Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Khoá luận tốt nghiệp đảng bộ huyện gia lâm (thành phố hà nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2011 đến năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.78 KB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
-------  -------

VŨ THỊ HUYỀN

ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LÂM (THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2018

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

HÀ NỘI, 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
-------  -------

VŨ THỊ HUYỀN

ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LÂM (THÀNH PHỐ HÀ NỘI)
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2018

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Ngô Thị Lan Hương



HÀ NỘI, 2019


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Giáo dục
chính trị trường ĐHSP Hà Nội 2 đã dạy dỗ, chỉ bảo và truyền đạt kiến thức cho em
trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như trong quá trình thực hiện khóa luận
tốt nghiệp
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn TS.Ngô Thị Lan Hương – người đã tận
tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận này
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện để
em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Vũ Thị Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Em xin được khẳng định những kết quả nghiên cứu trong bài khóa luận của
mình hoàn toàn không trùng lặp hoặc sao chép của người khác. Số liệu trong bài
khóa luận là hoàn toàn trung thực. Khóa luận này chưa từng được công bố trong bất
cứ công trình nghiên cứu nào. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Vũ Thị Huyền



DANH MỤC VIẾT TẮT

CNXH

: chủ nghĩa xã hội

HĐND

: hội đồng nhân nhân

KT – XH

: kinh tế - xã hội

MTTQ

: mặt trận tổ quốc

NNPTNT

: nông nghiệp phát triển nông thôn

NTM

: nông thôn mới

THCS

: trung học cơ sở


THPT

: trung học phổ thông

TW

: trung ương

UBND

: ủy ban nhân dân


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC XÂY
DỰNG NTM Ở HUYỆN GIA LÂM ................................................................ 6
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 6
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 11
Chương 2. CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LÂM TỪ NĂM
2011 ĐẾN NĂM 2018 .................................................................................... 16
2.1. Chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng nông
thôn mới ....................................................................................................... 16
2.2. Quá trình Đảng bộ huyện Gia Lâm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới
từ năm 2011 đến năm 2018 ......................................................................... 31
Chương 3. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ............................... 44

3.1. Nhận xét ................................................................................................ 44
3.2. Một số kinh nghiệm .............................................................................. 55
PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................... 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 62
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết số 26 - NQ/TƯ ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban
Chấp hành Trung ương khóa X đã xác định: “Xây dựng NTM là một mục tiêu
quan trọng trong chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về nông nghiệp,
nông dân và nông thôn”. Không thể có một nước công nghiệp nếu nông thôn,
nông nghiệp lạc hậu, người dân có đời sống vật chất, văn hóa thấp.
Việc xây dựng NTM đòi hỏi phải có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý,
gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ; gắn phát triển
nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu
bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự
được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được
nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa”[1; tr.3]. Muốn thực hiện được
nội dung trên, đòi hỏi nền kinh tế - xã hội phải phát triển một cách bền vững.
Một nền kinh tế phát triển bền vững là cơ sở khoa học cho việc thực hiện
thành công xây dựng NTM.


Xây dựng NTM nhằm tạo ra sự chuyển biến về mọi mặt trong phát

triển kinh tế nông thôn Việt Nam, nâng cao chất lượng sống của người dân;
đồng thời cũng là để rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Tại

huyện Gia Lâm, trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện đã tích
cực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quan tâm chú trọng đầu
tư nhiều cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện gắn liền với việc xây dựng thôn mới, chính quyền và nhân dân các
địa phương tích cực hưởng ứng, thực hiện phòng trào xây dựng NTM. Kết
quả đạt được đã dân góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn tại huyện Gia
Lâm. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề đặt ra như: giao thông, thủy lợi, cơ sở

1


vật chất văn hóa, xử lí ô nhiễm môi trường còn hạn chế; hoạt động hợp tác xã
dịch vụ nông nghiệp còn thấp; người dân chưa hiểu hết vai trò và trách nhiệm
trong xây dựng NTM,…



Xuất phát từ những yêu cầu về phát triển NTM và tình hình trên, em
chọn đề tài nghiên cứu: “Đảng bộ huyện Gia Lâm (thành phố Hà Nội) lãnh
đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2011 đến năm 2018” làm khóa luận tốt
nghiệp chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề


Việt Nam hiện nay cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp, do đó việc

phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới đã, đang và sẽ là một
đề tài được rất nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu, trong đó có thể kể đến
một số công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng với việc xây dựng
Nông thôn mới ở các địa phương như:




Vũ Thị Mười (2012): Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lãnh đạo xây dựng nông
thôn mới từ năm 2001 đến năm 2010, Luận văn Thạc sĩ ,Trung Tâm đào tạo
bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị;
Đỗ Thuỳ Dung (2013): Đảng bộ huyện Sóc Sơn lãnh đạo xây dựng
nông thôn mới từ năm 2001 đến năm 2012, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐH
KHXH&NV;
Phạm Anh Đào (2013): Đảng bộ Bắc Giang lãnh đạo nhân dân xây
dựng nông thôn mới, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHKHXH&NV;
Nguyễn Thị Nga (2014): Công tác vận động nông dân xây dựng nông
thôn mới của Đảng bộ xã Hiệp Hòa – Bắc Giang của tác giả, Luận văn Thạc
sĩ Trường ĐH KHXH&NV, …
Các công trình này đã đi sâu tìm hiểu về thực trạng và nêu nên phương
hướng, giải pháp xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.

2


Như vậy, vấn đề xây dựng nông thôn mới mà đề tài xác định đã được
nghiên cứu ở các góc độ khác nhau, trên phạm vi cả nước hoặc ở những địa
phương khác nhau trong những giai đoạn nhất định, song cho đến nay chưa có
công trình nào nghiên cứu về xây dựng nông thôn mới ở huyện Gia Lâm từ
năm 2011 đến năm 2018.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của công tác xây dựng
NTM ở huyện Gia Lâm
Thứ hai, tìm hiểu những chủ trương và quá trình chỉ đạo xây dựng

NTM của Đảng bộ huyện Gia lâm từ năm 2011 đến năm 2018
Thứ ba, đánh giá kết quả lãnh đạo xây dựng NTM tại huyện Gia Lâm,
đồng thời đưa ra một số kinh nghiệm chủ yếu
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về xây dựng NTM
Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình lãnh đạo xây dựng NTM của
Đảng bộ huyện Gia Lâm
Làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và bài
học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo xây dựng NTM ở Đảng bộ
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ huyện Gia Lâm trong xây
dựng nông thôn mới từ năm 2011 đến năm 2018
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Phạm vi thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2018

3


5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Các nghị quyết, văn kiện, thông tư, chỉ thị, sắc lệnh,…của Đảng, Chính



phủ; các chỉ thị, thông tư của các bộ, ngành liên quan về vai trò của xây dựng
NTM, về chủ trương xây dựng, phát triển NTM




Các văn kiện của Đảng bộ thành phố Hà Nội, các Đảng bộ cơ sở về xây
dựng NTM
“Các số liệu thu thập được qua khảo sát thực tế tại địa phương”
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp: Khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở phương



pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan
điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông thôn, nông dân
và nông nghiệp trong thời kỳ đổi mới và hội nhập



Phương pháp chuyên ngành Lịch sử Đảng nên phương pháp chủ yếu là
lịch sử và logic, so sánh, quy nạp và diễn giải.
Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp như: phương pháp nghiên
cứu, thu thập số liệu, xử lý số liệu, phương pháp quan sát,…
6. Đóng góp của khóa luận
6.1. Về lý luận
Nghiên cứu góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về xây dựng NTM
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
6.2. Về thực tiễn
Nghiên cứu chỉ ra những vấn đề cần được quan tâm giải quyết đối với
vấn đề xây dựng NTM dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương.
Khóa luận làm tài liệu tham khảo cho sinh viên trong lĩnh vực nghiên
cứu phát triển và xây dựng NTM.
Với những kết quả nghiên cứu đã đạt được trên đây, khóa luận có thể

làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu thực tiễn về xây dựng NTM ở
thành phố Hà Nội.

4


7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của công tác xây dựng NTM ở
huyện Gia Lâm
- Chương 2: Chủ trương và quá trình chỉ đạo xây dựng NTM của Đảng
bộ huyện Gia Lâm từ năm 2011 đến năm 2018
- Chương 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm

5


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC XÂY DỰNG NTM
Ở HUYỆN GIA LÂM
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
❖ Khái niệm về nông nghiệp, nông dân và nông thôn
“Theo nghĩa thông thường, “Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất sử
dụng đất đai và sinh vật làm ra sản phẩm nông nghiệp”. Cách định nghĩa này


chỉ dừng lại ở sản xuất nông nghiệp truyền thống. Tuy nhiên, nền kinh tế càng

phát triển thì yêu cầu của xã hội với nông nghiệp càng cao. Nông nghiệp không
chỉ đơn thuần là sản xuất ra các sản phẩm tươi sống mà còn bao gồm cả khâu
chế biến, marketing và tiêu thụ nông sản. Do vậy, sản phẩm cuối cùng của
nông nghiệp không đơn thuần là nông sản mà thực phẩm nông sản. Do đó,
nông nghiệp cần được định nghĩa ở phạm vi rộng hơn. “Nông nghiệp là ngành


sản xuất - kinh doanh làm ra thực phẩm nông sản, bao gồm cả sản xuất nông
nghiệp, chế biến, marketing và phân phối các thực phẩm nông sản”.


Chủ thể của các hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp là nông

dân. Theo nghĩa thông thường, “nông dân là những người lao động cư trú ở
nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp”. Trên thực tế, rất nhiều nông dân,
ngoài việc tham gia vào sản xuất nông nghiệp vẫn tham gia vào các hoạt động
kinh tế khác như sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn và dịch
vụ. Nông thôn càng phát triển thì cơ cấu ngành nghề trong nông thôn càng đa
dạng. Do đó, khái niệm về nông dân cần được hiểu theo nghĩa rộng
hơn .“Nông dân là những người dân sống ở nông thôn làm các hoạt động


công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ khác nhau tuỳ theo khả năng và lợi thế
so sánh của họ”.

6





Khu vực của nền kinh tế mà trong đó các hoạt động sản xuất kinh

doanh nông nghiệp được tiến hành là nông thôn. Nông thôn là khu vực khác
với thành thị về không gian, hoạt động kinh tế, đặc điểm cộng đồng và sinh
thái. Nông thôn gắn liền với đời sống, tập tục và bản sắc văn hoá của một
cộng đồng. Về phương diện kinh tế, nông thôn bao gồm cả các lĩnh vực kinh
tế, xã hội, môi trường, văn hoá, tài nguyên thiên nhiên, tổ chức và thể chế,
công nghiệp và hạ tầng cơ sở. Vì thế phát triển nông thôn phải bao gồm phát
triển cả kinh tế, xã hội, tổ chức và môi trường.


Nông thôn là một khái niệm thông dụng, nhưng có nội hàm rộng và có
thể khác nhau ở các Quốc gia
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Thế giới thì “Nông thôn là khu vực
mà ở đó tập trung dân cư sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp”.
Ở Việt Nam, theo quy định về hành chính và thống kê, thì nông thôn là
những địa bàn thuộc xã (những địa bàn thuộc phường hoặc thị trấn được quy
định là khu vực thành thị). Cho đến nay, nông thôn ở nước ta được hiểu là
“nơi sinh sống và làm việc của một cộng đồng bao gồm chủ yếu là nông dân,
là vùng sản xuất nông nghiệp là chính. Nông thôn có cơ cấu hạ tầng, trình độ
tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa thấp hơn so với thành thị”.
Hiện nay, khái niệm về nông thôn đã được nêu rõ tại Thông tư số 54
ngày 21/08/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là: “Nông thôn
là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn,
được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã”.


Nông thôn trong đó có đầy đủ các yếu tố, các vấn đề xã hội và các thiết

chế xã hội. Nông thôn thuộc một cơ cấu xã hội, trong đó có hàng loạt các yếu

tố, các lĩnh vực nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau .


❖ Khái niệm nông thôn mới
“NTM là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của
người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn

7


và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có
bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ NTM”.


NTM có kinh tế phát triển bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng hiện

đại và đồng bộ, được phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông
nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, đô thị. NTM là nông thôn ổn định, giàu bản
sắc văn hoá dân tộc và môi trường sinh thái nông thôn được bảo vệ. Đảm bảo
giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội, nâng cao sức mạnh của hệ thống
chính trị .




Và như vậy mô hình NTM là tổng thể những cấu trúc, đặc điểm tạo

thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới
trong điều kiện hiện nay đặt ra cho nông thôn, là kiểu nông thôn được xây
dựng khác biệt hẳn so với mô hình truyền thống ở tính tiên tiến về mọi mặt .





Sản xuất nông nghiệp của NTM phải bao gồm cơ cấu các ngành, nghề

mới với các điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện đại hơn, việc ứng dụng khoa
học, kỹ thuật tiên tiến phải được phổ biến rộng rãi, quy mô lớn, hiệu quả kinh
tế cao, thu nhập của người dân ổn định, hạ tầng và các điều kiện sống hiện
đại… tuy nhiên, cũng cần phải phân biệt rõ xây dựng NTM để rút ngắn
khoảng cách giữa nông thôn và thành thị .


Xây dựng NTM là sự nghiệp cách mạng của cả hệ thống chính trị, của
toàn Đảng, toàn dân. NTM không chỉ là vấn đề KT-XH mà là vấn đề kinh tế chính trị tổng hợp.
Xây dựng NTM giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên chăm chỉ, đoàn
kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, văn minh hơn.
Xây dựng NTM là công việc đòi hỏi phải tổ chức được không gian phù
hợp với điều kiện tự nhiên, địa hình, có tính chất khả thi và việc khai thác tối
đa những ưu thế của địa phương để phát triển kinh tế nhằm nâng cao điều
kiện sống theo hướng hiện đại, các nhu cầu về xã hội được bảo đảm (y tế,

8


giáo dục, văn hóa, thể thao, trình độ dân trí…) nhưng vẫn giữ được bản sắc
văn hóa riêng của địa phương mình


Chương trình xây dựng NTM chính là một trong những cách làm nhằm


thực hiện chính sách “tam nông”. Vì thế, đây là sự thay đổi một cách căn bản
diện mạo nông thôn; thay đổi từ suy nghĩ đến cách làm của người dân nông
thôn; giúp họ có thể nâng cao được đời sống vật chất, tinh thần của mình. Họ
vẫn là người gắn bó với ruộng đồng, làng bản nhưng có cách thức sản xuất
hiện đại, có đời sống văn hóa, tinh thần phong phú, các nhu cầu thiết yếu
trong cuộc sống ngày càng phải được đảm bảo. Do vậy, để xây dựng mô hình
này thành công thì cần phải có sự đồng thuận và chung tay của chính quyền
các cấp với toàn thể địa phương, đặc biệt là ý thức và sự nỗ lực của chính
những người nông dân .


1.1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nông thôn mới
Người có cả một hệ thống quan điểm khá toàn diện về xây dựng NTM
.Đó là hệ thống quan điểm về: “Xây dựng người nông dân mới, xây dựng gia
đình mới; xây dựng đời sống mới; xây dựng Đảng ở nông thôn”.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Xây dựng NTM, thực chất và trước hết
là xây dựng người nông dân mới với những phẩm chất đạo đức cao đẹp, siêng
năng, cần cù, hăng hái thi đua sản xuất và thực hành tiết kiệm, có tinh thần
làm chủ, sống có tình có nghĩa, thương yêu, giúp đỡ mọi người”.


Xây dựng NTM về mặt đạo đức trước hết phải làm cho người dân

nông thôn được ăn no, mặc ấm, được học hành, được chữa bệnh. Theo Bác,
muốn cơm no, áo ấm thì mọi người phải thực hành tiết kiệm và thi đua tăng
gia sản xuất .“


NTM cần được tạo lập bởi nhiều gia đình mới. Nhiều gia đình cộng lại

thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Gia đình mới phải được xây
dựng cả về mặt vật chất và tinh thần: “Về tinh thần phải trên thuận, dưới hòa,

9


không thiên tư, thiên ái. Về mặt vật chất, từ ăn mặc đến việc làm, phải ăn đều,
tiêu sòng, có kế hoạch, có ngăn nắp”. Phải luôn cố gắng, làm cho nhà mình
thành một nhà kiểu mẫu trong làng.
Bên cạnh đó, xây dựng gia đình mới phải gạt bỏ được những thói hư tật
xấu như thói tảo hôn, tệ đánh đập vợ,…. Xây dựng gia đình văn hóa mới chắt
lọc những tinh hoa văn hóa, là phải nâng cao truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam.


Muốn xây dựng NTM từng người phải có đời sống mới. Nếu mỗi người

dân đều tốt thì thành làng tốt, nước mạnh. Tất cả người dân là gốc của làng
nước. Một người làm tốt đời sống mới trước hết phải yêu Tổ quốc, làm hết
sức những việc gì có lợi cho nước, cho làng, tránh việc gì có hại cho nước,
cho làng .




Không tham lam, kiêu căng, nịnh hót và bủn xỉn. Ăn mặc sạch sẽ, đơn

giản, chất phác, không xa xỉ, không lòe loẹt. Làm việc thì phải có tinh thần
phụ trách, siêng năng, đã làm việc gì thì làm cho đến nơi đến chốn. Cư xử với
mọi người thì nên trung thực, nhân ái và sẵn lòng giúp đỡ. Ham học hỏi, có ý

chí cầu tiến. Ai cũng làm được như thế thì sẽ có NTM .


Theo Người, để xây dựng đời sống mới ở nông thôn, phải đoàn kết,
giúp đỡ nhau về mọi mặt: kinh tế, văn hóa, phong tục, vệ sinh, đường sá


Về kinh tế, những nhà giàu, nhà vừa nên giúp đỡ những nhà nghèo, hỗ

trợ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Về văn hóa, những người tốt,
người giỏi giúp đỡ, cảm hóa những người kém, người dốt; phải làm cho cả
làng biết chữ, biết đạo đức và trách nhiệm của công dân. Về phong tục, phải
làm cho mỗi làng trở thành làng thuần phong mỹ tục. Bác cũng rất quan tâm
tới xây dựng NTM ở miền núi giàu, mạnh, văn minh vì miền núi nước ta
chiếm một vị trí quan trọng đối với quốc phòng, đối với kinh tế .


Trong việc xây dựng NTM, cần phải tổ chức thi đua. Tổ chức thi đua
vừa là nội dung vừa là biện pháp để xây dựng NTM. Phải có kế hoạch xây

10


dựng NTM. Cán bộ của làng phải là người trong sạch, công bằng, thạo việc,
có thể làm gương cho dân làng, có thể hy sinh lợi ích riêng của bản thân cho
lợi ích chung của xã hội”


Xây dựng NTM phải gắn liền với công tác xây dựng Đảng ở nông thôn.


Phải có Đảng lãnh đạo thì việc xây dựng NTM sẽ thành công và đạt kết quả
cao, nhưng lãnh đạo phải đi sâu sát, mọi việc đều bàn bạc với nhân dân, vì
vậy nhân dân càng có tinh thần tập thể và hăng hái lao động sản xuất .




Bên cạnh vai trò của chi bộ Đảng, Người cũng nhấn mạnh đến vai trò

của Đoàn Thanh niên và Hội phụ nữ trong việc tổ chức, giáo dục động viên
thanh niên, thiếu niên, phụ nữ tham gia xây dựng NTM .


NTM hiện nay được cụ thể hóa trong các tiêu chí của Thủ tướng Chính
phủ theo Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 (Phụ lục 1)
gồm 9 tiêu chí và của thành phố Hà Nội theo Quyết định số 2072/QĐ-UBND
ngày 3/4/2017 (Phụ lục 2) gồm 19 tiêu chí.
Đây chính là cơ sở để Đảng bộ huyện Gia Lâm lãnh đạo và chỉ đạo xây
dựng NTM nhằm đáp ứng những tiêu chí trên.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Gia Lâm

❖ Điều kiện tự nhiên


Huyện Gia Lâm nằm ở của ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội nơi

tập trung nhiều mối giao thông quan trọng: Đường thủy có sông Hồng, sông
Đuống, đường sắt, đường bộ có quốc lộ 5 và quốc lộ 1 để nối các tỉnh khác và
đường hàng không (sân bay Gia Lâm) và được giới hạn bởi:




Phía đông, đông bắc giáp tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang
Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên
Phía Bắc giáp huyện Đông Anh Hà Nội
Phía tây giáp quận Long Biên - Hà Nội

11




Huyện Gia Lâm có vị trí địa lý chính trị quan trọng của thủ đô Hà Nội,

là trung tâm tam giác của tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh. Gia Lâm là trung tâm của nhiều đầu mối giao thông quan trọng nằm
dọc tuyến giao thông này. Quan hệ giao lưu với các quận huyện trong và
ngoài thủ đô rất thuận lợi thông qua các cây cầu lớn .


Đây là điều kiện rất thuận lợi thúc đẩy giao lưu liên kết mạnh mẽ giữa
các tỉnh và các địa phương khác trong nước”. Do Gia Lâm là một huyện nằm
ở ngoại thành Hà Nội nên có thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, rau
an toàn. Tuy nhiên, huyện Gia Lâm không thiếu những khó khăn, thách thức.
❖ Điều kiện kinh tế - xã hội


Gia Lâm là một huyện có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển các mặt kinh


tế - văn hoá - xã hội. Tuy vậy huyện Gia Lâm hiện nay tập trung vào phát triển
công nghiệp thương mại, dịch vụ, du lịch và nông nghiệp thay vì đặt vấn đề an
toàn lương thực lên hàng đầu. Để phục vụ cho nhu cầu thủ đô Hà Nội Gia Lâm
phải chuyển sang đa dạng hoá sản xuất theo cơ chế thị trường.




Huyện Gia Lâm có nhiều tiềm năng cần được khai thác, lại nằm trong

khu vực công nghiệp Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, đây là đầu mối giao
thông thuận lợi, cơ sở hạ tầng được nâng cấp và từng bước được hoàn thiện,
lao động dồi dào, có trình độ kỹ thuật cao .




Vốn trong dân của huyện Gia Lâm để đầu tư cho sản xuất lớn, đồng

thời ở huyện Gia Lâm có các khu công nghiệp địa phương và trung ương với
kỹ thuật và trình độ tổ chức cao được đầu tư mở rộng. Với những điầu kiện


đó, huyện Gia lâm có những thuận lợi trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thương mại,dịch vụ giống
như tất cả các nơi khác trên miền Bắc, nông thôn Gia lâm, ngoại thành Hà
Nội”, cũng đã trải qua những biến đổi sâu sắc dưới tác động của đường lối
hợp tác hoá nông nghiệp của Đảng và nhà nước chủ trương và tiến hành trong

12



thời kỳ quá độ tiến lên CNXH, với những thành công và những thất bại trong
quá trình từng bước đi vào con đường làm ăn tập thể. Với những điều kiện
hiện tại huyện Gia Lâm đang là một trong những huyện ngoài thành Hà Nội
có tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng trong những năm tới.
Một số làng nghề tại huyện Gia Lâm: Bát Tràng (sản xuất gốm sứ),
Yên Thường sản xuất rau an toàn, thuốc Nam thuốc Bắc Ninh Hiệp,…
1.2.2. Những điều kiện thuận lợi, khó khăn của huyện Gia Lâm
❖ Thuận lợi


Công tác xây dựng thôn mới được thành ủy, HĐND, UBND thành phố

Hà Nội,Ban chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU thành phố quan tâm, Chỉ đạo
sâu sát cơ sở, Tháo gỡ khó khăn vướng mắc kịp thời cho huyện, các xã



Thực hiện chỉ đạo của ban thường vụ, ban chấp hành đảng bộ huyện,
HĐND huyện đã kịp thời ban hành các Nghị quyết và UBND huyện hàng
năm đều ban hành Kế hoạch, Đề án để thực hiện Chương trình phát triển kinh
tế, xây dựng NTM; trong đó, phân công rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị
chủ trì, phối hợp thực hiện, quy định thời gian hoàn thành, xác định những
nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để đề ra giải pháp thực hiện hữu hiệu.
Đặc biệt việc ban hành ra Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng
hoá theo vùng nông nghiệp chuyên canh huyện Gia Lâm giai đoạn 20162020” và quy hoạch vùng sản xuất và hạ tầng nông nghiệp tại 20 xã và chính
sách hỗ trợ phát triển sản cuất và hạ tầng nông nghiệp đã tổ chức lại sản xuất
nông nghiệp huyện và thúc đẩy nông nghiệp hàng hoá trên địa bàn.
Huyện Gia Lâm là huyện ngoại thành Hà Nội và được điều chỉnh bởi

các quy hoạch phân khu đô thị, có điều kiện thuận lợi cơ bản trên các lĩnh vực
về kinh tế, văn hoá, xã hội, là nơi tập trung đông dân cư và cung cấp các sản
phẩm nông nghiệp do các quận nội thành và xuất khẩu. Đối với nông sản thế
mạnh của Huyện (như rau an toàn Đặng Xá, Văn Đức; cam Báo Đáp, chuối

13


Kim Sơn, ổi Đông Dư,...) trong những năn gần đây đã và đang xây dựng được
thương hiệu và góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của huyện chuyển
dịch theo hướng sản xuất nông sản hàng hoá, chất lượng cao, đảm bảo an toàn
thực phẩm.
Là nơi có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như: Quốc lộ 5,
Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1B, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 3 Hà
Nội - Thái Nguyên; đường sắt Hà Nội - Hải Phòng,…; các tuyến đường thủy
trên sông Hồng, sông Đuống nối liền các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng
Sơn, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh…Gia Lâm có 2 con
sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Đuống, đây là 2 con sông có trữ
lượng nước khá lớn, là nguồn chính đáp ứng yêu cầu về nguồn nước ngọt
phục vụ phát triển sản xuất và đời sống dân sinh.
Gia Lâm có các làng nghề truyền thống nổi tiếng như: Gốm sứ Bát
Tràng, Giang Cao (xã Bát Tràng), Gốm sứ Kim Lan (xã Kim lan), dát vàng
bạc quỳ, may da (xã Kiêu Kỵ), thuốc Nam, thuốc Bắc (xã Ninh Hiệp), hành
phi (xã Dương Xá), bún bánh Yên Viên (xã Yên Viên)…Đây là tiềm năng rất
lớn để phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu
lao động.
❖ Khó khăn


Xuất phát điểm xây dựng NTM (năm 2010) với mức tăng trưởng kinh


tế chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng của Huyện ven đồ. Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế còn chậm; một số phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng thực
hiện hiệu quả thấp. Chỉ đạo thực hiện các chương trình, đề án phát triển kinh
tế ở cơ sở chưa tập trung, thiếu kiên quyết. Công tác dồn điền đổi thửa đất
nông nghiệp chậm



Nguồn lực đâu tư xây dựng NTM còn hạn chế, hệ thống hạ tầng kinh
tê, xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

14


Xây dựng NTM là nhiệm vụ toàn diện, đòi hỏi cả hệ thống chính trị và
các tầng lớp nhân dân tham gia. Tuy nhiên hiện nay việc huy động đóng góp
của nhân dân và doanh nghiệp xây dựng NTM còn gặp nhiều khó khăn; một
bộ phận nhân dân chưa hiểu tầm quan trọng của việc xây dựng NTM, vai trò
và trách nhiệm của mình trong xây dựng NTM.
Quy hoạch xây dựng NTM và các quy hoạch khác trên địa bàn Huyện
phải tiến hành điều chỉnh lại cho nhiều lần phù hợp với các quy hoạch phân
khu, do đó ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện ở các xã.


Các quy hoạch điều chỉnh để phù hợp định hướng phát triển Huyện

theo hướng đô thị làm giảm tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, do vậy thách thức
giải quyết công ăn việc làm và chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn từ nông
nghiệp sang phi nông nghiệp




Cùng với sự phát triển kinh tế thì việc giải quyết các phát sinh về ô
nhiễm môi trường sẽ khó khăn, phức tạp hơn.


Đây là cơ sở thực tiễn để Đảng bộ huyện Gia Lâm có những chỉ đạo sát

sao trên cơ sở phát huy những thuận lợi, khắc phục khó khăn nhằm thúc đẩy
sự phát triển toàn diện của huyện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã
hội, hoàn thành chỉ tiêu huyện NTM mà thành phố Hà Nội đề ra.


15


Chương 2
CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LÂM
TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2018
2.1. Chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng nông thôn mới
2.1.1. Chủ trương của Trung ương Đảng
Ngày 5/8/2008, Ban chấp hành TW Đảng đã ban hành Nghị quyết Hội



nghị TW lần thứ 7 (khóa X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Trên cơ
sở đánh giá kết quả quá trình thực hiện đường lối phát triển nông nghiệp,
nông dân, nông thôn qua 20 năm đổi mới, Đảng ta đã đưa quan điểm về nông

dân, nông nghiệp, nông thôn:





Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc, trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là cơ sở và
lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đảm bảo an ninh,
quốc phòng; giữ vững ổn định chính trị; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân
tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước




Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ

quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ,
gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước




Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn,

nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng NTM gắn với xây dựng
các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản;
phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt






Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh

thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng

16


và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội. Khai thác tốt các điều kiện
thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất
trong nông nghiệp, nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu
tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công
nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng
cao dân trí nông dân



“Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của
cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu
nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của nông dân” [1; tr.2-3]
Xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, có đời sống văn hoá
phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc sẽ tạo động lực cho phát triển nông nghiệp
và xây dựng NTM, nâng cao đời sống nhân dân.
❖ Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát



Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông

thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn
nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với
các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ
NTM. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại,
bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả
năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước
mắt và lâu dài . “Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại;


cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông
thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường
sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của
Đảng được tăng cường” [1; tr.3].

17




Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công - nông - trí vững

mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước




Quan tâm đến đời sống nông dân và phát triển nông thôn, Nghị quyết
xác định nhiệm vụ: “Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội nông thôn bao gồm: đầu
tư các công trình thủy lợi, phát triển giao thông nông thôn bền vững; cải tạo
mạng lưới điện; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn
nhất là các vùng khó khăn” [1; tr.6-7].
Để bảo vệ môi trường sinh thái, Đảng đề ra nhiệm vụ: “Tăng cường các
biện pháp bảo vệ môi trường nông thôn, ngăn chặn và khắc phục tình trạng ô
nhiễm môi trường đang ngày càng gia tăng” [1, tr.7]
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011) đưa ra những quan điểm
xây dựng NTM được thể hiện, tập trung, xuyên suốt trong văn kiện Đại hội
lần thứ XI của Đảng, từ “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá
độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011)”, “Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội (2011-2020)” cho đến “Báo cáo chính trị của Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa X” tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
Đảng, biểu hiện trên hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
bảo vệ môi trường.


Trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ

nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)”, “Đảng ta khẳng định xây dựng
NTM là một nhiệm vụ quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế xã hội
của đất nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã nêu rõ phương
hướng, nhiệm vụ của xây dựng NTM đến năm 2020 là : “Tiếp tục triển khai


chương trình xây dựng NTM phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước
đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn, giữ gìn và phát huy nét văn hóa bản
sắc của nông thôn Việt Nam”.


18


Quan điểm chỉ đạo thực hiện mục tiêu phát triển nông thôn cũng được
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng xác định rõ: “Xây dựng NTM theo hướng
văn minh, giàu đẹp, đi đôi với nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nông dân” [5; tr.99]; đồng thời nêu rõ: “Quy hoạch phát triển nông thôn và
phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch
vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường”.
Khi triển khai chương trình xây dựng NTM, Đảng ta nhấn mạnh: “Đảm
bảo sự phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong
từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của nông
thôn Việt Nam; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; tạo môi trường
thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất
là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động”.


Mặt khác, xây dựng NTM văn minh, giàu đẹp phải gắn với việc không

ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân. Trong giai đoạn
hiện nay cần tập trung triển khai chương trình đào tạo nghề cho 1 triệu lao
động nông thôn mỗi năm; thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ nhà ở cho
người nghèo và các gia đìnhchính sách, chương trình nhà ở cho đồng bào
vùng bão, lũ; bảo đảm an toàn cho người dân ở những vùng ngập lũ, sạt lở
núi, ven sông, ven biển





Những quan điểm về vấn đề nông thôn trong Nghị quyết Đại hội lần

thứ XI của Đảng là sự khẳng định, bổ sung và tiếp tục phát triển chủ trương,
đường lối lãnh đạo đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn được đặt ra từ
Nghị quyết Trung ương 7 khóa X của Đảng. Quán triệt sâu sắc và vận dụng
hiệu quả những quan điểm chỉ đạo trên của Đảng là cơ sở vững chắc để nông
thôn nước ta có những bước phát triển mới




Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông

19


×