Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đánh giá hiệu quả mô hình liên kết phát triển được liệu actiso tại sapa lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.19 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

Nguyễn Huy Văn

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH LIÊN
KÉT PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU ACTISÔ
TẠI SA PA - LÀO CAI

Chuyên ngành: Tổ chức quản lý dược
Mã số: 62720412

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIÉN SĨ DƯỢC HỌC

Hà Nội, năm 2019


Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Dược Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học:
GS. TS. Phạm Thanh Kỳ

Phản biện 1 :

Phản biện 2 :

Phản biện 3 :


Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án
cấp Trường
họp tại :
Vào hồi ...giờ...ngày.... tháng.... năm 2019

Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia Việt Nam;
Thư viện Trường ĐH Dược Hà Nội


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Phần viết tắt

Phần viết đầy đủ

1.

ATS

Actisô

2.

CSHQ

Chi số hiệu quả

3.


DN

Doanh nghiệp

4.

KH, KHKT

Khoa học, Khoa học kỹ Qiuậl

5.

LK

Liên kết

6.

ND

Nông dân

7.

NN

Nhà nước

8.


PS

Phun sấy

9.

SX

Sản xuất

10.

TBKT, TCKT

Tiến bộ kỹ thuật, Tiêu chuẩn kỹ Qiuậl

11.

TC

Tiêu chuẩn

12.

TNBQ

Thu nhập bình quân

13.


VA/IC

Ti suất hoàn vốn (Ti suất hiệu quả / chi phí)

A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Đặt vấn đề
Thế kỷ 21, nhu cầu dược liệu và sản phẩm từ dược liệu ở các quốc
gia là rất lớn với tốc độ tăng trưởng doanh thu thuốc thảo dược toàn cầu
ước tính khoảng 5-18% trên năm.
Việt Nam có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng với
5.117 loài loài thực vật và nấm lớn được dùng làm thuốc, đóng vai trò
quan trọng phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân và để xuất khẩu. Tuy
nhiên, do khai thác thiếu kiểm soát và quản lý tài nguyên không đồng
bộ,... từ một quốc gia từng xuất khẩu dược liệu thu được nhiều ngoại tệ,
hiện nay Việt Nam phải nhập tới 80% nhu cầu dược liệu sử dụng trong
sản xuất chế phẩm từ dược liệu và y học cổ truyền.
Chính phủ Việt Nam có nhiều chủ trương, chính sách phát triển công
tác dược liệu... Tuy vậy, những kết quả thu được chưa xứng với tiềm
năng vốn có, nguyên nhân cốt lõi là thiếu mô hình phát triển dược liệu
hiệu quả. Nhiều mô hình phát triển cây trồng nói chung và cây thuốc
1


nói riêng đã được nhắc đến và áp dụng ở mức độ nhất định trong nước
như mô hình liên kết các N hà... Nhưng chưa có nghiên cứu về mô hình
nào được thực hiện một cách có hệ thống, trên cơ sở lý luận chặt chẽ,
triển khai mô hình một cách khoa học và đánh giá hiệu quả của mô hình.
Actisô là dược liệu đặc thù, được các Nhà hợp tác phát triển và tạo vùng
trồng sản xuất ở Sa Pa - Lào Cai. Vì vậy, đề tài “Đánh giá hiệu quả

mô hình liên kết phát triển dược liệu Actisô tại Sa Pa - Lào Cai” được
thực hiện với hai mục tiêu:
- Phân tích thực trạng phát triển dược liệu Actisô tại Sa Pa - Lào
Cai giai đoạn 2012 - 2014.
- Đánh giá hiệu quả giải pháp tăng cường liên kết 4 Nhà (Nhà nông,
Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà doanh nghiệp) phát triển dược liệu
Actisô tại Sa Pa - Lào Cai giai đoạn 2015 - 2017.
2.Nội dung của luận án
* Về thực trạng phát triển dược liệu Actisô tại Sa Pa - Lào Cai
giai đoạn 2012 - 2014
- Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh dược liệu Actisô tại Sa Pa
- Lào Cai trong giai đoạn 2012-2014.
- Phân tích thực trạng liên kết phát triển dược liệu Actisô tại Sa Pa
- Lào Cai giai đoạn 2012-2014.
- Xác định nhu cầu liên kết phát triển dược liệu Actisô tại Sa Pa Lào Cai trong các năm 2012-2014.
- Đánh giá chung về thực trạng liên kết phát triển dược liệu Actisô
tại Sa Pa - Lào Cai trong giai đoạn 2012-2014.
* Về hiệu quả giải pháp tăng cường liên kết 4 Nhà phát triển dược
liệu Actisô tại Sa Pa - Lào Cai giai đoạn 2015 - 2017
- Áp dụng giải pháp tăng cường liên kết “4 Nhà” phát triển dược
liệu Actisô tại Sa Pa - Lào Cai giai đoạn 2015-2017 về tổ chức liên
kết và quản lý mô hình liên kết ; truyền thông và triển khai giải pháp.

2


- Đánh giá hiệu quả giải pháp tăng cường liên kết ”4 Nhà” phát triển
dược liệu Actisô tại Sa Pa - Lào Cai trong giai đoạn 2015-2017 xuyên
suốt các khâu từ quy hoạch đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ bao gồm
những hiệu quả tác động riêng và hiệu quả tác động chung.

3. Ý nghĩa của luận án
Đây là lần đầu tiên có một mô hình liên kết phát triển dược liệu
được nghiên cứu đầy đủ và hệ thống.
- Lần đầu nghiên cứu về các hình thức, nội dung liên kết phát triển
Actisô và hiệu quả giải pháp tăng cường liên kết phát triển này.
- Các kết quả về những hiệu quả tác động riêng và tác động chung
đã chứng minh mô hình liên kết ”4 Nhà” phát triển dược liệu Actisô tại
Sa Pa - Lào Cai đã được triển khai thành công, đảm bảo sự phát triển
bền vững dược liệu Actisô trên các phương diện kinh tế - chính trị - xã
hội - môi trường.
- Các kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học mở ra những
hướng nghiên cứu phát triển các dược liệu khác của Việt Nam dựa trên
những lợi thế của từng địa phương.
4. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, đây là nghiên cứu đầu tiên về mô hình LK 4 Nhà trong
lĩnh vực dược liệu cây thuốc và kết quả nghiên cứu làm phong phú thêm
về lý luận liên kết phát triển (LKPT). Đã hệ thống hóa được những vấn
đề lý luận và thực tiễn về LKPT dược liệu Actisô.
Thứ hai, nghiên cứu đã chi ra mô hình đa chủ thể, LK 4 Nhà đã
phát triển thành công dược liệu Actisô (ATS) tại Sa Pa - Lào Cai trong
bối cảnh có rất ít nghiên cứu về lĩnh vực này và đặc biệt ngành dược
liệu đang rất cần mô hình phát triển phù hợp.
Thứ ba, lần đầu tiên giải pháp về tổ chức quản lý mô hình LKPT
dược liệu gắn với những yêu cầu chất lượng (GACP, GMP) được đưa
ra kèm theo tổ chức hoạt động truyền thông.
3


Thứ tư, lần đầu tiên hiệu quả tác động riêng và hiệu quả tác động
tổng thể của mô hình LK 4 Nhà phát triển dược liệu được đánh giá.

Trong đó, việc đánh giá hiệu quả tác động tổng thể cho cái nhìn bao
quát về những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân chung và ti
suất hoàn vốn trong SX dược liệu Actisô tại cộng đồng. Đây là một
đóng góp mới về phương pháp trong nghiên cứu tại trường Đại học
Dược Hà Nội và trong hoạch định chính sách phát triển dược liệu của
Bộ Y tế.
Thứ năm, kết quả thu được giúp cho lãnh đạo ngành dược liệu,
các ban ngành đoàn thể trong huyện Sa Pa có những mô hình quản lý,
LKPT các loại dược liệu bản địa nói chung và dược liệu Actisô nói riêng
phù hợp với địa phương mình. Trong đó, thực trạng LKPT Actisô tại
địa phương được phân tích rõ về nội dung LK theo chiều dọc; về đối
tượng LK theo chiều ngang mà chủ thể là Nhà nông và Nhà doanh
nghiệp; hình thức LK (chính thống và phi chính thống).
Thứ sáu, kết quả nghiên cứu góp phần làm rõ công tác hoạch định
chính sách về phát triển dược liệu tại Việt Nam nói chung và Lào Cai
nói riêng. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản lý hiểu sâu hơn các
nhân tố ảnh hưởng LK 4 Nhà từ đó đưa ra các quan điểm, định hướng
và các giải pháp phù hợp nhằm tăng cường LK giữa các Nhà trong phát
triển dược liệu tại các địa phương Việt Nam.
5. Bố cục của luận án
Luận án có 136 trang, gồm 4 chương, 45 bảng, 11 hình, 117 tài liệu
tham khảo và 17 phụ lục. Các phần chính trong luận án: đặt vấn đề (3
trang), tổng quan (36 trang), đối tượng và phương pháp nghiên cứu (17
trang), kết quả nghiên cứu (49 trang), bàn luận (27 trang), kết luận và
kiến nghị (4 trang).
B. NỘI DUNG LUẬN ÁN

4



Chương 1 - TỔNG QUAN
Đã tập hợp và trình bày một cách hệ thống những vấn đề có liên
quan đến nội dung nghiên cứu như các vấn đề về liên kết, các công trình
và mô hình phát triển dược liệu trên thế giới và ở Việt Nam.
Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: M ô hình liên kết phát triển dược liệu
Actisô tại Sa Pa - Lào Cai. Trong đó, các nhà (Nhà nước; Nhà khoa
học; Nhà doanh nghiệp; Nhà nông) là khách thể nghiên cứu.
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Xã Tả Phìn và xã Sa Pả, huyện Sa Pa, tinh Lào Cai;
Công ty TNHH MTV TraphacoSapa; Trung tâm NC&PT cây ôn đới Viện khoa học kĩ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc; Trạm
nghiên cứu trồng cây thuốc Sa Pa - Viện dược liệu.
- Thời gian:

2012-2014

(01/7/2011-30/6/2014) và 2015-2017

(01/7/2014-30/6/2017); Thu thập dữ liệu từ 7-9/2014 và từ 7-9/2017.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
* Tiến trình nghiên cứu tóm tắt theo sơ đồ hình 2.1 (luận án chính)
* Nghiên cứu bao gồm hồi cứu, so sánh trước và sau can thiệp, kết hợp
nghiên cứu định lượng, định tính ở 2 giai đoạn: Giai đoạn 2012-2014,
nghiên cứu thực trạng liên kết phát triển dược liệu Actisô tại Sa Pa Lào Cai và xây dựng giải pháp tăng cường liên kết 4 Nhà phát triển
dược liệu này; Giai đoạn 2015-2017, đánh giá hiệu quả mô hình liên kết
phát triển dược liệu Actisô tại Sa Pa - Lào Cai sau triển khai giải pháp
tăng cường liên kết.
2.2.2. M ô hình liên kết trong nghiên cứu


5


Mô hình đa chủ thể liên kết 4 Nhà (Nhà nước, Nhà nông, Nhà doanh
nghiệp, Nhà khoa học).
2.2.3. Các giải pháp tăng cường liên kết được đề xuất
- Giải pháp 1: Tổ chức liên kết và Quản lý mô hình liên kết phát triển
dược liệu Actisô.
- Giải pháp 2: Truyền thông, hướng dẫn quy trình, kỹ thuật trồng trọt,
chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch dược liệu Actisô.
2.2.4. M ẫu nghiên cứu và cỡ mẫu
220 hộ dân ở xã Sa Pả, Tả Phìn; 10 cán bộ quản lý, 10 nhà khoa học,
chuyên gia của cơ quan nghiên cứu thuộc huyện Sa Pa; 10 cán bộ quản
lý của TraphacoSapa và Traphaco được khảo sát, phỏng vấn, nội dung
được nêu ở Phụ lục 2.1 đến Phụ lục 2.6 (luận án chính).
2.2.5. Các biến số nghiên cứu: 36 biến số, bảng 2.1 (luận án chính).
2.2.6. Phương pháp thu thập số liệu
Trao đổi, phỏng vấn, ghi chép thông tin vào biểu khảo sát/phiếu hỏi.
2.3.

Đánh giá hiệu quả mô hình liên kết

Chi số hiệu quả được tính theo công thức:
P2 -P1
Trong đó:
x100 P1: là tỷ lệ (của một chi số) trước liên kết
P2: là tỷ lệ (của chi số đó) sau liên kết

2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thống kê kinh tế
2.4.2. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
2.4.3. Phương pháp phân tích mô hình: T-Test, Hồi quy OLS.
2.4.4. Phần mềm phân tích x ử lý dữ liệu: Excel, SPSS và Stata 14.0.
2.5. Cách khắc phục sai số
- Khống chế sai số trong thu thập số liệu tại thực địa.
- Khách quan, trung thực trong đánh giá, phân loại và xử lý số liệu.
Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
6


3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh dược liệu Actisô tại Sa Pa - Lào
Cai giai đoạn 2012-2014
3.1.1. M ột số đặc điểm của hộ gia đình trồng Actisô được khảo sát
- Theo giới: Trong 220 người trả lời, có 89,5% là Nam, 10,5% là Nữ.
- Theo độ tuổi: 99,55% số người trả lời đều trong tuổi lao động.
- Cơ cấu dân tộc: Người dân tộc Dáy, Kinh, Dao và H ’mong lần
lượt chiếm ti lệ 0,45%, 6,82%, 9,55%, và 83,18%.
- Trình độ văn hóa: 74,09% tốt nghiệp tiểu học hoặc thấp hơn; 25,91%
đã tốt nghiệp THCS (15,91%) và THPT (10,00%).
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT): 96,82% số người không có
trình độ CMKT; người có trình độ kỹ thuật chiếm 0,91%; người có trình
độ từ sơ cấp nghề đến cao đẳng chiếm 0,45% mỗi loại.
3.1.2. Quy mô diện tích đất sử dụng
Tổng diện tích đất là 106,03 ha/năm và khá ổn định. Diện tích đất
trồng cây thuốc biến động hàng năm, trung bình 16,82 ha/năm.
3.1.3. Chi phí, thu nhập và lợi nhuận từ trồng Actisô
- Tổng cơ cấu chi phí, thu nhập và lợi nhuận từ trồng Actisô: Chi phí
trồng Actisô là 917,602 tr.đ/năm (91,40 % tổng chi phí), đem lại nguồn
thu trung bình 1.382,230 tr.đ/năm (90,95% tổng doanh thu) và lợi nhuận

bình quân 464,628 tr.đ/năm (89,54% tổng lợi nhuận).
- Thu nhập bình quân đầu người của hộ trồng Actisô: Thu nhập bình
quân đầu người của các hộ trồng Actisô là 4,172 tr.đ/người/năm, gấp
2,6 lần so với thu nhập bình quân đầu người của các hộ không trồng
Actisô (1,625 tr.đ/người/năm).
- Chi phí, thu nhập và lợi nhuận từ trồng Actisô trung bình trên mỗi ha:
Trung bình năm giai đoạn 2012-2014, tổng chi phí là 54,13 tr.đ/ha, thu
nhập 82,61 tr.đ/ha, lợi nhuận 28,48 tr.đ/ha.

7


3.1.4. Năng suất, chất lượng dược liệu Actisô và cao Actisô
Năng suất trồng Actisô không ổn định, trung bình 27,814
tấn/ha/năm; Sản lượng cao chiết xuất thay đổi, trung bình 25,032
tấn/năm với quy mô lô sản xuất cao đặc ~1 tấn/lô. Dược liệu không đạt
chất lượng với 3 chỉ tiêu liên quan đến QTKT trồng và thu hoạch.
Cao đặc không đạt TCKT ở 12,04% số lô.
3.2.

Thực trạn g liên kết phát triển dược liệu Actisô tại Sa Pa - Lào

Cai giai đoạn 2012-2014
3.2.1. Liên kết trong quy hoạch
Trong khâu này, Nhà nông chưa tham gia; Nhà khoa học và Nhà
doanh nghiệp chỉ đóng góp ý kiến, 100% liên kết là phi chính thống.
3.2.2. Liên kết trong cung ứng vốn
Nhà nông ít có nhu cầu vay vốn, 60,98% tổng số hộ huy động vốn
tự có; còn lại vay vốn từ người thân hoặc doanh nghiệp (7,84%), ngân
hàng (21,00%) và các tổ chức tín dụng khác (10,18%).

3.2.3. Liên kết trong cung ứng nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản
xuất Actisô


Trong cung ứng giống: Tỉ lệ LK thấp, 33,64% (Hộ - Hộ) và

0,10% (Hộ - Doanh nghiệp); 66,26% số hộ tự để giống; 100% là LK
phi chính thống; Chất lượng giống, 100% không đạt TCKT.


Liên kết trong cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật:

Có 10,0% hộ LK với đại lý, hình thức linh hoạt (21,2% trả trước khi
nhận hàng; 33,8% trả ngay khi mua hang; 45,0% trả sau nhận hàng).
3.2.4. Liên kết trong chuyển giao TBKT và quản lý sâu bệnh hại
Nhà nông LK với nhau chiếm tỉ lệ lớn (65,1%), chủ yếu để trao đổi
kinh nghiệm. Nhà KH tham gia LK gián tiếp với hộ dân qua tập huấn
chuyển giao KT (34,9%), tỉ lệ LK qua doanh nghiệp là 12,3%.
3.2.5. Liên kết trong tiêu thụ

8


Hộ dân bán sản phẩm tại nhà và ngoài chợ (LK phi chính thống) với
ti lệ LK lần lượt là 65,6% và 34,4%. Có 11,8% số hộ bán cho DN, 25,2%
bán cho các thương lái, 63,0% không rõ đối tượng mua.
3.2.6. Lợi ích của liên kết
Có 13,8% số hộ tham gia và được hưởng lợi ích từ LK.
3.2.7. N hu cầu liên kết phát triển dược liệu Actisô tại Sa Pa - Lào Cai
giai đoạn 2012-2014

Với Nhà nông đã tham gia liên kết, 85,7% số hộ cho biết họ có nhu
cầu LK với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm. Nhu cầu LK trong đầu
vào với doanh nghiệp hoặc Nhà nước đều dưới 30%.
Với Nhà nông chưa tham gia LK, 41,2% số hộ cho rằng LK là rất
cần thiết (37,5%) và bình thường (3,7%), 58,8% không có ý kiến. Trong
số hộ trả lời cần có LK, 100% hộ có nhu cầu LK với DN.
100% hộ dân mong muốn nhất với cung ứng đầu vào, sau đó đến
tiếp cận tiến bộ KHKT mới và được ký bao tiêu sản phẩm (98,2%).
Đối với Nhà doanh nghiệp, ti lệ ý kiến cho rằng DN mong muốn
được tham gia LK, giúp kiểm soát được chất lượng theo TC quốc tế về
thực hành tốt, chủ động trong xây dựng kế hoạch SXKD và ứng biến trên
thị trường tốt hơn là 100,00%, 100,00% và 99,24%.
Đối với Nhà KH: trên 90% cho rằng việc áp dụng KHKT vào trong
tất cả các khâu của SX là rất cần thiết (96,03%), giúp đảm bảo chất
lượng dược liệu theo TC quốc tế (98,12%) và phát huy vai trò của Nhà
khoa học.
3.3. Đánh giá chung về thực trạng liên kết phát triển dược liệu
Actisô tại Sa Pa - Lào Cai giai đoạn 2012-2014
3.3.1. v ề các chủ thể và tác nhân tham gia liên kết


Nhà nông: Nhà nông tham gia LK có trình độ văn hóa thấp

(chủ yếu tốt nghiệp tiểu học trở xuống) và 0,45-0,91% được đào tạo
9


chuyên môn; quy mô đất trồng thuốc hạn chế (khoảng hơn 2 sào/hộ);
LK với các Nhà khác bị hạn chế, chủ yếu là LK phi chính thống.



N hà doanh nghiệp: 100% lãnh đạo có trình độ đại học; quản lý

chuyên môn chưa đáp ứng nhu cầu, vốn còn hạn chế, LK giữa Doanh
nghiệp - Nhà nông chỉ chiếm 12,27% gây ra nhiều hạn chế.


Nhà nước: Địa phương chưa ban hành quy hoạch phát triển

dược liệu nói chung và dược liệu Actisô nói riêng, các định hướng quy
hoạch nhưng chưa đồng bộ, chưa thực sự bám sát thực tế.


Nhà khoa học: Kết quả, chất lượng chuyển giao KT chưa bám

sát thực tiễn, chỉ có 2,6% số người được tập huấn cho rằng chuyển giao
KHKT đáp ứng nhu cầu nhưng không được áp dụng.
3.3.2. Về nhận thức, hiểu biết của các chủ thể tham gia liên kết
Nhà nông: 65,6% hộ dân không có thông tin gì, 34,4% biết nhưng
không rõ thông tin về LK sản xuất và tiêu thụ Actisô.
Nhà doanh nghiệp không nắm vững trách nhiệm, lợi ích mà họ được
hỗ trợ, ưu đãi về vay vốn khi họ tham gia liên kết
3.3.3. Vai trò của các tác nhân trung gian khác
Nhà nước là tác nhân hết sức quan trọng, cầu nối giữa các Nhà thông
qua hệ thống chính sách, văn bản pháp luật.
Các tổ chức đoàn thể (như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ ...) cũng là tác
nhân tham gia với vai trò là các trung gian liên kết.
3.3.4. Về sự h ỗ trợ, trợ giúp các Nhà tham gia liên kết
Với Nhà nông: không có hỗ trợ cho tập huấn, trợ giá đầu vào; hỗ trợ
mở rộng quy mô sản xuất, vay vốn còn hạn chế (không ưu đãi).

Với Nhà KH: có dự án về nghiên cứu giống, QTKT của Nhà nước,
nhưng đầu tư cho nghiên cứu sâu về Actisô còn hạn chế.
Với Nhà DN: chưa nhận được sự ưu đãi trong vay vốn theo chủ
trương, chính sách liên kết mà Nhà nước đặt ra.

10


3.4. Áp dụng các giải pháp tăng cường liên kết “4 N hà” phát triển
dược liệu Actisô tại Sa Pa - Lào Cai giai đoạn 2015-2017
3.4.1. To chức liên kết và quản lý mô hình liên kết
3.4.1.1. Tổ chức, quản lý mô hình liên kết
Thành lập, thông qua quy chế hoạt động của Ban tổ chức LK và
quản lý mô hình LK (Ban quản lý mô hình LK) với sự tham gia của các
Nhà, đặt tại TraphacoSapa. Ban quản lý mô hình LK có chiến lược, kế
hoạch, phân công SX và chuyên môn hóa, ký hợp đồng LK.
3.4.1.2. Thành lập và tổ chức hoạt động quỹ hỗ trợ phát triển Actisô
Quỹ hỗ trợ phát triển Actisô được thành lập vào tháng 10I2014,
nguồn vốn 1,5 ti đồng, đóng góp của TraphacoSapa và một số đơn vị tổ
chức như VBCF, để xoay vòng vốn và phát triển giống Actisô.
3.4.2. To chức truyền thông và triển khai các giải pháp tăng cường
liên kết
Hoạt động truyền thông kết hợp với tổ chức mô hình liên kết. Theo
đó, từ năm 2015-2017, huyện Sa Pa đã phát 14 tin và 28 bài qua truyền
thanh và truyền hình với tổng thời lượng là 150 phút về 5 nội dung khác
nhau; tại 2 xã Sa Pả và Tả Phìn đã phát được tổng cộng 1.000 tờ rơi, tờ
gấp, pa nô, áp phích, tranh, ảnh cổ động.
Đã tổ chức được 12 buổi tập huấn, trung bình 1 buổi tập huấnItháng,
mỗi buổi diễn ra trong khoảng 150 phút (120 phút đến 180 phút). Tổng
số thời gian tập huấn là 1800 phút.

Nhà doanh nghiệp đã phối hợp các bên, tổ chức được 12 buổi truyền
thông trực tiếp ở 2 xã với các hình thức: nói chuyện chuyên đề, thảo
luận nhóm và tập huấn hướng dẫn thực hành về các nội dung khác nhau
trong mô hình LK, thu hút được 404 lượt hộ tham dự. Thời lượng mỗi
buổi kéo dài từ 120 đến 135 phút

11


3.5. Đánh giá hiệu quả giải pháp tăng cường liên kết “4 N hà” phát
triển dược liệu Actisô tại Sa Pa - Lào Cai giai đoạn 2015-2017
3.5.1. Hiệu quả trong quy hoạch vùng trồng Actisô
Tổng diện tích thay đổi không đáng kể, diện tích Actisô bình
quân/hộ tăng 189,23%; tỉ trọng đất trồng Actisô tăng từ 15,86% lên đến
45,62%; số hộ trồng Actisô trung bình hàng năm tăng 76,65%.
3.5.2. Hiệu quả liên kết trong cung ứng vốn và giống trồng Actisô
3.5.2.1, Hiệu quả sử dụng nguồn vốn: Năm 2015-2017, 22% hộ LK
được vay vốn xoay vòng không tính lãi từ công ty; >9% số hộ còn lại
phải đi vay vốn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng với lãi suất thấp;
tỉ lệ hộ trồng Actisô được DN cung ứng vốn hoặc sử dụng vốn tự có sau
LK tăng hơn trước LK lần lượt là 180,53%, 120,49%.
3.5.2.2. Hiệu quả sử dụng nguồn giống: năm 2015-2017, việc sản xuất
ổn định; chi phí về giống giảm nhiều và ổn định 7,57 tr.đ/ha; còn năm
2012-2014 có chi phí trung bình 16,66 tr.đ/ha và bấp bênh. Chất lượng
giống giai đoạn 2015-2017 đảm bảo sản xuất ổn định.
3.5.3. Hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ dược liệu Actisô
- Hiệu quả kinh tế: Chi phí SX trung bình, 2015-2017, là 42,36
tr.đ/ha/năm, giảm 21,74% so với giai đoạn 2012-2014; Giai đoạn 2015­
2017 có lợi nhuận 100,19 tr.đ/ha/năm, GO/IC đạt 3,36 lần, tỉ suất GO/IC
và VA/IC cao hơn 116% và 324% so với giai đoạn trước (lợi nhuận

28,48 tr.đ/ha/năm trong giai đoạn 2012-2014); Tỉ lệ thu nhập bình quân
(TNBQ) giữa hộ trồng ATS/TNBQ chung hoặc TNBQ của hộ không trồng
ATS giảm mạnh (giảm 40,78% hoặc 72,93%); tỉ lệ TNBQ từ trồng Actisô
/ tổng TNBQ hộ trồng Actisô giảm 3,05%. .
- Năng suất, chất lượng dược liệu Actisô
Năng suất dược liệu Actisô trước và sau khi áp dụng các giải pháp
tăng cường LK “4 Nhà” lần lượt là 27,81 tấn/ha và 38,09 tấn/ha; chất
12


lượng dược liệu Actisô đã được cải thiện rõ rệt.
3.5.4. Hiệu quả trong liên kết chế biến và tiêu thụ dược liệu Actisô
- Giá trị hiệu quả kinh tế: Giai đoạn 2015-2017, giá trị gia tăng đạt
7.490 tr.đ/năm (tăng 753%), GO/IC đạt 1,2 lần, ti suất GOIIC và VAIIC
cao hơn 13,86% và 257% so với giai đoạn trước.
- Giá trị năng suất, chất lượng cao Actisô: Giai đoạn 2015-2017, sản
lượng cao Actisô trung bình là 38.559 kg/năm cao hơn sản lượng trung
bình năm của giai đoạn trước 54%; chất lượng cao Actisô được nâng
cao với chủng loại là cao sấy PS và hàm lượng Cynarin đạt 4,41% (tăng
54,6% so với trước).
3.5.5. N hững hiệu quả về kinh tế, chính trị, xã hội khác
3.5.5.1. Đối với Nhà nước: Thứ nhất, nâng cao nhận thức của cán bộ
xã, thônIbản về mô hình liên kết “4 Nhà”, CSHQ từ 100,0-278,4%; Thứ
hai, nâng cao nhận thức của cán bộ xã, thônI bản về quy trình trồng,
chăm sóc, thu hoạch dược liệu Actisô, CSHQ từ 77,3-92,6%; Thứ ba,
góp phần hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội huyện Sa Pa (Năm
2017, kết quả đạt được đã vượt các chi tiêu kinh tế - xã hội chung từ
3,2-115%, dự báo hoàn thành mục tiêu đến năm 2020).
3.5.5.2. Đối với Nhà nông
Hiểu biết về liên kết 4 Nhà được cải thiện rõ: các hộ dân từ không

có thông tin gì (65,5%) ở giai đoạn 2012-2014 chuyển thành biết thông
tin (41,8%) và hiểu rất rõ (57,7%) ở giai đoạn 2015-2017.
Có thay đổi lớn về mong muốn của hộ có LK: Từ 86,7% số hộ mong
muốn được đảm bảo đầu ra; 26,7% muốn được vay vốn với lãi suất
thấp; 13,3% muốn được trả chậm chi phí đầu vào; 3,3% mong muốn
được cấp giống hoặc phân bón ở giai đoạn trước chuyển thành 89,9%
số hộ tham gia LK mong muốn được trả chậm đầu vào, 11,1%
mong muốn được vay vốn sản xuất với lãi suất thấp ở giai đoạn sau.
13


Với hộ không tham gia LK: Từ dưới 50% số hộ cho rằng LK là rất
cần thiết và bình thường, còn lại không có ý kiến; 94,8% số hộ muốn
được LK trong cả SX và tiêu thụ trở thành 100% số hộ cho rằng LK là
rất cần thiết, nếu có LK thì 100% có nhu cầu LK với doanh nghiệp trong
SX và tiêu thụ bằng hợp đồng.
3.5.5.3. Đối với Nhà Khoa học: 91,20% ý kiến cho rằng LK 4 Nhà góp
phần nâng cao uy tín của tổ chức và cá nhân NCKH. Trên 90% số người
được hỏi có nhận xét: tham gia LK, Nhà khoa học được hỗ
trợ kinh phí (100,0%); tăng thêm thu nhập (93,1%); nâng cao trình
độ và kỹ năng nghiên cứu chuyên ngành (96,3%).
3.5.5.4. Đối với Doanh nghiệp: Doanh nghiệp có doanh thu tăng cao,
VA/IC tăng, chủ động hơn cho việc xây dựng và hoàn thành KHSX.
3.5.6. Hiệu quả tác động tong thể của mô hình liên kết “4 N h à ”phát
triển Actisô tại Sa Pa - Lào Cai
3.5.6.1. Yếu tố ảnh hưởng đến tỉ trọng thu nhập của hộ gia đình trồng
Actisô: Cao nhất là yếu tố về sự tham gia liên kết “4 Nhà” (20,19% tổng
ảnh hưởng); tiếp theo là trình độ văn hóa của chủ hộ, chủ hộ có trình độ
THCS có tỷ trọng tác động chiếm 16,26% tổng tác động; thứ 3 là yếu
tố về lợi ích khi tham gia liên kết (14,76%).

3.5.6.2. Yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân từ trồng Actisô của
hộ gia đình trồng Actisô: Cao nhất là chi phí trồng dược liệu, chiếm
52,06% tổng ảnh hưởng; thứ hai là yếu tố về sự tham gia LK, 24,83%;
tiếp theo là yếu tố về trình độ văn hóa của chủ hộ.
3.5.6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ suất lợi nhuận/chi phí sản xuất
dược liệu Actisô của hộ gia đình: Cao nhất là yếu tố về sự tham gia LK,
chiếm 36,60% tổng ảnh hưởng; thứ hai là đặc trưng về giới,
21,54%; tiếp theo là về trình độ văn hóa của chủ hộ, chiếm 18,39%.

14


3.5.6.4. Hiệu quả tác động chung của mô hình liên kết “4 N hà”
Về tổng thể, các giải pháp tăng cường LK “4 Nhà” đã kiểm soát và
thúc đẩy sản xuất và thị trường tiêu thụ dược liệu Actisô theo hướng
tích cực ở Sa Pa, tạo ra hiệu quả phát triển dược liệu bền vững ở nơi
đây thông qua tăng thu nhập bình quân của hộ gia đình; tăng chi số hiệu
quả sử dụng vốn VA/GO; giảm ti lệ thu nhập bình quân từ trồng
Actisô/tổng thu nhập, góp phần giảm chênh lệch thu nhập giữa những
hộ trồng Actisô và thu nhập của cộng đồng.
Chương 4 - BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng liên kết phát triển dược liệu Actisô tại Sa Pa - Lào
Cai giai đoạn 2012-2014
4.1.1. Về các hình thức, phương thức và mô hình liên kết
Về hình thức liên kết (LK): bao gồm hợp đồng bằng văn bản
(hợp đồng chính thống); hợp đồng miệng (thỏa thuận miệng).
Giai đoạn 2012-2014, hình thức LK chính thống xuất hiện chủ yếu
giữa Hộ dân với Nhà KH hoặc DN trong nội dung về chuyển giao tiến
bộ KHKT và quản lý sâu bệnh hại hoặc tiêu thụ, ti lệ trên 90% với Nhà
KH và với Nhà DN. Hình thức LK phi chính thống chiếm trên 90% giữa

ND-ND với nhau hoặc với ND-DN trong nội dung cung ứng giống,
phân bón và thuốc BVTV. Các con số đã thể hiện sự kém bền vững
trong LK giữa các Nhà đối với tất cả các khâu quan trọng của quá trình
sản xuất - tiêu thụ dược liệu Actisô.
>

Về phương thức LK: liên kết giữa các Nhà cũng có đan xen,

xuất hiện cả liên kết dọc và liên kết ngang
>

Về mô hình LK: giai đoạn 2012-2014 thấy xuất hiện chủ yếu

hai loại mô hình, mô hình phi chính thống và mô hình đa chủ thể.
Thứ nhất, đối với mô hình phi chính thống: Có ở hầu hết các nội
dung LK và chiếm tỷ lệ rất cao (trên 90%). Trong cung ứng giống
15


Actisô giữa ND - DN hay ND - ND, 100% LK phi chính thống.
Thứ hai, đối với mô hình đa chủ thể: đây là loại mô hình hợp đồng
chính thống, có xuất hiện trong liên kết SXKD dược liệu Actisô ở Sa
Pa - Lào Cai giai đoạn 2012-2014. Tuy nhiên, với nội dung LK trong
SXKD, chỉ có LK giữa Nhà nông và Nhà doanh nghiệp chiếm tỉ lệ cao
nhất, 96,3% trong chuyển giao TBKT và tiêu thụ. Nhà khoa học không
LK trực tiếp với Nhà nông mà LK gián tiếp thông qua tập huấn chuyển
giao KT và quản lý sâu bệnh hại với tỉ lệ thấp, 34,9%, trong đó 76,3%
số hộ LK chính thống.
4.1.2.


Về nội dung liên kết

4.1.2.1. Liên kết trong cung ứng các yếu tố đầu vào
> Liên kết trong cung ứng vốn: 39,02% LK chính thống giữa Nhà
nông - Ngân hàng/Tổ chức tín dụng do thủ tục vay rườm rà và quy định
khắt khe; 60,98% LK chính thống giữa Nhà nông - Nhà nông với ưu
điểm về tính linh hoạt, thuận tiện, có thể vay lượng nhỏ.
>

Liên kết trong cung ứng giống: 100% LK phi chính thống.

0,10% là LK ND - DN; 33,64% là LK ND - ND; 66,26% các hộ tự để
giống. 100% giống không đạt chỉ tiêu tỉ lệ nảy mầm, làm tăng chi phí
SX. Sự vắng mặt Nhà khoa học trong SX, cung ứng giống dẫn đến chất
lượng giống thấp, giá cả bấp bênh cùng với sự thiếu ổn định của SX là
những yếu tố gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả SXKD, cũng như
tính bền vững trong LK giai đoạn này.
>

Liên kết trong cung ứng phân bón và thuốc BVTV: không có

LK ND - HTX - ĐL; chỉ có LK giữa ND - ĐL với tỉ lệ 10%. Trong đó,
LK phi chính thống chiếm 91,4%. Tuy nhiên, với tỉ lệ LK thấp, giai
đoạn 2012-2014, mối LK này chưa phát huy được hiệu quả.
4.1.2.2. Liên kết trong chuyển giao TBKT và phòng trừ dịch bệnh
Đối với LK ND - ND là kênh LK chủ yếu, khoảng 65,1%, 100% là

16



LK phi chính thống do các hộ dân học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau qua
truyền miệng. Chất lượng của phương pháp chưa đáp ứng yêu cầu, chưa
sát thực tiễn... nên hiệu quả LK mang lại còn thấp.
Đối với LK giữa ND - DN, chủ yếu thông qua việc các DN cung
ứng giống, phân bón phổ biến KT cho nông dânInhóm Nhà nông có quy
mô SXKD tương đối lớn. Mặc dù có 96,3% LK chính thống nhưng ti lệ
LK ND - DN trong nội dung này còn thấp, chi là 12,3%.
Với LK NN - KH, tỷ lệ LK không cao (34,9%). Tỷ lệ LK chính
thống chiếm 76,3%, chủ yếu trong tập huấn, chuyển giao KT mới.
Với nguồn lực hạn chế, LK chưa đem lại kết quả như mong đợi, chi
có 2,6% số hộ khảo sát cho rằng LK đáp ứng được nhu cầu.
4.1.2.3. Liên kết trong tiêu thụ
Ti lệ hộ dân tham gia LK tiêu thụ dược liệu Actisô với doanh nghiệp
còn thấp, chi 12,27% nhưng có 100% LK chính thống. Hợp đồng chủ
yếu là theo mùa vụ có thể đem lại nhiều rủi ro cho NN, bởi tính bất ổn
định, đôi khi ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tiêu thụ.
Nhà nông LK với các đơn vị trung gian tiêu thụ với ti lệ 23,18%.
Còn lại, hộ dân không rõ đối tượng mua. Ti lệ hộ tiêu thụ có hợp đồng
thấp và trên 80% là hợp đồng chính thống. Việc LK tiêu thụ dược liệu
Actisô trong giai đoạn này còn thiếu và yếu, người dân không rõ bán
dược liệu cho đâu và bị động trong tiêu thụ dược liệu.
4.1.3. Về thực hiện các nguyên tắc của liên kết
Liên kết phát triển Actisô giai đoạn 2012-2014 phần nào đã tuân
theo các nguyên tắc: tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi. Mặc dù ti lệ
LK của Nhà nông với các Nhà trong giai đoạn 2012-2014 còn thấp
(13,79%) nhưng 100% số hộ tham gia cho là được lợi ích từ LK.
Mối LK của các nhà còn chưa đáp ứng tốt một số nguyên tắc như:
LK phải đảm bảo đạt hiệu quả ngày càng cao, kết hợp hài hòa
17



lợi ích kinh tế giữa các bên, các mối LK phải được pháp lý hóa.
4.2. Các giải pháp tăng cường liên kết ”4 Nhà” phát triển dược liệu
Actisô tại Sa Pa - Lào Cai
Trong nền kinh tế thị trường Việt Nam đang hội nhập với nền kinh
tế thế giới nên mô hình liên kết “4 Nhà” lấy doanh nghiệp làm trung
tâm và hộ gia đình phải là đối tượng chính trong việc triển khai các hoạt
động của mô hình liên kết. Các nội dung và hình thức tổ chức phù hợp
với điều kiện kinh tế, trình độ văn hóa của gia đình tại địa phương, được
sự ủng hộ của chính quyền, dựa vào cộng đồng.
4.3. Hiệu quả áp dụng giải pháp tăng cường liên kết “4 Nhà” phát triển
dược liệu Actisô tại Sa Pa - Lào Cai giai đoạn 2015 - 2017
4.3.1. Về quy hoạch
Quy mô diện tích trồng cây thuốc Actisô tăng nhanh.
4.3.2. v ề cung ứng các yếu tố đầu vào
Nguồn cung ứng giống Actisô và chi phí đầu tư ổn định và thấp hơn,
chất lượng giống tốt hơn so với giai đoạn trước.
4.3.3. v ề áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất
>

Quy trình chăm sóc, nuôi trồng dược liệu Actisô được hoàn

thiện phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương: Chi phí SX còn
42,36 tr.đ/ha (giảm hơn trước 21,74%). Năng suất dược liệu tăng lên
bình quân 38,09 tấn/ha, con số khá cao so với kết quả đã nghiên cứu.
>

Quy trình chế biến được nâng cấp: từ dây chuyền chiết xuất

cao đặc lên dây chuyền chiết xuất cao sấy PS; năng suất tăng 54,04%

(từ 25.032,00 kg/năm trong năm 2012-2014 đến 38.559,47 kg/năm
trong năm 2015-2017), đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường.
>

Chất lượng dược liệu được cải thiện

Giai đoạn 2015-2017, dược liệu Actisô luôn đạt TCKT với hàm
lượng Cynarin tăng ổn định; hàm lượng Cynarin (Cy) trong cao tăng
18


28,08% so với giai đoạn trước LK. Ti lệ số lô vi phạm TCKT giảm
54,55%, trong khi số lượng chi tiêu chất lượng tăng (từ 10 lên 11). 4.3.4.
Hiệu quả kinh tế
Doanh thu và lợi nhuận từ sản xuất dược liệu Actisô tăng mạnh.
Đối với Nhà nông: Sau khi tham gia LK giai đoạn (2015-2017), trung
bình lợi nhuận đạt 100,19 triệu đồngIha/năm với tỷ suất VAIIC cao hơn
giai đoạn 2012-2014 là 323,92%.
Đối với Nhà doanh nghiệp: Giai đoạn 2015-2017, lợi nhuận trung
bình 7.489,667 tr.đ/năm, chi số VAHC là 0,203 lần, tăng 257,15%.
4.3.5. Lợi ích khác
>

Đạt được các mục tiêu theo kế hoạch của các bên liên quan.

>

Hiệu quả ổn định kinh tế, chính trị và xã hội

4.3.6. Hiệu quả tác động tong thể của mô hình

Xét tổng thể, 3 chi tiêu đặc trưng cho hiệu quả đầu tư trong sản xuất
Actisô của ND (TNBQ, Ti trọng thu nhập từ trồng ActisôItổng thu nhập
của hộ và Ti suất VAIIC trong sản xuất dược liệu Actisô) phụ thuộc vào
yếu tố về sự tham gia liên kết “4 Nhà” (trước và sau tác động); trình độ
văn hóa của người được phỏng vấn; hiểu biết về LK của người được
khảo sát; chi phí trồng Actisô. Các yếu tố này liên quan đến tổ chức mô
hình “4 Nhà” phát triển Actisô (I); tuyên truyền, tập huấn về mô hình
LK, áp dụng TBKT (II) và đào tạo nâng cao trình độ văn hóa cho hộ
dân (III). Như vậy, giai đoạn 2015-2017, với những giải pháp tăng
cường LK, mô hình “4 Nhà” phát triển dược liệu Actisô ở Sa Pa -Lào
Cai đã giải quyết được nội dung (I) và (II). Giải quyết nội dung (III),
cần có giải pháp can thiệp sâu của Nhà nước trong đào tạo nâng cao
trình độ văn hóa cho người dân với thời gian dài lâu hơn. Tuy nhiên,
yếu tố này chi ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả đầu tư SX dược liệu
Actisô và không có vai trò quyết định.
19


4.4. Những ưu điểm và hạn chế của mô hình liên kết
4.4.1. N hững ưu điểm
Tạo lập phương thức SX hàng hóa cho nông dân theo cơ chế thị
trường, mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội - môi trường với bước đột
phá mới cho đời sống người nông dân của huyện Sa Pa.
4.4.2. N hững hạn chế và nguyên nhân
Những tồn tại khi triển khai mô hình: Người dân không thực hiện
được như trong hợp đồng; không tuân thủ quy trình, kỹ thuật; việc cơ
giới hóa và sản xuất đồng loạt gặp khó khăn.
Nguyên nhân: sự thiếu chủ động của một số hộ dân trong áp dụng
quy trình KHKT; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện
các cam kết trong hợp đồng còn hạn chế; các chính sách của Nhà nước

cho Doanh nghiệp vẫn chưa thật sự gắn với thực tế.
4.5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án có 6 đóng góp mới về tổ chức và đánh giá hiệu quả mô hình
liên kết phát triển Actisô nói riêng và liên kết phát triển dược liệu nói
chung như đã nêu trên, trong phần GIỚI THIỆU LUẬN ÁN.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1.

Về thực trạng liên kết phát triển dược liệu Actisô tại Sa Pa -

Lào Cai giai đoạn 2012 - 2014
-

Mô hình liên kết phát triển dược liệu Actisô tại Sa Pa - Lào Cai là

mô hình đa chủ thể với sự tham gia của Nhà nước, Nhà nông, Nhà doanh
nghiệp, Nhà khoa học. Mô hình nghiên cứu thực hiện tại địa bàn miền
núi vùng cao, các hộ nông dân tham gia mô hình chủ yếu là đồng bào
dân tộc thiểu số chiếm 93,18%, trình độ văn hóa chủ yếu từ tiểu học trở
xuống và hầu như không có CMKT (96,82%).
-

Mô hình liên kết phát triển dược liệu Actisô tại Sa Pa - Lào Cai giai
20


đoạn 2012 - 2014 đã đạt những thành công nhất định như thúc đẩy tăng
trưởng sản xuất kinh doanh dược liệu so với trước đây; mở ra hướng
sản xuất dược liệu hàng hóa hiện đại, tạo vùng trồng gắn với chế biến

và tiêu thụ. Tuy nhiên việc phát triển dược liệu Actisô chưa tương xứng
với tiềm năng vốn có, chưa đáp ứng mong muốn
của các tác nhân tham gia liên kết.
-

Thực trạng liên kết phát triển dược liệu Actisô tại Sa Pa - Lào Cai

giai đoạn 2012 - 2014 còn lỏng lẻo, tự phát; có 0,1- 34,9% tổng số hộ
được khảo sát tham gia liên kết, ti lệ thay đổi theo nội dung liên kết và
đối tượng tham gia liên kết; Các nội dung liên kết phong phú; Hình thức
liên kết phi chính thống phổ biến trong cung ứng giống, phân bón/thuốc
BVTV, thông tin về TBKT và quản lý sâu bệnh hại; Hình thức liên kết
chính thống chiếm ưu thế trong cung ứng vốn, liên kết với doanh
nghiệp; Liên kết giữa Nhà nông và Nhà doanh nghiệp (hai chủ thể chính
của chuỗi giá trị dược liệu Actisô) chiếm ti lệ 12,27%; Vai trò của Nhà
nước rất quan trọng trong thúc đẩy liên kết, nhưng chưa được quan tâm,
chưa có chính sách phù hợp thúc đẩy phát triển dược liệu. Sự đóng góp
của Nhà khoa học trong liên kết rất mờ nhạt, chưa chuyển giao tiến bộ
KHKT vào sản xuất dược liệu Actisô; Trình độ, sự nhận thức, hiểu biết
về sản xuất kinh doanh cũng như chủ trương, chính sách liên kết còn rất
hạn chế; sản xuất mang tính tự phát, chưa gắn với thị trường tiêu thụ;
các Nhà không chủ động liên kết với nhau; tổ chức, hình thức liên kết
chưa hiệu quả; hoạt động liên kết phổ biến là giữa 2 Nhà, còn mang
nặng tính một chiều, chưa gắn với nhu cầu của các Nhà.
1.2.

Về hiệu quả mô hình liên kết phát triển dược liệu Actisô tại

Sa Pa - Lào Cai giai đoạn 2015 - 2017
-


Việc triển khai các giải pháp tăng cường liên kết về thực chất là xây

dựng mô hình liên kết “4 Nhà” phát triển dược liệu chuyên nghiệp, hiệu

21


quả nhằm phát huy năng lực, phân công trách nhiệm “các Nhà” một
cách tối ưu. Ban quản lý mô hình liên kết đã hoạch định được các mục
tiêu chiến lược phát triển dược liệu, đồng thời xây dựng được bộ giải
pháp theo từng nội dung liên kết để đạt các mục tiêu chiến lược: tổ chức
truyền thông, tập huấn về mô hình liên kết (lợi ích, sự cần thiết, các nội
dung và hình thức liên kết), phổ biến, chuyển giao QTKT; tổ chức
nguồn lực tăng cường liên kết của
mô hình đạt hiệu quả tích cực.
- Mô hình liên kết “4 Nhà” đã làm thay đổi nhận thức một cách rõ rệt
từ người dân, doanh nghiệp, nhà khoa học đến các cán bộ quản lý chính
quyền các cấp. Tỷ lệ số hộ tham gia liên kết tăng trung bình 343,96%/
năm, liên kết ở tất cả các nội dung từ quy hoạch vùng trồng, đến chế
biến tiêu thụ sản phẩm; 100% liên kết là chính thống gắn quyền lợi và
trách nhiệm các Nhà tham gia liên kết.
- Hiệu quả đột phá về phát triển dược liệu Actisô ở Sa Pa - Lào Cai:
+ Tổng diện tích trồng Actisô tăng trung bình 188,64%; Diện tích
trồng Actisô của hộ gia đình tăng trung bình 189,23%; đem lại thu nhập
chính (>90%), lợi nhuận/ha tăng 251,76%, trong khi chi phí sản xuất
dược liệu lại giảm 21,74%.
+ Sản lượng và năng suất dược liệu Actisô tăng trung bình
301,29%/năm và 36,94%/ha/năm; sản lượng cao Actisô tăng trưởng
trung bình 54,04%/năm.

+ Chất lượng dược liệu được cải tiến rõ rệt liên quan đến nâng cấp
QTKT trồng, dây chuyền chế biến cao, hàm lượng hoạt chất Cynarin
tăng trung bình 28,08%.
+ Về hiệu quả kinh tế: Với nhà nông, tính trung bình trên 1 ha/năm,
GO tăng 72,56%; GO/IC đạt 3,36 lần, tăng 115,96%; VA/IC đạt 2,36
lần, tăng 323,92%. Với doanh nghiệp, tính trung bình mỗi năm, GO
22


tăng 163,53%; GO/IC đạt 1,28 lần, tăng 13,86%; VA/IC đạt 0,20 lần,
tăng 257%.
- Mô hình giúp Nhà nông, Nhà doanh nghiệp nâng cao nhận thức về mô
hình liên kết “4 Nhà” phát triển Actisô, dẫn đến mong muốn liên kết
nhiều hơn và thiết thực hơn. Nhà nông nâng cao được mối quan hệ xã
hội trong sản xuất, tiêu thụ dược liệu, tăng năng lực sản xuất và thị
trường. Nhà doanh nghiệp có vùng nguyên liệu ổn định, chất
lượng cao chủ động cho sản xuất kinh doanh hiệu quả.
- Xét tổng thể, mô hình liên kết có ảnh hưởng lớn nhất đến tỉ trọng thu
nhập bình quân từ Actisô /tổng thu nhập bình quân của hộ gia đình, tỉ
suất lợi nhuận/chi phí trồng Actisô của hộ gia đình, làm tăng rõ rệt 2 chỉ
tiêu này so với trước. Trong mối tương quan với các yếu tố tác động
đến hiệu quả kinh tế chung, giải pháp tăng cường liên kết với hoạt động
truyền thông, tập huấn thúc đẩy chuyển giao tiến bộ KHKT, làm giảm
chi phí và tăng hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập bình quân từ sản xuất
dược liệu Actisô. Với tác động cộng gộp, mô hình liên kết đã làm tăng
thu nhập bình quân chung, tăng tỉ suất hoàn vốn trong sản xuất Actisô,
giảm xung đột lợi ích kinh tế - xã hội trong cộng đồng địa phương.
-

Mô hình liên kết tạo ra vùng trồng Actisô tại Sa Pa - Lào Cai đạt


chứng nhận GACP-WHO, nhà máy chế biến chiết xuất dược liệu của
TraphacoSapa đạt GMP-WHO, tạo ra sản phẩm từ Actisô có giá trị cao,
có thương hiệu, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
-

Mô hình liên kết phát triển dược liệu Actisô tại Sa Pa - Lào Cai đã

phát huy được các lợi thế tự nhiên, xã hội của Sa Pa, sự hợp tác tốt của
Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà doanh nghiệp, Nhà nông phát triển dược
liệu theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn vùng trồng với chế biến sản
phẩm cạnh tranh trên thị trường.
2. Kiến nghị

23


×