tạo ra bản lĩnh con
người, tạo ra phẩm chất và tính cách của con người. Con người có hiểu biết, có nhận
thức thì khả năng tồn tại càng lớn và ứng xử càng có tính nhân văn cao.
Có hai phương diện ứng xử khiến người xưa quan tâm đó là: ứng xử với môi
trường tự nhiên và ứng xử với môi trường xã hội.
Ứng xử với môi trường tự nhiên xuất phát từ việc khó giải thích các hiện
tượng tự nhiên phức tạp, người xưa quan niệm có một đấng siêu nhiên nào đó làm
nên các hiện tượng tự nhiên đó cần phải thờ phụng để được phù hộ độ trì. Ứng xử
với môi trường xã hội xuất phát từ việc mong muốn con người với con người có
mối quan hệ tốt đẹp, tính thủy được đề cao trong ứng xử xã hội của người Việt, tức
là mọi xử sự cần được mềm mại như nước.
Ứng xử với môi trường tự nhiên chia thành hai loại: ứng xử với môi trường
rộng: trân trọng nâng niu sản phẩm thiên nhiên những cánh rừng, biển cả; ứng xử
với môi trường hẹp: yêu thương những dòng sông, con suối, khu vườn, nhành hoa,
cây cỏ, những con thú, chim muông, vật nuôi trong nhà…
Ứng xử với môi trường xã hội cũng chia thành hai loại: ứng xử với những
người trong nội tộc và ứng xử với những người ngoài xã hội. Những mối quan hệ

trong nội tộc có thể kể như: Con cháu đối với ông bà, cha mẹ: Dân tộc Việt đề cao
đạo Hiếu tôn thờ ông bà cha mẹ, thương cha nhớ mẹ, tôn thờ cha mẹ… hoàn toàn
đối lập với cách ứng xử của người phương Tây; ông bà, cha mẹ đối với con cái: đề
cao sự rộng lượng, bao dung, tha thứ; vợ chồng đề cao chữ Nghĩa, sự gắn bó, mối
quan hệ anh em đề cao trách nhiệm, gắn bó keo sơn…Những mối quan hệ xã hội có
thể kể như: nam nữ trong tình yêu đề cao sự chung thủy, bạn bè đề cao chữ Tình
“tình làng nghĩa xóm”,“tối lửa tắt đèn có nhau”, các mối quan hệ dù không thân tín
vẫn đề cao chữ Lễ.
1.1.3.4. Văn hóa tâm linh
Văn hóa tâm linh thể hiện chủ yếu ở tín ngưỡng và phong tục. Tín ngưỡng là
niềm tin, lòng kính trọng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với một đối tượng nào đó.
Tín ngưỡng của người Việt thuở sơ khai nghiêng về tôn sùng sự sinh sôi nảy nở, tín
ngưỡng phồn thực. “Phồn” là nhiều, “thực” là sinh sôi. Khát vọng của người cổ đại
muốn sinh sôi nảy nở để đông con nhiều cháu tăng thêm sức mạnh của cộng đồng;

15


từ đó họ thiêng liêng hóa việc sinh đẻ, biểu hiện ở tục thờ sinh thực khí, thờ hành vi
giao phối.
Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên với chủ nghĩa bái vật giáo xuất phát từ việc dùng
những hình ảnh tự nhiên để biểu dương sức mạnh con người, lòng tự hào dân tộc.
Tín ngưỡng sùng bái các anh hùng, danh nhân là truyền thống hết sức quý báu
của dân tộc. Dân tộc ta có tinh thần đoàn kết, sống bên cạnh Đế quốc Hán nên
chúng ta có tinh thần biểu dương các thần: nhiên thần (Tản Viên), nhân thần (Mai
Hắc Đế, Quang Trung…)
Tín ngưỡng thờ Mẫu xuất phát từ nhận thức của nền văn hóa nông nghiệp:
muốn sinh sôi nảy nở phải có hai thế lực âm dương. Người phương Nam lại có ý
thức tôn âm. Ca dao, tục ngữ có những câu ca ngợi người phụ nữ: “cha sinh không
bằng mẹ dưỡng”, “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn

chảy ra”, “Lệnh ông không bằng cồng bà”…
Hình tượng Mẫu đầu tiên mà dân tộc ta thờ là Mẫu Thượng Ngàn (Mẹ Rừng),
nảy sinh từ cuộc sống đầy hăm dọa nơi rừng rậm; thứ hai là Mẫu Thoải (Mẫu Thủy,
Mẹ Nước) nảy sinh từ cuộc sống kiếm ăn dưới nước cũng bị hăm dọa không kém
cuộc sống ở trên rừng, họ lại tưởng tượng có một người mẹ ở dưới nước che chở
cho đàn con Việt; Thứ ba là thờ Mẫu Thiên và mẫu Địa, Mẹ Trời làm cho mưa
thuận gió hòa, Mẹ Đất hiền lành làm cho cây cối tốt tươi; thứ tư là thờ mẫu Liễu
Hạnh thể hiện niềm tin của con người vào đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt
Nam. Tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh là quá trình con người lên rừng, xuống biển
và cuối cùng trở về với chính cuộc sống trần thế.
Tín ngưỡng thờ tứ bất tử: Thờ thần Tản Viên biểu hiện của khí thiêng sông
núi, sức mạnh chế ngự tự nhiên của dân tộc ta, tinh thần bất khuất trong việc chống
lại kẻ thù bốn chân; Thờ Thánh Gióng ca ngợi tinh thần bất khuất chống lại kẻ thù
hai chân, ca ngợi sức mạnh dân tộc; Thờ Chử Đồng Tử ca ngợi truyền thống cần cù,
thông minh trong lao động, sáng tạo, lối sống hiếu, nghĩa, tình…và Thờ Mẫu Liễu
Hạnh đã trình bày ở trên.
Phong tục là thói quen được lưu truyền lâu đời. Hôn nhân, sinh đẻ xưa kia là
việc quan trọng của đời người, có quan hệ sống còn với không chỉ cá nhân mà còn
với cộng đồng, gia tộc. Một cuộc hôn nhân ngày xưa phải qua 6 bước: Lễ nạp thái,

16


Lễ vấn danh, Lễ nạp cát, Lễ nạp tài, Lễ thỉnh kỳ, Lễ thân nghinh (Lễ vu quy), ngoài
ra còn có một số phong tục nữa như Lễ đón dâu, lễ đưa dâu, chăng dây, nạp cheo…,
khi con dâu về nhà chồng có một số tục lệ nữa như: lễ gia tiên, lễ tế tơ hồng, lễ hợp
cẩn (động phòng hoa trúc), ba ngày sau Lễ lại mặt… Thời xưa không có một cuộc
hôn nhân nào bỏ qua những phong tục trên, những người không theo phong tục sẽ
không được công nhận là vợ chồng, không lấy được vợ/chồng.
Sinh đẻ là bước tiếp theo của hôn nhân, cũng nhiều phong tục không kém hôn

nhân: Tục ở cữ, tục cúng cữ, tục lễ đặt tên húy, lễ đặt tên thật…
Phong tục tang ma người xưa quan niệm tử cũng như sinh, rất nhiều phong tục
khi con người mất đi. Người xưa rất quan trọng các bước trong đám tang. Vì thế
trong quá trình sống luôn tằn tiện để dành tiền cho lúc chết làm đám tang.
Lễ Tết, Lễ Hội cũng được coi là những phong tục truyền thống: Tết là đọc
chệch của Tiết, 1 năm chia làm 4 mùa (4 tiết): Tết nguyên đán kéo dài 3 ngày, Tết
nguyên tiêu 01 ngày (Rằm tháng Giêng); Tiết Thanh minh, Tết Hàn thực, Tết Đoan
Ngọ, Tết xá tội vong nhân, Tết trùng thập, Tết trung thu (Rằm tháng Tám).
Lễ Hội là những cuộc hội tụ vui vẻ, cũng phải bắt nguồn từ những Thần tích của
dân tộc (cả nhân thần lẫn nhiên thần), ngoài ra còn có Lễ hội mang tính địa phương.
1.1.3.5. Văn hóa tiếp nhận
Trong quá trình hình thành và phát triển văn hóa Việt có “tam giáo đồng
nguyên” tức là cả Đạo Nho, Đạo Phật, Đạo Giáo đều có mặt. Tuy nhiên ảnh hưởng
nhiều nhất tới văn hóa Việt Nam là Đạo Nho và Đạo Phật. Cả Nho giáo và Phật
giáo đều thuộc lịch sử tư tưởng phương Đông, Nho giáo thuộc lịch sử tư tưởng
Trung Quốc còn Phật giáo thuộc lịch sử tư tưởng Ấn Độ. Chữ “giáo” trong “Nho
giáo” có nghĩa là giáo dục, không phải là một tôn giáo. Chữ “giáo” trong Phật giáo
vừa là một tôn giáo, vừa mang ý nghĩa giáo dục. Cả Nho giáo và Phật giáo đều
hướng đến giáo dục con người trở nên hoàn thiện hơn.
Người sáng lập ra Nho giáo là Khổng Tử. Khổng Tử có các học trò xuất sắc
như Mạnh Tử, Đổng Trọng Thư, Tống Nho, Trình Hiệu, Trình Di, Chu Hi… Nội
dung học thuyết Nho giáo của Khổng Tử thể hiện ở nhiều khía cạnh như: Bàn về
bản thể, quan niệm của Khổng Tử về chính trị, về giáo dục, tác dụng của giáo dục,
mục tiêu giáo dục, phương châm giáo dục, phương pháp giáo dục, nội dung giáo
dục…trong đó quan niệm về đạo đức, Khổng Tử nói nhiều về cái đức của người
quân tử, bao gồm 4 mặt: Nhân, Lễ,Trí, Dũng.

17



Người sáng lập Phật giáo là Thích ca Mâu Ni (563 – 483 TCN), con đầu của
vua Tịnh Phạn, bản tính thương người mặc dù sống trong nhung lụa giàu sang. Nội
dung của Phật giáo phong phú. Về thế giới quan, Phật giáo quan niệm thế giới vật
chất luôn biến đổi, sự sinh diệt của muôn vật không phải do phép lạ ở bên ngoài mà
là “tự kỉ nhân quả”; về nhân sinh quan, Phật giáo quan niệm con người là sự kết hợp
của ngũ uẩn (sắc, thụ, hưởng, hành, thức) bao gồm hai phần sinh lý và tâm lý; phần
sinh lý được cấu tạo từ 4 yếu tố vật chất địa, thủy, hỏa, phong, phần tâm lý bao giờ
cũng nương nhờ vào phần sinh lý, biểu hiện bằng thất tình: hỷ, nộ, ái, ố, ai, cụ, dục.
Nhà Phật nói có 3 điều nguy hiểm của con người là tham, sân, si. Hướng giải thoát
của Đạo Phật là vô lo, vô nghĩ, biết khổ và cứu khổ. Đạo Phật hướng đến Giải thoát
và Niết bàn. Chỉ khi nào diệt trừ hết vô minh, tham dục thì mới luân hồi sinh tử,
mới cảnh giới được Niết bàn.
1.1.4. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học
1.1.4.1. Văn học là bộ phận của văn hóa
Cùng với các bộ phận khác của văn hóa như: giáo dục, văn học nghệ thuật, tư
tưởng, tín ngưỡng, phong tục tập quán, ngôn ngữ… văn học là một bộ phận quan
trọng của văn hóa, không tách rời và luôn chịu sự chi phối, quy định của văn hóa
với ý nghĩa hệ thống chi phối yếu tố, toàn thể chi phối bộ phận. “Văn học không thể
và không có quyền qua mặt hệ thống văn hóa để tiếp xúc thẳng hoặc tác động trực
tiếp đến đời sống xã hội, mà phải gián tiếp qua hệ thống văn hóa và chỉ được quan
hệ với hệ thống xã hội thông qua văn hóa.” [36, tr 210]. Thông qua lăng kính văn
hóa, các nhà văn thực hiện chức năng của văn học là phản ánh hiện thực, có nghĩa là
không được phép phản ánh hiện thực một cách trần trụi, mà phải qua “bộ lọc” của
văn hóa. Tuy nhiên, văn học là yếu tố mạnh mẽ và năng động bậc nhất của hệ thống
văn hóa. Bởi thế nó luôn có xu hướng đi trượt ra ngoài hệ thống. Trong khi đó thì hệ
thống, nhất là hệ thống văn hóa, luôn có xu hướng duy trì sự ổn định, như vậy, sự xung
đột, mâu thuẫn của văn học đối với văn hóa là không thể tránh khỏi. Mâu thuẫn là động
lực của sự phát triển, nhờ thế mà văn học có sự sáng tạo. Văn học sáng tạo những giá
trị mới cho bản thân nó và cho hệ thống. Nếu sự sáng tạo lớn thì có thể dẫn tới sự thay
đổi của hệ thống nhưng đây là trường hợp hy hữu. Văn học có phát triển được hay

không hoàn toàn phụ thuộc vào một nền văn hóa cởi mở và bao dung.

18


×