Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Đánh giá tác dụng của phúc châmtrong phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não sau giai đoạn cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 78 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai biến mạch máu não (TBMMN) là các thiếu sót chức năng thần
kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa, các triệu
chứng tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trong vòng 24 gi ờ và th ường do
nguyên nhân mạch máu, loại trừ nguyên nhân chấn thương sọ não [1].
Theo thống kê về bệnh tật của Hoa Kỳ, TBMMN đứng hàng thứ ba
về nguyên nhân tử vong, dẫn đầu về nguyên nhân gây nên tàn tật. Mỗi
năm có 795.000 ca, ba phần tư các trường hợp gặp ở người trên 65 tuổi,
cứ thêm 10 tuổi nguy cơ tăng gấp đôi, cứ 40 giây có một bệnh nhân
TBMMN [2].
TBMMN gây ra các khiếm khuyết về vận động, cảm giác, giác quan,
ngôn ngữ… Phục hồi chức năng với mục đích giúp người bệnh có th ể tự
đi lại, tự phục vụ được bản thân, độc lập tối đa trong sinh hoạt hàng
ngày, hòa nhập được với gia đình và xã hội [3],[4].
Trong TBMMN, nhồi máu não chiếm 87%, xuất huyết não 10% và
xuất huyết dưới màng nhện 3% [5].
TBMMN với tỉ lệ nhồi máu não chiếm 80-85%, các di chứng để lại
gồm di chứng nhẹ và vừa chiếm tỷ lệ cao 68,4%, di chứng nặng là 27,6%
trong đó di chứng về vận động là chủ yếu chiếm 92,6% [6]. Gần 2/3 số
bệnh nhân sống sót sau TBMMN bị thiếu hụt về chức năng thần kinh một
cách trầm trọng [7]. 2% trở lại nghề cũ, còn lại phải thay đổi nghề khác.
Bệnh nhân không thể trở lại công việc do nhiều di chứng nặng nề.
Ngày nay, việc điều trị phục hồi chức năng cho người bệnh
TBMMN không chỉ đơn thuần của chuyên ngành Phục hồi ch ức năng mà
chuyên ngành Y học cổ truyền cũng mang lại hiệu quả đáng kể. T ại Vi ệt


2
Nam, các phương pháp không dùng thuốc được s ử dụng nh ư: điện châm,


cấy chỉ, xoa bóp bấm huyệt hoặc kết hợp giữa các ph ương pháp không
dùng thuốc với các bài thuốc Y học cổ truy ền. V ới các ph ương pháp
không dùng thuốc, các thầy thuốc đã áp dụng nhiều cách th ực hiện khác
nhau: nhĩ châm, diện châm, đầu châm kết hợp [8], cận tam châm [9],
phúc châm (châm các huyệt ở vùng bụng) [10]...
Tại Trung Quốc, phúc châm đã được tác giả Bạc Trí Vân ti ến hành
nghiên cứu hơn 20 năm, là phương pháp châm các huy ệt ở vùng bụng
lấy lý luận của kỳ kinh bát mạch, kinh dịch và bát quái làm c ơ s ở. Sau đó
nhiều tác giả Trung Quốc cũng đã sử dụng lý luận này để điều trị một số
bệnh mạn tính trong đó có phục hồi chức năng vận động cho ng ười
bệnh sau TBMMN.
Ở Việt Nam, trong phục hồi chức năng vận động liệt nửa người do
TBMMN, các tác giả thường sử dụng phương pháp châm theo lý luận d ựa
trên hệ kinh lạc và tạng phủ, chủ yếu dựa vào các kinh lạc thu ộc 12 kinh
chính chạy qua vùng chi thể bên liệt (tuần kinh th ủ huy ệt). Các huy ệt
vùng bụng cũng được sử dụng nhiều trong điều trị tuy nhiên ch ưa
nghiên cứu nào nghiên cứu tác dụng của các huyệt này trong đi ều tr ị li ệt
nửa người do TBMMN theo lý luận của kinh dịch, bát quái. Đ ể tìm hi ểu
rõ hơn tác dụng của những huyệt này, chúng tôi tiến hành nghiên c ứu đ ề
tài: “Đánh giá tác dụng của phúc châm trong phục hồi chức năng
vận động ở bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não sau giai
đoạn cấp” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng của phúc châm trong phục hồi chức năng vận
động ở bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não sau giai đoạn
cấp.


3
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phúc châm trên các
bệnh nhân trong nghiên cứu.



4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TÌNH HÌNH TBMMN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1.1. Tình hình tai biến mạch máu não trên thế giới
Tại Mỹ, ước tính có 6,6 triệu người Mỹ ≥20 tuổi bị đột quỵ (ngoại suy
đến năm 2012 bằng sử dụng dữ liệu 2009–2012). Tỷ lệ TBMMN tổng thể
trong thời gian này khoảng thời gian ước tính là 2,6% [11]. Ước tính có
khoảng 7,2 triệu người Mỹ ≥20 tuổi bị đột quỵ (ngoại suy đến năm 2014 bằng
cách sử dụng dữ liệu NHANES 2011–2014). Tỷ lệ đột quỵ tổng thể trong giai
đoạn này ước tính 2,7% [5].
Nghiên cứu dịch tễ TBMMN ở Trung Quốc đã được tiến hành rất sớm từ
những năm 1980, nhóm tác giả Li., Zhang Z. và cộng sự đã tổng hợp cho thấy
tỉ lệ mắc trên 100.000 dân có sự khác nhau giữa các vùng như: Bắc Kinh là
1.285, Hà Bắc: 1.249, Vân Nam: 824, Thượng Hải: 615, ngược lại ở các tỉnh
phía nam Trung Quốc như: Quảng Châu chỉ có 519, Hải Nam 192 [12].
1.1.2. Tình hình tai biến mạch máu não ở Việt Nam
Theo Lê Văn Thành (2011), tại Việt nam với 80 triệu dân: số mới mắc
khoảng 200.000 người/năm, số người bị TBMMN đang sống là 486.000
người và tử vong là 104.800 người/năm [2].
TBMMN cấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 3
và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế ở các nước đang phát triển, trong đó
có Việt Nam [13].



5

1.2. QUAN ĐIỂM VỀ NHỒI MÁU NÃO THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.2.1. Đại cương
Nhồi máu não xảy ra khi một mạch máu bị tắc, nghẽn: khu vực não
tưới bởi mạch đó bị thiếu máu và hoại tử, nguyên nhân chủ yếu do: xơ vữa
mạch ở người lớn tuổi, huyết áp cao, bệnh tim có loạn nhịp, hẹp van hai lá,
viêm nội tâm mạc bán cấp, các dị dạng mạch máu não [6].
1.2.2. Giải phẫu và sinh lý tuần hoàn não
1.2.2.1. Động mạch cung cấp máu cho não [14]
Não bộ được cấp máu bởi hai hệ thống động mạch: hệ thống động
mạch cảnh trong và hệ thống động mạch sống – nền, giữa hai hệ thống này có
sự tiếp nối ở nền sọ tạo nên đa giác Willis.
- Hệ thống động mạch cảnh trong cung cấp máu cho khoảng 2/3 trước
của bán cầu đại não và chia làm bốn ngành tận gồm: động mạch não trước,
động mạch não giữa, động mạch thông sau và động mạch mạch mạc trước.
Mỗi động mạch lại chia ra hai loại ngành: một loại tạo nên mạng lưới động
mạch vỏ não, một loại đi thẳng vào phần sâu của não tới các cấu trúc ở trung
tâm, hai hệ thống nông và sâu không có nhánh nối thông với nhau. Giữa hai
khu vực (ở vỏ não) và sâu tạo thanh một vùng “giao thủy” (Watershed zone),
cung cấp máu kém hơn so với các vùng khác nên dễ bị tổn thương gây nhồi
máu não hoặc xuất huyết não.
- Hệ động mạch sống – nền nuôi dưỡng chủ yếu cho thân não, tiểu não
và thùy chẩm.
1.2.2.2. Hệ thống nối thông của tuần hoàn não
Đa giác Willis được tạo bởi hai động mạch não trước, động mạch thông
trước, hai động mạch thông sau và hai động mạch não sau. Thông qua đa giác


6


Willis, hai hệ thống động mạch cảnh trong và sống nền, giữa hai động mạch
cảnh trong hai bên được nối thông với nhau.
Ngoài ra còn vòng nối giữa động mạch cảnh trong và cảnh ngoài cùng
bên qua ổ mắt. Giữa động mạch mắt của cảnh trong và động mạch mặt của
động mạch cảnh ngoài. Vòng nối ở bề mặt của bán cầu đại não giữa các
nhánh nông của các động mạch não trước, não giữa và não sau.

Hình 1.1. Hệ thống động mạch cung cấp máu cho não
1.2.2.3. Sinh lý tuần hoàn não
Lưu lượng tuần hoàn não chiếm đến 15% tổng lưu lượng tuần hoàn của
cơ thể tức là 750ml/phút hoặc 52ml/phút cho 100 gam não. Hệ thống tuần
hoàn não được đảm bảo rất tốt nhờ vào cơ chế tự điều hòa do hệ thống thần
kinh tự động và khả năng ổn định lưu lượng tuần hoàn não trong các thay đổi
về huyết áp.


7

1.2.3. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh [4],[6],[15]
- Huyết khối động mạch não: là một quá trình bệnh lý liên tục, nguyên nhân
do tổn thương thành mạch, làm rối loạn hệ thống cầm máu, gây đông máu
và/hoặc rối loạn tuần hoàn. Đó là quá trình bệnh lý gây hẹp hoặc tắc động mạch
não xảy ra ngay tại vị trí động mạch bị tổn thương.
- Tắc mạch: phần lớn do các mạch lớn ở vùng cổ bị xơ vữa, lớp nội mạc
mất nhẵn trơn, tạo thuận lợi cho các tiểu cầu bám vào sau đó bong ra theo dòng
máu đi lên não nằm lại ở một mạch trong não có đường kính nhỏ hơn tạo thành
cục tắc, cục tắc có thể tan đi (vì cấu trúc bởi tiểu cầu nên dễ tan), gây tình trạng
thiếu máu cục bộ thoảng qua. Nếu ngoài tiểu cầu có thêm hồng cầu bám vào, do
cấu tạo hồng cầu có sợi tơ huyết nên cấu trúc chắc hơn, khi lên não, cục tắc này

không tan và ngày càng to dần lấp kín mạch. Ngoài ra, cục tắc từ tim cũng lên
não gây tắc mạch.
- Nghẽn mạch: do các tổn thương thành mạch tại chỗ lớn dần lên gây hẹp rồi
tắc mạch. Phần lớn do vữa xơ động mạch, viêm động mạch, tăng huyết áp.
- Tuần hoàn bàng hệ: TBMMN có xảy ra không còn tùy thuộc hoạt động
của hệ tuần hoàn bàng hệ (tưới bù), nhất là bàng hệ đa giác Willis cho phép
máu chảy từ chiều này sang chiều khác. Khi mạch cảnh một bên tắc, vùng
thiếu máu sẽ được tưới bù bởi mạch cảnh bên kia và hệ sống nền.
1.2.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng nhồi máu não
1.2.4.1. Triệu chứng lâm sàng:
Tùy thuộc vị trí của ổ nhồi máu, người bệnh có các triệu chứng sau:
- Liệt nửa người bên đối diện: liệt hoàn toàn, đồng đều phụ thuộc vào
tổn thương nhánh nông hoặc sâu, thường gặp NMN nhánh sâu động mạch não
giữa hoặc NMN động mạch mạch mạc trước.
- Rối loạn cảm giác


8

- Thất ngôn
- Liệt các dây thần kinh sọ não: dây III, dây VI, dây VII tùy theo vị trí
tổn thương.
1.2.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng
* Chụp cắt lớp vi tính sọ não (CT scanner): Giúp chẩn đoán phân biệt nhồi
máu não hay xuất huyết não và đưa ra tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.
* Chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI): Giúp xác định các trường hợp nhồi
máu não trong những giờ đầu hoặc nhồi máu não vùng thân não, tiểu não.
1.2.5. Chẩn đoán sau giai đoạn cấp (giai đoạn hồi phục)
1.2.5.1. Lâm sàng [16]
- Khiếm khuyết về vận động: thiếu sót vận động nửa người đặc trưng

bởi liệt mềm rồi chuyển sang liệt cứng với mẫu co cứng điển hình và “cử
động khối”, có thể kèm liệt dây thần kinh sọ, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn cơ
tròn, rối loạn cảm giác kèm theo.
Hội chứng vai tay và hiện tượng đau khớp vai bên liệt.
Các hoạt động chức năng: người bệnh có thể tự lăn trở, ngồi dậy tại
giường nhưng thăng bằng và điều hợp chưa tốt cản trở việc di chuyển cho dù
cơ lực có thể đã hồi phục.
Các hoạt động chăm sóc: tay liệt hồi phục chậm hơn, khiến các hoạt
động hàng ngày chủ yếu nhờ tay lành, mẫu co cứng thường tạo thuận cho di
chuyển nhưng đối với tay, nó thường cản trở các hoạt động sinh hoạt như:
mặc áo, cầm đồ vật do hiện tượng đồng vận các khớp ở tay, co cứng và quay
sấp cẳng tay.
Rối loạn ngôn ngữ và lời nói: thất ngôn và mất thực dụng lời nói.
- Dấu hiệu sinh tồn ổn định, không có dấu hiệu hô hấp, tim mạch cấp
tính đe dọa đến tính mạng.
1.2.5.2. Cận lâm sàng [6]


9

Chụp CT Scanner hoặc chụp MRI: cho thấy hình ảnh của nhồi máu não
1.2.6. Điều trị sau giai đoạn cấp
1.2.6.1. Nguyên tắc điều trị bằng thuốc
- Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu
- Dùng phối hợp các thuốc tăng cường tuần hoàn não và bảo vệ thần kinh
- Điều trị các yếu tố nguy cơ và bệnh kèm theo như: tăng huyết áp, đái
tháo đường, rối loạn lipid máu…
- Chống biến chứng kèm theo: chống bội nhiễm, chống loét…
1.2.6.2. Nguyên tắc điều trị phục hồi chức năng [16]
- Tăng cường sức mạnh cơ bên liệt

- Rối loạn thăng bằng và điều hợp
- Hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu
1.3. QUAN ĐIỂM VỀ NMN THEO YHCT [17],[18],[19],[20]
1.3.1. Khái niệm
Theo YHCT, TBMMN nói chung và NMN nói riêng thuộc phạm vi
chứng Trúng phong. Theo Hải Thượng Lãn Ông, trúng phong là đột nhiên ngã
vật ra, người mắc bệnh bảy đến tám phần là do âm hư, còn do dương hư chỉ
một đến hai phần, bệnh phần nhiều vì hư yếu bên trong mà sinh ra phong,
thỉnh thoảng có ngoại cảm mà sinh phong, chứng bế là cắn răng, tay nắm
chặt, chứng thoát là miệng há, mắt nhắm, tay xòe, són đái, mũi thở mạnh mà
người lạnh.
1.3.2. Nguyên nhân trúng phong
- Ngoại phong: phong tà từ bên ngoài xâm phạm vào kinh lạc, tạng phủ
của cơ thể mà sinh ra chứng trạng như bất tỉnh, bán thân bất toại.


10

- Nội phong: chủ yếu là biểu hiện bệnh lý của tạng can: hoa mắt chóng
mặt, tứ chi co giật hoặc tê bì, run rẩy, co cứng, nặng hơn có thể bất tỉnh, khẩu
nhãn oa tà, bán thân bất toại.
1.3.3. Phân loại và chứng trạng của trúng phong
- Trúng phong kinh lạc: không có sự thay đổi về thần chí, bệnh nhẹ, chứng
trạng: chân tay tê dại, yếu nửa người, nói khó, rêu lưỡi trắng, mạch phù sác.
- Trúng phong tạng phủ: bệnh xuất hiện đột ngột, liệt nửa người, có hôn
mê. Gồm hai chứng:
+ Chứng bế: người bệnh đột nhiên hôn mê, ngã ra, bất tỉnh, hàm răng
mím chặt, miệng mím chặt, hay bàn tay nắm chặt, da mặt đỏ, chân tay ấm,
mạch huyền hữu lực.
+ Chứng thoát: hôn mê bất tỉnh, mắt nhắm, miệng há, tay chân lạnh, ra

mồ hôi nhiều, đại tiểu tiện mất tự chủ, người mềm, lưỡi rụt, mạch trầm huyền
vô lực.
1.3.4. Liệt nửa người do trúng phong sau giai đoạn cấp
Khi người bệnh được điều trị qua giai đoạn cấp để lại triệu chứng liệt
nửa người, bệnh lúc này thuộc phạm vi chứng Bán thân bất toại với hai thể
hay gặp trên lâm sàng:
- Can thận âm hư: bán thân bất toại, chân tay bên liệt tê dại, hay hoa
mắt, chóng mặt, ù tai, mặt đỏ, phiền táo không yên, chất lưỡi đỏ, rêu vàng,
mạch huyền tế sác.
- Phong đàm: bán thân bất toại, miệng méo xệch, tay chân tê dại, nặng
nề, lưỡi cứng, khó nói hoặc không nói được, rêu lưỡi trắng dày nhớt, mạch
phù hoạt hoặc huyền hoạt.


11

1.4. ĐIỀU TRỊ PHCN LIỆT NỬA NGƯỜI DO TBMMN
1.4.1. Phục hồi chức năng theo YHHĐ
Phục hồi chức năng là các biện pháp y học, xã hội, hướng nghiệp, giáo
dục làm hạn chế tối đa giảm chức năng, tạo cho người khuyết tật cõ cơ hội
tham gia các hoạt động để hội nhập, tái hội nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng
trong cộng đồng xã hội [16].
Nguyễn Văn Triệu (2005), cho thấy nhóm được tập luyện PHCN, mức
độ độc lập chức năng, chỉ số tái hội nhập cộng đồng, tỷ lệ trở lại làm việc sau
TBMMN một năm cao hơn so với nhóm chứng và tỷ lệ tử vong, tỷ lệ các
thương tật thứ phát thấp hơn [21]
Lê Anh Tuấn (2005), cho kết quả: tỷ lệ độc lập trong sinh hoạt chiếm
47%, cần trợ giúp: 27,9%, phụ thuộc: 25,1%. Bệnh nhân được tập luyện sớm
trong tháng đầu kể từ sau TBMMN có tỷ lệ độc lập trong sinh hoạt: 58,8%,
sau2-3 tháng: 47,9% [22].

1.4.2. Phục hồi chức năng theo YHCT
Theo tác giả Huỳnh Đăng Ninh (2015), đánh giá thang điểm Orgogozo
nhóm phục hồi chức năng vận động bàn tay, bàn chân trên bệnh nhân liệt nửa
người do nhồi máu não thể trúng phong kinh lạc bằng điện trường châm cho
kết quả tăng 23%, thể hào châm là 7,1% [23].
Trần Nhật Trường (2016) tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả phục
hồi chi trên của phục hồi chức năng kết hợp điện châm ở bệnh nhân nhồi máu
não sau giai đoạn cấp cho thấy sự cải thiện chức năng vận động tay liệt tăng
rõ rệt sau 1, 3 tháng và không có tác dụng không mong muốn [24].
Nguyễn Chí Thành (2017), đánh giá tác dụng của cấy chỉ trong phục
hồi chức năng vận động ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầu sau ba tháng cho
kết quả: 100% bệnh nhân dịch chuyển độ liệt sau điều trị theo thang điểm


12

Rankin với 71,1% đạt mức tốt, tỷ lệ hồi phục chức năng sinh hoạt hàng ngày
theo thang điểm Barthel loại tốt và khá đạt 95,6% [25].
1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ LIỆT NỬA NGƯỜI DO NMN
SAU GIAI ĐOẠN CẤP THEO YHCT
1.5.1. Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc
Điện châm là phương pháp chữa bệnh phối hợp tác dụng của châm cứu
với tác dụng của xung điện phát ra từ máy điện châm, ứng dụng dòng điện
xoay chiều tạo ra các xung đều hay không đều, kích thích của dòng điện có
tác dụng kích thích hoạt động các cơ, các tổ chức và tăng cường dinh dưỡng
tới các tổ chức. Trong điều trị liệt nửa người sau TBMMN (Bán thân bất toại),
kết hợp điều trị giữa điện châm, xoa bóp bấm huyệt [26].
1.5.2. Phúc châm (châm các huyệt ở vùng bụng)
1.5.2.1. Cơ sở lý luận của phúc châm
Bạc Trí Vân (1999), bản chất của phúc châm dựa trên hệ thống Thần

khuyết, theo đó tiên thiên của con người từ tinh khí vô hình đến sự hình thành
phôi thai. Từ quan điểm của YHCT, vùng bụng không chỉ chứa nhiều cơ quan
quan trọng, mà có phân bố của một số lượng lớn các kinh mạch, khí huyết
phân bố đến toàn thân, mà còn là nơi quan trọng phát hiện các triệu chứng,
dùng để chẩn đoán và điều trị bệnh. Vì vậy, nó có lợi thế trong điều trị bệnh
nội tạng và bệnh hệ thống mãn tính.
Hệ thống điều hòa vùng bụng lấy rốn làm trung tâm, bởi vì trước khi
sinh, dây rốn duy trì sự sống, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng
trưởng và phát triển của bào thai.
Vùng bụng là nơi ngũ tạng lục phủ hội tụ, vì vậy điều trị bằng châm các
huyệt vùng bụng có thể điều chỉnh kinh lạc khắp cơ thể, qua đó điều trị các
bệnh toàn thân. Liệu pháp này có phạm vi điều trị rộng, liên quan đến nhiều


13

bệnh: viêm mũi dị ứng, bệnh gút, hen suyễn, hẹp ống sống, viêm cột sống
dính khớp, cao huyết áp, tiểu đường, mất ngủ, trầm cảm, ù tai, điếc, viêm túi
mật, viêm tụy, di chứng TBMMN, trứng cá, liệt mặt, Parkinson, béo phì, liệt
dương, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích, táo bón mãn tính, loét
miệng tái phát, đau bụng kinh, vô kinh, kinh nguyệt không đều, u xơ tử cung,
tăng sản vú và rối loạn phụ khoa khác, đầu gối cổ tử cung và thắt lưng và đau
khớp mắt cá chân, đau thần kinh tọa, viêm quanh khớp vai, chứng đau khuỷu
tay, đau nửa đầu, đau sau herpes và các chứng đau khác…[27].
Chúc Hiểu Trung (2006) cho rằng khi bị trúng phong, khí huyết sẽ bị
hỗn loạn, mất cần bằng âm dương, hệ kinh lạc trống rỗng, vùng bụng là nơi
mà khí huyết dồi dào nhất trong cơ thể, phúc châm có khả năng tối đa điều
tiết khí huyết, giúp khí huyết phân bố trở lại để nuôi dưỡng các kinh mạch bị
tổn thương, do đó công năng của các kinh lạc dần dần được hồi phục [28].
Lưu Mẫn (2008), mục đích của phúc châm để điều tiết lại công năng

tạng phủ, điều khí chuyển động dần dần theo tuần tự, người bị trúng phong là
do công năng điều tiết của của tạng phủ bị giảm đi vì vậy việc sử dụng phúc
châm trong quá trình điều trị phục hồi sau trúng phong là cần thiết [29].
Cát Học Quần (2009), sau một thời gian quan sát người bệnh được điều
trị bằng phúc châm, tác giả nhận thấy không những tình trạng tăng trương lực
cơ được cải thiện mà các triệu chứng của khí hư như mệt mỏi toàn thân cũng
được cải thiện rõ rệt, điều này chứng tỏ phúc châm có khả năng bổ khí cho
các tạng phủ, đó là ưu thế trong việc cải thiện tổng thể chức năng vận động
của bệnh nhân. Sử dụng máy điện châm ở các tần số khác nhau cho số liệu
khách quan để khẳng định hiệu quả của phúc châm trên điều trị bệnh nhân liệt
cứng sau di TBMMN [30].
Tác giả Vương Hùng Minh (2011) quan sát hiệu quả của phúc châm sau 3
tuần điều trị cho thấy: tình trạng liệt cứng do TBMMN nhóm điều trị bằng


14

phương pháp phúc châm được cải thiện đáng kể so với nhóm điều trị bằng
phương pháp châm truyền thống [31].
Theo YHHĐ, quan điểm "Bộ não thứ hai của con người" ở trong bụng
do nhà khoa học Michael Gershon - trưởng khoa Phẫu thuật và Tế bào Sinh học
thuộc bệnh viện giáo hội New York/ Trung tâm Y học trường Đại học
Columbia (Mỹ) đưa ra. Trục bụng – não là hệ thống truyền thông tin thần kinh
hai chiều, rất quan trọng để duy trì cân bằng nội môi và được điều hòa thông
qua liên hệ thần kinh trung ương - ruột, các con đường thần kinh, nội tiết, miễn
dịch và chuyển hóa, đặc biệt là trục hạ đồi - tuyến yên - thượng thận.
Ruột chứa 100 triệu tế bào thần kinh - nhiều hơn tủy sống. Các chất dẫn
truyền thần kinh chính như serotonin, dopamin, glutamate, norephinephrine
và nitric oxide đều nằm trong ruột. Cũng có hai tá protein não nhỏ, được gọi
là neuropeptide có cùng với các tế bào chính của hệ miễn dịch. Enkephalins

(một thành viên của họ endorphins) cũng nằm trong ruột. Ruột cũng là một
nguồn giàu benzodiazepin - dẫn chất hóa học thần kinh bao gồm những loại
phổ biến như valium và xanax.
Nơron của hệ tiêu hoá chịu trách nhiệm sản xuất ra các chất truyền dẫn
thần kinh (neuromediator, là những chất tiếp nhận các xung thần kinh và
truyền tới các bộ phận trên toàn cơ thể), đặc trưng cho não. Theo kết luận của
các nhà khoa học trong nhóm Herson 95% các chất truyền dẫn này là
serotonin, sinh ra trong dạ dày.
Hệ thần kinh cũng sản sinh ra một lượng lớn endorphin. Ngoài ra người
ta cũng chứng minh rằng các hocmon dạ dày như cortison và melatonin cũng
quy định tình trạng của giấc ngủ, thao thức hay mộng mị và trung tâm của
cảm giác đau đớn nằm ngay ở “bộ não thứ hai”, không phải ngẫu nhiên mà
nhiều cơ quan như tim chẳng hạn khi “có vấn đề” lại phát tín hiệu thông qua
sự đau nhói nơi dạ dày [32].


15

1.5.2.2. Cách chọn huyệt phúc châm trong điều trị di chứng TBMMN
Theo Bạc Trí Vân (1999), chọn các huyệt phúc châm điều trị di chứng
TBMMN gồm: Trung quản, Hạ quản, Khí hải, Quan nguyên, bên liệt thêm:
Hoạt nhục môn, Thượng phong thấp điểm, Ngoại lăng, Hạ phong thấp điểm.
Chóng mặt thêm Âm đô, Thương khúc. Tay liệt thêm Thượng phong thấp
ngoại điểm, Thượng phong thấp thượng điểm bên liệt. Chân liệt thêm Hạ
phong thấp hạ điểm. Bộ huyệt gồm: Trung quản, Hạ quản, Quan nguyên, Khí
hải có tác dụng dẫn khí quy nguyên, trong đó Trung quản, Hạ quản điều hòa
vị khí, hóa thấp trệ, lý trung tiêu, điều thăng giáng. Kinh phế thái âm khởi
nguồn từ trung tiêu nên châm Trung quản, Hạ quản có tác dụng điều khí thăng
giáng. Khí hải nghĩa là bể của khí, Quan nguyên có tác dụng bồi thận cố bản
mà thận lại chủ tiên thiên nguyên khí vì vậy bốn huyệt trên khi châm có hàm

ý “hậu thiên dưỡng tiên thiên” nên mới gọi là “dẫn khí quy nguyên”. Sách
Nạn kinh có viết: thở ra là tâm và phế, hít vào là thận và can. Phương huyệt
này có tác dụng điều trị các bệnh tâm phế, điều tỳ vị, bổ can thận.
Theo bát quái: vùng bụng lấy Thần khuyết làm trung tâm, chia vùng bụng
theo 8 quái, để thuận tiện, mỗi huyệt sẽ đại diện cho 1 quái như: Trung quản
là hỏa, là ly, chủ tâm và tiểu trường. Quan nguyên là thủy, là khảm, chủ thận
và bàng quang. Thượng phong thấp điểm (bên trái) là địa, là khôn, chủ tì vị.
Đại hách (bên trái) là trạch, là đoài chủ hạ tiêu. Hạ phong thấp điểm (bên trái)
là thiên, là càn, chủ phế và đại tràng. Thượng phong thấp điểm (bên phải) là
phong, là tốn chủ can và trung tiêu, Đại hách (bên phải) là lôi, là trấn, chủ can
đởm. Hạ phong thấp điểm (bên phải) là sơn, là cấn, chủ thượng tiêu [27].


16

Hình 1.2. Cơ sở chọn huyệt của Bạc Trí Vân [27]
Tác giả Vương Lệ Bình, Châu Vỹ (2005) sử dụng nhóm huyệt điều trị
chứng liệt cứng do TBMMN gồm: Trung quản, Hạ quản, Quan nguyên, Khí
hải. Bên liệt châm thêm: Hoạt nhục môn, Ngoại lăng, Thượng phong thấp
điểm, Thượng phong ngoại điểm, Hạ phong thấp điểm, Hạ phong hạ điểm và
bên lành châm thêm: Thương khúc, Khí bàng [33].
Tác giả Cao Phàm (2013), bệnh trúng phong làm cho khí huyết rối loạn,
âm dương mất cân bằng, kinh lạc nuôi dưỡng kém. Bụng là phần phong phú nhất
về khí và huyết, phúc châm có thể phát huy tối đa việc điều chỉnh lại khí huyết,
giúp đạt được hiệu quả cao nhất của sự phân bố lại khí huyết, do đó các kinh
mạch từng bước hồi phục. Tác giả sử dụng các huyệt phúc châm và đánh giá
sau 1 tuần, sau hai tuần và sau bốn tuần điều trị tình trạng co cứng của bệnh nhân
thuyên giảm, chức năng vận động của bệnh nhân được cải thiện [10].
1.5.2.3. Vị trí, tác dụng huyệt trong phúc châm [10], [27],[34] (Phụ lục 2)
1.5.2.4. Cách châm, liệu trình điều trị phương pháp phúc châm

Theo Bạc Trí Vân, vì vùng bụng có lớp mỡ dày, châm quá nông sẽ không
đạt được hiệu quả mong muốn, đối với người thể trạng béo châm sâu: 50mm,
trung bình: 40mm, người gầy: 30mm. Theo tác giả, độ dày của thành bụng
phân thành 3 tầng ứng với thiên, địa, nhân. Đối với những bệnh ở biểu thì


17

châm nông (tương ứng thiên), bệnh bán biểu bán lý (tương ứng địa), bệnh lâu
ngày đã vào đến phần lý châm sâu (tương ứng địa). Các bệnh mạn tính lâu
ngày thuộc hư chứng thường châm bổ các huyệt [27].
Theo Cao Phàm, để tăng tác dụng dẫn khí quy nguyên chọn cách châm
sâu, thực hiện cho các huyệt: Thương khúc, Khí bàng (bên lành), châm kim
sâu, Hoạt nhục môn, Ngoại lăng (châm 2 bên) độ sâu trung bình, còn các
huyệt Thượng phong thấp điểm, Thượng phong thấp thượng điểm, Thượng
phong ngoại điểm, Hạ phong thấp điểm, Hạ phong thấp hạ điểm (châm bên
bệnh và châm nông). Sử dụng kim 0,22 x 0,25mm hoặc 0,22 x 0,3mm. Châm
bình bổ, bình tả, lưu kim 30 phút. Châm 6 lần/tuần trong 2 tuần [10].


18

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Là những bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên, không phân biệt giới, nghề
nghiệp, được chẩn đoán liệt nửa người do nhồi máu não, có kết quả chụp cắt lớp
vi tính hoặc cộng hưởng từ sọ não, đã được điều trị qua giai đoạn cấp, điều trị tại

Bệnh viện Châm cứu trung ương từ tháng 8/2018 đến tháng 07/2019.
- Bệnh nhân và gia đình đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
2.1.1.1. Theo Y học hiện đại
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định nhồi máu não đã qua giai đoạn
cấp, ổn định các chỉ số sinh tồn.
- Có hội chứng liệt nửa người.
- Tuân thủ đúng liệu trình điều trị.
2.1.1.2. Theo Y học cổ truyền
Thông qua tứ chẩn, các bệnh nhân của nghiên cứu này được chẩn đoán
bán thân bất toại gồm các thể:
- Can thận âm hư: bán thân bất toại, chân tay bên liệt tê dại, hay hoa
mắt, chóng mặt, ù tai, mặt đỏ, phiền táo không yên, chất lưỡi đỏ, rêu vàng,
mạch huyền tế sác.
- Phong đàm: bán thân bất toại, miệng méo xệch, tay chân tê dại, nặng
nề, lưỡi cứng, khó nói hoặc không nói được, rêu lưỡi trắng dày nhớt, mạch
phù hoạt hoặc huyền hoạt.


19

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân đang có thai.
- Bệnh lý khối u vùng bụng, đau bụng cấp chưa rõ nguyên nhân.
- Có bệnh lý toàn thân kèm theo: lao, bệnh lý về đông máu.
- Da vùng tiến hành châm cứu có tình trạng viêm, nhiễm trùng.
- Liệt nửa người do các nguyên nhân khác: xuất huyết não, chấn thương
sọ não, u não.
- Bệnh nhân không tuân thủ theo yêu cầu trong quá trình điều trị.
2.2. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU

2.2.1. Công thức huyệt phúc châm và cách châm
2.2.1.1. Công thức huyệt
1. Trung quản

2. Hạ quản

6. Thượng phong thấp điểm

5. Hoạt nhục môn

7. Ngoại lăng
3. Khí hải

4. Quan nguyên

8. Hạ phong thấp điểm


20

Hình 2.1. Sơ đồ huyệt phúc châm [35]

2.2.1.2. Cách châm
Trung quản, Hạ quản, Khí hải, Quan nguyên châm sâu
Hoạt nhục môn, Ngoại lăng (châm 2 bên) độ sâu trung bình,
Thượng phong thấp điểm, Hạ phong thấp điểm châm bên bệnh và châm nông.
Các huyệt trên châm bổ.
2.2.2. Phác đồ nền
Được áp dụng tại Bệnh viện Châm cứu trung ương
2.2.2.1. Điện châm: áp dụng theo phác đồ điện châm điều trị liệt nửa người

do TBMMN tại Bệnh viện Châm cứu trung ương.
- Châm tả bên liệt:
+ Chi trên: Giáp tích C4- D1

Kiên ngung xuyên Tý nhu

Khúc trì xuyên Thủ tam lý

Hợp cốc xuyên Lao cung

Kiên trinh xuyên Cực tuyền

Chi câu xuyên Ngoại quan

+ Chi dưới:
Châm theo tư thế nằm nghiêng:
Giáp tích L2-L4- S1

Trật biên xuyên Hoàn khiêu

Lương khâu xuyên Cơ môn

Dương lăng tuyền xuyên Phong long

Châm theo tư thế nằm ngửa:
Lương khâu xuyên Cơ môn

Giải khê

Túc lâm khấp


Thái xung

- Châm bổ: Huyết hải

Tam âm giao

Túc tam lý


21

2.2.2.2. Xoa bóp bấm huyệt
Có công dụng thúc đẩy khí huyết vận hành, điều hòa kinh mạch và công
năng các tạng phủ rất có lợi cho sự phục hồi chức năng của chi liệt. Xoa bóp
bấm huyệt tay và chân bên liệt theo các huyệt châm cứu.
2.2.2.3. Hướng dẫn bệnh nhân tự tập luyện theo bài tập vận động chung (phụ
lục 3): Gồm tập vận động thụ động, tập vận động chủ động, tập vận động có trợ
giúp: tập cho các khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay, khớp các ngón tay, khớp
háng, khớp gối, khớp cổ chân, khớp các ngón chân, tập ở tư thế nằm sấp [36].
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu
- Bệnh án nghiên cứu (Phụ lục 1)
- Thước đo tầm vận động khớp 360, một cành cố định, một cành di
chuyển, nối với nhau ở tâm thước.
- Kim châm cứu bằng thép không gỉ, vô khuẩn, dài 6-20cm
- Khay men, bông, cồn 70, kẹp (pince) có mấu
- Máy điện châm hai tần số bổ, tả của Bệnh viện Châm cứu trung ương.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng có đối chứng.

Đánh giá kết quả điều trị sau: 3 tuần, 6 tuần.
2.3.2. Cỡ mẫu
Chọn 80 bệnh nhân chia 2 nhóm:
- Nhóm nghiên cứu: 40 bệnh nhân
- Nhóm chứng: 40 bệnh nhân


22

2.3.3. Quy trình nghiên cứu
- Các bệnh nhân được thăm khám lâm sàng, làm bệnh án, đánh giá tình
trạng liệt theo bệnh án nghiên cứu mẫu.
- Bệnh nhân được chia làm hai nhóm:
+ Nhóm nghiên cứu: điều trị bằng phương pháp phúc châm + phác
đồ nền
+ Nhóm chứng: điều trị theo phác đồ nền
- Quy trình điều trị: sau khi châm kim, tiến hành mắc máy điện châm,
điều chỉnh tần số tả từ 5-10Hz, bổ từ 1-3Hz. Cường độ điều chỉnh tăng dần từ
0 đến 150microampe tùy theo mức chịu đựng của người bệnh.
- Liệu trình điều trị:
Mỗi ngày châm 1 lần, mỗi lần 30 phút
Châm 6 lần/tuần, nghỉ 1 ngày, liên tục trong 6 tuần.
2.3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Trương lực cơ theo thang điểm Ashworth: Tình trạng trương lực cơ
không tăng, tăng nhẹ, tăng rõ ràng và tăng mạnh.
- Độ liệt theo thang điểm Rankin: Mức độ tàn phế nhẹ, vừa hay bình thường.
- Khả năng sinh hoạt độc lập theo chỉ số Barthel: dựa vào 10 chỉ số hoạt
động gồm: ăn uống, tắm, kiểm soát đi vệ sinh, kiểm soát đi tiểu, chăm sóc bản
thân, thay quần áo, sử dụng nhà cầu, di chuyển, đi lại, lên xuống cầu thang.
Mỗi chỉ số gồm các mức điểm khác nhau tùy thuộc vào mức độ độc lập khi

thực hiện. Đánh giá kết quả theo 3 mức:
Mức 3: độc lập hoàn toàn (95-100 điểm),
Mức 2: Trợ giúp ít: 65-95 điểm
Mức 1: Trợ giúp trung bình: 60-25 điểm
Mức 0: Trợ giúp hoàn toàn: 20-0 điểm
- Tình trạng mẫu co cứng: gấp chi trên và duỗi chi dưới


23

- Tầm vận động thụ động và chủ động của các khớp chính: sử dụng
thước đo góc 360 độ, một cành cố định, một cành di chuyển, nối với nhau ở
tâm thước thực hiện đo.tầm vận động khớp vai, khớp khuỷu tay và cẳng tay,
khớp cổ tay, khớp bàn-ngón tay, khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân.
2.3.5. Cách đánh giá kết quả nghiên cứu
- Lượng giá theo 3 giai đoạn:
+ Lần đánh giá đầu tiên khi bệnh nhân nhập viện
+ Lần đánh giá thứ 2 sau 3 tuần bệnh nhân điều trị
+ Lần đánh giá thứ 3 sau 6 tuần bệnh nhân điều trị
- Lượng giá chức năng vận động chi trên, chi dưới theo mẫu bệnh án.
Bệ
nhlýnhân
liệt nửa người do nhồi máu não đã qua giai đoạn
2.3.6.
Xử
số liệu
cấp
Các số liệu được xử lý bằng phương pháp toán thống kê y học sử dụng
phần mềm SPSS 16.0.
Bệnh nhân đạt tiêu chuẩn nghiên cứu

2.3.7. Đạo đức trong nghiên cứu
Xáccơ
định:
Nghiên cứu được dựa trên ba nguyên tắc
bản của đạo đức nghiên
Chọn ngẫu nhiên
- Mức độ liệt
cứu là: tôn trọng quyền con người, hướng thiện và công bằng.
- Tình trạng trương lực cơ,
mẫu co cứng, tầm vận
2.3.8. Sơ đồ nghiên cứu
động.
- Mức độ độc lập trong sinh
hoạt hàng ngày.
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
Nhóm 1: Nhóm nghiên
cứu(n=30)
- Phúc châm
- Phác đồ nền
Theo dõi hàng ngày và
đánh giá sau 3 tuần,
6 tuần điều trị

Nhóm 2: Nhóm chứng
(n=30)
- Phác đồ nền

Theo dõi hàng ngày và
đánh giá sau 3 tuần,
6 tuần điều trị


Phân tích, đánh giá kết quả giữa hai nhóm


24


25

CHƯƠNG 3

DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới tính
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi và giới tính
Giới
Độ tuổi
≤50
Từ 51-69
≥ 70
Tổng

Nam
Số lượng
Tỷ lệ %

Nữ
Số lượng Tỷ lệ %


pnam-nữ

3.1.2. Đặc điểm phân bố nghề nghiệp
Bảng 3.2. Đặc điểm nghề nghiệp
Nhóm nghiên cứu
Số
Tỷ lệ %
lượng

Nghề nghiệp

Nhóm chứng
Số
Tỷ lệ %
lượng

p

Lao động trí thức
Lao động phổ thông
Tổng
3.1.3. Thời gian mắc bệnh
Bảng 3.3. Thời gian mắc bệnh
STT
< 1 tháng
≤ 3 tháng

Nhóm nghiên cứu
Số lượng
Tỷ lệ %


Nhóm chứng
Số lượng Tỷ lệ %

p


×