Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Chuyên đề Tin học và xã hội Dạy học theo NCBH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.19 KB, 36 trang )

CHUYÊN ĐỀ: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI
(Chuyên đề gồm: Bài 7, bài 8, bài 9 trong chương trình Tin học 10)
- Tác giả: Nguyễn Thị Yến
- Chức vụ: Giáo viên Tin học
- Đơn vị công tác: Trường THPT Vĩnh Yên
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ
1. Lý do chọn chuyên đề:
Đã từ lâu, máy tính trở thành công cụ quan trọng trong cuộc sống
của con người. Máy tính góp mặt trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống
xã hội. Với sự phát triển mạnh mẽ từng ngày, máy tính đã góp phần thay
đổi diện mạo của xã hội, giúp tăng năng xuất lao động và nâng cao chất
lượng cuộc sống.
Trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn cả thế giới đang bước vào thời
đại mới – thời đại của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, vai trò của máy tính
và internet càng trở nên quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công
hay thất bại của một đất nước trong công cuộc bước vào thời đại 4.0.
Tuy nhiên, việc sử dụng máy tính và internet không hợp lý sẽ dẫn
đến những mặt trái có hại cho con người, đặc biệt với học sinh – lứa tuổi
còn đang trong giai đoạn phát triển mạnh về tâm, sinh lý, tri thức và đạo
đức.
Việc nâng cao nhận thức của học sinh về vai trò to lớn của tin học
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập của đất nước
trong giai đoạn cách mạng công nghệ 4.0; nâng cao nhận thức của học
sinh về những mặt trái của tin học; trang bị cho các em các kiến thức, kĩ
năng, năng lực và thái độ cần thiết khi sử dụng CNTT là nhiệm vụ vô
cùng quan trọng của môn tin học. Chính vì vậy, tôi quyết định lựa chọn
chuyên đề dạy học: “Tin học và xã hội”.
2. Đối tượng dạy học
- Học sinh khối 10 trường THPT Vĩnh Yên
3. Thiết bị dạy học và học liệu bổ trợ
- Máy tính, máy chiếu, máy quay, giấy A0, bút dạ, nam châm




- SGK, sách giáo viên, mạng internet.
- Phim tình huống do học sinh tự dàn dựng
- Các hình ảnh, poster minh họa sự phát triển của tin học
- Video lịch sử phát triển của máy tính
- Video ứng dụng của tin học trong gia đình
4. Nội dung chi tiết chuyên đề
4.1. Phần mềm máy tính
- Phần mềm hệ thống
- Phần mềm ứng dụng:
+ Phần mềm thiết kế riêng theo đơn đặt hàng
+ Phần mềm thiết kế dựa theo những yêu cầu chung
+ Phần mềm công cụ
+ Phần mềm tiện ích
4.2. Những ứng dụng của tin học
- Giải các bài toán khoa học kĩ thuật
- Hỗ trợ việc quản lý
- Tự động hóa và điều khiển
- Truyền thông
- Soạn thảo, in ấn, lưu trữ, văn phòng
- Trí tuệ nhân tạo
- Giáo dục
- Giải trí
4.3. Ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội
- Tin học được áp dụng trong mọi lĩnh vực của xã hội
- Tin học giúp phát triển kinh tế và nâng cao dân trí
- Tin học thúc thẩy khoa học phát triển và ngược lại, khoa học và nhu cầu
của xã hội thúc đẩy tin học phát triển.
- Sự phát triển của tin học làm cho xã hội có nhiều nhận thức mới về cách

thức tổ chức các hoạt động.
- Nền tin học của một quốc gia được xem là phát triển nếu nó đóng

góp được phần đáng kể vào nền kinh tế quốc dân và vào kho tàng tri
thức chung của thế giới.
4.4. Xã hội tin học hóa
- Các hoạt động chính trong xã hội tin học hóa sẽ được điều hành với sự hỗ
trợ của mạng máy tính thông tin lớn, liên kết các vùng lãnh thổ, giữa các
quốc gia với nhau.
- Tạo ra phương thức giao dịch mới hiệu quả, tiết kiệm thời gian.


- Năng suất lao động tăng, con người tập trung vào lao động trí óc.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống: vì các thiết bị dùng trong sinh hoạt đều
hoạt động theo chương trình điều khiển.
4.5. Văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa
- Trong xã hội tin học hóa, thông tin là tài sản chung của mọi người  con
người cần có ý thức bảo vệ thông tin.
- Cần phải có những quy định, điều luật để bảo vệ thông tin và xử lý
nghiêm tội phạm phá hoại thông tin.
- Giáo dục, đào tạo thế hệ mới có ý thức, tác phong làm việc khoa học và
có trình độ phù hợp với xã hội thông tin.
PHẦN 2. KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1. Thời lượng:
Căn cứ vào lượng kiến thức, phương pháp dạy học, tôi phân bổ thời gian
dạy học cho chuyên đề như sau:
- Thời gian học ở nhà: 1 tuần trước mỗi tiết học trong chuyên đề
- Số tiết học trên lớp: 2 tiết
Tiết
1

2

Nội dung
Bài 7: Phần mềm máy tính
Bài 8: Những ứng dụng của tin học
Bài 9: Tin học và xã hội

2. Kế hoạch chuyên đề
Tiết 19: PHẦN MỀM MÁY TÍNH
NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA TIN HỌC
I. Mục tiêu
1.
2.
3.
-

Kiến thức
Biết khái niệm phần mềm
Biết phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng
Biết các ứng dụng chủ yếu của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của
xã hội
Kĩ năng
Phân biệt được phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng
Kể tên được các lĩnh vực chủ yếu mà tin học áp dụng
Kể tên được một số phần mềm ứng dụng (phần mềm thiết kế riêng, phần
mềm thiết kế chung, phần mềm công cụ, phần mềm tiện ích)
Thái độ
Học tập nghiêm túc, hợp tác, tích cực tìm hiểu về phần mềm và các ứng
dụng của tin học gần gũi trong cuộc sống.



4. Định hướng phát triển năng lực
- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, thuyết trình thông qua làm việc
nhóm và báo cáo.
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu
- Năng lực tổ chức các hoạt động hoạt tập.
- Năng lực sử dụng CNTT.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.
-

Giáo viên
Máy tính, máy chiếu, máy quay, giấy A0, bút dạ, các video.
Kế hoạch dạy học, phiếu học tập
Nội dung công việc cần phân công cho học sinh trước:

Nội dung
1. Phần
mềm hệ
thống

2.
mêm
dụng

Gợi ý các nhiệm vụ HS cần thực hiện
- Đọc sách giáo khoa tìm hiểu nội dung chính của mục 1.
- Nghiên cứu cách tìm kiếm tài nguyên trên internet
(google.com.vn)

- Nghiên cứu phần mềm trình chiếu powerpoint.
- Tìm kiếm các thông tin liên quan đến nội dung ở mục 1 trên
internet, sưu tầm các hình ảnh, video gần gũi với thực tế minh
họa cho các nội dung đó.
- Tìm hiểu và ứng dụng vào thực tế các kiến thức ở mục 1.
- Tìm hiểu và giới thiệu về 1 phần mềm hệ thống.
- Thiết kế và chuẩn bị để báo cáo nội dung đã tìm hiểu được
(sử dụng phần mềm trình chiếu powerpoint, báo cáo vào tiết
học).
Phần - Đọc sách giáo khoa tìm hiểu nội dung chính của mục 2.
ứng - Nghiên cứu cách tìm kiếm tài nguyên trên internet
(google.com.vn)
- Nghiên cứu phần mềm trình chiếu powerpoint.
- Tìm kiếm các thông tin liên quan đến nội dung ở mục 2 trên
internet, sưu tầm các hình ảnh, video gần gũi với thực tế minh
họa cho các nội dung đó.
- Trú trọng ứng dụng các kiến thức ở mục 2 vào thực tế.
- Tìm hiểu để giới thiệu về 1 phần mềm ứng dụng mà em yêu
thích.
- Thiết kế và chuẩn bị để báo cáo nội dung đã tìm hiểu được


(sử dụng phần mềm trình chiếu powerpoint, báo cáo vào tiết
học).
3. Những
- Đọc sách giáo khoa tìm hiểu nội dung chính của mục 3.
ứng dụng
- Nghiên cứu cách tìm kiếm tài nguyên trên internet
của Tin học (google.com.vn)
- Nghiên cứu phần mềm trình chiếu powerpoint.

- Tìm kiếm các thông tin liên quan đến nội dung ở mục 3 trên
internet, sưu tầm các hình ảnh, video gần gũi với thực tế minh
họa cho các nội dung đó.
- Làm poster giới thiệu về 1 số lĩnh vực có ứng dụng tin học
- Thiết kế và chuẩn bị để báo cáo nội dung đã tìm hiểu được
(sử dụng phần mềm trình chiếu powerpoint, báo cáo vào tiết
học).
- Phân nhóm và đưa yêu cầu cho học sinh trước 1 tuần
- Đôn đốc, hỗ trợ học sinh trong quá trình tìm hiểu.
- Phiếu học tập:


2. Học sinh
- SGK, vở ghi.
- Kết hợp với các thành viên trong nhóm thực hiện các nhiệm vụ được giao
trước 1 tuần, hoàn thiện sản phẩm trước khi đến tiết học.
- Các chuẩn bị cần thiết cho bài báo cáo của nhóm mình.


- Nhóm 1: Tìm hiểu và thuyết trình về phần mềm hệ thống
- Nhóm 2: Tìm hiểu và thuyết trình về phần mềm ứng dụng
- Nhóm 3: Tìm hiểu và thuyết trình về những ứng dụng của tin học
III. Tiến trình lên lớp
Hoạt động
1. Khởi
động
2. Hình
thành kiến
thức
3. Luyện tập


4. Mở rộng

Nội dung
Xem một video về phần mềm máy tính và những ứng dụng của
tin học.
- Phần mềm máy tính
+ Phần mềm hệ thống
+ Phần mềm ứng dụng
- Những ứng dụng của tin học
- Học sinh tìm hiểu, thảo luận và giới thiệu về 1 phần mềm hệ
thống
- Học sinh tìm hiểu, thảo luận và giới thiệu về 1 số phần mềm
ứng dụng
- Học sinh tìm hiểu, thảo luận và giới thiệu về 1 số ứng dụng
gần gũi của tin học đối với học sinh.
- Học sinh tìm hiểu, thảo luận và thực hành về cách cài đặt một
phần mềm hệ thống.
- Học sinh tìm hiểu, thảo luận và thực hành sử dụng một phần
mềm phục vụ học tập.
- Học sinh sử dụng các poster đã chuẩn bị giới thiệu về một số
ứng dụng của tin học.

IV. Hướng dẫn cụ thể tiến trình dạy học
1. Tình huống xuất phát:
(1) Mục tiêu: Nhằm hấp dẫn học sinh, tạo động cơ để học sinh có nhu cầu
tìm hiểu về phần mềm máy tính và những ứng dụng của tin học.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
(3) Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu
(4) Sản phẩm: HS có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm máy tính và những

ứng dụng của tin học.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV
GV đặt câu hỏi: Em hãy quan sát

Hoạt động của HS


video sau và trả lời câu hỏi:
- Qua video em hiểu thế nào là
phần mềm máy tính?
- Em có nhận xét gì về việc ứng
dụng của tin học trong các hoạt
động của con người?
GV chiếu video

- HS xem video, suy nghĩ và nêu ý kiến.
Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Câu trả lời mong đợi từ học sinh:
- Phần mềm máy tính là sản phẩm thu
được của việc giải một bài toán trên máy
tính. (hay: phần mềm máy tính là một
chương trình được xây dựng để giải quyết
một bài toán trong cuộc sống).
- Tin học được ứng dụng trong rất nhiều
lĩnh vực cần xử lý thông tin như: Kinh tế,
giáo dục, y tế, truyền thông, văn phòng,
GV nhận xét câu trả lời của HS và

dẫn dắt vào bài.

2. Hình thành kiến thức
(1) Mục tiêu: HS nêu được khái niệm phần mềm, biết khái niệm phần
mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, biết các ứng dụng của tin học
trong đời sống xã hội.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối
quan hệ giữa thực tiễn với tin học.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Kết quả: HS phân biệt được phần mềm, phần cứng, lấy được ví dụ về
phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, kể tên được một số lĩnh vực
mà tin học có ứng dụng.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV
Yêu cầu các nhóm chuẩn bị báo cáo
sản phẩm đã được phân công tìm
hiểu 1 tuần trước.

Hoạt động của HS
Chuẩn bị máy tính, kết nối máy chiếu
báo cáo nội dung đã được phân công
theo thứ tự:
Nhóm 1: Phần mềm hệ thống
Nhóm 2: Phần mềm ứng dụng
Nhóm 3: Những ứng dụng của tin học


Học sinh nhận phiếu học tập 3 lần 3
Trước khi các nhóm báo cáo giáo
viên phát cho học sinh phiếu học tập
theo kĩ thuật 3 lần 3 và hướng dẫn

học sinh điền phiều học tập (3 lời
khen, 3 nhận xét chưa tốt, 3 đề nghị
giải pháp)

Tổ chức cho các nhóm báo cáo:
* Nhóm 1 báo cáo.
- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận
xét,
đánh giá, bổ sung, đặt câu hỏi cho
nhóm 1;
- Nhóm 1 phản biện.

GV đưa câu hỏi cho nhóm 1:
Câu hỏi: Theo nhóm em, máy tính
không có hệ điều hành có làm việc - Nhóm 1 trả lời câu hỏi của giáo viên:
được không, vì sao?
Hệ điều hành có chức năng điều hành
GV nhận xét, tổng kết lại câu trả lời. toàn bộ hoạt động của máy tính trong
suốt quá trình làm việc, là hạt nhân để
GV nhận xét, tổng kết lại câu trả lời. máy tính làm việc phục vụ con người,
do đó không có hệ điều hành, máy tính
Giáo viên tổng kết lại kiến thức (ghi không thể làm việc được.
cụ thể nội dung và trình chiếu)
1. Phần mềm hệ thống:
Phần mềm máy tính là sản phẩm thu
được của việc giải một bài toán trên
máy tính.
1. Phần mềm hệ thống
Phần mềm hệ thống là các chương
trình cung cấp các dịch vụ theo yêu HS lắng nghe, ghi chép, cập nhật vào

cầu của các chương trình khác trong sản phẩm học tập của mình để hoàn


quá trình hoạt động của máy tính và
tạo môi trường làm việc cho các
phần mềm khác.
Ví dụ: MS – DOS, Windows XP,
Windows 7, Windows 10, …

thiện kiến thức.

- HS 2 nhóm còn lại hoàn thiện phiếu
học tập 3 lần 3 cho nhóm 1.

GV đưa câu hỏi cho nhóm 2:
Câu hỏi: Em hãy phân loại cho các
phần mềm ứng dụng sau:
- Phần mềm hỗ trợ kê khai thuế
HTKK
- Hệ thống quản lý học sinh
- Phần mềm nghe nhạc Windows
media player
- Phần mềm diệt virus BKAV
- Phần mềm thiết kế đồ họa
Photoshop
- Phần mềm chống phân mảnh ổ
cứng Disk Defragmenter
- Phần mềm soạn thảo văn bảo
Microsoft Word
- Phần mềm lập trinh Pascal: Free

pascal
- Trình duyệt web Coccoc
GV nhận xét, tổng kết lại câu trả lời.
Giáo viên tổng kết lại kiến thức (ghi
cụ thể nội dung và trình chiếu)
2. Phần mềm ứng dụng
- Phần mềm ứng dụng là phần mềm
máy tính được phát triển để giải
quyết nhưng việc thường gặp hàng

* Nhóm 2 báo cáo.
- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận
xét,
đánh giá, bổ sung, đặt câu hỏi cho
nhóm 2;
- Nhóm 2 phản biện.
- Nhóm 2 trả lời câu hỏi của giáo viên:
+ Phần mềm được thiết kế riêng mang
tính đặc thù: phần mềm kê khai thuế
HTKK, hệ thống quản lý học sinh
+ Phần mềm được thiêt kế theo những
yêu cầu chung: Phần mềm thiết kế đồ
họa Photoshop, phần mềm soạn thảo
văn bảo Microsoft Word, Trình duyệt
web Coccoc, phần mềm nghe nhạc
Windows media player.
+ Phần mềm tiện ích: phần mềm diệt
virus BKAV, phần mềm chống phân
mảnh ổ cứng Disk Defragmenter,
+ Phần mềm công cụ: phần mềm lập

trinh Pascal: Free pascal


ngày.
- Phần mềm ứng dụng được chia
thành các loại:
+ Phần mềm phát triển theo đơn đặt
hàng riêng, mang tính đặc thù như:
phần mềm quản lý tiền điện thoại,
phần mềm kế toán, ….
+ Phần mềm được thiết kế theo yêu
cầu chung như: phần mềm nghe
nhạc, xem phim, trình duyệt web,
word, excel, …
+ Phần mềm công cụ: là phần mềm
để tạo ra các phần mềm khác như:
C++, C#, Visual Basic,…
+ Phần mềm tiện ích: giúp làm việc
với máy tính thuận lợi hơn. Ví dụ:
phần mềm diệt virus, sửa chữa cổ
cứng, …

GV đưa câu hỏi cho nhóm 3:
Câu hỏi: Em hãy kể tên các ứng
dụng tin học mà nhà trường đang sử
dụng?

GV nhận xét, tổng kết lại câu trả lời.

Giáo viên tổng kết lại kiến thức (ghi

cụ thể nội dung và trình chiếu)

HS lắng nghe, ghi chép, cập nhật vào
sản phẩm học tập của mình để hoàn
thiện kiến thức.

- HS 2 nhóm còn lại hoàn thiện phiếu
học tập 3 lần 3 cho nhóm 2.
* Nhóm 3 báo cáo.
- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận
xét,
đánh giá, bổ sung, đặt câu hỏi cho
nhóm 3;
- Nhóm 3 phản biện.
- Nhóm 3 trả lời câu hỏi của giáo viên:
Các ứng dụng mà nhà trường đang sử
dụng: hệ thống quản lý học sinh (tính
điểm nề nếp, điểm học tập, sổ liên lạc
điện tử); soạn thảo văn bản bằng máy
tính, sử dụng máy in, máy phô tô tài
liệu; Sử dụng phần mềm trộn đề thì
trắc nghiệm; Sử dụng máy chấm thi
trắc nghiệm; Cổng thông tin điện tử:
; Sử
dụng máy chiếu, máy tính trong dạy


3. Những ứng dụng của tin học
- Giải các bài toán khoa học kĩ thuật
như: các bài toán thiết kế kĩ thuật, xử

lý các số liệu thực nghiệm với các
tính toán lớn, ví dụ: thiết kế logo,
thiết kế kiến trúc, …
- Hỗ trợ việc quản lý:
Ví dụ: Quản lý điểm, quản lý bán
hàng, quản lý nhân viên, …
- Tự động hóa và điều khiển:
Ví dụ: Điều khiển phóng tàu vũ trụ,
điều khiển dây truyền sản xuất, …
- Truyền thông:
Ví dụ: Chính phủ điện tử, truyền
hình trực tuyến, …
- Soạn thảo, in ấn, lưu trữ, văn
phòng:
Ví dụ: Lập kế hoạch, soạn văn bản
hành chính, tổng hợp phân tích, …
- Trí tuệ nhân tạo:
Ví dụ: các robot thông minh, máy
phiên dịch, máy chuẩn đoán bệnh,

- Giáo dục:
Ví dụ: đào tạo từ xa, giáo án điện tử,

- Giải trí:
Ví dụ: Nghe nhạc, xem phim, …

học; Phần mềm quản lý thư viện, …

HS lắng nghe, ghi chép, cập nhật vào
sản phẩm học tập của mình để hoàn

thiện kiến thức.

- HS 2 nhóm còn lại hoàn thiện phiếu
học tập 3 lần 3 cho nhóm 3.

3. Luyện tập – vận dụng
(1) Mục tiêu: HS phân biệt được phần cứng, phần mềm. Phân biệt được
phần mềm hệ thống/phần mềm ứng dụng; phần mềm thiết kế riêng,
đặc thù/phần mềm thiết kế theo nhu cầu chung/phần mềm công
cụ/phần mềm tiện ích. Kể tên được một số phần mềm hệ thống, phần
mềm ứng dụng. Kể tên các lĩnh vực mà tin học ứng dụng.


(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Làm việc cá nhân/thảo luận nhóm
(3) Phương tiện: Nam châm, bút dạ, giấy A0
(4) Sản phẩm: HS phân loại được phần mềm, giới thiệu được một số phần
mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng thông dụng và các chức năng cơ
bản của chúng.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV
- GV phân công nhiệm vụ cho từng
nhóm:
Nhóm 1: Thảo luận và giới thiệu về 1
phần mềm hệ thống (1 hệ điều hành).
Nhóm 2: Thảo luận và giới thiệu về 1
phần mềm ứng dụng mà em biết.
Nhóm 3: Thảo luận và giới thiệu về 1
ứng dụng tin học được sử dụng trong
trường em.
- GV phát giấy A0, bút dạ, hướng dẫn

các nhóm làm việc theo kĩ thuật khăn
trải bàn.
GV quan sát, giúp đỡ học sinh khi
cần, chú ý để phát hiện, giúp đỡ
những học sinh có hạn chế trong học
tập.
GV tổ chức cho HS báo cáo sản
phẩm, đánh giá, tổng hợp đưa ra ý
kiến cuối cùng.

Hoạt động của HS

- HS tiếp nhận yêu cầu của giáo viên,
suy nghĩ, thảo luận.
- HS tổng hợp ý kiến chung cả nhóm
vào giấy A0.

HS làm việc cá nhân, làm việc theo
nhóm để hoàn thiện sản phẩm

Các nhóm dùng nam châm ghim sản
phẩm lên bảng cử HS đại diện báo
cáo, các nhóm còn lại theo dõi, trao
đổi, bổ sung.

4. Mở rộng
(1) Mục tiêu: Giúp HS có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm
(3) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu
(4) Sản phẩm: HS sử dụng được một số phần mềm thông dụng

Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV trình chiếu và giới thiệu về một số HS lắng nghe, suy ngẫm và tiếp nhận
phần mềm được sử dụng trong nhà kiến thức


trường.
GV phân công nhiệm vụ:
Nhóm 1: Tìm hiểu và thực hành cài
đặt một hệ điều hành.
Nhóm 2: Tìm hiểu và thực hành sử
dụng một phần mềm học ngoại ngữ?
Nhóm 3: Tìm hiểu về cơ chế hoạt
động của robot phun thuốc trừ sâu.
GV nhận sản phẩm của học sinh, đánh
giá, nhận xét sản phẩm của học sinh
vào buổi học sau.

HS ghi lại nhiệm vụ, tìm hiểu và thực
hiện nhiệm vụ bên ngoài lớp học, ghi
lại các nội dung đã tìm hiểu được vào
word.

HS gửi sản phẩm qua email cho GV

Tiết 20: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội.

- Biết được qua việc sử dụng các thành tựu của tin học, xã hội có
nhiều nhận thức mới về cách tổ chức và cách tiến hành các hoạt
động.
- Biết được những lợi ích cũng như những mặt trái mà tin học mang
lại cho xã hội.
- Biết những vấn đề thuộc văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học
hóa.
- Biết khai thác những lợi ích, phòng tránh những mặt trái, mặt xấu
của tin học.
2. Kĩ năng
- Phân biệt được những lợi ích và mặt trái của tin học.
- Ứng dụng những lợi ích của tin học vào học tập, làm việc và cuộc
sống.
- Kĩ năng phòng tránh các mặt xấu của tin học cho bản thân, gia đình
và bạn bè.
- Giải quyết một số tình huống thường gặp khi sử dụng máy tính và
internet.
- Sử dụng máy tính và internet một cách có đạo đức, văn hóa và tuân
thủ pháp luật.
- Kĩ năng sử dụng các ứng dụng CNTT: Powerpoint, google, email,
word, …


3. Thái độ
- Có ý thức và thái độ tôn trọng các quy định của pháp luật khi sử
dụng các tài nguyên thông tin chung.
- Yêu thích tin học, tích cực học tập để có thể thích ứng được với yêu
cầu ngày càng cao của xã hội trong thời đại 4.0.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, thuyết trình thông qua làm

việc nhóm và báo cáo.
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu
- Năng lực tổ chức các hoạt động hoạt tập.
- Năng lực sử dụng CNTT một cách có văn hóa và theo đúng pháp
luật.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu, máy quay, giấy A0, bút dạ, các video.
- Kế hoạch dạy học, phiếu học tập
- Nội dung công việc cần phân công cho học sinh trước:
Nội dung
1. Ảnh
hưởng của
tin học đối
với sự phát
triển của xã
hội

Gợi ý các nhiệm vụ HS cần thực hiện
- Đọc sách giáo khoa tìm hiểu nội dung chính của mục 1.
- Nghiên cứu cách tìm kiếm tài nguyên trên internet
(google.com.vn)
- Nghiên cứu phần mềm trình chiếu powerpoint.
- Tìm 1 video về lịch sử phát triển của máy tính.
- Tìm kiếm các thông tin liên quan đến nội dung ở mục 1 trên
internet, sưu tầm các hình ảnh, video gần gũi với thực tế minh
họa cho các nội dung đó.
- Tìm hiểu và ứng dụng vào thực tế các kiến thức ở mục 1.
- Thiết kế và chuẩn bị để báo cáo nội dung đã tìm hiểu được

(sử dụng phần mềm trình chiếu powerpoint, báo cáo vào tiết
học).
2. Xã hội tin - Đọc sách giáo khoa tìm hiểu nội dung chính của mục 2.
học hóa
- Nghiên cứu cách tìm kiếm tài nguyên trên internet
(google.com.vn)
- Nghiên cứu phần mềm trình chiếu powerpoint.
- Tìm 1 video về ứng dụng tin học vào đời sống gia đình (ví dụ:


smarthome).
- Tìm kiếm các thông tin liên quan đến nội dung ở mục 2 trên
internet, sưu tầm các hình ảnh, video gần gũi với thực tế minh
họa cho các nội dung đó.
- Trú trọng ứng dụng các kiến thức ở mục 2 vào thực tế.
- Thiết kế và chuẩn bị để báo cáo nội dung đã tìm hiểu được
(sử dụng phần mềm trình chiếu powerpoint, báo cáo vào tiết
học).
3. Văn hóa - Đọc sách giáo khoa tìm hiểu nội dung chính của mục 3.
và pháp luật - Nghiên cứu cách tìm kiếm tài nguyên trên internet
trong xã hội (google.com.vn)
tin học hóa
- Nghiên cứu phần mềm trình chiếu powerpoint.
- Xây dựng 1 tình huống thường gặp trong cuộc sống về tin học
(mạng xã hội).
- Tìm kiếm các thông tin liên quan đến nội dung ở mục 3 trên
internet, sưu tầm các hình ảnh, video gần gũi với thực tế minh
họa cho các nội dung đó.
- Thiết kế và chuẩn bị để báo cáo nội dung đã tìm hiểu được
(sử dụng phần mềm trình chiếu powerpoint, báo cáo vào tiết

học).
- Phân nhóm và đưa yêu cầu cho học sinh trước 1 tuần
- Đôn đốc, hỗ trợ học sinh trong quá trình tìm hiểu.
- Các phiếu học tập:


2. Học sinh
- SGK, vở ghi.
- Kết hợp với các thành viên trong nhóm thực hiện các nhiệm vụ
được giao trước 1 tuần, hoàn thiện sản phẩm trước khi đến tiết học.
- Các chuẩn bị cần thiết cho bài báo cáo của nhóm mình.
- Nhóm 1: Tìm hiểu và thuyết trình về Ảnh hưởng của tin học đối với
sự phát triển của xã hội.
- Nhóm 2: Tìm hiểu và thuyết trình về Xã hội tin học hóa
- Nhóm 3: Tìm hiểu và thuyết trình về Văn hóa và pháp luật trong xã
hội tin học hóa.


III. Tiến trình lên lớp
Hoạt động
1. Khởi
động
2. Hình
thành kiến
thức
3. Luyện tập

4. Mở rộng

Nội dung

Xem một số hình ảnh về xã hội tin học hóa
- Ảnh hưởng của tin học đối với sự phát triển của xã hội
- Xã hội tin học hóa
- Vấn đề về văn hóa và pháp luật trong xã hội tin học hóa
- Học sinh thảo luận về tác dụng của mạng internet
- Học sinh thảo luận về ứng dụng tin học trong gia đình để
nâng cao chất lượng cuộc sống
- Học sinh thảo luận và giải quyết 1 số tình huống thường khi
sử dụng mạng xã hội facebook.
- Học sinh thảo luận về mặt trái của tin học.
- Học sinh thảo luận về trách nhiệm của bản thân trong cuộc
cách mạng 4.0
- Học sinh thảo luận về một số điều luật, nghị định của Việt
Nam về chống tội tin học.

IV. Hướng dẫn cụ thể tiến trình dạy học
1. Tình huống xuất phát:
(1) Mục tiêu: Nhằm hấp dẫn học sinh, tạo động cơ để học sinh có nhu cầu
tìm hiểu về xã hội và xã hội.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
(3) Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu
(4) Sản phẩm: HS có nhu cầu tìm hiểu về tin học và xã hội.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV
GV đặt câu hỏi: Em hãy quan sát các
hình cảnh sau và cho nhận xét?

Hoạt động của HS



- HS quan sát ảnh, suy nghĩ và nêu ý
kiến. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
Câu trả lời mong đợi từ học sinh:
Tin học được áp dụng trong tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội, bên cạnh
mặt tích cực tin học cũng có những mặt
trái.

GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn
dắt vào bài.
2. Hình thành kiến thức
(1) Mục tiêu: HS nêu được những ảnh hưởng to lớn của tin học đối với sự
phát triển của xã hội. Hiểu được tin học đã làm thay đổi suy nghĩ, tác
phong làm việc của con người, giúp tăng năng suất lao động, giải
phóng lao động tay chân. HS có hiểu biết cơ bản về văn hóa và pháp
luật trong xã hội tin học hóa.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối
quan hệ giữa thực tiễn với tin học.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.


(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Kết quả: HS kể được những ảnh hưởng của tin đối với sự phát triển
của xã hội. Lấy được ví dụ tin học làm thay đổi phương thức hoạt động
của con người. Nêu được một số hành vi vi phạm pháp luật thường gặp
trong CNTT. Có ý thức bảo vệ thông tin chung, tích cực học tập để có
trình độ phù hợp với xã hội thông tin.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV
Yêu cầu các nhóm chuẩn bị báo cáo

sản phẩm đã được phân công tìm
hiểu 1 tuần trước.

Hoạt động của HS
Chuẩn bị máy tính, kết nối máy chiếu
báo cáo nội dung đã được phân công
theo thứ tự:
Nhóm 1: Báo cáo nội dung Ảnh hưởng
của tin học đối với sự phát triển của xã
hội.
Nhóm 2: Báo cáo nội dung Xã hội tin
học hóa.
Nhóm 3: Báo cáo nội dung Văn hóa và
pháp luật trong xã hội tin học hóa
Học sinh nhận phiếu học tập 3 lần 3

Trước khi các nhóm báo cáo giáo
viên phát cho học sinh phiếu học tập
theo kĩ thuật 3 lần 3 và hướng dẫn
học sinh điền phiều học tập (3 lời
khen, 3 nhận xét chưa tốt, 3 đề nghị
giải pháp)

Tổ chức cho các nhóm báo cáo:
* Nhóm 1 báo cáo.
- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận
xét,
đánh giá, bổ sung, đặt câu hỏi cho
nhóm 1;



GV đưa câu hỏi cho nhóm 1:
Câu hỏi 1: Theo nhóm em, động lực
nào thúc đẩy tin học phát triển một
cách mạnh mẽ và nhanh chóng như
vậy?
GV nhận xét, tổng kết lại câu trả lời.
Câu hỏi 2: Khi nào thì nền tin học
của một đất nước được coi là phát
triển?
GV nhận xét, tổng kết lại câu trả lời.

Giáo viên tổng kết lại kiến thức (ghi
cụ thể nội dung và trình chiếu)
1. Ảnh hưởng của tin học đối với sự
phát triển của xã hội
- Tin học được áp dụng trong mọi
lĩnh vực của xã hội
- Tin học giúp phát triển kinh tế và
nâng cao dân trí
- Tin học thúc thẩy khoa học phát
triển và ngược lại, khoa học và nhu
cầu của xã hội thúc đẩy tin học phát
triển.
- Sự phát triển của tin học làm cho
xã hội có nhiều nhận thức mới về
cách thức tổ chức các hoạt động.
- Nền tin học của một quốc gia được
xem là phát triển nếu nó đóng góp
được phần đáng kể vào nền kinh tế

quốc dân và vào kho tàng tri thức
chung của thế giới.

- Nhóm 1 phản biện.
- Nhóm 1 trả lời câu hỏi của giáo viên:
Động lực thúc đẩy tin học phát triển là
do nhu cầu của xã hội ngày càng cao
và sự tiến bộ của khoa học và kĩ thuật.

- Nhóm 1 trả lời: Nền tin học của một
đất nước được coi là phát triển nếu nó
đóng góp được phần đáng kể vào nền
kinh tế quốc dân và kho tàng tri thức
chung của thế giới.

HS lắng nghe, ghi chép, cập nhật vào
sản phẩm học tập của mình để hoàn
thiện kiến thức.

- HS 2 nhóm còn lại hoàn thiện phiếu
học tập 3 lần 3 cho nhóm 1.


GV đưa câu hỏi cho nhóm 2:
Câu hỏi 1: Em hãy nêu một số ưu
điểm vượt trội khi sử dụng robot
thay thế con người trong lao động?

GV nhận xét, tổng kết lại câu trả lời.


Câu hỏi 2: Em có thể lấy ví dụ về
robot thay thế con người làm việc
trong môi trường độc hại mà em
biết?
GV nhận xét, tổng kết lại câu trả lời.
Giáo viên tổng kết lại kiến thức (ghi
cụ thể nội dung và trình chiếu)
2. Xã hội tin học hóa:
- Các hoạt động chính trong xã hội
tin học hóa sẽ được điều hành với sự
hỗ trợ của mạng máy tính thông tin
lớn, liên kết các vùng lãnh thổ, giữa
các quốc gia với nhau.
- Tạo ra phương thức giao dịch mới
hiệu quả, tiết kiệm thời gian.
- Năng suất lao động tăng, con người
tập trung vào lao động trí óc.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống: vì
các thiết bị dùng trong sinh hoạt đều
hoạt động theo chương trình điều
khiển.

* Nhóm 2 báo cáo.
- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận
xét,
đánh giá, bổ sung, đặt câu hỏi cho
nhóm 2;
- Nhóm 2 phản biện.
- Nhóm 2 trả lời câu hỏi của giáo viên:
Robot có thể thay thế con người làm

việc trong môi trường nguy hiểm như:
môi trường khắc nghiệt, môi trường bị
ô nhiễm, trên cao, dưới nước sâu, …
robot cho tốc độ làm việc nhanh và
chính xác hơn con người trong những
công việc cần độ chính xác cao…
- Nhóm 2 trả lời: robot dọn dẹp trong
nhà máy điện hạt nhân Fukushima của
Nhật Bản bị sóng thần phá hủy, robot
phun thuốc trừ sâu, ...

HS lắng nghe, ghi chép, cập nhật vào
sản phẩm học tập của mình để hoàn
thiện kiến thức.
- HS 2 nhóm còn lại hoàn thiện phiếu
học tập 3 lần 3 cho nhóm 2.


GV đưa câu hỏi cho nhóm 3:
Câu hỏi 1: Em hãy nêu một số hành
vi vi phạm pháp luật thường gặp ở
HS?

* Nhóm 3 báo cáo.
- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận
xét,
đánh giá, bổ sung, đặt câu hỏi cho
nhóm 3;
- Nhóm 3 phản biện.


- Nhóm 3 trả lời câu hỏi của giáo viên:
GV nhận xét, tổng kết lại câu trả lời. Một số hành vi vi phạm pháp luật
thường gặp như: đăng hoặc chia sẻ
thông tin chưa được kiểm chứng trên
Câu hỏi 2: Em có sử dụng facebook? mạng xã hội, sử dụng và chia sẽ phần
Em thấy sử dụng facebook lợi hay
mềm mà không chi trả phí đối với
hại? Vì sao?
những phần mềm có bản quyền, phát
tán virus, …
- Nhóm 3 trả lời: Em có sử dụng mạng
xã hội facebook. Facebook có thể có
rất nhiều lợi ích nếu chúng ta sử dụng
GV nhận xét, tổng kết lại câu trả lời. nó một cách có văn hóa và theo đúng
pháp luật, vì sử dụng facebook em có
thể thường xuyên liên lạc với bạn bè,
người thân để trao đổi thông tin, tạo
Giáo viên tổng kết lại kiến thức (ghi nhóm để thảo luận về bài tập, sử dụng
cụ thể nội dung và trình chiếu)
dịch vụ nhắn tin và facetime với bạn
3. Văn hóa và pháp luật trong xã hội bè, người thân với chi phí thấp, ...
tin học hóa:
- HS 2 nhóm còn lại hoàn thiện phiếu
- Trong xã hội tin học hóa, thông tin học tập 3 lần 3 cho nhóm 3.
là tài sản chung của mọi người  con
người cần có ý thức bảo vệ thông
tin.
- Cần phải có những quy định, điều
luật để bảo vệ thông tin và xử lý
nghiêm tội phạm phá hoại thông tin. HS lắng nghe, ghi chép, cập nhật vào

- Giáo dục, đào tạo thế hệ mới có ý sản phẩm học tập của mình để hoàn
thức, tác phong làm việc khoa học thiện kiến thức.


và có trình độ phù hợp với xã hội
thông tin.

3. Luyện tập - vận dụng
(1) Mục tiêu: HS phân biệt được lợi ích và hạn chế của tin học. Giải quyết được
một số tình huống thường gặp trong xã hội thông tin.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Làm việc cá nhân/thảo luận nhóm
(3) Phương tiện: Nam châm, bút dạ, giấy A0
(4) Sản phẩm: Biết cách ứng dụng tin học vào đời sống gia đình, biết được lợi
ích và hạn chế của internet, giải quyết được tình huống đơn giản thường gặp khi
sử dụng mạng xã hội.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV
- GV phân công nhiệm vụ cho từng
nhóm:
Nhóm 1: Thảo luận và trả lời câu hỏi:
Em thích học qua mạng hay trên lớp
có thầy và bạn, vì sao?
Nhóm 2: Thảo luận và trả lời câu hỏi:
Nếu có điều kiện em muốn ứng dụng
tin học vào cuộc sống gia đình em
như thế nào?
Nhóm 3: Thảo luận và giải quyết tình
huống: A và B là 2 bạn thân học cùng
lớp, vì cùng quý mến một bạn nam
nên 2 bạn nảy sinh mâu thuẫn. A đem

hết bí mật của B đăng lên facebook, B
cảm thấy buồn và xấu hổ không dám
đi học. Nếu là bạn của A và B, em sẽ
làm gì?
- GV phát giấy A0, bút dạ, hướng dẫn
các nhóm làm việc theo kĩ thuật khăn

Hoạt động của HS

- HS tiếp nhận yêu cầu của giáo viên,
suy nghĩ, thảo luận.
- HS viết ý kiến các nhân, ý kiến
chung cả nhóm vào giấy A0 theo kĩ
thuật khăn trải bàn:
Kĩ thuật khăn trải bàn:


trải bàn.
GV quan sát, giúp đỡ học sinh khi
cần, chú ý để phát hiện, giúp đỡ
những học sinh có hạn chế trong học
tập.
GV tổ chức cho HS báo cáo sản
phẩm, đánh giá, tổng hợp đưa ra ý
kiến cuối cùng.

HS làm việc cá nhân, làm việc theo
nhóm để hoàn thiện sản phẩm

Các nhóm dùng nam châm ghim sản

phẩm lên bảng cử HS đại diện báo
cáo, các nhóm còn lại theo dõi, trao
đổi, bổ sung.

4. Mở rộng
(1) Mục tiêu: Giúp HS có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Làm việc cá nhân, làm việc nhóm
(3) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu
(4) Sản phẩm: HS có hiểu biết về 1 số điều luật, nghị định về CNTT, HS nộp lại
ND đã tìm hiểu được qua email.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV
GV giới thiệu một số điều luật, nghị
định về bản quyền, phòng chống tội
phạm công nghệ cao ở nước ta.
GV phân công nhiệm vụ:
Nhóm 1: Tìm hiểu thêm về những mặt
trái của tin học.
Nhóm 2: Trả lời câu hỏi: Trách nhiệm
của em đối với sự phát triển của tin
học nước nhà trong cuộc cách mạng
4.0?
Nhóm 3: Tìm hiểu thêm một số quy
định chung về an ninh mạng.
GV nhận sản phẩm của học sinh, đánh
giá, nhận xét sản phẩm của học sinh
vào buổi học sau.

Hoạt động của HS
HS lắng nghe, suy ngẫm và tiếp nhận

kiến thức

HS ghi lại nhiệm vụ, tìm hiểu và thực
hiện nhiệm vụ bên ngoài lớp học, ghi
lại các nội dung đã tìm hiểu được vào
word.

HS gửi sản phẩm qua email cho GV


×