Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Khảo sát tình hình bệnh viêm tử cung trên chó tại phòng khám thú y Đà Nẵng – 54 Nguyễn Phẩm – phường Hòa Cường Bắc – quận Hải Châu – thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.6 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Chăn nuôi – Thú y

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Khảo sát tình hình bệnh viêm tử cung trên chó tại
phòng khám thú y Đà Nẵng – 54 Nguyễn Phẩm –
phường Hòa Cường Bắc – quận Hải Châu – thành phố
Đà Nẵng

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Duyên
Lớp : Thú y K48B
Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Bộ môn: Thú y học lâm sàng

NĂM 2019
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Chăn nuôi – Thú y

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:



Khảo sát tình hình bệnh viêm tử cung trên chó tại
phòng khám thú y Đà Nẵng – 54 Nguyễn Phẩm –
phường Hòa Cường Bắc – quận Hải Châu – thành phố
Đà Nẵng

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Duyên
Lớp : Thú y K48B
Thời gian thực hiện: 4/9/2018 – 4/1/2019
Địa điểm thực hiện: Phòng khám thú y Đà Nẵng - 54 Nguyễn Phẩm –
phường Hòa Cường Bắc – quận Hải Châu – thành phố Đà Nẵng
Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Anh
Bộ môn: Thú y học lâm sàng

NĂM 2019
LỜI CẢM ƠN
2


Để có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này em xin được gửi lời cảm ơn
chân thành nhất tới các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Huế. Cảm ơn quý
thầy cô đã tâm huyết, nhiệt tình truyền đạt những kiến thức cần thiết trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Nhiều hơn hết, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo, Thạc sỹ
Nguyễn Thị Quỳnh Anh - người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn từng giai đoạn thực
hiện đề tài, thường xuyên đôn thúc, nhắc nhở và động viên em trong suốt quá trình
thực tập để em có thêm kiến thức và động lực để hoàn thành khóa luận này một cách
tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn Bác sĩ thú y Đặng Văn Hùng – chủ Phòng khám thú y
Đà Nẵng – thành phố Đà Nẵng đã cho em cơ hội được thực tập, học hỏi tại phòng

khám và dạy bảo cho em rất nhiều điều mới mà trong trường em không thể học được
trong suốt khoảng thời gian vừa qua. Và em cũng đặc biệt cảm ơn cô Lê Thị Ninh, anh
Lưu Quang Vũ và anh Nguyễn Tấn Tài là các bác sỹ, nhân viên của phòng khám đã
tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn công việc, học hỏi.
Và cuối cùng cũng không thể quên em xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và
những người bạn đã luôn bên cạnh để giúp đỡ, chia sẻ và động viên em trong suốt quá
trình học tập và thực hiện đề tài này.
Trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận em đã nỗ lực và cố gắng rất nhiều
để hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất, nhưng kiến thức và kinh nghiệm của bản
thân còn hạn chế, nên khi em thực hiện đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót rất
mong quý thầy, quý cô thông cảm. Mong quý thầy cô và các bạn góp ý để khóa luận
của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
Huế, ngày 20 tháng 3 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Duyên

3


MỤC LỤC

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.4.4 Chẩn đoán bệnh viêm tử cung

5



DANH MỤC CÁC TỪ GHI TẮT
Từ viết tắt
ACTH

Adreno Corticotropin Hormone

ALP

Alkaline Phosphatase

ALT (GPT)

Alanin Aminotransferase
Transaminase)

AST (GOT)

Aspartat Aminotransferase (Serum Glutamate Oxaloacetate
transaminase)

CRH

Corticotropin Relaeasing Hormone

GnRH

Gonadotropin Releasing Hormone


LH

Luteinizing Hormone

FSH

Follicle Stimulating Hormone

6

(Serum

Glutamate

Pyruvate


PHẦN 1
PHỤC VỤ SẢN XUẤT
TỔNG QUAN CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1.1. Vị trí địa lí, thời tiết khí hậu
1.1.1.1

Vị trí địa lí

Phòng khám thú y Đà Nẵng được xây dựng tại 54 Nguyễn Phẩm – phường Hòa
Cường Bắc – quận Hải Châu – thành phố Đà Nẵng.
Quận Hải Châu là quận trung tâm của Đà Nẵng, là nơi tập trung chủ yếu của các
cơ quan ban ngành, đồng thời cũng là nơi tập trung kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội.
Ngoài ra, quận Hải Châu cũng có tầm quan trọng trong giao thông vận tải với địa phận

có chứa sân bay quốc tế Đà Nẵng và nằm bên trục giao thông Bắc – Nam và của ngõ
ra biển Đông.
Về vị trí địa lí của quận Hải Châu:
Phía Bắc giáp vịnh Đà Nẵng là nơi có tiềm năng phát triển du lịch.
Phía Nam giáp quận Thanh Khê và quận Cẩm Lệ. Quận Thanh Khê là nơi tập
trung giao thông vận tải của thành phố Đà Nẵng với nhà ga Đà Nẵng và là điểm tập
trung của tuyến đường giao thông Bắc – Nam.
Phía Đông giáp quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn. Quận Sơn Trà là nơi có
các khu đô thị lớn, cảng quốc tế, khu du lịch sinh thái của thành phố. Quận Ngũ Hành
Sơn là nơi đang có tiềm năng phát triển rất lớn về du lịch biển và xây dựng các khu đô
thị cao cấp.
Phía Tây giáp quận Cẩm Lệ là quận nội thành Đà Nẵng, là nơi tập trung dân cư
và nhiều khu đô thị của thành phố.
1.1.1.2. Thời tiết khí hậu
Đà Nẵng nằm ở Trung bộ Việt Nam, thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Khí hậu ở đây không chia làm 4 mùa rõ rệt như miền bắc mà chỉ có 2 mùa chính: mùa
khô và mùa mưa. Mùa khô bắt thường đầu từ tháng 1 đến hết tháng 7, mùa mưa trải
dài từ tháng 8 tới tháng 12. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25-26 độ C, chênh lệch
nhiệt độ giữa các tháng không đáng kể.
Vào mùa khô tại Đà Nẵng, nhiệt độ trung bình là 25,7 độ C, thỉnh thoảng có thể
có không khí lạnh nhưng không đáng kể và thường sớm kết thúc. Độ ẩm không khí
thấp, lượng mưa ít, khí hậu hơi nóng do chịu ảnh hưởng của gió Lào. Ngược lại, mùa
mưa ở Đà Nẵng là thời điểm có nhiều mưa, lượng mưa trung bình là 161,4 mm/ tháng,
nhiệt độ trung bình là 25,5 độ C. Đặc biệt khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 là
mùa mưa bão, biển biến động mạnh, thường xuyên có giông bão.
7


1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển phòng khám
Phòng khám thú y Đà Nẵng 54 Nguyễn Phẩm được thành lập từ năm 1990 do

Bác sĩ thú y Đặng Văn Hùng sáng lập. Là một trong những phòng khám đầu tiên về
lĩnh vực thú cưng của thành phố Đà Nẵng. Trong giai đoạn đầu thành lập phòng khám
được đặt tại 44/11 Hải Hồ - phường Thanh Bình – quận Hải Châu, nhưng để đáp ứng
được yêu cầu ngày càng tăng về chất lượng phục vụ và quy mô phòng khám đã được
chỉnh trang, tu bổ và chuyển về địa điểm 54 Nguyễn Phẩm – phường Hòa Cường Bắc
– quận Hải Châu vào năm 2013.
1.1.3. Về cơ cấu tổ chức
Bác sĩ chính: Bác sĩ thú y Đặng Văn Hùng - phụ trách khám, chẩn đoán, đưa ra
phác đồ điều trị, theo dõi quá trình và kết quả điều trị.
Y tá: Cô Lê Thị Ninh - phụ trách tham gia quá trình điều trị, chăm sóc động vật,
tư vấn Petshop, thu ngân.
Nhân viên: Anh Lưu Quang Vũ và anh Nguyễn Tấn Tài - phụ trách tham gia hỗ
trợ quá trình điều trị, chăm sóc động vật lưu trú, tư vấn bán hàng Petshop, tư vấn quy
trình tiêm phòng.
1.1.4. Về cơ sở vật chất
Phòng khám thú y Đà Nẵng là một phòng khám thú y hiện đại với các phòng,
khu vực được phân theo chức năng. Với diện tích gần 90m 2 phòng khám thú y bao
gồm các phòng và khu vực sau: Khu vực chờ và Petshop, khu vực chẩn đoán và điều
trị bệnh, khu vực xét nghiệm bệnh truyền nhiễm, phòng phẫu thuật, phòng chăm sóc
hậu phẫu, phòng lưu bệnh, phòng Parvovirus.
Ngoài ra, phòng khám còn có các trang thiết bị y tế hiện đại như:
Máy xông khí dung: 2 máy.
Máy chụp X- quang kĩ thuật số: 1 máy.
Máy siêu âm đen trắng: 1 máy.
Máy xét nghiệm huyết học: 1 máy.
Máy ly tâm: 1 máy.
Kính hiển vi: 1 máy.
8



Đèn sưởi ấm: 1 máy.
Máy lấy cao răng: 1 máy.

9


1.1.5. Điểm mạnh, điểm yếu của phòng khám
1.1.5.1. Điểm mạnh
Phòng khám thú y Đà Nẵng là một trong những phòng khám chuyên về thú cưng
tại Đà Nẵng. Với kinh nghiệm lâu dài, tinh thần ham học hỏi, cải tiến, đổi mới cùng
với đó là tinh thần phục vụ nhiệt tình, lòng yêu thương động vật, tận tâm vì công việc
của bác sĩ và đội ngũ nhân viên phòng khám đã điều trị thành công, góp phần phòng
tránh bệnh tật cho nhiều động vật, làm giảm thiệt hại về kinh tế cũng như tinh thần cho
người nuôi, đem lại uy tín cho phòng khám.
1.1.5.2. Điểm yếu
Phòng khám có quy mô nhỏ, đội ngũ nhân lực ít khiến việc hoạt động khi khách
đông gặp nhiều khó khăn.
Đội ngũ nhân viên còn non trẻ, cần phải rèn luyện thêm để phục vụ những ca
bệnh phức tạp.
Khả năng giao tiếp ngoại ngữ của đội ngũ nhân viên còn yếu, làm lỡ nhiều cơ hội
giao lưu, điều trị bệnh cho khách quốc tế.
Sự lưu thông không khí trong phòng khám còn chưa hoàn thiện khiến phòng
khám nhiều lúc có mùi gây khó chịu cho khách hàng.
1.2. CÁC QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1.2.1. Quy trình vệ sinh phòng khám
Vệ sinh phòng khám là một khâu quan trọng trước và sau quá trình tiếp nhận
điều trị cho động vật. Quá trình này còn góp phần giảm thiểu nguy cơ lây lan giữa
động vật như: Bệnh Carre, bệnh Parvovirus, bệnh viêm gan truyền nhiễm, bệnh ho cũi
chó, bệnh suy giảm miễm dịch truyền nhiễm, suy giảm bạch cầu truyền nhiễm, bệnh
hô hấp,… và kể cả những tác nhân gây bệnh lây chung giữa người và động vật như:

giun đũa chó mèo, sán chó, nấm da,..
Quy trình vệ sinh tại phòng khám được thực hiện như sau:
Trước và sau mỗi buổi làm việc, toàn bộ phòng khám (trừ khu vực lưu trú động
vật (nếu có động vật lưu trú)) sẽ được tẩy trùng bằng dung dịch Vinadin 0,1%. Sau khi
phun dung dịch, để yên từ 5 – 7 phút, dùng khăn sạch lau lại.
10


Chất thải, chất nôn mửa của động vật sẽ được thu dọn ngay sau khi động vật thải
ra, dùng Vinadin 0,1% sát trùng khu vực đó.
Đối với bàn chụp X- quang, bàn phẫu thuật, khu vực xét nghiệm bệnh truyền
nhiễm sử dụng 2 lần khử trùng bằng Vinadin 0,1%.
Đối với dụng cụ phẫu thuật, sau khi kết thúc phẫu thuật, loại bỏ những dụng cụ
chỉ sử dụng 1 lần: lưỡi dao, xăng mổ, kim tiêm, băng gạc,… và những vật phẩm loại
bỏ từ động vật. Các dụng cụ khác được phân loại rồi ngâm với xà phòng và Javel
khoảng 5-10 phút, rửa lại bằng nước sạch, rửa thêm 1 lần với xà phòng, rửa lại bằng
nước sạch. Để khô. Cất vào chỗ quy định. Trước khi phẫu thuật, hấp khô tại nhiệt độ
130oC trong 20 phút.
Các chuồng lưu động vật sau khi được sử dụng được tẩy rửa bằng xà phòng, phơi
khô, sát trùng bằng dung dịch Vinadin 0,1%.
Sau mỗi ca bệnh nghi, chẩn đoán là bệnh truyền nhiễm, tẩy trùng khu vực động
vật hoạt động bằng Vinadin 0,1%. Sát trùng tay, trang phục người tiếp xúc.
Dép đi trong phòng khám được vệ sinh hàng ngày bằng xà phòng. Để khô. Sát
trùng bằng Vinadin 0,1%. Rác được loại bỏ hàng ngày.
Tay của đội ngũ thực hiện được sát trùng bằng nước rửa tay trước, sau tiếp xúc
động vật, phẫu thuật.
Trang phục đội ngũ trong phòng khám được giặt bằng xà phòng 2 ngày 1 lần.
Phơi nắng.
1.2.2. Quy trình tiếp nhận và điều trị bệnh
Phòng khám tiếp nhận và điều trị bệnh theo mức độ cấp cứu, sự truyền nhiễm

và theo thứ tự.
Phòng khám tiếp nhận khám, điều trị bệnh tại hai khu vực:
Khu vự chờ và Petshop: Là khu vực cho khách ngồi chờ đến lượt khi phòng
khám đông khách. Trong thời gian ngồi chờ, khách hàng chó thể thăm quan Petshop và
mua các vật dụng cần thiết. Tại đây, khách hàng cũng có thể được hỏi sơ lược về nhu
cầu của mình nhằm giúp phòng khám chỉnh công việc phù hợp.
Khu vực chẩn đoán và điều trị bệnh: Tại đây động vật sẽ được chẩn đoán bệnh,
tư vấn tiêm phòng và tư vấn các biện pháp phòng bệnh khác. Sau khi bác sĩ đưa ra
chẩn đoán thì động vật sẽ tiếp nhận điều trị tại khu vực này. Nếu bác sĩ không thể đưa
11


ra chẩn đoán dựa và triệu chứng lâm sàng, động vật sẽ được chuyển qua khu vực cần
khác để thực hiện các xét nghiệm, phương pháp chẩn đoán phi lâm sàng khác. Đối với
động vật đang tiếp nhận điều trị thì sẽ thông qua gia chủ để nắm bắt hiệu quả của quá
trình điều trị cũng như các phát sinh trong quá trình điều trị, sau đó những động vật
này sẽ được tiếp tục điều trị theo phác đồ đã đưa ra hoặc thay đổi phác đồ điều trị tùy
thuộc vào bệnh, sự diễn biến bệnh của động vật.
Một số lưu ý trong quá trình tiếp nhận, điều trị bệnh cho động vật:
Đối với động vật:
Chỉ chủ động tiếp cận động vật khi có gia chủ ở bên cạnh.
Nhẹ nhàng tiếp cận, tạo cảm giác an toàn cho động vật, không có những hành
động thô lỗ hay tạo áp lực với con vật.
Đối với những động vật hung dữ, không muốn tiếp cận, hay có hành vi phản xạ
quá mức cần nhờ gia chủ đeo rọ mõm cho con vật. Ngoài ra, cần tạo được không gian
yên tĩnh cho động vật, tránh liên tiếp kích thích động vật.
Đối với động vật quá hung dữ, không thể tiếp cận hoặc những con có biểu hiện
đau đớn quá mức do bệnh lý hay vết thương thì có thể sử dụng thuốc an thần làm động
vật yên tĩnh.
Đối với những động vật đang tiếp tục tiếp nhận điều trị mà lại sinh phản ứng

kháng cự, cần tiếp xúc nhẹ nhàng với động vật, tạo tâm lý an tâm cho động vật.
Đối với gia chủ:
Tiếp nhận động vật theo mức độ bệnh, theo thứ tự, không theo quan hệ hay phân
biệt.
Đối với những gia chủ không nắm rõ tình hình động vật thì tránh hỏi dồn liên
tục, tránh tạo áp lực hay cảm giác xấu cho gia chủ.
Đối với gia chủ nóng tính, hay hỏi về tình trạng bệnh lý của động vật cần trả lời
khéo léo, tạo sự an tâm cho gia chủ.
Đối với các gia chủ làm việc trong ngành y dược, đôi khi họ sẽ có những nhầm
lẫn về cách điều trị cho động vật khác so với người, cần phải giữ bình tĩnh giải thích rõ
để họ hiểu.
Sau khi động vật được chẩn đoán hay tiếp nhận điều trị, nhắc nhở gia chủ các lưu
ý trong quá trình điều trị , chăm sóc động vật. Đặc biệt, quan tâm đến diễn biến bệnh
12


của động vật, kịp thời báo lại với bác sĩ.
1.3. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN
Vệ sinh phòng khám
Theo dõi tình trạng động vật lưu lại, động vật tiếp tục điều trị, báo lại với bác sĩ
tình trạng bất thường của động vật.
Tiêm thuốc: 78 mũi
Truyền dịch: 127 lượt
Quan sát phẫu thuật: 45 ca
Hỗ trợ hít khí dung: 55 lượt
Cạo lông, tắm rửa cho động vật: 17 con chó, 3 con mèo
Vật lí trị liệu cho động vật: 7 con chó
Phẫu thuật triệt sản: Chó đực 2, mèo đực 2.
Phụ mổ: 7
Gây mê mèo: 1

Khám nghiêm tử thi: 1
PHẦN 2: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2.1.1. Tính cấp thiết
Loài chó là loài động vật được thuần hoá rất sớm và được nuôi rộng rãi ở khắp
các quốc gia trên thế giới. Chó nhà có họ hàng xa với chó sói đã từng sống khắp châu
Âu, châu Á và Bắc Mỹ.
Hiện nay, chó đã được thuần hoá để sống chung với con người, giảm bớt tập tính
hoang dã của chúng. Ngày nay, chó đảm nhiệm khá nhiều vai trò khác nhau trong đời
sống con người như làm bạn, dẫn đường cho người mù, săn bắt, được huấn luyện để
hỗ trợ người khuyết tật, giữ nhà….Vì vậy, nuôi chó trở thành một trào lưu phổ biến
hiện nay. Cho nên số lượng chó được nuôi ngày càng tăng nhanh chóng, đặc biệt là ở
các thành phố lớn như thành phố Đà Nẵng. Cùng với việc gia tăng số lượng thì cũng đi
kèm với việc gia tăng các loại bệnh tật xảy ra trên chó. Một trong số đó có bệnh viêm
tử cung trên chó.
Viêm tử cung trên chó là sự nhiễm trùng nội mạc tử cung. Đó là một tình trạng
phổ biến ở chó và mèo cái chưa được thiến [9]. Mỗi lần chó cái động dục (khoảng 2
lần/năm), cơ thể con vật đều trải qua sự thay đổi các hormone liên quan đến quá trình
mang thai. Điều này không phụ thuộc con vật có mang thai hay không.
Tùy theo mỗi cá thể, mà tình trạng bệnh khác nhau, do nguyên nhân gây bệnh
13


phức tạp, có sự tác động qua lại của nhiều yếu tố như môi trường bên ngoài, hệ thống
nội tiết và sự nhiễm khuẩn. Bệnh viêm tử cung trên chó phải có 2 nguyên nhân:
nguyên nhân nguyên phát là do sự bất thường của hormone Progesterone trên những
chó cái không sinh sản hay sinh sản không đều và nguyên nhân thứ phát là do nhiễm
trùng [5]. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các yếu tố như thức ăn, điều kiện chăm sóc, nuôi
dưỡng, sự thay đổi môi trường… cũng ảnh hưởng không nhỏ và có khả năng là
nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy việc khảo sát các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng và

tìm hiểu nguyên nhân gây viêm tử cung trên chó là điều cần thiết.
Hiện nay, để triệt sản chó cái bằng phương pháp phẫu thuật loại bỏ buồng trứng
ngoài ra người nuôi còn chăn nuôi còn chọn phương pháp tiêm các loại thuốc ngừa
thai cho chó. Các thuốc ngừa thai này có thành phần chính là Medroxyprogesterone
acetae có tác dụng ngăn ngừa chu kì động dục bằng cách ngăn ngừa rụng trứng. Bên
cạnh đó việc không hiểu rõ quá trình động dục và mang thai của chó người chăn nuôi
thường chọn cách sau khi thấy có máu chảy ra ở phía sau âm hộ của chó liền tiêm
thuốc ngừa thai. Việc này dẫn đến rối loạn chu kì động dục và mang thai của chó, làm
tăng nguy cơ viêm tử cung.[6]
Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc trung ương, nằm trong vùng Nam Trung
Bộ, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của cả khu vực miền Trung – Tây
Nguyên. Cùng với sự phát triển kinh tế, các vấn đề phát triển tinh thần con người cũng
phát triển nhanh, trong đó có nhu cầu nuôi các động vật cảnh cũng tăng nhanh, đặc
biệt là nuôi chó. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm, kiến thức về nuôi
dưỡng, chăm sóc nên việc phát triển của nhiều bệnh mang lại sự nguy hiểm cho sự
phát triển của vật nuôi, trong đó có bệnh viêm tử cung trên chó.
Từ những thực tế trên, tôi thực hiện đề tài: “ Khảo sát tình hình bệnh viêm tử
cung trên chó tại phòng khám thú y Đà Nẵng – 54 Nguyễn Phẩm – phường Hòa
Cường Bắc – quận Hải Châu – thành phố Đà Nẵng”.
2.1.2. Mục tiêu đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá tình viêm tử cung trên chó được đưa đến
phòng khám 54 Nguyễn Phẩm từ đó có cơ sở cho việc phòng và điều trị bệnh hiệu quả
trên chó.
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2.1 Một số nghiên cứu trong nước
Viêm tử cung ở chó là một trong những bệnh thường gặp trên chó. Tuy nhiên,
những năm trước đây do sự quan tâm của người nuôi đến chó vẫn còn ít, nên đề tài này
chưa được nghiên cứu nhiều. Những năm gần đây giá trị về kinh tế cũng như tinh thần
mà chó mang lại cho người nuôi ngày càng tăng nên các vấn đề về bệnh cũng được
quan tâm nhiều hơn, trong đó bao gồm cả bệnh viêm tử cung. Một số đề tài nghiên cứu

nổi bật trong nước về vấn đề này như:
14


Sử Thanh Long và cộng sự (2015) [5] đã nghiên cứu: Ứng dụng siêu âm trong
chẩn đoán bệnh viêm tử cung ở chó nuôi trên địa bàn Hà Nội và phác đồ điều trị. Đề
tài cho kết luận trong các bệnh sinh sản thường gặp ở chó thì bệnh viêm tử cung chiếm
tỷ lệ cao nhất là 43,61%, bệnh gặp nhiều ở những chó không cho đẻ hoặc đẻ không
thường xuyên, chó đã đẻ nhiều lứa, chó có tuổi cao, tỷ lệ mắc bệnh giống cho ngoại
cao hơn nhiều so với giống chó nội. Bằng phương pháp siêu âm trong chẩn đoán bệnh
viêm tử cung ở chó cho kết quả chính xác hơn phương pháp khám lâm sàng thông
thường. Khi viêm tử cung, chó thường biểu hiện lười ăn, uống nước nhiều và dịch
viêm chảy từ âm đạo ra ngoài với tỷ lệ cao. Sử dụng phác đồ phẫu thuật ngoại khoa
thú y hiệu quả hơn hẳn khi sử dụng phác đồ điều trị bảo tồn trong bệnh viêm tử cung ở
chó.
Theo Đặng Thanh Sơn và cộng sự (2017) [6] đã nghiên cứu: Khảo sát hàm lượng
Hormone Oestrogen và Progesteron trên chó viêm tử cung (Pyometra) tại quận Ninh
Kiều – Thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số 42 chó viêm tử
cung thì các triệu chứng xuất hiện như bụng trướng to (66,6%), chảy dịch âm hộ
(57,1%), sốt (47,6%), biếng ăn (42,8%), tiểu nhiều (38,1%), uống nhiều nước (28,6%).
Hàm lượng Oestrogen và Progesterone trên nhóm chó bệnh là 12,47 ± 8,95 pg/ml và
1,98 ± 1,18 ng/ml, chó có tiền sử chích ngừa thai nhưng chưa mắc bệnh có hàm lượng
Oestrogen và Progesterone là 14,82 ± 4,53 pg/ml và 1,89 ± 0,72 ng/ml, nhóm chó
trong giai đoạn nghỉ ngơi có hàm lượng Oestrogen là 7,96 ± 2,75 pg/ml và
Progesterone là 0,90 ± 0,29 ng/ml, nhóm chó 8 – 10 tuần sau sinh có hàm lượng
Oestrogen và Progesterone là 7,58 ± 2,48 pg/ml và 1,10 ± 0,54 ng/ml. Chó giống ngoại
có tỉ lệ bệnh viêm tử cung vó mủ (54,8%) cao hơn chó giống nội (45,2%). Chó có tiền
sử chích ngừa thai có tỉ lệ mắc bệnh (61,9%) cao hơn chó không chích ngừa thai
(38,1%). Tỉ lệ bệnh viêm tử cung có mủ tăng theo tuổi và chó chưa sinh sản lứa nào có
tỉ lệ mắc bệnh cao nhất chiếm 59,5%.

Nguyễn Thị Quỳnh Anh và cộng sự (2018) [6] đã nghiên cứu: Tình hình bệnh
viêm tử cung và một số chỉ tiêu sinh hóa máu ở chó mắc bệnh. Kết quả nghiên cứu cho
thấy 31/52 chó cái bị viêm tử cung với các dấu hiệu lâm sàng chủ yếu là chảy dịch từ
âm hộ (77,4%), bụng trướng to (74,1%), bỏ ăn (74,1%), uống nước nhiều (45,1%), sốt
(61,2%) , tiêu chảy ( 41,9%) và nôn mửa (32,9%). Kết quả cũng cho thấy bệnh xảy ra
nhiều hơn ở giống chó ngoại và giảm theo số lứa đẻ. Kết quả xét nghiệm sinh hóa cho
thấy, hoạt động enzyme ALP, ALT (GPT), glucose, amylase huyết thanh và calcium
máu không tăng. Hoạt động enzyme AST (GOT) tăng nhẹ khoảng 1,3 lần so với bình
thường. Nồng độ urea huyết thanh dao động từ 4,0 – 20,6 mmol/L cao hơn chỉ tiêu
bình thường là 2,5 – 7,5 mmol/L từ 2 – 3 lần. Nồng độ creatinine huyết thanh dao động
từ 37,2 – 248,22 mmol/L cao hơn so với chỉ tiêu bình thường là 52 – 120 mmol/L
khoảng 2 lần. Từ kết quả sinh hóa cho thấy khi chó bị viêm tử cung ảnh hưởng đến
chức năng thận và không ảnh hưởng đến chức năng tụy.
15


2.2.2. Một số nghiên cứu nước ngoài
Ở nước ngoài, đặc biệt là các nước phát triển, chó không chỉ là một vật nuôi
trong gia đình mà còn mang giá trị tinh thần to lớn bên cạnh con người như là người
bạn, người thân trong gia đình. Vậy nên, sự quan tâm đén vấn đề sức khỏa vật nuôi
luôn là một vấn đề quan trọng. Một số nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề này như:
Chithra, P.Arunima (2013) [15] nghiên cứu về các chỉ số huyết học, sinh hóa,
nội tiết tố và mô bệnh học trên chó cái mắc viêm tử cung bọc mủ. Kết quả nghiên cứu
cho thấy 91% các trường hợp mắc bệnh có dịch âm đạo, cho thấy tình trạng chủ yếu là
viêm tử cung dạng hở. Các dịch tiết âm đạo có mủ ở 43,8% số ca mắc bệnh, xuất huyết
40,6% và vừa có mủ vừa xuất huyết ở 15,6% động vật. Các dấu hiệu lâm sàng khác
bao gồm là nôn mửa (60%) và tiêu chảy ở 20% động vật. Nhiệt độ cơ thể trung bình
trong nhóm bị ảnh hưởng là 103,7 ± 0,35◦F và được cao hơn phạm vi sinh lý bình
thường (101-102.5◦F). Giá trị Urea huyết thanh trung bình trong nhóm bị ảnh hưởng là
56,60 ± 2,83 mg/dl cao hơn phạm vi sinh lý bình thường (22-37mg%). Giá trị

Creatinine trung bình ghi nhận trong nhóm bị ảnh hưởng là 1,49 ± 0,17 mg/dl và cao
hơn giá trị sinh lý bình thường (0-1mg / dl). Hoạt độ AST trung bình trong nhóm bị
ảnh hưởng là 40,23 ± 1,83 IU/L sai lệch so với phạm vi sinh lý bình thường (10-25
IU/L), trong khi hoạt độ ALT trung bình trong nhóm động vật bị ảnh hưởng nằm trong
giới hạn bình thường. Giá trị Progesterone trung bình trong nhóm bị ảnh hưởng là
17,43 ± 1,23 ng / ml và trong nhóm đối chứng là 15,46 ± 1,77 ng/ml. Không có sự
khác biệt có ý nghĩa (P <0,05) được phát hiện giữa hai nhóm. Trong 25 trường hợp lâm
sàng của viêm tử cung, hình ảnh mô bệnh học của buồng trứng cho thấy sự hiện diện
của nang trứng phát triển và nhiều thể vàng được giữ lại và trong 10 trường hợp, nhiều
thể vàng nang đã được tìm thấy, có kích thước khác nhau bao gồm các tế bào ống lớn
và một vành mỏng của các tế bào thể vàng. Các tổn thương mô bệnh học quan trọng
thấy trong tử cung bao gồm tăng áp, u nang, thay đổi mạch máu và viêm. Dựa trên
những quan sát này, các ca bệnh đã được được nhóm lại theo bốn loại:
1. Tăng sản nội mạc tử cung mà không có xuất huyết
2. Tăng sản nội mạc tử cung với xuất huyết
3. Tăng sản nội mạc tử cung bằng xơ hóa
4. Xuất huyết mà không có tăng sản nội mạc tử cung
Việc phân tích các thông số khác nhau giúp cho việc đánh giá tình trạng lâm sàng
của chó cái và dự đoán tiên lượng. Các mô bệnh học khám nghiệm đã chỉ ra rằng tổn
thương nghiêm trọng của cấu trúc tử cung xuất hiện ở đa số của các trường hợp, ngụ ý
rằng một biện pháp xử lí vĩnh viễn là giải pháp thích hợp nhất. Tuy nhiên tình trạng
lâm sàng của động vật rõ ràng từ nghiên cứu này giúp quyết định có nên thực hiện
phẫu thuật hay bắt đầu việc chăm sóc y tế, tăng cơ hội sống sót của con vật.
16


Theo Farhat H Bhat và cộng sự (2019) [17] nghiên cứu trên chó cái giống
Labrado lứa tuổi từ 5-12 tuổi bị viêm tử cung. Các dấu hiệu lâm sàng phổ biến gồm có
tăng tiết dịch âm hộ, trầm cảm, đa niệu, nôn mửa, mất nước. Chẩn đoán viêm tử cung
được thực hiên tốt nhất với trợ giúp của siêu âm. Hình ảnh siêu âm cho kết quả chẩn

đoán chính xác trong 91,66% trường hợp viêm tử cung, trong khi sờ nắn bụng chỉ chẩn
đoán được 16,66% trường hợp viêm tử cung.
2.2.3. Cấu tạo và chức năng cơ quan sinh sản chó cái
Cơ quan sinh dục chó cái gồm bộ phận sinh dục trong (buồng trứng, ống dẫn
trứng, tử cung, cổ tử cung, âm đạo) và bộ phận sinh dục ngoài (âm hộ, âm vật và tiền
đình). Cơ quan sinh dục được đỡ bằng dây chằng rộng. Dây chằng này bao gồm màng
treo buồng trứng (đỡ buồng trứng), màng treo ống dẫn trứng (đỡ ống dẫn trứng) và
màng treo tử cung (đỡ tử cung)[2].
2.2.3.1. Bộ phận bên trong
a. Buồng trứng ( Ovary)
Buồng trứng gồm 1 đôi hầu như đối xứng nhau, gắn liền với dây chằng rộng của
tử cung và thường nằm trong xoang chậu ở cùng độ cao của xương chậu [4].Buồng
trứng phải thường nằm về trước hơn buồng trứng trái (vị trí khoảng 1/3 dưới thận trái)
[9].
Bề ngoài buồng trứng là một màng liên kết sợi chắc như màng bao dịch hoàn.
Bên trong buồng trứng chia thành 2 miền: Miền vỏ và miền tủy, được cấu tạo từ mô
liên kết sợi xốp tạo ra cho buồng trứng một chất đệm (stromaovaris). Miền tủy mạch
máu nhiều hơn và tổ chức mô xốp cũng dày hơn. Miền vỏ có tác dụng về sinh dục vì ở
đó xảy ra quá trình trứng chín và rụng. Trên buồng trứng có từ 70.000 đến 100.000
noãn bào ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Tầng ngoài là những noãn bào sơ cấp
phân bố tương đối đều, tầng trong là những noãn bào thứ cấp đang sinh trưởng, khi
noãn bào chín được nổi lên trên trên bề mặt buồng trứng. Tế bào noãn ban đầu có dạng
dẹt, sau có dạng khối và hình trụ. Noãn bào thứ cấp do tế bào noãn bào tăng sinh thành
nhiều tầng và tiết ra dịch noãn bào ngày càng nhiều và hình thành xoang noãn bào ép
trứng về một phía, khi noãn bào chín là quá trình sinh trưởng hoàn thành, dịch noãn
bào nhiều, noãn bào nổi lên trên bề mặt buồng trứng. Quá trình rụng trứng xảy ra,
noãn bào vỡ ra tế bào trứng theo dịch noãn bào đi vào loa kèn và đi vào ống dẫn trứng.
Nơi noãn bào vỡ ra sẽ hình thành thể vàng. Thể vàng được hình thành từ sự nở to và
lutein hóa của các tế bào kết hạt [2].
Buồng trứng có chức năng: Sản xuất ra tế bào trứng ( là tế bào lớn nhất trong cơ

thể: 0,15 -0,25 mm) và sản xuất ra một số kích dục tố tham gia vào điều hòa chức năng
sinh sản [4].
17


b. Ống dẫn trứng (Ovyduct)
Hay còn gọi là vòi Fallop có đường kính rất nhỏ, nó chỉ to lên vào thời kỳ con
cái đông dục và đón nhận trứng. Phần đầu của nó loe ra như cái phễu nên được gọi là
loa kèn có chức năng hứng trứng khi trứng rụng và hứng trứng vào trong ống dẫn
trứng [4].
Ống dẫn trứng tiết ra dịch tiết và nhu động của lông mao thành ống dẫn trứng
giúp tinh trùng và trứng tiến gần nhau và nó giúp hoạt hóa hai tế bào ở đó. Ống dẫn
trứng là nơi thụ tinh (1/3 phần trên ống dẫn trứng). Khả năng nhu động của cơ thành
ống dẫn trứng giúp trứng đã thụ tinh di chuyển đến tử cung và làm tổ ở đó.
Đường kính ống dẫn trứng 0,2 - 0,4 mm [4].
c. Tử cung (Uterus)
Tử cung của chó cái có dạng chữ Y; gồm hai sừng tử cung, thân tử cung và cổ tử
cung. Tử cung định vị ở khoảng giữa phần bụng của bàng quang và kết tràng xuống
[2]. Kích thước của tử cung rất thay đổi, phụ thuộc vào tầm vóc của con chó, số lần
mang thai, tình trạng bệnh lý sinh sản, chó cái có mang thai hay không mang thai [6].
Sừng tử cung là một ống màng cơ hơi hẹp từ vùng lưng xuống bụng, tiếp nối với
ống dẫn trứng ở phía trước và thân tử cung ở phía sau. Sừng tử cung nằm hoàn toàn
trong xoang bụng, sừng bên phải thường dài hơn sừng bên trái.

Thân tử cung nằm trong xoang bụng và một phần trong xoang chậu, phía trước
tiếp nối với 2 nhánh của sừng tử cung và phía sau là âm đạo thông qua cổ tử cung.
Cổ tử cung là phần thu hẹp của thân tử cung tiếp nối với âm đạo [9], là nơi ngăn
cách giữa môi trường bên ngoài và bên trong. Bình thường cổ tử cung đóng kín tránh
sự xâm nhập của vi trùng cũng như các tác nhân bên ngoài để bảo vệ bào thai. Cổ tử
cung chỉ mở khi gia súc động dục và đẻ[4].

Tử cung nhận sự cung cấp máu và sự điều khiển của thần kinh thông qua dây
chằng rộng. Có hệ thống mạch máu nổi lên giữa hệ thống động mạch tử cung và buồng
trứng. Nội mạc tử cung và dịch tử cung giữ vai trò chủ chốt trong quá trình sinh sản
như vận chuyển tinh trùng và trứng, tham gia điều hòa chức năng của thể vàng, đảm
nhận sự làm tổ, mang thai và đẻ [2].
d. Âm đạo ( Vagina)
Âm đạo có nhiệm vụ tiếp nhận dương vật khi giao phối và lối ra của thai nhi khi
sinh sản, cũng là nơi bài tiết của nước tiểu.
Vách âm đạo gồm có biểu mô bề mặt, lớp áo cơ và màng thanh dịch. Lớp áo cơ
của âm đạo gồm lớp cơ vòng dày ở phía trong và lớp cơ dọc mỏng ở phía ngoài. Lớp
cơ dọc này kéo dài một phần vào trong tử cung. Biểu mô bề mặt bao gồm các tế bào
18


không tuyến, phân tầng, tế bào biểu mô vẩy [2].
2.2.3.2. Bộ phận bên ngoài
Là cơ quan sinh dục mà người ta có thể nhìn thấy, sờ thấy và quan sát được. Bao
gồm: âm môn, âm vật, tiền đình.
a. Âm môn (Vulva)

Là cơ quan đầu tiên của bộ phận sinh dục cái, làm nhiệm vụ tiếp nhận sự thay đổi
của môi trường, đặc biệt là xuất hiện phản xạ tình dục. Khi con cái động dục, màu sắc
của âm môn thay đổi mà ta biết được con cái động dục vào thời ký nào mà có quá trình
phối thích hợp [4]
b. Âm vật ( Clitoris)

Âm vật giống như dương vật được thu nhỏ lại. Âm vật nằm gần âm hộ, trên nền
tiền đình âm đạo, bao gồm 2 phần: Phần thân ngắn, phần đầu hơi giống đầu dương vật,
cũng có thể cương cứng, có đầu mút tận cùng thần kinh.[4]
c. Tiền đình ( Vestibule)


Là biên giới giữa âm môn và âm đạo. Ở đây có màng trinh [Hymen]. Qua màng
trinh có lỗ niệu đạo.
Ở chó tiền đình là hốc (không phải hang) nối từ âm đạo đế âm hộ, bao gồm mào
ống tiểu lồi lên từ nền tiền đình và ống tiểu mở vào mào này (còn gọi là lỗ thoát tiểu).
Phía trước mào ống tiểu có một nếp gấp nhỏ gọi là màng trinh (chó phối lần đầu sẽ
thấy). Đây là một màng xơ có nhiều sợi co dãn được. Một số trường hợp giao phối mà
vẫn còn màng là do các sợi này có độ dãn cao hoặc do lớp biểu mô phủ cả mặt trong
và mặt ngoài của màng. Nằm sâu dưới lớp áo màng nhầy của nền tiền đình là âm đạo,
sát với âm vật là hạnh tiền đình âm đạo. Đây là hai khối mô thon, dài, có thể cương
cứng được tương đương như hành dương vật của con đực.[2].
2.2.4. Bệnh viêm tử cung trên chó cái
2.2.4.1. Khái niệm
Viêm tử cung là sự nhiễm trùng niêm mạc tử cung thứ phát. Điều này thường gặp
ở những chó cái chưa được thiến.[8]
2.2.4.2. Cơ chế
Viêm tử cung là một nhiễm trùng thứ phát xảy ra như là kết quả của sự rối loạn
điều tiết hormone trong hệ thống sinh sản của chó cái. Trong thời gian con vật động
dục, bạch cầu, yếu tố bảo vệ chống lại sự nhiễm trùng, bị ức chế xâm nhập vào tử
cung. Điều này cho phép tinh trùng an toàn nhập vào hệ thống sinh dục của con cái mà
không bị tổn thương hoặc phá hủy bởi các tế bào hệ miễn dịch. Sau khi động dục,
19


lượng hormone Progesterone tăng lên cho đến hai tháng sau và làm dày niêm mạc của
tử cung để chuẩn bị đón thai và cung cấp dinh dưỡng và điều kiện thuận lợi nhất cho
sự phát triển bào thai. Nếu quá trình mang thai không xảy ra đối với một số chu kỳ
động dục liên tiếp, niêm mạc tử cung tiếp tục tăng độ dày cho đến khi nang tạo thành
trong mô (một tình trạng gọi là tăng sản nội mạc tử cung). Lớp niêm mạc dày lên cộng
với việc tiết dịch nhầy tạo ra môi trường lí tưởng cho vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn có

thể xâm nhập vào tử cung từ phân (do cấu tạo đường sinh dục nằm ở phía dưới hậu
môn, nên phân có thể nhiễm vào dịch âm hộ và xâm nhập ngược vào tử cung trong
thời gian động dục do lúc này cổ tử cung mở), từ dương vật của con đực,… Ngoài ra,
Progesterone với nồng độ cao ức chế sự co bóp của cơ tử cung để đẩy dịch tử cung
cũng như vi khuẩn ra ngoài. Sự kết hợp các yếu tố này dẫn đến tình trạng viêm tử cung
[14].
2.2.4.3. Nguyên nhân
Do nhiễm khuẩn khi giao phối, con đực bị viêm cơ quan sinh dục hoặc lí do nào
đó gây xây sát, tổn thương bộ phận sinh dục cái, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh
[3].
Do hậu quả của nhiễm trùng khi đẻ hoặc động dục. Sót nhau, sảy thai, thai chết,
máu và dịch còn lại tạo điều kiện cho vi khuẩn cổ tử cung xâm nhập vào gây bệnh.
Các vi khuẩn thường gặp là tụ cầu khuẩn Staphylococcus spp., liên cầu khuẩn
Streptococcus, E. coli dung huyết và Klebsiella hoặc do trùng roi (Trichomonas
fortus), nấm (Candida albicans) [3].

Do sử dụng các dụng cụ sản khoa mang trùng gây viêm nhiễm tử cung [3].
Do sự rối lọan chức năng của buồng trứng dẫn đến việc tăng tiết Progesterone
gây ra [7].
Trước đây người ta đưa ra giả thiết là tình trạng chưa sinh đẻ, chu kỳ động dục
không bình thường và mang thai giả làm tăng thêm nguy cơ viêm tử cung. Nhưng
những nghiên cứu gần đây cho rằng không có sự liên kết giữa mang thai giả và chu kỳ
động dục không bình thường với viêm tử cung. Tuy nhiên thực tế giữa việc không để
cho chó sinh con (không cho chó giao phối trong quá trình động dục hoặc sử dụng các
biện pháp ngừa thai bằng thuốc) và viêm tử cung lại có mối quan hệ chặt chẽ [15].
Hầu hết chó cái có triệu chứng của viêm tử cung trong vòng 8 tuần cuối cùng của
kì động dục. Tuy nhiên, nó có thể xảy ra ở bất kì giai đoạn nào của chu kỳ động dục
hoặc cũng có thể xảy ra khi chó đang mang thai. [15]
2.2.4.4. Phân loại
Tùy theo tình trạng dịch viêm tử cung có chảy ra ngoài theo đường âm đạo hay

không (cổ tử cung đóng hay mở) mà người ta phân loại viêm tử cung ra làm 2 loại:
20


viêm tử cung dạng kín và dạng hở [7].
Viêm tử cung dạng kín: Khi vi khuẩn xâm nhập vào tử cung của chó, lớp nội mạc
tử cung dày lên, làm giảm khả năng co bóp. Vi khuản không bị đào thải ra ngoài sẽ tấn
công gây viêm nhiễm tử cung. Thời gian càng lâu, sự viêm nhiễm xảy ra càng lan rộng
và ảnh hưởng đến sức khỏe của chó [13].
Viêm tử cung dạng hở: Ở dạng hở, dịch tiết tong tử cung của chó ngày càng
nhiều. Khi cổ tử cung cún mở ra, phần dịch này sẽ chảy ra ngoài âm đạo. Từ đó, phần
đuôi và chi sau của chó sẽ luôn ướt, dính đầy dịch. Nhiều loại vi khuẩn đang sống
ngoài cơ quan sinh dục gặp điều kiện môi trường thuận lợi, ẩm ướt và trơn sẽ di
chuyển vào trong tử cung. Trong điều kiện bình thường, tử cung sẽ tiến hành co bóp và
đẩy vi khuẩn ra ngoài [13].
2.2.4.5. Triệu chứng
a. Viêm cấp tính
Con vật sốt cao, khát nước nhiều, ủ rủ, mệt mỏi, ăn ít.
Nôn và đôi khi tiêu chảy.
Thường có dấu hiệu đau vùng hông; con vật hay quay đầu lại phía sau, đi lại bồn
chồn.
Vài ngày sau thấy âm hộ chảy dịch nhầy tanh, liên tục. Nếu không điều trị kịp
thời dịch từ tử cung và âm đạo chảy ra nhiều hơn có lẫn mủ và máu, mùi tanh khẳm.
Âm hộ sưng đỏ, nóng, đụng đến con vật rất đau [3].
b.Viêm mãn tính
Triệu chứng thể hiện thất thường, dịch tử cung chảy ra liên tục hoặc ngắt quảng,
hôi thối, dính bẩn vùng đuôi, chân sau.
Niêm mạc âm đạo dày lên, màu đỏ thẫm.
Vật mệt mỏi, ăn ít, kém hoạt động.
Sau khi phối giống, chó không thấy thụ thai, hoặc đẻ con ra chết hay sẩy thay,

tiêu thai (chửa giả) [3].
2.2.4.6. Chẩn đoán
a. Chẩn đoán lâm sàng
Chẩn đoán lâm sàng dựa trên các triệu chứng thể hiện trên bệnh súc để chẩn đoán
bệnh: dịch tử cung, sốt, bỏ ăn, mệt mỏi, thể tích xoang bụng và các thông tin do chủ
cung cấp như thời gian phối, thời gian đẻ, số lứa đẻ, có hay không việc sử dụng thuốc
tránh thai, bệnh hiện tại đang mắc (nếu có).[5]
b.Chẩn đoán bằng siêu âm
21


Căn cứ vào một số triệu chứng lâm sàng đã quan sát, những chó nghi ngờ mắc
viêm tử cung được tiến hành kiểm chứng bằng cách siêu âm vùng bụng.
Hình ảnh tử cung bị viêm trên màn hình hiển thị là một vùng trống âm thể hiện
khối chất lỏng bất thường (dịch viêm) bên trong. Đôi khi thấy xuất hiện một vùng âm
vang nhỏ rải rác. Kích thước vùng trống âm cho thấy khối lượng dịch viêm cũng như
tình trạng viêm [5].
Cần phân biệt rõ hình ảnh siêu âm tử cung có thai và viêm tử cung để tránh chẩn
đoán nhầm. Hình ảnh tử cung có thai hiển thị các bọc thai riêng lẻ, trong bọc có
khoảng tăng âm rõ là hình ảnh của thai, vùng trống âm bao bọc sung quanh là hình ảnh
dịch ối, lớp màng ối của thai có cấu trúc bờ rõ ràng, hiển thị những khoảng âm vang.
Trên màn hình hiển thị có thể nhìn thấy cử động của thai và hoạt động của tim cho
phép đánh giá sự hoạt động sơ bộ [5].

22


2.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chó cái được đưa đến khám và điều trị tại phòng khám thú y Đà Nẵng

2.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Thời gian: 1/9/2018– 4/1/2019
Địa điểm: Phòng khám thú y Đà Nẵng – 54 Nguyễn Phẩm – phường Hòa Cường
Bắc – quận Hải Châu – Thành phố Đà Nẵng.
2.3.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Tỷ lệ chó cái viêm tử cung và các triệu chứng đặc trưng của chó viêm tử cung
được đưa đến khám tại phòng khám.
Theo dõi quá trình khám, chẩn đoán, điều trị và sau điều trị của chó cái viêm tử
cung.
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu
2.3.4.1. Đánh giá tình hình viêm tử cung
Chó cái đưa tới phòng khám sẽ được khám, điều trị bệnh. Đối với những con chó
cái khỏe mạnh sẽ được tư vấn về phương pháp triệt sản bằng phẫu thuật ngoại khoa.
Đối với những con chó cái được nghi ngờ là viêm tử cung sẽ được hỏi về các
thông tin như: độ tuổi, số lứa đẻ, khoảng cách lứa đẻ, có sử dụng triệt sản bằng chích
thuốc ngừa thai hay không, các biểu hiện bất thường trong giai đoạn gần đây (biếng
ăn, bỏ ăn, bụng trướng, mệt mỏi, có dịch chảy ra từ âm hộ,..), chế độ chăm sóc thường
ngày và chế độ chăm sóc khi động dục hay sinh con,…
Tiếp theo, chó cái được khám lâm sàng và khám phi lâm sàng bằng siêu âm.
Sau khi được chẩn đoán chó cái bị viêm tử cung, gia chủ được tư vấn các phương
pháp điều trị thích hợp.
Theo dõi toàn bộ quá trình điều trị bằng phương pháp phẫu thuật và hậu phẫu cho
đến khi con vật hoàn toàn khỏe mạnh.
Một ca bệnh được xác định là viêm tử cung khi bao gồm các triệu chứng lâm
sàng như: bụng trướng to, có dịch chảy ra từ âm đạo, bỏ ăn, sốt, thay đổi sắc tố da,…
và siêu âm tử cung hiển thị hình ảnh một vùng trống âm thể hiện khối chất lỏng bất
thường (dịch viêm) bên trong. Đôi khi thấy xuất hiện một vùng âm vang nhỏ rải rác.
2.3.4.2. Phương pháp chẩn đoán
Tại phòng khám, những ca bệnh có biểu hiện nghi ngờ viêm tử cung được chẩn
đoán bằng phương pháp lâm sàng và kiểm tra lại bằng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh

siêu âm.
23


a. Chẩn đoán lâm sàng
Dựa vào các triệu chứng thể hiện trên bệnh súc để chẩn đoán bệnh: dịch chảy ra từ
âm hộ, bỏ ăn, mệt mỏi, sốt, thể tích xoang bụng tăng và các thông tin do chủ cung cấp
như tuổi, số lứa đẻ, thời gian phối, thời gian đẻ, có hay không việc sử dụng thuốc tránh
thai, bệnh hiện tại đang mắc (nếu có). Sau khi kiểm tra lâm sàng, đi đến kết luận sơ bộ
về tình trạng bệnh và thực hiện kiểm tra phi lâm sàng để kết luận bệnh.
b.Chẩn đoán phi lâm sàng bằng siêu âm
Những ca bệnh khi chưa thể đưa ra chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng như:
có dịch mủ, máu chảy ra từ âm hộ, bụng trướng to, bỏ ăn, sốt, uống nước nhiều…,
hoặc các triệu chứng chưa thể hiện rõ thì sẽ được tiếp tục chẩn đoán phi lâm sàng bằng
phương pháp siêu âm.
Sử dụng máy siêu âm xách tay đen trắng Mindray DP -10vet để siêu âm.
Thời gian siêu âm kéo dài 3-5 phút, trước khi siêu âm, dùng tông đơ cạo sạch
lông (nếu có) và dùng bông cồn sát trùng vùng bụng.
Đặt bệnh súc nằm ngửa đúng tư thế lên bàn siêu âm, bôi một ít gel vào vùng
muốn khảo sát để đảm bảo đầu dò tiếp xúc sát mặt da, loại trừ không khí giữa chúng.
Ấn nhẹ đầu dò và di chuyển khắp vùng bụng sau đó tập trung vào vùng nghi ngờ muốn
khảo sát hai bên sườn. Sau khi siêu âm, gel được lau sạch bằng khăn giấy, vật nuôi
quay trở lại sinh hoạt bình thường.
Hình ảnh tử cung bệnh lý được hiển thị trên màn hình siêu âm, có thể chụp hoặc
lưu lại giúp đánh giá được tình trạng viêm, đưa ra tiên lượng, phác đồ điều trị của
bệnh.
Nhờ kết hợp với kỹ thuật siêu âm có thể khắc phục được bằng cách chẩn đoán
bệnh qua hình ảnh các khối chất lỏng bất thường hình thành bên trong tử cung với hiệu
quả là 100%, bên cạnh đó đánh giá được cả tình trạng bệnh lý, mức độ bệnh.
Phương pháp siêu âm đã hỗ trợ đáng kể phương pháp chẩn đoán lâm sàng, phát

hiện chính xác khi mới viêm tử cung mà bằng phương pháp lâm sàng thông thường
chưa phát hiện được bệnh.
2.3.4.3. Phương pháp theo dõi chẩn đoán, điều trị
Các ca bệnh nghi ngờ viêm tử cung sẽ được kiểm tra qua hai lần. Đầu tiên sẽ
kiểm tra các triệu chứng lâm sàng sau đó được kiểm tra lại bằng kỹ thuật chẩn đoán
hình ảnh siêu âm.
Các ca bệnh được xác định là viêm tử cung sẽ được ghi bệnh án về các thông tin
như: tên chó, tuổi, số lứa đẻ, lịch sử bệnh, các triệu chứng, phương pháp chẩn đoán,
phương pháp điều trị, kết quả điều trị và các thông tin khác liên quan.
Các ca bệnh viêm tử cung sau phẫu thuật sẽ được lưu lại và chăm sóc hậu phẫu
24


tại phòng khám đến khi hồi phục.
Trong quá trình chăm sóc hậu phẫu:
Hộ lý:
Cho bệnh súc nghỉ ngơi trong chuồng nơi yên tĩnh, hạn chế không gian hoạt
động.
Cho ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, chia nhỏ bữa ăn.
Thay băng, sát trùng vết mổ bằng cồn iot hằng ngày.
Hỗ trợ:
Kháng sinh: Amoxcyllin 1ml/10kg thể trọng/ngày. Tiêm bắp.
Trợ sức, trợ lực: ATP 1ml/10-12kg thể trọng/ngày. Tiêm bắp.
B-complex 1ml/5kg thể trọng/ngày. Tiêm bắp.
Ngoài ra, truyền dịch (Glucose 5%, NaCl 0,9%) cho những bệnh súc yếu, chậm
hồi phục sau phẫu thuật.

2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được thu thập từ quá trình quan sát số lượng chó cái đến phòng khám,
số chó cái viêm tử cung được nhập, quản lý và xử lý bằng phần mềm Exel 2016 và

phần mềm Minitab 18.

25


×