Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

NGHIÊN cứu KHÁNG THỂ bất THƯỜNG và kết QUẢ TRUYỀN máu hòa hợp ở BỆNH NHÂN BỆNH máu có KHÁNG THỂ bất THƯỜNG tại KHOA HUYẾT học TRUYỀN máu BỆNH VIỆN BẠCH MAI 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.22 KB, 72 trang )

B Y T
TRNG I HC Y H NI


Lấ TH HNG THY

NGHIÊN CứU KHáNG THể BấT THƯờNG
Và KếT QUả TRUYềN MáU HòA HợP ở BệNH
NHÂN
BệNH MáU Có KHáNG THể BấT THƯờNG
TạI KHOA HUYếT HọC-TRUYềN MáU
BệNH VIệN BạCH MAI 2016 -2017

CNG LUN VN BC S CHUYấN KHOA II

H NI - 2016


B Y T
TRNG I HC Y H NI


Lấ TH HNG THY

NGHIÊN CứU KHáNG THể BấT THƯờNG
Và KếT QUả TRUYềN MáU HòA HợP ở BệNH
NHÂN
BệNH MáU Có KHáNG THể BấT THƯờNG
TạI KHOA HUYếT HọC-TRUYềN MáU
BệNH VIệN BạCH MAI 2016 -2017
Chuyờn ngnh : Huyt hc-Truyn mỏu


Mó s
: CK 62722501
CNG LUN VN BC S CHUYấN KHOA II
Ngi hng dn khoa hc:
GS.TS Phm Quang Vinh

H NI - 2016


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AHG

: Anti globulin Human (kháng globulin người)

ATTM

: An toàn truyền máu

BN

: Bệnh nhân

DAT

: direct anti-gammaglobulin test
(test anti-gammaglobulin trực tiếp)

HC

: Hồng cầu


HCT

: Thể tích khối hồng cầu

HST

: Huyết sắc tố

HTT

: Huyết tương tươi

IAT

: Inderect ani-gammaglobulin test
(test anti-gammaglobulin gián tiếp)

KHC

: Khối hồng cầu

KN

: Kháng nguyên

KNHC

: Kháng nguyên hồng cầu


KT

: Kháng thể

KTBT

: Kháng thể bất thường

NHM

: Người hiến máu

LXM

: Leucemie

SAGH

: Serum Anti globulin Human
(Huyết thanh kháng globulin ở người)

SLHC

: Số lượng hồng cầu

STX

: Suy tủy xương

TMTM


: Thiếu máu tan máu

XHGTC

: Xuất huyết giảm tiểu cầu

XN

: Xét nghiệm


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. LỊCH SỬ TRUYỀN MÁU...................................................................3
1.2. MỘT SỐ NHÓM MÁU HỆ HỒNG CẦU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
PHẢN ỨNG TAN MÁU TRONG TRUYỀN MÁU..........................4
1.2.1. Hệ nhóm máu ABO.......................................................................6
1.2.2. Hệ nhóm máu Rhesus...................................................................8
1.2.3. Hệ nhóm máu Kell........................................................................9
1.2.4. Hệ nhóm máu Kidd.....................................................................11
1.2.5. Hệ nhóm máu Duffy....................................................................12
1.2.6. Hệ nhóm máu Lewis....................................................................12
1.2.7. Hệ nhóm máu M, N, Ss...............................................................13
1.2.8. Hệ nhóm máu P...........................................................................14
1.2.9. Hệ nhóm máu Lutheran.............................................................15
1.3. PHẢN ỨNG MIỄN DỊCH DO BẤT ĐỒNG KHÁNG NGUYÊN
HỒNG CẦU TRONG TRUYỀN MÁU...........................................17
1.3.1. Điều kiện xảy ra hiện tượng kháng thể chống lại kháng nguyên

hồng cầu.......................................................................................17
1.3.2. Biểu hiện của bất đồng KNHC trong truyền máu....................18
1.3.3. Các phương pháp sàng lọc kháng thể bất thường....................20
1.3.4. Xét nghiệm sàng lọc chọn đơn vị máu hòa hợp........................20
1.3.5. Xếp loại tai biến truyền máu......................................................22
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KTBT TRONG NƯỚC VÀ THẾ
GIỚI................................................................................................................24
1.4.1. Thế giới.........................................................................................24
1.4.2. Trong nước...................................................................................24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............30
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...........................................................30
2.2. VẬT LIỆU...........................................................................................30


2.2.1. Dụng cụ và thiết bị......................................................................30
2.2.2. Hóa chất - thuốc thử....................................................................31
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................31
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu:..........................................................31
2.3.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................33
2.3.3 Qui trình nghiên cứu....................................................................34
2.3.4. Các qui trình kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu....................36
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU................................................................................41
2.5. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU................................................41
Chương 3: DỰ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................42
3.1. ĐẶC ĐIỂM KHÁNG THỂ BẤT THƯỜNG CỦA BỆNH NHÂN
ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA HUYẾT HỌC-TRUYỀN MÁU BỆNH
VIỆN BẠCH MAI.............................................................................42
3.1.1. Tỷ lệ kháng thể bất thường........................................................42
3.1.2. Đặc điểm xuất hiện KTBT ở các mẫu có KTBT dương tính...43
3.1.3. Tỷ lệ KTBT ở bệnh nhân và một số yếu tố liên quan...............45

3.2. KẾT QUẢ HÒA HỢP TRUYỀN MÁU Ở BN CÓ KTBT..............47
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN...............................................................50
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................51
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................52
KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU........................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1:
Bảng 1.2:
Bảng 1.3.
Bảng 1.4:
Bảng 1.5:
Bảng 1.6:
Bảng 1.7:
Bảng 1.8.
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.

Bảng 3.13.
Bảng 3.14.
Bảng 3.15.
Bảng 3.16.
Bảng 3.17.
Bảng 3.18.
Bảng 3.19:

Các kháng nguyên hồng cầu người và đặc điểm ...........................5
Kháng nguyên, kháng thể hệ nhóm máu ABO...............................6
Các đặc điểm của hệ nhóm máu ABO và tỷ lệ gặp ở người Việt Nam....6
Tần số kháng nguyên Rh trong cộng đồng....................................9
Tên gọi các kháng nguyên hệ Kell và tỷ lệ trong cộng đồng.......10
Đặc điểm kháng nguyên kháng thể nhóm máu P.........................15
Các cặp kháng nguyên Lutheran thường gặp...............................16
Kháng thể bất thường ở bệnh nhân nhận máu nhiều lần tại Việt
Nam theo một số tác giả...............................................................24
Tỷ lệ kháng thể bất thường..........................................................42
Tỷ lệ KTBT ở các điều kiện phản ứng.........................................42
Tỷ lệ bệnh nhân có KTBT xác định được bản chất của kháng thể. . .43
Các kiểu xuất hiện, phối hợp KTBT............................................43
Tần suất xuất hiện các loại KTBT ở BN đó xác định được bản
chất của kháng thể........................................................................43
Tần suất xuất hiện KTBT của một số nhóm máu hệ hồng cầu....44
Tỷ lệ bệnh nhân không có KNHC tương đồng với KTBT, xác
định bằng phương pháp huyết thanh mẫu đặc hiệu......................44
Tỷ lệ KTBT theo các lứa tuổi.......................................................45
Tỷ lệ KTBT ở hai giới..................................................................45
Tỷ lệ KTBT ở các nhóm BN có nhận máu..................................45
Tỷ lệ KTBT ở BN liên quan đến giới và số lần nhận máu...........46

Tỷ lệ KTBT ở BN liên quan đến nhóm máu ABO.......................46
Tỷ lệ KTBT ở BN liên quan đến thành phần máu truyền............46
Tỷ lệ KTBT ở BN liên quan đến chẩn đoán lâm sàng.................47
Kết quả lựa chọn được đơn vị máu hòa hợp KN nhóm máu cho BN....47
Kết quả phản ứng hòa hợp giữa đơn vị KHC được chọn và huyết
thanh của BN có KTBT ở 3 điều kiện 22 0C, 37 0C, AHG.........48
Tỷ lệ đáp ứng KHC hòa hợp KN trong truyền máu cho BN có
KTBT...........................................................................................48
Tỷ lệ biểu hiện tai biến truyền máu ở BN có KTBT....................48
Sự thay đổi SLHC, HGB, HCT, Bilirubin và LDH ở BN có KTBT
trước và sau truyền máu...............................................................49



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Máu rất quan trọng và cần thiết cho sự sống, nhờ có máu mà người bệnh
được cứu sống. Máu cần cho điều trị, cho cấp cứu, cho việc thực hiện các kỹ
thuật cao trong y học như ghép tạng... Bên cạnh đó máu còn giúp cho việc
điều trị, hỗ trợ, thay thế trong các bệnh lý về máu và cơ quan tạo máu: suy
tủy xương, Leucemie, hemophilie, xuất huyết giảm tiểu cầu... [1],[2],[3].
Tuy vậy, truyền máu cũng đồng nghĩa với việc đưa một khối lượng lớn
kháng nguyên vào cơ thể. Do đó, bên cạnh những lợi ích việc truyền máu
cũng có thể gây tai biến cho người bệnh ở những mức độ khác nhau, thậm chí
đe dọa tính mạng người bệnh. Trong số các nguyên nhân gây tai biến truyền
máu thì nguyên nhân do bất đồng miễn dịch về nhóm máu hệ hồng cầu giữa
người cho và người nhận là hay gặp nhất. Các kháng nguyên hồng cầu không
hòa hợp này khi vào cơ thể người nhận máu sẽ kích thích các tế bào có thẩm
quyền miễn dịch sinh kháng thể bất thường chống lại các kháng nguyên tương

ứng của hồng cầu người cho gây ra các hậu quả không tốt cho truyền máu [1],
[4],[5],[6],[7].
Từ nhiều thập kỷ qua, khi phát hiện ra hệ nhóm máu ABO, M,N, P và
sau đó là Rh và nhiều nhóm kháng nguyên hồng cầu khác [7], con người cũng
dần tìm hiểu các biện pháp phát hiện sự bất đồng các kháng nguyên hồng cầu
(KNHC) giữa người cho và người nhận. Trong lĩnh vực miễn dịch huyết học,
tại các trung tâm truyền máu trên thế giới đã áp dụng sàng lọc kháng thể bất
thường (KTBT) cho cả đối tượng là người hiến máu (NHM) và bệnh nhân
(BN) bằng những dàn hồng cầu với 2 hoặc 3 hồng cầu có đầy đủ các kháng
nguyên (KN) của một số hệ nhóm máu. Ở nhiều nước, việc sàng lọc KTBT
đối với BN trở thành xét nghiệm (XN) thường quy, trên cơ sở đó các BN được
phát hiện có KTBT sẽ nhận được những đơn vị máu được định nhóm hồng


2
cầu (HC) hoàn toàn thích hợp với bệnh nhân. Điều này hạn chế được các tai
biến do bất đồng KN của các nhóm máu hệ HC giữa người cho và người
nhận [8],[9],[10].
Tại Việt Nam, an toàn truyền máu (ATTM) về mặt miễn dịch mới chỉ dừng
ở việc xác định nhóm máu hệ ABO, Rh và phản ứng hòa hợp giữa người cho và
người nhận máu ở điều kiện ở 22oC, 370C, kháng globin người (AHG), các
nhóm máu khác của hệ hồng cầu như M,N,P, Kell Kidd, Lewis, Duffy... chưa
được lựa chọn nên việc sinh ra KT đồng miễn dịch chống lại KNHC của các
nhóm máu này là điều khó tránh khỏi đặc biệt là với BN nhận máu nhiều lần [1],
[2],[4],[5],[6], [7], [11],[12].
Bệnh viện Bạch Mai có số lượng lớn bệnh nhân bệnh máu phải nhận
máu nhiều lần trong các đợt điều trị. Sau 3 năm tực hiện thông tư 26/BYT2013 về hướng dẫn hoạt động truyền máu, đặc biệt là XN sàng lọc KTBT
bệnh viện đã đảm bảo ATTM cho người bệnh nhận máu có KTBT. Việc
nghiên cứu truyền khối hồng cầu hoà hợp KN nhóm máu cho bệnh nhân có
KTBT hệ hồng cầu là một biện pháp hữu hiệu nhằm thực hiện truyền khối

hồng cầu an toàn cho bệnh nhân.
Với mong muốn tìm hiểu tỷ lệ KTBT và kết quả truyền máu hòa hợp ở
bệnh nhân có KTBT điều trị tại khoa Huyết học-Truyền máu Bệnh viện Bạch
Mai chúng tôi tiến hành đề tài : “ Nghiên cứu kháng thể bất thường và kết quả
hòa hợp truyền máu của bệnh nhân có kháng thể bất thường tại khoa Huyết
học-Truyền máu Bệnh viện Bạch Mai 2016-2017” này nhằm hai mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu tỷ lệ và một số đặc điểm kháng thể bất thường ở bệnh
nhân điều trị tại khoa Huyết học-Truyền máu bệnh viện Bạch Mai
(2016-2017)


3
2. Bước đầu tìm hiểu kết quả truyền máu hòa hợp ở bệnh nhân có
kháng thể bất thường.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. LỊCH SỬ TRUYỀN MÁU

Thời cổ xưa, khi hệ thống các nhóm máu chưa được phát hiện, con người
đã phải chứng kiến một thực tế phũ phàng là người thân (bệnh nhân) của họ
đã phải chết do mất máu nặng mà họ không làm gì được. Đã có thời kỳ người
ta dùng máu động vật truyền cho người với hy vọng cứu sống được người
thân của mình, nhưng họ đã bị thất bại thảm hại [11].
Năm 1901, Karl Landsteiner nhà bác học người Áo khi nghiên cứu mối
quan hệ giữa huyết thanh và hồng cầu của nhiều người bằng phản ứng ngưng
kết hồng cầu ông đã phát hiện thấy huyết thanh của một số người không

ngưng kết với hồng cầu của người khác và ngược lại. Sau nhiều lần thí
nghiệm nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra 3 nhóm máu là nhóm A, nhóm B,
nhóm O [7]. Năm 1902, Von Decastello và Sturli lập lại thí nghiệm của ông
và phát hiện ra thêm nhóm máu AB [7]. Việc phát hiện ra hệ nhóm máu ABO
là một cống hiến rất to lớn cho nhân loại nói chung và cho ngành truyền máu
nói riêng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu trên nhóm nghiên cứu đã xây dựng 4
nhóm máu hệ ABO và đưa ra công thức truyền máu (1910) [7].
Năm 1913, Ottenberg chứng minh rằng nếu làm xét nghiệm trước truyền
máu thì ngăn được phản ứng truyền máu. Từ đó việc áp dụng truyền máu trong
cấp cứu và điều trị đã cứu được hàng triệu người mất máu và thiếu máu [7].
Năm 1927, Laudsteiner đã phát hiện thêm nhóm máu M,N,P … với đặc
điểm không có sẵn kháng thể (KT) trong huyết thanh như nhóm máu ABO và
AB, chúng chỉ có kháng nguyên (KN) để có KT phải qua quá trình mẫn cảm,
được gọi là kháng thể miễn dịch.


5
Năm 1940 Laudsteiner và Wiener trên cơ sở kết quả nghiên cứu mẫn
cảm hồng cầu của 70-80% người tham gia phản ứng với huyết tương khỉ được
mẫn cảm đã phát hiện ra hệ thống nhóm máu Rheus (Rh). Hệ thống nhóm
máu Rh ra đời giải thích được hiện tượng tan máu ở trẻ sơ sinh mà đã có sự
hoà hợp nhóm máu hệ ABO. Đồng thời đặt cơ sở đi sâu cho việc nghiên cứu
về miễn dịch các hệ thống nhóm máu trong truyền máu đồng loài [7].
Trong nhiều năm tiếp theo, kế tục kết quả của Laudsteiner các nhà khoa
học và các học trò của ông đã phát hiện thêm nhiều nhóm máu KNHCgóp
phần làm tăng hiệu quả của việc truyền máu an toàn. Tới nay hiệp hội truyền
máu quốc tế (ISBT) đã biết đến 35 hệ nhóm máu với trên 300 KNHC [7].
Các tai biến truyền máu mà hậu quả là do bất đồng kháng nguyên của
các nhóm máu hồng cầu gây nên trong truyền máu đang là vấn đề cần thiết
đặt ra cho ngành miễn dịch huyết học cần phải giải quyết. Hiện nay đã có

nhiều kỹ thuật nghiên cứu về các bất đồng miễn dịch này góp phần nâng cao
chất lượng an toàn truyền máu về mặt miễn dịch [3],[6],[9],[12],[13],[14].
1.2. MỘT SỐ NHÓM MÁU HỆ HỒNG CẦU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHẢN ỨNG
TAN MÁU TRONG TRUYỀN MÁU

Phản ứng tan máu có thể xảy ra khi có bất đồng giữa hồng cầu của người
cho và huyết thanh người nhận, do vậy sự hiểu biết về các hệ thống nhóm
máu khi truyền máu là rất quan trọng và cần thiết [6].
Hiện nay có 35 hệ thống nhóm hồng cầu được xác định với trên 300
kháng nguyên khác nhau bao gồm:
- Kháng nguyên hệ nhóm máu: ABO;
- Kháng nguyên hệ nhóm máu: Rh;
- Kháng nguyên thuộc các hệ nhóm máu khác: Lewis, Kell, Duffy, Kidd,
MNSs, Lutheran;
- Các kháng nguyên chưa có định danh [3], [7],[9],[10],[12],[14],[15],
[16],[17],[18].


6
Bảng 1.1: Các kháng nguyên hồng cầu người và đặc điểm [7]
Bản chất

Nhóm máu
có cấu trúc là
polysaccarid

Tên gọi

Viết
tắt


Số
lượng
kháng
nguyên

Kháng nguyên
quan trọng nhất

Kháng thể
thuộc type
IgG IgM

Hh
ABO
Lewis
Ii
P

H
ABO
Le
I
P

1
4

H
A1, A2, B


+
+++

+

1

Ii
P1

+++
+++
+

+
+
+++

Nhóm máu
có cấu trúc là
protein
-

Rh

Rh

45


D, C, E, c, e, G

MNs
Kell

MNs
K

38
21

+
+

+++
+++

-

Lutheran
Kidd
Duffy
Gerbich

Lu
Jk
Fy
Ge

18

3
6
7

+
+
+

+++
+++
+++

-

Cromer
Landstiener
Weiner
Cartwright
Xg
Scienna
Dombrock
Chido/Rodge
rs
Idian
Knops/McCo
y
Diego
Colton
Er


Cr

10

M,N,S s,U
K,k,Kpa, Kpb,
Jsa, Jsb
Lua, Lub
Jka, Jkb
F2
Ge2, Ge3, Ge4,
Wb, Lsa
Cra, Tea, Wea

LW
Yt
Xg
Se
Do
Ch/Rg

3
2
1
3
5
9

LWa, LWb
Yta, Ytb

Xga
Sc1, Sc2,
Doa, Dob
Ch/Rg

+
+

+++
+++

+
+

+++
+++

In
Kn

2
2

Ina, Inb
Kna, Knb

Di
Co
Er


3
3

Dia, Dib

+
+

+++
+++

-

Ngoài ra còn 6 hệ kháng nguyên thu nhận được nhưng chưa biết gen mã
hóa. Như vậy người ta biết khoảng 35 hệ KN hồng cầu với khoảng 300 KN
hồng cầu [7].


7
1.2.1. Hệ nhóm máu ABO
Hệ nhóm máu ABO quan trọng nhất trong lâm sàng, KN của hệ nhóm
máu ABO trực tiếp phản ứng với KT đồng loài mà KT này không có mặt
trong cùng một cá thể. Phản ứng này xảy ra ở nhiệt độ 37 0C, đòi hỏi bổ thể,
gây tan máu trong lòng mạch khi truyền hồng cầu không cùng nhóm [7].
Bảng 1.2: Kháng nguyên, kháng thể hệ nhóm máu ABO [7].
Nhóm máu

Dưới nhóm

KN trên HC


O

-

Không

A

A1
A2
-

A+A1
A
B

B

KT (ngưng kết tố) trong
huyết tương
Anti- A
Anti-A1
Anti-B

AB

Anti-B
Anti- A
Anti-A1

Không

A1B
A+A1+B
A2B
A+B
Hệ nhóm máu ABO là hệ nhóm máu có vai trò quan trọng trong thực hành
truyền máu với các đặc điểm:
Bảng 1.3. Các đặc điểm của hệ nhóm máu ABO và tỷ lệ gặp ở người
Việt Nam [5],[7],[16],[17],[18]
Nhóm

Kháng nguyên trên

A
B
AB

bề mặt hồng cầu
A
B
A và B

O

Không

Kháng thể trong huyết thanh
Kháng thể B
Kháng thể A

Không có kháng thể A và B
Có cả kháng thể A và kháng

thể B
1.2.1.1. Kháng nguyên của hệ ABO

Tỉ lệ gặp ở
Việt Nam
21,2
30,1
6,6
42,1


8
Hệ thống ABO có 2 kháng nguyên và sự có mặt của chúng trên màng
hồng cầu quyết định tên của nhóm máu [3],[6],[7],[12].
- Nhóm A: Trên bề mặt hồng cầu có kháng nguyên A
- Nhóm B: Trên bề mặt hồng cầu có kháng nguyên B.
- Nhóm O: Trên bề mặt hồng cầu không có cả kháng nguyên A và B.
- Nhóm AB: Trên bề mặt hồng cầu có cả kháng nguyên A và B.
Ngoài ra có các biến tướng của nhóm máu A, B như A 1, Ax, B3... [2],[7],
[12].
1.2.1.2. Kháng thể của hệ ABO
Do đặc điểm của hệ nhóm máu ABO là trong huyết thanh có mặt các
kháng thể tương ứng với các kháng nguyên vắng mặt trên bề mặt hồng cầu
[3],[6],[7],[12],[16],[17],[18] cho nên có:
Kháng thể chống A ở người nhóm B
Kháng thể chống B ở người nhóm A
Kháng thể chống A và B ở người nhóm O.

Kháng thể chống A, B, H gặp ở người có nhóm máu Bombay.
Các kháng thể chống A, chống B là tự nhiên tức là không qua một quá
trình miễn dịch. Kháng thể tự nhiên xuất hiện sau khi sinh và tăng dần hiệu
giá, đạt cực đại vào 5-10 tuổi, ổn định và tuổi già thì giảm dần.
Kháng thể A, kháng thể B bao gồm chủ yếu là các kháng thể tự nhiên, có
bản chất là IgM và được hình thành từ khi còn là thai nhi, không lọt qua được
màng rau thai.
1.2.2. Hệ nhóm máu Rhesus


9
Sau hệ nhóm máu ABO, hệ Rh là quan trọng nhất trong số các KN hồng
cầu liên quan đến thực hành truyền máu [7].
1.2.2.1. Kháng nguyên hệ Rhesus
Lần đầu tiên năm 1939, Lewis nhận thấy mọt phụ nữ sinh con chết sớm
vì tan máu, nhận xét này đã giúp cho Landsteiner và Wiener năm 1940 đã thí
nghiệm mẫn cảm hồng cầu khỉ Rhesus cho thỏ, tạo ra kháng huyết thanh. Tác
giả thấy huyết thanh này phản ứng ngưng kết với HC khỉ và cả HC người.
Tiếp theo tác giả thử trên người Capca, kết quả cho thấy có tới 85% người
Capca có phản ứng ngưng kết HC bởi huyết thanh thỏ kháng HC khỉ. Còn
15% người khác không phản ứng, tác giả coi là không có KN Rh hay Rh âm
(Rh-) [7]. Người có kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu được gọi là người
có nhóm máu Rhesus (+), người không có kháng nguyên D trên bề mặt hồng
cầu được gọi là người có nhóm máu Rhesus (-). Trên thực tế người nhận
không có kháng nguyên D được nhận máu có KN D từ truyền máu hoặc từ
con truyền sang mẹ trong quá trình mang thai sẽ sản xuất ra kháng thể kháng
D, có thể gây ra phản ứng nguy hiểm cho lần truyền máu tiếp theo. Do vậy
việc xác định nhóm máu Rh cho bệnh nhân trước khi truyền là rất cần thiết
[7],[16],[17],[18],[19],[20],[21].
Nhóm máu hệ Rhesus có kháng nguyên D, C, c, E, e, kháng nguyên d

chưa biết rõ được bản chất và chưa có nghiên cứu nào chứng minh được sự
có mặt của kháng thể d, do vậy kháng nguyên hệ Rhesus hiện nay mới biết là:
C, D, E, c, e. Ngoài ra còn một số biến thể của các kháng nguyên trên: D u, Cu,
Cw, Cx, Eu, ex... [7],[12],[16],[17],[18],[19],[22],[20],[21].
1.2.2.2. Kháng thể của hệ Rhesus: Có bản chất là IgG gồm 5 kháng thể:
kháng thể C, kháng thể D, kháng thể E và kháng thể c, kháng thể e. Kháng
nguyên D có tính sinh kháng thể mạnh nhất. KT lọt qua hàng rào rau thai và


10
gây bệnh thiếu máu tan máu ở trẻ sơ sinh do bất đồng nhóm máu mẹ con hệ
Rh [7],[15],[16],[17],[18].
Kháng thể D thường gặp sau truyền máu Rh (D) dương cho Rh (D) âm
hoặc người mẹ Rh (D) âm có con Rh (D) dương. Người ta thấy những người
Rh (D) âm nhận máu Rh (D) dương thì có 50% người sinh kháng thể chống Rh
(D) Kháng thể trên sinh ra do hai quá trình: truyền máu người Rh (D) dương cho
người Rh (D) âm và do bất đồng nhóm máu mẹ con của hệ Rh [7],[12],[16],
[17],[18],[19],[22],[23],[21].
Bảng 1.4: Tần số kháng nguyên Rh trong cộng đồng [7].
Số TT

Phức hợp gen
CDE
Wiener

1
CDe
2
Cde
3

cDE
4
cDe
5
CWDe
6
cdE
7
Cde
8
CDE
9
CdE
1.2.3. Hệ nhóm máu Kell

R1
R
R2
R0
Rlw
r0
r1
Rz
ry

Tỷ lệ % trong cộng đồng
Người da
Người da Người Anh
trắng
đen

40
17
41
39
16
39
16
11
14
02
44
03
01
02
01
01
01
01
0,1
0,1
01
0,01
0,01
0,01
0,01
0,10
0,01

Vai trò hệ thống nhóm máu Kell trên lâm sàng rất quan trọng do khả năng
miễn dịch mạnh của các kháng nguyên hệ Kell [3],[7],[16],[17],[18],[22].

1.2.3.1. Kháng nguyên hệ Kell.
- Kháng nguyên hệ Kell có khoảng 25 kháng nguyên, kí hiệu từ K 1-K25
trong đó có 3 cặp kháng nguyên quan trọng đó là: K, k ; Kpa, Kpb, Kpc và Jsa, Jsb.


11
Kháng nguyên hệ Kell nằm trên nhiễm sắc thể số 7, bản chất là glycoprotein. Bên
cạnh tên cũ người ta còn ký hiệu theo số thứ tự [7].
- Kháng nguyên K và k: K và k là 2 kháng nguyên do hai alen K và k cùng
trội thể hiện, tần suất gen k rất cao [6],[7],[9],[10],[15],[16],[17],[18],[22].
- Kháng nguyên Kpa, Kpb, Kpc: Là 3 kháng nguyên do các gen cùng ở
một locus (các alen) trong đó Kpb phổ biến nhất (98%) ở người da trắng và
không có ở người da đen, kpa có 2% ở người da trắng, kpc rất hiếm [6],[7],[9],
[10],[15],[16],[17],[18],[22].
Kháng nguyên Sutter (Jsa, Jsb) được di truyền học khẳng định là thuộc hệ
thống Kell do chúng bị phụ thuộc vào gen alen cùng trội Js a (Sutter) và Js b
(natthews) gắn liền với các đôi gen K và k, Kp a và Kpb [6],[7],[9],[10],
[15],[16],[17],[18],[22].
1.2.3.2. Kháng thể hệ Kell.
Kháng thể đặc hiệu Kell và anti-K là kháng thể đại diện chung cho Kell
– kháng thể hệ Kell thuộc type IgG 1 đòi hỏi bổ thể các kháng nguyên khác rất
hiếm gặp [7].
Bảng 1.5: Tên gọi các kháng nguyên hệ Kell và tỷ lệ trong cộng đồng [7].
Tên cũ
Tên theo số thứ tự
Thường có
K ( Kell)
K1
Thấp
K ( Cellano)

K2
Cao
Kpa
K3
Thấp
Kpb
K4
Cao
Jsa
K5
Thấp
Jsb
K6
Cao
Kháng nguyên được tạo ra thường do truyền máu người nhận không có
KN K. Hệ Kell có thể gây rối loạn miễn dịch gây tan máu ở trẻ sơ sinh [7].
Nghiệm pháp Coombs gián tiếp hoặc kỹ thuật hồng cầu xử lý men tiêu
protein cho thấy kháng thể Kell thuộc kháng thể nóng, loại thiếu, là hậu quả


12
của miễn dịch đồng loài. Kháng thể tự nhiên chống K, k cũng được phát hiện
tuy nhiên rất hiếm gặp [7],[15],[16],[17],[18].
Kháng thể miễn dịch chống K rất thường gặp (chỉ sau ABO và Rh) là
nguyên nhân của bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh 0,04% (do bất đồng mẹ con)
ngoài ra kháng thể miễn dịch chống K rất có ý nghĩa trong thực hành truyền
máu [6],[7],[9],[10],[15],[16],[17],[18],[22].
1.2.4. Hệ nhóm máu Kidd
1.2.4.1. Kháng nguyên [6] [7],[9],[10],[15],[22]
Gene tạo ra kháng nguyên hệ Kidd nằm trên nhiễm sắc thể số 18 ký hiệu

JK, gồm có Jka và Jkb [7].
Gồm 2 loại chính là JKa, JKb do hai alen JKa, JKb đồng trội quyết định.
Các kiểu hình JK (a+b-), JK (a+b+), JK (a-b+), JK (a-b-) trong đó rất hiếm
gặp JK (a-b-). Khả năng miễn dịch của JK a, JKb thấp. Kháng nguyên JKa gặp
ở người da đen nhiều hơn người da trắng [3],[6],[7],[9],[10],[15],[22],[23].
1.2.4.2. Kháng thể
Kháng thể hệ Kidd có thể gây phản ứng truyền máu chậm rất nặng, gây
tan máu trong lòng mạch và suy thận. Rất khó phát hiện các kháng thể Kidd –
thực chất ít có giá trị lâm sàng [7].
Đa số là kháng thể miễn dịch, phát hiện bằng nghiệm pháp Coombs gián
tiếp thấy kháng thể chống JK a, JKb kháng thể bị mất dần do đó muốn phát
hiện cần làm phản ứng Coombs với hồng cầu được xử lý bằng men tiêu
protein [6],[7],[9],[10],[15],[16],[17],[18],[22].
Kháng thể trên hay kết hợp với kháng thể các nhóm máu khác là nguyên
nhân gây tan máu trong truyền máu không phù hợp Kidd nhưng thường xảy ra
muộn [6],[7],[9],[10],[15],[16],[17],[18],[22],


13
1.2.5. Hệ nhóm máu Duffy
Hệ Duffy ngoài tính miễn dịch còn liên quan đến thụ thể (Receptor) nhạy
cảm với ký sinh trùng sốt rét [7].
Kháng nguyên của hệ Duffy: Fya, Fyb, kháng nguyên Fya mạnh hơn Fyb,
2/3 người Mỹ da đen và 90% người châu Phi không có kháng nguyên này (Fya,
Fyb-), bản chất là glycoprotein. Glycoprotein Fy liên quan rất lớn đến tính nhạy
cảm của P-Vivax và P-knowlesi. Nghĩa là người có phenotype Fy a và Fyb rất
nhạy với sự xâm nhập vào hồng cầu của hai ký sinh trùng này [7].
Kháng nguyên: Thuộc nhóm kích thích sinh kháng thể mạnh gồm 2 kháng
nguyên cơ bản của hệ thống Duffy là Fya, Fyb. Hai kháng nguyên đồng trội nên
có thể có các kiểu hình là Fy (a+, b-), Fy (a+, b+), Fy (a-, b+), Fy (a- b-) ngoài

ra có thể thấy các kháng nguyên: Fy3, Fy4, Fy5...). Tính kháng nguyên của Fyb
được xác định là yếu hơn so với Fya [6],[7],[9],[10],[15],[22].
Nhìn chung KT Duffy hiếm gặp, Anti – Fya mạnh hơn Anti – Fyb. Anti –
Fy chủ yếu là thuộc type IgG đòi hỏi bổ thể, chúng có thể gây tan máu [7].
Kháng thể: Bằng nghiệm pháp Coombs cho thấy kháng thể hệ Duffy
hoàn toàn là kháng thể miễn dịch thường là IgG. Kháng thể chống Fya nhiều
và dễ gây tai biến truyền máu, kháng thể chống Fy b rất hiếm [6],[7],[9],[10],
[15],[16],[17],[18],[22].
1.2.6. Hệ nhóm máu Lewis
Các kháng nguyên của hệ Lewiss: Lea và Leb kháng nguyên thuộc liên kết
glycosphingolipide được gắn vào màng hồng cầu (quan trọng), phần huyết tương
glycosphingolipide có mặt trong huyết tương và nước bọt [7].
Kháng nguyên: gồm hai kháng nguyên là Lea, Leb. Hai kháng nguyên
không phải là thành phần cấu trúc của màng hồng cầu mà nằm trên glycosphin
golipids của huyết tương và nó được hấp phụ từ huyết tương lên màng hồng cầu,


14
chuyển tính đặc hiệu kháng nguyên cho hồng cầu nên tính đặc hiệu kháng
nguyên nhóm này thay đổi theo thời gian [6],[7],[9],[10],[15],[22].
Kháng thể Lewiss Gene Le nằm trên nhiễm sắc thể số 19, được mã hóa bởi
men Fucosyl – type IgM gắn bổ thể, gây tan máu, tuy nhiên đây là kháng thể
phản ứng ở nhiệt dộ lạnh nên ít có giá trị lâm sàng. Rất hiếm anti – Le phản ứng
ở nhiệt độ 370C kể cả khi kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên Le (a+b+) trong
huyết tương – Khi có kháng thể, kháng thể đó đã bị trung hòa nên càng khí thấy
giá trị của kháng thể Le trong lâm sàng [7].
Kháng thể: Thường là kháng thể tự nhiên có bản chất là IgM, là kháng thể
đủ, lạnh nhưng với biên độ hoạt động có khi lên đến 37 oC. Không qua được
màng rau thai nên không gây tan máu ở trẻ sơ sinh. Kháng thể chống Lea thường
xuất hiện ở người Le(a-b-) có chất tiết ABH. Kháng thể chống Le b thường xuất

hiện cùng chống H (gặp ở người nhóm máu A1) [6],[7],[9],[10],[15],[16], [17],
[18],[22].
1.2.7. Hệ nhóm máu M, N, Ss
Kháng nguyên hệ MNss nẳm trên nhiễm sắc thể số 4. Bản chất thuộc
glycoprotein A và B. Các gene: MN được sao chép thành các kháng nguyên
MN tương tự như vậy với kháng nguyên S và s [7].
* Kháng nguyên: M, N, S, s do các gen M, N, S, s đồng trội qui định.
Sự liên hệ của hệ thống MN và Ss được xác định và do các gien tương
ứng liên hệ chặt chẽ với nhau trên cùng một NST [16],[17],[18].
Anti-M là kháng thể chung, chúng có thể là IgM, IgG, kháng thể này gây
tan máu phản ứng ở 370C.
Anti-N: có tính riêng biệt và ít có giá trị trên lâm sàng.
Anti-S và anti-s, cả hai đều là kháng thể type IgG. Chúng có thể gây tan
máy trẻ sơ sinh hoặc tan máu trong lòng mạch. Tuy nhiên rất hiếm gặp [7].


15
* Kháng thể:
- Kháng thể chống M, N: hiếm gặp là kháng thể lạnh, loại đủ có thể gây
tai biến truyền máu. Sản xuất bằng cách gây miễn dịch cho súc vật khi tiêm
hồng cầu người đặc hiệu.
- Kháng thể chống S, s là kháng thể miễn dịch, nóng, loại thiếu phát hiện
nhờ nghiệm pháp Coombs gián tiếp.
Các kháng thể S, s là nguyên nhân gây thiếu máu tan máu ở trẻ sơ sinh.
1.2.8. Hệ nhóm máu P
Hệ P có 3 kháng nguyên P, P 1, Pk trên bề mặt hồng cầu có cả kháng
nguyên P và P1 (số này chiếm > 75% trong quần thể) còn P nhưng không có
P1 chiếm 25% rất hiếm tế bào hồng cầu có P hoặc Pk đơn độc [7].
* Kháng nguyên: Kháng nguyên P là phổ biến chiếm gần 100% người
da đen và da trắng.

Kháng nguyên P1 có mặt trên hồng cầu của gần 94% người da đen và
80% người da trắng.
Kháng nguyên Pk rất hiếm gặp. Dựa vào sự có mặt của các kháng nguyên P,
P1, Pk người ta chia ra 5 nhóm có đặc điểm sau [4],[5],[7],[20],[22].

Bảng 1.6: Đặc điểm kháng nguyên kháng thể nhóm máu P [22]
Nhóm máu
P1

Kháng
nguyên
P1, P

Kháng thể
Ko

Tần suất
Da trắng
Da đen
80%
94%


16
P2
P1k
P2k
P

P

P1 , Pk
Pk
Không

Chống P1
Chống P
Chống P
Chống PP1 Pk

21

6
Rất hiếm
Rất hiếm
Rất hiếm

Kháng thể đặc hiệu P: Anti P xuất hiện tự nhiên nhưng không còn ý
nghĩa trong lâm sàng. Anti P, P1, Pk có thể xuất hiện với hiệu giá cao IgG,
IgM, nhưng chỉ gặp ở các cá thể có phenotype P 1 (bảng…). Kháng thể này
phản ứng ở nhiệt độ 370C, gây tan máu trong lòng mạch, tan máu trẻ sơ sinh
hoặc tan máu ở bào thai [7].
* Kháng thể: Kháng thể chống P, chống P1, chống Pk hoạt động ở nhiệt
độ 4oC, làm tan hồng cầu ở nhiệt độ 37oC với sự có mặt của bổ thể.
- Kháng thể chống P1 thường gặp ở người P2 là IgM hoạt động ở nhiệt độ
lạnh, không gây tan máu trẻ sơ sinh do bất đồng mẹ con.
- Kháng thể chống P có thể gặp ở người nhóm máu P k dù hiếm nhưng có
thể gây tan máu mạnh.
* Kháng thể chống P, P1, Pk hiếm gặp nhưng khi có mặt có thể gây tai
biến truyền máu, gây tan máu ở trẻ sơ sinh [4],[5],[7],[16],[17],[18],[20],[22].
1.2.9. Hệ nhóm máu Lutheran

Hệ Lutheran rất quan trọng sau hệ ABO, Rh. Có thể gặp 4 cặp kháng
nguyên với khoảng 16 kháng nguyên và bán kháng nguyên hệ Lu [7].

Bảng 1.7: Các cặp kháng nguyên Lutheran thường gặp
Tên cũ
Lua
Lub
Mull

Tên theo thứ tự
Lu1
Lu2
Lu9

Thường gặp
ít
Nhiều
ít


17
Jan
Hof
MT
Ana
Anb

Lu6
Lu14
Lu8

Lu18
Lu19

Nhiều
ít
Nhiều
ít
Nhiều

Kháng nguyên: Gồm nhiều kháng nguyên, trong đó kháng nguyên Lu a,
Lub có thể gây tai biến truyền máu [4],[5],[7],[20],[22].
Kháng thể Lu thường gây phản ứng tan máu ngoài lòng mạch [7].
Kháng thể thường là kháng thể tự nhiên, hoạt động nhiệt độ phòng thí
nghiệm [4],[5],[7],[16],[17],[18],[20],[22].
+ Kháng thể chống Lua rất hiếm, một số trường hợp có thể nhận biết như
kháng thể miễn dịch.
+ Kháng thể chống Lub: là kháng thể miễn dịch nóng loại thiếu nguyên
nhân của phản ứng truyền máu và trong tan máu trẻ sơ sinh
* Tóm lại: Nghiên cứu kháng nguyên hồng cầu nhằm mục đích ứng
dụng truyền máu lâm sàng sau:
- Đảm bảo an toàn truyền máu, tránh các phản ứng nguy hiểm do bất
đồng nhóm máu, bất đồng kháng nguyên của máu, bao gồm cả kháng nguyên
tế bào máu, kháng nguyên là protein huyết tương và tự kháng nguyên.
- Nhóm máu: ABO có kháng thể tự nhiên, các kháng thể này không có
chung trong cùng một cá thể.
+ Kháng nguyên hệ Rh, Duffy, Lewiss… không có kháng thể tự nhiên.
Kháng thể miễn dịch được hình thành do đáp ứng miễn dịch. Có thể đáp ứng
miễn dịch khi gặp kháng nguyên nhóm máu khác do truyền máu, hoặc do bất
đồng các kháng nguyên này ở bào thai giữa mẹ và con.



18
+ Ngoài ra nhóm máu kể trên còn có một số kháng nguyên của các hệ
khác: Diego, Colton, Gerbich… hiếm gặp và rất ít có giá trị trong lâm sàng.
1.3. PHẢN ỨNG MIỄN DỊCH DO BẤT ĐỒNG KHÁNG NGUYÊN HỒNG CẦU
TRONG TRUYỀN MÁU

1.3.1. Điều kiện xảy ra hiện tượng kháng thể chống lại kháng nguyên
hồng cầu [6],[7],[12],[25]
Sự không hòa hợp kháng nguyên hệ hồng cầu giữa người cho và người
nhận, đây là điều kiện tiên quyết phải có.
- Khả năng kích thích sinh kháng thể của kháng nguyên. Mỗi kháng
nguyên nhóm máu có một khả năng kích thích sinh kháng thể khác nhau. Một
số nhóm máu có khả năng kích thích kháng thể mạnh là hệ ABO, Rhesus,
Kell, Duffy, Kidd...
- Mức độ đáp ứng miễn dịch ở người nhận: tùy thuộc mỗi cá thể cụ thể
sẽ có mức độ đáp ứng khác nhau. Người ta giải thích ở đó có vai trò của gen
"đáp ứng miễn dịch" của cá thể.
- Số lần, khoảng cách và lượng máu truyền cho bệnh nhân: số lần truyền
máu càng nhiều và khoảng cách giữa các lần truyền là dài vừa đủ để sinh ra
kháng thể thì lượng kháng thể miễn dịch tạo ra càng nhiều. Số lượng máu
truyền cũng cần lưu ý xong không phải là vai trò chủ yếu lắm.
- Ngoài ra còn phụ thuộc vào tế bào ung thư; sử dụng thuốc, hóa chất
trong điều trị, hiện tượng nhiễm khuẩn... Đặc biệt khi các kháng thể tham gia
là tự kháng thể.
1.3.2. Biểu hiện của bất đồng KNHC trong truyền máu [3],[12].
Chủ yếu dưới 2 dạng sau:
1.3.2.1. Phản ứng tan máu cấp



×