Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

SKKN tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu trong dạy học địa lý 12 ở trường THPT trần phú, quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.08 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
Trang
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.2. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
1.3. PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI
2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
2.1. THỰC TRẠNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ BĐKH
2.1.1. Những thuận lợi khi tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH…..
2.1.2. Những khó khăn khi tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH…..

2
2
3
3
4
4
4
4

2.2. BIỆN PHÁP TÍCH GIÁO DỤC ỨNG PHÓ BĐKH

5

2.2.1. Nguyên tắc tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH trong dạy học…

5

2.2.2. Xác định các mức độ tích hợp BĐKH trong các bài học

6



2.2.3. Xác định các hình thức tích hợp BĐKH

6

2.2.4. Xác địch các phương pháp dạy học tích hợp để tích hợp….

7

2.2.5. Tổ chức các hoạt động có tích hợp giáo dục BĐKH

10

2.2.6. Giới thiệu một số địa chỉ tích hợp giáo dục BĐKH trong dạy

11

học Địa lí 12.
2.2.7. Giáo án minh họa tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy

17

học Địa lý 12
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị và đề xuất
TÀI LIỆU THAM KHẢO

23
23

24
25

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) được xem là một trong những thách thức lớn nhất
đối với sự phát triển của nhân loại trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu đã và đang tác
1


động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường toàn cầu. Trong những
năm qua nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu nhiều thiên tai nguy hiểm như bão
lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán và khí hậu khắc nghiệt gây thiệt hại lớn về
tính mạng con người và vật chất. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ
giữa các thiên tai nói trên với BĐKH. Trong một thế giới ấm lên rõ rệt như hiện
nay và việc xuất hiện ngày càng nhiều các thiên tai đặc biệt nguy hiểm với tần
suất, quy mô và cường độ ngày càng khó lường, thì những hiểu biết về BĐKH
càng cần được đẩy mạnh. Những biểu hiện, đặc điểm, nguyên nhân và tác động
của BĐKH đã được nghiên cứu, tìm hiểu cặn kẽ. Các giải pháp mang tính chiến
lược toàn cầu và của mỗi quốc gia trên thế giới về ứng phó có hiệu quả với BĐKH
cũng đã được đề ra và thực hiện ráo riết.
Việt Nam được đánh giá là một trong những nước bị ảnh hưởng nghiêm
trọng của BĐKH, trong đó đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng
dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng. Nhận thức rõ tác động của BĐKH,
Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia ứng phó với BĐKH. Các Bộ, ngành và địa phương đã và đang xây dựng
kế hoạch hành động để ứng phó với những tác động cấp bách trước mắt và những
tác động tiềm tàng lâu dài của BĐKH. Đặc biệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây
dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành Giáo dục và dự án "Đưa
các nội dung ứng phó với BĐKH vào chương trình Giáo dục và Đào tạo". Từ đó,

việc lồng ghép, tích hợp nội dung ứng phó với BĐKH đã được triển khai đồng bộ
ở các môn học thuộc tất cả các cấp học.
Cho đến nay Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban
hành nhiều tài liệu có liên quan về ứng phó BĐKH, nhiều đợt tập huấn về dạy học
tích hợp, lồng ghép BĐKH cho các môn học, trong đó có môn Địa lý.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Địa lý, tôi thấy đây là môn học có
rất nhiều nội dung để tích hợp giáo dục BĐKH, đặc biệt là Địa lý 12 vì chương
trình Địa lí 12 trang bị cho học sinh những kiến thức tổng hợp về Địa lí tự nhiên,
kinh tế - xã hội của Việt Nam, các ngành và các vùng kinh tế của Việt Nam. Mà
các yếu tố đó đều liên quan hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến BĐKH.
2


Tuy nhiên, trong thực tiễn giảng dạy Địa Lý THPT nói chung, Địa Lý lớp 12
nói riêng thì việc tích hợp giáo dục BĐKH vào các giờ dạy hầu như chưa được
quan tâm, các tiết dạy mới chỉ dừng lại ở tích hợp giáo dục môi trường bởi lẽ
chương trình Địa Lý 12 còn nặng về kiến thức, giáo viên không có nhiều thời gian
để tích hợp, nội dung giáo dục BĐKH trong sách giáo khoa còn mờ nhạt, chưa rõ
ràng nên học sinh ít chú ý, chỉ xem đó là kiến thức Địa Lí.
Với những lý do trên, tôi thấy rằng việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo
BĐKH vào chương trình giảng dạy ở một số môn học nhất là môn Địa lý ở trường
THPT là phù hợp và cần thiết, nhằm trang bị cho các em những kiến thức tốt nhất
về BĐKH, đồng thời các em cũng chính là cầu nối thông tin để tuyên truyền đến
cộng đồng. Đó là lý do để tôi chọn đề tài: “Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi
khí hậu trong dạy học địa lý 12 ở trường THPT Trần Phú, Quảng Bình” làm sáng
kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2018– 2019 này.
1.2. Điểm mới của đề tài
Đề tài tích hợp, lồng ghép BĐKH giúp các em học sinh lớp 12 của trường
nâng cao nhận thức của mình, các em sẽ trở thành những tuyên truyền viên về kiến
thức, kỹ năng giảm thiểu BĐKH cho những người xung quanh.

Các nội dung đưa vào lồng ghép tích hợp gần gũi với thực tiễn của địa
phương nơi các em sinh sống.
1.3. Phạm vi đề tài
Đề tài đi sâu phân tích thực trạng vấn đề tích hợp giáo dục BĐKH trong dạy
học Địa lý 12, từ đó tìm ra biện pháp để tích hợp giáo dục BĐKH vào dạy học Địa
lý 12 một cách hiệu quả và đã được áp dụng vào giảng dạy môn Địa lý lớp 12 ở
trường THPT Trần Phú – Quảng Bình.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lý 12
2.1.1. Những thuận lợi khi tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học Địa
Lý 12.
3


- Sở Giáo dục & Đào tạo Quảng Bình đã tổ chức các buổi tập huấn về
phương pháp giảng dạy, tích hợp giáo dục BĐKH, tích hợp giáo dục môi trường
vào dạy học các bộ môn, trong đó có bộ môn Địa lý nhằm giúp giáo viên có những
phương pháp dạy học tích cực, có hiệu quả để tích hợp giáo dục BĐKH vào những
tiết dạy.
- Chương trình Địa Lý lớp 12 có nhiều bài, nhiều nội dung để tích hợp giáo
dục BĐKH trong khi giảng dạy. Toàn bộ chương trình Địa lý 12 có 43 bài, trong
đó có nhiều bài có nội dung tích hợp BĐKH. Trong đó có những vấn đề bức thiết
hiện nay như sự BĐKH, sinh vật, sự suy giảm tài nguyên rừng...
- Được Ban giám hiệu nhà trường và địa phương quan tâm, tổ chức các buổi
ngoại khóa tìm hiểu các kiến thức trong chương trình dưới dạng Rung chuông
vàng, thi đường lên đỉnh Ôlimpya cấp trường, trong đó có những kiến thức về
BĐKH toàn cầu nhằm giúp học sinh hiểu biết những hậu quả nghiêm trọng do
BĐKH gây ra, mà nguyên nhân chủ yếu là do con người.
- Tích hợp giáo dục BĐKH trong dạy học Địa lý 12 giúp các em có những
hiểu biết cơ bản về BĐKH toàn cầu hiện nay, góp phần thực hiện đổi mới phương

pháp dạy học. Đồng thời thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH: Đưa
các nội dung ứng phó với BĐKH vào các môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Bản thân là một giáo viên chuyên ngành Địa lý, luôn có ý thức trong công
tác chuyên môn, tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp, chăm chút cho từng bài giáo án để
nâng cao hiệu quả giờ dạy và đã chú ý lồng ghép BĐKH vào một số giờ dạy.
2.1.2. Những khó khăn khi tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học
Địa Lý 12
- Nội dung giáo dục BĐKH thể hiện chưa rõ ràng ở trong chương trình và
sách giáo khoa Địa Lý 12 nên đa số các em vẫn hình dung bài học chỉ là môn địa
lí mà thôi. Giáo viên mở rộng thêm về tích hợp BĐKH thì học sinh cũng chỉ coi
là nội dung bên ngoài, chỉ để tham khảo, chưa tập trung chú ý.
- Trong giảng dạy Địa Lý 12, tích hợp giáo dục BĐKH còn rất ít giáo viên
quan tâm do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu do khối lượng kiến
4


thức quá nặng mà thời gian thì ngắn nên giáo viên nhiều khi chưa quan tâm đến
tích hợp trong giảng dạy do không có thời gian.
- Trong thực tế giảng dạy, giáo viên chỉ chú trọng việc cung cấp những kiến
thức mới, những phần trọng tâm của bài học chứ chưa chú trọng đến tích hợp giáo
dục BĐKH trong giảng dạy. Bởi vì những kiến thức cần tích hợp chỉ là một đơn vị
kiến thức nhỏ trong một bài học.
- Tích hợp giáo dục BĐKH trong dạy học Địa lý 12 chưa được thực hiện
thường xuyên, liên tục. Giáo án của giáo viên chưa chỉ rõ nội dung tích hợp do
giáo viên chưa quan tâm đến vấn đề này.
- Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học còn thiếu có ảnh hưởng không nhỏ
đến công tác dạy và học. Đặc biệt là tranh, ảnh, các thiết bị dạy học hiện đại.
- Kết quả khảo sát đầu năm với nội dung tích hợp biến đổi khí hậu bài 7
“Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển” của học sinh khối 12 làm tôi phải
trăn trở rất nhiều.

Lớp

Sỉ
số

12A

38

Giỏi
SL TL

Khá
SL TL

TB
SL TL

Yếu
SL TL

Kém
SL TL

Trên TB
S
TL

5


%
13,

9

%
23,7

12

%
31,6

9

%
23,7

3

%
7,9

L
%
26 68,4

6

15


17

42,5

10

25

3

7,5

27 67,5

3
12D

40

4

1
10

3
12D

44


3

6,8

8

18,2

15

34,1

14

31,8

4

9,1

26 59,0

4
K12

12

16

13,


23

18,9

44

36,1

33

23,7

10

8,2

79 65,0

2
1
2.2. Biện pháp tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lý 12
2.2.1. Nguyên tắc tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lý 12
− Trước tiên, phải đảm bảo mục tiêu bài học.
− Không làm quá tải chương trình, quá tải nội dung bài học.
− Không phá vỡ nội dung môn học, có nghĩa là không biến bài Địa lí thành
bài giáo dục biến đổi khí hậu.
− Không đưa những nội dung tích hợp quá xa lạ đối với bài học.
5



− Việc tích hợp giáo dục BĐKH vào bài học phải tự nhiên, không gò ép.
− Cố gắng liên hệ với thực tiễn địa phương.
2.2.2. Xác định các mức độ tích hợp hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong các bài
học Địa Lý 12
- Trước tiên giáo viên cần xác định nội dung cần tích hợp cụ thể là gì qua
từng bài học, sau đó căn cứ vào thời lượng của bài học đó mà xác định mức độ tích
hợp sao cho phù hợp.
- Các mức độ tích hợp thường dùng hiện nay là:
+ Tích hợp toàn phần: được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của bài học,
cũng chính là các kiến thức về giáo dục BĐKH.
+ Tích hợp bộ phận: được thực hiện khi có một phần kiến thức của bài học
có nội dung về giáo dục BĐKH.
+ Mức độ liên hệ: liên hệ là một hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ có một
số nội dung của bài học liên quan tới nội dung về giáo dục BĐKH, song không nêu rõ
trong nội dung của bài học. Trong trường hợp này giáo viên phải khai thác kiến thức
bài học và liên hệ chúng với các nội dung về giáo dục BĐKH. Đây là trường hợp phổ
biến nhất.
2.2.3. Xác định hình thức tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong các bài học
Địa Lý 12
- Vận dụng từng câu hỏi mang tính sát thực với nội dung bài học và có liên
hệ thực tế:
Ví dụ: Dạy bài 16, Địa lí 12 “Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta”
giáo viên có thể tích hợp ở mức độ liên hệ dân số nước ta đông và tăng nhanh
trong khi kinh tế còn chậm phát triển. Điều này đã gây sức ép tới môi trường và
các vấn đề kinh tế − xã hội khác.
- Tạo ra nhiều tình huống có vấn đề để thúc đẩy học sinh tự tìm tòi, giải
quyết (đặc biệt là trước những vấn đề mang tính thời sự, tính toàn cầu của nhân
loại)


6


Ví dụ: Dạy bài 30- Địa lí 12 “Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và
thông tin liên lạc”, giáo viên có thể tích hợp ở mức độ bộ phận và liên hệ dựa trên
nội dung của đơn vị kiến thức trong bài.
Đặt tình huống: Hiện nay, giao thông vận tải là ngành gây ô nhiễm môi
trường. Các phương tiện giao thông vận tải đã phát thải một lượng khí độc hại vào
môi trường gây hiệu ứng nhà kính....
Yêu cầu học sinh giải quyết: Chúng ta có thể làm gì để giảm thiểu các khí
thải độc hại từ các phương tiện giao thông?
+ Tạo ra các phương tiện giao thông vận tải sử dụng ít nhiên liệu, sử dụng
năng lượng Mặt Trời, năng lượng sinh học….
+ Sử dụng phương tiện giao thông vận tải công cộng, đi xe đạp...để giảm
khí thải vào môi trường….
Từ những nội dung tích hợp cụ thể ở trên giáo viên đã hướng học sinh đến
với ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH.
2.2.4. Xác định các phương pháp dạy học tích cực để tích hợp giáo dục biến đổi
khí hậu
Tùy vào nội dung, cấu trúc của từng bài để giáo viên lựa chọn các phương
pháp dạy học tích hợp giáo dục BĐKH có hiệu quả. Có thể lựa chọn các phương
pháp dạy học tích cực sau:
2.2.4.1. Phương pháp trực quan
Trong dạy học địa lí 12, việc sử dụng các phương tiện trực quan có một ý
nghĩa rất lớn. Bởi vì, học sinh chỉ có thể quan sát được một phần nhỏ các sự vật,
hiện tượng địa lí trong tự nhiên; còn phần lớn các sự vật, hiện tượng địa lí không
có điều kiện quan sát trực tiếp mà chỉ có thể hiểu biết các sự vật, hiện tượng địa lí
đó bằng con đường nhận thức trên cơ sở các phương tiện trực quan.
Phương tiện trực quan trong dạy học địa lí khá đa dạng. Loại phương tiện
trực quan có nhiều khả năng giáo dục biến đổi khí hậu đó là bản đồ giáo khoa, Át

lát Địa lí, tranh ảnh, băng, đĩa hình,...
* Sử dụng bản đồ giáo khoa, Át lát Địa lí
7


Bản đồ giáo khoa là “Cuốn sách giáo khoa thứ hai” của môn Địa lí và nó
cũng là một trong những phương tiện trực quan để học sinh khai thác tri thức. Tuy
nhiên, không phải bản đồ giáo khoa nào cũng có khả năng tích hợp giáo dục
BĐKH. Vì vậy, khi giảng dạy bài học địa lí 12 có nội dung liên quan đến giáo dục
BĐKH, người giáo viên cần phải lựa chọn bản đồ sao cho hợp lí. Các bản đồ có
thể được sử dụng để giáo dục BĐKH là bản đồ khí hậu, bản đồ rừng, bản đồ
khoáng sản, bản đồ địa lí tự nhiên,...
* Sử dụng tranh, ảnh địa lí
Việc sử dụng tranh, ảnh có nội dung về BĐKH giúp học sinh có thể dễ dàng
nhận biết được nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả của BĐKH.
Khi hướng dẫn học sinh quan sát, trước hết giáo viên cần xác định mục đích,
yêu cầu khi quan sát tranh, ảnh. Sau đó, yêu cầu học sinh nêu tên của bức tranh,
ảnh để xác định xem bức tranh, ảnh đó thể hiện hiện tượng gì, vấn đề gì và ở đâu?
Cuối cùng, giáo viên gợi ý học sinh nêu nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng.
Ví dụ: Cho học sinh quan sát một bức ảnh địa lí về cảnh khai thác, chặt phá
rừng bừa bãi sẽ dẫn đến hậu quả gì? Bức ảnh về cảnh hạn hán, lũ lụt do nguyên
nhân nào gây nên?
Lưu ý:
− Việc lựa chọn tranh, ảnh cho HS quan sát trước hết phải phù hợp với nội
dung bài học. Về mặt hình thức, tranh, ảnh phải rõ ràng, đẹp.
− GV nên sử dụng triệt để những tranh, ảnh minh họa trong SGK, bởi vì đây
là những hình ảnh minh họa đã được lựa chọn một cách kĩ lưỡng.
− Tránh lạm dụng quá nhiều tranh, ảnh ; các tranh, ảnh đưa ra cần đúng lúc,
đúng chỗ.
* Sử dụng băng, đĩa hình

− Băng, đĩa hình là một loại phương tiện trực quan có nhiều ưu điểm trong
việc cung cấp những thông tin động về BĐKH, tạo điều kiện thuận lợi cho học
sinh khai thác kiến thức.
Lưu ý:
8


− Hầu hết kiến thức giáo dục BĐKH có trong một số bài học chỉ ở mức độ
liên
hệ, cho nên giáo viên phải tính đến độ dài của đoạn phim, có chọn lọc, kết hợp
các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để mang lại hiệu quả cho bài học, góp
phần giáo dục về tác hại của BĐKH và đủ thời gian của một tiết học.
− Việc lồng ghép những đoạn phim vào bài học đúng lúc, đúng chỗ, vừa
phải... sẽ góp phần làm cho bài học sinh động, hấp dẫn... Tuy nhiên, việc lồng
ghép đoạn phim vào bài học còn phụ thuộc vào điều kiện của từng trường (máy
chiếu, đầu chiếu, điện...), trình độ công nghệ thông tin của giáo viên...
2.2.4.2. Phương pháp sử dụng biểu đồ, số liệu thống kê
− Phương pháp sử dụng biểu đồ giúp học sinh dễ dàng nắm bắt được đặc
điểm của các đối tượng, hiện tượng địa lí tự nhiên và kinh tế – xã hội.
Những biểu đồ có thể sử dụng để minh họa cho sự BĐKH hoặc là một trong
những nguyên nhân gây BĐKH là : Biểu đồ khí hậu (học sinh có thể so sánh sự
thay đổi nhiệt độ và lượng mưa giữa các năm với nhau), giáo viên phân tích mối
quan hệ nhân quả để liên hệ, dẫn dắt học sinh tìm ra nguyên nhân, hậu quả của
BĐKH.
− Bản thân các số liệu thống kê không phải là kiến thức địa lí, song nó có
một ý nghĩa nhất định đối với việc hình thành các tri thức địa lí. Vì vậy, bản chất
của phương pháp này là sử dụng các số liệu thống kê để minh hoạ, cụ thể hoá các
khái niệm và nêu bật ý nghĩa của những kiến thức địa lí.
2.2.4.3. Phương pháp thực địa
Đối với việc tích hợp giáo dục BĐKH, phương pháp thực địa có ý nghĩa

quan trọng, tạo điều kiện cho học sinh có thể nhận thức được một cách trực quan
các sự vật và hiện tượng địa lí. Học sinh có điều kiện liên hệ những kiến thức được
học trong nhà trường với cuộc sống xung quanh, vận dụng kiến thức đã học và kĩ
năng vào thực tiễn.
Ví dụ: Khi dạy bài 22 Địa lí 12 “Vấn đề phát triển nông nghiệp”, giáo viên
yêu cầu học sinh chuẩn bị bài ở nhà bằng cách khảo sát một vấn đề nông nghiệp
9


của địa phương có liên quan đến BĐKH, có thể là biểu hiện, nguyên nhân, hậu
quả. Nhiệm vụ của học sinh là ghi chép và mô tả những vấn đề quan sát được.
2.2.4.4. Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí
Phương pháp hình thành những biểu tượng địa lí nói chung và tích hợp giáo
dục BĐKH nói riêng tốt nhất với học sinh là hướng dẫn các em quan sát các sự
vật, hiện tượng có thể trực tiếp trên thực địa hoặc trên tranh ảnh, đoạn phim…Từ
đó, học sinh có những hình ảnh cụ thể về đối tượng địa lí, về những vấn đề có liên
quan đến BĐKH.
Ví dụ: Khi dạy bài 15 Địa lí 12 “Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên
tai”, giáo viên cho học sinh xem một đoạn phim về các thiên tai thường ảnh hưởng
đến nước ta để học sinh thấy được hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra. Từ đó, giáo
viên diễn giảng và lồng ghép tích hợp giáo dục BĐKH.
2.2.4.5. Phương pháp hình thành kĩ năng xác lập mối quan hệ nhân quả
− Các mối quan hệ trong địa lí rất phong phú và đa dạng. Đó là mối quan hệ
giữa các hiện tượng tự nhiên với nhau, giữa các hiện tượng địa lí kinh tế − xã hội
với nhau và giữa tự nhiên với kinh tế − xã hội. Trong các mối quan hệ đó, có
những mối quan hệ nhân quả và những mối quan hệ thông thường. Đối với những
bài học có nội dung giáo dục BĐKH, ta có thể vận dụng phương pháp này. Bởi vì,
hậu quả của BĐKH là do tác động của hàng loạt nguyên nhân, có thể trực tiếp
hoặc gián tiếp, có nguyên nhân tự nhiên và có nguyên nhân do con người gây ra.
Ví dụ: Khi dạy bài 14 Địa lí 12 “Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên”

giáo viên hướng dẫn học sinh xác lập mối quan hệ nhân quả: nguyên nhân làm
giảm diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng. Từ đó đã gây ra hậu quả gì?
2.2.5. Tổ chức các hoạt động có tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu
- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, các cuộc thi, các trò chơi, các buổi
tham quan, ngoại khóa có nội dung gắn với tích hợp giáo dục BĐKH qua những
hiểu biết và nhận thức về các biểu hiện gây ô nhiễm, tác hại của ô nhiễm đến cuộc
sống hàng ngày.

10


- Tổ chức phong trào thi đua về bảo vệ môi trường góp phầm làm giảm thiểu
BĐKH (làm sạch lớp học, trường học, tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, gom rác thải,
trồng và chăm sóc cây xanh..).
2.2.6. Giới thiệu một số địa chỉ tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy
học Địa lí 12
Tên bài

Nội dung tích hợp

Mức độ tích
hợp

- Khu vực đồi núi do mưa
nhiều, độ dốc lớn miền núi
là nơi xảy ra nhiều thiên tai
như lũ quét, xói mòn, trượt
Bài 7. Đất nước nhiều đồi núi
Mục 3. Thế mạnh và hạn chế về
tự nhiên của các khu vực đồi

núi và đồng bằng đối với phát
triển kinh tế - xã hội.

lỡ đất, tại các đứt gãy sâu
còn phát sinh động đất. Các
thiên tai khác như lốc, mưa
đá, sương muối, rét hại..

Liên hệ

- Địa hình đồng bằng thấp,
chịu tác động lớn của nước
biển dâng do biến đổi khí
hậu như diên tích đồng
bằng thu hẹp, đất nhiễm
mặn...Ảnh hưởng của thiên
tai lũ lụt và hạn hán...
Ở nước ta, các vùng ven
biển là những nơi chịu tác

Bài 8. Thiên nhiên chịu ảnh

động lớn nhất của BĐKH.

hưởng sâu sắc của biển

Người dân vùng biển cần

Mục. Thiên tai


có những biện pháp để

Liên hệ

giảm nhẹ và thích ứng với
Bài 14. Sử dụng và bảo vệ tài

biến đổi khí hậu.
− Tài nguyên rừng ở nước

nguyên thiên nhiên

ta đang bị cạn kiệt.

Liên hệ
11


− Suy giảm tài nguyên rừng
sẽ ảnh hưởng tới MT và đời
sống nhân dân.
− Bảo vệ và trồng rừng là
một trong những biện pháp
góp phần giảm nhẹ BĐKH.
- Bảo vệ môi trường là một
Bài 15. Bảo vệ môi trường và
phòng chống thiên tai.

trong những biện pháp hạn
chế sự BĐKH.


Toàn bài

- Thiên tai ở nước ta

Bài 16. Đặc điểm dân số và Dân số tăng nhanh, gây sức
phân bố dân cư ở nước ta.

ép tới tài nguyên và MT.

Bài 22. Đặc điểm nền nông Những
nghiệp nước ta.

Liên hệ.

diễn

biến

thất

Liên hệ.

thường của thời tiết như
mưa bão, lũ lụt, hạn hán,
nắng nóng, sương muối, rét
hại... đã gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới sản xuất

nông nghiệp.

Bài 24. Vấn đề phát triển ngành − Tài nguyên rừng ở nước
thủy sản và lâm nghiệp.

ta đang bị cạn kiệt.

Mục: Tài nguyên rừng

− Suy giảm tài nguyên rừng

Bộ phận.

sẽ ảnh hưởng tới MT và đời
sống nhân dân.
− Bảo vệ và trồng rừng là
một trong những biện pháp
góp phần giảm nhẹ BĐKH.
Bài 27. Vấn đề phát triển một − Ngành công nghiệp trọng

Liên hệ.

số ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có thế mạnh
12


điểm.

lâu dài, mang lại hiệu quả
kinh tế cao và có tác động
đến sự phát triển các ngành
kinh tế khác. Tuy nhiên,

việc phát triển các ngành
kinh tế trọng điểm cũng sẽ
gây ô nhiễm MT, cạn kiệt
tài nguyên, nhất là ngành
công nghiệp khai thác.
− Đối với ngành công
nghiệp điện, việc khai thác
nguồn năng lượng vô tận
(sức gió, năng lượng Mặt
Trời...), thay thế nguồn
năng lượng hoá thạch (dầu
mỏ, than...) là rất cần thiết,
vì nó sẽ góp phần hạn chế
việc suy giảm tài nguyên,
giảm phát thải khí nhà kính,
sẽ góp phần giảm nhẹ

BĐKH.
Bài 30. Vấn đề phát triển ngành − Giao thông vận tải là

Liên hệ.

giao thông vận tải và thông tin ngành gây ô nhiễm MT.
liên lạc.

Các phương tiện giao thông

Mục 1. Giao thông vận tải.

vận tải đã phát thải một

lượng khí độc hại vào MT.
− Việc tạo ra các phương
tiện giao thông vận tải sử
dụng ít nhiên liệu, sử dụng
năng lượng Mặt Trời là rất
13


cần thiết.
− Sử dụng phương tiện giao
thông vận tải công cộng, đi
xe đạp... cũng là những
cách bảo vệ MT.
Bài 32. Vấn đề khai thác thế − Thời tiết diễn biến thất

Liên hệ.

mạnh ở Trung du miền núi Bắc thường, hiện tượng rét đậm,
Bộ.

rét hại, sương muối diễn ra
trong những năm gần đây ở
Trung du và miền núi Bắc
Bộ đã gây ảnh hưởng tới
đời sống và sản xuất.
− Ngăn chặn việc phá rừng,
khai thác tài nguyên khoáng
sản một cách hợp lí là rất

cần thiết.

Bài 33. Vấn đề chuyển dịch cơ Thời tiết diễn biến thất

Liên hệ.

cấu kinh tế theo ngành ở đồng thường, hiện tượng rét đậm,
bằng sông Hồng.

rét hại, nắng nóng, khô hạn
diễn ra trong những năm
gần đây ở Đồng bằng sông
Hồng đã gây ảnh hưởng tới

đời sống và sản xuất.
Bài 35. Vấn đề phát triển kinh − Thiên tai thường xuyên
tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ.

Liên hệ.

xảy ra, gây nhiều khó khăn
cho sản xuất và đời sống
nhân dân.
− Cần có biện pháp phòng
chống và ứng phó với thiên

tai.
Bài 36. Vấn đề phát triển kinh − Là vùng thường bị hạn hán

Liên hệ.
14



tế - xã hội ở duyên hải Nam kéo dài ; thiên tai gây thiệt
Trung Bộ.

hại lớn trong sản xuất và
đời sống, đặc biệt trong
mùa mưa bão.
− Hiện tượng hoang mạc
hoá có nguy cơ mở rộng ở
các tỉnh cực Nam Trung
Bộ.
− Bảo vệ và phát triển rừng

có tầm quan trọng đặc biệt.
Bài 37. Vấn đề khai thác thế − Mùa khô thiếu nước
mạnh ở Tây Nguyên.

Liên hệ.

nghiêm trọng. Việc chặt phá
rừng có ảnh hưởng xấu đến
MT và đời sống nhân dân.
− Bảo vệ MT tự nhiên, khai
thác hợp lí tài nguyên, đặc
biệt là thảm thực vật rừng
có ý nghĩa không chỉ đối
với Tây Nguyên mà còn có
tầm quan trọng đối với các
vùng phía nam của đất
nước và các nước láng

giềng.

15


Bài 39. Khai thác lãnh thổ theo Hiện tượng triều cường,
chiều sâu ở Đông Nam Bộ.

nước dâng, sạt lở xảy ra
ngày càng nhiều.
− Công nghiệp phát triển
với tốc độ nhanh nhất cả
nước.
− Chất lượng MT đang bị
suy giảm.
− Các địa phương đang đầu
tư để phát triển rừng đầu
nguồn, giữ gìn rừng ngập

mặn.
Bài 41. Sử dụng hợp lí và cải − Địa hình thấp, là vùng

Bộ phận.

tạo tự nhiên ở đồng bằng sông được dự báo sẽ bị thu hẹp
Cửu Long

về diện tích khi nước biển
dâng do BĐKH.
− Cần có biện pháp để

phòng tránh và ứng phó,

thích nghi với BĐKH.
Bài 42. Phát triển tổng hợp kinh Trước tác động của BĐKH,

Liên hệ.

tế và bảo vệ tài nguyên, MT nước biển dâng cao, nhiều
biển − đảo

đảo sẽ có nguy cơ bị chìm

Bài 44. Địa lí địa phương

ngập.
Nhận xét, phân tích về

Liên hệ.

những thay đổi khí hậu,
thủy văn ở địa phương
trong những năm gần đây.

16


2.2.7. Giáo án minh họa tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học Địa
lý 12
Tiết 16 - BÀI 15. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- Biết được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ở nước ta.
- Trình bày được một số tác động tiêu cực do thiên tai gây ra (bão, lũ lụt, lũ quét,
hạn hán…) thường xuyên gây tác hại đến đời sống, kinh tế ở nước ta và biện pháp
phòng chống.
- Hiểu được nội dung chiến lược Quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
2. Kĩ năng
- Vận dụng được một số biện pháp bảo vệ tự nhiên và phòng chống thiên tai ở địa
phương.
- Kỹ năng liên hệ thực tế địa phương để giải thích nguyên nhân phát sinh và tác hại
của mỗi loại thiên tai.
- Tìm hiểu, quan sát thực tế, thu thập tài liệu về môi trường ->viết báo cáo.
3. Thái độ
Có ý thức bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Giúp các em phát triển các năng lực: Tự học, hợp tác, truyền
thông, sử dụng ngôn ngữ.
b. Năng lực chuyên biệt: Rèn luyện năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử
dụng bản đồ, khảo sát thực tế.
II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Một số tranh ảnh và videoclip về các loại thiên tai ở nước ta: bão, ngập lụt, lũ
quét, hạn hán….
- Tranh ảnh về hiện tượng suy thoái môi trường ở nước ta.
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh
17


Chuẩn bị nội dung trình chiếu về các thiên tai ở nước ta.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định tổ chức và kiểm tra bài cũ
Nêu sự biến động và suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta. Trình bày ý nghĩa và các
biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng.
2. Tiến trình bài học
Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

* Hoạt động 1: Tìm hiểu vấn đề

1. Bảo vệ môi trường:

bảo vệ môi trường ở nước ta

Có 2 vấn đề trong bảo vệ môi trường ở

- Hình thức: Cả lớp

nước ta:

Bước 1- GV hỏi: Tại sao phải bảo vệ

- Tình trạng mất cân bằng sinh thái

môi trường? Bảo vệ môi trường ở

môi trường:

nước ta cần chú ý đến những vấn đề


+ Biểu hiện: Sự mất cân bằng của các

gì?

chu trình tuần hoàn vật chất.

- HS: Suy nghĩ bằng những kiến thức

+ Nguyên nhân: Khai thác quá mức,

thực tế trả lời.

không hợp lí tài nguyên.

Bước 2: - GV tiếp tục hỏi: Cân bằng

+ Hậu quả: Gia tăng bão, lũ lụt, hạn

sinh thái môi trường là gì? Mất cân

hán..

bằng sinh thái dẫn đến hậu quả gì? Ví

- Tình trạng ô nhiễm môi trường:

dụ?

+ Biểu hiện: Ô nhiễm nước, không khí


HS tiếp tục trả lời.

là vấn đề quan trọng.

Bước 3: GV: Hãy cho biết vấn đề bảo

+ Nguyên nhân: Các chất thải sinh

vệ môi trường ở vùng núi, vùng đồng

hoạt, công nghiệp, nông nghiệp và các

bằng và trung du ở nước ta?

chất thải trong tự nhiên ngày càng

- HS trả lời.

nhiều

Bước 4: GV bổ sung và chuẩn kiến

+ Biện pháp: Phải sử dụng hợp lí và

thức.

đảm bảo sự phát triển bền vững.

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi


2. Một số thiên tai chủ yếu và biện

* Hoạt động 2: Tìm hiểu một số

pháp phòng chống

thiên tai ở Việt Nam và biện pháp
18


phòng chống
- Bước 1: GV chia lớp ra làm 4 nhóm,
yêu cầu các nhóm đọc sgk, hiểu biết
của mình thảo luận và điền vào phiếu
học tập theo mẫu:
Phiếu 1:
Nội dung
Mùa bão
Vùng chịu ảnh hưởng

Đặc điểm

nhiều
Hậu quả của bão
Cách phòng tránh
Phiếu 2:
Nội

Phân Nguyên Hậu


dung bố

nhân

quả

Biện
pháp
d. Các thiên tai khác.
- Động đất: diễn ra mạnh ở các đứt
gãy sâu:
+ Tây Bắc là khu vực có động đất
mạnh nhất Đông Bắc.
+ Khu vực miền Trung ít hơn.

Hoạt động 3. Tìm hiểu chiến lược

+ Ở khu vực Nam Bộ biểu hiện rất

quốc gia về bảo vệ môi trường, tài

yếu.

nguyên.

+ Ở vùng biển, động đất tập trung ở

Bước 1. GV giới thiệu khái quatsg về


Nam Trung Bộ.

nguyên tắc chung xây dựng chiến

- Lốc mưa đá, sương muối…

lược.

3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi

- Hs trả lời.

trường, tài nguyên.

GV chuẩn kiến thức

a. Nguyên tắc: Bảo đảm sự phát triển

Bước 2. Gv dựa vào sgk và kiến thức

bền vững đi đối với bảo vệ môi

của mình -> hãy nêu các nhiệm vụ

trường.
19


chiến lược quốc gia về bảo vệ môi


b. Các nhiệm vụ chiến lược

trường, tài nguyên.

(SGK)

- HS trình bày.
Gv có thể cho HS về nhà tự nghiên
cứu.
Phản hồi phiếu 1:
Nội dung

Đặc điểm

Mùa bão

Tháng 6-12, tập trung nhiều nhất vào tháng 9. Mùa bão chậm dần từ
Bắc vào Nam

Vùng chịu ảnh Bão mạnh nhất ở dải ven biển Trung Bộ, đặc biệt từ Thanh Hóa đến
hưởng nhiều
Quảng Ngãi, sau đó là đồng bằng Bắc Bộ.
- Trên biển: lật úp tàu thuyền
- Gió biển làm mực nước dân cao gây gập úng cho vùng ven biển

Hậu quả của
bão

- Làm đổ nhà cửa, lũ lụt trên diện rộng.
- Gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống vùng ven biển.

- Nhờ vệ tinh giám sát quá trình hình thành và đường đi của bão.
- Trên biển: Khi có bão tàu thuyền phải trú ẩn hoặc về đất liền.

Cách phòng
tránh

- Củng cố các công trình đê biển, sơ tán dân .
- Chống lũ đi đôi với chống ngập úng, lụt và xói mòn.

Phản hồi phiếu 2:
ND
Ngập
lụt

Phân bố

Nguyên nhân

ĐBSH nghiêm
trọng nhất

Mưa lớn, tập trung,
mặt đất thấp, có đê
sông, nhiều ô trũng,
mức độ đô thị hóa
cao

ĐBSCL

Mưa lớn, triều

cường

Vùng trũng BTB
và hạ lưu sông ở

Hậu quả
Gây ảnh
hưởng
nghiêm
trọng đến
mùa vụ ở
các đồng
bằng

Biện pháp phòng tránh
- Xây dựng công trình
thủy lợi để thoát lũ
- ĐBSCL: xây dựng
các công trình ngăn tác
động của triều cường

Mưa bão, nước biển
20


NTB

quét

dâng, lũ nguồn


- Vùng núi phía
Bắc
- Vùng núi từ Hà
Tĩnh đến NTB

Hạn
hán

- Quy hoạch các điểm
dân cư tránh lũ quét
Gây thiệt hại nguy hiểm.
Mưa lớn, địa hình bị
cho sản xuất
cắt xẻ mạnh, mất
và đời sống - Biện pháp kĩ thuật,
lớp phủ thực vật
trồng rừng, áp dụng
nhân dân
biện pháp kĩ thuật trên
đất dốc.
Đe dọa cây
Xây dựng các công
trồng, hoa
trình thủy lợi, hồ chứa
màu, nguy
nước
cơ cháy rừng

Môi trường suy

thoái dẫn đến mùa
khô kéo dài

Ở nhiều nơi

* Như vậy, để tích hợp giáo dục BĐKH khi dạy bài 15 “Bảo vệ môi trường
và phòng chống thiên tai” giáo viên cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Xác định địa chỉ tích và mức độ tích hợp (Tích hợp toàn bài và
liên hệ).
- Bước 2: Xác định hình thức tích hợp, giáo viên liên hệ: bảo vệ môi trường
là một trong những biện pháp hạn chế sự BĐKH.
- Bước 3: Xác định phương pháp tích hợp: Phương pháp trực quan kết hợp
với phương pháp sử dụng tranh ảnh địa lí…
Việc tích hợp giáo dục BĐKH trong dạy học Địa lý 12 như trên đã làm cho nhận
thức học sinh thay đổi trong cách tiếp cận các nội dung kiến thức. Không những có
những nhận thức, hành vi đúng đắn về các vấn đề dân số, môi trường, tiết kiệm
năng lượng… mà còn ham thích học tập bộ môn Địa lý. Điều này thể hiện qua chất
lượng học tập bộ môn địa lý trong các bài kiểm tra. Cụ thể sau bài 16 “Đặc điểm
dân số và phân bố dân cư ở nước ta”, tôi cho kiểm tra 15 phút với câu hỏi: dân số
đông có tác động như thế nào đến biến đổi khí hậu? Kết quả như sau:
Lớp

Sỉ
số

12A3

38

Giỏi

SL TL
7

%
18,

Khá
SL TL
13

%
34,2

TB
SL TL
13

%
34,2

Yếu
SL TL
5

%
13,2

Kém
SL TL
0


%
0

Trên TB
SL
TL
33

%
86,8

4

21


12D3
12D4

40
44
122

5

12,

11


27,5

19

47,5

4

10

1

2,5

35

87,5

5
17

5
11,4
13,

10
34

22,7
27,9


22
54

50
44,3

6
15

13,6
12,3

1
2

2,3
1,6

37
105

84,1
86,1

9

3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Kết luận


22


Tích hợp giáo dục BĐKH trong dạy học Địa Lý 12 THPT là hết sức cần
thiết. Từ thực tế giảng dạy, và qua việc áp dụng các biện pháp nói trên để tích hợp
giáo dục BĐKH trong dạy học Địa lý 12 có hiệu quả, bản thân tôi đã rút ra một số
kinh nghiệm như sau:
- Để tích hợp giáo dục BĐKH trong dạy học Địa Lý 12, trước tiên giáo viên
cần phải xác định được địa chỉ và mức độ tích hợp trong các bài học, có thể là tích
hợp toàn phần, tích hợp bộ phận hoặc chỉ ở mức độ liên hệ.
- Giáo viên cần xác định hình thức tích hợp giáo dục BĐKH trước khi soạn
giảng nhằm chủ động trong giờ dạy. Đặc biệt cần tạo ra những tình huống có vấn
đề hấp dẫn lôi cuốn học sinh tham gia giải quyết các tình huống đó, nhất là những
tình huống mang tính thời sự có liên quan đến BĐKH.
- Để tích hợp giáo dục BĐKH trong dạy học Địa lý 12 có hiệu quả, các hoạt
động dạy học cần hướng vào hoạt động học tập tích cực chủ động của học sinh.
Giáo viên phải có sự chuẩn bị công phu và chu đáo về giáo án, nghiên cứu trước
những diễn biến diễn ra của bài học, có sự chủ động trước mọi tình huống. Đặc
biệt là những vấn đề liên quan tới giáo dục BĐKH.
- Phương tiện dạy học phải đầy đủ, giáo viên phải biết sử dụng phương tiện
dạy học như một cách có hiệu quả nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh.
- Cần chú ý và có thể làm rõ một hoặc vài khía cạnh về khái niệm, biểu
hiện, nguyên nhân hoặc giải pháp BĐKH được tích hợp trong bài học. Đôi khi
chỉ là sự liên hệ nhỏ qua nội dung bài học nhưng không được bỏ qua, đặc biệt cần
nhấn mạnh đến những nhận thức và hành động thiết thực nhằm bảo vệ môi
trường.
Muốn thực hiện những nội dung trên có hiệu quả đòi hỏi mỗi giáo viên phải
không ngừng nâng cao kiến thức, học hỏi trên mọi phương tiện thông tin để tạo
cho mình một trình độ chuyên môn vững vàng, thường xuyên học hỏi rút kinh
nghiệm ở các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường.

3.2. Kiến nghị - Đề xuất
23


Để thực hiện ngày càng hiệu quả việc dạy học tích hợp tôi có một số khuyến
nghị như sau:
- Tích hợp giáo dục BĐKH trong dạy học Địa lý 12 phải được thực hiện
thường xuyên, liên tục, những nội dung tích hợp cần mang tính cụ thể, gắn với
thực tiễn của cuộc sống (tránh lý thuyết mang tính hàn lâm khoa học).
- Nội dung tích hợp giáo dục BĐKH phải được thể hiện cụ thể trong giáo án
của giáo viên ở từng bài, từng đơn vị kiến thức cụ thể và phải thể hiện rõ mức độ
tích hợp (liên hệ hay bộ phận...).
- Bản thân giáo viên phải tự trau dồi thêm kiến thức trong sách vở cũng như
những kiến thức từ thực tế qua các phương tiện thông tin (phần lớn nội dung tích
hợp là để giải quyết các vấn đề của thực tế cuộc sống) nhưng để có tính thuyết
phục cao thì giáo viên cũng cần cung cấp cho học sinh những hình ảnh cụ thể để
minh họa cho phần tích hợp của chúng ta được sinh động, tự nhiên hơn.
- Trong các phần tích hợp giáo viên chỉ giữ vài trò hướng dẫn, định hướng chứ
không phải truyền thụ áp đặt một chiều (để phát huy được tính sáng tạo trong giải
quyết những tình huống mà giáo viên nêu ra).
- Nhà trường cần đầu tư trang thiết bị (đặc biệt là các thiết bị dạy học hiện
đại như máy chiếu projecter, băng đĩa…) để các giờ dạy công nghệ thông tin đạt
hiệu quả cao.
- Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi, các buổi
ngoại khóa có nội dung liên quan đến BĐKH để học sinh nhận thấy được hậu quả
do BĐKH gây ra, từ đó góp phần giáo dục ứng phó với BĐKH cho học sinh.
Trên đây là một số giải pháp từ thực tế giảng dạy của bản thân tôi nhằm thực
hiện ngày một hiệu quả hơn việc tích hợp giáo dục BĐKH trong dạy học Địa lý
12. Tuy nhiên, với khả năng có hạn nên sáng kiến còn nhiều thiếu sót mong quý
thầy cô cùng đồng nghiệp góp ý, bổ sung để sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn.


24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
Tên tài liệu
1
Sách giáo khoa Địa lí 12
2
Sách giáo viên Địa lí 12
3
Một số sáng kiến kinh nghiệm và ý kiến

Tác giả
Lê Thông (chủ biên)
Lê Thông (chủ biên)

4

của đồng nghiệp
Tài liệu tập huấn tích hợp giáo dục biến đổi Bộ Giáo dục và Đào tạo

5

khí hậu môn Địa lí.
Tài liệu qua mạng Internet:

25



×