Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Vấn đề an ninh môi trường biển theo pháp luật quốc tế và giải pháp cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.88 KB, 94 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

V PHNG THO

VấN Đề AN NINH MÔI TRƯờNG BIểN
THEO PHáP LUậT QUốC Tế Và GIảI PHáP CHO
VIệT NAM

LUN VN THC S LUT HC


HÀ NỘI - 2018


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

V PHNG THO

VấN Đề AN NINH MÔI TRƯờNG BIểN
THEO PHáP LUậT QUốC Tế Và GIảI PHáP CHO
VIệT NAM
Chuyờn ngnh: Lut bin v qun lý bin
Mó s: Chuyờn ngnh o to thớ im

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: TS.GVC. NGUYN LAN NGUYấN



HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi trên cơ sở kế thừa, phát triển và bổ sung những điểm mới
kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan. Các số liệu, ví
dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và
trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Vũ Phương Thảo


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lụcDanh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ AN NINH MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ AN NINH MÔI TRƯỜNG BIỂN........7
1.1.


An ninh môi trường biển và một số thuật ngữ liên quan.................7

1.1.1. Khái niệm an ninh môi trường biển.......................................................7
1.1.2. Đặc trưng của an ninh môi trường biển và các mối đe dọa chính
đối với an ninh môi trường biển hiện nay...........................................10
1.2.

Một số văn bản pháp luật quốc tế quan trọng về an ninh môi
trường biển.........................................................................................15

1.2.1. Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.........................16
1.2.2. Tuyên bố thế giới về môi trường và phát triển....................................18
1.2.3. Chương trình hành động 21.................................................................21
1.2.4. Chương trình hành động toàn cầu bảo vệ môi trường biển từ các
hoạt động có nguồn gốc đất liền năm 1995.........................................22
1.2.5. Các điều ước quốc tế riêng biệt...........................................................23
1.3.

Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế về các vấn đề an ninh
môi trường biển.................................................................................25

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1..................................................................................29
Chương 2: THỰC THI PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ AN NINH MÔI
TRƯỜNG BIỂN VÀ PHÁP LUẬT AN NINH MÔI TRƯỜNG
BIỂN VIỆT NAM..............................................................................30
2.1.

Thực thi pháp luật quốc tế về an ninh môi trường biển................30

2.1.1. Một số thể chế hợp tác quốc tế quan trọng về an ninh môi trường biển



.............................................................................................................30
2.1.2. Pháp luật về an ninh môi trường biển tại một số quốc gia điển
hình trên thế giới..................................................................................41
2.2.

Pháp luật Việt Nam về an ninh môi trường biển............................49

2.2.1. Hệ thống chính sách về an ninh môi trường biển................................50
2.2.2. Các văn bản quy phạm pháp luật về an ninh môi trường biển............53
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2..................................................................................59
Chương 3: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH MÔI TRƯỜNG
BIỂN VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG
BIỂN CHO VIỆT NAM....................................................................60
3.1.

Quản lý nhà nước về an ninh môi trường biển...............................60

3.1.1. Một số thách thức an ninh môi trường biển đối với Việt Nam............60
3.1.2. Thực trạng quản lý nhà nước về an ninh môi trường biển Việt Nam
.............................................................................................................65
3.2.

Giải pháp đảm bảo an ninh môi trường biển cho Việt Nam.........70

3.2.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về an ninh môi trường biển............70
3.2.2. Chú trọng nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tăng cường
chức năng môi trường biển..................................................................72
3.2.3. Nâng cao năng lực tiếp cận, triển khai thực hiện công tác đảm bảo

an ninh môi trường biển......................................................................73
3.2.4. Tăng cường hợp tác quốc tế đảm bảo an ninh môi trường biển..........74
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3................................................................................78
KẾT LUẬN....................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................81


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ
viết tắt

Tiếng Việt

Tiếng Anh

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa Liên hợp quốc

United Nations Educational Scientific
and Cultural Organization

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á

Association of Southeast Asian Nations


ANTT

An ninh truyền thống

Traditional security

ANPTT

An ninh phi truyền thống

Non – Traditional security

ANMTB

An ninh môi trường biển

Marine environmental security

UNCLOS
1982

Công ước của Liên hợp quốc
về Luật biển năm 1982

1982 United Nations Convention on
the law of the sea

UNEP

Chương trình môi trường của

Liên hợp quốc

United Nation Environment
Programme

HELCOM Ủy ban bảo vệ môi trường biển Baltic marine environment protection
Baltic
commission
PEMSEA

Tổ chức đối tác về quản lý môi Partnerships in Environmental
trường các biển Đông Á
Management for the Seas of East Asia

SDS-SEA Chiến lược phát triển bền vững Sustainable development strategy for
các biển Đông Á
the Seas of East Asia
COBSEA

Cơ quan điều phối biển Đông Á Coordinating body on the Seas of East Asia

GEF

Quỹ môi trường toàn cầu

The Global environment facility


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Biển là một trong những không gian sinh tồn, là nơi cung cấp nhiều
nguồn tài nguyên cần thiết phục vụ các nhu cầu vật chất, tinh thần của con
người. Ngày nay, các nước trên thế giới không chỉ coi khai thác biển như
một phần của chiến lược quốc gia, mà còn hướng tới phát triển biển bền
vững, nhằm khai thác những lợi ích mà biển mang lại, trong khi vẫn bảo tồn
môi trường và hệ sinh thái biển. Tuy nhiên, với những hiện tượng ngày càng
trở nên phổ biến như suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu, nước biển
dâng; hay việc đẩy mạnh khuynh hướng tiến ra biển, khai thác biển để phục
vụ nhu cầu phát triển kinh tế nhưng lại áp dụng các phương thức khai thác
thiếu tính bền vững; tội phạm môi trường biển ngày càng gia tăng và nhất là
việc xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường, hoặc không có hay thiếu những
qui hoạch, kế hoạch chi tiết, cụ thể, cùng với cơ chế quản lý lỏng lẻo của
nhiều quốc gia trên thế giới dẫn đến môi trường biển nhiều nơi bị ảnh hưởng
trầm trọng. Những năm gần đây, cả thế giới đã chứng kiến sự ô nhiễm cũng
như suy thoái nghiêm trọng về môi trường biển trên tất cả các khu vực, trong
đó không thể không nhắc đến những hậu quả tiêu cực đối với môi trường
biển Đông do các hoạt động mở rộng, tôn tạo, xây dựng các đảo nhân tạo
trên các bãi cạn mà Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp ở quần đảo
Trường Sa; đặc biệt, hoạt động xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên biển
Đông của Trung Quốc đã gây ra những quan ngại về an ninh và môi trường,
khi mà biển Đông là khu vực thường xuyên hứng chịu những trân bão mạnh
thì một sự cố tan chảy lõi lò phản ứng tương tự như sự kiện năm 2011 tại nhà
máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật không phải là không có khả
năng xảy ra. Tất cả những vấn đề này có thể gây suy yếu nền kinh tế, gia

1


tăng đói nghèo, gia tăng bất ổn chính trị, thậm chí trở thành ngòi nổ cho các
cuộc xung đột và chiến tranh.

Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài khoảng 3.260km, có
diện tích biển gấp hơn 03 lần đất liền, với 28 tỉnh, thành phố ven biển và dân
cư ven biển chiếm trên 31% dân số cả nước. Có thể nói biển, đảo Việt Nam có
vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, quốc
phòng. Tuy nhiên, Việt Nam đang đứng trước thách thức rất lớn đối với các
vấn đề về môi trường biển, không chỉ ở khu vực biển ven bờ mà còn bao gồm
toàn bộ khu vực Biển Đông; trong đó, suy thoái môi trường biển, ô nhiễm môi
trường biển đang là vấn đề báo động "đỏ" tại Việt Nam hiện nay. Về các vấn
đề này có thể kể đến hiện tượng hải sản tự nhiên và nuôi trồng chết trên quy
mô lớn tại các tỉnh miền Trung tháng 4 năm 2016; nước biển tại một số khu
vực có biểu hiện bị axit hóa do độ pH trong nước biển tầng mặt biến đổi;
nước biển ven bờ có biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm, một số chủng
thuốc bảo vệ thực vật hay hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện tại vùng biển
Nam Trung bộ, đặc biệt tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận làm chết các
loại tôm cá đang nuôi trồng tại vùng này...Ở nước ta, biến đổi khí hậu, nước
biển dâng là một thách thức lớn, đe dọa nghiêm trọng mục tiêu phát triển bền
vững và sinh kế của người dân. Quốc tế cảnh báo Việt Nam là một trong 05
quốc gia ở khu vực châu Á phải chịu nhiều hậu quả nhất do biến đổi khí hậu,
nước biển dâng. Biến đổi khí hậu đã và tiếp tục tác động mạnh hơn đến cuộc
sống và kế sinh nhai của người dân, làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên, thay
đổi cấu trúc xã hội, kết cấu hạ tầng của nền kinh tế và gây ra những bất ổn
chính trị - xã hội, bên cạnh đó, tranh chấp tài nguyên biển trong khu vực tiềm
ẩn nhiều nguy cơ xung đột, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chủ quyền và
độc lập dân tộc.
Từ thực tiễn đó, an ninh môi trường biển (ANMTB đã) được xác định

2


là một thành tố quan trọng của an ninh quốc gia, một phạm trù thuộc lĩnh

vực an ninh phi truyền thống. ANMTB không chỉ là vấn đề thời sự cấp bách
mà còn là vấn đề thường xuyên, lâu dài, liên quan đến toàn nhân loại và mỗi
quốc gia, ảnh hưởng đến cuộc sống từng gia đình và mỗi cá nhân. Ở nước ta,
bảo đảm ANMTB được coi là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, lâu
dài, cấp thiết của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, phục vụ mục tiêu phát
triển bền vững.
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc đảm bảo ANMTB đối với con
người, đồng thời, để cung cấp một cách nhìn tổng quan về ANMTB dưới góc độ
pháp luật quốc tế, cũng như đưa ra những khuyến nghị, giải pháp cho vấn đề này
ở Việt Nam trong thời gian tới, tác giả xin lựa chọn đề tài: “Vấn đề an ninh
môi trường biển theo pháp luật quốc tế và giải pháp cho Việt Nam” làm
luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu của Luận văn là đưa ra cái nhìn tổng quát, toàn diện về
ANMTB, thông qua việc luận giải cơ sở lý luận cũng như thực tiễn của vấn
đề này trong pháp luật và đời sống quốc tế nói chung và ở Việt Nam nói
riêng. Trên cơ sở đó, đưa ra giải pháp, cơ chế đảm bảo ANMTB ở Việt
Nam và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong việc xử lý các vấn đề toàn cầu.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, luận văn cần đạt được những
mục tiêu cụ thể như sau:
- Khái quát các vấn đề lý luận và pháp luật quốc tế về ANMTB.
- Nghiên cứu việc thực thi pháp luật quốc tế về ANMTB thông qua một
số thể chế hợp tác quốc tế quan trọng về ANMTB cũng như pháp luật về
ANMTB tại một số quốc gia điển hình trên thế giới; từ đó có sự so sánh, đối
chiếu với pháp luật Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm về vấn đề này.

3



- Phân tích, đánh giá các thách thức đối với vấn đề ANMTB tại Việt
Nam, thực trạng quản lý nhà nước về ANMTB; trên cơ sở đó đưa ra những
giải pháp không chỉ đảm bảo ANMTB cho Việt Nam mà còn góp phần giải
quyết những vấn đề toàn cầu.
3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Hiện nay, từ hệ thống chính sách, pháp luật đến các công trình nghiên
cứu, các đề tài, luận văn, bài viết hay sách chuyên khảo hầu như chưa có sự
tiếp cận trực tiếp một cách khái quát đến vấn đề ANMTB. Cuốn An ninh môi
trường và hòa bình ở biển Đông do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi
làm chủ biên (2016) tuy có nội dung khá chi tiết với những số liệu mới nhưng
đó là vấn đề ANMTB trong phạm vi một vùng biển cụ thể và các nội dung tại
cuốn sách này đa phần trình bày về thực trạng, thách thức cũng như giải pháp
đối với vấn đề ANMTB tại Biển Đông mà chưa đưa ra nhiều cơ sở lý luận.
Ngoài ra, vấn đề ANMTB cũng chỉ được đề cập đến là một trong những nội
dung cơ bản của an ninh phi truyền thống trên biển thông qua một số bài báo,
tham luận khác tại các cuộc hội thảo hay các bài nghiên cứu ngắn.
Hầu hết các công trình nghiên cứu hiện nay bằng cách trực tiếp hay lồng
ghép đã trình bày một số nội dung cụ thể thuộc về vấn đề môi trường biển, chủ
yếu là ô nhiễm môi trường biển như: Sách chuyên khảo của Phó Giáo sư, Tiến
sĩ Nguyễn Bá Diến (2006), Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và chiến
lược phát triển bền vững; sách tham khảo của Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao
(2004), Bảo vệ môi trường biển, vấn đề và giải pháp; sách chuyên khảo của
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao (2003), Ô nhiễm môi trường biển Việt Nam – Luật
pháp và thực tiễn; bài viết Ô nhiễm môi trường biển và vấn đề thực thi các
điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển tại Việt Nam, Đỗ Văn Sen, Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật số 9/2008; luận án tiến sĩ của tác giả Lưu Ngọc Tố Tâm
(2012), Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải
ở Việt Nam; bài viết Vấn đề môi trường biển, đảo ở nước ta hiện nay, Lê Thị


4


Thanh Hà, Tạp chí Lý luận chính trị, số 12/2015; bài viết Việt Nam và việc
thực thi các cam kết quốc tế về phòng, chống ô nhiễm môi trường biển do tràn
dầu, Nguyễn Thị Hồng Yến, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11/2013; bài viết
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường biển Việt Nam, Hà Văn
Hòa, Tạp chí Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính quốc gia, số 1/2013…
Chính vì vậy, việc tiếp cận một cách trực tiếp và nghiên cứu cụ thể về
ANMTB không chỉ giúp đưa ra được cơ sở lý luận khái quát mà phần nào đó
sẽ định hướng được những biện pháp cần ưu tiên thực hiện trong việc đảm
bảo ANMTB, góp phần bảo vệ chủ quyền, độc lập dân tộc và sự phát triển
bền vững của quốc gia trong thời đại mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về ANMTB dưới góc độ pháp luật quốc tế và Việt
Nam hiện đại.
Luận văn đưa các quan điểm đa chiều, tổng hợp, phân tích toàn diện sự
phát triển của vấn đề ANMTB. Trên cơ sở thực trạng và thách thức đối với
vấn đề ANMTB, luận văn sẽ đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
kiểm soát ANMTB tại Việt Nam, khu vực và thế giới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình
nghiên, luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
Vận dụng các học thuyết của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử để xem xét, phân tích các vấn đề một cách khoa học và khách quan.
Đánh giá các vấn đề trên cơ sở nhìn nhận, xem xét trong quan hệ thống nhất
hữu cơ, gắn bó và ràng buộc lẫn nhau ở từng hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ
thể trong quá trình tồn tại và phát triển hiện tượng nghiên cứu.
Phương pháp phân tích, phương pháp diễn giải: Những phương pháp
này được sử dụng phổ biến trong việc làm rõ các thuật ngữ và quy định của

pháp luật quốc tế về ANMTB.

5


Phương pháp đánh giá, phương pháp so sánh: Những phương pháp này
được người viết vận dụng để phân tích việc thực thi pháp luật quốc tế về an
ninh môi trường biển thông qua một số thể chế hợp tác quốc tế quan trọng
cũng như đưa ra ý kiến nhận xét về hệ thống chính sách, pháp luật của Việt
Nam và một số quốc gia điển hình về vấn đề này.
Phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch: Được vận dụng để đưa
ra một số đề xuất, kiến nghị đảm bảo ANMTB, không chỉ cho Việt Nam mà
cả khu vực Biển Đông và toàn thế giới.
6. Kết cấu Luận văn
Luận văn kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về an ninh môi trường biển và pháp luật quốc tế
về an ninh môi trường biển
1.1. An ninh môi trường biển và một số thuật ngữ liên quan
1.2. Một số văn bản pháp luật quốc tế quan trọng về an ninh môi trường biển
1.3. Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế về các vấn đề an ninh môi
trường biển
Tiểu kết chương 1
Chương 2: Thực thi pháp luật quốc tế về an ninh môi trường biển và
pháp luật an ninh môi trường biển Việt Nam
2.1. Thực thi pháp luật quốc tế về an ninh môi trường biển
2.2. Pháp luật an ninh môi trường biển Việt Nam
Tiểu kết chương 2
Chương 3: Quản lý nhà nước về an ninh môi trường biển và giải pháp
đảm bảo an ninh môi trường biển cho Việt Nam
3.1. Quản lý nhà nước về an ninh môi trường biển

3.2. Giải pháp đảm bảo an ninh môi trường biển cho Việt Nam
Tiểu kết Chương 3

6


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ AN NINH MÔI TRƯỜNG BIỂN VÀ PHÁP LUẬT
QUỐC TẾ VỀ AN NINH MÔI TRƯỜNG BIỂN
1.1. An ninh môi trường biển và một số thuật ngữ liên quan
1.1.1. Khái niệm an ninh môi trường biển
Trong thực tiễn chính trị quốc tế, an ninh là một khái niệm dùng để chỉ
“Trạng thái ổn định, an toàn, không có dấu hiệu nguy hiểm đe dọa sự phát
triển bình thường của cá nhân, của từng tổ chức, của từng lĩnh vực hoạt động
xã hội hoặc của toàn xã hội” [4, tr.25].
Trên cơ sở đó, có thể hiểu an ninh quốc gia là sự ổn định và phát
triển bền vững của chế độ xã hội; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ và các lợi ích quan trọng khác của một quốc gia. Trong quan hệ
quốc tế, an ninh quốc gia được chia thành an ninh truyền thống (ANTT) và
an ninh phi truyền thống (ANPTT).
ANTT theo cách hiểu chung nhất và phổ biến nhất là việc bảo vệ
toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, thể chế và giá trị của đất nước mà vấn đề
cốt lõi là chống lại các mối đe dọa thông qua tấn công quân sự từ các
quốc gia khác. Trước đây, khi nói tới an ninh quốc gia, người ta chủ yếu
chỉ quan tâm tới ANTT. Tuy nhiên, từ những năm 80 của thế kỷ XX, sau
khi Chiến tranh lạnh kết thúc, an ninh phi truyền thống (ANPTT) được
nói đến và dần trở thành một thuật ngữ phổ biến trong các hội nghị, diễn
đàn khu vực, quốc tế, hợp tác song phương, đa phương giữa các quốc gia.
Điều này xuất phát từ việc bên cạnh các mối đe dọa về quân sự, an ninh
quốc gia còn bị đe dọa bởi nhiều yếu tố mới như: khủng bố, cạn kiệt

nguồn tài nguyên, sự tràn lan của các căn bệnh truyền nhiễm, vi phạm
quyền con người, tội phạm mạng,.. Trên thế giới hiện nay có khá nhiều
cách hiểu, quan niệm về ANPTT; tùy thuộc vào cách nhìn nhận, góc độ,

7


lĩnh vực tiếp cận, hoàn cảnh cụ thể mà các nhà nghiên cứu đưa ra quan
niệm khác nhau về khái niệm này.
Richard H. Ullman, Giáo sư ngành Quan hệ quốc tế tại Princeton
University là một trong những người đầu tiên đưa ra quan niệm ngắn gọn và
cô đọng nhất về ANPTT:
An ninh quốc gia không nên hiểu theo nghĩa hẹp là bảo vệ
nhà nước trước những cuộc tấn công quân sự qua biên giới lãnh thổ
mà an ninh quốc gia còn phải đối mặt với những thách thức phi
truyền thống, bao gồm: khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia
có tổ chức, an ninh môi trường, di cư bất hợp pháp, an ninh năng
lượng và an ninh con người [67].
Theo Amitav Acharya, Chủ tịch Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trong những vấn đề thách thức xuyên quốc gia
và Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), ANPTT là các thách thức đối với sự tồn vong và chất lượng cuộc
sống của con người và nhà nước có nguồn gốc phi quân sự như thay đổi khí
hậu, khan hiếm nguồn lực, bệnh dịch, thiên tai, di cư không kiểm soát, thiếu
lương thực, buôn người, buôn ma túy và tội phạm có tổ chức [60].
Giới học giả tại Trung Quốc, quốc gia có mối quan tâm cao tới ANPTT
cho rằng các vấn đề về ANPTT tại quốc gia này được chia thành năm nhóm,
một trong số đó là an ninh liên quan đến phát triển bền vững, trong đó có bảo
vệ môi trường, phát triển tài nguyên, môi trường sinh thái toàn cầu và kiểm
soát phòng chống dịch bệnh. Dưới góc độ của các tổ chức quốc tế, theo Liên

hợp quốc, ANPTT bao gồm bảy lĩnh vực là: kinh tế, lương thực, sức khỏe,
môi trường, con người, cộng đồng và chính trị.
Kế thừa những quan niệm nêu trên, một số học giả đã đưa ra khái niệm
về ANPTT, trong đó có:

8


ANPTT là khái niệm nhằm phân biệt với ANTT, dùng để chỉ
các mối đe dọa phi truyền thống đối với an ninh quốc gia, cuộc
sống con người và cộng đồng nhân loại, không xuất phát trực tiếp
từ yếu tố quân sự, nảy sinh từ các yếu tố tự nhiên và xã hội, diễn ra
và tác động trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội, thông tin, môi trường.., mang tính tổng hợp, xuyên
quốc gia và có tính nguy hiểm cao đe dọa tới độc lập dân tộc, chủ
quyền quốc gia [54].
Trong các nguy cơ mới đe dọa tới an ninh quốc gia dưới góc độ nhìn
nhận của các học giả được nêu ở trên, các vấn đề về môi trường (như cạn kiệt
nguồn tài nguyên thiên nhiên, xuống cấp môi trường, hiện tượng trái đất nóng
lên, mất đa dạng sinh học,..) luôn được đề cập và là một trong những nhóm
vấn đề vô cùng quan trọng của ANPTT, cần được đưa lên hàng đầu để đảm
bảo an ninh toàn diện của quốc gia. Tại Hội nghị Liên hợp quốc về môi
trường và con người ở Stockholm năm 1972, vấn đề an ninh môi trường đã
được đưa vào Chương trình Nghị sự quốc tế. Theo Hội đồng Bảo an Liên Hợp
quốc (năm 1992), an ninh môi trường là sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên,
ô nhiễm môi trường và những hiểm hoạ có thể gây suy yếu nền kinh tế, gia
tăng đói nghèo, bất ổn chính trị, thậm chí trở thành ngòi nổ cho các cuộc xung
đột và chiến tranh. Mặc dù còn nhiều vấn đề phải tranh cãi và các vấn đề về
môi trường và an ninh còn chưa thực sự thống nhất nhưng qua các khái niệm
liên quan tới an ninh, an ninh quốc gia, có thể hiểu:

An ninh môi trường là trạng thái ổn định, an toàn, khả năng của môi
trường có thể đáp ứng được các chức năng cơ bản của con người một cách bền
vững: cung cấp nơi ở, cung cấp năng lượng và nguyên liệu, khả năng chấp nhận
chất thải, cung cấp thông tin khoa học và cung cấp các tiện nghi môi trường;
cũng như sự tác động an toàn của con người ngược trở lại môi trường.

9


Theo khái niệm chính thức tại Chương 17 trong Chương trình Hành
động 21 thì: “Môi trường biển là vùng bao gồm các đại dương và các biển và
các vùng ven biển tạo thành một tổng thể, một thành phần của hệ thống duy
trì cuộc sống toàn cầu và là tài sản hữu ích tạo cơ hội cho sự phát triển bền
vững”. Có thể thấy trong khái niệm này, môi trường biển được định nghĩa dựa
trên phương diện phạm vi địa lý. Trên một phương diện khác, như tại khoản 1
Điều 4 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982)
thì môi trường biển được hiểu là bao gồm các tài nguyên sinh vật, các hệ sinh
thái biển và chất lượng nước biển, cảnh quan biển.
Từ tất cả những nội dung nêu trên, có thể đưa ra khái niệm ANMTB
như sau:
An ninh môi trường biển là trạng thái ổn định, an toàn (tự nhiên hoặc
trong sự tác động qua lại giữa đại dương, các vùng biển, các vùng ven biển
và con người) của tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái biển, chất lượng nước
biển và cảnh quan biển; qua đó đảm bảo khả năng duy trì cuộc sống toàn cầu
một cách bền vững của môi trường biển.
1.1.2. Đặc trưng của an ninh môi trường biển và các mối đe dọa
chính đối với an ninh môi trường biển hiện nay
Thông qua việc tìm hiểu khái niệm ANMTB và một số thuật ngữ liên
quan nêu trên, có thể thấy khi đặt trong phạm trù an ninh quốc gia, môi
trường biển được đảm bảo an ninh khi thực hiện được đầy đủ các chức năng

của mình như: đảm bảo nơi cư trú và phát triển cho tài nguyên biển; cung cấp
đủ tài nguyên cho sự tồn tại và phát triển của con người; không ô nhiễm, độc
hại; đảm bảo thông tin, tiện nghi môi trường biển. Một khi môi trường xuống
cấp và tài nguyên cạn kiệt sẽ đe dọa an sinh xã hội, dẫn đến nghèo đói, tình
trạng bất ổn và xung đột về mọi mặt. Hiện nay có nhiều mối đe dọa đến

10


ANMTB, có thể chia thành các vấn đề chính đó là ô nhiễm môi trường biển,
suy thoái môi trường biển và sự cố môi trường biển.
(i) Ô nhiễm môi trường biển
Theo quy định tại UNCLOS 1982 thì:
Ô nhiễm môi trường biển là việc con người trực tiếp hoặc
gián tiếp đưa các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển,
bao gồm cả các cửa sông, khi việc đó gây ra hoặc có thể gây ra
những tác hại như gây tổn hại đến nguồn lợi sinh vật, và đến hệ
động vật và hệ thực vật biển, gây nguy hại cho sức khỏe con người,
gây trở ngại cho các động vật ở biển, kể cả việc đánh bắt hải sản và
các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến đổi chất
lượng nước biển về phương diện sử dụng nó và làm giảm sút các
giá trị mỹ cảm của biển [22, Điều 1, Khoản 4].
Các tác nhân ô nhiễm môi trường biển có thể là các chất thải ở dạng khí
(khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật
lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ được đưa vào môi
trường thông qua các hoạt động xả thải, hay là hệ quả của các hoạt động dân
sự/quân sự trên biển. Môi trường biển được coi là ô nhiễm khi hàm lượng,
nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động
xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
UNCLOS 1982 mới chỉ đề cập đến những hoạt động của con người gây

hậu quả xấu cho môi trường, tuy nhiên, trên thực tế môi trường biển còn bị ô
nhiễm do các quá trình tự nhiên, tai biến thiên nhiên, có thể kể đến như “ô nhiễm
sinh học”, đã trở nên phổ biến trong thời gian gần đây do sự trải rộng khắp đại
dương của các loài ngoại lai.
Theo Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) thì ô nhiễm
môi trường biển có thể được coi là vấn đề cốt lõi đối với các vùng biển vì mặc

11


dù môi trường biển có khả năng “tự làm sạch” nhưng ô nhiễm môi trường
biển làm thay đổi các đặc trưng vật lý, hóa học và sinh học của biển và các
vùng ven biển, đe dọa đa dạng sinh học và chất lượng, năng suất cũng như
sức chống chịu của các hệ sinh thái biển; đồng thời tình trạng này có thể trở
nên trầm trọng hơn nhiều trong điều kiện dao động và biến đổi khí hậu ngày
càng tăng như hiện nay.
(ii) Suy thoái môi trường biển
Suy thoái môi trường biển có thể hiểu là sự làm thay đổi chất
lượng, số lượng các nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên không
sinh vật cũng như các đặc trưng lý hóa của biển, gây ảnh hưởng xấu
cho đời sống của con người và thiên nhiên, phá hủy các hệ sinh thái
và làm tuyệt chủng sinh vật hoang dã [57].
Như vậy, suy thoái môi trường biển và ô nhiễm môi trường biển có
mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Theo đó, suy thoái môi trường biển
là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển và ngược
lại, khi môi trường biển bị ô nhiễm qua một quá trình lâu dài sẽ dẫn đến
tình trạng suy thoái môi trường biển. Các vấn đề về suy thoái môi trường
biển biểu hiện ở các nguồn đe dọa chính như: Axit hóa môi trường biển,
nước biển ấm lên, biển thiếu ôxy, nước biển dâng hay suy giảm tài nguyên
biển do khai thác quá mức [59].

- Axit hóa môi trường biển, hay sự gây nhiễu hệ thống carbonat của
biển là hậu quả trực tiếp của tăng phát thải CO 2, gây ra sự biến đổi bản chất
hóa học của biển và các sinh vật sống trong lòng biển cũng như con người.
Axit hóa biển có thể làm chậm khả năng hấp thụ và lưu giữ cacbon của biển
và với lượng phát thải CO 2 ngày càng tăng như hiện nay sẽ là nguyên nhân
trực tiếp cho biến đổi khí hậu.
- Nước biển ấm lên: Hiện nay nhiệt độ trung bình của lớp nước bề mặt

12


các vùng biển và đại dương đang tăng dần do biển đã hấp thụ phần lớn lượng
nhiệt bổ sung cho hệ thống khí hậu qua nhiều thiên niên kỷ. Mặc dù khả năng
giữ nhiệt của biển tạo ra cho các vùng biển khí hậu ôn hòa, đảm bảo đời sống
sinh vật biển và con người nhưng đồng thời cũng sẽ gây ra tác động vật lý dẫn
tới các hiện tượng thời tiết cực đoan (như bão, lụt lội, hạn hán, xói lở biển,..)
hay các hậu quả sinh học đối với các hệ sinh thái, gây thiệt hại nghiêm trọng
cho những khu vực đông dân cư ven biển và các hải đảo (ví dụ nước biển ấm
lên ảnh hưởng đến tập tính, sự tái phân bố của của các loài hải sản, tác động
tiềm năng đến năng suất nghề đánh bắt hải sản, ảnh hưởng xấu đến khả năng
cung cấp hàng hóa và dịch vụ của các quốc gia ven biển.
- Biển thiếu ôxy: Hiện tượng thiếu ôxy là một trong những hậu quả của
việc gia tăng các chất dinh dưỡng và hữu cơ ở các vùng biển và đại dương
ven bờ, theo đó nồng độ ôxy giảm, nitơ và phốtpho tăng còn CO 2 thay đổi rõ
rệt. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự biến đổi môi trường toàn cầu,
ảnh hưởng của tăng trưởng dân số, kinh tế cũng như nông nghiệp đối với tải
lượng dinh dưỡng. Môi trường biển khi thiếu ôxy sẽ gây nên các hiện tượng
như hải sản chết do nhiễm độc tố, giảm sức tăng trưởng và tái sản xuất của
sinh vật biển, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn thực phẩm, sinh kế của cư
dân ven biển, của quốc gia cũng như sức khỏe con người.

- Nước biển dâng: Mực nước biển trung bình toàn cầu đã và đang tăng
ngày càng nhanh, bắt đầu từ đầu thế kỷ 19, nhấn chìm nhiều đảo nhỏ và các
vùng đất thấp, gây ra các hiện tượng xói lở, ngập lụt và phá hủy môi trường
sống ven biển. Nước biển dâng có thể do biến đổi khí hậu hoặc sự tăng lượng
trầm tích dưới đáy đại dương hay sự sụt lún địa động lực.
- Suy giảm tài nguyên biển do khai thác quá mức: Với nhu cầu an ninh
năng lượng và phát triển kinh tế biển ngày càng tăng, các quốc gia luôn chú
trọng các ngành công nghiệp khai thác nguồn lợi từ biển như dầu khí, các

13


khoáng sản rắn, hàng hải và nghề cá, gây ra sự suy kiệt nhanh chóng các
nguồn tài nguyên này. Cùng với tác động của biến đổi môi trường toàn cầu,
việc khai thác quá mức tài nguyên biển sẽ gây ra những mất mát về đa dạng
sinh học, tạo ra những rủi ro về sinh kế cho người dân ven biển và đảo.
(iii) Sự cố môi trường biển
Theo cách hiểu chung nhất hiện nay, sự cố môi trường biển là các tai
biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến
đổi bất thường của thiên nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đối môi
trường biển nghiêm trọng. Nội dung này đã được quy định tại khoản 10 Điều
3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Sự cố môi trường biển có thể xảy ra
do: thiên tai, biến đổi khí hậu; sự cố trong tìm kiếm, thăm đò, khai thác và
vận chuyển khoáng sản, dầu khí, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu,
dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hoá dầu và các cơ sở công nghiệp
khác,.. Hiện nay, sự cố tràn dầu, hóa chất độc hại trên biển là những sự cố có
khả năng gây ô nhiễm và tác hại lớn tới môi trường biển. Do biển là không
gian liên thông cùng với sự tồn tại của các quá trình động lực như sóng,
dòng chảy nên chất ô nhiễm lan truyền rất nhanh trên biển và có thể ảnh
hưởng tới phạm vi rất rộng lớn.

Ô nhiễm môi trường biển, suy thoái môi trường biển và sự cố môi
trường biển vừa là các cấp độ khác nhau của vấn đề về môi trường biển,
vừa là nguyên nhân cũng như hệ quả trong vòng tròn khép kín gây ra thay
đổi về thành phần môi trường biển, dẫn tới mất hoặc suy giảm an ninh môi
trường biển. Việc mất ANMTB có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo có thể
tác động tương hỗ và tăng cường lẫn nhau do đó đối với các vấn đề này cần
có biện pháp phòng ngừa, xử lý và khắc phục tương ứng để có thể đảm bảo
tối đa an ninh môi trường biển, điều kiện cốt lõi cho sự tồn tại và phát triển
của cộng đồng.

14


1.2. Một số văn bản pháp luật quốc tế quan trọng về an ninh môi
trường biển
Vấn đề ANMTB là một vấn đề toàn cầu và xuyên biên giới, đòi hỏi sự
hợp tác quốc tế, liên quốc gia hoặc liên vùng trong việc xử lý các vấn đề về
môi trường biển. Trong tình hình thế giới ngày càng biến động, luật pháp
không chỉ được sử dụng ngày càng nhiều mà có thể coi đây là một trong
những đảm bảo chính để đạt được các mục tiêu chung về ANMTB. Các điều
ước quốc tế đã thiết lập và ghi nhận nghĩa vụ của các quốc gia đối với các vấn
đề về môi trường, trong đó có môi trường biển như:
- Các quốc gia khi thực hiện quyền chủ quyền của mình không được
gây ra thiệt hại về môi trường đối với quốc gia khác (Nguyên tắc 2 của Tuyên
bố Stockholm về môi trường của con người, 1972).
- Tất cả các quốc gia có nghĩa vụ quốc tế là bảo vệ môi trường (không
khí, đất, biển) (Điều 30 của Hiến chương các quyền và nghĩa vụ của các quốc
gia năm 1974, Điều 192 UNCLOS 1982).
- Các quốc gia có nghĩa vụ sử dụng và khai thác hợp lý các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, chống lãng phí (Điều 10 Hiến chương quốc tế về thiên

nhiên năm 1982).
- Nghĩa vụ thông tin về môi trường, nghĩa vụ bảo vệ sự đa dạng sinh
học, giải quyết hòa bình các tranh chấp về môi trường,..
Có thể thấy, các điều ước quốc tế đều tập trung vào việc quy định trực
tiếp các nội dung về bảo vệ môi trường biển, trọng tâm là các vấn đề về ô
nhiễm môi trường biển, cạn kiệt tài nguyên môi trường biển do hoạt động của
con người. Việc nắm vững nội dung cơ bản của các điều ước quốc tế này sẽ
góp phần quan trọng trong việc đưa ra các chính sách, quy định pháp luật
quốc gia phù hợp để đảm bảo ANMTB. Trong phạm vi nghiên cứu của luận

15


văn này, tác giả chỉ xin giới thiệu một số văn bản pháp luật quốc tế có sự điều
chỉnh trực tiếp các vấn đề về ANMTB hoặc những vấn đề nóng toàn cầu gây
mất/suy giảm ANMTB.
1.2.1. Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982
UNCLOS 1982 được các quốc gia ký kết từ ngày 07 đến ngày 11 tháng
12 năm 1982 tại Montego Bay – Giamaica và có hiệu lực từ ngày 16 tháng 11
năm 1994. Có thể nói UNCLOS 1982 là đạo luật cơ bản chứa đựng các quy
tắc chung nhất đối với các vấn đề về đảm bảo ANMTB thông qua các quy
định tạo cơ sở cho quốc gia ven biển mở rộng quyền tài phán về bảo vệ và
quản lý môi trường biển và ven biển của mình trên tất cả các vùng biển; đồng
thời đưa ra nghĩa vụ trực tiếp của các quốc gia liên quan đến bảo vệ và giữ gìn
môi trường biển, tài nguyên biển như: các quốc gia có trách nhiệm hợp tác với
nhau trong việc thông qua các biện pháp để quản lý và bảo tồn các tài nguyên
sống trên biển, ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và phải chịu
trách nhiệm đối với những thiệt hại gây ra do sự vi phạm nghĩa vụ quốc tế của
mình để kiềm chế những sự ô nhiễm đó, các quốc gia có chung biên giới với
biển kín hoặc nửa kín cần hợp tác với nhau trong việc quản lý tài nguyên

sống, có chính sách và hoạt động về môi trường cũng như nghiên cứu khoa
học... Các quy định cụ thể về những vấn đề này tập trung tại Phần XII về Bảo
vệ và giữ gìn môi trường biển, gồm 46 điều như sau:
- Xác định nguồn ô nhiễm môi trường biển (từ Điều 207 đến Điều 211):
Ở nội dung này, ngoài việc phân loại các nguồn ô nhiễm môi trường biển,
Công ước đã đưa ra yêu cầu tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để ngăn
ngừa, giảm bớt và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển đối với các quốc gia.
- Nghĩa vụ của các quốc gia trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường
biển (Điều 192, 193, Điều 235 khoản 1, Điều 194, 199, từ Điều 204 đến Điều
206): Nghĩa vụ của các quốc gia gắn liền với lợi ích chính đáng của các quốc

16


gia, cụ thể là khi thực hiện các quyền tối cao để khai thác tài nguyên thiên
nhiên, các quốc gia phải thi hành các chính sách bảo vệ môi trường biển.
- Nghĩa vụ của các quốc gia trong việc xây dựng các quy định tố tụng
giải quyết nhanh chóng, thích đáng sự đền bù hay bồi thường đối với những
thiệt hại nảy sinh từ ô nhiễm môi trường biển do tự nhiên hoặc pháp nhân
thuộc quyền tài phán của mình gây ra (Điều 235 khoản 2).
- Yêu cầu các quốc gia bảo đảm việc đáp ứng đầy đủ các luật lệ và tiêu
chuẩn quốc tế đề phòng vi phạm về ô nhiễm biển của các con tàu mang cờ của
quốc gia đó, dù hoạt động trong nước hay ngoài nước (Điều 211, 217).
- Các quốc gia phải cùng nhau kết hợp đề ra các biện pháp thích hợp
nhất để giải quyết các sự cố môi trường biển, không được đùn đẩy thiệt hại
của các nguy cơ gây ô nhiễm và không được thay thế một kiểu ô nhiễm này
bằng một kiểu ô nhiễm khác (Điều 195).
- Nghĩa vụ thông báo cho các tổ chức quốc tế có thẩm quyền cũng như
các quốc gia khác về nguy cơ bị ô nhiễm lan tràn để đưa ra các biện pháp
ngăn chặn và bảo vệ kịp thời (Điều 198).

- Nghĩa vụ hợp tác của các quốc gia và các tổ chức quốc tế liên quan,
tùy theo khả năng để hạn chế, loại trừ những hậu quả do ô nhiễm gây ra
(Điều 197, 199, 200).
- Nghĩa vụ của các nước phát triển trong việc giúp đỡ, ưu tiên viện
trợ cho các nước đang phát triển trong các lĩnh vực khoa học, giáo dục,
kinh tế và các lĩnh vực khác nhằm ngăn ngừa và hạn chế ô nhiễm môi
trường biển (Điều 202, 203).
Nhiều vấn đề về bảo vệ môi trường biển tại Công ước của Liên hợp
quốc về Luật biển 1982 là đối tượng điều chỉnh của các công ước quốc tế
riêng biệt nhưng không hề có sự chồng lấn trong quy định của các điều ước

17


×