Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.72 KB, 110 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NG TH NGC DIP

HOàN THIệN PHáP LUậT QUảN Lý THUế
ĐốI VớI HOạT ĐộNG XUấT NHậP KHẩU ở VIệT
NAM

LUN VN THC S LUT HC


HÀ NỘI - 2018


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NG TH NGC DIP

HOàN THIệN PHáP LUậT QUảN Lý THUế
ĐốI VớI HOạT ĐộNG XUấT NHậP KHẩU ở VIệT
NAM
Chuyờn ngnh: Lut Kinh t
Mó s: 8380101.05

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: TS. NGUYN AM HIU



HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các
môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Đặng Thị Ngọc Diệp


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU VÀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ

ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
1.1.

8

Khái quát chung về hoạt động xuất nhập khẩu và pháp luật
thuế với hoạt động xuất nhập khẩu

8

1.1.1.

Khái niệm, đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu

8

1.1.2.

Các loại thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu 10

1.1.3.

Pháp luật thuế với hoạt động xuất nhập khẩu

1.2.

Khái quát chung về pháp luật quản lý thuế với hoạt động

16


xuất nhập khẩu17
1.2.1.

Khái niệm pháp luật về quản lý thuế với hoạt động xuất nhập khẩu
17

1.2.2.

Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật quản lý thuế đối với hoạt động
xuất nhập khẩu 18

1.2.3.

Vai trò của pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động xuất
nhập khẩu20

1.3.

Cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN 22

1.3.1.

Lịch sử ra đời của Cơ chế một cửa Quốc gia và Cơ chế một
cửa ASEAN

1.3.2.

22

Khái niệm cơ chế một cửa ASEAN và cơ chế một cửa Quốc gia

23


1.3.3.

Quy trình thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một
cửa Quốc gia và ASEAN

1.3.4.

Lợi ích khi triển khai cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một
cửa ASEAN

1.4.

23

24

Kinh nghiệm của các nước trên thế giới về quản lý thuế
trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

1.4.1.

26

Kinh nghiệm về hiện đại hóa thủ tục hải quan của Hải quan New
Zealand 26

1.4.2.


Kinh nghiệm về chống thất thu thuế của hải quan Hàn Quốc 28

1.4.3.

Kinh nghiệm của Hải quan Malaysia

Tiểu kết chương 1

29

31

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
2.1.

32

Chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật quản lý thuế trong
lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa

32

2.1.1.

Cơ quan quản lý thuế với hoạt động xuất nhập khẩu

32


2.1.2.

Đối tượng nộp thuế với hoạt động xuất nhập khẩu

36

2.2.

Nội dung cơ bản về thủ tục quản lý thuế đối với hoạt động
xuất nhập khẩu39

2.2.1.

Quản lý thông tin người nộp thuế

39

2.2.2.

Quy định về quản lý thu nộp thuế

41

2.2.3.

Quản lý nợ thuế 57

2.2.4.

Quản lý miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế 61


2.2.5.

Thanh tra, kiểm tra thuế và xử lý vi phạm pháp luật về thuế

2.2.6.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế 66

2.3.

Thực tiễn triển khai thực hiện Cơ chế một cửa Quốc gia và

64


cơ chế một cửa ASEAN
Tiểu kết chương 2

68

71

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
QUẢN LÝ THUẾ TRONG LĨNH VỰC THUẾ XUẤT KHẨU,
THUẾ NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM
3.1.

Sự cần thiết phải hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý
thuế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu


3.2.

72
72

Phương hướng hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế đối với
hoạt động xuất nhập khẩu 74

3.2.1.

Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước

74

3.2.2.

Phù hợp với chương trình cải cách hành chính, hiện đại hóa
ngành Hải quan 75

3.2.3.

Đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam
kết quốc đã tham gia 77

3.3.

Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối
với hoạt động xuất nhập khẩu


78

3.3.1.

Nhóm giải pháp mang tính chất chung

78

3.3.2.

Nhóm giải pháp mang tính chất cụ thể

82

KẾT LUẬN CHUNG

95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

96


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

1.


ASW

Cơ chế một cửa ASEAN

2.

C/O

Giấy Chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa

3.

FTA

Hiệp định thương mại tự do

4.

GTGT

Giá trị gia tăng

5.

NK

Nhập khẩu

6.


NSNN

Tổ chức thương mại thế giới

7.

NSW

Cơ chế một cửa Quốc gia

8.

TPP

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

9.

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

10.

XK

Xuất khẩu

11.


XNK

Xuất nhập khẩu


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hơn 30 năm đổi mới (1986 – 2018) nền kinh tế - xã hội của Việt
Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trong đó hội nhập kinh tế quốc tế
là nội dung quan trọng xuyên suốt quá trình đổi mới của đất nước. Mở đầu
cho tiến trình hội nhập là việc Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á(ASEAN) vào tháng 7/1997, trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.
Đến nay, Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO và
ký kết thành công 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Việc Việt Nam gia
nhập WTO vào tháng 11/2006 đã đánh dấu bước hội nhập toàn Việt Nam với
nền kinh tế thế giới. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong
những năm qua đã chứng minh hội nhập kinh tế thế giới có vai trò vô cùng
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Hội nhập kinh tế quốc tế là đòn bẩy để Việt Nam phát huy nội lực của
nền kinh kế đất nước, tạo cơ hội giao lưu học hỏi công nghệ của các nước
đang phát triển và thu hút được lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài từ đó thúc
đẩy nền sản xuất trong nước phát triển, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa, hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc
biệt đối với hoạt động xuất nhập khẩu (XNK), hội nhập kinh tế đã mở đường
cho hoạt động XNK ở Việt Nam ngày càng tiến xa hơn trên thị trường quốc
tế. Có thể thấy kim ngạch XNK của Việt Nam tăng cao và có sự thay đổi rõ
rệt kể từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO cho đến nay. Hoạt động XNK
phát triển mạnh không chỉ góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế, tạo thêm công ăn
việc làm cho xã hội mà còn tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.
Nguồn thu cho ngân sách nhà nước có được từ hoạt động XNK chủ yếu là từ

thu thuế với hoạt động XNK. Việc đánh thuế với hoạt động xuất nhập khẩu
không chỉ để tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn là công cụ để nhà
1


nước quản lý kinh tế, bảo vệ lợi ích quốc gia, điều chỉnh các hoạt động kinh tế
quốc tế. Do đó hoạt động quản lý thuế nói chung và pháp luật quản lý thuế nói
riêng có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển bền vững của đất nước.
Pháp luật quản lý thuế hiện hành về cơ bản đã tạo được cơ sở pháp lý quan
trọng để cơ quan quản lý thuế thực hiện nhiệm vụ thu thuế với hoạt động
XNK, đồng thời tạo được hành lang pháp lý cơ bản thống nhất chính sách
quản lý thu thuế và đồng bộ với các luật thuế áp dụng trong hoạt động XNK.
Tuy nhiên, đứng trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ, đa dạng về
hình thức, chủng loại hàng hóa của hoạt động xuất nhập khẩu cũng như yêu
cầu thực thi các cam kết quốc tế thì pháp luật quản lý thuế ở Việt Nam còn
bộc lộ nhiều hạn chế như: Văn bản pháp luật quản lý thuế trong hoạt động
XNK thay đổi thường xuyên, nhiều quy định còn chưa rõ ràng, đồng bộ gây
khó khăn cho chủ thể quản lý thuế cũng như chủ thể nộp thuế, nhiều trường
hợp quy định pháp luật còn chồng chéo, gây nhầm lẫn, các quy định về quản
lý còn chưa hoàn thiện dẫn đến tình trạng trốn thuế, gian lận thuế, nợ đọng
tiền thuế ngày càng gia tăng với thủ đoạn tinh vi phức tạp…
Để khắc phục được những hạn chế nêu trên của pháp luật quản lý thuế
đối với hoạt động xuất nhập khẩu cũng như để pháp luật quản lý thuế đối với
hoạt động xuất nhập khẩu phù hợp với các cam kết quốc tế nhưng vẫn thực
hiện được chức năng bảo hộ nền sản xuất trong nước, đảm bảo nguồn thu cho
ngân sách nhà nước. Đòi hỏi phải tiến hành nghiên cứu lý luận và thực tiễn
điều chỉnh pháp luật quản lý thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu từ đó đưa
ra được các giải pháp hoàn thiện.
Bên cạnh đó, trước yêu cầu thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, thực
hiện kết nối cơ chế một cửa ASEAN nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính,

thu thuế nhanh, đầy đủ chính xác tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong quản
lý thuế XNK. Ngành Hải quan, cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc tổ

2


chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu (XK), hàng hóa
nhập khẩu (NK) đã và đang đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin
trong tất cả các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan. Tuy nhiên, các quy định về thủ
tục quản lý thuế, từ đăng ký thuế, khai thuế nộp thuế… trong Luật Quản lý
thuế hiện hành về cơ bản được xây dựng theo phương pháp thủ công truyền
thống, gây cản trở việc thực hiện ứng dụng thông tin trong quản lý thuế nói
chung và quản lý thuế XNK của ngành hải quan nói riêng. Do đó để thực hiện
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hải quan một cách toàn diện,
nhanh chóng thì ngoài việc được đầu tư các trang thiết bị hiện đại còn cần
khung pháp lý vững chắc để cơ quan hải quan áp dụng thống nhất đồng thời
thúc đẩy người nộp thuế thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật quản lý thuế đối với hoạt
động xuất nhập khẩu, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu luận văn cao học của
mình là: “Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế đối với hoạt động xuất nhập
khẩu ở Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu
Đề tài về pháp luật thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu là đề tài
được khá nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, các công trình nghiên
cứu có thể kể đến như: Pháp luật thuế: lý luận, lịch sử, thực trạng và so
sánh, Nguyễn Thị Lan Hương (2015); Giáo trình Luật Thuế Việt Nam, Đại
học Luật Hà Nội (2015); Pháp luật thuế xuất nhập khẩu trong điều kiện Việt
Nam thực thi cam kết WTO, Ngô Khánh Phượng, Đại học Quốc gia Hà Nội
(2011); Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trị giá tính thuế nhập khẩu trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ luật học Đỗ Văn Nhật;

Cải cách thủ tục hành chính về thuế - Thực trạng và giải pháp, Hồ Thị
Hằng, Luận văn thạc sĩ luật học, Viện nhà nước và pháp luật Hà Nội; Những
vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý thuế theo cơ chế tự khai tự nộp , của

3


nghiên cứu sinh Vũ Văn Cương; Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất
nhập khẩu theo pháp luật Việt Nam, Trần Thu Trang (2012) Luận văn thạc sĩ
luật học; Pháp luật về quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thực tiễn
thi hành tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị - tỉnh Lạng Sơn, Nông
Thị Phượng (2017) Luận văn thạc sĩ luật học; Pháp luật về quản lý thuế
trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thực trạng và phương hướng hoàn thiện,
Nguyễn Thị Kim Oanh (2010), Luận văn thạc sĩ luật học.
Những luận văn trên đã đưa ra cái nhìn tổng quan về lý luận hoạt động
xuất nhập khẩu và lý luận pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Tuy
nhiên, chỉ có đề tài “pháp luật về quản lý thuế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
thực trạng và phương hướng hoàn thiện” Luận văn thạc sĩ luật học của tác
giả Nguyễn Thị Kim Oanh là tiến hành nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động
quản lý thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu. Đề tài “pháp luật về quản lý
thuế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thực trạng và phương hướng hoàn thiện”
của tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh đã phần nào làm rõ được lý luận pháp luật
về quản lý thuế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nghiên cứu thực tiễn đưa ra
được điểm mạnh điểm yếu của pháp luật quản lý thuế trong lĩnh vực xuất
nhập khẩu. Tuy nhiên đề tài trên được tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh tiến
hành nghiên cứu vào năm 2010 do đó chủ yếu nghiên cứu và phân tích các
quy định của Luật thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu 2005, Luật Quản lý thuế
2006, Luật Hải quan 2001, Luật Hải quan sửa đổi 2005 và các quy định trở về
trước. Trong thời gian từ năm 2010 đến nay pháp luật thực định và thực tiễn
về quản lý thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu đều có nhiều thay đổi. Với

pháp luật thực định: Luật thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu 2005 đã được thay
thế bởi Luật thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu 2016; Luật Hải quan 2001 được
thay thế bởi Luật Hải quan 2014; Luật Quản lý thuế 2006 đã tiến hành sửa đổi
bổ sung năm 2013, 2014, 2016. Đặc biệt năm 2017 Luật Quản lý ngoại

4


thương đã được ban hành và chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2018. Về
thực tiễn, bối cảnh kinh tế trong nước từ năm 2010 đến nay đã có rất nhiều
thay đổi mà nổi bật nhất là sự kiện Việt Nam đã ký kết thành công hiệp định
đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương(CPTTP). Vì vậy có thể
thấy Đề tài vẫn đáp ứng được những yêu cầu về tính mới, tính cấp thiết so với
các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Ngoài ra, có một số bài viết nghiên cứu trên báo, tạp chí chuyên ngành
như: Thu Hòa, Thu Trang (2015), “Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu- những
hạn chế cần được sửa đổi”, Báo Hải Quan online; Ngọc Linh (2016), “Sẽ nâng
tầm nhiều thủ tục hành chính tại các Thông tư”, Báo Hải Quan online; Vũ Văn
Cương, Vũ Ngọc Hà (2009), “Pháp luật về kiểm tra thanh tra thuế ở Việt Nam”,
Tạp chí Luật học; Dương Hoàng Linh (2015), “Ảnh hưởng của hội nhập thuế
quan đối với cơ cấu nhập khẩu”, Tài chính Việt Nam 2014 - 2015.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về xuất nhập khẩu, pháp luật quản lý
thuế xuất nhập khẩu hiện nay ở Việt Nam. Trên cơ sở đó tiến hành đánh giá
tình hình áp dụng pháp luật quản lý thuế với hoạt động xuất nhập khẩu trên
thực tiễn, cũng như dự đoán xu hướng vận động từ đó đưa ra các giải pháp
hoàn thiện mang tính đồng bộ lâu dài cho pháp luật về quản lý thuế đối với
hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam.
3.2. Mục tiêu cụ thể

Từ thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý thuế của cơ quan nhà nước
trong hoạt động xuất nhập khẩu tìm ra những điểm mạnh cần tiếp tục phát
huy cũng như những điểm yếu cần khắc phục của pháp luật quản lý thuế đối
với hoạt động xuất nhập khẩu. Từ đó đưa ra những định hướng hoàn thiện quy
định của pháp luật quản lý thuế với hoạt động xuất nhập khẩu.

5


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật quản lý
thuế với hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trong bối cảnh thực tiễn
pháp lý ở Việt Nam hiện nay. Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của
pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật hiện hành về quản lý thuế với hoạt
động xuất nhập khẩu trên phạm vi cả nước. Đồng thời chỉ tập trung nghiên
cứu chủ thể trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý thuế với hoạt động xuất
nhập khẩu là cơ quan Hải quan.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu tiêu nghiên của đề tài, với từng nội dung nghiên
cứu cụ thể, đề tài sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp lịch sử và phương pháp logic: được sử dụng để nghiên
cứu lịch sử của hoạt động xuất nhập khẩu và pháp luật quản lý thuế đối với
hoạt động xuất nhập khẩu để tìm ra bản chất quy luật phát triển.
- Phương pháp phân tích: để làm rõ các vấn đề lý luận và tìm ra ưu,
nhược điểm của quy định pháp luật hiện hành về quản lý thuế đối với hoạt
động xuất nhập khẩu.
- Phương pháp tổng hợp: để khái quát các vấn đề cần nghiên cứu, nhìn
nhận vấn đề một cách thống nhất và đưa ra các giải pháp đồng bộ.
- Phương pháp so sánh: nhằm đối chiếu các quy định trong từng thời

kỳ, các quy định trong nước và nước ngoài.
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
- Tính mới của đề tài:
+ Đề tài nghiên cứu pháp luật quản lý thuế đối với hoạt động xuất nhập
khẩu trong bối cảnh nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
+ Nghiên cứu các cam kết quốc tế Việt Nam đã đã ký kết và tham gia,

6


cũng như kinh nghiệm quản lý thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu của một số
nước trên thế giới từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện các quy định về quản lý
thuế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động xuất nhập khẩu.
- Đóng góp mới của đề tài: Đưa ra các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện
pháp luật quản lý thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu phù hợp với các cam
kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia, cũng như phù hợp với bối
cảnh nền kinh tế trong nước hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận
văn có 3 chương sau đây:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về hoạt động xuất nhập khẩu
và pháp luật quản lý thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về quản lý thuế đối với hoạt động xuất
nhập khẩu.
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế trong
lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam.

7



Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP
KHẨU VÀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU
1.1. Khái quát chung về hoạt động xuất nhập khẩu và pháp luật
thuế với hoạt động xuất nhập khẩu
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu
Như chúng ta đã biết, xuất nhập khẩu là cụm từ viết tắt của hoạt động
xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu. Đây là hai hoạt động chính hình thành nên
thương mại quốc tế và hoạt động ngoại thương của một nước.
Pháp luật Việt Nam có đưa ra định nghĩa về hoạt động xuất khẩu hàng
hóa và nhập khẩu hàng hóa như sau:
1. Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi
lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh
thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định
của pháp luật.
2. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh
thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh
thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của
pháp luật (Khoản 1 và khoản 2 Điều 28 Luật thương mại 2005).
Khái niệm khu vực hải quan riêng trong quy định trên được định nghĩa
tại khoản 4 Điều 3 Luật quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Khu vực hải quan riêng là khu vực địa lý xác định trên lãnh
thổ Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên; có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa với phần lãnh
thổ còn lại và nước ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
8



Trong lý luận thương mại quốc tế, khái niệm xuất khẩu được định nghĩa
“là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài” và khái niệm nhập khẩu được
định nghĩa “là việc quốc gia này mua hàng hóa dịch vụ từ quốc gia khác”.
Như vậy có thể hiểu XNK là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa,
dịch vụ trên phạm vi quốc tế. Trong đó, hoạt động NK là hoạt động mua hàng
hóa, dịch vụ từ các tổ chức kinh tế, các công ty nước ngoài, từ khu vực phi
thuế quan vào tiêu thụ ở thị trường trong nước hoặc tái xuất với mục tiêu lợi
nhuận và nối liền sản xuất giữa các quốc gia với nhau. Còn hoạt động xuất
khẩu là hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được sản xuất, gia công,
chế biến trong nước hoặc hàng hóa mua của nước ngoài cho cá nhân, pháp
nhân quốc tế.
Theo đó, để phân biệt hoạt động XNK với hoạt động kinh doanh thông
thường ta dựa vào các đặc điểm sau:
- Mang tính quốc tế: Chủ thể thực hiện hành vi mua bán hàng hóa, dịch
vụ đến từ các quốc gia khác nhau;
- Nguồn luật điều chỉnh: Hoạt động XNK không chỉ chịu sự điều chỉ
của pháp luật quốc gia như các hoạt động kinh doanh thông thường khác mà
còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc tế: Điều ước quốc tế, công ước
quốc tế, tập quán thương mại quốc tế;
- Đồng tiền thanh toán: Sử dụng đa dạng các loại tiền tệ để thanh toán.
- Đối tượng của XNK: hàng hóa, dịch vụ được phép xuất nhập khẩu
theo quy định của của từng nước có liên quan và phải là loại hàng hóa, dịch
vụ được luật pháp quốc tế chấp nhận.
Hoạt động XNK có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Sau đây là các hình thức XNK thông dụng ở Việt Nam
- XNK trực tiếp hay còn gọi là XNK tự doanh: Là việc doanh nghiệp
kinh doanh XNK hàng hóa dịch vụ tự mình thực hiện hoạt động buôn bán,

9



trao đổi hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình cho đối tác nước ngoài và
ngược lại mà không thông qua doanh nghiệp trung gian.
- XNK ủy thác: là hình thức XNK thông qua đơn vị trung gian. XNK
ủy thác hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước (doanh nghiệp ủy thác)
có nhu cầu XNK hàng hóa nhưng không có chức năng kinh doanh XNK trực
tiếp và phải nhờ đến doanh nghiệp nhận ủy thác có chức năng kinh doanh
XNK. Doanh nghiệp nhận ủy thác sẽ thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa
theo những thỏa thuận với doanh nghiệp ủy thác và được nhận thù lao ủy thác.
- XNK hàng đổi hàng hay còn gọi là buôn bán đối lưu: là hình thức
xuất khẩu gắn liền với nhập khẩu, người mua cũng là người bán. Trong hình
thức này tiền tệ sẽ không đóng vai trò là vật ngang giá chung mà hàng hóa và
dịch vụ XK sẽ được đổi lấy hàng hóa và dịch vụ khác có giá trị tương đương.
Hình thức XNK này đang được nhà nước ta khuyến khích vì sử dụng hình
thức này doanh nghiệp có thể thu lãi được từ hai hoạt động nhập và xuất hàng
hóa, đồng thời tránh được rủi ro biến động đồng ngoại tệ.
- XNK liên doanh: là hoạt động XNK hàng hóa trên cơ sở liên kết một
cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp nhằm phối hợp khả năng sản xuất và
đề ra các chủ trương biện pháp liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu trên
cơ sở các bên cùng chịu rủi ro và chia sẻ lợi nhuận. Hình thức này đỏi hỏi
phải có ít nhất một doanh nghiệp có chức năng XNK.
1.1.2. Các loại thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu
Thuế là khoản thu do Nhà nước dùng quyền lực của mình để buộc các
tổ chức, cá nhân phải nộp vào ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các chức
năng và nhiệm vụ của mình [29, tr. 9].
Trong hoạt động XNK hàng hóa, các chủ thể thực hiện hoạt động này
sẽ phải nộp một khoản tiền theo quy định của pháp luật vào ngân sách nhà
nước. Khoản tiền này được gọi là thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu.

10



Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, trừ những trường
hợp được miễn thuế, thông thường hoạt động XNK thuộc đối tượng chịu thuế
XK, thuế NK, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường.
1.1.2.1. Thuế đối với hoạt động xuất khẩu
Hoạt động XK có đặc trưng cơ bản là hàng hóa, dịch vụ XK sẽ được
tiêu dùng ở ngoài nước. Xuất phát từ đặc trưng này hoạt động XK theo quy
định của pháp luật Việt Nam thường chỉ chịu một loại thuế duy nhất là thuế
xuất khẩu và được áp dụng mức thuế suất 0% với thuế giá trị tăng trừ một số
trường hợp như chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ
ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh….
Trên phương diện kinh tế, thuế XK được hiểu là là khoản thu nộp bắt
buộc của tổ chức, cá nhân vào NSNN khi thực hiện hành vi XK hàng hóa,
dịch vụ vượt ra khỏi biên giới quốc gia.
Trên phương diện pháp lý, thuế XK là khoản thu được ghi nhận trong
Luật thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu do Quốc hội ban hành, được thu bởi cơ
quan Hải quan và được bảo đảm cưỡng chế thực hiện.
So với các sắc thuế nội địa, thuế XK có sự khác biệt về bản chất và
chức năng. Do đó thuế XK có các đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, về đối tượng chịu thuế, thuế XK đánh vào hàng hóa được sản
xuất trong nước đưa ra nước ngoài. Các hàng hóa này phải được phép vận
chuyển qua biên giới. Hàng hóa bao gồm tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì hàng hóa không
chỉ bao gồm những vật liệu hữu hình được chuyển trực tiếp qua biên giới các
nước mà còn bao gồm cả những hàng hóa vô hình. Hàng hóa vô hình có thể
kể đến như sản phẩm phần mềm công nghệ thông tin, loại hàng hóa này được
vận chuyển qua biên giới các nước không phải bằng cách thông thường mà
thông qua mạng internet. Ngoài ra, dịch vụ cũng được xuất khẩu trên thực tế


11


nhưng pháp luật về thuế xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới trong đó có cả
Việt Nam không quy định dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu.
Thứ hai, thuế xuất khẩu vừa là thuế trực thu vừa là thuế gián thu. Chủ
thể xuất khẩu hàng hóa có thể nhằm mục đích tiêu dùng hoặc kinh doanh. Đối
với trường hợp cá nhân xuất khẩu hàng hóa để tiêu dùng (hàng hóa mang theo
người khi xuất cảnh để tiêu dùng ở nước ngoài) thì cá nhân vừa là người nộp
thuế vừa là người chịu thuế, số thuế cá nhân đã nộp có tính chất là thuế trực
thu. Ngược lại, đối với cá nhân, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nhằm mục
đích kinh doanh thì cá nhân, doanh nghiệp đó là người nộp thuế, còn người
chịu thuế là người tiêu dùng, số thuế đã nộp mang tính chất là thuế gián thu.
Thứ ba, thuế xuất khẩu được thu bởi cơ quan Hải quan.
Từ những đặc trưng cơ bản nêu trên, thuế xuất khẩu không chỉ thực
hiện những vai trò cơ bản như tạo nguồn thu cho NSNN, điều tiết nền kinh tế
và hướng dẫn tiêu dùng trong xã hội mà còn có vai trò bảo hộ nền sản xuất
trong nước, bảo hộ thị trường tiêu thụ trong nước và khuyến khích xuất khẩu,
tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa trong nước. Đối với những mặt hàng
Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu để bảo hộ thị trường tiêu thụ trong nước
thì thuế suất với những mặt hàng này sẽ được quy định tăng lên. Do bị đánh
thuế xuất khẩu cao nên việc tiêu thụ những mặt hàng này ở thị trường nước
ngoài sẽ khó khăn hơn thị trường nội địa và khi đó các hàng hóa này sẽ được
tiêu thụ trong nước. Mặt khác, với những mặt hàng muốn khuyến khích xuất
khẩu thì mức thuế suất đối với mặt hàng này sẽ giảm hoặc bằng không. Việc
giảm thuế xuất khẩu với hàng xuất khẩu sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh tốt hơn
cho loại hàng hóa này trên thị trường quốc tế, so với hàng hóa cùng loại của
những nước khác đang lưu thông trên thị trường.
1.1.2.2. Thuế với hoạt động nhập khẩu
Khác với hoạt động XK, trong hoạt động NK, hàng hóa, dịch vụ nhập


12


khẩu sẽ được tiêu dùng ở thị trường trong nước. Do đó, hoạt động NK ngoài
việc phải chịu thuế nhập khẩu còn phải chịu thuế GTGT và trong nhiều
trường hợp còn phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường.
Một là, thuế nhập khẩu:
Thuế nhập khẩu là loại thuế áp dụng với chủ thể thực hiện hành vi nhập
khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào thị trường trong nước hoặc từ khu vực phi
thuế quan vào thị trường trong nước. Các chủ thể khi thực hiện hành vi nhập
khẩu hàng hóa sẽ phải nộp vào NSNN một khoản tiền theo quy định của pháp
luật. Khoản thu nộp này được gọi là thuế nhập khẩu.
Đối tượng chịu thuế NK là hàng hóa được phép vận chuyển qua biên
giới, những mặt hàng cấm như ma túy, súng…. không thuộc đối tượng chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt vì không được phép vận chuyển, mua bán qua biên giới.
Thuế NK không hoàn toàn là thuế trực thu hoặc thuế gián thu. Thuế NK là
thuế gián thu khi nhà nhập khẩu, nhập khẩu hàng hóa để bán lại cho tổ chức
cá nhân khác, vì người nộp thuế là người nhập khẩu nhưng người chịu thuế là
người tiêu dùng hàng hóa. Ngược lại, thuế NK là thuế trực thu khi nhà NK
nộp thuế nhập khẩu và tự tiêu dùng số hàng hóa nhập khẩu, vì chính người
nhập khẩu vừa là người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế.
Khác với các sắc thuế khác như thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế
NK chủ thể trực tiếp quản lý thuế NK không phải là cơ quan thuế mà được
thu bởi cơ quan Hải Quan.
Ngoài thực hiện các vai trò cơ bản như tạo nguồn thu cho NSNN, điều tiết
hoạt động kinh tế, hướng dẫn tiêu dùng trong xã hội, thuế NK còn có vai trò khá
đặc thù đó là bảo vệ nền sản xuất trong nước và chống lại xu hướng cạnh tranh
không cân sức giữa hàng hóa trong nước với hàng hóa ngoại nhập. Hàng hóa
NK do phải chịu thuế NK nên giá cả của hàng hóa NK sẽ tăng cao hơn bình

thường, còn hàng hóa trong nước do không phải chịu thuế NK nên giá thành sản

13


phẩm của hàng hóa sẽ có xu hướng rẻ hơn, vì vậy sẽ có sức cạnh tranh lớn hơn
với hàng nhập khẩu. Từ đó góp phần bảo vệ nền sản xuất trong nước.
Hai là, thuế GTGT:
Thuế GTGT là thuế đánh vào giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ
qua các khâu từ sản xuất đến lưu thông hàng hóa (Điều 3 Luật thuế GTGT).
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì đối tượng chịu
thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh và tiêu
dùng ở Việt Nam. Hàng hóa, dịch vụ NK là hàng hóa, dịch vụ được NK từ
khu phi thuế quan, từ thị trường ngoài nước vào thị trường trong nước để tiêu
dùng ở thị trường trong nước, do đó là đối tượng chịu thuế GTGT.
Thuế GTGT hay còn gọi là thuế VAT là loại thuế gián thu, có đối tượng
nộp thuế không đồng thời là đối tượng chịu thuế. Thuế GTGT có những đặc
điểm sau:
- Người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ là người chịu thuế GTGT. Thuế
GTGT là thuế đánh vào hành vi tiêu dùng hàng hóa dịch vụ. Số thuế GTGT
mà người tiêu dùng chi trả được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ. Tuy
nhiên người thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước lại là chủ thể sản xuất,
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Trong hoạt động NK hàng hóa, dịch vụ, người
nộp thuế là chủ thể thực hiện hoạt động NK, người chịu thuế là người tiêu
dùng hàng hóa, dịch vụ NK và trong trường hợp chủ thể NK, NK hàng hóa,
dịch vụ và tự tiêu dùng thì người nộp thuế và đối tượng chịu thuế là một;
- Thuế GTGT có đối tượng chịu thuế rộng. Mọi tổ chức, cá nhân, là
người có thu nhập cao hay người có thu nhập thấp đều là đối tượng chịu thuế
GTGT khi thực hiện hành vi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ;
- Thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ

mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa dịch vụ;
Như vậy, ngoài những trường hợp được miễn thuế, trường hợp thuộc

14


đối tượng không chịu thuế thì mọi hàng hóa, dịch vụ NK đều phải chịu thuế
NK và thuế GTGT.
Ba là, thuế tiêu thụ đặc biệt:
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ
đặc biệt thuộc đối tượng hạn chế tiêu dùng, định hướng sản xuất và tiêu dùng,
đồng thời tạo nguồn thu cho NSNN.
Về bản chất, thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế gián thu, đối tượng nộp thuế
là chủ thể sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu
thụ đặc biệt, đối tượng chịu thuế là chủ thể trực tiếp tiêu dùng. Thuế tiêu thụ
đặc biệt phải được kê khai và nộp ngay tại khâu sản xuất và nhập khẩu, ngay
khi hàng hóa chưa chuyển giao cho người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất
và doanh nghiệp nhập khẩu vẫn phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Khác với thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt có diện đánh thuế hẹp. Thuế
tiêu thụ đặc biệt chỉ đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ nhằm hạn chế và
điều tiết tiêu dùng như rượu, bia, thuốc lá…
Chủ thể thực hiện hoạt động NK hàng hóa với những hàng hóa thuộc
đối tượng chịu thế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật thì ngoài
thuế NK, thuế GTGT còn phải chịu thêm thuế tiêu thụ đặc biệt. Việc đánh
thuế tiêu thụ đặc biệt với hoạt động NK, giúp nhà nước quản lý được hoạt
động nhập khẩu những hàng hóa đặc biệt, không khuyến khích tiêu dùng,
đồng thời còn hạn chế việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ được nhập khẩu ở
nước ngoài, từ đó bảo hộ nền sản xuất trong nước, khuyến khích tiêu dùng
hàng hóa, dịch vụ nội địa.
Bốn là, thuế bảo vệ môi trường:

Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng
hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi
trường (khoản 1 Điều 2 Luật thuế Bảo vệ môi trường 2010).

15


Thuế bảo vệ môi trường có diện đánh thuế hẹp. Không phải mọi hàng hóa
đều phải chịu thuế bảo vệ môi trường, đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường là
một số hàng hóa khi được sử dụng gây tác động xấu đến môi trường và được
quy định trong Luật Bảo vệ môi trường như xăng, dầu, mỡ nhờn, hóa chất, túi ni
lông, các loại thuốc sử dụng để bảo vệ sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp.
Chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế bảo vệ môi trường vào NSNN là các tổ
chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường.
Trong lĩnh vực XNK hàng hóa, thuế bảo vệ môi trường chỉ đặt ra với hoạt
động NK. Chủ thể NK hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường,
ngoài thuế NK còn phải chịu thuế bảo vệ môi trường.
1.1.3. Pháp luật thuế với hoạt động xuất nhập khẩu
Pháp luật thuế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan
hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế giữa cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và người nộp thuế nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
để thực hiện các mục tiêu xác định trước [53, tr.24].
Pháp luật thuế đối với hoạt động XNK là tổng hợp các quy phạm pháp
luật điều chỉnh quá trình thu nộp các khoản thuế phát sinh trong hoạt động
XNK giữa cơ quan có thẩm quyền và người nộp thuế.
Mọi Nhà nước có chủ quyền đều có quyền đánh thuế với hoạt động
XNK, tuy nhiên để thực hiện quyền này, nhà nước cần phải sử dụng pháp luật.
Pháp luật thuế nói chung, pháp luật thuế với hoạt động XNK nói riêng chính
là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc thu thuế, quyền thu thuế của nhà nước
và nghĩa vụ thu thuế của các chủ thể đủ điều kiện được quy định trong các

quy phạm pháp luật của pháp luật thuế.
Căn cứ vào các quan hệ xã hội phát sinh thuộc đối tượng điều chỉnh của
pháp luật thuế với hoạt động XNK, có thể phân chia hệ thống pháp luật thuế
với hoạt động XNK gồm các bộ phận sau:

16


×