Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Quản lý công tác sinh viên ở các trường đại học việt nam đào tạo theo học chế tín chỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 209 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN NHO HUY

QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM
ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Hà Nội – 2017
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN NHO HUY

QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM
ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 62 14 01 14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Võ Kỳ Anh


2. TS. Trần Hữu Hoan

HÀ NỘI – 2017
2


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì một
công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 6 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận án

Nguyễn Nho Huy

i


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bảy tỏ lòng kính trọng và cảm ơn sâu sắc
tới Lãnh đạo và các Thầy, Cô giáo của Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc
gia Hà Nội đã tạo điều kiện, tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tác giả trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu luận án này. Đặc biệt, tác giả xin được gửi lời cảm ơn
sâu sắc nhất tới PGS.TS. NGND. Nguyễn Võ Kỳ Anh và TS. Trần Hữu Hoan đã
trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí Lãnh đạo và các đồng nghiệp tại
Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Vụ Giáo dục Thể chất – Bộ
Giáo dục và Đào tạo, các đại học, học viện, trường đại học và các chuyên gia giáo

dục đã tạo điều kiện về thời gian, vật chất, tinh thần và đóng góp nhiều ý kiến cho
tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thu thập số liệu, thử nghiệm để
hoàn thành luận án.
Cuối cùng tác giả xin dành lời cảm ơn tới gia đình, những người thân và bạn
bè, đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ, khích lệ, động viên tác giả trong suốt quá
trình tác giả công tác, học tập và nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận án

Nguyễn Nho Huy

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ....................................................................................................... i
Lời cảm ơn .......................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
Bảng ký hiệu các chữ viết tắt trong luận án .................................................... vii
Danh mục các bảng .......................................................................................... viii
Danh mục các hình ............................................................................................ ix
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN Ở
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC
CHẾ TÍN CHỈ ..................................................................................................... 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề công tác sinh viên và quản lý công tác sinh
viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ .............................................................. 7
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................ 7
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước ............................................................................ 9

1.1.3. Nhận xét chung ......................................................................................... 12
1.2. Khái niệm cơ bản của đề tài ...................................................................... 13
1.2.1. Sinh viên ................................................................................................... 13
1.2.2. Công tác sinh viên .................................................................................... 13
1.2.3. Quản lý ..................................................................................................... 14
1.2.4. Quản lý giáo dục ....................................................................................... 15
1.2.5. Quản lý nhà trường ................................................................................... 16
1.2.6. Quản lý công tác sinh viên ........................................................................ 17
1.2.7. Đào tạo theo học chế tín chỉ ...................................................................... 18
1.3. Công tác sinh viên ở các trường đại học Việt Nam trong đào tạo theo học
chế tín chỉ .......................................................................................................... 19
1.3.1. Tầm quan trọng và nội dung của công tác sinh viên .................................. 19
1.3.2. Đặc điểm của đào tạo theo học chế tín chỉ ................................................ 27
1.3.3. Những vấn đề đào tạo theo tín chỉ đặt ra đối với công tác sinh viên .......... 34
1.4. Nội dung quản lý công tác sinh viên ở các trường đại học Việt Nam trong
đào tạo theo học chế tín chỉ .............................................................................. 39
1.4.1. Quán triệt nhận thức về công tác sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ ........ 39
1.4.2. Xây dựng kế hoạch công tác sinh viên ...................................................... 42
1.4.3. Tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện công tác sinh viên .......................... 45
1.4.4. Chỉ đạo thực hiện công tác sinh viên ......................................................... 49
1.4.5. Tổ chức kiểm tra và đánh giá công tác sinh viên ....................................... 51
iii


1.4.6. Các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện công tác sinh viên ................... 52
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác sinh viên trong đào tạo
theo học chế tín chỉ ........................................................................................... 54
1.5.1. Yếu tố bên ngoài nhà trường ..................................................................... 54
1.5.2. Yếu tố bên trong nhà trường ..................................................................... 56
1.6. Kinh nghiệm về công tác sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở

một số nước ....................................................................................................... 59
1.6.1. Quan điểm của UNESCO về công tác sinh viên ........................................ 59
1.6.2. Công tác sinh viên ở Mỹ và các nước phát triển ........................................ 59
1.6.3. Công tác sinh viên ở Trung Quốc .............................................................. 61
Tiểu kết Chương 1 ............................................................................................ 63
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SINH VIÊN VÀ QUẢN LÝ CÔNG
TÁC SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG ĐÀO
TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ .................................................................... 65
2.1. Khái quát về giáo dục đại học và thực tiễn triển khai đào tạo theo học chế
tín chỉ ở Việt Nam ............................................................................................. 65
2.1.1. Những thành tựu và hạn chế của giáo dục đại học Việt Nam liên quan đến
công tác sinh viên ............................................................................................... 65
2.1.2. Thực tiễn triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường đại học Việt
Nam .................................................................................................................... 66
2.2. Tổ chức nghiên cứu, khảo sát thực trạng ................................................. 67
2.2.1. Mục tiêu nghiên cứu, khảo sát .................................................................. 67
2.2.2. Nội dung nghiên cứu, khảo sát .................................................................. 68
2.2.3. Địa bàn và đối tượng khảo sát ................................................................... 68
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu thực trạng .......................................................... 69
2.3. Thực trạng công tác sinh viên ở các trường đại học Việt Nam đào tạo
theo học chế tín chỉ hiện nay ............................................................................ 70
2.3.1. Công tác giáo dục, tuyên truyền ................................................................ 70
2.3.2. Công tác quản lý sinh viên ........................................................................ 75
2.3.3. Công tác hỗ trợ và dịch vụ sinh viên ......................................................... 79
2.4. Thực trạng quản lý công tác sinh viên ở các trường đại học Việt Nam
trong đào tạo theo học chế tín chỉ .................................................................... 84
2.4.1. Quán triệt nhận thức về công tác sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ ........ 84
2.4.2. Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác sinh viên ....................................... 87
2.4.3. Tổ chức bộ máy và nhân sự thực hiện công tác sinh viên .......................... 89
2.4.4. Chỉ đạo thực hiện công tác sinh viên ......................................................... 94

2.4.5. Kiểm tra, đánh giá công tác sinh viên ....................................................... 99
iv


2.5.6. Các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện công tác sinh viên ..................102
2.5. Đánh giá chung .........................................................................................105
2.5.1. Ưu điểm ...................................................................................................105
2.5.2. Hạn chế....................................................................................................106
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế ..............................................................107
2.5.4. Thuận lợi và thách thức ...........................................................................108
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................110
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN Ở CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN
CHỈ ...................................................................................................................112
3.1. Những định hướng và nguyên tắc xây dựng giải pháp ............................112
3.1.1. Định hướng xây dựng giải pháp ...............................................................112
3.1.2. Nguyên tắc xây dựng giải pháp ................................................................114
3.2. Giải pháp quản lý công tác sinh viên ở các trường đại học Việt Nam
trong đào tạo theo học chế tín chỉ ...................................................................117
3.2.1. Giải pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên,
sinh viên và các cá nhân, tổ chức liên quan về công tác sinh viên trong đào tạo
theo học chế tín chỉ ............................................................................................117
3.2.2. Giải pháp 2: Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp quản lý các hoạt động
đối với sinh viên ................................................................................................120
3.2.3. Giải pháp 3: Phát triển đội ngũ cố vấn học tập .........................................132
3.2.4. Giải pháp 4: Cải tiến bộ máy và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm
công tác sinh viên ..............................................................................................135
3.2.5. Giải pháp 5: Tăng cường các điều kiện đảm bảo thực hiện công tác sinh
viên ...................................................................................................................141
3.2.6. Giải pháp 6: Cụ thể hóa các nội dung, tiêu chí để kiểm tra, đánh giá công

tác sinh viên ......................................................................................................147
3.2.7. Mối quan hệ và việc triển khai các giải pháp ...........................................153
3.3. Khảo nghiệm về tính cấp thiết, tính khả thi của các giải pháp và tổ chức
thử nghiệm .......................................................................................................156
3.3.1. Khảo nghiệm về tính cấp thiết, khả thi của các giải pháp .........................156
3.3.2. Tổ chức thử nghiệm .................................................................................159
Tiểu kết Chương 3 .............................................................................................167
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................169
1. Kết luận .........................................................................................................169
2. Khuyến nghị ..................................................................................................170
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo .................................................................170
v


2.2. Đối với các bộ, ngành chức năng và các cơ quan quản lý nhà trường ..........171
2.3. Đối với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội SV Việt
Nam ...................................................................................................................171
2.4. Đối với chính quyền, đoàn thể ở địa phương có trường đại học trú đóng ....171
2.5. Đối với các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động ....................................172
2.6. Đối với các trường đại học ..........................................................................172
DANH MỤC CÁC BÀI VIẾT, CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...............................................173
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................174
PHỤ LỤC ........................................................................................................183

vi


BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
1.


Bộ GDĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2.

BCH

Ban chấp hành

3.

CLB

Câu lạc bộ

4.

CTSV

Công tác sinh viên

5.

HSSV

Học sinh, sinh viên

6.


KTX

Ký túc xá

7.

NXB

Nhà xuất bản

8.

MXH

Mạng xã hội

9.

SV

Sinh viên

10.

SL

Số lượng

11.


TNCS

Thanh niên cộng sản

12.

TB

Trung bình

13.

TW

Trung ương

14.

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên
Hợp quốc

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Đối sánh hoạt động đào tạo và hoạt động công tác sinh viên


14

Bảng 1.2: Hình thức tổ chức một giờ tín chỉ

28

Bảng 1.3: So sánh sự khác nhau giữa đào tạo theo niên chế và đào tạo theo
học chế tín chỉ

30

Bảng 2.1: Số liệu thống kê các trường đại học năm học 2016-2017

65

Bảng 2.2. Đánh giá của sinh viên về một số nội dung giáo dục, tuyên truyền
của nhà trường

71

Bảng 2.3: Đánh giá của sinh viên về tính hiệu quả của các hoạt động giáo
dục, tuyên truyền của nhà trường

73

Bảng 2.4: Đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về công tác
quản lý hành chính tại các trường đại học hiện nay

76


Bảng 2.5. Đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về công tác
quản lý sinh viên ở ngoại trú

77

Bảng 2.6: Đánh giá của sinh viên về việc thực hiện các chế độ, chính sách
đối với sinh viên của nhà trường

80

Bảng 2.7. Đánh giá của sinh viên về công tác tư vấn học tập

81

Bảng 2.8. Đánh giá của sinh viên về công tác tư vấn hướng nghiệp, việc làm

82

Bảng 2.9: Đánh giá của sinh viên về chất lượng một số dịch vụ trong trường
học, ký túc xá

83

Bảng 2.10. Đánh giá của cán bộ, giảng viên và sinh viên về vị trí, vai trò của
công tác sinh viên

85

Bảng 2.11. Các hình thức nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên và sinh

viên

86

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát về thời gian tự học của sinh viên

96

Bảng 2.13: Các hình thức kiểm tra công tác sinh viên do lãnh đạo nhà trường
thực hiện trong năm học 2014-2015

99

Bảng 2.14: Trích phiếu tự đánh giá, xếp loại công tác HSSV của Bộ GDĐT

100

viii


Bảng 3.1: Đánh giá việc tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân – SV”

149

Bảng 3.2: Phân cấp triển khai các giải pháp

155

Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi
của các giải pháp


157

Bảng 3.4: Kết quả thử nghiệm về nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên

164

Bảng 3.5: Tổng hợp phân loại kết quả rèn luyện của sinh viên học kỳ I năm
học 2015-2016.

165

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công tác sinh viên của các trường
đại học hiện nay

47

Hình 2.1: Đánh giá của sinh viên về một số nội dung giáo dục, tuyên truyền
tại các trường đại học được khảo sát

72

Hình 2.2: Đánh giá của sinh viên về nguyên nhân dẫn đến các hoạt động
kém hiệu quả


75

Hình 2.3: Đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về quản lý
sinh viên ở ngoại trú của các trường được khảo sát

77

Hình 2.4: Đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về tác động của quản lý
công tác sinh viên đến chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường

84

Hình 2.5: Tên gọi của Phòng (ban) chuyên trách công tác sinh viên

90

Hình 2.6: Đánh giá của cán bộ, giảng viên về sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác
sinh viên của nhà trường

94

Hình 2.7: Đánh giá của cán bộ, giảng viên về việc quản lý thông tin công tác
sinh viên của nhà trường

105

Hình 3.1: Sơ đồ cải tiến hệ thống quản lý công tác sinh viên

138


x


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công tác sinh viên gắn liền với sự ra đời và phát triển của mỗi trường đại
học, bao gồm tổng thể các hoạt động về giáo dục, tuyên truyền, quản lý, hỗ trợ và
dịch vụ nhằm giúp SV phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; góp phần trực tiếp
để đạt được mục tiêu của giáo dục đại học là “đào tạo người học có phẩm chất
chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành
nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây
dựng và bảo vệ tổ quốc” [94]. Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, CTSV đóng vai
trò quan trọng trong việc phát huy tính tự chủ, sáng tạo của SV, định hướng và hỗ
trợ SV xây dựng và hoàn thành tốt kế hoạch học tập và rèn luyện theo mục tiêu của
chương trình đào tạo.
Sau một số năm thí điểm, việc tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ đối với
giáo dục đại học ở Việt Nam được chính thức thực hiện theo Quyết định số
43/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy chế đào tạo đại học,
cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Hiện nay, hầu hết các trường đại học
đã thực hiện chuyển từ việc đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ
dưới những mức độ và cách làm khác nhau. Việc chuyển đổi hình thức đào tạo theo
học chế tín chỉ đã có những tác động rất lớn đến quản lý CTSV của các trường đại
học do những đặc điểm khác biệt của nó trong tổ chức các hoạt động dạy và học.
Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, tính tự chủ của SV được phát huy cao độ. SV có
thể tự xây dựng một tiến độ học tập riêng trong khung thời gian học tập cho phép;
được quyền lựa chọn môn học và thời điểm để học một học phần nên các lớp học
theo tín chỉ không được duy trì ổn định, có thể có nhiều SV thuộc các khoa, ngành
học khác nhau, các khóa học khác nhau. Mặt khác, đào tạo theo học chế tín chỉ
cũng yêu cầu thời lượng để SV tự học, tự nghiên cứu, làm việc nhóm nhiều hơn so
với đào tạo theo niên chế. Do vậy, việc tổ chức hệ thống quản lý SV và tổ chức các

hoạt động CTSV của các trường đại học cũng phải thay đổi phù hợp với đặc điểm,
kế hoạch học tập của SV trong đào tạo theo học chế tín chỉ để đạt được hiệu quả
cao nhất.
Những năm gần đây, cùng với quá trình chuyển đổi hình thức đào tạo theo
niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ, các trường đại học ở Việt Nam đã có
nhiều cố gắng cải tiến, đổi mới hệ thống quản lý và tổ chức các hoạt động CTSV
nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ. Tuy nhiên, việc cải tiến, đổi
mới CTSV trong đào tạo theo học chế tín chỉ còn mang tính hình thức, hiệu quả
1


chưa cao. Quản lý CTSV ở các trường đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ
hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập giữa tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ với
việc tổ chức các hoạt động CTSV, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng
giáo dục trong và ngoài nhà trường. Báo cáo tổng kết công tác HSSV các trường
đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 2012 – 2016 của Bộ GDĐT
đã chỉ ra một số mặt còn hạn chế như: “Nhận thức về vị trí, vai trò, chức năng,
nhiệm vụ của CTSV ở một số trường đại học còn hạn chế dẫn đến ít được quan
tâm, đầu tư các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện tốt mặt công tác này. Phạm vi
xác định CTSV còn hạn hẹp trong lĩnh vực quản lý, chưa thật sự xác định được vai
trò của nhà trường trong công tác hỗ trợ, phục vụ sinh viên. CTSV còn bị động,
lúng túng khi thực hiện đổi mới giáo dục đại học, đặc biệt là khi chuyển đổi từ hình
thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ,…Cơ chế quản lý
CTSV còn thiếu đồng bộ, thống nhất trong các nhà trường, việc quản lý còn mang
nặng tính hành chính, bắt buộc, chưa chú trọng phát huy tính chủ động, sáng tạo
của SV và việc trang bị kiến thức, kỹ năng để SV tự phòng tránh các tiêu cực ngoài
xã hội…”[14, tr.9].
Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục đại học đồng thời khắc phục
những hạn chế của CTSV trong đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay thì việc quản lý
CTSV của các trường đại học phải được đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương

pháp thực hiện. Cần có những giải pháp quản lý đồng bộ, hiệu quả, thống nhất trong
các nhà trường nhằm chuẩn hóa, tăng cường năng lực và hiệu quả của CTSV trong
đào tạo theo học chế tín chỉ để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo. Việc đề xuất những giải pháp này cần xuất phát từ những luận cứ khoa
học và thực tiễn CTSV ở các trường đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Tuy
nhiên, hiện nay lại có rất ít công trình nghiên cứu khoa học về CTSV và quản lý
CTSV ở các trường đại học Việt Nam trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Một số
công trình nghiên cứu, luận án tiến sỹ ở trong nước được thực hiện gần đây mới chỉ
đề cập đến một số nội dung của CTSV như: công tác giáo dục đạo đức, lối sống;
công tác quản lý SV nội trú, ngoại trú,…nhưng chưa có nghiên cứu tổng thể và toàn
diện về CTSV và quản lý CTSV ở các trường đại học trong đào tạo theo học chế tín
chỉ. Vì vậy, việc nghiên cứu về quản lý CTSV của các trường đại học trong đào tạo
theo học chế tín chỉ ở Việt Nam hiện nay là vấn đề mang tính thời sự và cấp thiết.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý công tác sinh viên ở
các trường đại học Việt Nam đào tạo theo học chế tín chỉ” làm luận án tiến sỹ
nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học nói chung,
2


quản lý CTSV nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho SV các
trường đại học hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cở sở nghiên cứu lý luận về quản lý CTSV và đánh giá thực trạng
CTSV, quản lý CTSV ở các trường đại học Việt Nam trong đào tạo theo học chế tín
chỉ, tác giả luận án đề xuất các giải pháp quản lý CTSV nhằm nâng cao hiệu quả
thực hiện CTSV trong đào tạo theo học chế tín chỉ, giúp SV phát triển toàn diện để
đáp ứng các mục tiêu của giáo dục đại học.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: CTSV ở các trường đại học trong đào tạo theo
học chế tín chỉ.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý CTSV ở các trường đại học Việt Nam
trong đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Xây dựng khung lý luận về quản lý CTSV ở các trường đại học Việt
Nam trong đào tạo theo học chế tín chỉ.
4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng về CTSV và quản lý CTSV của các trường
đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay.
4.3. Đề xuất các giải pháp quản lý CTSV của các trường đại học trong đào
tạo theo học chế tín chỉ.
4.4. Tổ chức khảo nghiệm về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các giải
pháp và thử nghiệm một số nội dung trong giải pháp.
5. Câu hỏi nghiên cứu
5.1. Công tác sinh viên có tầm quan trọng như thế nào đối với sự phát triển
của SV và nhà trường. Đào tạo theo học chế tín chỉ có đặc điểm như thế nào và đặt
ra những yêu cầu gì đối với CTSV và quản lý CTSV?
5.2. Công tác sinh viên và quản lý CTSV ở các trường đại học Việt Nam
trong đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay đang được thực hiện như thế nào?
5.3. Quản lý CTSV ở các trường đại học Việt Nam trong đào tạo theo học
chế tín chỉ phải được thực hiện theo mục tiêu, nội dung, hình thức như thế nào để
đạt hiệu quả?
6. Giả thuyết khoa học
Công tác sinh viên đóng vai trò quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện
đối với SV, góp phần nâng cao uy tín, danh tiếng của nhà trường. Đào tạo theo học
chế tín chỉ đã có tác động mạnh mẽ, đặt ra những yêu cầu đối với CTSV và quản lý
3


CTSV ở trường đại học cần giải quyết. Việc quản lý CTSV trong đào tạo theo học
chế tín chỉ ở các trường đại học hiện nay còn nhiều hạn chế cả về nội dung và
phương thức quản lý, chưa đáp ứng được yêu cầu của đào tạo theo học chế tín chỉ

và thực tiễn công tác quản lý, giáo dục SV. Nếu phân tích, làm rõ được những tác
động, yêu cầu của đào tạo theo học chế tín chỉ đặt ra đối với CTSV và những ưu
điểm, hạn chế của quản lý CTSV ở các trường đại học trong đào tạo theo học chế
tín chỉ; từ đó đề xuất được các giải pháp đổi mới quản lý CTSV trong đào tạo theo
học chế tín chỉ, phù hợp với tình hình thực tiễn và phát huy được tính tích cực của
các chủ thể tham gia vào công tác này thì chất lượng và hiệu quả CTSV sẽ được
nâng cao, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện SV
của nhà trường.
7. Phạm vi nghiên cứu
7.1. Luận án tập trung nghiên cứu về quản lý CTSV ở các trường đại học
Việt Nam trong đào tạo theo học chế tín chỉ hệ chính quy với các chủ thể quản lý
chủ yếu ở trong nhà trường bao gồm: lãnh đạo nhà trường, các phòng, ban phụ
trách CTSV, tổ chức Đoàn, Hội, giảng viên, cố vấn học tập và SV.
7.2. Việc nghiên cứu thực trạng được thực hiện dựa trên báo cáo về CTSV
của các trường đại học gửi về Bộ GDĐT trong giai đoạn 2012 -2016 và kết quả
điều tra, khảo sát đối với một số trường đại học đào tạo theo học chế tín chỉ, đại
diện theo đặc điểm vùng miền, loại hình trường (công lập và ngoài công lập), cụ
thể là: Trường Đại Xây dựng, Trường Đại học Thủy lợi, Trường Đại học Hải
Phòng; Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế; Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng;
Trường Đại học Bách khoa (ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh); Trường Đại học Kinh
tế TP. Hồ Chí Minh; Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học An Giang, Trường
Đại học Lạc Hồng.
7.3. Các giải pháp về quản lý CTSV mà tác giả đề xuất trong luận án được
áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học đào tạo theo học chế tín chỉ
và các trường cao đẳng có cùng quy mô, hình thức đào tạo.
8. Điểm mới của đề tài
8.1. Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận của quản lý CTSV trong đào tạo theo
học chế tín chỉ bao gồm tầm quan trọng, nội dung CTSV; đặc điểm của đào tạo
theo học chế tín chỉ và những vấn đề cơ bản của đào tạo theo học chế tín chỉ đặt ra
đối với CTSV; nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý CTSV trong đào tạo

theo học chế tín chỉ ở các trường đại học Việt Nam hiện nay.

4


8.2. Phát hiện đúng thực trạng CTSV và quản lý CTSV của các trường đại
học Việt Nam trong đào tạo theo học chế tín chỉ, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế,
nguyên nhân của những hạn chế và những thuận lợi, thách thức trong quản lý
CTSV hiện nay.
8.3. Đề xuất và khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của 06 giải pháp quản
lý CTSV trong đào tạo theo học chế tín chỉ, phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo và tình hình thực tiễn của trường đại học ở Việt Nam
hiện nay.
9. Luận điểm khoa học để bảo vệ
9.1. Công tác sinh viên có vị trí, vai trò quan trọng trong tổng thể các hoạt
động giáo dục và đào tạo của trường đại học, trực tiếp giáo dục, đào tạo SV phát
triển toàn diện để góp phần đạt được mục tiêu của giáo dục đại học.
9.2. Đào tạo theo học chế tín chỉ với những đặc điểm cơ bản là sự mềm dẻo,
trao quyền chủ động tối đa cho SV trong học tập đã đặt ra những yêu cầu đối với
CTSV cần phải đổi mới về nội dung và hình thức quản lý SV, tổ chức các hoạt
động rèn luyện phù hợp với đào tạo theo học chế tín chỉ. Đào tạo theo học chế tín
chỉ và CTSV phải có sự gắn kết chặt chẽ, bổ sung cho nhau để thực hiện mục tiêu
chung là giúp SV phát triển toàn diện.
9.3. Quản lý CTSV trong đào tạo theo học chế tín chỉ đóng vai trò then chốt
trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả CTSV. Việc đổi mới quản lý CTSV phải
xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu của đào tạo theo học chế tín chỉ, chuyển dần quá
trình quản lý sang tự quản lý, phát huy được sự chủ động, tích cực, sáng tạo, tự
chịu trách nhiệm của SV.
10. Phương pháp nghiên cứu
10.1. Phương pháp luận nghiên cứu vấn đề

Đề tài được thực hiện trên quan điểm tiếp cận chức năng kết hợp với tiếp cận
phức hợp, bao quát đầy đủ các thành tố cấu thành quản lý CTSV để đề xuất các giải
pháp nhằm đảm bảo mục tiêu của CTSV trong đào tạo theo học chế tín chỉ.
10.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
10.2.1. Nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các công trình khoa học của các tác giả ở trong và ngoài nước; các
kết quả nghiên cứu về lãnh đạo và quản lý; kinh nghiệm của nước ngoài và tổng hợp,
hồi cố các tài liệu, tư liệu có liên quan nhằm xây dựng hoặc chuẩn hóa các khái niệm,
các thuật ngữ và khung lý luận của đề tài; thực hiện các phán đoán và suy luận, phân
tích, tổng hợp, khái quát hóa các tri thức đã có để làm rõ cơ sở lý luận về CTSV và
5


quản lý CTSV trong đào tạo theo học chế tín chỉ và đề xuất nội dung giải pháp quản lý
CTSV.
10.2.2. Nghiên cứu thực tiễn và tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp phân tích, tổng hợp các dữ liệu: nghiên cứu, phân tích báo
cáo của các trường đại học về việc thực hiện CTSV theo từng năm học, từng giai
đoạn gửi về Bộ GDĐT.
- Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn: Tiến hành khảo sát tại các trường thông
qua việc trò chuyện, phỏng vấn các đồng nghiệp là lãnh đạo, cán bộ làm CTSV, cựu
SV và một số SV tiêu biểu, xuất sắc của các nhà trường.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Trên cơ sở xây dựng hệ thống những
phiếu câu hỏi điều tra liên quan đến đề tài, với các loại đối tượng cần thiết như: nhà
quản lý, cán bộ làm CTSV, giảng viên, cán bộ Đoàn, Hội và SV, tác giả luận án thu
thập các số liệu minh chứng thực trạng hoạt động CTSV và quản lý CTSV của nhà
trường. Hình thức điều tra: phát phiếu trực tiếp hoặc qua email.
- Phương pháp thử nghiệm giáo dục: Đưa các giải pháp đề xuất ứng dụng
vào thực tiễn nhằm đánh giá hiệu quả giải pháp trong điều kiện thực tế.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia thông

qua phiếu câu hỏi, hội thảo, tọa đàm về các nội dung chuyên sâu.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Trao đổi với các trường có bề dày
truyền thống, đã áp dụng hiệu quả việc quản lý CTSV trong điều kiện đào tạo theo
tín chỉ nhằm tổng kết kinh nghiệm để đề xuất các nội dung, giải pháp quản lý CTSV.
10.3. Phương pháp xử lí số liệu nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số thuật toán thống kê, các phần mềm tin học ứng dụng
trong nghiên cứu giáo dục để xử lý các kết quả điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu,
đồng thời để đánh giá mức độ tin cậy của phương pháp điều tra.
11. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và các phụ lục,
luận án được trình bày trong 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý công tác sinh viên ở các trường đại học
Việt Nam trong đào tạo theo học chế tín chỉ.
- Chương 2: Thực trạng công tác sinh viên và quản lý công tác sinh viên ở các
trường đại học trong đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay.
- Chương 3: Giải pháp quản lý công tác sinh viên ở các trường đại học Việt
Nam trong đào tạo theo học chế tín chỉ.

6


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG ĐÀO TẠO
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề công tác sinh viên và quản lý công tác sinh
viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Lịch sử phát triển của nền giáo dục đại học trên thế giới, đã có một số nghiên
cứu về CTSV và quản lý CTSV. Từ năm 1872, Đại học Harward (Mỹ) đã thay thế

chương trình đào tạo theo niên chế bằng chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ,
chính thức khai sinh ra một phương thức đào tạo mới, sau đó được áp dụng rộng rãi
trong toàn nước Mỹ và đa số các nước trên toàn thế giới. Do vậy, những nghiên
cứu về CTSV và quản lý CTSV của thế giới luôn đặt trong bối cảnh đào tạo theo
học chế tín chỉ.
Từ kết quả của Hội nghị quốc tế về Giáo dục đại học (WCHE) được tổ chức
vào tháng 10 năm 1998 tại Paris (Pháp) với chủ đề: Giáo dục đại học trong thế kỷ
21- tầm nhìn và hành động, UNESCO đã phối hợp với Hiệp hội các tổ chức dịch vụ
và CTSV chuyên nghiệp quốc tế (IASAS) biên soạn cuốn sách “Vai trò của CTSV
và dịch vụ SV trong giáo dục đại học” [126] nhằm làm cơ sở cho việc phát triển các
chương trình CTSV trong giáo dục đại học. Cuốn sách đặt ra những vấn đề cơ bản
trong “Tuyên bố về giáo dục đại học thế giới” năm 1998 và làm rõ việc đáp ứng
những nhu cầu của SV thông qua chương trình CTSV và dịch vụ đối với SV là việc
làm hết sức cần thiết để phát triển nền giáo dục đại học. Các tác giả đã đưa ra
những nguyên tắc, giá trị và cơ sở lý luận để làm cơ sở cho việc phát triển các dịch
vụ SV. Đây cũng là những vấn đề mà người làm CTSV trên thế giới rất quan tâm
và cũng là những vấn đề sẽ được huấn luyện cho SV. Ngoài việc nhấn mạnh vai
trò, đưa ra những nguyên tắc và giá trị cơ bản cho việc phát triển những chương
trình CTSV hiệu quả, thiết thực, nhóm tác giả đã tập trung hướng dẫn cách xây
dựng các dịch vụ và chương trình CTSV đảm bảo cho việc lấy SV là trung tâm của
tất cả các hoạt động bằng cách khuyến khích SV tích cực học tập đồng thời chú
trọng phát triển các kỹ năng cá nhân, kỹ năng xã hội, nâng cao tầm nhận thức và
văn hóa SV. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã trình bày chi tiết về việc tổ chức và
quản lý hiệu quả đa dạng các chương trình CTSV dựa trên lý thuyết về quản lý, kế
toán, thống kê và quản trị nhân lực. UNESCO quan niệm rằng, giáo dục đại học
phải được quản lý đúng cách, trong đó bao gồm cả những dịch vụ đối với SV và
7


CTSV. Các tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng của một chiến lược quản lý hiệu quả

đối với CTSV, nêu bật vai trò của người đứng đầu trường đại học và người đứng
đầu đơn vị phụ trách CTSV, đảm bảo trách nhiệm của người đứng đầu trong việc
phối hợp các lực lượng để phát triển các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng học
tập và sự thành công của SV trong bối cảnh mà CTSV đặt ra, đó là: 1/Các nhiệm vụ
và chính sách; các nguồn lực và ngân sách thích hợp; 2/Công tác kiểm tra, đánh giá
thường xuyên và việc lập kế hoạch chiến lược; 3/Nguồn lực con người, bao gồm
những cơ hội phát triển về chuyên môn cũng như công tác tuyển dụng, thu hút cán
bộ phù hợp với mục tiêu của mỗi nhà trường; 4/Cơ sở vật chất và công tác tập huấn
cán bộ; 5/Công tác quản lý, tiếp thị về các chương trình, dịch vụ SV.
Hiệp hội giáo dục đại học chuyên nghiệp ở Mỹ và tác giả James Rhatigan
trong cuốn Sổ tay CTSV [128] đã trình bày rõ lịch sử ra đời, triết lý về CTSV, đồng
thời xác định rõ nội dung, chức năng chính của CTSV ở nước Mỹ, bao gồm: 1/Các
dịch vụ tư vấn học tập và nghiên cứu; 2/Các dịch vụ cựu SV và vấn đề gây quỹ tài
trợ; 3/Công tác đời sống SV trong trường học (an ninh trật tự trường học, hoạt động
của hội SV, hoạt động phục vụ cộng đồng,…); 4/Các dịch vụ đa dạng (hỗ trợ vé đi
lại, dịch vụ cho SV đã trưởng thành, các dịch vụ hỗ trợ SV ngoại trú, hỗ trợ SV bị
khuyết tật và dịch vụ liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng của SV; 5/Y tế và chăm
sóc sức khỏe; 6/Ký túc xá, vấn đề nhà ở cho SV; 7/Dịch vụ ăn uống; 8/Công tác
tuyển sinh, các dịch vụ định hướng và hỗ trợ tân SV; 9/Dịch vụ hỗ trợ tài chính;
10/Các dịch vụ thể thao, giải trí.
Các tác giả Gwendolyn Dungy, Susan Komives, Dudley Woodard trong cuốn
Sổ tay nghề nghiệp về các dịch vụ SV [125] cũng đã dành một chương riêng trình
bày về tổ chức và chức năng của CTSV trong trường đại học. Ngoài việc trình bày
những nguyên tắc, cơ sở lý luận để làm cơ sở cho sự phát triển các dịch vụ SV,
CTSV, các tác giả đã hướng dẫn cách tập trung phát triển những dịch vụ SV thiết
thực, đưa ra lộ trình xây dựng những chương trình công tác, dịch vụ SV nhằm nâng
cao kết quả học tập và sự phát triển toàn diện của SV.
Tác giả Bloland trong bài báo đăng trên tạp chí NASPA [115] đã mô tả chức
năng, nhiệm vụ của người trưởng phòng công tác và dịch vụ SV của một trường đại
học và sự cần thiết phải có một chương trình tập huấn chuyên nghiệp dành cho trưởng

phòng và các cán bộ làm CTSV nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, khả năng tiếp cận
toàn diện đáp ứng nhu cầu của sinh viên từ lúc vào trường đến lúc ra trường.
Trong cuốn sách Để thành công ở trường đại học [69], các tác giả Bob Smale
và Julie Fowlie đã mô tả nội dung nhằm giúp SV phát triển toàn diện các kỹ năng,
8


trong đó bao gồm cả các kỹ năng cá nhân, kỹ năng học thuật, kỹ năng tìm kiếm việc
làm trong cùng một khung kế hoạch phát triển cá nhân. Đặc biệt, các tác giả đã đưa
ra những lời khuyên cho SV trong việc giải toả stress, quản lý thời gian và phát triển
các kỹ năng giao tiếp. Các kỹ năng học thuật tập trung vào các kỹ năng quan trọng
phục vụ cho việc học tập hiệu quả, thực hiện các bài nghiên cứu, viết luận và thi cử.
Kỹ năng tìm kiếm việc làm giúp SV nhận ra nghề nghiệp phù hợp với mình nhất và
cách làm thế nào để trở thành một ứng viên nổi bật trong quá trình tuyển dụng.
Các nghiên cứu về sự phát triển của CTSV và quản lý CTSV ở Mỹ và các nước
Châu Âu còn được trình bày bởi các tác giả như: Cowley [114], Nancy Evans, Deanna
Forney [124] Bloland, Paul, Stamatakos, Louis, Rogers, Russel [116].
Ngoài những nghiên cứu về CTSV và quản lý CTSV ở Mỹ và các nước
Châu Âu, các học giả ở Trung Quốc cũng rất quan tâm, nghiên cứu về CTSV. Tác
giả Tất Tiểu Bình, Trường Đại học Trung Sơn, Trung Quốc [13] đã có những luận
giải và tổng kết toàn diện đối với CTSV và quản lý CTSV trên 6 phương diện, đó
là: lý luận về CTSV; tổ chức CTSV; đội ngũ làm CTSV; nội dung CTSV; thông tin
hóa CTSV và đánh giá CTSV. Tác giả đã chứng minh CTSV là một môn khoa học,
xóa bỏ quan niệm sai lầm của rất nhiều người hiện nay, đó là: CTSV là “nhìn là
biết, học là hiểu, làm là biết”, bằng việc đưa ra những lý luận phát triển mới. CTSV
nhất định phải xuất phát từ sự phát triển của SV, xuất phát từ sự phát triển của nhà
trường và của người làm CTSV. Tác giả cũng đã trình bày quan niệm mới, phương
pháp mới về CTSV từ góc độ triết học, khiến cho vị trí của CTSV được nâng lên và
phát triển mạnh mẽ từ đơn giản đến phức tạp. Đồng thời tác giả cũng rất chú trọng
đến tính thao tác cụ thể trong quản lý CTSV như cơ cấu tổ chức, cán bộ làm CTSV,

tin học hóa CTSV, đánh giá CTSV. Các ví dụ thực tế được trình bày giúp cho việc
triển khai thực tế CTSV ở các nhà trường được chuẩn hóa, bài bản, chuyên nghiệp.
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước
Quản lý CTSV ra đời gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của nền
giáo dục đại học của Việt Nam. Những định hướng lý luận, mang tính nền tảng để
phát triển CTSV ở nước ta dựa trên quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
và của Đảng về việc giáo dục thế hệ thanh niên, SV.
Trong cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn khẳng định tiềm năng, vai trò, vị trí quan trọng của thanh niên, SV
là chủ nhân tương lai của đất nước. Bác rất quan tâm đến việc học tập, tu dưỡng,
rèn luyện của thanh niên, SV. Trong bản Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân và
toàn quân ta, Bác đã căn dặn về trách nhiệm của Đảng đối với thanh niên, SV là
9


“Đảng cần phải chăm lo cho giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành
những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bác
cũng đã nhiều lần nói chuyện trực tiếp với SV đang học tập trong nước, ở nước
ngoài và SV các nước đến dự hội nghị chuyên đề SV quốc tế tại Việt Nam. Trong
những bài nói chuyện, những huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh như: 1/Bài nói
chuyện tại buổi lễ khai giảng trường Đại học Nhân dân Việt Nam, ngày 19.1.1955.
2/Bài nói chuyện tại Đại hội SV lần thứ hai, ngày 7.5.1958. 3/Bài nói chuyện với
cán bộ, SV Việt Nam tại Matxcơva, ngày 1.2.1959. 4/Thư gửi cán bộ giáo dục,
HSSV các trường, các lớp bổ túc văn hoá, ngày 31.8.1960. 5/Bài nói tại Hội nghị
chuyên đề SV quốc tế tại Hà Nội, ngày 1.9.1961,…Bác luôn nhấn mạnh hai phẩm
chất hàng đầu của HSSV phải rèn luyện trong nhà trường là đức và tài. Sau này
Bác còn dùng khái niệm hồng và chuyên. Đức và tài, hồng và chuyên phải đi đôi
với nhau, song hành tồn tại cùng nhau trong một con người. Bác còn nhắc nhở
nhiệm vụ đầu tiên của SV là học, học tốt và học giỏi, học để thành người hữu ích
xây dựng xã hội, kiến thiết đất nước. Bác nói: “Nhiệm vụ chính của thanh niên là

học”, đồng thời Bác đặt vấn đề rõ ràng để giúp thầy giáo và SV nghiên cứu: “Phải
hiểu rõ học thế nào? Học cái gì? Học để làm gì?” [26].
Trong việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, Đảng
cũng đã tổng kết và đưa ra những định hướng, quan điểm chỉ đạo làm nền tảng cho
việc đổi mới CTSV ở các trường đại học, đó là “Đổi mới chương trình nhằm phát
triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy
chữ và dạy nghề. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp
luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền
thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa của nhân loại, những giá trị cốt lõi và nhân văn
của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh,...”[4].
Ở trong nước hiện nay đã có một số nghiên cứu về một lĩnh vực cụ thể của
CTSV, góp phần bổ sung lý luận và thực tiễn nhằm thực hiện tốt CTSV trong các
trường đại học, đặc biệt là quản lý SV trong điều kiện đào tạo theo học chế tín chỉ.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới quản lý giáo dục đại học nói chung và việc
chuyển đổi từ hình thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ, Bộ
GDĐT tạo đã tổ chức một số hội thảo về việc thực hiện CTSV trong điều kiện đào
tạo theo học chế tín chỉ. Năm 2008, Ban Liên lạc các trường đại học, cao đẳng Việt
Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Quản lý SV trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ”.
Tại các hội thảo này, một số nhà khoa học, nhà quản lý đã có tham luận nêu rõ đặc

10


điểm, những thuận lợi, khó khăn trong quản lý SV khi chuyển đổi sang đào tạo theo
tín chỉ và đề xuất một số giải pháp khắc phục.
Bàn về vị trí, vai trò và giải pháp đổi mới CTSV trong điều kiện đào tạo theo
học chế tín chỉ, tác giả Lê Đức Ngọc, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đưa ra quan điểm
và giải pháp: 1/. CTSV phải được coi như là một mảng của công tác đào tạo của nhà
trường: đào tạo năng lực học hỏi và đào tạo phẩm chất nhân văn cho người học. 2/.
CTSV phải được coi như một mảng của công tác tổ chức của nhà trường: quản lý

người học [3, tr. 26].
Tác giả Ngô Doãn Đãi, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nêu quan điểm và một
số biện pháp để quản lý việc học tập của SV trong đào tạo theo tín chỉ, cụ thể là
không nên quản lý việc học tập của SV bằng các biện pháp kiểm tra hành chính
hoặc công tác tư tưởng mà nên quản lý bằng học chế tín chỉ, quy chế học tập và
những yêu cầu cụ thể của người thầy trong quá trình dạy và học thông qua bản đề
cương môn học; tổ chức đánh giá thường xuyên đối với SV trong quá trình đào tạo
và thay đổi nội dung thi, kiểm tra [3, tr. 1].
Tác giả Phùng Khắc Bình, chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ
“Nghiên cứu việc phân loại đạo đức HSSV– Thực trạng và Tiêu chí đánh giá” đã
nghiên cứu cơ sở khoa học, nội dung, các bước tiến hành việc đánh giá đạo đức, kết
quả rèn luyện của HSSVcác trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được thể chế hóa bằng văn bản pháp quy của Bộ
GDĐT (Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của HSSV các trường đại học, cao đẳng,
trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy), được thực hiện có hiệu quả trong các nhà
trường từ năm 2002 đến nay [12].
Tác giả Vũ Thị Thảo, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam trong đề tài: Nghiên
cứu thực trạng quản lý SV trong đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ tại Trường
Đại học Xây dựng Hà Nội đã xác định những nội dung chính của công tác quản lý SV
trong đào tạo theo tín chỉ, tổ chức khảo sát thực trạng công tác quản lý SV sau khi
chuyển từ đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ ở Trường Đại học Xây dựng Hà
Nội từ đó rút ra các đặc điểm về tổ chức quản lý trong đào tạo theo học chế tín chỉ,
việc tổ chức hệ thống cố vấn học tập và chỉ ra được những nhân tố ảnh hưởng đến
công tác quản lý sinh viên: về bộ máy làm công tác quản lý SV; cố vấn học tập; hệ
thống giáo trình, tài liệu học tập và ý thức tự giác trong học tập và tham gia công tác
xã hội của SV [98].
Các tác giả Đào Ngọc Cảnh và Huỳnh Văn Đà đã nghiên cứu bản chất của đào
tạo theo học chế tín chỉ và đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao tính chủ động
11



của SV. Đề tài nghiên cứu đã nêu ra các giải pháp về việc tăng cường cung cấp thông
tin cho SV, đổi mới quan điểm, cách tiếp cận trong công tác giảng dạy và quản lý SV
trong điều kiện đào tạo theo học chế tín chỉ từ đó thay đổi nhận thức cũng như phương
pháp học tập của SV [31, tr.71].
Đề tài “Xây dựng mô hình quản lý công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên
trong các trường đại học sư phạm trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị
Hoàng Anh đã xây dựng cơ sở lý luận cho việc quản lý công tác giáo dục đạo đức
cho SV ở các trường đại học sư phạm, tổ chức khảo sát thực trạng và đề xuất được
mô hình quản lý công tác giáo dục đạo đức cho SV và một số biện pháp quản lý
nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức cho SV các trường đại học sư
phạm hiện nay [2].
Tại đề tài luận án tiến sĩ các tác giả Nguyễn Đình Đức [45], Kiều Thị Kiều
Thanh [97], Bùi Thị Tuyết Mai [82] đã tập trung nghiên cứu về nội dung và biện
pháp thực hiện một số nội dung cụ thể của CTSV như: công tác giáo dục lý tưởng
cách mạng; giáo dục đạo đức, lối sống, đạo đức nghề nghiệp đối với SV ngành sư
phạm hoặc một nhóm trường đại học ở địa phương.
1.1.3. Nhận xét chung
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới và ở Việt Nam
đã đề cập đến vấn đề CTSV, dịch vụ SV, quản lý CTSV với nhiều góc độ khác nhau.
Các nghiên cứu của UNESCO và một số học giả ở Mỹ, Châu Âu đều tập trung vào
vấn đề hỗ trợ và dịch vụ đối với SV trên cơ sở tôn trọng, phát huy ý thức công dân,
tính tự giác và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của SV; mô tả cụ thể quy trình,
cách thức tiến hành các hoạt động hỗ trợ, dịch vụ SV trong đào tạo theo học chế tín
chỉ. Các bài báo khoa học của một số tác giả ở trong nước về CTSV trong đào tạo
theo học chế tín chỉ đã tập trung nghiên cứu về quản lý hoạt động học tập của SV,
phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của SV trong các hoạt động học tập. Một số
luận án tiến sỹ, đề tài nghiên cứu khoa học của các tác giả trong nước mới chỉ tập
trung vào một số nội dung trọng tâm của CTSV trong các trường đại học ở nước ta
như: công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; giáo dục đạo đức, đạo đức nghề nghiệp;

giáo dục lối sống văn hóa, quản lý SV ở nội trú, ngoại trú...nói chung nhưng chưa có
nghiên cứu sâu về các lĩnh vực này trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Các nghiên
cứu về các hoạt động hỗ trợ, dịch vụ SV trong trường đại học và quy trình tổ chức
thực hiện CTSV trong điều kiện đào tạo theo học chế tín chỉ ít được các học giả
trong nước đề cập đến. Đây là vấn đề cần đặc biệt quan tâm đối với công tác nghiên
cứu khoa học thuộc lĩnh vực CTSV hiện nay bởi lẽ, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ
12


chính trị, xã hội là giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho SV thì CTSV trong đào
tạo theo học chế tín chỉ cần đặc biệt quan tâm đến các hoạt động hỗ trợ và dịch vụ
SV, là yếu tố cơ bản để thúc đẩy năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành nghề nghiệp
của SV sau khi tốt nghiệp và hỗ trợ tích cực cho việc quản lý SV trong đào tạo theo
học chế tín chỉ. Mặt khác, hiện nay ở trong nước hầu như chưa có một công trình
nghiên cứu lý luận mang tính tổng thể, toàn diện về CTSV và quản lý CTSV nói
chung, đặc biệt là quản lý CTSV trong điều kiện đào tạo theo học chế tín chỉ để làm
cơ sở cho việc nghiên cứu, triển khai toàn diện các lĩnh vực của CTSV trong các
trường đại học. Do vậy, những vấn đề quản lý CTSV trong đào tạo theo học chế tín
chỉ chưa được nghiên cứu sẽ là đối tượng nghiên cứu của tác giả trong luận án này.
Đây cũng là ý nghĩa khoa học của đề tài xét trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
1.2. Khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Sinh viên
Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc chữ La-tinh là “Student” có nghĩa là
người học tập nhiệt tình, người tìm kiếm, khai thác tri thức. Như vậy, SV chính là
người học theo phương pháp nghiên cứu, tìm tòi, khám phá. Theo nghĩa tiếng Hán,
từ “sinh” dùng để chỉ người đi học, từ “viên” dùng để chỉ người làm việc ở một cơ
quan, tổ chức. Khi ghép hai từ này thành “sinh viên” có hàm ý chỉ người học ở
trình độ cao, là nguồn nhân lực tương lai của các cơ quan, tổ chức. Do vậy, ở nhiều
nước trên thế giới, thuật ngữ “sinh viên” dùng để chỉ chung cho những người học
trình độ cao đẳng, đại học, cao học, nghiên cứu sinh.

Ở Việt Nam, thuật ngữ “sinh viên” dùng để chỉ những người học chương
trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học [95]. Trong luận án này, tác
giả sử dụng khái niệm Sinh viên là người đang học chương trình đào tạo trình độ
đại học hệ chính quy của các cơ sở giáo dục đại học.
1.2.2. Công tác sinh viên
Theo Từ điển từ và ngữ Hán Việt, cụm từ “công tác” dùng để chỉ công việc
của Nhà nước hoặc một đoàn thể [74, tr.59]. Vì vậy, hiểu theo nghĩa rộng thì CTSV
chính là các công việc của nhà nước, nhà trường và các cơ quan, đoàn thể đối với
SV. Tuy nhiên, theo cách hiểu thông thường đang được sử dụng rộng rãi trong các
cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và các trường đại học hiện nay, CTSV trong
trường đại học là tất cả những hoạt động đối với SV nhưng không bao gồm các
công việc liên quan đến việc đào tạo kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho SV trong
giờ học chính khóa. CTSV có thể coi là “phần bù” của việc đào tạo kiến thức, kỹ

13


×