Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Pháp luật về tích tụ tập trung đất đai ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.15 KB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGÔ THU TRANG

PHÁP LUẬT VỀ
TÍCH TỤ TẬP TRUNG ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGÔ THU TRANG

PHÁP LUẬT VỀ
TÍCH TỤ TẬP TRUNG ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8380101.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS.GVC. Nguyễn Trọng Điệp

Hà Nội – 2018


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung
thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài
chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo
vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Ngô Thu Trang

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Luận văn có tên gọi: “Pháp luật về tích tụ tập trung
đất đai ở Việt Nam”, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ để hoàn thành luận văn.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn luận văn của tôi TS.GVC. Nguyễn Trọng Điệp, thầy đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện đề tài, giúp
đỡ tiếp cận nguồn tài liệu và đưa ra nhiều lời góp ý bổ ích giúp tôi hoàn thiện đề tài.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giảng dạy và làm
công tác quản lý tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình chỉ bảo,
giúp tôi bồi đắp kiến thức trong nhiều lĩnh vực chuyên môn trong quá trình học tập,
nghiên cứu tại khoa. Đồng thời, xin gửi lời cảm ơn đến Bộ môn Luật Kinh doanh
(Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn và
giúp đỡ học viên những vấn đề về thủ tục để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân tới gia đình và bạn bè đã luôn ở bên động viên,
khích lệ tinh thần trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... II
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................... IV
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ............................................................................................... V
MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT TÍCH TỤ, TẬP TRUNG
ĐẤT ĐAI............................................................................................................................ 12
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TÍCH TỤ, TẬP TRUNG ĐẤT ĐAI Ở
VIỆT NAM......................................................................................................................... 34
CHƯƠNG 3. BỐI CẢNH, YÊU CẦU HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ KIẾN
NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ TÍCH TỤ, TẬP
TRUNG ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM....................................................................................71
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 86

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NNCNC
QSDĐ

Nông nghiệp công nghệ cao
Quyền sử dụng đất

iv



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... II
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................... IV
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ............................................................................................... V
MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT TÍCH TỤ, TẬP TRUNG
ĐẤT ĐAI............................................................................................................................ 12
1.1 Khái niệm về tích tụ, tập trung đất đai............................................................................................... 12
1.1.1. Khái niệm về tích tụ đất đai............................................................................................................ 13
1.1.2. Khái niệm về tập trung đất đai....................................................................................................... 14
1.1.3. Phân biệt tích tụ đất đai và tập trung đất đai.................................................................................15
1.2. Khái niệm pháp luật tích tụ, tập trung đất đai...................................................................................17
1.3. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về tích tụ, tập trung đất đai.........................................................18
1.4. Pháp luật một số quốc gia về tích tụ, tập trung đất đai và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam......24
1.4.1. Nhật Bản........................................................................................................................................ 24
Hình 1.1 Chính sách tích tụ đất đai ở Nhật Bản..........................................................................25
1.4.2. Trung Quốc.................................................................................................................................... 27
1.4.3. Thái Lan......................................................................................................................................... 31
1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam................................................................................................. 32

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TÍCH TỤ, TẬP TRUNG ĐẤT ĐAI Ở

VIỆT NAM......................................................................................................................... 34
2.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về tích tụ, tập trung đất đai........................34
Hình 2.1: Chính sách, pháp luật tích tụ, tập trung đất đai qua các thời kỳ lịch sử........................39
2.2. Nội dung quy định pháp luật hiện hành về pháp luật về tích tụ, tập trung đất đai.............................39
2.2.1. Chế độ sở hữu đất đai.................................................................................................................... 39

2.2.2. Quyền của người sử dụng đất........................................................................................................ 40
2.2.3. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất............................................................................................... 43
2.2.4. Hạn mức giao đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất...............................................................44
2.2.5. Các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai...............................................................48
2.3. Thực trạng thực thi các quy định pháp luật tích tụ, tập trung đất đai................................................51
Hình 2.2: Các mô hình tích tụ, tập trung đất đai.........................................................................52
Hình 2.3 Tỷ lệ mảnh đất nhận chuyển nhượng trong tổng số mảnh đất nông nghiệp theo giai
đoạn (%).................................................................................................................................... 53
Hình 2.4: Diện tích sử dụng các loại đất của hộ nông nghiệp [10, tr4]........................................56
Hình 2.5. Tỷ lệ đất nông nghiệp cho thuê theo khu vực (%) [10, tr4]..........................................58

v


2.4. Đánh giá thực trạng thực thi pháp luật về tích tụ, tập trung đất đai..................................................62
2.4.1.Những mặt đạt được...................................................................................................................... 62
2.4.2.Những mặt còn tồn tại, hạn chế...................................................................................................... 63

CHƯƠNG 3. BỐI CẢNH, YÊU CẦU HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ KIẾN
NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ TÍCH TỤ, TẬP

TRUNG ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM....................................................................................71
3.1. Bối cảnh, yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật về tích tụ, tập trung đất đai.....................71
3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về tích tụ, tập trung đất đai................74
3.2.1.Nhóm giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật...............................................................................74
3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thực thi pháp luật về tích tụ, tập trung đất đai
................................................................................................................................................................ 81

KẾT LUẬN........................................................................................................................ 84


TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 86

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Chủ trương khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất nông nghiệp, thông qua việc mở rộng quy mô sản xuất phù hợp, áp dụng
tiến bộ khoa học, công nghệ và hình thành các vùng chuyên canh theo hướng sản
xuất hàng hóa gắn với thị trường đã được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XI, XII, Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12/4/2016 của
Quốc Hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, Nghị quyết số
07/NQ-CP ngày 22/01/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực
hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa XI) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ
đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và Quyết định số 899/QĐ-TTg
ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Do đó, việc
nghiên cứu pháp luật về tích tụ, tập trung đất đai là vô cùng cấp bách xuất phát từ
những lý do chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, Việt Nam là một đất nước lấy sản xuất nông nghiệp làm nền tảng
và đang từng bước chuyển mình sang nền kinh tế hiện đại, công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Cùng với sự đầu tư của nhà nước, còn có sự thu hút việc tham gia
mạnh mẽ của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vào thực hiện nhiệm vụ
phát triển nền kinh tế nông nghiệp.
Bên cạnh đó, Việt Nam hiện là thành viên của nhiều Hiệp định thương mại tự
do (FTAs) với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế sâu rộng đòi hỏi Việt Nam phải nỗ lực đổi mới trong hoạch định chính

sách, pháp luật theo hướng minh bạch hơn, tạo lập môi trường kinh doanh và đầu tư
hấp dẫn, thông thoáng hơn trên cơ sở học tập kinh nghiệm của các quốc gia có nền
kinh tế phát triển, trong đó có yêu cầu phát triển nền kinh tế nông nghiệp hiện đại,

1


mở rộng sản xuất và phát huy được lợi thế kinh tế theo quy mô, khắc phục tình
trạng manh mún, nâng cao hiệu quả kinh doanh nhờ lợi thế kinh tế theo qui mô.
Chính vì vậy, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những nỗ lực,
quyết tâm chỉ đạo và tổ chức, triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm thúc đẩy
chính sách tích tụ, tập trung đất đai [5, tr.13]. Chính sách tích tụ, tập trung đất đai sẽ
khắc phục được tình trạng manh mún đất đai, hoạt động này không thể tách rời khỏi
thị trường đất đai mà cụ thể bao gồm thị trường chuyển nhượng QSDĐ, chia sẻ các
quyền lợi gắn liền với quyền sử đất và thị trường thuê QSDĐ, gắn liền với sự phân
tầng diện tích đất và mức sống ở khu vực nông thôn.
Tuy nhiên, trước tình hình thực tiễn hiện nay, khi mà vấn đề tích tụ, tập trung
đất đai gặp nhiều khó khăn, khó nhất là chưa tìm được hướng đi hiệu quả, Phó Thủ
tướng Trịnh Đình Dũng đã kịp thời có chỉ đạo về vấn đề này tại Hội thảo “Từng
bước hoàn thiện chính sách pháp luật về tích tụ đất đai” [60] cụ thể là:
- Tích tụ phải phù hợp từng vùng, khu vực mỗi địa phương, đặc điểm về đất
đai, địa hình, thời tiết, văn hóa và truyền thống. Cần lấy doanh nghiệp, các hợp tác
xã, chủ trang trại là động lực, vì họ giữ vốn, chuyển giao công nghệ, tổ chức sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm…;
- Tích tụ ruộng đất cũng phải đi kèm với đẩy mạnh công nghiệp và dịch vụ
nhằm tạo nhiều việc làm mới, giảm lao động người nông dân;
- Tích tụ phải đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước, nhà đầu tư đặc biệt là lợi ích
người dân tham gia tích tụ đất đai, chủ yếu là người nông dân. Tích tụ ruộng đất lấy
mục tiêu hiệu quả là cuối cùng, không thể tích tụ tập trung ruộng đất nếu không có
hiệu quả và không làm bằng bất cứ giá nào;

- Tích tụ ruộng đất tập trung trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất phải gắn
với tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp. Tránh hình thức và tránh phong trào.
Do đó, việc nghiên cứu Đề tài góp phần cụ thể hóa quan điểm, định hướng của
Đảng và Nhà nước ta về vấn đề nêu trên. Trên cơ sở đó xây dựng các luận cứ khoa
học về tích tụ, tập trung đất đai.

2


Thứ hai, việc nghiên cứu Đề tài góp phần xác định cụ thể những rào cản và
nguyên nhân dẫn đến rào cản trong các quy định của pháp luật, cũng như trong tổ
chức thực thi các quy định của pháp luật hiện đang tồn tại trong thực tiễn áp dụng
chính sách và pháp luật về tích tụ, tập trung đất đai.
Qua rà soát cho thấy, khung pháp lý về tích tụ, tập trung đất đai và hệ thống
chính sách về tích tụ, tập trung đất đai còn khá mới mẻ, nhiều quy định quá chung
chung, khó triển khai trên thực tế. Mặc dù, Luật Đất đai năm 2013, Bộ luật dân sự
năm 2015 và pháp luật có liên quan đã có các quy định bảo vệ các chủ thể trong
giao lưu dân sự về QSDĐ, tăng hạn mức giao đất… nhưng qua khảo sát, theo dõi
thi hành pháp luật cho thấy, các quy định hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của
thực tiễn dẫn đến những rào cản pháp lý đối với việc triển khai chính sách tích tụ,
tập trung đất đai thời gian qua. Bên cạnh đó, quyền tài sản của các chủ thể trong
thời gian qua không được đảm bảo trong đó có quyền của người sử dụng đất, người
đi thuê đất, các doanh nghiệp thuê đất khai thác... đặc biệt là quyền và lợi ích của
người người nông dân.
Chẳng hạn như:
- Luật Đất đai 2013 đã có những điểm mới, cho phép hộ gia đình, cá nhân nhận
chuyển QSDĐ nông nghiệp không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp. Dù hạn
điền vẫn chỉ là 3 ha, nhưng hạn mức chuyển nhượng đến 10 lần hạn điền là bước đột
phá, thể hiện quan điểm và chủ chương khuyến khích chính sách tích tụ, tập trung
ruộng đất của đảng và Nhà nước ta. Như vậy, quan điểm của Đảng và Nhà nước là tạo

điều kiện cho tích tụ, tập trung ruộng đất, thể hiện ở việc gia tăng thời hạn giao đất
cũng như tăng hạn mức chuyển nhượng QSDĐ. Những quy định này nhằm bảo đảm
bình đẳng về tiếp cận đất đai giữa những người dân nông thôn, nhưng dẫn đến hạn chế
khả năng tích tụ đất đai, tập trung và gây trở ngại cho đầu tư dài hạn.
Liên quan đến vấn đề này, nhìn từ góc độ kinh tế, khả năng tích tụ và tập trung
ruộng đất của người nông dân thấp dẫn đến mức lợi nhuận thu được từ những mảnh
ruộng nhỏ không đủ để bảo đảm chi tiêu trong cuộc sống của người người nông
dân. Nhiều người nông dân vì làm nông nghiệp không hiệu quả, đã phải kiếm thêm

3


thu nhập bằng các hoạt động phi nông nghiệp phi chính thức. Nhưng nghịch lý là họ
vẫn muốn giữ đất như một sự bảo hiểm rủi ro vì ở nông thôn thiếu hệ thống an sinh
xã hội. Trong khi đó, với nguồn tích lũy hạn chế và thiếu hỗ trợ tín dụng vi mô nên
sẽ khó khăn cho các người nông dân giỏi, có nhiều tâm huyết, có đủ khả năng mua
hoặc thuê lại đất của các người nông dân khác. Kết quả là, nhiều đất nông nghiệp,
đặc biệt tại khu vực ven đô hoặc đất rừng được các nhà đầu tư thành thị mua hoặc
thuê để đầu cơ, sử dụng kém hiệu quả hoặc hoạt động theo hình thức phát canh thu
tô. Chính sách giao đất bình quân khiến đất nông nghiệp trở nên manh mún.
- Diện tích quy mô trang trại của hộ gia đình nông nghiệp Việt Nam vào loại nhỏ
nhất ở Đông Nam Á và trên thế giới, khó có thể cơ giới hóa, hiện đại hóa và tiến hành
thực hiện nền sản xuất lớn. Thêm nữa, do số lao động rút khỏi ngành nông nghiệp không
đủ lớn để làm giảm số lượng lao động nông nghiệp trên diện tích đất đai cùng với việc
chuyển diện tích lớn đất nông nghiệp sang sử dụng với mục đích khác dẫn đến quy mô
đất nông nghiệp bình quân đầu người tiếp tục giảm. Trong khi, sức ép về việc làm cho
lao động nông thôn ngày một tăng. Do dân số tăng, hằng năm Việt Nam có thêm ít nhất
1,4 - 1,6 triệu người đến tuổi lao động được bổ sung vào lực lượng lao động, trong đó 0,9
triệu lao động tăng thêm ở khu vực nông nghiệp và nông thôn. Điều này tạo ra sức ép lớn
về việc làm và dòng người di cư từ nông thôn vào thành thị.

- Tích tụ, tập trung đất đai mang lại rất nhiều lợi ích tuy nhiên không thể chối
cãi rằng mọi vấn đề đều có hai mặt của nó, bên cạnh những tác động tích cực kể
trên thì việc tăng cường, thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai cũng gây ra những tác
động tiêu cực, ví dụ như có thể dẫn tới hiện tượng “đại điền chủ mới”; sự bất bình
đẳng về đất đai; làm mất kế sinh nhai truyền thống của nhiều hộ gia đình; tăng
nhanh khoảng cách giàu nghèo; không có ruộng; tích tụ, tập trung đất đai để chờ
giá, chờ cơ hội; lập dự án treo; phân lô bán làm giàu bất chính của một nhóm người
trong cơ chế quản lý còn chưa thật hiệu quả của nước ta hiện nay. Nếu là mô hình
tập trung đất đai hay doanh nghiệp công có thể phát sinh tình trạng tham nhũng ở
cấp lãnh đạo dù thực hiện dưới hình thức cổ phần, do trình độ yếu kém của người

4


nông dân và cấp lãnh đạo ở nông thôn (mô hình này cần có quá trình lâu dài để học
hỏi, rút kinh nghiệm và hoàn thiện hệ thống tổ chức và kiểm soát).
Do đó, Đề tài góp phần nhận diện những rào cản và nguyên nhân dẫn đến rào
cản trong các quy định của pháp luật, cũng như trong tổ chức thực thi các quy định
của pháp luật hiện đang tồn tại, nhằm tháo gỡ những vướng mắc đang đặt ra.
Tựu chung lại, nếu nghiên cứu ở góc độ quyền dân sự và giao dịch dân sự thì hiện
nay về cơ bản các cách thức khai thác và triển khai chính sách tích tụ, tập trung đất đai
bao gồm khai thác từ góc độ hợp đồng và quyền tài sản. Từ đó, bằng việc khai thác các
quyền tài sản và hợp đồng sẽ góp phần thực thi, áp dụng hiệu quả chính sách tích tụ đất
đai trên thực tiễn.
Ở Việt Nam, đất đai là tài sản đặc biệt và thuộc sở hữu toàn dân. Điều 53 Hiến
pháp năm 2013 khẳng định đất đai là “là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Chế độ sở hữu toàn dân về
đất đai ở nước ta được xây dựng dựa trên những luận cứ khoa học của học thuyết
Mác – Lênin về quốc hữu hóa đất đai, những điều kiện thực tiễn đặc thù của nước
ta, cũng như kế thừa và phát triển tập quán chiếm hữu đất đai của ông cha ta trong

lịch sử. Quyền năng của người đang nắm giữ đất đai hợp pháp là cơ sở để họ thực
hiện các giao dịch đất đai và làm cơ sở cho việc tích tụ ruộng đất. Điển hình là các
giao dịch liên quan đến chuyển quyền sở hữu đất đai, cho thuê đất, góp vốn hợp tác
kinh doanh. Tích tụ ruộng đất thực chất là việc đảm bảo quyền tự do tài sản của
người người nông dân[43].
Bộ luật dân sự năm 2015 ra đời, với nhiều quy định mới về quyền tài sản.
Điều 115 đã ghi nhận QSDĐ là một quyền tài sản. Như vậy, căn cứ vào quy định
của Bộ luật dân sự năm 2015, Luật Đất đai năm 2013, Luật Kinh doanh bất động
sản thì QSDĐ là tài sản theo chế độ pháp lý về bất động sản (tài sản gắn liền với
đất). Mặt khác, cùng với việc Bộ luật bổ sung quyền bề mặt (quyền của một chủ thể
đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất
mà QSDĐ đó thuộc về chủ thể khác) thì trong quan hệ với đất đai thuộc sở hữu toàn
dân, tổ chức, cá nhân sử dụng đất được xác định như là chủ thể có quyền bề mặt theo

5


mục đích, thời hạn và hạn điền được quy định trong Luật Đất đai (Điều 115 và các điều
từ Điều 267 đến Điều 273). Để giúp cho chủ sở hữu khai thác tối đa lợi ích của khối tài
sản của mình thì pháp luật cũng cần đề ra một số cơ chế để chủ sở hữu giao cho các
chủ thể khác quyền đối với tài sản của mình để khai thác, sử dụng và nộp tiền cho chủ
sở hữu tài sản lợi ích kinh tế nhất định. Các quyền đối với tài sản này cần được quy
định một cách rõ ràng và cần có cơ chế công khai để việc đầu tư và sử dụng tài sản
được ổn định và cũng đồng thời tránh rủi ro cho chủ sở hữu khi đòi lại tài sản. Khắc
phục những bất cập của Bộ luật dân sự năm 2015 và nhằm đáp ứng yêu cầu của thực
tiễn, Bộ luật dân sự năm 2015 đã bổ sung quyền khác đối với tài sản, cho phép chủ thể
có quyền này được trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể
khác, bao gồm: quyền địa dịch, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt.
Bên cạnh đó, các quy định mới của Bộ luật dân sự năm 2015 về hợp đồng
cũng sẽ tác động đến chính sách tích tụ đất đai.

Thứ ba, việc nghiên cứu Đề tài giúp xác định các giải pháp tổng thể, căn bản
nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật, cũng như nâng cao hiệu quả tổ
chức thi hành các quy định của pháp luật điều chỉnh về tích tụ đất đai. Tuy nhiên,
các hình thức tích tụ đất đai đã được đề cập và thực hiện trong suốt thời gian dài
song kết quả đạt được chưa thực sự khả quan, nhiều mô hình được áp dụng song
chưa phù hợp với tình hình thực tế của nước ta. Do đó, bài toán đặt ra hiện nay là
tìm ra cách thức khai thác phù hợp nhất góp phần bảo vệ và khai thác hiệu quả
quyền tài sản của các chủ thể trên đất đai.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
- Lưu Quốc Thái, Giáo trình Luật Đất đai, Nxb Hồng Đức;
- PGS.TS. Đinh Văn Thanh (2007), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Trường
Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân;
- GS.TS. Lê Minh Tâm (2008), Giáo trình lý luận về Nhà nước và pháp luật,
Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân;
- Nguyễn Đăng Tùng (2017), Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học khoa học tự
nhiên – ĐHQGHN, Đánh giá tác động - kinh tế - xã hội - môi trường của chương
trình tích tụ ruộng đất tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh;
6


- Hoàng Thị Thu Huyền (2016), Luận án tiến sĩ, Học viện khoa học xã hội,
Tích tụ ruộng đất trong nông nghiệp ở vùng Tây Nam Bộ;
- Kim Văn Chỉnh (2012), Luận văn thạc sĩ Đại học Khoa học tự nhiên –
ĐHQGHN, Tích tụ tập trung và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam;
- Lưu Đức Khai (2013), Tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp hàng hóa:
Vấn đề và giải pháp, Số 7 (543), Tr. 16- 17, Tạp chí Kinh tế và Dự báo;
- TS. Nguyễn Đình Bồng, ThS. Tạ Hữu Nghĩa (2009), Vai trò quản lý nhà
nước đối với quá trình tích tụ ruộng đất, Cục Chính sách hợp tác xã và Phát triển
nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và FAO;

- Trần Thị Cúc (2007), Quản lý và sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường ở
nước ta hiện nay, Nxb Tư pháp;
- Lưu Đức Khai, Tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp hàng hóa: Vấn đề
và giải pháp, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 7;
- Kim Văn Chinh (2012), Tích tụ tập trung và hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Hà Nội;
- Vũ Văn Hà (2015), Tích tụ, tập trung ruộng đất nông nghiệp: quan điểm và
giải pháp, Số 5/2015, tr. 82 – 88, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
- IPSARD - Trung tâm tư vấn chính sách nông nghiệp (2009), Gợi ý chính
sách về tích tụ tập trung ruộng đất, thuộc Dự án “Phân tích chính sách đất cho phát
triển kinh tế - xã hội” do Chương Trình Phát Triển Liên Hợp quốc tài trợ.
2.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
- Gordon, MacAulay, Sally P. Marsh, Nguyễn Phượng Lê, Phạm Mạnh Hùng –
dịch (2007), Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai Việt Nam, NXB Trung
tâm nghiên cứu nông nghiệp Quốc tế ở Australia; Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội;
- SIR Ranking of Netherlands, 2010, “Developments in Land Seismic
Acquisition for Exploration”;
- De Soto, H. (2000), “The Mysterry Of Capital: Why Capitalism Trump In
The West And Fails Everywhere Else”, Basic Books, New York;
- Deininger, K. (2003), “Land Policy for Growth and Poverty Reduction”,
Policy Research Report, World Bank;

7


- Department of Agriculture, Shannxi Provine (DAS) (2015), “Fostering new
agriculute entities an upgrade modern agriculture”, Papers on Rural Economy, Vol.
2015 No.4, tr 42 – 44.
2.3. Một số nhận xét, đánh giá về các công trình đã nghiên cứu
Các công trình nêu trên đã nghiên cứu, đánh giá về tích tụ, tập trung đất đai ở

nước ta, trong đó có các chính sách của Đảng và Nhà nước về tích tụ, tập trung
ruộng đất; chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa; thực trạng tình hình tích tụ, tập
trung đất đai hiện nay; các mô hình, giải pháp hiện thực hóa chính sách tích tụ đất
đai… Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy, việc phân tích, đánh giá trong các tài liệu, các
công trình nghiên cứu nêu trên mới chỉ dừng ở việc nghiên cứu, phân tích các chính
sách về tích tụ, tập trung đất đai, ruộng đất và các yếu tố tác động của kinh tế, mà chưa
tập trung đánh giá, phân tích kỹ những vấn đề lý luận và thực tiễn trong các quy định
pháp luật, chưa nhận diện được đầy đủ bản chất, nguyên nhân của những rào cản pháp
lý và những vướng mắc thực tiễn đang đặt ra đối với việc triển khai chính sách tích tụ
đất đai. Do vậy, các tài liệu, các công trình nghiên cứu nêu trên đã thiếu các giải pháp
tổng thể, toàn diện nhằm từng bước loại bỏ rào cản pháp lý đối và những vướng mắc
trên thực tiễn với tích tụ đất đai trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nhận diện và nghiên cứu chuyên sâu hệ thống lý luận và pháp luật trong triển
khai chính sách tích tụ, tập trung đất đai. Từ đó, phân tích và bình luận những rào
cản pháp lý đặt ra, chỉ ra được nguyên nhân, bản chất và những tác động tiêu cực
của các rào cản pháp lý đối về tích tụ đất đai, cũng như đối với nền kinh tế của nước
ta trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm thực thi
chính sách tích tụ đất đai một cách hiệu quả thông qua khai thác quyền tài sản, chế
định hợp đồng và một số vấn đề pháp lý liên quan.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định được hệ thống các quan điểm, mục tiêu, chính sách của Đảng, Nhà
nước ta về tích tụ, tập trung đất đai;

8


- Chỉ ra được nhu cầu thực tế và những thách thức cơ bản ở khía cạnh pháp lý
cần phải giải quyết về tích tụ, tập trung đất đai;

- Nhận diện được khung pháp lý về tích tụ, tập trung đất đai;
- Chỉ ra được nguyên nhân, bản chất và những tác động tiêu cực của các rào
cản pháp lý đối về tích tụ, tập trung đất đai, cũng như đối với nền kinh tế của nước
ta trong giai đoạn hiện nay;
- Xác định được phương hướng, mục tiêu và các giải pháp trước mắt, lâu dài
có tính khả thi, toàn diện để tháo gỡ các rào cản pháp lý về tích tụ, tập trung đất đai;
- Đề xuất giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc và đảm bảo
thực thi hiệu quả các quy định của pháp luật đối với tích tụ, tập trung đất đai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận và các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam
về tích tụ, tập trung đất đai.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu những quy định pháp luật về chế độ sở hữu đất đai, quyền của
người sử dụng đất và các vấn đề pháp lý khác liên quan đến pháp luật về tích tụ, tập
trung đất đai và các vấn đề khác trong Luật đất đai năm 2013, có sự so sánh với
Luật đất đai năm 2003; Nghiên cứu về những quy định về các góc độ khai thác
chính sách tích tụ, tập trung đất đai trong đó có chế định: quyền tài sản, hợp đồng
trong BLDS năm 2015, có sự so sánh với BLDS năm 2005. Ngoài ra, nghiên cứu hệ
thống pháp luật trong lịch sử về vấn đề này và tìm hiểu pháp luật một số quốc gia
như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng bao gồm phương pháp lịch sử, logic,
trừu tượng khoa học, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và phân loại, phương pháp so
sánh (so sánh pháp luật của một số nước với Việt Nam từ đó tìm ra bài học kinh
nghiệm có thể học tập phù hợp với bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội hiện nay).
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn

9



Đề tài nghiên cứu vấn đề mang tính thời sự hiện nay, là vấn đề vĩ mô của
Đảng và Nhà nước ta đang tập trung nghiên cứu. Đề tài mang tính liên lĩnh vực do
đó người viết sẽ phải đưa ra các quan điểm, nhận định chuyên sâu cả về lĩnh vực
khoa học kinh tế, chính sách công và lĩnh vực khoa học pháp lý (bao gồm pháp luật
về đất đai và dân sự).
Bên cạnh đó, theo khảo sát của người viết, chưa từng có một công trình khoa
học chuyên sâu ngành luật nào hiện nay đã được công bố, nghiên cứu về tích tụ, tập
trung đất đai dưới góc độ pháp lý.
Do đó, Đề tài sẽ đem lại những lý luận khoa học và quan điểm, nhận định mới,
có thể là cơ sở cho những nghiên cứu sau này được là công cụ giảng dạy, học tập và
nghiên cứu, cụ thể là: (i) xây dựng khái niệm về tích tụ đất đai và tập trung đất đai;
(ii) xây dựng khái niệm về pháp luật về tích tụ, tập trung đất đai; (iii) nghiên cứu
thực trạng pháp luật về trình tự, thủ tục; chủ thể; các chính sách hỗ trợ và thúc đẩy;
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất… liên quan đến tích tụ, tập trung đất đai ở Việt
Nam; (iv) định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện các
quy định của pháp luật về tích tụ, tập trung đất đai ở Việt Nam.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
7.1. Ý nghĩa lý luận
- Những kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần xây dựng và hoàn thiện lý
luận về tích tụ, tập trung đất đai và pháp luật về tích tụ, tập trung đất đai. Qua đó,
góp phần xây dựng tài liệu có giá trị tham khảo cho những người làm công tác
nghiên cứu, giảng dạy, học tập, cán bộ tại các cơ quan có chức năng xây dựng và
thực thi pháp luật về tích tụ, tập trung đất đai.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nâng cao nhận thức, hiệu lực, hiệu
quả trong thực thi pháp luật về tích tụ, tập trung đất đai trên thực tiễn. Giúp cho cơ
quan nhà nước, chủ thể có quyền sử dụng đất, chủ thể có nhu cầu khai thác quyền sử
dụng đất có những kiến thức cần thiết khi họ khai thác chính sách tích tụ, tập trung đất


10


đai. Bên cạnh đó, có thể khai thác kết quả nghiên cứu trong quá trình thương mại hóa
quyền sử dụng đất khi sử dụng các hình thức tích tụ, tập trung đất đai góp phần thúc
đẩy đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, dịch vụ hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài Lời cam đoan, Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu
tham khảo, bố cục của Luận văn được chia thành 3 chương như sau:
-

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT TÍCH
TỤ, TẬP TRUNG ĐẤT ĐAI.

- CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TÍCH TỤ, TẬP TRUNG
ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM.
- Chương 3. Bối cảnh, yêu cầu hoàn thiện pháp luật và một số kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về tích tụ, tập trung đất đai ở Việt Nam.

11


CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT TÍCH TỤ, TẬP
TRUNG ĐẤT ĐAI
1.1 Khái niệm về tích tụ, tập trung đất đai
Cụm từ “Tích tụ đất đai” và “tập trung đất đai” xuất hiện nhiều trong các văn
kiện của Đảng, tuy nhiên chưa có định nghĩa trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Cụ thể, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã từng nhắc đến hai cụm từ này trong
lời khẳng định“khuyến khích tập trung ruộng đất, phát triển trang trại, doanh
nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng”; hai cụm từ

này tiếp tục được ghi nhận trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII: “có chính
sách phù hợp để tích tụ, tập trung ruộng đất, thu hút mạnh các nguồn lực đầu tư,
phát triển nông nghiệp”. Ngoài ra, khái niệm “Tích tụ đất đai” và “tập trung đất
đai” còn được đề cập đến trong Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12/4/2016 của
Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, Nghị quyết
số 07/NQ-CP ngày 22/01/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động
thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khóa XI) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời
kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và Quyết định số 899/QĐ-TTg
năm 2013 ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu
ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Mặc
dù chưa có quy định pháp luật về khái niệm tích tụ đất đai và tập trung đất đai, tuy
nhiên, ở góc độ nghiên cứu, thời gian qua, đã có các nghiên cứu chuyên sâu (khoa
học kinh tế, nông nghiệp, đất đai...) hoặc nghiên cứu liên ngành về hai vấn đề này.
Tóm lại, việc nghiên cứu tích tụ, tập trung đất đai, trong đó có đề cập tới khái
niệm “tích tụ đất đai” và “tập trung đất đai” một cách cụ thể, rõ ràng là việc làm
quan trọng và cần thiết nhằm hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách của Nhà nước, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo
hướng sản xuất lớn, công nghệ cao.

12


1.1.1. Khái niệm về tích tụ đất đai
Đối với khái niệm tích tụ đất đai trong khoa học pháp lý có thể kể đến một số
ý kiến dưới đây:
Ý kiến thứ nhất cho rằng tích tụ đất đai là sự mở rộng quy mô diện tích đất đai
do hợp nhất nhiều thửa lại, đây được xem là tiền đề phát triển kinh tế hộ gia đình
trong quá độ chuyển từ sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp lên sản xuất hàng hóa quy mô

lớn. Quá trình này vận động theo cơ chế thị trường, thông qua các hình thức giao
dịch dân sự (chuyển nhượng, thừa kế, cho, tặng QSDĐ) [11, tr39].
Ý kiến thứ hai cho rằng tích tụ đất đai là một dạng tích tụ tư bản dưới hình
thức hiện vật trong nông nghiệp, vì ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể
thay thế được của nông nghiệp. Trong đó, tích tụ tư bản là tập trung vốn đủ lớn vào
một đơn vị kinh doanh dưới nhiều hình thức khác nhau để có thể đầu tư mở rộng
sản xuất, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, áp dụng công nghệ cao trong sản xuất và
quản lý và tận dụng lợi thế kinh tế theo qui mô [29, tr21]. Nhưng do đặc điểm sản
xuất mang tính sinh học, nên tích tụ đất đai nói riêng và tích tụ tư bản nói chung
trong nông nghiệp khác hẳn với tích tụ tư bản trong công nghiệp [36, tr31].
Ý kiến thứ ba cho rằng tích tụ đất đai là các mô hình giúp tăng diện tích của
các hộ gia đình hoặc tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông
nghiệp từ các cá nhân, tổ chức kinh tế hoặc qua các mô hình góp vốn bằng quyền sử
dụng đất có chuyển quyền sử dụng đất giữa nông dân với doanh nghiệp [48, tr34].
Tựu chung lại, tích tụ đất đai được hiểu là một phương thức khắc phục tình
trạng manh mún ruộng đất thông qua quá trình nhận chuyển nhượng QSDĐ để tạo
ra một diện tích đất đai ở quy mô lớn hơn. Cụ thể, là quá trình mua, bán lại QSDĐ
nông nghiệp cho một chủ sở hữu có năng lực kinh doanh nông nghiệp với mục đích
mang lại hiệu quả tốt hơn.
Về bản chất, tích tụ đất đai phản ánh nguồn gốc đất tăng thêm là do sở hữu
[20, tr116]. Tích tụ đất đai có ưu điểm là đảm bảo sự ổn định kinh doanh của nhà
đầu tư, nhưng cũng có những băn khoăn, lo ngại người nông dân như không còn đất
để sản xuất, có thể dẫn đến gia tăng tỉ lệ thất nghiệp, rơi vào cảnh bần cùng dẫn đến

13


sự phân hóa ngày càng lớn giữa khoảng cách giàu – nghèo. Hiện nay, cũng chưa có
quy định cụ thể, đầy đủ, rõ ràng đối với việc mua, bán QSDĐ đảm bảo an toàn
trong quan hệ mua bán trước pháp luật.

1.1.2. Khái niệm về tập trung đất đai
Đối với khái niệm về tập trung đất đai ít được nhắc đến hơn so với tích tụ đất
đai, do đó thông thường khái niệm tập trung đất đai được hiểu thông qua việc phân
biệt khái niệm tích tụ đất đai và khái niệm tập trung đất đai. Tuy nhiên, cũng có thể
kể đến một số ý kiến dưới đây:
Ý kiến thứ nhất cho rằng tập trung đất đai là liên kết nhiều mảnh ruộng của
nhiều chủ sở hữu khác nhau lại thành mô hình cánh đồng lớn [54, tr36].
Ý kiến thứ hai cho rằng tập trung đất đai là các mô hình giúp tăng diện tích
mảnh ruộng hoặc tạo ra các quy trình canh tác đồng nhất mà không làm thay đổi
quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân, tổ chức kinh tế [11, tr39]
Tựu chung lại, tập trung đất đai được hiểu là một phương thức khắc phục tình
trạng manh mún ruộng đất thông qua quá trình liên kết nhiều mảnh đất của nhiều
chủ sở hữu khác nhau lại thành mảnh đất lớn hơn để hoạt động sản xuất, kinh
doanh. Theo hình thức này là quá trình làm tăng quy mô ruộng đất canh tác nhưng
không làm tăng quy mô đất đai của một chủ sở hữu.
Tập trung đất đai có ưu điểm là người nông dân tham gia liên kết vẫn còn QSDĐ,
không lo rơi vào hoàn cảnh mất đất, bần cùng hóa khi chuyển nhượng QSDĐ được Nhà
nước giao. So với tích tụ đất đai thì phần nhiều người nông dân muốn thực hiện theo
phương thức tập trung đất đai hơn bởi những lý do sau: (i) Trên thực tế, phần lớn người
nông dân luôn muốn giữ lại QSDĐ của mình như để đảm bảo cho một cuộc sống ổn
định và chắc chắn; (ii) Tư duy người Việt Nam chưa thực sự quen với tư duy thị trường
hiện đại, người nông dân lo ngại nhiều về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; (iii) Sự
thiếu công khai, minh bạch của thị trường, thị trường vốn và đất đai, cùng với thiếu cụ
thể, chi tiết của pháp luật về doanh nghiệp, về bảo vệ chủ sở hữu doanh nghiệp thực sự là
nguy cơ đẩy hàng loạt người dân vào bần cùng hóa.

14


1.1.3. Phân biệt tích tụ đất đai và tập trung đất đai

Theo lý luận về sản xuất tư bản của C.Mác, quá trình qui mô tư bản tăng lên
được thực hiện bằng hai phương thức là tích tụ tư bản và tập trung tư bản. Hai
phương thức này có liên quan chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện và thúc đẩy nhau
[29, tr21].
Trong bối cảnh nước ta hiện nay, phần lớn xã hội đều đang đánh đồng khái
niệm tích tụ đất đai và tập trung đất đai với nhau, ngay cả trong một số văn bản
cũng như khi đề ra một hệ thống giải pháp chung cho cả hai. Sự phân biệt giữa hai
khái niệm này chỉ mới xuất phát từ các nhà nghiên cứu khoa học. Cũng bởi lẽ, giữa
hai khái niệm kể trên có những điểm tương đồng và khác biệt nhất định dẫn đến
việc nhầm lẫn, đồng nhất hai khái niệm là một. Vì vậy, việc phân định rõ bản chất
hai khái niệm là việc làm quan trọng và cần thiết để có được sự thống nhất trong
nhận thức, trong quá trình xây dựng và triển khai thi hành các chính sách, văn bản
pháp luật phù hợp với bản chất của tích tụ, tập trung đất đai.
Xét về điểm tương đồng
(i)

Mục đích của tích tụ đất đai và tập trung đất đai: Tích tụ và tập trung

đất đai là hai khái niệm có sự khác biệt về bản chất nhưng lại có tính chất tương
đồng về kết quả [20, tr115]. Tích tụ đất đai và tập trung đất đai đều là xu hướng tất
yếu, đều nhằm loại bỏ, hạn chế tình trạng manh mún, phân tán, nhỏ lẻ đất đai, tăng
quy mô sản xuất nông nghiệp. Hay nói cách khác, dù là tích tụ hay tập trung đất đai
thì cuối cùng vẫn là tạo ra một diện tích đất đai để có thể ứng dụng khoa học công
nghệ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao hơn.
(ii)

Hoạt động tích tụ, tập trung đất đai không thể tách rời với thị trường

đất đai mà cụ thể bao gồm thị trường chuyển nhượng QSDĐ và thị trường thuê đất.
Xét về điểm khác biệt: Sự phân biệt giữa tích tụ và tập trung đất đai được thể

hiện qua ba tiêu chí sau:
(i)

Xét dưới góc độ quyền tài sản: Theo pháp luật Việt Nam, đất đai vừa

được coi là một loại tài sản công vừa được coi là một thứ tài sản khác mang tên
QSDĐ. QSDĐ lại là một quyền phái sinh từ quyền sở hữu đất đai bởi lẽ quyền của

15


người sử dụng đất phát sinh trên cơ sở Nhà nước giao đất, cho thuê và công nhận
theo quy định của pháp luật. Tích tụ, tập trung đất đai thực chất là hai cách thức
khác nhau để khai thác quyền tài sản hiệu quả. Trong đó, tích tụ đất đai thực chất là
quá trình nhận chuyển nhượng QSDĐ để tạo ra một diện tích đất đai ở quy mô lớn
hơn, còn tập trung đất đai chỉ đơn thuần là liên kết nhiều mảnh đất của nhiều chủ sở
hữu khác nhau lại với nhau. Do đó, tích tụ đất đai làm thay đổi chủ thể có QSDĐ từ
nhiều người thành một người duy nhất, còn tập trung đất đai thì QSDĐ của các chủ
hộ vẫn không thay đổi.
(ii)

Xét về tính ổn định của chủ thể có QSDĐ: Tích tụ đất đai bản chất là

chuyển nhượng QSDĐ cho một chủ sở hữu, trong khi đó tập trung đất đai bản chất là
việc liên kết nhiều mảnh đất của nhiều chủ sở hữu khác nhau mà không chuyển
nhượng QSDĐ. Hệ quả là khi một người được trao quyền sở hữu sẽ được thụ hưởng
toàn bộ các quyền của chủ sở hữu, khác với việc vẫn tồn tại nhiều chủ sở hữu vì không
có sự chuyển nhượng QSDĐ mà chỉ có sự liên kết các mảnh đất đai lại. Do đó, sẽ tạo
tâm lý yên tâm hơn khi tập trung đầu tư và phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên,việc
chuyển QSDĐ sẽ gây nên “bài toán về dân cư” khi một bộ phận người nông dân sẽ mất

đất và không có việc làm, an sinh xã hội không đảm bảo. Đó cũng là một trong những
nguyên nhân khiến nhà nước phải ban hành các chính sách và pháp luật về hạn điền để
hạn chế tình trạng nêu trên. Còn đối với tập trung đất đai người nông dân cho thuê đất
sẽ không còn đất canh tác riêng, nhưng họ có thể vừa nhận được tiền thuê đất vừa làm
thuê để lãnh lương trên chính mảnh đất của mình [59].
(iii)

Xét về hình thức thể hiện: Qua rà soát và theo dõi thi hành pháp luật

thời gian qua, có thể phân loại hình thức thể hiện của tích tụ, tập trung đất đai thành
các mô hình phổ biến như sau:
- Các mô hình tích tụ đất đai, theo các khả năng mà pháp luật đất đai cho phép,
tích tụ đất đai có thể thực hiện theo 3 mô hình: Người nông dân bán đất của mình
cho doanh nghiệp; Người nông dân góp vốn vào doanh nghiệp bằng QSDĐ; Nhà
nước thu hồi đất của người nông dân rồi cho doanh nghiệp thuê.

16


- Các mô hình tập trung đất đai có thể được tiến hành theo 3 mô hình: Dồn
điền, đổi thửa; Người nông dân cho doanh nghiệp thuê đất; Người nông dân tham
gia với hình thức liên kết sản xuất kinh doanh.
Từ những phân tích trên có thể nhận thấy những điểm tương đồng và khác
biệt giữa hai khái niệm tích tụ đất đai và tập trung đất đai. Vấn đề đặt ra hiện nay là
cần nghiên cứu, đánh giá tác động các chính sách về kinh tế, xã hội và môi trường
của từng mô hình, để đánh giá được xu hướng phát triển nào là phù hợp, cần khuyến
khích, ưu tiên.
1.2. Khái niệm pháp luật tích tụ, tập trung đất đai
Bất cứ một quan hệ xã hội nào phát sinh trong đời sống xã hội cũng cần đến sự
điều chỉnh của pháp luật, nhằm định hướng các quan hệ này đi theo một trật tự

chung thống nhất, phù hợp với lợi ích nhà nước, của các bên tham gia quan hệ và vì
lợi ích chung của toàn xã hội. Trong lĩnh vực đất đai, cùng với các quy định pháp
luật liên quan, hàng loạt các quy phạm pháp luật được ban hành quy định về nguyên
tắc, điều kiện, nội dung và phương thức tích tụ, tập trung đất đai.
Nghiên cứu, tìm hiểu nội dung các quy định này, có thể thấy pháp luật về tích
tụ, tập trung đất đai là một chế định quan trọng của pháp luật đất đai Việt Nam, trên
cơ sở đó pháp luật về tích tụ, tập trung đất đai có thể được hiểu về mặt lý luận như
sau “Pháp luật về tích tụ, tập trung đất đai là tổng hợp các quy phạm pháp luật do
Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tích
tụ, tập trung đất đai góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nhằm giải quyết hài hòa
lợi ích của Nhà nước, lợi ích của chủ đầu tư, người có QSDĐ”.
Quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tích tụ, tập trung đất đai bản chất
cũng là một loại quan hệ đất đai. Theo đó, quan hệ đất đai trước hết là quan hệ giữa
các cá nhân, tổ chức trong việc sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai. Như vậy, quan
hệ đất đai trong hoạt động tích tụ, tập trung đất đai, trước hết là quan hệ giữa chủ sở
hữu có quyền sử dụng đất với các chủ sử dụng cụ thể có nhu cầu tích tụ, tập trung
đất đai, bên cạnh đó còn có sự tham gia của Nhà nước với vai trò tham gia vào quan
hệ xã hội này với tư cách người đại diện chủ sở hữu đất đai. Vì vậy có thể hiểu,

17


×