CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: TÍCH HỢP CÂU HỎI CÓ NỘI DUNG THỰC TẾ
TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT
ĐIỂM CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ LỚP 10
Quảng Bình, tháng 01 năm 2019
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: TÍCH HỢP CÂU HỎI CÓ NỘI DUNG THỰC TẾ
TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT
ĐIỂM CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ LỚP 10
Họ và tên:
Mai Thị Mơ
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Đào Duy Từ
Quảng Bình, tháng 01 năm 2019
MỤC LỤC
1. Phần mở đầu .......................................................................................... Trang 2
1.1. Lí do chọn đề tài. .................................................................................. Trang 2
1.2. Phạm vi áp dụng của đề tài. ................................................................. Trang 3
2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. Trang 3
2.1. Thực trạng nghiên cứu. ........................................................................ Trang 3
2.2. Các giải pháp. ....................................................................................... Trang 3
2.2.1. Tóm tắt lý thuyết. .................................................................... Trang 3
2.2.2. Giải pháp cụ thể.. .................................................................... Trang 7
2.2.3. Ví dụ minh họa........................................................................ Trang 7
2.2.4. Hiệu quả .................................................................................. Trang 16
3. Phần kết luận.. ....................................................................................... Trang 16
3.1. Ý nghĩa của đề tài.. .................................................................... Trang 16
3.2. Kiến nghị, đề xuất.. .................................................................... Trang 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. ...................................................................... Trang 18
1
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Môn Vật lý trung học phổ thông là một môn học có thể nói là khó học, khó hiểu
với nhiều học sinh nên học sinh không yêu thích. Nhưng Vật Lý lại có vai trò rất
quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy của học sinh trong học tập,
trong đời sống thực tiễn và khoa học kĩ thuật. Một trong những nhiệm vụ quan
trọng của người giáo viên là phải làm thế nào để học sinh say mê và yêu thích môn
học của mình. Muốn thế chúng ta phải làm thế nào để học sinh hiểu được mục đích,
ý nghĩa và sự cần thiết của môn học, biết cách vận dụng những kiến thức của môn
học vào đời sống.
Vật lý học không phải chỉ là những phương trình và những con số, các bài toán
như trong toán học. Vật lý giúp chúng ta giải thích những điều đang xảy ra trong
thế giới xung quanh chúng ta. Học vật lý chúng ta có thể góp phần vào sự tiến bộ
của khoa học và công nghệ.
Tôi thấy hiện nay nhiều học sinh chưa xác định đúng mục đích học tập, học sinh
coi mục đích của việc học tập chỉ là có kiến thức để đi thi đại học. Vì vậy những
học sinh thi tổ hợp tự nhiên thì chỉ quan tâm đến việc giải bài tập vật lý. Học sinh
không thi tổ hơp tự nhiên thì đa số không có hứng thú gì với môn vật lý, thờ ơ,
không chú ý, học chỉ mang tính chất đối phó sao cho đủ điểm mà chưa thấy được
tầm quan trọng của môn học đối với cuộc sống hàng ngày của mình. Khi dạy học
tôi rất coi trọng việc xây dựng cho học sinh lòng say mê yêu thích môn học bằng
cách đưa các nội dung thực tế vào trong quá trình giảng dạy của mình. Chương
trình vật lý phần nào cũng liên quan đến các nội dung thực tế, tôi chỉ chọn một
chương của vật lý lớp 10 để viết. Đây là lí do tôi chọn đề tài “Tích hợp câu hỏi có
nội dung thực tế trong dạy học chương Động lực học chất điểm chương trình
vật lý lớp 10”.
2
1.2. Phạm vi áp dụng đề tài
Phạm vi đề tài chỉ tập trung vào những bài toán có nội dung thực tế trong
chương Động lực học chất điểm vật lý lớp 10. Tuy đề tài chỉ nằm trong một phạm
vi rất nhỏ và được nhiều tác giả cũng như nhiều quý thầy cô giảng dạy có kinh
nghiệm đã từng bàn đến, từng trao đổi nhưng tôi vẫn hy vọng qua bài viết này sẽ
giúp ích cho học sinh (đặc biệt học sinh lớp 10) nắm vững kiến thức, hứng thú
trong học tập, thích học môn Vật lý hơn.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Từ thực tế dạy môn Vật lý ở lớp 10 năm nào điểm cũng rất thấp. Năm học 20182019 khảo sát chất lượng đầu năm của lớp10 ĐTB môn lý đạt 2,61 điểm. Bản thân
tôi năm nay dạy 4 lớp 10 (10D2, 10D3, 10D4, 10D7) các lớp 10D các e học tự
chọn nâng cao các môn Toán, Văn, Anh đa số các em rất yếu môn lý, khi đã yếu
các em lại càng lười học, bởi học các em cũng khó hiểu.
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy phần động lực học học sinh thường thấy
khó không nắm được lý thuyết không giải được bài tập. Trước thực trạng đó tôi
nhận thấy đưa thực tế cuộc sống vào mỗi bài dạy nhằm kích thích hứng thú của các
em, giúp các em nắm vững hiện tượng vật lý, kiến thức cơ bản trong sách giáo
khoa như vậy sẽ giúp học sinh đạt kết quả tốt hơn.
2.2. Các giải pháp
2.2.1. Tóm tắt lý thuyết
Bài 9. Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của một chất điểm
Lực là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà
kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.
Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, cùng giá, cùng độ lớn
và ngược chiều
3
Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một
lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy.
Điều kiện cân bằng của chất điểm: Muốn cho một chất điểm đứng cân
bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không.
F = F1 + F2 + ... = 0
Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống
hệt như lực ấy.
Phép tổng hợp hai lực đồng quy hay phân tích một lực thành hai lực thành
phần đồng quy phải tuân theo quy tắc hình bình hành.
Bài 10. Ba định luật Niu-tơn
Định luật I: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác
dụng của các lực có hợp lực bằng không thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng
yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về
hướng và độ lớn.
Định luật II: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ
lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật
a=
F
hay F = ma
m
Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
Định luật III: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực,
thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này cùng giá, cùng độ lớn nhưng
ngược chiều.
F BA = −F AB
Bài 11: Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn
4
Lực hấp dẫn: là lực hút giữa mọi vật với nhau trong vũ trụ.
Đặc điểm: + Điểm đặt: Ở chất điểm đang xét.
+ Phương: trùng đường thẳng nối hai chất điểm.
+ Chiều: biểu diễn lực hút.
+ Độ lớn: Fhd = G
m1m 2
; G = 6,67 Nm2/kg2.
2
r
Định luật vạn vật hấp dẫn: Lực hấp đẫn giữa hai chất điểm bất kỳ tỉ lệ
thuận với tích hai khối lượng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa
chúng.
Trọng lực: là lực hút của trái đất tác dụng lên một vật
Đặc điểm: + Điểm đặt: Ở trọng tâm của vật
+ Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
+ Độ lớn: P = mg; g: gia tốc rơi tự do
Bài 12. Lực đàn hồi lò xo . Định luật Húc
Lực đàn hồi lò xo: xuất hiện ở cả hai đầu lò xo và tác dụng vào các vật làm
nó biến dạng.
Đặc điểm: + Điểm đặt: Ở vật nhận tác dụng của lực đàn hồi.
+ Hướng: Ngược với hướng của ngoại lực gây biến dạng.
+ Độ lớn: Fđh = k. l; l = l – l0: độ biến dạng của lò xo.
Đinh
̣ luâ ̣t Húc: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ
thuận với độ biến dạng của lò xo
Bài 13. Lực ma sát
Lực ma sát trượt: xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi một vật trượt trên mặt vật
khác. Độ lớn ma sát trượt không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật,
tỉ lệ với độ lớn của áp lực, phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.
Đặc điểm: + Điểm đặt: Ở vật nhận tác dụng của lực ma sát.
+ Phương tiếp tuyến với mặt tiếp xúc
5
+ Chiều: ngược chiều chuyển động tương đối của vật.
+ Độ lớn: Fms = t.N; t: hệ số ma sát trượt
Hệ số tỉ lệ giữa độ lớn của lực ma sát trượt và độ lớn của lực của áp lực được
t =
gọi là hệ số ma sát trượt, kí hiệu là μt :
Fms
N
Lực ma sát nghỉ: xuất hiện khi một vật nằm yên trên bề mặt vật khác.
Lực ma sát nghỉ có chiều ngược với chiều của lực tác dụng, phương song
song với mặt tiếp xúc, có độ lớn bằng độ lớn của lực tác dụng.
Lực ma sát nghỉ cực đại xấp xỉ bằng lực ma sát trượt và có thể dùng công
thức tính lực ma sát trượt để tính lực ma sát nghỉ cực đại.
Lực ma sát lăn: xuất hiện khi một vật lăn trên mặt một vật khác.
Lực ma sát lăn có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực.
Hệ số ma sát lăn nhỏ hơn hệ số ma sát trượt hàng chục lần.
Bài 14: Lực hướng tâm
Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và
gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm.
mv 2
= m 2 r
Công thức của lực hướng tâm: Fht =
r
Bài 15: Chuyển động ném ngang
Chuyển động ném ngang có thể phân tích thành hai chuyển động thành phần
theo hai trục tọa độ (gốc O tại vị trí ném, trục 0x hướng theo vectơ vận tốc đầu v0 ,
trục 0y hướng theo vectơ trọng lực P ).
Qũy đạo của chuyển động ném ngang có dạng parabol.
Thời gian chuyển động bằng thời gian rơi tự do của vật được thả từ cùng độ
cao:
t=
2h
g
6
Tầm ném xa: L = xmax = v0t = v0
2h
g
2.2.2. Giải pháp cụ thể
Trong mỗi tiết học đưa ra các câu hỏi có nội dung thực tế tạo hứng thú học
tập để học sinh ghi nhớ kiến thức, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc
sống .
Các câu hỏi có nội dung thực tế có thể đưa vào phần khởi động bài học, có
thể đưa vào củng cố một phần hay củng cố bài học.
2.2.3. Ví dụ minh họa
Bài 9: Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của một chất điểm
Ví dụ
Khi chặt các cây lớn thường một người chặt cây và hai người phụ kéo cho
cây đổ, để cây đổ theo ý muốn người ta phải dùng hai sợi dây cột tại một điểm trên
cao rồi kéo về hai phía khác nhau không trùng với phương mà người đó mong
muốn. Tại sao không cột một sợi dây rồi kéo thẳng xuống nơi cây phải đổ mà phải
cột hai dây như vậy? Kéo hai sợi dây như thế nào để cho cây đổ chính xác?
Trả lời: Trường hợp dùng một sợi dây kéo cây sẽ đỗ theo phương sợi dây
lực nguyên vẹn nhưng gây nguy hiểm đối với người kéo dây.
Trường hợp kéo bằng hai sợi dây theo phương khác là để tạo ra một hợp lực
có tác dụng tương tự, không gây nguy hiểm đối với người kéo. Để cây đổ đúng thì
áp dụng qui tắc hình bình hành. Nếu hai lực đồng quy được biểu diễn về độ lớn và
về hướng bằng hai cạnh của một hình bình hành vẽ từ điểm đồng quy, thì hợp lực
của chúng được biểu diễn về độ lớn và về hướng bằng đường chéo của hình bình
hành đó. Vậy tổng hợp hai lực sao cho đường chéo hình bình hành tạo thành trùng
với điểm cây phải đổ.
7
Sợi dây
Hướng đổ
Cây
Sợi dây
Bài 10: Ba định luật Niu-tơn
Ví dụ 1: Tại sao khi ngồi trên xe đang chuyển động đột ngột dừng lại (hoặc
tăng tốc) thì ta bị ngã về phía trước (hay phía sau)?
Trả lời: Người ngồi trên xe có quán tính nghĩa là có xu hướng bảo toàn vận
tốc cả về hướng và độ lớn.
Trong khi xe đang chuyển động, người ngồi trên xe cũng chuyển động cùng
với xe. Nhưng khi xe thay đổi trạng thái chuyển động thì chỉ có thân người tiếp xúc
với xe là thay đổi chuyển động cùng với xe, phần trên của người thì chưa kịp thay
đổi trạng thái chuyển động (do không tiếp xúc với xe) vẫn giữ nguyên quán tính
chuyển động ban đầu. Vì vậy, khi xe đột ngột dừng lại (hoặc tăng tốc) thì người sẽ
có xu hướng ngã về phía trước (hay phía sau).
Ví dụ 2: Con chó săn to khỏe và chạy nhanh ( v1 = 90km / h ) hơn con thỏ bé
nhỏ và chạy chậm ( v2 = 65km / h ). Tuy thế, nhiều khi con thỏ bị chó săn rượt đuổi
vẫn thoát nạn nhờ vận dụng “ chiến thuật “ luôn luôn đột ngột thay đổi hướng chạy
làm chó săn lỡ đà. Hãy giải thích điều này?
Trả lời: Con thỏ có khối lượng nhỏ hơn chó săn nên dễ dàng thay đổi vận
tốc về hướng và độ lớn hơn. Do đó, khi thỏ đột thay đổi vận tốc thì chó săn không
8
kịp thay đổi bị lỡ đà. Mức quán tính càng nhỏ thì mức độ thay đổi chuyển động
càng nhanh và ngược lại.
Ví dụ 3: Sau khi đo nhiệt độ cơ thể người bằng nhiệt kế. Ta thường thấy bác
sĩ vẩy mạnh chiếc nhiệt kế làm cho thuỷ ngân trong ống tụt xuống. Cách làm trên
dựa trên cơ sở vật lí nào? Hãy giải thích ?
Trả lời: Dựa vào quán tính , khi vẩy mạnh nhiệt kế cả ống và thuỷ ngân bên
trong cùng chuyển động. Khi ống dừng lại đột ngột theo quán tính thuỷ ngân bên
trong cũng muốn duy trì vận tốc cũ kết quả là thuỷ ngân sẽ tụt xuống .
Ví dụ 4: Khi đạng chạy xe đạp, tại sao khi ta ngừng đạp xe vẫn chuyển động
thêm một đoạn nữa rồi mới dừng lại?
Trả lời: Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả
về hướng và độ lớn. Khi ta ngừng đạp xe vẫn chuyển động do quán tính. Xe dừng
lại do tác dụng của lực ma sát của bánh xe với mặt đường.
Ví dụ 5: Tại sao ở các sân bay người ta thường thiết kế đường băng rất dài?
Trả lời: Theo định luật II niw tơn ta có thể rút ra kết luận vật có khối lượng
càng lớn thì quán tính càng lớn, máy bay có khối lượng lớn thì quán tính của nó
cũng lớn. Đường băng dài để máy bay đặt vận tốc lớn cần thiết để cất cánh.
Ví dụ 6: Tại sao diễn viên xiếc ngồi trên yên ngựa đang phi nhanh, nhảy lên
cao, khi rơi xuống lại vẫn đúng vào yên ngựa?
Trả lời: Có người nghĩ rằng ngựa đang phi nhanh, trong thời gian sau khi
người nhảy lên, ngựa đã chạy được một đoạn, do đó người phải rơi xuống chỗ lùi
lại một ít. Ngựa phi càng nhanh, cự li cách chỗ cũ sau khi rơi xuống càng xa. Song
thực tế, trong khi ngựa đang phi nhanh, diễn viên xiếc khi rời khỏi mình ngựa, vẫn
tiếp tục chuyển động theo quán tính với vận tốc ban đầu, vì vậy mà vẫn rơi đúng
vào yên ngựa. Nguyên nhân là do bất cứ vật nào cũng có quán tính.
9
Ví dụ 7: Bạn cầm mỗi tay một quả trứng rồi đập quả nọ vào quả kia. Nếu tay
trái để yên, dùng quả trứng ở tay phải đập vào quả trứng ở tay trái thì quả nào sẽ vỡ
trước? Hay là 2 quả cùng vỡ? Nếu cả 2 quả cùng đập vào nhau, kết quả sẽ ra sao?
Trả lời: Bao giờ cũng chỉ có 1 quả bị vỡ, không có lần nào 2 quả cùng vỡ cả,
còn quả nào vỡ trước thì hoàn toàn không có quy luật nào cả: Có lúc thì quả chuyển
động vỡ, có lúc thì quả đứng yên vỡ. Nguyên nhân: Lực tác dụng lẫn nhau giữa hai
quả trứng là như nhau (Theo định luật III Niutơn) nhưng tác dụng lên 2 quả trứng
khác nhau, do đó quả nào có vỏ bền vững hơn sẽ không vỡ.
Bài 12: Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn
Ví dụ: Hai bạn ngồi gần nhau có lực hấp dẫn không? Tại sao hai bạn không
bị hút vào nhau?
Trả lời: Theo định nghĩa mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực gọi
là lực hấp dẫn. Như vậy hai bạn có lực hấp dẫn nhưng lực hấp dẫn giữa hai bạn là
rất nhỏ nên hai bạn ngồi gần nhau không cảm thấy hút vào nhau. Ngoài ra các bạn
còn chịu tác dụng của trọng lực, phản lực và lực ma sát với mặt nền… Các lực này
triệt tiêu lẫn nhau nên các vật vẫn đứng yên, không bị hút lại gần nhau.
Có thể cho học sinh áp dụng định lượng để thấy độ lớn của lực hấp là rất
nhỏ. Hai học sinh mỗi em nặng 45kg ngồi cách nhau 1m. Tính lực hấp dẫn giữa hai
học sinh.
Fhd = G
m1m2
45.45
= 6,67.10 −11
13,5.10 −8 N
2
1
r
Bài 13: Lực đàn hồi lò xo. Định luật Húc
Ví dụ 1: Tại sao viên bi thép lại có thể nảy lên khi rơi xuống sàn lót gạch
nhưng lại nằm yên khi rơi xuống cát?
Trả lời: Lực đàn hồi xuất hiện ở bề mặt khi có lực tác dụng vào các vật làm
nó biến dạng. Va chạm giữa hòn bi với sàn nhà mang đặc tính biến dạng đàn hồi
10
nên sinh ra lực đàn hồi và làm cho viên bi nảy lên. Còn va chạm giữa viên bi và lớp
cát là va chạm mềm mang đặc tính biến dạng không đàn hồi nên không có lực đàn
hồi xuất hiện và viên bi không thể nảy lên được.
Ví dụ 2: Một trong số những ứng dụng của lò xo là làm lực kế. Tại sao khi
sử dụng lực kế chúng ta phải xem giới hạn đo và không được đo vượt quá giới hạn
đó?
Trả lời: Lò xo là bộ phận chính của lực kế. Mỗi lò xo đều có một giới hạn
đàn hồi nhất định, nếu treo vào lò xo một vật có khối lượng (hay tác dụng một lực)
lớn hơn giới hạn cho phép thì lò xo không tự trở về hình dạng ban đầu được. Vì vậy
mỗi một lực kế có ghi một giá trị lớn nhất nếu vượt quá giá trị đó thì lò xo bị hỏng.
Bài 14: Lực ma sát
Ví dụ 1: Tại sao đi trên đường đất trời nắng ráo dễ dàng hơn khi đi vào trời
mưa? Nếu bạn đi trên xe ôtô bị sa lầy trên quãng đường trơn trợt thì bạn có thể nêu
ý kiến gì giúp đưa xe ra khỏi chỗ lầy không? Giải thích?
Trả lời: Hệ số ma sát phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp
xúc, nguồn gốc lực phát động trong trường hợp trên là lực ma sát
Chúng ta đi bộ hay đi xe thì lực ma sát nghĩ với mặt đường luôn đóng vai trò
là lực phát động, giúp chúng ta chuyển động về phía trước. Khi đường khô ráo hệ
số ma sát với mặt đường lớn giúp chúng ta di chuyển dễ dàng. Nhưng khi trời trơn
trợt, hệ số ma sát giảm đáng kể và lực ma sát sinh ra không đủ lớn để giúp phát
động chuyển động của xe. Do đó, muốn thoát khỏi chỗ lầy thì cần tìm cách tăng hệ
số ma sát bằng cách thay đổi bề mặt tiếp xúc, hay thay đổi vật liệu như đổ cát vào,
lót ván xuống bánh xe...
Ví dụ 2: Tại sao muốn cho đầu tàu hỏa kéo được nhiều toa thì đầu tàu phải
có khối lượng lớn?
11
Trả lời: Muốn cho tàu kéo được nhiều toa, lực ma sát phải lớn, lực mà sát
này là ma sát nghỉ do đường ray tác dụng lên bánh xe. Lực này có vai trò là lực
phát động kéo toa tàu đi. Vì vậy đầu tàu phải có khối lượng lớn.
Ví dụ 3: Khi chế tạo dây cáp, người ta không dùng một sợi to mà dùng nhiều
sợi nhỏ bện lại với nhau. Vì sao cần như vậy?
Trả lời: Khi các dây xoắn lại với nhau, thì lực ma sát dọc theo mỗi dây là rất
lớn, lực đặt vào đầu dây để kéo phải thắng được lực ma sát đó thì mới làm cho các
dây thẳng ra và mới làm cho chúng đứt được. Nếu số sợi dây bện của cáp càng
nhiều, dây càng xoắn chặt, lực ma sát càng lớn và dây càng bền.
Ví dụ 4: Tại sao dưới các tủ người ta hay gắn thêm các bánh xe. Hãy giải
thích?
Trả lời: Vì lực ma sát lăn rất nhỏ hơn lực ma sát trượt, nên người ta hay gắn
thêm các bánh xe vào nhằm chuyển từ ma sát trượt thành ma sát lăn giúp vật dễ
đẩy.
Bài 14: Lực hướng tâm
Ví dụ 1: Tại sao khi chuyển động qua đoạn đường cong ta phải nghiêng
người về phía tâm cong?
12
Trả lời: Khi đi xe môtô (xe đạp) qua đoạn đường cong là đã làm cho xe chuyển
động tròn và phải cấp cho xe một lực hướng tâm. Khi người và xe nghiêng về phía
đường cong, hợp lực của trọng lực và phản lực tạo thành lực hướng tâm giúp xe
chuyển động qua đoạn đường cong mà không bị ngã.
N
Fht
P
Ví dụ 2: Tại sao các cây cầu người ta làm vòng lên?
Trả lời: Khi cầu vòng lên sẽ làm giảm bớt áp lực do xe tác dụng lên mặt cầu
một lượng đúng bằng độ lớn lực hướng tâm như vậy cầu sẽ bền và an toàn hơn.
Giả sử một xe có trọng lượng P = mg chuyển động đều qua một đoạn cầu
vượt (coi là cung tròn) với vận tốc dài là v. Hỏi áp lực của xe tác dụng vào mặt cầu
taị điểm cao nhất bằng bao nhiêu? Biết bán kính cong của đoạn cầu vượt là R, gia
tốc rơi tự do là g.
13
Giải: Hợp lực của trọng lực và phản lực của mặt đường tạo ra lực hướng tâm
Fht = P + N (1)
Chọn trục tọa độ theo phương thẳng đứng, chiều dương hướng theo chiều
của trọng lực. Chiếu (1) lên trục tọa độ ta có
Fht = P − N N = P − Fht = mg −
mv 2
R
Như vậy: Khi cầu vòng lên thì áp lực của xe lên cầu nhỏ hơn trong lực của xe tác
dụng lên cầu
Bài 15: Chuyển động ném ngang
Ví dụ: Một máy bay nhận được lệnh đưa hàng cứu trợ cho một vùng bị lũ lụt
cô lập không tiếp cận được. Máy bay đang bay theo phương ngang với tốc độ là
v (m / s ) ,máy bay ở độ cao h (m) viên phi công phải thả hàng từ xa cách mục tiêu
bao nhiêu để hàng rơi đúng mục tiêu?
14
Trả lời: Chuyển động của hàng là chuyển động ném ngang. Để hang cứu trợ
rơi đúng mục tiêu thì phi công phải thả từ vị trí cách mục tiêu một khoảng bằng tầm
xa tính theo phương ngang.
L = xmax = v0
15
2h
g
(m)
2.2.4. Hiệu quả
Trong quá trình giảng dạy ở các lớp tôi thấy ở những lớp tôi áp dụng tốt những
kinh nghiệm nêu trên thì giờ học luôn sôi nổi, thoải mái. Học sinh rất tích cực chủ
động học tập khi ở trên lớp cũng như tự học ở nhà và còn hay đặt ra nhiều tình
huống có vấn đề để cô trò cùng thảo luận giúp khắc sâu kiến thức. Với những lớp
không áp dụng đầy đủ các kinh nghiệm trên mà chỉ dạy lý thuyết cơ bản và cho học
sinh luyện giải bài tập thì giờ học căng thẳng mệt mỏi hơn, nhiều học sinh không
hứng thú với giờ học.
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa
Chương động lực học là chương bao gồm nhiều hiện tượng vật lý rất gần với
cuộc sống. Những tương tác khác nhau giữa các vật làm xuất hiện các loại lực khác
nhau là nguyên nhân làm vật thay đổi trạng thái chuyển động với những xu hướng
khác nhau. Vai trò của những lực cũng khác nhau tùy vào từng trường hợp có thể là
cản trở chuyển động cũng có trường hợp là lực phát động, là lực hướng tâm … Các
câu hỏi có nội dung thực tế trong chương động lực học giúp phát triển tư duy, khả
năng phân tích, mở rộng tầm mắt cho học sinh. Kiến thức và các bài tập động lực
học mang tính thực tế giúp học sinh am hiểu về thực tế nhiều hơn từ đó kích thích
tinh thần học tập học sinh.
Vật lý là một môn học quan trọng trong trường phổ thông bởi các hiện tượng
vật lý xuất hiện và ứng dụng trong mọi mặt của đời sống, sản xuất. Để việc giảng
dạy và học tập vật lý đạt kết quả tốt, bên cạnh việc giải các bài tập tính toán, thực
hiện tốt các bài thực hành thì việc vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng
thực tế đóng vai trò quan trọng để nâng cao chất lượng và tạo hứng thú cho học
sinh trong học tập và tích cực vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống.
16
3.2. Kiến nghị, đề xuất
Để thực hiện được người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định
được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực tế liên quan phù hợp
với từng đối tượng học sinh ở thành thị, nông thôn.
Thời gian dành cho câu hỏi có nội dung thực tế trong mỗi tiết học là không
nhiều nên người giáo viên phải linh hoạt và khéo léo, tùy theo đối tượng học sinh
(giỏi, khá hay yếu, nông thôn hay thành thị..) mà lựa chọn loại câu hỏi, số lượng
câu hỏi cho phù hợp. Người ta thường ví von “ Câu hỏi có nội dung thực tế như thứ
gia vị trong đời sống không thể thay cho thức ăn nhưng thiếu nó thì kém đi hiệu
quả ăn uống” .
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lương Duyên Bình, Sách giáo khoa vật lý 10, NXB Giáo dục, năm
2006.
2. Lương Duyên Bình, Bài tập vật lý 10, NXB Giáo dục, năm 2006.
3. Lê Nguyên Long, Giải toán vật lý trung học phổ thông, NXB Giáo dục,
năm 2003.
4. Vũ Thanh Khiết, Bài tập định tính và câu hỏi thực tế vật lý lớp 10, NXB
Giáo dục.
5. Các hình ảnh tải từ Google.
6. Một số sáng kiến kinh nghiệm khác
- của Google
- htm
- />
18
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
........................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
19