Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Tổng quan về văn hoá kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.57 KB, 57 trang )

Sưu tầm: Ths. Nguyễn Hoàng Hà – Khoa Quản trị kinh doanh
Chương 1: Tổng quan về văn hoá kinh doanh
Khái niệm văn hoá
Văn hoá là một khái niệm rất rộng, năm 1952 Kroeber và Kluckolm đã sưu tầm được 164 định
nghĩa khác nhau về văn hoá. Cho đến nay, con số định nghĩa chắc đã tiếp tục tăng lên chứ
không giảm đi.Một định nghĩa kinh điển được nhiều người chấp nhận của Edward Tylor: "
Văn hoá là tổng thể phức hợp bao gồm kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp,
thói quen và bất kỳ năng lực hay hành vi nào khác mà mỗi một cá nhân với tư cách là thành
viên của xã hội đạt được". Edward Hall hiểu văn hoá là " một hệ thống nhằm sáng tạo, chuyển
giao, lưu trữ và chế biến thông tin. Sợi chỉ xuyên suốt tất cả các nền văn hoá là truyền thông
và giao tiếp". Văn hoá hiểu như vậy là văn hoá theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả những gì con
người đã tạo ra.Theo nghĩa hẹp, văn hoá có thể được hiểu là " tổng thể các cấu trúc xã hội với
các biểu hiện nghệ thuật, tôn giáo, trí tuệ của chúng, xác định một nhóm người hay một xã hội
trong quan hệ với một nhóm người khác hay một xã hôị khác." Văn hoá theo nghĩa hẹp xác
định đặc trưng của một dân tộc , một tộc người, một xã hội hay một tầng lớp xã hội trong mối
tương quan với các xã hội khác, dân tộc khác, tộc người khác hay tầng lớp xã hội khác. Tương
tự như vậy có thể hiểu văn hoá doanh nghiệp ( culture of enterprise) là " Tổng thể các truyền
thống của các cấu trúc và các bí quyết kinh doanh xác lập quy tắc ứng xử nội tại, gắn bó các
thành viên với nhau trong một doanh nghiệp" Nói một cách khác, đi văn hoá kinh doanh
( business culture ) bao gồm " toàn bộ phương thức tiến hành kinh doanh, quản lý kinh doanh,
đàm phán với các đối tác, giải quyết các nhiệm vụ xuất hiện trong quá trình kinh doanh như tổ
chức doanh nghiệp, hình thành quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong
doanh nghiệp" Trong quan hệ giữa các doanh nghiệp, văn hoá kinh doanh có thể bao gồm
môi trường kinh doanh trong thị trường, những quy tắc ứng xử được các đối tác cùng chia sẻ,
hoặc những truyền thống hay thói quen có tính đặc thù cho từng thị trường, từng nước hay
từng nhóm đối tác. Văn hoá kinh doanh trong giao tiếp giữa các doanh nghiệp có thể
hiểu là những quy tắc ứng xử bất thành văn, tuy là vô hình và không trở thành quy
định luật pháp, nhưng được các bên tham gia ngầm hiểu và cùng chấp nhận. Văn
hoá kinh doanh đó rất quan trọng để tiến hành kinh doanh một cách thuận tiện và
thành công.
Văn hoá kinh doanh (business culture) hay văn hoá thương mại (commercial culture) là những


giá trị văn hoá gắn liền với hoạt động kinh doanh (mua bán, khâu gạch nối liền giữa sản xuất và tiêu
dùng) một món hàng hoá (một thương phẩm / một dịch vụ) cụ thể trong toàn cảnh mọi mối quan hệ văn
hoá - xã hội khác nhau của nó. Đó là hai mặt mâu thuẫn (văn hoá: giá trị > < kinh doanh: lợi nhuận) nhưng
thống nhất: giá trị văn hoá thể hiện trong hình thức mẫu mã và chất lượng sản phẩm, trong thông tin
quảng cáo về sản phẩm, trong cửa hàng bày bán sản phẩm, trong phong cách giao tiếp ứng xử của người
bán đối với người mua, trong tâm lý và thị hiếu tiêu dùng, rộng ra là trong cả quá trình tổ chức sản xuất
kinh doanh với toàn bộ các khâu, các điều kiện liên quan của nó... nhằm tạo ra những chất lượng - hiệu
quả kinh doanh nhất định.
1
Xét về bản chất, kinh doanh không chỉ gói gọn trong khâu lưu thông, phân phối các chiến lược "thâm nhập
thị trường" của các doanh nghiệp đối với các sản phẩm của mình mà nó còn phải bao quát các khâu có
quan hệ hữu cơ nhau tính từ sản xuất cho tới cả tiêu dùng. Có nghĩa rằng, xây dựng nền văn hoá kinh
doanh là một việc làm có tính thực tế mà mục tiêu cụ thể là nhằm làm cho toàn bộ quá trình sản xuất kinh
doanh, tức yếu tố đóng vai trò rất quyết định đối với nền sản xuất của đất nước trở nên ngày càng mang
tính văn hoá cao thể hiện trên cả ba mặt:
(1) Văn hoá doanh nhân: Văn hoá thể hiện hết ở đội ngũ những con người (gồm cả các cá nhân và các
tập thể) tham gia sản xuất kinh doanh chủ yếu thể hiện ở trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ và vốn tri
thức tổng hợp, ở kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng, phương pháp tác nghiệp, ở năng lực tổ chức sản xuất
kinh doanh và sự nhạy bén với thị trường, ở đạo đức nghề nghiệp và phẩm hạnh làm người, ở ý thức
công dân và sự giác ngộ về chính trị - xã hội v.v…
(2) Văn hoá thương trường: Văn hoá thể hiện trong cơ cấu tổ chức, hệ thống pháp chế, các chính sách
chế độ, trong mọi hình thức hoạt động liên quan quá trình sản xuất kinh doanh, gồm cả sự cạnh tranh
v.v… tất cả nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi tốt đẹp…
(3) Văn hoá doanh nghiệp: Văn hoá tập trung và tỏa sáng trong các thiết chế, các đơn vị tổ chức sản xuất
kinh doanh thể hiện qua những biểu trưng (symbol) chung thuộc về hình thức (logo, đồng phục…) cùng
các yếu tố tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp, qua năng lực, phẩm chất, trình độ tổ chức sản xuất
kinh doanh tạo ra chất lượng sản phẩm và những thành tích, truyền thống, qua phong cách giao tiếp, ứng
xử thống nhất của toàn đơn vị (đối với nội bộ, đối với khách hàng) trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh
v.v...
Ba mặt trên là ba mặt, ba bộ phận hợp thành một nền văn hoá kinh doanh theo nghĩa toàn vẹn nhất, trong

đó văn hoá doanh nghiệp có thể xem là bộ phận có vai trò, vị trí quan trọng mang tính quyết định, là đầu
mối trung tâm của quá trình
Kinh doanh và nguyên tắc "Nhập gia tùy tục"
Tại văn phòng làm việc của công ty hay trong các buổi gặp mặt, thăm hỏi kinh doanh xã giao ở Trung Đông, ba tách trà
hoặc ba tách cà phê có thể bị xem như một biểu hiện …bất lịch sự. Chỉ một sự vô ý nhỏ thôi cũng có thể khiến bạn “mất
điểm” trước các đối tác kinh doanh Hồi giáo này. Vì thế, bạn đừng bao giờ mạo hiểm mong đợi sự thành công quá sớm ở
một thị trường mà bạn chưa hiểu gì về tập quán sinh hoạt và phong tục kinh doanh.
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có một bản sắc cũng như những quy định riêng mà bạn, những người nước ngoài, phải hiểu biết
khi muốn hợp tác hay xâm nhập vào thị trường của họ. Đây là yêu cầu quan trọng quyết định phần lớn sự thành công của bạn và
là một phần trong chiến lược xúc tiến kinh doanh mở rộng thị trường ra nước ngoài. Mặc dù hoạt động này không tạo ra sản
phẩm hay dịch vụ cụ thể, nhưng sự cần thiết của nó thể hiện ở việc cung cấp những tin tức để giúp bạn đề ra được những chiến
lược kinh doanh đúng đắn.
Thông tin kinh doanh hiện đại là một loại thông tin xuyên văn hóa, giữa những khách hàng, đối tác kinh doanh ở một nền văn
hóa này và những nhà cung cấp ở một nền văn hóa khác. Thông thường, tại những thị trường khác nhau, nền văn hóa cũng sẽ
khác nhau, và đôi khi trong một nước cũng có sự khác biệt với nhau về văn hóa, ví dụ như Ấn Ðộ hay Trung Quốc.
Xúc tiến kinh doanh quốc tế là việc làm thế nào để chuyển được các thông tin từ thị trường nước ngoài đến với bộ phận hoạch
định chiến lược của công ty, để từ đó bộ phận này sẽ đề ra những kế hoạch thích hợp nhằm vượt qua các rào cản kinh doanh do
sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, quy định của chính phủ, phương tiện truyền thông đại chúng, phong tục tập quán....
2
Điển hình trong hoạt động bán hàng, phát triển sản phẩm, định giá cả và phân phối, mỗi thị trường đều được điều chỉnh bằng
những quy định riêng biệt. Tiền hoa hồng (premium) luôn được các công ty áp dụng như một phần khuyến mãi, nhưng chính nó
lại có thể gây ra các vấn đề rắc rối. Ví dụ như tiền thưởng của các công ty ở Thuỵ Sỹ có tác dụng chào mời khách mua hàng sẽ
chịu sự chi phối của luật chiết khấu ở nước này. Thuỵ Sỹ cấm bất kỳ việc giảm giá thành sản phẩm nào có tính ưu đãi đối với
các nhóm khách hàng khác nhau. Người ta cho rằng làm như thế sẽ dẫn đến việc phân biệt đối xử đối với người mua.
Tiền hoa hồng ở Thuỵ Điển và Pháp thông dụng hơn và nó được phép áp dụng trong một giới hạn nhất định. Nếu một công ty
dùng tiền hoa hồng mời chào khách thì không được phép, hay nếu khi bán sản phẩm nào đó thấp hơn giá vốn, hoặc chào một
khách hàng với một quà tặng hay tiền thưởng kèm theo điều kiện là họ phải mua một sản phẩm khác… đều là bất hợp pháp.
Hơn nữa, một công ty hoặc nhà bán lẻ không thể chào khách những sản phẩm khác biệt so với những mặt hàng họ vẫn thường
kinh doanh. Ví dụ, theo quy định thì các công ty sản xuất và kinh doanh bột giặt tại Pháp không được chào khách bằng quần áo
hay các dụng cụ nhà bếp và các quà tặng là ngũ cốc.

Hoạt động quảng cáo khuyến mãi ở Đức còn bị thắt chặt hơn. Nếu bạn quảng cáo qua các biên giới quốc gia thì quảng cáo đó sẽ
bị quy định về so sánh sản phẩm điều chỉnh. Ở Đức, những so sánh sản phẩm của mình với sản phẩm của các công ty khác
trong quảng cáo luôn luôn chịu sức ép của đối thủ cạnh tranh, như gọi đến toà án và được yêu cầu chứng minh tính hơn hẳn về
sản phẩm của họ so với sản phẩm tương tự. Ngoài ra còn có các quy tắc khắt khe hơn, ví dụ như tất cả những điều khẳng định
về tính chất ưu điểm của sản phẩm (mà chưa chứng minh được sự thật) và tuyên bố trong quảng cáo đều phải được kiểm tra để
đảm bảo rằng việc trình bày ra trước công chúng là không giả dối và lừa đảo. Quy định này được áp dụng dưới mọi hình thức,
từ dán nhãn sản phẩm đến nội dung những bức thư chào hàng. Toà án luôn xử các vụ này đúng theo luật, tập trung chú ý vào
việc xác định liệu một quảng cáo có sai sự thật hay lừa đảo không.
Tây Ban Nha lại đặc biệt quan tâm việc nhận diện sản phẩm. Vì thế, nước này đề ra một số các điều luật riêng, theo đó bắt buộc
các sản phẩm nước ngoài phải sử dụng tiếng Tây Ban Nha trên tất cả các nhãn sản phẩm, trong quảng cáo, hướng dẫn hay các
thông tin khác về sản phẩm. Tài liệu gốc không bị cấm, nhưng phải kèm theo bản dịch ra tiếng Tây Ban Nha.
Bên cạnh những quy định pháp luật, mỗi thị trường còn duy trì vô vàn những tập tục kinh doanh khác nhau. Chất cafein bị hạn
chế ở các nước Trung Đông. Ba tách trà hoặc cà phê thường được xem như một “hạn chế lịch sự” ở các văn phòng cũng như
trong các buổi gặp mặt, thăm hỏi kinh doanh xã giao. Nếu vẫn muốn tiếp tục duy trì buổi gặp mặt, bạn có thể dùng thêm một
tách nhưng phải nhấp từng chút để không phải uống thêm một tách nữa khi buổi gặp mặt chưa kết thúc. Hoặc trong trường hợp
bạn không muốn dùng thêm nữa thì hãy xoay chiếc tách không của bạn lại khi đang cầm nó từ phía sau. Cử chỉ đó có nghĩa là:
“Cám ơn, tôi nghĩ là tôi đã uống quá nhiều”.
Khi bạn đến Ả rập Xê út, đừng ngạc nhiên nếu bỗng nhiên có một người xông thẳng vào văn phòng làm gián đoạn cuộc nói
chuyện của bạn với một ai đó trong phòng. Đây là một tục lệ của người Ả rập truyền thống nhằm thể hiện đấy là “cuộc gặp gỡ
công khai”. Tuy nhiên, ở Mỹ hay nhiều quốc gia châu Âu, hành động đó lại bị xem là một hành động khiếm nhã khi làm gián
đoạn câu chuyện của người khác, thậm chí cả sau khi việc hợp tác đã được ký kết. Trong thế giới của các nước Hồi giáo, trước
khi nhận một lời mời nào đó, từ “không” phải được nói ba lần trước khi bạn chấp nhận lời mời đó. Các doanh nhân gốc Ả rập
quan niệm rằng việc bạn cố gắng hết sức để nhận một cuộc hẹn là hoàn toàn vô tư, không có toan tính trước và nó thể hiện sự
công khai của cuộc hẹn.
Doanh nhân Tây Ban Nha lại có sự quan tâm đặc biệt đến thời gian. Các văn phòng và đại lý ở Tây Ban Nha thường đóng cửa
từ 1 giờ và trễ nhất là 4 giờ 30 phút chiều. Về ăn mặc, theo quan niệm của người Tây Ban Nha, giày đen biểu thị cho các cơ hội
kinh doanh. Người Tây Ban Nha rất thích màu đen và các màu tối.
Nghi thức xã giao kinh doanh ở lại đòi hỏi các doanh nhân phải trao đổi danh thiếp ngay khi gặp mặt. Nếu bạn không đưa ngay
danh thiếp, công việc của bạn sẽ phải trì hoãn lâu đấy; hay nghi thức gặp mặt ở Pháp đòi hỏi bạn phải đưa chứng minh thư kèm
3

theo danh thiếp; còn ở Nhật Bản, bạn phải chuẩn bị ít nhất là 40 tấm danh thiếp để mang theo mỗi ngày. Theo một thống kê mới
nhất, trung bình tại Nhật Bản một doanh nhân sử dụng khoảng 20 tấm danh thiếp/ngày, đồng thời người Nhật Bản trao tay nhau
khoảng 45 triệu danh thiếp/ngày. Những con số trên chứng tỏ Nhật Bản là một trong những quốc gia sử dụng nhiều danh thiếp
nhất thế giới. Người Nhật cũng quen xưng hô theo danh vị cao nhất của đối tác ghi trong danh thiếp. Nếu bạn có cơ hội hợp tác
với doanh nhân Nhật Bản, hãy tôn trọng thói quen này mà xưng hô với họ. Chẳng hạn như giám đốc thì thường gọi là “giám
đốc” chứ không xưng hô theo kiểu “ông” hay “anh”.
Trong làm ăn, người Mỹ thích sự chính xác, cụ thể. Họ thích cách nói “5 hoặc 6”, chứ không thích nói “khoảng 5 hoặc 6”. Việc
nói chuyện vòng vo bị coi là mất thời gian. Người Mỹ có thể bàn việc làm ăn thường xuyên trong các bữa tiệc, bữa ăn, họp
mặt... Đối với những doanh nhân làm ăn tại Mỹ, ăn mặc phải được chú ý nhiều hơn một chút, bởi vì có nhiều ông chủ tư bản
nhìn đôi giày của đối tác để quyết định làm ăn. Không ít các doanh nhân Mỹ thường thuê xe Limousine khi đến gặp đối tác đã
để tạo “uy tín” làm ăn.
Ở Scandinavia và Phần Lan, khách đến bàn bạc kinh doanh thường được mời đi tắm hơi cùng với chủ công ty. Đó là tín hiệu
của một cuộc hợp tác tốt đẹp. Ở Đan Mạch, nếu bạn được mời tới dự tiệc tại tư gia của đối tác, bạn nên mang theo hoa và một
vài món ăn đặc biệt. Còn ở Pháp, khi đến dự tiệc tại nhà, bạn nên tặng hoa trước bữa tối. Nên nhớ không được tặng hoa cúc
vàng, vì loại hoa này thường chỉ dùng trong các dịp …tang lễ. Hơn cả hoa và quà tặng, doanh nhân Pháp thích khách hẹn lại vào
một dịp đặc biệt nào đó sau đợt hợp tác lần này. Ở Đức, tặng hoa cho phu nhân của đối tác kinh doanh là một món quà mang ý
nghĩa tôn trọng, lịch sự. Đây là khởi đầu cho một cuộc hợp tác tốt đẹp, nhưng đừng bao giờ tặng hoa hồng vì loài hoa này tượng
trưng cho tình yêu. Còn ở Thuỵ Sỹ, tặng bao nhiêu hoa hồng cũng được nhưng chỉ được tặng 2 bông hoặc 20 bông, đừng tặng 3
bông vì số 3 chỉ dành riêng để tặng người yêu.
Nếu tổ chức những buổi dạ tiệc tại Hàn Quốc, bạn nên mời cả phu nhân của các vị khách, vì các doanh nhân Hàn Quốc thường
thích vợ mình tháp tùng trong những buổi dạ tiệc. Điều đặc biệt ở Hàn Quốc là khách mời danh dự (những người lớn tuổi,
những người có vị trí cao trong xã hội…) phải được ưu tiên phục vụ trước trong các buổi gặp mặt.
Ở Trung Quốc, tặng quà cho đối tác kinh doanh là điều không được chấp nhận. Hành động này không được xem là một sự xúc
phạm và bạn có thể sẽ bị từ chối các cơ hội hợp tác. Nghi thức thể hiện tình hữu nghị và sự đón tiếp nồng nhiệt ở Trung Quốc là
… vỗ tay. Bạn sẽ được đón tiếp nồng nhiệt tại các công ty, nhà máy bằng những tràng vỗ tay thật lớn. Vì vậy trong trường hợp
này, bạn cũng phải vỗ tay với họ cho dù làm điều này giống như là bạn đang vỗ tay cho chính mình.
Trên đây là những thực tế phong tung tập quán khác nhau tại từng thị trường mà bạn không thể bỏ qua trong những chiến lược
phát triển kinh doanh, không chỉ trong quảng cáo, khuyến mãi, mà còn cả trong cung cách kinh doanh, ứng xử với khách hàng,
đối tác kinh doanh và nhiều hoạt động liên quan khác. Sự khác biệt về tập quán kinh doanh giữa các thị trường một phần cũng
vì các thị trường có những phong tục văn hoá xã hội hoặc các sở thích không giống nhau.

Thị trường toàn cầu là một bức tranh đẹp về sự đa dạng văn hoá. Nhưng cũng chính sự đa dạng này đã khiến không ít công ty
lâm vào tình trạng dở khóc dở cười chỉ vì không có sự tìm hiểu, chuẩn bị kỹ lưỡng về thông tin thị trường cũng như về những
đặc điểm văn hóa. Dường như có những quy tắc bất thành văn mà bạn cần nắm vững trong mỗi chiến lược xúc tiến kinh doanh
và thâm nhập thị trường mới, đó là “Nhập giang tùy khúc, nhập gia tuỳ tục”.
(Tổng hợp)
Hiểu văn hoá kinh doanh là con đường đi đến thành công.
Kể từ khi quan hệ hai nước được bình thường hoá, VCCI đã nhanh chóng ký kết các thoả thuận hợp tác và thiết
lập quan hệ với Phòng Thương mại Hoa Kỳ cũng như các tổ chức xúc tiến thương mại Hoa Kỳ.
4
Các thoả thuận và quan hệ này đã tạo dựng các kênh thông tin và tiếp cận lẫn nhau của doanh nghiệp hai
nước.
Với tư cách là đại diện của cộng đồng doanh nghiệp và là tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư, Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) luôn đánh giá Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn và là thị
trường đầy tiềm năng của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, trong thời gian qua, VCCI đã tập
trung nhiều hoạt động thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước. Kể từ khi quan hệ hai
nước được bình thường hoá, VCCI đã tập trung nhiều hoạt động thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và
đầu tư giữa hai nước. Kể từ khi quan hệ hai nước được bình thường hoá, VCCI đã nhanh chóng ký kết các
thoả thuận hợp tác và thiết lập quan hệ với Phòng Thương mại Hoa Kỳ cũng như các tổ chức xúc tiến
thương mại Hoa Kỳ. Các thoả thuận và quan hệ này đã tạo dựng các kênh thông tin và tiếp cận lẫn nhau
của doanh nghiệp hai nước. VCCI luôn là một trong những tổ chức đầu tiên được các doanh nghiệp Hoa Kỳ
tiếp cận và tham khảo tư vấn trước khi vào thị trường Việt Nam.
Quan hệ giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước trong 10 năm qua đã có bước phát triển đáng khích lệ.
Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết đánh dấu một mốc phát triển mới của quan hệ kinh
tế, thương mại giữa hai nước. Kể từ khi Hiệp định có hiệu lực đến nay, quan hệ buôn bán hai chiều tăng
mạnh, kim mgạch ngoại thương hai chiều năm 2003 dạt 5.876 tỷ USD, tăng gần gấp hai lần năm 2002
(2.974 tỷ USD) và tăng gấp trên 4 lần năm 2001 (1,4 tỷ USD). Doanh nghiệp hai nước cũng đã chủ động
hơn trong việc tìm kiếm đối tác của mình. Hiện nay, có hơn 800 doanh nghiệp Hoa Kỳ đang làm việc tại Việt
Nam. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 35 vào Hoa Kỳ, đồng thời Hoa Kỳ cũng trở thành thị
trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2004, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ
đạt trên 5 tỉ USD. Hoa Kỳ cũng nằm trong số trên dưới 10 nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.

Là thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng, song Hoa Kỳ cũng là một thị trường cạnh tranh gay gắt và nhạy
cảm. Nhiều vụ kiện tụng kinh tế vừa quan như vụ Hiệp hội Cá da trơn Hoa Kỳ tại Việt Nam bán phá giá cá
tra/cá basa hay vụ kiện tôm của Hoa Kỳ đối với các doanh nghiệp Việt Nam đã gây không ít trở ngại cho
công việc kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Tuy nhiên đây cũng đồng thời là bài học kinh
nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quan hệ làm ăn với thị trường Hoa Kỳ.
Doanh nghiệp mỗi nước có một phong cách kinh doanh riêng và hiểu được văn hoá kinh doanh của đối tác
là một bước đi đúng đắn để đi đến thành công. Doanh nghiệp Hoa Kỳ nhìn rộng, nhưng thực dụng, thực tế
Thị trường Hoa Kỳ là thị trường lớn với quy mô 1.300 tỷ USD nhập khẩu mỗi năm với đủ các chủng loại
hàng hoá và phẩm cấp khác nhau, đồng thời là một thị trường tương đối dễ tính và có sức mua cao. Nhưng
đây cũng là một thị trường bảo vệ người tiêu dùng với một hệ thống pháp luật vô cùng phức tạp (51 bang là
51 luật và nhiều khi luật bang này lại vượt qua quy định của luật liên bang). Nhãn hiệu hàng hoá phải đăng
ký trước tại hải quan, hàng hoá sai nhãn hiệu bị tịch thu, sung công. Hoa Kỳ cũng có những quy định khá
khắt khe đối với hàng hoá nhập khẩu. Liên quan đến hàng nhập khẩu, Hoa Kỳ có Luật Chống bán phá giá,
Luật Thuế đối kháng… Đi đôi với luật lệ và nguyên tắc nhập khẩu, Hoa Kỳ còn áp dụng biện pháp hạn ngạch
để kiểm soát hàng nhập khẩu trong một thời gian nhất định. Chính vì vậy, khi làm ăn với các đối tác Hoa Kỳ,
doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu kỹ đối tác, luật lệ cũng như tập quán kinh doanh của đối tác, có
như vậy mới đảm bảo thành công.
Trong suốt thời gian quan, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thường xuyên tiến hành nhiều hoạt
động để xúc tiến quan hệ thương mại giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước như việc tổ chức các đoàn
doanh nghiệp khảo sát tiếp cận thị trường Hoa Kỳ; bồi dưỡng kiến thức về tập quán kinh doanh cũng như
các luật lệ, nguyên tắc khi kinh doanh với thị trường Hoa Kỳ; vận động các tổ chức kinh doanh Hoa Kỳ ủng
hộ Việt Nam mỗi khi có kiệnt ụng xảy ra. Đặc biệt, VCCI đang tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp kinh doanh
trên mạng (Vietnam Business online) để cung cấp thông tin và giải đáp các vấn đề pháp luật, pháp lý kinh
doanh cho doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có nội dung quan trọng về Hiệp định Thương mại Việt Nam –
Hoa Kỳ. VCCI còn xuất bản và cung cấp cho doanh nghiệp Bản tin Diễn đàn BTA & WTO với nội dung tập
trung hướng dẫn doanh nghiệp về hội nhập quốc tế và làm ăn với thị trường Hoa Kỳ.
Phát huy vai trò và vị trí đã được khẳng định trong cộng đồng doanh nghiệp hai nước, trong những năm tới,
VCCI tiếp tục các hoạt động của mình nhằm quảng bá hơn nữa hình ảnh Việt Nam và doanh nghiệp Việt
Nam tại thị trường Hoa Kỳ, tăng cường các hoạt động xúc tiến, hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam trong
quan hệ với thị trường Hoa Kỳ để mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng

phát triển tương xứng với tiềm năng của cả hai bên. Thời gian tới, VCCI sẽ thành lập văn phòng đại diện tại
Hoa Kỳ. VCCI cũng sẽ phối hợp với các cơ quan và tổ chức hữu quan nhằm huy động doanh nghiệp Việt
kiều đang làm ăn tại Hoa Kỳ đầu tư về Việt Nam và phối hợp với doanh nghiệp trong nước cùng thúc đẩy
mối quan hệ giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
5
Hoàng Văn Dũng
Phó Chủ tịch thường trực VCCI
6 bài học về văn hóa kinh doanh Nhật Bản
Con người của đất nước mặt trời mọc luôn nối tiếng về tính kỷ luật và hiệu quả cao trong lao
động. Những yếu tố nào đã làm nên thành công như vậy? Dưới đây là 6 bài học thu được từ văn
hóa kinh doanh tại xứ sở hoa anh đào.
1. Trân trọng danh thiếp
Một cuộc gặp gỡ làm ăn ở Nhật được bắt đầu bằng meishi kokan - một nghi thức trao đổi danh
thiếp kinh doanh rất trang trọng. Khi nhận thiếp, các doanh nhân cầm bằng cả hai tay, đọc kỹ,
nhắc lại thật to các thông tin, và sau đó cất chúng vào sổ đựng thiếp để sử dụng khi cần. Họ
không bao giờ nhét chúng vào trong ví, bởi điều đó thể hiện sự bất kính.
Bài học: Trao đổi danh thiếp là một phương thức gây ấn tượng quan trọng khi gặp gỡ làm ăn. Sự trân trọng chỉ
ra rằng bạn đánh giá cao sự hợp tác lâu dài giữa hai bên.
Áp dụng: Bạn không cần thiết phải thực hiện đầy đủ nghi thức meishi kokan tại công sở của mình, bởi điều này
có thể khiến bạn trở nên ngờ nghệch! Việc cần làm khi nhận thiếp là chú tâm đến những thông tin trên nó. Hơn
nữa đừng bao giờ tỏ ra khiếm nhã khi tùy tiện nhét tấm danh thiếp vào bất cứ vật gì gần nhất.
2. Kính trọng bậc “ trưởng bối ”
Có một tập quán trong các buổi tiếp xúc ở Nhật, đó là luôn hướng điều phát biểu đầu tiên tới
người có thứ bậc cao nhất hiển diện ở đó. Mọi người không bao giờ đi ngược lại ý kiến của bậc
trưởng bối và dành cho người đó sự chú ý cao nhất.
Bài học: Văn hóa kinh doanh ở Nhật đề cao vị trí của các bậc trưởng bối vì sự uyên thâm và kinh nghiệm quý
báu mà họ đã đóng góp cho công ty. Tại đất nước này, tầm quan trọng của một người tỉ lệ thuận với sự già dặn.
Áp dụng: Học hỏi và làm theo cấp trên của bạn. Nếu chống đối với sếp, bạn sẽ không bao giờ chiến thắng trong
bất kỳ trường hợp nào. Hãy hiểu rằng, một người có được sự thăng tiến lên các cấp cao hơn, chủ yếu là nhờ kỹ
năng chuyên môn và sự từng trải của họ.

3. Thấm nhuần động cơ làm việc nhờ các khẩu hiệu
Rất nhiều doanh nhân Nhật Bản bắt đầu một ngày làm việc bằng một buổi tập trung, tại đó, họ
xếp hàng và hô vang những khẩu hiệu của công ty như là một phương thức truyền cảm hứng,
động lực và lòng quyết tâm.
Bên cạnh đó, hoạt động này còn làm cho các mục tiêu của công ty luôn được thôi thúc hoàn
thành trong tâm trí mọi người.
Bài học: Làm việc với động cơ rõ ràng kết hợp với sự hăng hái là vô cùng quan trọng. Những mục tiêu dài hạn
của công ty cần được củng cố thường xuyên, nếu không chúng sẽ bị chểnh mảng bởi các nhiệm vụ cá nhân
thường ngày.
Áp dụng: Nghiêm túc nhắc nhở bản thân mỗi khi bạn ngồi vào vị trí làm việc. Làm sống lại những mục tiêu dài
hạn mà bạn từng ấp ủ. Lập một bản danh sách những câu khẩu hiệu của chính bản thân bạn, chúng có thể củng
cố lòng tin và nhắc nhở bạn mỗi khi bạn cảm thấy thoái chí hay hồ nghi.
4. Nghiêm túc trong công việc
6
Tại Nhật Bản, trong các cuộc họp, mỗi người luôn phát biểu khá chậm rãi, rành mạch, còn
người nghe rất tập trung tinh thần. Có một điều khá đặc biệt, đó là người Nhật thường “lim
dim” mắt khi tập trung lắng nghe, trong khi ở nhiều nơi trên thế giới, đó lại là dấu hiệu của sự
chán chường!!!
Bài học: Người Nhật luôn tạo ra không khí trang nghiêm tại nơi làm việc. Sự hài hước hiếm khi được sử dụng,
ngoại trừ trong giờ giải lao. Tại đây, hoàn toàn không có cảnh quàng vai bá cổ hay tụ tập buôn chuyện.
Áp dụng: Sự ngột ngạt và trang nghiêm thái quá tại công sở là điều hoàn toàn cần tránh. Bạn không cần phải cư
xử tại văn phòng như tại một buổi lễ long trọng nào đó, nhưng cũng không được phép “tự nhiên như ở nhà”.
Tác phong và đạo đức nghề nghiệp làm gia tăng sự nghiêm túc trong công việc, kéo theo đó là sự nâng cao hiệu
quả lao động.
5. Làm ra làm, chơi ra chơi
Sau một ngày làm việc hối hả, người lao động Nhật Bản lại sẵn sàng cho các hoạt động giải trí,
thư giãn. Các quán rượu là sự lựa chọn phổ biến. Nếu như tại nơi làm việc họ tỏ ra trang
nghiêm thì quầy rượu lại là nơi để họ bùng nổ, bộc lộ bản thân.
Bên cạnh đó, một thú vui khác của họ là hát hò cùng nhau trong các quán Karaoke. Ngoài mục
đích cân bằng cuộc sống, những nơi giải trí ban đêm còn là địa điểm để người Nhật thiết lập

mối quan hệ, chia sẻ thông tin.
Bài học: Không để công việc nhấn chìm cuộc sống của bạn. Thời gian rảnh rỗi là một phần quan trọng trong
ngày, bởi nó là lúc để giải tỏa sự căng thẳng và xoa dịu những mối lo âu. Khi bạn dành thời gian giải trí với
đồng nghiệp cũng như các đối tác, mối quan hệ hợp tác sẽ càng trở nên gắn bó hơn.
Áp dụng: Có những lúc, bạn nên gạt bỏ hẳn hai chữ “công việc” ra khỏi tâm trí mình. Hãy tận hưởng những
phút giây hạnh phúc và tham gia vào các buổi liên hoan văn phòng. Là một tập thể thân thiết ngoài công sở với
các đồng nghiệp cho phép mọi người tìm lại được sự cân bằng.
6. Tận dụng các mối quan hệ như là một sự ủng hộ
Các mối quan hệ rất được coi trọng ở Nhật Bản. Sự ủng hộ từ nhiều người sẽ tạo cho họ lòng tự
tin và sức mạnh. Thực tế, các doanh nhân Nhật thường sắp xếp một cuộc gặp gỡ cá nhân với
cấp quản trị cao hơn để tranh thủ sự tán thành và ủng hộ của cấp trên.
Và còn tuyệt vời hơn khi họ có được sự khích lệ từ đồng nghiệp.
Bài học: Có được sự tán thành của những người thành đạt, bạn sẽ trở nên đáng tin cậy trong con mắt của nhiều
người và tạo nền tảng vững chắc để đảm nhận những vị trí cao hơn.
Áp dụng: Chúng ta vẫn hay gọi đây là “công nghệ lăng-xê” - một việc thường không được đánh giá cao. Dĩ
nhiên bạn không muốn làm bộ làm tịch như một kẻ ba hoa khoác lác, nhưng hoạt động này vẫn có giá trị như
một sự nhấn mạnh về tầm quan trọng của tinh thần tập thể. Điều căn bản cần nhớ là hãy xây dựng những cầu
nối vững chắc, thuận tiện tới bất cứ đâu bạn muốn đến, và những người khác chắc chắn sẽ đánh giá cao về năng
lực của bạn.
Ngô Đức (Theo Askmen)
7
Văn hoá kinh doanh tại Nhật
Tại Mỹ, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động của doanh nghiệp, thành
tựu của doanh nghiệp và nội dung văn hóa của doanh nghiệp đó. Họ nhận thấy rằng hầu hết
các công ty thành công đều duy trì, gìn giữ nền văn hóa doanh nghiệp của mình.
Có sự khác biệt giữa các nền văn hóa trong các công ty. Mỗi nền văn hóa khác nhau có thể đưa ra
một hệ thống văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Theo ông A. Urata, văn hóa truyền thống của Nhật
Bản, do hoàn cảnh sau chiến tranh thế giới đã tạo ra những nét đặc trưng.
Đó là những người lao động Nhật Bản thường làm việc suốt đời cho một công ty, công sở. Họ
được xếp hạng theo bề dày công tác. Trong các công ty của Nhật Bản đều có tổ chức công đoàn.

Các quyết định sẽ được ra theo quyết định của tập thể và các hoạt động đặc trưng đó có tên là
Kaizen.
Văn hóa doanh nghiệp kiểu Nhật đã tạo cho công ty một không khí làm việc như trong một gia đình,
các thành viên gắn bó với nhau chặt chẽ. Lãnh đạo của công ty luôn quan tâm đến các thành viên.
Thậm chí ngay cả trong những chuyện riêng tư của họ như cưới xin, ma chay, ốm đau, sinh con...
cũng đều được lãnh đạo thăm hỏi chu đáo.
Vì làm việc suốt đời cho công ty nên công nhân và người lao động sẽ được tạo điều kiện để học
hỏi và đào tạo từ nguồn vốn của công ty. Nâng cao năng suất, chất lượng và đào tạo con người
được coi là hai đặc trưng cơ bản của văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản. Có một sự khác bịêt cơ bản
trong tư duy của người Nhật về doanh nghiệp.
Tại Mỹ và phương Tây, quyền lực cao nhất trong việc quyết định số phận của một doanh nghiệp là
các cổ đông. Người quản lý doanh nghiệp và vốn của doanh nghiệp tách hẳn nhau. Cổ đông yêu
cầu nhà quản lý phải nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp trong một thời gian ngắn. Chỉ số cổ tức
là thước đo năng lực của nhà quản lý.
Tuy nhiện, người Nhật lại quan niệm rằng doanh nghiệp tồn tại như một hoạt động mang tính đạo
đức. Mọi người trong công ty phải kết nối với nhau trong mối quan hệ chung. Doanh nghiệp là một
chủ thể thống nhất. Người Nhật quan tâm đến lợi ích doanh nghiệp và người làm trong doanh
nghiệp, thay vì chỉ quan tâm đến lợi nhuận như ở phương Tây.
Do đó, tại một doanh nghiệp Nhật Bản, người lãnh đạo phải lo nâng cao đời sống cho người lao
động và điều này ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Nó cũng liên quan
mật thiết đến việc nâng cao chất lượng và năng suất lao động. Sự thống nhất giữa doanh nghiệp
và người làm trong doanh nghiệp đã tạo cho mọi thành viên sự trung thành cao. Tất cả đều quan
tâm đến sự sống còn của doanh nghiệp, do đó dẫn đến sự tăng trưởng cao.
(Theo Thời báo kinh tế Việt Nam)
Kinh nghiệm đàm phán với người Nhật
Ông Trần Đào Anh, Giám đốc Công ty TNHH tin học Định Gia, kể: "Khi tôi cung cấp hệ thống máy
tính cho một công ty Nhật làm về dầu khí ở Vũng Tàu, họ mặc cả về giá đến 7 lần mới quyết được.
Tôi phải đấu với họ 3 ngày liên tiếp mới thỏa thuận được giá. Họ nhờ kỹ thuật đến kiểm tra, nhờ
chuyên gia từ Nhật gọi điện qua phỏng vấn rất kỹ".
8

Ông Nguyễn Bảo Châu, Giám đốc Kinh doanh Công ty cổ phần Cơ điện lạnh REE tiết lộ: "Cặp táp
của các doanh nhân Nhật thường căng cứng đủ loại giấy tờ, sổ sách, nhất là trong các cuộc
thương lượng hợp đồng kinh tế. Nếu công việc chưa xong, họ có thể nhịn ăn từ sáng đến chiều và
đàm phán trong mấy ngày liền. Họ thường dùng tính kiên trì và chín chắn để thắng thế trong
thương lượng. Có trường hợp họ nhượng bộ nhưng khi thấy hố họ cử người khác sang công ty
mình để thương lượng lại". Giới doanh nhân Nhật rất khó tính với đối tác chưa quen biết và rất
thoáng khi xem đối tác là bạn.
Người Nhật rất thích khi chào họ, ta phải cúi thấp nhưng thẳng lưng, đó là văn hoá và họ coi hành
vi đó là một sự hiểu biết lẫn nhau. Nếu dùng tiếng Nhật khi đàm phán thì họ rất thích. Còn khi dùng
tiếng Anh thì đừng bao giờ chỉ trích sự phát âm không chuẩn tiếng Anh của họ, họ là những người
rất tự ty.
Một điều vô cùng đặc biệt của doanh nhân Nhật là họ chú ý đến danh thiếp của đối tác, nếu danh
thiếp mà in xấu họ đánh giá rất xấu. Nhiều khi chỉ vì thế, họ quyết định không hợp tác.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam rất khó chịu cách hỏi dai của người Nhật, chỉ những vấn đề năng lực
của đối tác nhưng họ hỏi rất nhiều lần. Đây cũng là một đặc tính của họ.
Cách đặt câu hỏi của doanh nhân EU và Mỹ là đi thẳng vào vấn đề trong khi người Nhật rất vòng
vèo. Và họ có thói quen ghi chép rất kỹ để họ đối chiếu những điều đối tác nói, nếu có gì mâu thuẫn
nhau họ bắt bẻ, đánh giá đối tác. Và họ cũng có thói quen tính toán, họ rất quan tâm đến những
con số, tính chính xác số học là trên hết.
Khi thương lượng về giá, người Nhật mặc cả rất lâu và kiên nhẫn cho đạt được mục tiêu của họ.
Đối tác không nên xuống giá nhanh mà hãy từ từ và nhiều lần thì sẽ đạt được hiệu quả.
"Trong khi với doanh nhân Mỹ cũng với hợp đồng như thế chúng tôi chỉ giải quyết trong vòng nửa
giờ. Tuy nhiên, điểm mạnh của doanh nhân Nhật là thường sòng phẳng trong việc thanh toán hợp
đồng", ông Châu khẳng định.
Khi đã thân thiết, người Nhật hay mời đối tác đi ăn và họ cũng rất muốn đối tác mời lại họ. Và bao
giờ họ cũng chọn nhà hàng Nhật hoặc chí ít là nhà hàng Trung Quốc. Họ thích karaoke và thích
được phái yếu phục vụ, nhưng họ thường không bê bối.
(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)
Đàm phán với đối tác Hoa Kỳ
Chuẩn bị khi đàm phán

Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến tại Mỹ. Làm việc với doanh nhân Mỹ, bạn cần nói tiếng Anh
rõ ràng và chính xác hơn. Tại Mỹ, trang phục công sở rất quan trọng và nó phản ánh bộ mặt
của công ty. Các doanh nhân Mỹ rất nhạy cảm với tiêu chuẩn ăn mặc. Không nhất thiết phải
nêu các học vị trên danh thiếp - card visite. Người Mỹ sẽ ấn tượng hơn với kiến thức của bạn
về thị trường, sản phẩm và công ty họ. Số phone và fax của bạn trên danh thiếp nên có mã
số quốc tế của nước mình.
Lên kế hoạch những cuộc họp đàm phán trước ít nhất là 1 tháng đến 6 tuần hoặc ngay khi
biết chi tiết về chuyến đi của bạn .
Xác nhận lại cuộc hẹn một ngày trước đó và không bao giờ đến địa điểm họp mà không báo
trước.
9
Doanh nhân Mỹ hiếm khi rời khỏi công ty để gặp đối tác, nên bạn phải đến gặp họ tại công
sở hoặc một địa điểm họ lựa chọn.
Đảm bảo rằng tất cả những thông tin cần thiết đã sẵn sàng, trong đó có giá cả, điều kiện
thanh toán, tính năng sản phẩm và các điều kiện giao dịch khác.
Trong đàm phán
Những cuộc gặp và đàm phán trực tiếp là yếu tố quan trọng khi kinh doanh tại Mỹ. Để không
khỏi bị sốc, bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Danh thiếp của bạn sẽ không bị từ chối nhưng không phải lúc nào bạn cũng nhận lại danh
thiếp của đối tác. ở Mỹ, việc trao danh thiếp cho nhau không quan trọng như ở những nền
văn hoá khác. Đối tác nhận danh thiếp của bạn sẽ được cất vào trong ví, nhưng đôi khi một
số người sẽ nhét ví vào túi quần sau. Cử chỉ này chỉ để thuận tiện chứ không phải là hành
động coi thường đối tác. Trong nhiều trường hợp, danh thiếp không được thường xuyên trao
đổi nếu như bạn không muốn liên hệ với người đó lần sau.
- Thông thường, công việc kinh doanh được tiến hành với tốc độ chóng mặt. Trong một cuộc
họp, những người tham gia sẽ bắt tay vào công việc chỉ sau một số câu hỏi thăm xã giao.
- Nhiều người Mỹ tin rằng, đất nước họ là một trong nền kinh tế thành công nhất và thể chế
dân chủ nhất và cho rằng cách thức của người Mỹ luôn luôn đúng. Thái độ này thường dẫn
đến sự thiếu quan tâm hoặc không thông hiểu các nền văn hóa khác của doanh nhân Mỹ.
Nguyên tắc thời gian là vàng bạc rất được coi trọng trong văn hoá kinh doanh Mỹ, vì vậy phải

luôn luôn đi ngay vào trọng tâm vấn đề. ở Mỹ , tiền bạc là ưu tiên hàng đầu và là yếu tố quyết
định chiến thắng trong các thương vụ. Trong các cuộc thương lượng, doanh nhân Mỹ thường
nhấn mạnh vào khả năng tài chính và vị thế của mình. Thông thường, khi có ưu thế, họ
không ngần ngại sử dụng chúng và tốn ít thời gian vào việc thoả thuận, nhân nhượng.
Lưu ý:
Mỹ là một xã hội thích kiện tụng nhất thế giới. Có những luật sư chỉ chuyên về một ngành,
một lĩnh vực trong xã hội. Thông thường, người Mỹ sẽ không do dự khi nói không. Doanh
nhân Mỹ rất thẳng thừng và không do dự bày tỏ thái độ bất đồng với bạn.
Mặc dù là những người ưa mạo hiểm, doanh nhân Mỹ vẫn theo đuổi một kế hoạch tài chính
đã định sẵn. Thông thường, ngay từ cuộc gặp đầu tiên, doanh nhân Mỹ đã tìm cách vạch ra
một thoả thuận miệng. Người Mỹ thường không thích những khoảng lặng trong quá trình
đàm phán, họ thường quyết định rất nhanh và quyết đoán.
Kiên trì là một phẩm chất khác ở doanh nhân Mỹ, vì họ tin tưởng rằng luôn luôn tìm ra giải
pháp. Ngoài ra, họ tính đến nhiều khả năng khi cuộc đàm phán lâm vào bế tắc.
10
Nhất quán cũng là một phẩm chất khác của doanh nhân Mỹ: khi họ đã nhất trí về một hợp
đồng nào đó,họ hiếm khi thay đổi.
Nhớ rằng, mức giá đầu tiên chỉ bắt đầu ở mức thương lượng, phía Mỹ sẽ chờ đợi vài lần
chào hàng và hoàn giá tiếp theo trước khi đạt được giá cả thoả thuận.
Tham khảo ý kiến luật sư về bất kỳ hợp đồng đã thoả thuận được
Kết thúc cuộc họp bằng việc chủ động hẹn một cuộc họp tiếp theo, không nên chờ đợi đối tác
của mình làm việc này.
Một số lưu ý khác
Không hút thuốc trong phòng làm việc.
Bạn hàng Mỹ không hay mời ăn uống chiêu đãi lẫn nhau như khách hàng một số nước châu
á. Nếu họ nói : mời đi ăn trưa thì thông thường ai ăn người đó trả tiền. Nếu họ mời: Tôi mua
bữa trưa mời bạn, thì mới có nghĩa là họ trả tiền cho bạn.
Doanh nhân châu á thường hay cố gắng làm thân với nhau để kinh doanh. Doanh nhân Mỹ -
nhất là công ty lớn thì tách bạch giữa khách công việc và bạn bè.
Ngày nghỉ ngày lễ doanh nhân Mỹ muốn dành riêng cho nhu cầu cá nhân, gia đình, nên tránh

giao dịch vào thời điểm trước sau những ngày này .
Không nên ghi điện thoại di động, nhà riêng vào danh thiếp mà chỉ cho ai thật cần thiết.
(Theo VietNamNet)
Kỹ năng làm quen
Khác với phần đông thương nhân Châu Á và thương nhân một số quốc gia khác, người Mỹ
không e ngại phải làm việc với người lạ. Chính vì vậy, các DN hoàn toàn có thể tự làm quen
với thương nhân Mỹ thông qua thư từ, email hay điện thoại trực tiếp.
Tuy nhiên, nếu DN có thể tìm được người giới thiệu, hay tìm cơ hội gặp gỡ với bạn hàng tại
các hội chợ, triển lãm thì sẽ rút ngắn được thời gian tìm hiểu nhau hơn. Còn nếu quyết định
tự làm quen, DN nên chuẩn bị đầy đủ những tài liệu về tư cách pháp nhân, khả năng kinh
doanh của mình để chiếm được lòng tin của đối tác. Dù làm quen theo phương pháp nào,
cũng chỉ nên đến gặp đối tác khi đã được hẹn trước. Những cuộc thăm viếng bất ngờ có thể
bị coi là rất bất lịch sự tại nơi này. Sau đây là một số kỹ năng giúp DN đàm phán với các
thương nhân Mỹ
Kỹ năng giao tiếp
Người Mỹ nổi tiếng là những người có tác phong giao tiếp cởi mở, thân thiện. Ngôn ngữ chủ
11
yếu để giao dịch ở đây là tiếng Anh. Khi gặp nhau, tùy theo thời điểm mà chúng ta có thể
dùng "good morning" hay "good afternoon"..., có thể kèm theo cúi đầu hoặc bắt tay nhẹ. Khác
với người Pháp, người Mỹ không hay bắt tay, nếu có cũng không không kéo dài. Những cử
chỉ khác như vỗ vai, ôm hôn,... không phổ biến ở Mỹ.
Người Mỹ cũng không cầu kỳ trong cách ăn mặc, đặc biệt là các doanh nhân. Hình ảnh Bill
Gates, người giàu nhất thế giới, thường xuất hiện trước công chúng trong bộ trang phục
quần Jean và áo chui đầu, có thể coi như phong cách điển hình của Mỹ.
Người Mỹ rất coi trọng công việc, đối với họ "business is business" nên họ coi trọng trước hết
là hiệu quả công việc. Vì vậy, việc tặng quà hay tổ chức các bữa tiệc tiếp đón không thật sự
cần thiết. Người Mỹ không coi trọng việc tặng quà. Hơn nữa, luật pháp nước Mỹ quy định rất
chặt chẽ về việc chống tham nhũng nên các thương nhân không được trao và nhận những
món quà đắt tiền. Vì vậy, khi gặp nhau các bên chỉ nên chuẩn bị những món quà mang tính
lưu niệm có logo của Cty.

Kỹ năng thương lượng
Tốc độ - vấn đề đầu tiên cần lưu tâm ở Mỹ. Điều cần lưu ý đầu tiên khi làm việc với người
Mỹ có lẽ là tốc độ trong công cuộc làm ăn của họ. Người Mỹ có khuynh hướng định đoạt mau
chóng mọi chuyện. Nếu họ không bán ngay được hàng cho bạn, họ sẽ bỏ đi bán cho người
khác. Thông thường, nhịp độ đàm phán được quyết định bởi bên có ưu thế. Vì vậy, khi giao
dịch với thương nhân Mỹ, chắc chắn chúng ta sẽ phải tăng tốc độ. Câu nói cửa miệng của
người Mỹ là "Make it snappy!" (Nhanh lên!), "Jump to it" (Nhào vô!) "What are we waiting for"
(Còn chờ gì nữa?). Với người Mỹ, phí thời giờ tức là phí đời sống.
Quy mô to lớn của các cuộc giao dịch. Nhà đàm phán nên chuẩn bị những đơn chào hàng
với số lượng lớn hơn nhiều so với các thương vụ làm ăn với các DN ASEAN hay EU. Tuy
nhiên cần lường trước năng lực của mình khi đưa ra đơn chào hàng vì một khi đã đưa ra,
chúng ta sẽ rất khó có khả năng thay đổi.
Trong giao tiếp, người Mỹ ưa thích sự thẳng thắn và phô trương. Một trong những nguyên
nhân đầu tiên dẫn đến nhận xét này là người Mỹ thường có xu hướng nói to, thích nhìn thẳng
vào người đối diện và có thái độ đòi hỏi quyền lợi một cách công khai. Họ luôn luôn thúc đẩy
cuộc thương lượng đến chỗ kết thúc một cách mau chóng nhất. Rất tự tin và phô trương, họ
dễ dàng tìm cách ép buộc bạn chấp nhận điều họ đề nghị. Điều đầu tiên là họ muốn gây ấn
tượng là họ rất hùng mạnh bằng các con số về quy mô của Cty trên thị trường, kim ngạch
mua bán hay số nhân công. Họ muốn làm bạn có cảm giác được giao dịch với họ là quyền
lợi lớn nhất của bạn. Người Mỹ có thể gây cho ta cảm tưởng là họ không thận trọng lắm.
Nhưng trên thực tế, họ có đủ sức để chịu đựng vài ba thất bại, các giao dịch của họ đã được
chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng để bảo vệ tối đa quyền lợi của mình vì vâỵ, bạn đừng mất tinh
thần vì vẻ bề ngoài của họ.
Hoàng Ngọc Ánh
Đàm phán với thương nhân Mỹ:
Kỳ 2: Quan điểm kinh doanh
Đòi hỏi cao phẩm chất hàng hoá
12
Nước Mỹ luôn là một nước chiếm ưu thế về mặt kỹ thuật. Hầu hết các phát minh
mới nhất đều xuất phát từ Mỹ và với tiềm lực kinh tế của mình, họ có thể dễ dàng

mua được những gì họ không tự làm ra. Lao động ở Mỹ có trình độ cao nhưng giá
nhân công thuộc loại cao nhất thế giới. Vì vậy, muốn bán hàng cho một Cty của
Mỹ, bạn phải lưu ý đến 2 điểm đầu tiên là:
- Phải có chính sách giá cả linh hoạt, vì giá cả sẽ là ưu thế duy nhất của bạn tại
một nơi người ta có thể làm lấy tất cả.
- Phải đạt tiêu chuẩn phẩm chất cao, cả trên thực tế chứ không phải chỉ trên giấy
tờ vì chắc chắn là họ sẽ đòi được bạn phải giữ lời hứa.
Nhưng chừng đó chưa đủ, bạn phải chuẩn bị hàng hoá với một lượng lớn. Như
trên đã nói, các Cty Mỹ ít quan tâm đến việc làm ăn cò con. Ngoài ra, họ sẽ luôn
tìm cách làm bạn phải giảm giá hàng hoá, cải tiến sản phẩm, vươn lên chiếm lĩnh
hàng đầu. Nói tóm lại, bạn sẽ luôn phải tìm cách tiếp thị cho sản phẩm của mình.
Ưa thích sử dụng hợp đồng mẫu
Các nhà kinh doanh Mỹ rất ưa sử dụng những hợp đồng mẫu. Do không mất thì
giờ tìm hiểu đối tác nên đây chính là cách họ tự bảo vệ bằng mặt pháp lý. Khi giao
dịch, người Mỹ luôn chuẩn bị cả một núi các mẫu in sẵn để yêu cầu đối tác ký.
Thông thường các văn bản buộc bạn phải cam đoan từ bỏ (hay hạn chế nghiêm
trọng) các quyền lợi của mình. Vì vậy, cần đọc rất kỹ các giấy tờ này. Dù người
Mỹ có thể nói là có quy định này nọ áp dụng cho lượng đặt hàng tối thiểu, thủ tục
thanh toán, giao hàng... nhưng cần ghi nhớ rằng, trừ các văn bản luật pháp của
nhà nước hay tiểu bang (mà Mỹ có tới 50 bang, do đó số lượng các quy định này
đã là rất nhiều), chúng ta có quyền phản đối bất kỳ điều gì mà họ đưa ra trong
hợp đồng, hoặc các giấy tờ của Cty.
Tôn trọng nội dung hợp đồng
Người Mỹ rất cẩn thận trong soạn thảo hợp đồng, họ rất ác cảm với các hợp đồng
sơ lược vì họ luôn dò xét chi tiết từng điều khoản. Vì vậy, họ luôn tìm cách đưa ra
các hợp đồng chi tiết soạn sẵn. Tốt hơn cả là bạn nên chuẩn bị trước một hợp
đồng như vậy cho mình, vì không thể biết được hợp đồng mẫu của đối phương có
bảo vệ quyền lợi cho mình không. Lưu ý rằng người Mỹ có lẽ là dân tộc tôn trọng
luật pháp nhất trên thế giới. Trong quá trình đàm phán, các luật sư của họ sẽ xem
xét rất kỹ nội dung hợp đồng, sau khi hợp đồng đã được ký kết thì nó có giá trị

pháp lý tối cao và họ đòi hỏi đối tác cũng thực hiện đúng từng chi tiết của cam kết
đó.
Bạn biết gì về văn hóa công ty Mỹ và Nhật?
Nhân viên hãng máy tính IBM mặc đồng phục màu xanh lá cây với áo sơ mi trắng làm nền,
nhân viên hãng xe hơi Toyota lại thường hát hymn công ty vào đầu giờ làm việc mỗi ngày,
còn nhân viên tiệm ăn nhanh McDonald thường mang biển hiệu công ty cùng với tên tuổi
chức vụ của bản thân trước ngực. Mỗi một nơi có một kiểu "văn hóa công ty" riêng mà nhìn
vào đó người ta có thể cảm nhận được tầm cỡ của họ.
Những sinh viên vừa rời ghế giảng đường đại học bao giờ cũng khao khát được làm việc trong các
công ty nước ngoài hoặc có vốn nước ngoài. Mức lương cao, khả năng tích lũy kinh nghiệm làm
việc và cơ hội thăng tiến, các chế độ đãi ngộ lao động chuẩn mực. là những thanh nam châm kéo
người lao động đến với các công ty nước ngoài. Tuy nhiên, sau một thời gian thử nghiệm bản thân,
13
các tân cử nhân này mới vỡ lẽ ra rằng, họ cần phải cố gắng rất nhiều để hòa nhập được với nền
văn hóa mà các ông chủ ngoại quốc đã mang đến áp dụng tại đất nước của họ. Nhiều ứng viên
than phiền rằng khi làm việc cho các công ty nước ngoài họ đã phải sống một cuộc sống "hai
mang", nghĩa là tại công sở họ phải sống cuộc sống phương Tây, chỉ khi rời sở về nhà họ mới
được trở lại là mình như vốn có.
Văn hoá công ty kiểu Mỹ
Phần lớn các ứng viên rất muốn được làm việc trong các công ty có quốc tịch Mỹ. Để vào được các
công ty này, ứng viên phải trải qua nhiều vòng thi rất khắt khe. Tuy nhiên, để hòa nhập được với
tập thể nhân viên công ty, ứng viên cần phải biết nhiều điều. Người Mỹ nói chung là những người
có khả năng làm việc độc lập rất cao. Nếu được giao làm một công việc nào đó theo nhóm, họ họp
nhau lại, phân công công việc cụ thể cho từng người, khi dự án hoàn thành, mỗi một cá nhân lại trở
về công việc của mình, không hề phụ thuộc vào nhau. Trong quan hệ công việc giữa cấp trên và
cấp dưới hình thành một ranh giới rõ ràng. Các sếp luôn được ưu ái hơn so với nhân viên dưới
quyền ở nhiều điểm: chỗ để xe riêng, phòng ăn riêng, phòng họp riêng, các chế độ đãi ngộ riêng.Và
đó có lẽ cũng là nét đặc trưng của xã hội Mỹ: chức vụ càng cao, anh càng khác biệt với những
người cấp dưới, và lúc này người có chức vụ cao thường hạn chế đến mức tối đa các mối quan hệ
tiếp xúc với người cấp dưới. Trong các công ty Mỹ cơ cấu tổ chức rất rõ ràng, mỗi nhân viên đều

có một chức vụ, vị trí nhất định, và họ không được quên rằng tất cả mọi vấn đề bàn bạc phải được
thống nhất với những người lãnh đạo trực tiếp trước khi được báo cáo lên cho lãnh đạo cao cấp.
Người Mỹ coi chuyện thay đổi công việc là hoàn toàn bình thường. Một người lao động bình
thường ở nước này có thể thay đổi công việc của mình tới 30 lần trong đời mà không một ai có thể
thắc mắc. Người Mỹ coi trọng kết quả làm việc chứ không phải là hình thức làm việc, họ làm việc
và bằng mọi giá phải xong việc càng sớm càng tốt chứ không phải sáng cắp ô đi chiều cắp ô về.
Một nhân viên nếu đã chuyên về một ngạch nào đó thì cứ vậy mà "đào" kiến thức trong suốt cuộc
đời của mình. Kiến thức chuyên ngành hẹp càng sâu càng có giá trị. Khác với người Nhật, người
Mỹ chỉ chuyên tâm đến chuyên ngành hẹp của mình, cho dù anh ta có thật sự giỏi ở các lĩnh vực
khác. Ví dụ một nhân viên đã chuyên về marketing thì có lẽ suốt đời sẽ phải gắn với cái nghiệp này,
mặc dù người đó có khả năng làm được công việc khác. Ở Mỹ, việc nhảy từ lĩnh vực này sang lĩnh
vực khác ít xảy ra, dù vẫn có, bởi chi phí đầu tư vào một lĩnh vực nghề nghiệp mới (training) rất cao
mà nếu không cẩn thận, người lao động có nguy cơ "mất cả chì lẫn chài".
Có nhiều điều khá thú vị khi khám phá văn hóa các công ty kiểu Mỹ. Trước hết đó là bí mật kinh
doanh. Trên các công văn giấy tờ, hồ sơ gửi khách hàng của các công ty quốc tịch Mỹ, đâu đó
chúng ta cũng có thể bắt gặp dòng chữ "Strictly confidential". Mớ giấy lộn (đã in một mặt) không
bao giờ được sử dụng nữa dù chỉ để in bản nháp. Tất cả sẽ được cho vào máy cắt và đem hủy.
Trong nhiều công ty Mỹ, nhân viên làm việc hết mình và rất sợ bị khách hàng phàn nàn. Nếu chẳng
may một khách hàng nào đó không vừa ý với cách trả lời điện thoại của cô nhân viên tiếp tân công
ty và có ý than vãn điều này với sếp công ty, lập tức cô gái sẽ bị chỉ trích gay gắt và nếu còn lặp lại,
các ông chủ sẽ mời cô ta bước ra khỏi cửa mà không thèm nghe lời phân trần hoặc giải thích. Tại
một số công ty Mỹ người ta không nhận các ứng viên đã từng có người thân làm việc tại đó từ
trước, cho dù mối quan hệ không phải là máu mủ ruột rà. Có những công ty trước khi nhận nhân
viên vào làm việc buộc nhân viên phải cam đoan không được kết hôn với người cùng công ty hoặc
cùng hệ thống công ty, và nếu lỡ may có ai đó "phải lòng" nhau và quyết định đi đến hôn nhân, giải
pháp tốt nhất đối với những người này có lẽ là tự tìm công việc khác và viết đơn xin nghỉ việc.
14
Văn hóa công ty kiểu Nhật
Người Nhật Bản từ xưa đến nay vẫn nổi tiếng với truyền thống trung thành, "chung thân" với chủ.
Công ty đối với họ là nhà, sếp là cha là mẹ, đồng nghiệp là gia đình anh em. Nếu trong công ty có

một vị trí trống, việc đầu tiên của các giám đốc nhân sự là phải ưu tiên cho những người ở các bộ
phận khác dư thừa hoặc những người thân của nhân viên công ty. Ít khi người ta muốn tuyển dụng
người "ngoại đạo" nếu như họ vẫn có thể tìm được người trong công ty thay thế. Người Nhật đến
với công ty từ lúc hãy còn là một anh sinh viên "mặt búng ra sữa", làm việc tận tụy, leo những nấc
thang nghề nghiệp một cách chậm chạp rồi cứ thế ung dung cho đến tận lúc "về vườn". Cả cuộc
đời làm việc họ chỉ biết đến một ông chủ, một công ty. Khác với người Mỹ, người Nhật thường
được khuyến khích học hỏi nhiều chuyên môn khác nhau.
Người lao động Nhật Bản rất có tinh thần trách nhiệm đối với công ty. Vì lợi ích của công ty mà
người lao động sẵn sàng làm bất cứ công việc gì được giao phó, bất kể họ là những người có chức
vụ hay không. Họ được đào tạo kỹ lưỡng về nhiều chuyên ngành. Một người lao động Nhật Bản
luôn luôn chuẩn bị sẵn sàng mọi tình huống để có thể thay thế đồng nghiệp lúc cần thiết. Và như
vậy có nghĩa là kiến thức của họ rất đa dạng, tổng hợp.
Khác với người Mỹ, người Nhật thường không phân chia ranh giới giữa chủ và tớ, tất cả khi đã bắt
tay vào việc là cùng một chí hướng, cùng một nhiệt huyết vì lợi ích của công ty. Tại công sở tất cả
đều ăn mặc như nhau, cùng làm việc như nhau và tôn trọng nhau. Những áo choàng đắt tiền, xe
hơi sang trọng, điện thoại di động đới mới, đồng hồp Thụy Sĩ. đối với các ông bà sếp người Mỹ là
những thứ bắt buộc có để khoe mẽ thì đối với người Nhật bị coi là những thứ khó chấp nhận.
Người Mỹ làm việc độc lập, và mọi vấn đề đã có cấp lãnh đạo giải quyết. Người Nhât thì không thế,
mọi vấn đề liên quan đến công ty được đưa ra bàn luận trước tập thể, vì vậy tập thể đóng một vai
trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa của công ty.
(Theo BWPortal.com.vn)
10 bí quyết kinh doanh ở Trung Quốc
30-10-2007 16:27:16 GMT +7
Trong kinh doanh, Trung Quốc là một trong những nước khá mạnh khi
xâm nhập thị trường thế giới. Vậy, bí quyết của họ là gì?
1. Biết mình, biết người
Có rất nhiều cơ hội kinh doanh tại Trung Quốc nhưng đừng nghĩ là người
tiêu dùng bản địa dễ dãi, chỉ một sự lựa chọn là đủ. Sản phẩm hay dịch vụ
của bạn cần phải thay đổi cho phù hợp với nhu cầu và lợi ích của người dân địa phương. Việc dành thời
gian tìm hiểu người tiêu dùng trước khi xâm nhập thị trường là rất quan trọng. Ở các quốc gia châu Á, chính

quyền rất sẵn lòng tư vấn thị trường miễn phí.
2. Bàn đạp Hồng Kông
Cái lợi lớn nhất của việc sử dụng Hồng Kông làm căn cứ để xâm nhập thị trường Trung Quốc là do vùng
lãnh thổ này có cơ sở hạ tầng tài chính và pháp luật rất đầy đủ và đáng tin cậy; mức thuế trung bình ở mức
thấp (15%); dễ dàng thành lập doanh nghiệp và có thể thuê nhân viên và tư vấn người địa phương có kinh
nghiệm, nói tiếng Anh tốt.
3. Học ăn, học nói
Cách thức đàm phán kinh doanh của người Mỹ và người Trung Quốc rất khác nhau. Chào bằng tiếng Hoa
và trao danh thiếp bằng hai tay thể hiện sự bày tỏ lòng kính trọng và chắc chắn ngay sau đó bạn sẽ nhận
được sự tôn kính từ họ.
15
4. "Người thứ ba"
Nên biết rằng quan hệ marketing quốc tế tại Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung chỉ hiệu quả khi bạn
xây dựng quan hệ và làm việc trực tiếp với đội ngũ nhân viên người bản địa. Hãy sử dụng "trung gian" bởi
đó là điều không thể thiếu khi làm việc với người Trung Quốc, thậm chí ngay cả sau khi bạn đã từng gặp gỡ
đối tác.
5. Có đi, có lại
Các công ty Trung Quốc đang đẩy mạnh xâm nhập thị trường nước ngoài. Nếu bạn ra tay giúp thì khi cần
họ sẽ đáp lại nhiệt tình hơn.
6. Biết "lì xì"
Khi ai đó giới thiệu bạn với đối tác, hãy "cám ơn" họ, và nếu có thể nên kín đáo gửi họ một khoản tiền nhỏ.
Người Trung Quốc có thể xua tay nói không, nhưng bạn đừng thấy thế mà "đóng hầu bao lại". Người Trung
Quốc không nói thẳng như người Mỹ, họ nói thế nhưng không hoàn toàn là thế!
7. Nói đi đôi với làm
Bạn cần biết kiên trì và nhẫn nại thì mới có nhiều khả năng giành thắng lợi. Mặc dù người Trung Quốc có
thể không phản ứng khi bạn tiếp xúc với họ hoặc làm như họ không quan tâm tới những gì bạn chào mời,
song nên nhớ rằng, những hành động nỗ lực thu hút họ chú ý quan trọng hơn rất nhiều những lời mời chào
"suông" của bạn.
8. Đừng tiếc thời gian nhậu
Gặp gỡ đối tác trong bữa trưa hay bữa tối là cơ hội để bạn thấy đừng quá vội vàng mà cần phải chậm bước

khi kinh doanh tại Trung Quốc. Các bữa ăn tại Trung Quốc thường kéo dài hơn thời gian bạn nghĩ. Hãy kiên
nhẫn và linh hoạt. Khoảng thời gian giao tiếp trên bàn ăn chính là sự đầu tư cho hoạt động kinh doanh trong
tương lai của bạn ở xứ sở này.
9. Không phát ngôn bừa bãi
Nhã nhặn và chín chắn là hai điều rất quan trọng. Không người Trung Quốc nào muốn làm ăn, kể cả trên
mạng hoặc trên thực tế, với những người không tôn trọng cách sống và cách kinh doanh của họ. Hãy thận
trọng khi đưa ra những lời bình luận về chính trị. Người Trung Quốc không muốn bày tỏ ý kiến với bạn về
những gì họ nghĩ về chính sách của Chính phủ, trừ khi bạn cực kỳ thân thiết với họ.
10. Chiến thuật số đông
Để có được sự hiện diện và mang lại lợi nhuận cho bạn tại Trung Quốc đòi hỏi phải có những sản phẩm
bảo đảm chất lượng, giá cả phù hợp với túi tiền của đa số người dân.Và tốt nhất là nên cố gắng khơi gợi
người tiêu dùng ham muốn sử dụng sản phẩm của bạn.
Theo VTV
Văn hoá tặng quà trong kinh doanh
Trong một thị trường đa văn hoá và phụ thuộc lẫn nhau của thế kỷ 21 này, sự thành công của
các doanh nhân còn được quyết định bởi kiến thức về những điểm khác biệt giữa các nền văn
hóa trong hành động và tập quán kinh doanh.
Sự thiếu hiểu biết về các văn hoá kinh doanh tại các thị trường khác nhau có thể dẫn tới những
hiểu nhầm hay gây mất lòng đối tác kinh doanh. Những bước tiến vững chắc ra thị trường toàn
cầu sẽ không thể thiếu kiến thức về các tập quán, nghi thức kinh doanh ở từng nền văn hoá cụ
thể.
16
Một phần quan trọng trong kiến thức kinh doanh đa văn hóa - đó là các quy ước, tục lệ tặng
quà khác biệt trên thế giới. Việc hiểu rõ văn hóa tặng quà và các quy ước có liên quan có thể
giúp các doanh nhân nước ngoài xây dựng thành công những mối quan hệ tốt đẹp hơn với các
đối tác kinh doanh, đồng nghiệp hay khách hàng địa phương.
Các quy ước, tục lệ tặng quà đa văn hóa thường liên quan tới những yếu tố chính sau:
- Ai là người nhận quà tặng? Đó là cá nhân, nhóm người hay tổ chức? Địa vị, trạng thái của
người nhận quà là gì?
- Loại quà nào có thể chấp nhận, loại quà nào không thể chấp nhận?

- Những nghi thức, quy tắc nào có liên quan tới việc trao quà và nhận quà?
- Có nên đền đáp lại món quà?
Tại nhiều quốc gia ở Bắc Mỹ hay vương quốc Anh, việc tặng quà là khá hiếm gặp trong thế
giới kinh doanh. Trên thực tế, nó có thể dẫn tới sự hiểu nhầm việc tặng quà như một hành
động hối lộ. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia khác, việc tặng quà và các nghi thức của nó giữ một
vị trí trung tâm trong các hoạt động kinh doanh.
Để nêu bật một vài khía cạnh khác biệt của các văn hoá tặng quà trong kinh doanh, chúng ta
sẽ xem xét các ví dụ cụ thể.
Tục lệ tặng quà tại Trung Quốc
- Đây là một hành động thông thường và mang tính xã giao trong các ngày kỷ niệm, cảm ơn vì
đã giúp đỡ hay thậm chí nhờ cậy giúp đỡ trong tương lai.
- Tuy nhiên, không thể tặng quà nếu không có lý do hợp lý hay không có người chứng kiến.
- Khi một doanh nhân Trung Quốc muốn mua một món quà, sẽ rất bình thường với việc họ sẽ
trực tiếp hỏi người nhận quà thích gì.
- Quà tặng kinh doanh luôn được đền đáp ngược lại. Không thực hiện điều đó có thể là một
hành động tồi.
- Khi tặng quà, tuyệt đối đừng đưa tiền mặt.
- Đừng quá căn cơ với lựa chọn quà tặng của bạn bởi nếu vậy bạn sẽ được xem như một ‘iron
rooster’ (gà trống sắt) – ý muốn nói việc có được một món quà từ bạn cũng như việc nhổ một
chiếc lông từ con gà trống sắt.
- Tuỳ thuộc vào loại quà, hãy tránh việc tặng đơn lẻ một cái gì đó. Người Trung Quốc rất coi
trọng sự cân bằng và hài hoà, vì vậy hãy tặng một đôi.
17
Tục lệ tặng quà tại Nhật Bản
- Việc tặng quà là một phần trung tâm trong văn hoá kinh doanh của người Nhật Bản.
- Hãy mang theo nhiều món quà khác nhau trong chuyến đi của bạn để nếu bạn được ai tặng
quà, bạn sẽ có cái để đền đáp lại.
- Văn hoá kinh doanh của người Nhật Bản nhấn mạnh vào hành động của việc tặng quà chứ
không phải bản thân món quà.
- Những món quà đắt tiền là điều bình thường.

- Thời điểm tốt nhất để tặng quà đó là cuối buổi gặp gỡ.
- Món quà cho một cá nhân nên được trao tặng một cách riêng tư.
- Nếu bạn trao quà cho một nhóm người, thời điểm tốt nhất là khi có mặt tất cả mọi người.
- Nghi thức chính xác nhất đó là trao tặng hay đón nhận một món quà bằng cả hai tay.
- Trước khi chấp nhận một món quà, bạn nên lịch sự từ chối một hoặc hai lần.
- Con số bốn hay số chín thường được xem là không may mắn. Việc tặng món quà đi theo cặp
là hoàn toàn có thể.
Tục lệ tặng quà tại Ả Rập Xê Út
- Việc tặng quà chỉ nên được thực hiện với những người thân thiết nhất và mang ý nghĩa tình
cảm sâu sắc.
- Món quà nên có chất lượng tốt nhất.
- Đừng bao giờ mua vàng hay lụa như một món quà cho đàn ông.
- Bạc có thể được chấp nhận.
- Luôn trao hay nhận quà với tay phải.
- Người Ả Rập Xê Út rất thích các loại nước hoa, dầu thơm cho quần áo. Phổ biến nhất là sản
phẩm ‘oud’ có thể có giá đến 1000 bảng Anh/ounce.
- Việc mở gói quà khi nhận quà là không thích hợp.
Trung Quốc, Nhật Bản và Ả Rập Xê Út chỉ là một vài trong số rất nhiều văn hoá tặng quà
kinh doanh khác nhau. Thích hợp nhất, bạn nên tìm hiểu chắc chắn về các nghi thức tặng quà
18
cụ thể tại bất cứ quốc gia nào bạn có kế hoạch kinh doanh. Có như vậy, bạn sẽ giảm thiểu các
hành vi gây hiểu nhầm hay mất lòng, đồng thời mở rộng cánh cửa dẫn tới thành công.
Văn hoá kinh doanh Trung Quốc
VHDN.VN) - Nếu bạn muốn làm ăn với các đối tác người Hoa, bạn phải thực sự tôn trọng những phép tắc kinh
doanh của họ. Người Trung Quốc (TQ) rất coi trọng sự đúng hẹn. Họ sẽ không bao giờ đợi nếu bạn không đúng
giờ.
Nếu bạn muốn làm ăn với các đối tác người Hoa, bạn phải thực sự tôn trọng những phép tắc kinh doanh của họ.
Người Trung Quốc (TQ) rất coi trọng sự đúng hẹn. Họ sẽ không bao giờ đợi nếu bạn không đúng giờ.
Kể từ năm 1978, khi Trung Quốc mở cửa cho đầu tư và thương mại tự do, đất nước này đã có những thay đổi
chóng mặt về cả kinh tế và chính trị. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại rất nhiều những đặc thù truyền thống trong văn hoá

kinh doanh của TQ, một đất nước với những nghi thức và phép tắc cố hữu được xây dựng trên nền tảng về văn
hoá và lịch sử lâu đời. Hiểu biết về giá trị văn hoá và đạo đức trong kinh doanh là một điều quan trọng khi “bắt tay”
với các doanh nhân người Hoa.
Đối với người TQ, “Guanxi” theo nghĩa là quan hệ hay mối liên kết có một tầm quan trọng đặc biệt. Thiết lập được
một mạng lưới các mối quan hệ giữa các cá nhân và tổ chức là một hoạt động chủ chốt trong chiến lược kinh
doanh. Từ nhiều thế kỷ trước, đó là cách duy nhất để mọi thứ xuôi chéo mát mái. Ngày nay, yêu cầu xây dựng mối
quan hệ tương trợ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau vẫn mang ý nghĩa sống còn để thành công.
Bên cạnh đó, “Mian-zi” với nghĩa là “thể diện”, sự hãnh diện cá nhân là điều luôn được giữ gìn, gắn liền với địa vị
xã hội và danh tiếng của mỗi cá nhân. Trong văn hoá kinh doanh của người Hoa, “giữ thể diện”, “mất thể diện” hay
“đem lại thể diện” có một sự tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh. Việc bạn khiến cho ai đó mất thể diện
trong tổ chức có thể gây ra sự bất đồng nghiêm trọng. Ngược lại, việc khen ai đó trước mặt các đồng nghiệp khác
là một hình thức "đem lại thể diện” và có thể tạo ra sự tôn trọng, sự trung thành của cấp dưới.
“Keqi” dựa trên sự kết hợp của hai âm tiết “ke” có nghĩa là khách mời và “qi” là ứng xử cũng là một từ được đặt lên
hàng đầu khi thiết lập các mối quan hệ kinh doanh. Thể hiện sự khiêm tốn, nhún nhường thì quan trọng trọng hơn
việc bộc lộ khả năng ngay lúc đầu, việc thể hiện bản thân quá sớm với các đối tác TQ dễ bị gây nghi ngờ.
Theo Times, nếu bạn muốn làm ăn với các doanh nhân TQ, bạn phải thực sự tôn trọng những phép tắc kinh doanh
của họ. Người TQ rất quan trọng sự đúng hẹn. Họ sẽ không bao giờ đợi nếu bạn không đúng giờ.
Hiếm người TQ nào đặt quan hệ làm ăn với người mà họ không biết rõ ràng. Do đó, hãy giới thiệu thật kỹ bản thân
để tạo niềm tin khi bước đầu bắt tay vào kinh doanh. Thêm vào đó, bạn cũng cần nắm rõ thứ bậc trong tổ chức
công ty. Người TQ nhìn nhận mỗi cá nhân là một thành phần trong hệ thống bậc thang của tổ chức. Bạn đừng vào
phòng họp trước người có chức danh cao hơn bạn.
Quan hệ lâu dài cũng được xem là có giá trị hơn sự giao dịch, giải quyết công việc nhất thời. Vì thế, đừng vội vã
“tấn công”, sự tin cậy là điều cần xây dựng trước và khiêm tốn cộng với kiên nhẫn chính là chìa khoá của thành
công.
Bạn cũng đừng coi thường những điều tưởng chừng nhỏ nhặt như trao đổi danh thiếp. Danh thiếp nên được in một
mặt bằng tiếng Anh và một mặt bằng tiếng Trung. Khi đưa danh thiếp nên đưa bằng cả hai tay và lật mặt tiếng
Trung lên trên. Khi bạn nhận danh thiếp, đừng nhét luôn vào túi mà hãy đọc cẩn thận và đặt thiếp lên trên bàn để
thể hiện sự tôn trọng. Nếu viết thông tin về đối tác, bạn cần viết tên gắn liền với chức danh hoặc gọi một cách trân
trọng là “ông” hay “bà”.
19

Đối với người TQ, né tránh giao tiếp bằng mắt cũng bị coi là không đáng tin cậy. Bạn cũng không nên từ chối trực
tiếp, sẽ bị coi là ứng xử thiếu lịch sự. Thay vì trả lời “Không” một cách dứt khoát, bạn nên nhẹ nhàng và tế nhị hơn
để giữ thể diện cho đối tác. “Có thể” hay “Tôi sẽ suy nghĩ về điều đó” là cách từ chối thường thấy của người Hoa.
Chương 2: Triết lý kinh doanh
Bài phỏng vấn anh Hoàng Minh Châu về Gene FPT
Sau khi bản đồ Gen của FPT được TGĐ Trương Gia Bình công bố tại Hội nghị 1B Quảng Ninh, sự
quan tâm của CBNV đến bộ Gen này ngày càng gia tăng. Báo Chúng ta có cuộc phỏng vấn Phó TGĐ
Hoàng Minh Châu về nội dung này.
PV: Xin chào anh. Anh có ý kiến gì, khi rất nhiều nhân viên phàn nàn về sự khó hiểu của bộ Gen FPT?
HMC: Đó là dấu hiệu tốt. Có rất nhiều người phàn nàn tức là đã có rất nhiều người muốn tìm hiểu nó.
PV: Nhưng quan trọng là họ vẫn không hiểu!
HMC: Cũng giống như hồi xưa đi học thôi. Có khi chỉ nghe giảng lý thuyết đã hiểu ngay. Nhưng cũng có khi
phải làm rất nhiều bài tập mới hiểu. Một số thứ chỉ đến khi ra làm việc, vấp ngã rồi mới hiểu. Nhưng cũng có
thứ đến chết cũng không hiểu. FPT Gen là vấn đề mới, vì vậy cũng cần có thời gian.
PV: Từ xưa đến nay, khi nói đến Gen, người ta chỉ nghĩ đến sinh vật…
HMC: Đúng thế. Tôi tin là, khi J.Weston và F.Crick lần đầu tiên khám phá ra cấu trúc GEN sinh vật vào năm
1953, họ không thể ngờ rằng, đúng nửa thế kỷ sau, phát minh của họ được vận dụng trong một tổ chức xã hội
- vốn là một công ty, nhưng lại tự cho mình có quy mô như một nhà nước, với mục đích thiết kế ra một sinh
vật xã hội FPT có sức phát triển mạnh mẽ và trường tồn với thời gian.
PV: Anh cho rằng, FPT là người đầu tiên đưa ra khái niệm Gen công ty?
HMC: Không phải cho rằng, mà thực sự như thế. Tôi đã thử tìm trên Internet với các
từ khóa Corporate Gen, Company Gen…, nhưng không có cái gì giống như bộ Gen
của chúng ta cả. Ngoại trừ công ty GE có đưa ra khái niệm GE’s DNA, nhưng cũng
khá mờ nhạt.
PV: Ý tưởng về FPT Gen đã được hình thành từ khi nào?
HMC: Thực ra ý tưởng về FPT Gen đã được TGĐ Trương Gia Bình thai nghén từ năm
1998, với việc giới thiệu một bài giảng về Gen công ty cho các khóa đào tạo quản trị
kinh doanh cao cấp tại HSB, nơi anh làm chủ nhiệm khoa. Bài giảng này cùng với bài
giảng về “Nghệ thuật chiến tranh nhân dân” là hai bài được nhiều học viên - vốn là các lãnh đạo doanh nghiệp
- quan tâm nhất, mặc dù hầu hết đều cho rằng vận dụng nó trong môi trường một công ty không phải là

chuyện dễ dàng.
PV: Các anh đã có một quá trình chuẩn bị lâu như thế, tại sao khi viết ra vẫn khó hiểu?
HMC: Gen công ty thực sự là một vấn đề khó nắm bắt. Quan sát những công ty thành công nhất, cái mà
chúng thường xuyên nhận thấy là cách làm của họ rất khác nhau. Một công ty làm theo cách này thì thành
công, công ty khác bắt chước đúng như thế lại thất bại. Rất ít giá trị chung cho mọi công ty. Chẳng hạn, người
ta thường cho rằng, những công ty có tầm nhìn thì có sự phát triển tốt hơn. Nhưng với trường hợp của IBM
thì khác. Khi người ta hỏi Gerstner lúc ông mới đến nhận chức TGĐ Điều hành IBM vào năm 1993 về tầm
nhìn của công ty, ông đã trả lời “The last thing IBM needs now is a vision”. Thế mà, vào thời kỳ của Gerstner,
IBM đã đạt được sự phát triển tốt nhất, từ lỗ 8 tỷ đô la vào năm 1993 tới lời 5 tỷ đô la vào năm 1998.
PV: Trong lịch sử phát triển xã hội, có cái gì giống như Gen không, thưa anh?
HMC: Có chứ. Kinh thánh là một ví dụ. Nó được thiết kế để đảm bảo cho Đạo Thiên chúa giáo phát triển bền
vững mà không phụ thuộc vào tài năng đức độ của một Giáo Hoàng nào đó. Nếu nhìn lại các cuộc Thập tự
chinh, chúng ta ngạc nhiên vì chỉ thấy tư tưởng tôn giáo đã kích động giáo dân, chứ không thấy tên tuổi của
bất cứ cá nhân nào đứng bên trên các cuộc thập tự chinh. Nước Mỹ là một ví dụ nữa. Hiến pháp nước Mỹ đã

20
được thiết kế để nền kinh tế của nó liên tục phát triển, không phụ thuộc vào sự yếu kém của một nhiệm kỳ
Tổng thống nào đó.
PV: Trong Sử ký 15 năm FPT, đã có bài giới thiệu về bộ Gen công ty, nhưng nó khá dài (tới ??? trang) và
tương đối khó hiểu. Anh có thể trình bầy về FPT Gen ngắn gọn và dễ hiểu hơn được không?
HMC: Ngắn gọn hơn thì có thể được, còn dễ hiểu hơn thì chưa chắc. Tuy nhiên tôi sẽ cố gắng nói thật đơn
giản.
Cái mà chúng ta thấy hôm nay là Tập đoàn FPT hùng mạnh, đứng đầu quốc gia trong hầu hết các lĩnh vực
quan trọng của ngành CNTT. Một câu hỏi tự nhiên được đặt ra là, tại sao chúng ta đã thành công và tiếp tục
thành công trong khi những công ty, có thời hùng mạnh hơn chúng ta, từ lâu đã dừng lại? Chúng ta có gì thực
sự đặc sắc hơn các công ty Việt Nam khác?
Thứ nhất, dễ dàng nhận thấy, không một công ty nào có cái văn hóa nhi nhô theo kiểu STC như chúng ta. Dù
người ngoài đánh giá tốt hay xấu, nhưng với chúng ta, STC thực sự là cơm tinh thần, là keo đoàn kết, là sân
chơi tuyệt vời, là người cổ vũ động viên. Nó tạo ra môi trường thu hút nhân tài, môi trường cho các tài năng
phát triển, làm cho nhân viên gắn bó hơn với công ty.

Thứ hai, FPT có một hệ thống thông tin tốt nhất Việt Nam với vai trò là huyết mạch của Hệ thống. Không
công ty nào ở Việt Nam, kể cả các công ty tin học, có hệ thống thông tin hoạt động hiệu quả như FPT. Trong
sự sụp đổ của các đại gia như Minh Phụng, Tamexco…, nguyên nhân quan trọng nhất chính là thiếu thông tin
chính xác kịp thời để điều hành. Nếu không có Balance hay sau này là Solomon, có lẽ FPT cũng đã đi theo
Minh Phụng vào nhà đá từ lâu.
Thứ ba, FPT có hệ thống quy trình hiệu quả là cơ sở tạo ra tính chuyên nghiệp cao. Một số công ty khác cũng
có ISO 9000, nhưng chỉ là hình thức, chủ yếu phục vụ cho marketing. Thiếu bộ xương vững chắc này, cơ thể
FPT không thể có hình hài và tất nhiên là không thể mở rộng đến quy mô ngày hôm nay. Nếu như giải tán
phòng FQA, đốt hết tài liệu ISO, sau 6 tháng FPT không tan rã mới là chuyện lạ.
Thứ tư, FPT có đội ngũ lãnh đạo hùng mạnh. Chúng ta chuẩn bị lãnh đạo giỏi ở mọi cấp. Chúng ta thu hút
lãnh đạo tài năng của nhiều thế hệ. Chúng ta tập hợp nhiều nhà chỉ huy sáng suốt và nhiều nhà quản lý xuất
sắc trong xã hội. Đó chính là kết quả của chương trình Leadership Building mà chúng ta đã kiên trì triển khai
trong những năm qua. Trong khi đó, tuy hầu hết các công ty khác đều có các cá nhân xuất sắc có thể so sánh
với những nhà lãnh đạo tài ba nhất FPT, nhưng số lượng chỉ là một – hai người.
Thứ năm, FPT có triết lý riêng, là nền tảng triết học cho mọi suy nghĩ và hành động của chúng ta. Đây có lẽ là
khác biệt lớn nhất ở Việt Nam. Các bạn thử nghĩ xem, công ty mà cũng bầy đặt xây dựng triết lý riêng!
Nhưng đó mới là FPT, một công ty không bao giờ có suy nghĩ là mình phải làm giống một ai đó đã làm. Thực
ra triết lý FPT là sự đúc kết cô đọng từ thực tiễn phong phú của chính mình. Nội dung triết lý FPT có thể tóm
tắt như thế này: chúng ta tin Hài Hòa âm dương ngũ hành đảm bảo cho sự trường tồn; chúng ta tin Fractal là
cấu trúc phù hợp cho một FPT không ngừng lớn mạnh; chúng ta tin Con Người hiền tài là nhân tố quan trọng
nhất quyết định mọi thành bại trên đời.
Chúng ta tin tưởng sự thành công vượt trội của FPT hôm nay có nguyên nhân chính là sự khác biệt của 5 nhân
tố trình bầy ở trên. Để tiếp tục thành công, chúng ta thấy cần thiết phải hoàn thiện 5 nhân tố này. Từ đó hình
thành ý tưởng thiết kế bộ Gen FPT với 5 tập lệnh trên, chi phối những hoạt động khác.
PV: Và hôm nay thiết kế bộ Gen FPT đã được hoàn thiện?
HMC: Tôi cho là chưa. Ví dụ khách hàng là nhân tố quan trọng nhất đối với một doanh nghiệp, nhưng vị trí
của nó trong bộ Gen FPT chưa thật rõ ràng, tương xứng. Michael Dell đã từng nói: công ty Dell bắt đầu từ
đơn hàng (customer order), vì thế nó phải được thiết kế để làm tốt nhất điều này.
PV: Theo anh, chúng ta phải làm gì để tinh thần của bộ Gen này thấm vào suy nghĩ và hành động của mọi
người FPT?

HMC: Tôi có chấm một số bài luận trong cuộc thi trạng Nguyên FPT về chính đề tài này. Có nhiều đề xuất
hay, tôi xin liệt kê ở đây. Thứ nhất, cần sớm hoàn thiện tài liệu về FPT Gen, bao gồm tài liệu tóm tắt và tài
liệu chi tiết, xuất bản riêng dưới tên FPT Gen. Thứ hai là phân phát tài liệu này đến từng nhân viên. Thứ ba là
tổ chức nói chuyện về FPT Gen cho từng bộ phận. Thứ tư là tổ chức thi tuyên truyên viên về đề tài FPT Gen
với giải thưởng cực lớn. Thứ năm là đưa nội dung đào tạo hiểu biết về bộ Gen FPT vào chương trình đào tạo
nhân viên mới. Cá nhân tôi cho rằng, 5 biện pháp trên là khá đầy đủ. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là sự
quan tâm, chia sẻ của các trưởng bộ phận. Vai trò của họ là vô cùng quan trọng trong việc truyền bá nội dung
21
và tinh thần của bộ Gen FPT.
PV: Xin cám ơn anh đã dành thời gian trả lời báo chúng ta.
HMC: Không có chi.
Maithi thực hiện
6. TÌM RA SỨ MẠNG MÀ ĐI
(Lễ kỷ niệm sáng nghiệp lần thứ nhất)
Con người sẽ không cảm thấy cuộc sống thú vị, niềm vui sướng, ý muốn ham làm việc nếu
chỉ nghĩ “làm thế nào để sống cho qua ngày”. Nhưng nếu việc mình đang làm là một quá trình
hướng tới mực đích cụ thể, mà trong đó mình thấu hiểu nhiệm vụ và sứ mạng thì tôi chắc
mình sẽ dễ cảm nhận được ý nghĩa công việc, niềm vui làm việc và được hưởng những ngày
tháng đầy đủ, phong phú. Vậy thì làm thế nào biết được cái gọi là mục đích, sứ mạng ?!
Trong thực tế xã hội, người đã cảm thấy từ đáy lòng cái gọi là mục đích, sứ mạng và đang
sống với chúng, chắc không thể nói là nhiều. Do đó, trong xã hội, tôi nghĩ, việc nhìn ra sứ
mạng của chính mình, nhìn thấy sứ mạng của cả đời mình là điều rất quan trọng.
Riêng bản thân tôi đã phát hiện ra cái gọi là “sứ mạng của mình” vào năm 1932. Tuy nói là
sứ mạng của mình, nhưng thực ra đấy là sứ mạng của một người với tư cách nhà kinh
doanh công ty có tên Điện khí MATSUSHITA. Nói cách khác, sứ mạng của nhà sản xuất, cái
sứ mạng mà tôi đã tự cảm thấy từ đáy lòng.
Cơ hội để tôi tìm thấy sứ mạng đó là nhờ chủ nhân một cửa hàng quen khuyên nhủ tôi theo
một tôn giáo. Người ấy đã khuyên tôi theo tôn giáo đó rất nhiệt tình, đã dắt tôi lên tận đại
bản doanh của đạo, cho tôi nhìn thấy tận mắt quang cảnh hoạt động của tôn giáo. Ở đấy tôi
thấy những ngôi nhà lớn sạch sẽ đến nỗi không có một hạt bụi nào và tín đồ đến lễ với một

thái độ cung kính thành tâm.
Sau đó, nhờ lòng đóng góp nhiệt tình của các tín đồ, những toà nhà mới lại được dựng lên,
trong đó có cả trường học, và thư viện đẹp đẽ ... Tôi ngạc nhiên là họ xây dựng cả nơi sản
xuất vật liệu, dùng để cung ứng vật liệu làm nhà cửa liên quan đến tôn giáo đó. Cơ sở ấy có
đến mấy xưởng chế tạo.
Trong xưởng của họ có nhiều thợ làm việc rất nghiêm túc, khác hẳn không khí trong các
xưởng ngoài phố đến nỗi tôi phải sửa quần áo cho nghiêm chỉnh. Nhìn thấy cảnh như thế tôi
đã thật sự cảm kích.
Trên xe điện về nhà cũng như sau đó tôi tiếp tục trầm tư suy nghĩ ... Trong ngành sản xuất,
cảnh đình trệ lặp đi lặp lại; nhiều công ty đi vào ngõ cụt, bị phá sản. So sánh ra thì thấy tôn
giáo đó phồn vinh đến ngạc nhiên ... Tại sao lại khác nhau thế nhỉ?
Tôi hiểu tôn giáo là rất cao quý, bởi vì nó mang lại cho con người những lời giáo huấn để
họ yên tâm sống và làm việc. Thế nhưng chúng ta là những nhà sản xuất, tuy không thể tạo
ra niềm vui tinh thần, nhưng lại cung cấp sản phẩm tiêu dùng thiết yếu cho cuộc sống. Tuy
hình thức khác nhau, song tôi nghĩ mọi sự cao quý không khác nhau.
Nếu quả đúng như thế thì tại sao tôn giáo lại phồn vinh, mà nhiều ngành sản xuất lại bị phá
sản. Theo tôi, phải chăng sự khác nhau ở chỗ, tôn giáo đứng trên niềm tin và bằng mọi cách
22
cố gắng cứu vớt nhiều người, còn chúng ta thường kinh doanh vì chính mình. Tuy nhiên,
nghĩ cho cùng, công việc sản xuất của chúng ta quyết không phải chỉ làm vì mình, mà là để
thoả mãn nhu cầu vật chất cho nhiều người trong xã hội, giúp ích cho mọi người. Vì vậy,
chúng ta không còn cách nào khác là hoàn thành tốt sứ mạng cao cả này.
Nếu cho rằng chúng ta gánh vác sứ mạng như thế thì phải dốc hết toàn lực để hoàn thành
sứ mạng đó. Đây không phải là hoạt động sản xuất đơn thuần mà là hoàn thành sứ mạng
cao cả. Vậy thì để thành đạt mỹ mãn càng sớm càng tốt sứ mạng này, chúng ta phải đem
hết trí tuệ và nỗ lực ra tiến hành công việc. Với suy nghĩ như thế, tôi hưởng được niềm
cảm xúc hoan hỉ vì đã nhìn ra sứ mạng của mình. Đồng thời, tôi đã quyết tâm sâu sắc từ bây
giờ trở đi phải sống hết lòng vì sứ mạng của mình.
Suy rộng ra, sứ mạng của Công ty MATSUSHITA là phải sản xuất phong phú vật tư để cung
cấp cho mọi người, là cống hiến cho sự nâng cao sản xuất; và trong tương lai sẽ chế tạo đầy

đủ đồ dùng cho xã hội. Nếu làm được như thế thì tất cả đồ dùng sẽ giá rẻ như nước thành
phố. Được như thế thì sự nghèo khổ sẽ mất đi, kẻ khốn cùng sẽ không còn. Như người xưa
đã nói : “Trong các bệnh, không bệnh nào khổ bằng bệnh nghèo”, nếu ta trừ bỏ được
chữ “nghèo” thì sẽ loại được chữ “khổ”, sẽ có thể giúp ích cho mọi người yên tâm vui sống
và làm việc.
Suy nghĩ như vậy, tôi đã nhìn thấy rất rõ sứ mạng của Công ty MATSUSHITA. Chúng ta
không chỉ đơn thuần tiếp tục sản xuất, mà phải tiến hành sản xuất mạnh mẽ hơn mới hoàn
thành sứ mạng lớn này. Nghĩ thế tôi cảm thấy tâm trí rất trong sáng, sảng khoái và tâm hồn
rộng lớn hẳn ra. Với ước vọng làm nên sự nghiệp lớn đó, tự lòng tôi đã cảm thấy niềm hoan
hỉ, cảm động sâu xa.
Tôi nghĩ phải nói cho toàn thể nhân viên của MATSUSHITA biết việc này, để cùng nhau tiến
bước mạnh mẽ để hoàn thành sứ mạng. Vào ngày 5 tháng 5 năm 1932 tôi đã tập hợp toàn
thể nhân viên để nói về sứ mạng của Công ty MATSUSHITA. Đây là bước đi đầu tiên của
công ty sau khi tự mình đã nhìn ra sứ mạng nên tôi đã lấy ngày đó làm ngày kỷ niệm sáng
nghiệp lần thứ nhất.
Tôi đã nói rất nhiệt tình về cái sứ mạng của Công ty MATSUSHITA bằng lòng cảm kích của
chính mình, nên người nghe cũng rất chăm chú. Vì quá nhiệt tình nên dù đã hết giờ tôi vẫn
say sưa nói và còn muốn nói nữa.
Công ty MATSUSHITA đã xác định đúng đắn sứ mạng của mình và nhờ thế công ty đã và
đang tiến hành hoạt động mạnh mẽ hơn trước.
Trước hết tôi xin gửi tới quí vị lời chào trân trọng và lời cám ơn chân thành nhất.
Trong những năm qua, với sự giúp đỡ và hợp tác của các quý vị, với sự sáng tạo,
năng động và nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên, Tổng công ty
VINACONEX đã và đang phát triển về mọi mặt, trở thành Tổng công ty đa doanh
được các khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm, được xã hội thừa nhận.
Với những giá trị cơ bản, triết lý kinh doanh những nguyên tắc định hướng và văn hóa doanh

23
nghiệp truyền thống của mình, Tổng công ty VINACONEX tin tưởng thực hiện thành công sứ
mệnh trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, hội nhập thành công với kinh tế khu vực và thế giới,

phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn thông qua công nghệ tiên tiến, sự hợp tác của khách
hàng, sự giúp đỡ của các cơ quan Trung ương, địa phương và đặc biệt là tinh thần trách nhiệm,
sự nhiệt tình, sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong quá trình thực hiện công việc.
Phí Thái Bình - Chủ tịch HĐQT

SỨ MỆNH
Phấn đấu xây dựng VINACONEX trở thành tập đoàn kinh tế đa doanh hàng đầu của ngành xây dựng
Việt Nam, hoạt động có hiệu quả, tăng trưởng bền vững, quan tâm đến trách nhiệm xã hội, đóng góp
ngày càng nhiều cho sự phát triển đất nước.
GiÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA VINACONEX
- Con người là nguồn tài sản vô giá, là sức mạnh của VINACONEX.
- Đoàn kết, hợp tác trong công việc, tính kỉ luật cao, tác phong công nghiệp là giá trị cốt lõi, là truyền
thống, văn hoá của VINACONEX.
- Chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, liên tục được cải tiến, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Khi
sản phẩm và dịch vụ được thị trường chấp nhận nghĩa là thương hiệu VINACONEX được thừa nhận.
- Lợi nhuận là yêu cầu sống còn của sự tồn tại và tăng trưởng.
- Trách nhiệm với xã hội là một trong những mục tiêu hàng đầu của VINACONEX.
NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐỊNH HƯỚNG
- Khách hàng là trung tâm của mọi công việc là đố tượng phục vụ quan trọng nhất
- Chất lượng, thời gian giao nhận sản phẩm là ưu tiên số 1.
- Quan hệ hợp tác rộng rãi trên tất cả các linh vực.
- Liên tục đào tạo nguồn nhân lực, không ngừng cải tiến và đối mới mọi mặt là vấn đề cốt yếu để thành
công.
- Đoàn kết mọi người cùng nhau hợp tác trong mọi công việc là cách làm việc chung của cán bộ công
nhân viên của VINACONEX. VINACONEX là một tập thể thống nhất, mọi người tin tưởng và tôn trọng
nhau. Đó chính là nhân tố quan trọng để phát triển.
Bill Gates thành công nhờ tầm nhìn chiến lược
16:38' 12/09/2003 (GMT+7)
Ở tuổi 44, Bill Gates đã trở thành người đàn ông giàu nhất thế giới, là một trong
những "hiện tượng" của thế kỷ 20. Giờ đây, Gates đã thực hiện được ước mơ của

mình: trên bàn mỗi nhà máy tính sử dụng phần mềm Microsoft. VietNamNet xin giới
thiệu cùng bạn đọc một số thông tin về những gì ông Gates đã làm trên con đường
thực hiện ước mơ chinh phục thế giới không gian điều khiển của mình...

Niềm đam mê
William Henry Gates III chào đời ở Settle, bang
Washington năm 1955. Bill Gates đã dành trọn thời gian trung học của mình tại Lakeside, một trường tư thục nổi tiếng,
nơi thu hút những học sinh giỏi nhất của vùng duyên Hải miền Tây Hoa Kỳ. Có thể nói rằng, nếu như Bill Gates không là
học sinh của truờng Lakeside thì có lẽ thế giới không có một nhân vật vĩ đại trong ngành không gian điều khiển như ông.
Bill Gates - người đàn ông thành đạt
nhất của thế kỷ 20.
24
Thời đó rất hiếm trường có thể trang bị đuợc máy điện toán, chỉ có ở trường tư thục Lakeside, học sinh mới có thể được
tiếp xúc với chiếc máy kỳ diệu này. Gates hầu như bị niềm đam mê máy tính ám ảnh. Điều lý thú là hồi đó, Bill Gates là
"sư phụ" trong "món" hack. Tại Lakeside, Gates và một số bạn bè, trong đó có Paul Alen, đã lập ra nhóm những nhà lập
trình Lakeside với mục đích kiếm tiền để áp dụng những kỹ năng lập trình mới mà nhóm của Gates tìm ra. Lúc đó cậu
mới chỉ 13 tuổi.

Niềm đam mê ấy vẫn tiếp tục cháy mãi trong suốt cuộc đời của Bill Gates. Và cho đến sau này khi học ngành luật tại
trường Đại học Havard nổi tiếng, ngọn lửa say mê đó vẫn tiếp tục cháy, khiến cậu đã nghỉ học ở Havard để tập trung
toàn bộ thời gian làm việc nghiên cứu phần mềm, sáng lập nên công ty Microsoft. Có thể nói, những năm trung học và
tình bạn giữa Gates và Alen đã đặt nền móng làm nên "hiện tượng Bill Gates" trong thập niên 1990. Trong khoảng thời
gian này, Bill Gates đã lập ra những kế hoạch và toan tính đầu tiên để khống chế gần như toàn bộ ngành công nghiệp
máy tính của thế giới.

Thành công và kinh nghiệm

Microsoft của Gates và Alen phát triển nhanh chóng và liên tục, sớm chiếm lĩnh thị trường công nghệ phần mềm thế giới,
và trở thành một thành viên đáng kính của "gia đình phố Wall". Ước mơ từ những ngày đầu của Gates ''trên bàn mỗi nhà
một máy tính sử dụng phần mềm Microsoft'' đã sớm trở thành hiện thực. Từ lúc thành lập năm 1974 đến nay, công ty

Microsoft đã phát triển từ một cơ cấu chỉ có hai người lên một bộ máy gần 21.000 nhân viên với doanh thu trên 8,8
tỷ USD một năm. Hệ điều hành của Microsoft đang chạy trên 80% máy tình trên toàn thế giới. Hiện nay, tài sản của
Gates được định giá khoảng 50 tỷ USD, nhưng con số thực tế có thể còn lớn hơn rất nhiều.

Một trong những yếu tố làm nên thành công của Microsoft là nhờ vào tầm nhìn chiến lược sắc sảo của Bill Gates. Với sự
am hiểu sâu sắc về công nghệ và khả năng đặc biệt về tổng hợp phân tích khuynh hướng phát triển của công nghệ,
Gates đã đóng vai trò một nhà tiên tri của Microsoft, chỉ đạo chiến lược phát triển của công ty. Chính Gates đã nói: những
công ty lớn thành công là những công ty biết làm cho sản phẩm của chính mình trở nên lỗi thời trước khi để ai đó làm
điều này.

Thêm vào đó, Microsoft luôn tuyển chọn những người thông minh có chỉ số IQ cao vào làm việc. Điều này chứng tỏ
Gates rất chú trọng đến nguồn nhân lực và trân trọng tài năng. Công ty chú trọng đến nguồn chất xám trẻ trong các
trường đại học, thường tuyển lựa nhiều sinh viên giỏi. Gates chủ trương luôn giữ hai yếu tố trong môi trường làm việc
của những-người-thông-minh: thách thức liên tục và điều kiện làm việc cao.

Một yếu tố khác mang lại thành công cho Microsoft là quyết tâm chiến đấu đến cùng trên thương trường. Gates là người
có tinh thần cạnh tranh quyết liệt đến mức hiếu thắng. Trước những lời chỉ trích cho rằng Microsoft đang độc quyền trong
thị trường công nghệ, Gates lập luận rằng nếu đối thủ của Microsoft thất bại thì đó chính là do họ đã sai lầm. Điều này
chứng tỏ Microsoft rất coi trọng các đối thủ của mình, để từ đó nghiên cứu và tìm ra đối sách thích hợp.

Rõ ràng, sự thành công của Microsoft không phải do may mắn mà có được. Mà đó chính là nhờ công lao to lớn của Bill
Gates và tài năng của ông. Gates đã xuất hiện như một "hiện tượng" kỳ diệu trong ngành truyền thông thế giới, và thậm
chí ông được xem như người kiến trúc sư cho kỷ nguyên kỹ thuật số của nhân loại.

(Trần Hiền - Theo Time)
Chương 3: Đạo đức kinh doanh
Để nghề nuôi cá tra phát triển bền vững Ngày 12 tháng 09 năm 2005
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thiên nhiên ưu đãi có nhiều lợi thế về phát
triển nuôi thủy sản nước ngọt nói chung, cá tra nói riêng. Sông Mê Kông tạo điều kiện để
phát triển con cá này, nông có truyền thống nuôi cá tra hàng hóa hàng trăm năm. Mọi người

nuôi luôn tìm kiếm, nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học-kỹ thuật trong sản xuất con
giống, dinh dưỡng, phòng bệnh... để đạt hiệu quả kinh tế cao. Song cũng còn nhiều vấn đề
đặt ra phải giải quyết.
Cùng với xuất khẩu phát triển ngành nuôi cá tra ở ĐBSCL những năm gần đây có tốc
độ phát triển rất mạnh. Hình thức nuôi được cải tiến phù hợp điều kiện địa lý, môi trường với
25

×