Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

SKKN nâng cao hiệu quả dạy đọc hiểu bằng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ môn tiếng anh lớp 12 ở trường THPT lê quý‎ đôn, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 30 trang )

1


2


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là một yêu cầu thiết yếu của
học sinh, sinh viên trong thời kì hội nhập quốc tế. Thế nhưng từ thực tiễn giảng
dạy ở trường THPT Lê Q‎ Đơn, tỉnh Quảng Bình các giáo viên nhận thấy rằng rất
nhiều học sinh xem bộ môn tiếng Anh như một nỗi ám ảnh lớn. Các em khơng có
kinh nghiệm cũng như phương pháp thích hợp để tiếp cận và chiếm lĩnh bộ môn
này. Như vậy làm thế nào để khuyến khích tất cả các đối tượng học sinh chủ động,
tự tin và có khả năng sử dụng tiếng Anh một cách lưu loát, thành thạo, biến lý‎
thuyết thành một thứ sinh ngữ hữu hiệu trong mơi trường tồn cầu hóa như hiện
nay địi hỏi mỗi một giáo viên cần nghiêm túc suy nghĩ để tìm ra phương án tối ưu
nhất. Vừa đáp ứng được những yêu cầu đổi mới một cách toàn diện trong giáo dục,
vừa phù hợp với đặc điểm chung của đối tượng học sinh trường THPT Lê Q‎
Đơn, tỉnh Quảng Bình. Do đó việc tổ chức hoạt động học tập cho học sinh trong
các giờ học ngoại ngữ nói chung và trong giờ đọc hiểu (Reading) nói riêng có vai
trị đặc biệt quan trọng và rất cần được giáo viên chú ý‎ trong quá trình chuẩn bị tư
liệu giảng dạy cũng như q trình đứng lớp. Mà mục tiêu của mơn tiếng Anh là
nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức kỹ năng cơ bản về tiếng
Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên cao hoặc đi vào cuộc
sống lao động. Như một câu nói truyền cảm hứng về chủ đề học ngoại ngữ: “to
know a foreign language is to live one more life” (biết thêm một ngoại ngữ là sống
thêm một cuộc đời).
Hay như nhà ngôn ngữ học nổi tiếng D.A Wilkins đã nói rằng“ Without
grammar, very little can be conveyed; without vocabulary, nothing can be
conveyed.” (Khơng có ngữ pháp, rất ít thơng tin có thể được truyền đạt; khơng có


từ vựng, khơng một thơng tin nào có thể được truyền đạt cả). Vì thế trong việc học
một ngoại ngữ, thì từ vựng có thể xem như các tế bào nhỏ hình thành nên khả năng
sử dụng ngoại ngữ của người học.Trong bất kỳ một ngơn ngữ nào, vai trị của từ
vựng cũng hết sức quan trọng. Có thể thấy một ngôn ngữ là một tập hợp của các từ
vựng. Không thể hiểu ngôn ngữ mà không hiểu biết từ vựng, hoặc qua các đơn vị
3


từ vựng. Nhưng điều đó khơng đồng nghĩa với việc chỉ hiểu các đơn vị từ vựng
riêng lẻ, độc lập với nhau mà chỉ có thể nắm vững được ngơn ngữ thông qua mối
quan hệ biện chứng giữa các đơn vị từ vựng. Như vậy việc học từ vựng và rèn
luyện kĩ năng sử dụng từ vựng là yếu tố hàng đầu trong việc dạy đọc hiểu nhằm
truyền thụ và tiếp thu một ngơn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng.
Thực hiện đổi mới trong giảng dạy là nhiệm vụ trọng tâm, với mục tiêu lấy
người học làm trung tâm, giáo viên cần phải tìm ra nhiều hoạt động thiết thực và
phương pháp hiệu quả giúp học sinh phát huy tính tích cực của mình. Tuy nhiên,
một trong những môn học khiến học sinh trở nên thụ động nhất là mơn tiếng Anh.
Vào các giờ chính khố chỉ một vài em học khá hơn thì tích cực tiếp thu bài giảng
và phát biểu ý‎ kiến để xây dựng bài, phần lớn thì ngoan ngỗn ngồi nghe và chép
bài đầy đủ. Nhiều học sinh biểu hiện vẻ chán chường, mệt mỏi trong các tiết học
ngoại ngữ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do vốn từ vựng của các em còn rất
hạn chế. Chẳng hạn như khi đọc một đoạn văn dài với nhiều từ vựng mới, khó để
trả lời câu hỏi, điền từ vào chỗ trống hay xác định thông tin đúng/sai... hoặc bắt
gặp những bài đọc với những nội dung quá xa lạ, trừu tượng, hoặc liên quan đến
những khác biệt về văn hóa dễ khiến học sinh cảm thấy “ ngợp” từ đó nảy sinh tâm
lý‎ chán nản. Một thực tế cho thấy ở các tiết ôn tốt nghiệp hiện nay ở trường tơi chỉ
một số ít học sinh nghiêm túc giải quyết ba bài đọc dài trong các đề ơn luyện. Cịn
phần lớn các em làm bài theo kiểu đối phó, hên xui hoặc trơng chờ vào phần giải đề
của giáo viên.
Từ đó với kinh nghiệm bản thân qua các tiết thực dạy trên lớp, tôi thấy rất

cần thiết phải đầu tư vào các tiết dạy đọc hiểu, đặc biệt khai thác tối đa thế mạnh
của các ứng dụng công nghệ thông tin để biến việc dạy kỷ năng đọc hiểu (Reading)
đơn thuần thành thưởng thức những hiệu ứng đa dạng khiến cho bài giảng thêm
phong phú, lôi cuốn, hấp dẫn đồng thời cũng khiến cho cơng việc giảng dạy nhẹ
nhàng hơn. Qua đó các em có thể tích luỹ, xây dựng thêm cho mình vốn từ vựng,
vốn văn hóa nền để phục vụ cho việc học các kỹ năng ngôn ngữ khác và cũng là
nền tảng để tiếp cận và chiếm lĩnh môn tiếng Anh trong thời đại mới.

4


Xuất phát từ lý‎ do này nên tôi đã chọn đề tài " Nâng cao hiệu quả dạy đọc
hiểu bằng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy bộ môn Tiếng Anh
lớp 12 ở trường THPT Lê Quý Đôn, tỉnh Quảng Bình" làm đề tài nghiên cứu
cho sáng kiến của mình.
1.2 Điểm mới của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu việc dạy và học kỷ năng đọc hiểu tiếng Anh của
giáo viên và học sinh bậc Trung học phổ thông khối 12 ở Trường THPT Lê Quý‎
Đôn, tỉnh Quảng Bình song đối tượng điển hình mà tơi mạnh dạn áp dụng trong đề
tài này là học sinh các lớp: 12A2, 12A3, 12A4, 12A8.
Với việc nghiên cứu thành công đề tài này, tôi hy vọng sẽ giúp bản thân và
đồng nghiệp của trường mình có những kinh nghiệm q‎ báu sau:
- Các thủ thuật giúp học sinh hiểu và nhớ từ đa số được thực hiện dưới hình
thức các video, file âm thanh hoặc hình ảnh nên việc tiếp cận một khái niệm mới
một cách trực quan, sinh động là cách tốt nhất để đi vào nhận thức và ghi nhớ.
- Giáo viên thực hiện các trò chơi hợp lí, tạo khơng khí lớp học vui vẻ và
sinh động, biến mỗi hoạt động học tập căng thẳng theo kiểu truyền thống trở thành
các trị chơi lí thú, dễ lơi cuốn học sinh, nâng cao hiệu quả các giờ dạy.
- Khắc phục được tâm lí ngại ngùng, giúp học sinh mạnh dạn, tự tin hơn khi
thực hành các kỹ năng ngôn ngữ cũng như khi giao tiếp bằng tiếng Anh.

- Tùy vào nội dung của mỗi bài học, giáo viên có thể vận dụng một số thủ
thuật này vào trong các phần Warm-up, Lead-in, Pre- reading,While- reading, Postreading, Consolidation,…. hoặc ngay sau khi dạy xong từ vựng kiểm tra khả năng
hiểu và vận dụng từ mới của học sinh (checking concept).
- Tăng cường thiết kế giáo án điện tử trong các tiết dạy đọc hiểu sẽ giúp cho
học sinh dễ dàng hơn khi tiếp cận một khái niệm mới mà còn dễ dàng hơn khi nhớ
lại kiến thức đọc hiểu đã được trình chiếu trên lớp sau một thời gian. Từ đó giúp
các em tự tin hơn khi thực hành hoặc giao tiếp bằng tiếng Anh. Tạo cho các em có
động cơ và ý‎ thức học tập bộ mơn tích cực và chủ động hơn.

5


- Xây dựng và đẩy mạnh hiệu quả của tiết dạy đọc truyền thống bằng ứng
dụng công nghệ thông tin nhằm giúp học sinh có hướng tiếp cận nhẹ nhàng, bớt
căng thẳng hơn cũng như việc ghi nhớ sẽ dễ dàng, nhớ lâu và nhớ sâu hơn.

6


2. NỘI DUNG
2.1. Thực trạng dạy và học tiếng Anh ở trường THPT Lê Q Đơn, tỉnh
Quảng Bình
Mặc dù có những yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình cũng như chất lượng giảng dạy nhưng đội ngũ giáo viên chúng tôi không
ngừng nổ lực, vượt lên những khó khăn trước mắt từng bước nâng cao chất lượng
giờ dạy môn tiếng Anh nhằm đáp ứng mục đích chương trình, SGK, đáp ứng u
cầu đổi mới giáo dục một cách toàn diện đồng thời đáp ứng được yêu cầu của thời
kỳ hội nhập quốc tế.
2.1.1. Ưu điểm
2.1.1.1. Về phía lãnh đạo trường

Trong những năm gần đây, ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm và chú
trọng đến công tác dạy và học ngoại ngữ ở trong nhà trường. Bên cạnh việc trang
bị một phòng ngoại ngữ riêng cho học sinh và giáo viên, nhà trường còn ln tạo
mọi điều kiện tốt nhất nhằm giúp tổ có thể tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa
cũng như tham gia tốt các cuộc thi do nghành tổ chức.
2.1.1.2. Về phía giáo viên
Các giáo viên đều trẻ và năng động, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, chủ động
tiếp cận các phương pháp về đổi mới dạy học. Đa số giáo viên đều có ý‎ thức học
hỏi, trau dồi kinh nghiệm. Phần lớn giáo viên ý‎ thức được tầm quan trọng của việc
dạy và học tiếng Anh trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay. Giáo viên đã cố
gắng soạn các giáo án điện tử để nhằm giúp các em học sinh nắm bài tốt hơn cũng
như làm cho giờ học trở nên sinh động hơn. Ngoài ra các giáo viên cịn tích cực
động viên các em tham gia vào các hoạt động ngoại khóa như câu lạc bộ tiếng
Anh, cuộc thi tài năng tiếng Anh(OTE)... nhằm nâng cao ý‎ thức học tiếng Anh của
học sinh trong trường. Trong nhiều năm qua thành tích đạt được của bộ mơn đã tạo
được uy tín và chỗ đứng vững chắc trong lịng phụ huynh, học sinh.
2.1.1.3. Về phía học sinh

7


Đa số học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ
trong giai đoạn hiện nay. Môn tiếng Anh không chỉ là môn thi bắt buộc ở kỳ thi tốt
nghiệp THPT quốc gia mà nó cịn là điều kiện then chốt giúp các em có được một
cơng việc tốt cho tương lai của mình, vì vậy mà các em đã có ý‎ thức học tiếng Anh
ngày càng cao hơn.
Bản thân học sinh và các bậc phụ huynh cũng đã bắt đầu nhận thức đươc tầm
quan trọng của việc học tiếng Anh ngay từ khi bước vào lớp 10 nên đã có sự quan
tâm và đầu tư thích đáng về nhiều mặt cho mơn học này.
2.1.1.4. Về phương tiện dạy học

Trường đã trang bị cho tổ ngoại ngữ một phịng học tiếng với màn hình
Projector, máy cassette, loa và đĩa CD phục vụ cho việc giảng dạy, trang cấp thêm
một bộ máy tính, lioa kèm theo bảng tương tác thơng minh và một phịng thực
hành hiện đại với 40 đầu máy tính. Đặc biệt trong một thời gian ngắn nhà trường
đã lắp đặt hệ thống máy chiếu ở tồn bộ các phịng học ở cả ba khối lớp. Đây chính
là tiền đề để việc áp dụng đề tài này trong giảng dạy được thực hiện một cách đồng
bộ, thường xuyên và hiệu quả nhất.
2.1.2. Tồn tại
2.1.2.1. Sách Giáo Khoa
Sách giáo khoa Tiếng Anh 12 hiện hành gồm 16 đơn vị bài học và 6 bài ôn
tập. Từ năm học 2011- 2012 còn lại 14 đơn vị bài học và 6 bài ôn tập theo công
văn giảm tải mới của Bộ và Sở GD & ĐT. Trong mỗi đơn vị bài học, phần đọc hiểu
chiếm 20% thời lượng. Các bài khóa được xây dựng theo các chủ điểm đa dạng và
khá gần gũi với cuộc sống như chủ đề gia đình (unit 1), văn hóa (unit 2), xã hội
(unit 3), giáo dục (unit 4, 5), nghề nghiệp (unit 6) ... Tuy nhiên các bài đọc cịn
tương đối khó do độ dài, nhiều từ mới cũng như nhiều thuật ngữ lạ, sự khác biệt về
văn hóa nền cũng như khác biệt về phong tục, tập quán cũng gây khó khăn không
nhỏ trong việc đọc hiểu nội dung bài. Các bài tập đọc hiểu được thiết kế nhiều
dạng khác nhau tuy nhiên có tính lặp đi lặp lại khá thường xuyên nên khó tránh
khỏi việc làm cho học sinh giảm hứng thú với tiết học. Ngoài ra, bài tập nhiều, cả

8


học sinh và giáo viên không thể xoay xở trong một tiết dạy nếu giáo viên không
chủ động thiết kế lại một số hoạt động phù hợp.
2.1.2.2. Giáo viên
Thực tế của việc dạy và học kỷ năng đọc hiểu nói chung và từ vựng nói
riêng đang là vấn đề đáng quan tâm của giáo viên dạy tiếng Anh. Những năm
trước, giáo viên gặp nhiều khó khăn khi dạy từ vựng trong một tiết đọc hiểu. Các

giáo viên thường dạy hết tất cả từ mới mà hầu như không quan tâm đến sự liên
quan của từ với chủ đề bài học hoặc liệu học sinh có khả năng vận dụng chúng hay
không. Với phương pháp này học sinh rất thụ động trong việc làm giàu vốn từ của
mình, sử dụng từ trong ngữ cảnh giao tiếp bị hạn chế, không linh hoạt và thường lệ
thuộc vào cấu trúc ngữ pháp. Những năm trở lại đây, phong trào đổi mới phương
pháp dạy học môn ngoại ngữ đã được thực hiện, các giáo viên đã được tập huấn kỹ
thuật dạy từ song việc áp dụng vẫn gặp khơng ít khó khăn đặc biệt khi giải thích
các khái niệm trừu tượng.
Từ đó vấn đề được đặt ra ở đây là nghiên cứu áp dụng các kỹ năng trình
chiếu Powerpoint trong dạy từ vựng và đọc hiểu sao cho phù hợp và có hiệu quả
nhằm giúp học sinh tiếp cận một bài đọc hiểu theo hướng chủ động, tích cực và có
khả năng chiếm lĩnh làm chủ nó.
Mặc dù giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng dạy
học môn tiếng Anh như tham gia các lớp tập huấn do Nghành tổ chức, thiết kế lại
các hoạt động trong sách giáo khoa nhằm làm cho giờ học trở nên sinh động hơn,
thích hợp hơn với đối tượng học sinh của trường cơ bản xuất thân từ các vùng quê.
Song do ảnh hưởng ít nhiều của lối dạy truyền thống nên một số giáo viên cịn lúng
túng. Ngồi ra do tâm lý‎ sợ học sinh không hiểu bài nên một số giáo viên cịn nói
tiếng Việt q nhiều gây nên hiệu quả dạy và học chưa cao. Về cơ bản, giáo viên
thường áp dụng sách giáo khoa một cách triệt để, thụ động, ít sáng tạo. Cụ thể là
giáo viên thường yêu cầu học sinh đọc bài và làm bài tập trong sách giáo khoa một
cách tuần tự, chưa quan tâm đúng mức về tính phù hợp về năng lực học sinh và các
yêu cầu đưa ra dẫn đến học sinh nản lịng do khơng đủ khả năng giải quyết bài tập.

9


Đơi lúc cịn có hiện tượng giáo viên áp đặt đáp án trong khi học sinh thực sự chưa
hiểu rõ vấn đề.
2.1.2.3. Học sinh

Đặc điểm chung của đối tượng học sinh trường THPT Lê Q‎ Đơn, tỉnh
Quảng Bình là phần lớn sinh sống chủ yếu trên địa bàn nông thôn nên còn thiếu
thốn về cơ sở vật chất và phương tiện học tập, đồng thời khơng có mơi trường để
sử dụng ngoại ngữ thường xuyên. Chưa kể đến chất lượng đầu vào của bộ mơn cịn
rất thấp. Tuy các em được học 4 năm ở cấp THCS nhưng vào đầu lớp 10 qua kiểm
tra lại kiến thức hầu như không cịn nhớ gì về những kiến thức sơ đẳng nhất. Nhìn
chung học sinh rất “sợ” và “ngại” học từ mới, việc sử dụng từ còn nhiều hạn chế
như: viết sai chính tả, phát âm từ sai, sử dụng từ khơng chính xác, khơng phù hợp
với ngữ cảnh. Đa số các em chỉ có thói quen học thuộc từ đơn giản hoặc nghĩa của
từ. Một số em chỉ học vẹt, đối phó để xung phong lên bảng viết từ mới nên khi cần
sử dụng thì khơng biết dùng như thế nào. Có nhiều em thì cố học thuộc hết tất cả
các từ mới mà các em bắt gặp nên thấy bài nào nhiều từ mới thì dẫn đến tâm lí sợ
và ngại học từ vựng. Vì thế học sinh hầu như chỉ chú trọng chép từ mới nên việc
vận dụng hầu khơng có kết quả. Tất cả những điều trên là do các em chưa biết cách
học từ vựng, chưa có phương pháp làm bài đọc hiểu một cách thích hợp.
Các em thường có tâm lý‎ ngại học và thiếu tích cực khi gặp loại bài đọc dài,
nhiều chữ in dày đặc với những từ ngữ không quen thuộc xuất hiện trong bài đọc.
Cịn gặp nhiều khó khăn trong xử lý‎ các yếu tố ngữ pháp khi đoạn văn xuất hiện
cách sử dụng biện pháp tu từ phức tạp như: ẩn dụ, hoán dụ, các thành ngữ... và gặp
nhiều trở ngại trong sự hiểu biết về phong tục tập quán... gây tâm lý‎ khơng tích cực
khi tiếp nhận bài học. Các em thường tỏ ra chán nản với tiết học đọc, đặc biệt với
loại bài tập như trả lời câu hỏi (dù mức độ khó khơng cao) nhưng vì bản thân chưa
thể viết câu đúng ngữ pháp dựa trên thông tin trong bài đọc. Các em khơng có các
kĩ năng đọc cần thiết, thường có thói quen đọc và dịch từng từ nên khơng có khả
năng tiếp cận được những bài dài và khó. Ngồi ra, tốc độ đọc của các em còn
chậm.

10



Ngay đầu năm học sau khi học sinh bắt đầu đi vào ổn định, làm quen với
phong cách và phương pháp của giáo viên đứng lớp, tôi đã tiến hành một bài khảo
sát nhằm kiểm tra kỹ năng học hiểu của học sinh. Căn cứ vào kết quả đạt được theo
thang điểm: điểm giỏi: 8- 10, khá: 7- 8, trung bình: 5- 6, yếu: 3- 4, kém: 0-2.
Kết quả điều tra cụ thể như sau.
Lớp

Sĩ số

12A2

40

12A3

38

12A4

37

12A8

39

Giỏi
SL %
7
17,
5

6
15,
8
4
10,
8
2
5,1

Khá
SL %
15 37,
5
8
21,
1
10 27,
0
8
20,
5

T bình
SL %
16 40,
0
19 50,
0
11 29,
7

19 48,
7

Yếu
SL %
2
5,0
5
12
10

13,
1
32,
5
25,
7

Kém
SL %
0
0
0

0

0

0


0

0

2.2. Một số giải pháp thực tế để có một tiết dạy đọc có hiệu quả bằng giáo án
điện tử
Giai đoạn đầu trong việc dạy đọc hiểu là phần giới thiệu từ vựng với học
sinh. Giới thiệu từ mới có vai trị rất quan trọng trong dạy đọc hiểu tiếng Anh. Nó
có thể giúp học sinh nắm được khai quát nội dung bài đọc, nắm được nghĩa của từ,
cách sử dụng qua phần giới thiệu ban đầu của giáo viên. Song tất nhiên khơng phải
từ mới nào xuất hiện trong q trình giảng bài cho học sinh cũng được đưa vào
phần giới thiệu từ mới. Người giáo viên phải biết lựa chọn, xác định từ tích cực,
chủ động trong q trình để giảng dạy và cố gắng phát huy hết khả năng tự học hỏi
của học sinh đối với những loại từ không tích cực. Bên cạnh đó giáo viên cịn phải
biết sắp xếp các từ vựng sẽ dạy trong bài theo một trình tự hợp lý‎, hoặc tạo các lời
dẫn gợi mở theo chủ điểm bài học.
Ta cũng biết lượng thời gian để giới thiệu từ vựng trong một giờ học chiếm
một phần nhỏ, chỉ từ 5 đến 7 phút (và tối đa là 10 phút) nên khi giới thiệu từ giáo
viên phải thực hiện việc dẫn dắt sao cho thật rõ ràng, cụ thể, đơn giản và nhanh
chóng. Giáo viên phải lựa chọn kĩ năng giới thiệu từ cho phù hợp, vừa để thu hút
sự tập trung của học sinh, vừa để học sinh có thể ghi nhớ từ vựng ở giai đoạn đầu.
11


Dưới đây là một số hoạt động mà tôi thường hay áp dụng vào các tiết dạy
đọc hiểu cho học sinh khối 12 trong thời gian qua. Với mỗi kiểu hoạt động đều có
mục đích nhất định.Vì vậy tuỳ thuộc vào nội dung bài khoá và lượng thời gian 45
phút cho mỗi tiết mà tôi chọn và áp dụng những hoạt động khác nhau cho mỗi tiết

1.Pictures and

cards

khác nhau và sử dụng nhiều kỷ thuật trình chiếu để bài giảng luôn đẹp, ấn tượng và
lôi cuốn.

Đây là kiểu hoạt động nhằm kiểm tra khả năng đoán từ hoặc cụm từ qua các bức
tranh đã được cho sẵn. Ở hoạt động này học sinh làm việc theo 2 đội, nhiệm vụ của
các em là quan sát kỹ các bức tranh và sau đó dán các tấm thẻ có sẵn từ vào đúng
các bức tranh đó. Nếu nhóm nào có được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó được
thưởng một điểm cộng . Khi thực hiện hoạt động này khơng khí lớp học sơi nổi vì
các em ln ở tâm thế cạnh tranh để dành được điểm cộng.
* BÀI SOẠN MINH HỌA

1. UNIT 2: CULTURAL DIVERSITY
Look at the pictures then answer the question: Which countries are the wedding
ceremonies in ?
CARDS:
India

China

Vietnam

Korea

America

Japan

PICTURES:


P.1

P.2

12

P.3


P.4
P.1

P.2

P.3

P.5

P.4
P.5
P.6
* Mục đích của hoạt động này nhằm giới thiệu cho học sinh về một số phong tục
cưới hỏi trên thế giới một cách cụ thể nhất bằng tranh ảnh.
* Công việc của giáo viên:
- Chiếu các bức tranh lên màn hình.
- Yêu cầu học sinh quan sát các bức tranh và đoán xem đây là phong tục cưới hỏi ở
những quốc gia nào trên thế giới. Một số trang phục truyền thống sẽ dễ dàng giúp
học sinh có câu trả lời đúng.
- Giáo viên kiểm tra kết quả và cung cấp thêm thông tin về các phong tục cưới hỏi

ở các quốc gia này.
*. Đáp án gợi ý‎:
Picture1: Vietnam
Picture 2: America
Picture 3: China
Picture 4: India
Picture 5: Korea
Picture 6: Japan

2. UNIT 3: WAYS OF SOCIALISING
13


Choose the right words or phrases which best describe the
pictures.

CARDS:

Point at

rude/impolite

formality

wave
nod

PICTURES:
informality


P. 1

P.1

P.4
* Cơng việc của giáo viên:

P.2

P.2

P.5

- Giáo viên trình chiếu hình ảnh và từ vựng có liên quan.
14

P.3

P.3

P.6


- Nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động: Chọn từ/ cụm từ mô tả
tốt nhất cho các bức tranh.
- Nêu đáp án và giúp cho học sinh phát âm từ mới.
* Đáp án gợi ý:
- Picture 1: wave

- Picture 2: rude/ impolite


- Picture 3: point at

- Picture 4: formal

- Picture 5: informal

- Picture 6: nod

3. UNIT 11: BOOKS
Choose the right words or phrases which best describe the
pictures.
CARDS:
Craft book
Biography
PICTURES

P.1

P.5

Comic
Science book

Fiction
Romance

P.2

P.3


P.6

P.7

15

Thriller
Novel

P.4

P.8


Mục đích của hoạt động này nhằm giúp học sinh đoán và nhớ từ vựng về các thể
loại sách qua tranh.
* Công việc của giáo viên:
- Chia lớp ra thành 2 đội A & B
- Chiếu các bức tranh lên màn hình.
Yêu cầu học sinh quan sát các bức tranh trong vịng 1 phút, sau đó giáo viên tắt
màn hình và yêu cầu đại diện của mỗi đội lên viết ra các thể loại sách được trình
chiếu
- Đội nào viết được nhiều đáp án đúng hơn trong vòng một phút thì sẽ thắng.
- Giáo viên kiểm tra kết quả và công bố đội chiến thắng.
* Đáp án gợi ý‎:
Picture1: comic book

Picture 2: romance book


Picture 3: thriller

Picture 4: fiction

Picture 5: novel

Picture 6: craft book

Picture 7: science book

Picture 8: biography

2. Gap-filling:
Đây là hoạt động để kiểm tra việc hiểu và sử dụng từ của học sinh. Ở hoạt động
này một số từ được cho sẵn và tất cả các câu đều chưa hồn chỉnh. Học sinh phải
chọn một từ thích hợp trong số này để điền vào mỗi chỗ trống.

* BÀI SOẠN MINH HỌA

1. UNIT 14: INTERNATIONAL ORGANIZATIONS
* WHILE- READING:
Task 1: Choose the best words in the box to complete the following sentences.

16


* Cơng việc của giáo viên :
- Giáo viên trình chiếu bài tập cho học sinh.
- Yêu cầu học sinh sử dụng từ mới trong bài đọc để điền vào ô trống.
- Kiểm tra đáp án và yêu cầu học sinh trình bày nội dung các câu.

* Đáp án gợi ý:
1. deicated
2. appealed
3. initiated
4. appalled
5. resulted

2. UNIT 15: WOMEN IN SOCIETY
* WHILE- READING
Task 3: Summarise the text by filling in the gaps

17


* Cơng việc của giáo viên :
- Giáo viên trình chiếu bài tập trên màn hình.
- Yêu cầu học sinh sử dụng từ đã cho để điền vào ô trống.
- Kiểm tra đáp án và cho điểm.
* Đáp án gợi ý:
1. unequal

2. housewises

3. politics

4. power

5. liberation

6. education


3. Multiple choice:
Đây là hoạt động để kiểm tra việc nắm nội dung của bài đọc hiểu. Ở hoạt động này
giáo viên sẽ kiểm tra thông tin chi tiết trong bài đọc hiểu. Học sinh phải chọn một
phương án đúng nhất để trả lời.

* BÀI SOẠN MINH HỌA
18


1. UNIT 6: FUTURE JOBS
* WHILE- READING

* Công việc của giáo viên:
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo một nhóm 4 em.
- Giáo viên trình chiếu bài tập, yêu cầu các em chọn đáp án đúng để kiểm tra khả
năng hiểu bài về công việc trong tương lai.
- Học sinh đọc bài và làm bài trong vòng 3 phút. Giáo viên gọi một số học sinh
kiểm tra câu trả lời và yêu cầu các em giải thích thêm về các khái niệm trên.
* Đáp án gợi ý:
1.B
2.C
3.A
4. B

2. UNIT 8: LIFE IN THE FUTURE
* WHILE- READING

19



* Cơng việc của giáo viên:
- Trình chiếu bài tập.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo một nhóm 4 em.
- Giáo viên phát phiếu bài tập cho từng học sinh, yêu cầu các em chọn đáp án đúng
để kiểm tra kiến thức của học sinh về việc hiểu nội dung bài đọc.
- Học sinh đọc và làm bài trong vòng 5 phút.
- Giáo viên gọi một số học sinh kiểm tra câu trả lời và yêu cầu các em giải thích
thêm về nội dung câu.
* Đáp án gợi ý:
1. B
2. D
3. B
4. C
5. B
6. C

3. UNIT 15: WOMEN IN SOCIETY
* WHILE- READING
20


* Công việc của giáo viên:
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo một nhóm 4 em.
- Giáo viên trình chiếu bài tập, yêu cầu các em chọn đáp án đúng để kiểm tra kỷ
năng đọc hiểu của học sinh về vai trò của người phụ nữ trong xã hội ngày xưa và
ngày nay.
- Học sinh làm bài trong vòng 5 phút. Giáo viên gọi một số học sinh trả lời và yêu
cầu các em giải thích thêm về các nội dung đó đồng thời có thể yêu cầu các em
cung cấp dẫn chứng cho các thông tin đó (nằm trong dịng nào, đoạn thứ mấy).

* Đáp án gợi ý:
1. C

2. C

3. D

4. B

5. A

6. C

4. Checking vocabulary
21


Đây là hoạt động để kiểm tra việc hiểu các khái niệm mới trong bài đọc hiểu. Ở
hoạt động này các từ mới được giới thiệu sẽ được kiểm tra bằng nhiều thủ thuật
khác nhau nhằm đảm bảo học trò đã nắm được định nghĩa cũng như có khả năng
vận dụng từ trong ngữ cảnh.
* BÀI SOẠN MINH HỌA

1. UNIT 6: FUTURE JOBS
* CHECKING CONCEPTS

* Công việc của giáo viên:
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo hai nhóm .
- Mỗi nhóm cử một đại diện lên đứng trước bảng và gõ vào vị trí tương ứng với
yêu cầu của giáo viên.

- Giáo viên sẽ đọc to lần lượt mỗi từ một cách ngẫu nhiên có thể bằng tiếng Anh
hoặc tiếng Việt. Đại diện của nhóm nào gõ vào đúng vị trí nhanh hơn và có số lần
gõ đúng nhiều hơn sẽ là người chiến thắng.
- Trong khi hai đại diện lên làm việc thì hai dãy phải quan sát để tìm ra người nào
gõ nhanh hơn và đúng nhiều hơn. Để giúp giáo viên tìm ra người chiến thắng.
* Đáp án gợi ý:
1. pressure: áp lực
2. interview: buổi phỏng vấn
3. vacancy: chổ trống
4. keenness : sự say mê, khao khát
5. résumé : sơ yếu lí lịch
6. jot down: ghi chép
22


2. UNIT 5: HIGHER EDUCATION
* CHECKING CONCEPTS:

* Công việc của giáo viên:
- Giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm việc cá nhân.
- Mời một học sinh lên bảng nối các khái niệm mới với các định nghĩa của chúng
bằng tiếng Việt đồng thời kiểm tra một vài học sinh ở dưới lớp.
- Giáo viên kiểm tra đáp án và giải thích thêm đối với các định nghĩa dài hoặc khó.
* Đáp án gợi ý:
1. campus: khn viên đại học
2. blame: đổ lỗi
3. daunting: chán nản
4. scary : sợ hãi
5. challenge: thử thách
6. mate: bạn

7. fighting back tears: nén khóc
8. creative: sáng tạo
9. amazing: ngạc nhiên

3. UNIT 15: WOMEN IN SOCIETY
* CHECKING CONCEPTS
23


* Công việc của giáo viên:
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo hai nhóm .
- Mỗi nhóm cử một đại diện lên đứng trước bảng và nối các khái niệm mới với các
định nghĩa thích hợp của chúng bằng tiếng Anh.
- Giáo viên kiểm tra đáp án và giải thích thêm đối với các định nghĩa dài hoặc khó.
* Đáp án gợi ý:
1. human civilization: nền văn minh nhân loại
2. childbearing: việc sinh con
3. deep- seated: ăn sâu, lâu đời
4. involvement : sự liên quan, sự tham gia
5. intellectual ability: khả năng học thuật
6. Age of Englightenment: Thời đại Khai sáng
7. homemaking: cơng việc gia đình.

5. Lucky numbers
Đây là hoạt động để kiểm tra việc hiểu và vận dụng kiến thức bài đọc hiểu của học
sinh. Ở hoạt động này giáo viên sẽ lựa chọn tiêu đề trò chơi tùy thuộc vào nhan đề
của bài học. Học sinh sẽ được chia thành hai đội. Sẽ có từ một đến hai ơ may mắn
phần cịn lại mỗi ơ sẽ tương ứng với mỗi câu hỏi trong sách giáo khoa hoặc có liên
24



quan đên nội dung bài đọc hiểu. Học sinh phải chọn một hình ảnh bất kì để trả lời
câu hỏi tương ứng. Mỗi câu trả lời đúng được một điểm.
* BÀI SOẠN MINH HỌA:

1. UNIT 6: FUTURE JOBS
* POST- READING

* Công việc của giáo viên:
- Giáo viên chia lớp học thành hai nhóm và đặt tên nhóm.
- Trình chiếu bài tập, dành thời gian cho học sinh đọc câu hỏi và tìm kiếm thơng tin trả lời.
- Đại diện mỗi nhóm sẽ chọn một hình ảnh để trả lời một câu hỏi tương ứng.
- Có một hình ảnh là câu may mắn.
- Giáo viên có thể yêu cầu các nhóm giải thích thêm về nội dung câu.
- Tính điểm và công bố đội thắng cuộc
* Đáp án gợi ý:
1. Policimen: Question 3

2. Businessman: Question 4

3. Doctor: Question 1

4. Dentist: Lucky job

5. Singer: Question 6

6. Teacher: Question 2

7. Footballer: Lucky job


8. Actress: Question 5

2. UNIT 10: ENDANGERED SPECIES
25


×