Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

SKKN nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo cho học sinh lớp 10 trường THPT phan đình phùng quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.6 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH
TRƢỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
NHẰM PHÁT TRIỂN TỐ CHẤT NHANH NHẸN, KHÉO LÉO CHO HỌC
SINH LỚP 10 TRƢỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG - QUẢNG BÌNH

Quảng Bình, tháng 01 năm 2019

1


SỞ GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH
TRƢỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
NHẰM PHÁT TRIỂN TỐ CHẤT NHANH NHẸN, KHÉO LÉO CHO HỌC
SINH LỚP 10 TRƢỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG - QUẢNG BÌNH

Họ và tên: Bùi Thái Tuấn
Chức vụ: TTCM tổ TD - GDQP AN
Đơn vị: Trƣờng THPT Phan Đình Phùng

Quảng Bình, tháng 01 năm 2019


1.
2.
3.


4.
1.

2.

2.1.
2.2.

2.3.

2.4.
3.
3.1.
3.2.

MỤC LỤC
Phần mở đầu………………………………………………………....
Đặt vấn đề……………………………………………………..............
Mục đích và mục tiêu nghiên cứu......………………………………....
Phương pháp nghiên cứu............................…………………………...
Kế hoạch và tổ chức nghiên cứu............................................................
Kết quả nghiên cứu…………………………………………..............
Nghiên cứu thực trạng tố chất nhanh nhẹn, khéo léo của
học sinh lớp 10 Trƣờng THPT Phan Đình Phùng- Quảng Bình.....
Nghiên cứu lựa chọn một số trò chơi vận động và đánh giá hiệu
quả các trò chơi vận động đã đƣợc lựa chọn nhằm phát triển tố
chất nhanh nhẹn, khéo léo của học sinh lớp 10 Trƣờng THPT
Phan Đình Phùng- Quảng Bình..........................................................
Nghiên cứu lựa chọn một số trò chơi vận động nhằm phát triển tố
chất nhanh nhẹn, khéo léo của học sinh lớp 10 tại trường……………

Kết quả phỏng vấn các giáo viên, các nhà chuyên môn về việc áp dụng
trò chơi vận động vào chương trình học cho các em lớp 10 có thể phát
triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo (n = 20)............................................
Kết quả phỏng vấn lựa chọn trò chơi vận động phát triển tố chất
nhanh nhẹn, khéo léo cho học sinh lớp 10 Trường trung học phổ
thông Phan Đình Phùng– Quảng Bình (n=20).......................................
Một số trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo
léo cho học sinh lớp 10 Trường THPT Phan Đình Phùng – Quảng
Bình (n=12)............................................................................................
Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các trò chơi vận động....................
Ứng dụng các trò chơi vận động............................................................
Đánh giá hiệu quả các trò chơi vận động................................................

Trang 1
Trang 1
Trang 3
Trang 3
Trang 3
Trang 5
Trang 5

Trang 6

Trang 6
Trang 6

Trang 7

Trang 9
Trang 10

Trang 10
Trang 15

III. Kết luận, Kiến nghị………………………………………………...... Trang 20
Kết luận……………………………………………………………..... Trang 20
1.
Kiến nghị…………………………………………………................... Trang 20
2
Tài liệu tham khảo…………………. . ………………….................. Trang 21


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề.
Thể dục thể thao là biện pháp nhằm tăng cường sức khoẻ và hoàn thiện thể chất
con người. Bất cứ một quốc gia nào đều muốn thể chất công dân của nước mình
ngày một tiến triển, làm tiền đề cho sự phát triển của xã hội. Vì thế thể dục thể thao
là một bộ phận quan trọng trong chính sách kinh tế, xã hội của đất nước.
Chính vì vậy công tác giáo dục cho tất cả mọi người đặc biệt là học sinh – sinh
viên ở nước ta được Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng.Sự quan tâm đó đã được
thực hiện qua các chính sách, các giải pháp, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính
phủ và các Bộ, Ngành có liên quan đến giáo dục thể chất. Biểu hiện rõ nhất là
chúng ta đã có các chương trình giáo dục thể chất trong các trường học từ bậc tiểu
học đến bậc đại học.
Thông tư liên Bộ số 493/GD – ĐT/TDTH của Bộ giáo dục đào tạo và Uỷ ban thể
dục thể thao về việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, thông tư
nêu rõ: “Trong quá trình phát triển và đào tạo giáo dục thể chất là nội dung và giải
pháp quan trọng góp phần đào tạo thanh thiếu niên Việt Nam phát triển hài hoà về
trí tuệ, thể chất, tinh thần và đạo đức. Đồng thời xây dựng nhà trường thành những
cơ sở phong trào thể dục thể thao quần chúng của học sinh”.
Mặc dù vậy, trong chương trình giáo dục thể chất ở trường học các cấp, nhất là

bậc phổ thông trung học vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay trong chương trình
học môn thể dục của các em lớp 10 được giảng dạy với các nội dung: chạy 100m,
nhảy cao, nhảy xa, đá cầu, cầu lông, bóng chuyền nhưng nhìn chung nhận thức của
các em còn hạn chế. Các em chưa nhận thức hết vai trò của việc tập luyện thể dục
thể thao đối với sức khoẻ, bên cạnh đó do điều kiện cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ
tập luyện cho các em con thiếu cùng với sự tác động của các bậc phụ huynh làm cho
các em quá chú tâm vào việc học các môn văn hoá mà không quan tâm nhiều lắm
đến việc tập luyên thể dục thể thao. Chính việc này kéo theo hệ quả là sự phát triển
các tố chất thể lực đặc biệt là tố chất nhanh nhẹn, khéo léo của các em học sinh nói
chung và với học sinh lớp 10 nói riêng còn hạn chế.
1


Với việc đưa trò chơi vận động vào hệ thống của môn học thể dục như một
chương trình ngoại khoá một mặt tác động hoàn thiện các kỹ năng vận động đã học
và khả năng điều khiển động tác trong các tình huống thay đổi, mặt khác có tác
dụng tổng hợp đối với người tập nâng cao các tố chất nhanh nhẹn khéo léo, tạo điều
kiện thuận lợi để rèn luyện các phẩm chất ý chí, góp phần thúc đẩy sự phát triển
chung của cơ quan vận động cũng như hệ tuần hoàn, hệ hô hấp.
Ở các em lớp 10, hệ thần kinh từng bước được phát triển và đi đến hoàn thiện
nhưng đối với các bài tập mang tính đơn giản, không hấp dẫn sẽ làm cho các em
nhanh chóng mệt mỏi. Chính vì thế, việc ứng dụng một số trò chơi vận động nhằm
phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo cho các em là rất hiệu quả, thu hút được các
em tham gia tập luyện tích cực, giúp các em tăng thêm hứng thú tập luyện và quên
đi mệt mỏi.
Trong những năm qua cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc đưa trò
chơi vận động vào môn học thể dục, song kết quả đạt được chưa thực sự hiệu quả
hoặc chưa phù hợp với mọi nơi, mọi đối tượng học sinh. Xuất phát từ thực tiễn và
với mong muốn áp dụng các phương pháp đã được học nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục thể chất cho các em học sinh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề:

“ NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
NHẰM PHÁT TRIỂN TỐ CHẤT NHANH NHẸN, KHÉO LÉO CHO HỌC
SINH LỚP 10 TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHAN ĐÌNH PHÙNGQUẢNG BÌNH”

2


2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu.
2.1 Mục đích nghiên cứu.
Mục đích của đề tài là tìm hiểu lựa chọn một số trò chơi vận động nhằm phát
triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo cho học sinh lớp 10 Trường THPT Phan Đình
Phùng - Quảng Bình
2.2. Để đạt đƣợc mục đích trên, chúng tôi xác định hai mục tiêu nghiên cứu
sau:
2.2.1. Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng tố chất nhanh nhẹn, khéo léo của học
sinh lớp 10 Trường THPT Phan Đình Phùng- Quảng Bình.
2.2.2. Mục tiêu 2: Nghiên cứu lựa chọn một số trò chơi vận động và đánh giá hiệu
quả các trò chơi vận động đã được lựa chọn nhằm phát triển tố chất nhanh nhẹn,
khéo léo của học sinh lớp 10 Trường THPT Phan Đình Phùng- Quảng Bình.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, trong quá trình nghiên cứu chung tôi đã sử
dụng các phương pháp sau:
3.1. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
3.2. Phƣơng pháp phỏng vấn tọa đàm.
3.3. Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm.
3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm.
3.5. Phƣơng pháp kiểm tra sƣ phạm.
3.6. Phƣơng pháp toán học thống kê.
4. Kế hoạch và tổ chức nghiên cứu.
4.1. Thời gian nghiên cứu.

Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 09/2018 đến tháng 12/2018.
4.2. Đối tƣợng nghiên cứu.
90 học sinh lớp 10 Trường THPT Phan Đình Phùng - Quảng Bình.
4.3 Địa điểm nghiên cứu.
- Trường THPT Phan Đình Phùng - Quảng Bình.
4.4 Trang thiết bị nghiên cứu.
3


- Sân tập, Thước dây, Còi, Cờ, Bóng.
- Đồng hồ bấm giờ.
Và các vật dụng khác…

4


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu thực trạng tố chất nhanh nhẹn, khéo léo của học sinh lớp 10
Trƣờng THPT Phan Đình Phùng- Quảng Bình.
Hiện nay trong chương trình học môn thể dục của các em lớp 10 được giảng dạy
với các nội dung: chạy 100m, nhảy cao, nhảy xa, đá cầu, cầu lông, bóng chuyền va
để đánh giá được tố chất nhanh nhẹn, khéo léo của học sinh chúng tôi tiến hành
kiểm tra đánh giá về tố chất nhanh nhẹn, khéo léo theo tiêu chuẩn của Bộ GD – ĐT
với test chạy con thoi 4x10m (giây) và test chạy 30m xuất phát cao cho 80 học sinh
lớp 10 (40 nam và 40 nữ) được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1. Kết quả đánh giá tiêu chuẩn phát triển tố chất nhanh nhẹn và khéo
léo cho 80 học sinh lớp 10 Trƣờng THPT Phan Đình Phùng- Quảng Bình (n=
80, 40 nam, 40 nữ).
Mức tiêu chuẩn (lớp 10)
TT


Test đánh giá

Test chạy con
thoi 4x10m
1

(giây)

Test chạy 30m
2

xuất phát cao

của Bộ GD - ĐT

Mức
Đánh giá

Nữ

Nam

<11”19

<10”04

11”19-

10”04-


12”29

11”13

>12”29

>11”13

Yếu

<5”58

<4”47

Tốt

Kết quả

Tỷ lệ

Nữ Nam Nữ

Nam

10

15

20%


31%

Trung bình 33

30

66%

59%

7

5

14%

10%

14

17

28%

34%

5”58-6”66 4”47-5”53 Trung bình 30

28


60%

56%

5

12%

10%

>6”66

Tốt

>5”53

Yếu

6

Qua bảng 1 ta có thể thấy: Tố chất nhanh nhẹn, khéo léo của học sinh lớp 10
Trường THPT Phan Đình Phùng– Quảng Bình theo tiêu chuẩn đánh giá của Bộ GD
– ĐT mà tỷ lệ yếu trong 40 em học sinh (ở mỗi test) mà chiếm trên 10% là không
đạt. Đây là thực trạng mà chúng tôi cần quan tâm để lựa chọn một số trò chơi vận
động nhằm phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo cho các em.

5



2. Nghiên cứu lựa chọn một số trò chơi vận động và đánh giá hiệu quả các trò
chơi vận động đã đƣợc lựa chọn nhằm phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo
của học sinh lớp 10 Trƣờng THPT Phan Đình Phùng- Quảng Bình.
2.1. Nghiên cứu lựa chọn một số trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất
nhanh nhẹn, khéo léo của học sinh lớp 10 tại trƣờng:
Căn cứ vào cơ sở lý luận cũng như tâm lý lứa tuổi, đặc điểm phân loại trò chơi
vận động đã được trình bày ở trên. Để đảm bảo các trò chơi vận động được lựa chọn
có hiệu quả cao, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi tiến hành tham khảo ý kiến
của các thầy cô giáo trong bộ môn Trò chơi vận động, bộ môn điền kinh của Trường
Đại học thể dục thể thao Đà Nẵng, các thầy cô giáo dạy bộ môn thể dục ở Trường
THPT Phan Đình Phùng- Quảng Bình và các nhà chuyên môn gồm : 4 giáo viên bộ
môn Trò chơi vận động, 6 giáo viên Điền kinh của Trường Đại học thể dục thể thao
Đà Nẵng, 6 giáo viên đang giảng dạy tại Trường trung học phổ thông Phan Đình
Phùng- Quảng Bình.
Trong đó :
- 4 người có trình độ đại học có thâm niên công tác 10 năm chiếm 23%.
- 6 người có trình độ đại học có thâm niên công tác 10 – 15 năm chiếm 36%.
- 6 người có trình độ đại học có thâm niên công tác trên 15 năm chiếm 41%.
Nhằm đưa ra những trò chơi vận động có tác dụng nhất áp dụng vào hệ thống bài
tập mới để phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo cho học sinh lớp 10. Qua phỏng
vấn 20 người thu được kết quả được trình bày ở bảng 2.2.
2.2. Kết quả phỏng vấn các giáo viên, các nhà chuyên môn về việc áp dụng trò
chơi vận động vào chƣơng trình học cho các em lớp 10 có thể phát triển tố chất
nhanh nhẹn, khéo léo (n = 20)

6


Trả lời
TT


Câu hỏi phỏng vấn

Rất cần

Không cần
Cần thiết

Ít cần thiết

thiết

12

5

2

1

16

2

1

1

thiết
Việc áp dụng trò chơi

vận động vào chương
trình học cho các em
1

lớp 10 có thể phát
triển tố chất nhanh
nhẹn, khéo léo cho các
em hay không ?
Có nên đưa trò chơi
vận động vào chương

2

trình môn học thể dục
và trong các hoạt động
ngoại khóa không ?

Qua nghiên cứu và kết quả phỏng vấn ở bảng 2.2 chúng tôi lựa chọn ra 20 trò
chơi vận động để phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo cho học sinh lớp 10
Trường THPT Phan Đình Phùng - Quảng Bình.
20 trò chơi vận động được lựa chọn chúng tôi tiếp tục tiến hành phỏng vấn để
lựa chọn ra những trò chơi phù hợp nhằm phát triển tố chất nhanh nhen, khéo léo
cho các em học sinh lớp 10 Trường THPT Phan Đình Phùng– Quảng Bình kết quả
được trình bày ở bảng 2.3
2.3. Kết quả phỏng vấn lựa chọn trò chơi vận động phát triển tố chất nhanh
nhẹn, khéo léo cho học sinh lớp 10 Trƣờng trung học phổ thông Phan Đình
Phùng– Quảng Bình (n=20):

7



Mức độ ƣu tiên
TT

tính điểm
Nội dung
trò chơi

3 điểm
Số

%

ngƣời

2 điểm
Số
ngƣời

1 điểm

%

Số
ngƣời

%

Tổng
điểm


1

Mèo đuổi chuột

16

73

6

27

4

18

73

2

Người cuối cùng

17

77

6

27


3

14

77

3

Qua ngã tư

10

45

7

32

8

36

45

4

Cướp cờ

16


73

6

27

3

14

73

5

Bóng chuyền sáu

21

95

2

9

2

9

95


6

Tàu hỏa chạy

9

45

7

32

7

32

45

7

Nhảy cừu

15

68

6

27


4

18

68

8

Lăn bóng bằng tay

18

82

4

18

3

14

82

9

Tiếp sức con thoi

20


91

3

14

2

9

91

10

Chọi gà

15

68

4

18

6

27

68


11

Thổi bong

8

36

9

45

7

32

36

12

Đá cầu bằng đùi

16

73

5

23


4

18

73

13

Chạy với chong chóng

14

64

5

23

6

27

64

14

Dẩn bong

16


73

5

23

4

18

73

15

Qua rảnh nước

7

32

9

45

9

45

45


16

Ai nhanh hơn

14

64

6

27

5

23

64

17

Ai khéo nhất

9

45

7

32


8

36

45

18

Giành cờ chiến thắng

6

27

8

36

7

32

36

Thông qua kết quả phỏng vấn ở bảng 2.3, chúng ta thấy mỗi trò chơi khác nhau
được các thầy cô giáo và các nhà chuyên môn đánh giá một cách khác nhau về tác
dụng của chúng nhằm phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo cho học sinh lớp 10.
Mặc dù tất cả các trò chơi đưa ra đều có tác dụng, song căn cứ vào các số điểm mà
các giáo viên và các nhà chuyên môn lớn hơn 50%, cùng với thời gian thực nghiệm

và thông qua phân tích mục đích, tác dụng cụ thể của mỗi trò chơi. Chúng tôi đã lựa
8


chọn 12 trò chơi chủ yếu áp dụng quãng nghĩ đầy đủ nhằm phát triển tố chất nhanh
nhẹn, khéo léo cho học sinh lớp 10 để đưa vào quá trình thực nghiệm như sau :
1. Cướp cờ.
2. Nhảy cừu.
3. Đá cầu bằng đùi.
4. Mèo đuổi chuột.
5. Chọi gà.
6. Chạy với chong chóng.
7. Người cuối cùng.
8. Lăn bóng bằng tay.
9. Ai nhanh hơn.
10. Dẫn bóng.
11. Bóng chuyền sáu.
12. Tiếp sức con thoi.
2.4. Một số trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo
cho học sinh lớp 10 Trƣờng THPT Phan Đình Phùng – Quảng Bình (n=12):

TT

Thời Quãng
Số
Trò chơi gian nghĩ
lần
(phút) (phút)

1


Cướp cờ

10’

2’

2

Nhảy cừu

10’

5’

3

Đá cầu
bằng đùi

10’

4

Mèo đuổi
chuột

5’

5


Chọi gà

10’

2’

5’

Mục đích

Phát triển khả năng phối hợp
khéo léo, sự nhanh nhẹn.
Rèn luyện khả năng chạy kết
hợp với khả năng nhảy, phát
2’
triển sức nhanh sự phối hợp
khéo léo.
2’

Yêu cầu
Nhanh nhẹn,
chính xác.
Thực hiện với
tốc độ nhanh.

Tập trung chú
Rèn luyện khả năng phối hợp
ý và thực hiện
2’ khéo léo, sự nhanh nhẹn và

động tác
tập trung chú ý.
chậm.
Tập trung tự
Rèn luyện kỹ năng chạy,
giác, thực hiện
1’ phát triển sức nhanh, thông
động tác
minh sáng tạo.
nhanh.
Rèn luyện khả năng khéo léo Thực trò chơi
2’
giữ thăng bằng, sự nhanh
với cường độ
9


6

Chạy với
chong
chóng

7

Người cuối
cùng

10’


5’

nhẹn.
Rèn luyện kỹ năng chạy,
2’ phát triển sức nhanh, sự phối
hợp khéo léo.

10’

Rèn luyện kỹ năng chạy,
1’ phát triển sức nhanh và sự
khéo léo, nhanh nhẹn.

8

Ai nhanh
hơn

10’

Rèn luyện kỹ năng chạy,
phát triển sức nhanh, phản
1’
ứng nhanh, khả năng tập
trung chú ý cao.

9

Lăn bóng
bằng tay


10’



Phát triển sức nhanh, khả
năng phối hợp khéo léo.

10

Dẫn bóng

10’

2’

Rèn luyện sự khéo léo,
2’ nhanh nhẹn, phát triển sức
mạnh.

11

Bóng
chuyền sáu

10’

5’

2’


12

Tiếp sức
con thoi.

5’

Phát triển khả năng chạy,
2’ phát triển sức nhanh và sự
phối hợp.

10’

Rèn luyện sức nhanh, khả
năng phối hợp khéo léo.

nhanh.
Tập trung chú
ý và thực hiện
nhanh
Tự giác thực
hiện với
cường độ
nhanh.
Tự giác thực
hiện với
cường độ
nhanh.
Tự giác thực

hiện với cường
độ nhanh.
Thực hiện với
cường độ
trung bình.
Tập trung tự
giác, thực hiện
với cường độ
nhanh.
Tập trung chú
ý cao cường
độ nhanh.

3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các trò chơi vận động:
3.1. Ứng dụng các trò chơi vận động:
3.1. 1. Trò chơi cƣớp cờ: Thời gian 10 phút.
- Mục đích: Phát triển khả năng phối hợp khéo léo, sự nhanh nhẹn.
- Chuẩn bị: Vẽ một vòng tròn, ở giữa cắm một lá cờ, chia lớp thành hai đội
cách nhau 15 - 20m về hai bên, sau đó điểm số cho từng số nhận mặt nhau.
- Cách chơi: Trọng tài hô số hai thì người mang số đó ở mỗi đội chạy lên cướp
cờ. Đội nào cước được cờ mang về ranh giới của mình mà không bị đối phương
chạm vào người thì đội đó thắng. Có thể cùng một lúc hô nhiều số.
3.1.2. Trò chơi nhảy cừu: Thời gian 10 phút.
- Mục đích: Rèn luyện khả năng chạy kết hợp với khả năng nhảy, phát triển sức
nhanh sự phối hợp khéo léo.
10


- Chuẩn bị: Chọn nơi bằng phẳng, tập hợp các em thành hai hàng dọc, hai hàng
cách nhau 2m. Mỗi hàng chọn một em đóng vai cừu, em này đứng cách ban 3 - 4m.

Có hai cách đứng với người làm cừu.
+ Cách 1: Đứng hướng theo hướng chạy đà của các bạn.
+ Cách 2: Đứng quay ngang thân người, vai hướng về các bạn, người đóng cừu
đứng hai chân rộng bằng vai, đầu và thân hướng về trước, hai tay chống hông.
- Cách chơi: Cừu đứng chuẩn bị theo hướng chạy đà của người nhảy. Các em
đứng trong hàng lần lượt chạy đến cừu đặt hai tay lên lưng bạn, dang hai chân qua
người bạn. Nhảy xong tập hợp về cuối hàng để chuẩn bị làm tiếp sau mỗi đợt nhảy
thay cừu.
3.1.3. Trò chơi đá cầu bằng đùi: Thời gian 10 phút.
- Mục đích: Rèn luyện khả năng phối hợp khéo léo, sự nhanh nhẹn và tập trung
chú ý.
- Chuẩn bị: Mỗi em một quả cầu đặt trên mặt sân chơi.
- Cách chơi: Các em đứng chân trước chân sau, tay cùng chiều với chân sau
cầm cầu, khi bắt đầu đá tay cầm cầu tung lên 0,4 - 0,8m. Khi cầu rơi xuống ở mức
độ phù hợp nâng chân lên đẻ đầu gối hoặc phần đùi chạm vào cầu rồi tâng lên, sau
đó di chuyển về phía trước để đón cầu và tâng tiếp. Nếu ai tâng được nhiều thì
người đó thắng.
3.1.4. Trò chơi mèo đuổi chuột: Thời gian 5 phút.
- Mục đích: Rèn luyện kỹ năng chạy, phát triển sức nhanh, thông minh sáng
tạo.
- Chuẩn bị: Một sân chơi rộng rãi, bằng phẳng và sạch sẽ.
- Cách chơi: Cho lớp đứng thành vòng tròn cách nhau một sãi tay, cử hai người
vào trong vòng tròn, một người làm mèo, một người làm chuột đứng quay lưng vào
nhau. Trọng tài đập vào vai ai thì người đó làm chuột còn người kia làm mèo, chuột
bị đập vào vai thì nhanh chóng chạy luồn lách trong phạm vi vòng tròn.Trong khi
chạy chuột có thể làm mọi động tác gây cười để mèo phải làm theo. Mèo đuổi thật
nhanh để bắt lấy chuột theo đường đó (cũng có thể mèo đuối chặn đầu chuột).
3.1.5. Trò chơi chọi gà: Thời gian 10 phút.
11



- Mục đích: Rèn luyện khả năng khéo léo giữ thăng bằng, sự nhanh nhẹn.
- Chuẩn bị: Chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm tập hợp thành hai hàng dọc,
sau đó cho quay thành hai hành ngang quay vào nhau từng đôi một. Trong mỗi hàng
tối thiểu giữa em này cách em kia là 1m, hai nhóm cách nhau 2m. Nếu chơi ngoài
giờ theo nhóm thì mỗi cặp nên kẻ một vòng tròn có đường kính (d) bằng 2m và chơi
trong đó.
- Cách chơi: Người chơi đứng trên một chân, chân kia co lên và dùng một tay
nắm lấy cổ chân, sau đó nhảy lò cò và dùng một tay để đẩy hoặc né tránh ( chọi gà)
nếu để hai chân chạm đất là thua.
3.1.6. Trò chơi chạy với chong chóng: Thời gian 10 phút.
- Mục đích: Rèn luyện kỹ năng chạy, phát triển sức nhanh, sự phối hợp khéo
léo.
- Chuẩn bị: 4-6 chiếc chong chóng bằng giấy hoặc nhựa (cách quạt nhựa loại
nhỏ) mỗi cái gắn với trục quay và cán cầm dài khoảng 0,2 - 0,3m. Kẻ một vạch xuất
phát và một vạch đích cách nhau 20 - 30m. Tập hợp các em thành 4 - 6 hàng dọc,
những em đứng trên cùng mỗi hàng cầm chong chóng và đứng sát vạch xuất phát.
- Cách chơi: Khi có lệnh “Bắt đầu” các em số một cầm chong chóng chạy
nhanh về phía vạch đích rồi vòng lại đưa cho số hai nhận chong chóng và lại chạy
đến vạch đích rồi vòng lại đưa cho số ba, trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến hết.
Hàng nào về trước ít phạm quy là hàng đó thắng.
Chú ý: - Không chạy trước khi có hiệu lệnh xuất phát.
- Không được chạy ra trước vạch xuất phát trước khi nhận được chong
chóng của bạn chạy trước mình trao cho.
- Phải chạy vòng quanh đích mới được quay lại.
3.1.7. Trò chơi ngƣời cuối cùng: Thời gian 10 phút.
- Mục đích: Rèn luyện kỹ năng chạy, phát triển sức nhanh và sự khéo léo,
nhanh nhẹn.
- Chuẩn bị: Tập hợp lớp thành 2 - 4 hàng dọc, hàng nọ cách hàng kia tối thiểu
2m, trong mỗi hàng em nọ cách em kia 1 - 1,5m.


12


- Cách chơi: Khi có hiệu lệnh của giáo viên cho bắt đầu cuộc chơi, em cuối
cùng chạy về phía trước, len lỏi qua khoảng cách giữa các bạn đứng trước mình.
Khi chạy qua bạn đứng trên cùng thì đứng nối tiếp vào đầu hàng và trở thành người
đứng trên cùng (khoảng cách như đã quy định). Khi em cuối cùng chạy rồi thì em
thứ hai (tứ cuối hàng trở lên) trở thành người cuối cùng, em này chạy nối tiếp ngay
bạn vừa chạy. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến khi người đứng trên cùng (theo
đội hình ban đầu) cũng được chạy hay nói cách khác em chạy đầu tiên lại trở thành
người cuối cùng thì dừng lại.
3.1.8. Trò chơi ai nhanh hơn: Thời gian 10 phút.
- Mục đích: Rèn luyện kỹ năng chạy, phát triển sức nhanh, phản ứng nhanh,
khả năng tập trung chú ý cao.
- Chuẩn bị: Tập hợp học sinh thành hai hàng dọc hoặc hàng ngang đứng quay
mặt vào nhau, hàng nọ cách hàng kia tối thiểu 1m. Trong mỗi hàng em nọ cách em
kia 0.8m (hàng dọc) 0,3 - 0,4m (hàng ngang). Cho học sinh điểm số từ một cho đến
hết theo từng hàng.
- Cách chơi: Giáo viên gọi tới số nào thì hai em mang cùng số đó của hai đội
nhanh chóng chạy một vòng (theo chiều kim đồng hồ) xung quanh các bạn rồi lại về
đứng vào vị trí cũ. Ai về trước người đó thắng cuộc.
Ngoài ra có thể chơi theo hình thức nhảy lò cò một vòng quanh các bạn.
3.1.9. Trò chơi lăn bóng bằng tay: Thời gian 10 phút.
- Mục đích: Phát triển sức nhanh, khả năng phối hợp khéo léo.
- Chuẩn bị: 2 - 4 quả bóng, một sân rộng, bằng phẳng, trên sân kẻ một vạch
xuất phát , cách vạch xuất phát 10 - 15m kẻ 2 - 4 đường vòng tròn nhỏ có đường
kính (d) bằng 0,5m trong đó cắm một lá cờ nhỏ hoặc một cành cây.
Tập hợp lớp 2 - 4 hàng dọc thẳng hướng với cờ. Mỗi em đứng đầu hàng của các
hàng cầm một quả bóng. Số lượng các thành viên trong hàng phải bằng nhau.

- Cách chơi: Đặt bóng xuống đất sau vạch xuất phát, tay thuận giữ bóng. Khi
có hiệu lệnh cho cuộc chơi bắt đầu em số một của mỗi hàng vừa chạy lom khom
vừa lăn bóng bằng tay đến vòng tròn có cờ thì lăn theo vòng tròn rồi lại lăn bóng về
phía vạch xuất phát sau đó trao bóng cho bạn số 2 rồi đi vòng về đứng vào cuối
13


hàng. Số hai lại thực hiện như số một và cứ lần lượt như vậy cho đến hết. Hàng nào
xong trước và ít phạm quy là hàng đó thắng cuộc.
3.1.10. Trò chơi dẫn bóng: Thời gian 10 phút.
- Mục đích: Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn, phát triển sức mạnh.
- Chuẩn bị: Kẻ một vạch cách vạch xuất phát 10 - 15m, kẻ từ 3 - 4 vòng tròn có
đường kính (d) bằng 0,5m. trong mỗi vòng tròn để một quả bóng. Chia lớp thành 2
đội tập hợp hai hàng dọc sau vạch xuất phát.
- Cách chơi: Khi có lệnh người đầu tiên của hai hàng chạy lên lấy bóng rồi
dùng tay dẫn bóng đến vạch xuất phát thì trao cho người kế tiếp. Người này vùa
chạy vừa dẫn bóng rồi đặt vào vòng tròn sau đó chạy về vạch xuất phát và chạm tay
vào người tiếp theo, và cứ thế cho đến hết. Đội nào xong trước và ít phạm quy thì
đội đó thắng.
3.1.11. Trò chơi bóng chuyền sáu: Thời gian 10 phút.
- Mục đích: Rèn luyện sức nhanh, khả năng phối hợp khéo léo.
- Chuẩn bị: Một quả bóng, một sân rộng bằng phẳng, chia lớp thành hai đội.
- Cách chơi: Giáo viên tung bóng lên hai em ở mỗi đội tranh bóng sau đó
chuyền ngang hoặc chạy vài bước rồi chuyền cho đồng đội, tính là một lần chuyền,
em thứ hai bắt bóng chuyền cho em thứ ba tính là hai lần chuyền. Và cứ như vậy
cho đến sáu lần thì đập bóng xuống đất được tính là một lần thắng, nhưng phải
chuyền liên tục không bị đối phương bắt được hoặc bị rơi xuống đất, không được
chuyền ngang cho người vừa chuyền. Trong khi một đội chuyền bóng thì đội kia
tranh cướp bóng hoặc làm bóng rơi xuống đất rồi lấy bóng và cuộc chơi tiếp tục.
Chú ý: Không được xô đẩy, chèn ngang chân trong khi tranh bóng.

3.1.12.Trò chơi tiếp sức con thoi: Thời gian 10 phút.
- Mục đích: Phát triển khả năng chạy, phát triển sức nhanh và sự phối hợp.
- Chuẩn bị: Chọn một khoảng sân bằng phẳng, kẻ 2 vạch giới hạn song song
cách nhau 10 - 15m, mỗi vạch cách nhau 3 - 4m. Tập hợp lớp thành 2 - 4 hàng dọc
đứng đối diện nhau ở 2 bên vạch giới hạn với số lượng bằng nhau và tỉ lệ nam, nữ
giống nhau.

14


-Cách chơi: Khi có hiệu lệnh cho trò chơi bắt đầu, những em số một ở bên A
nhanh chóng chạy sang bên B và trao bóng cho bạn số một ở bên B, rồi đi vòng về
tập hợp ở cuối hang bên B. Em số một bên B khi nhận được bóng thì nhanh chóng
vượt qua vạch giới hạn chạy sang bên A và trao bóng cho bạn số hai ở bên A rồi đi
vòng về tập hợp ở cuối hàng bên A. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy một cách nhanh
nhẹn cho đến hết lượt. Cặp hàng nào xong trước, ít phạm quy thì cặp hàng đó thắng.
Nếu để bóng rơi có quyền nhặt bóng lên và tiếp tục cuộc chơi.
Nếu chạy ra khỏi vạch giới hạn trước khi có hiệu lệnh cuộc chơi hoặc khi chưa
nhận được bóng đã chạy là phạm quy.
3.2. Đánh giá hiệu quả các trò chơi vận động:
- Trước khi bước vào thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành chọn địa điểm, xác
định thời gian, đối tượng cho thực nghiệm và chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết
cho quá trình thực nghiệm. Muốn xác định đối tượng thực nghiệm một cách chính
xác và đảm bảo tính đồng nhất, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra thành tích của hai
nhóm thông qua các test chuyên môn như đã tiến hành ở nhiệm vụ 1:
3.2.1. Các test kiểm tra đánh giá:
- Test chạy con thoi 4x10m (giây).
- Test chạy 30m xuất phát cao (giây).
3.2.2. Phân nhóm thực nghiệm:
Để đạt được kết quả cao trong quá trình giảng dạy nhằm phát triển tố chất

nhanh nhẹn, khéo léo cho học sinh, chúng tôi tiến hành thực nghiệm cho học sinh
lớp 10 nhóm lứa tuổi 15 – 16. Với số lượng 80 em nam và nữ được chia thành bốn
nhóm. (hai nhóm mỗi nhóm 20 em nữ và hai nhóm còn lại mỗi nhóm 20 em nam)
- Nhóm thực nghiệm áp dụng các bài tập mà chúng tôi lựa chọn.
- Nhóm đối chứng áp dụng các bài tập bình thường.
Kết quả kiểm tra thực nghiệm của hai nhóm được trình bày ở bảng 2.5
Bảng 2.5 Kết quả kiểm tra hai nhóm trƣớc thực nghiệm (n=80).

15


Nhóm

Nhóm đối

Nhóm thực

chứng

nghiệm

n = 20

n = 20

X

X

TT

Nội dung test

Kết quả

2

t (tính)

t (bảng)

P%

HỌC SINH NAM
1

2

Test chạy con thoi
4x10m (giây)

10”28

10”24

0,362

1,379

1,960


 5

4”92

4”83

0,3019 0,017

1,960

 5

Test chạy 30m xuât
phát cao (giây)

HỌC SINH NỮ
Test chạy con thoi
1

4x1m (giây)

11”50

11”47

0,2108 1,607

1,960

 5


6”17

6”13

0,2624 0,3091 1,960

 5

Test chạy 30m xuât
2

phát cao (giây)

Nhìn vào bảng 2.5 chúng ta thấy thành tích của hai nhóm đối chứng và thực
nghiệm tương đối đồng đều. Cụ thể như sau:

Test cho học sinh nam:
* Test chạy con thoi 4x10m ( giây):
X

= 10”28

t (tính) = 1,379

,

X = 10”24

< t (bảng) = 1,960


* Test chạy 30m xuất phát cao (giây):
X

= 4”92 ,

X

= 4”83

t (tính) = 0,017 < t (bảng) = 1,960

16


Qua bảng 2.7 kết quả trước thực nghiệm của hai nhóm ta thấy: Thành tích của hai
nhóm ở cả hai test chạy con thoi 4x10m và 30m xuất phát cao của nam đều có t(tính)
< t (bảng) ở ngưỡng xác suất P  5%. Điều đó cho ta thấy sự khác biệt giữa hai nhóm
trước thực nghiệm là không có ý nghĩa, chứng tỏ rằng thành tích của hai nhóm trước
thực nghiệm và đối chiếu tương đương nhau.
Test cho học sinh nữ:
* Test chạy con thoi 4x10m ( giây):
= 11”50

X

,

X = 11”47


t (tính) = 1,607 < t (bảng) = 1,960
* Test chạy 30m xuất phát cao (giây):
X = 6”17

,

X = 4”83

t (tính) = 0,3091 < t (bảng) = 1,960
Qua bảng 2.7 kết quả trước thực nghiệm của hai nhóm ta thấy: Thành tích của hai
nhóm ở cả hai test chạy con thoi 4x10m và 30m xuất phát cao của nữ đều có t(tính) <
t

(bảng)

ở ngưỡng xác suất P  5 %. Điều đó cho ta thấy sự khác biệt giữa hai nhóm

trước thực nghiệm là không có ý nghĩa, chứng tỏ rằng thành tích của hai nhóm trước
thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau.
3.2.3. Thời gian địa điểm thực nghiệm:
- Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể như sau:
- Thời gian thực nghiệm là 3 tháng.
- Số buổi tập trong tuần là 2 buổi: Theo lịch học của mỗi lớp.
- Thời gian mỗi buổi tập là 45 phút.
- Địa điểm thực nghiệm tại Trường trung học phổ thông Phan Đình Phùng– Quảng
Bình.
3.2.4. Tổ chức thực nghiệm:
Sau khi tiến hành lựa chọn các trò chơi như nhiêm vụ 2, chúng tôi tiến hành xây
dựng kế hoạch giảng dạy như sau:
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY

TT

Tuần

I

II

III
17

IV

V

VI

VII

VII


Giáo án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Tên trò chơi
1

Mèo đuổi chuột

2


Người cuối cùng

3

Cướp cờ

4

Bóng chuyền sáu

5

Nhảy cừu

6

Lăn bóng bằng tay

7

Chạy tiếp sức con thoi

8

Chọi gà

9

Đá cầu bằng đùi


10

Chạy với chong chóng

11

Dẫn bóng

12

Ai nhanh hơn

x

x

x

x

x
x

x
x

x

x


x

x

KT

x

x

x

KT

x

x

x
x

x

x
x

x
x

x

x

x

x

3.2.5. Kết quả thực nghiệm:
Từ những cơ sở trên chúng tôi đã tiến hành tổ chức thực nghiệm với 80 em học
sinh với thời gian 2 tháng. Sau thời gian thực nghiệm kiểm tra kết quả được trình
bày ở bảng 2.6
Bảng 2.6 Bảng kiểm tra hai nhóm sau thực nghiệm (n=80).

Nhóm Nhóm
đối
chứng
TT
n = 20
Nội dung test
X

Nhóm
thực
nghiệm
n = 20

Kết quả

2

t (tính) t (bảng)


P%

0,302 2,0667 1,960

>5

X

HỌC SINH NAM
1

Test chạy con thoi
4x10m (giây)

10”19

9”88

18


2

Test chạy 30m xuât
phát cao (giây)

4”88

4”52


0,28

2,4

1,960

>5

HỌC SINH NỮ
1

2

Test chạy con thoi
4x1m (giây)

11”43

11”14

0,182 2,417 1,960

>5

6”13

5”74

0,25


>5

Test chạy 30m xuât
phát cao (giây)

2,786 1,960

Nhìn vào bảng 2.6 chúng tôi thấy thành tích của hai nhóm sau thực nghiệm có sự
khác biệt như sau:
Điều này chứng tỏ sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P > 5% có nghĩa là
thành tích chạy 30m xuất phát (giây) cao của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối
chứng.

19


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
1.1. Qua kết quả kiểm tra và đánh giá thực trạng tố chất nhanh nhẹn, khéo léo của
80 em học sinh lớp 10 Trường THPTPhan Đình Phùng - Quảng Bình so với tiêu
chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo chúng tôi thấy tỷ lệ học sinh
trong 2 test kiểm tra (chạy con thoi 4x10m và chạy 30m xuất phát cao) đều có tỷ lệ
10% không đạt yêu cầu. Như vậy có thể khẳng định rằng kết quả của các em chưa
đạt yêu cầu mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
1.2. Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi đã lựa chọn ra 12 trò chơi vận động nhằm
phát triển thể chất nói chung và phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo cho các em
nói riêng, gồm các trò chơi sau:
- Cướp cờ


- Người cuối cùng

- Nhảy cừng

- Ai nhanh hơn

- Đá cầu bằng đùi

- Lăn bóng bằng tay

- Mèo đuổi chuột

- Dẫn bóng

- Chọi gà

- Bóng chuyền sáu

- Chạy với chong chóng

- Tiếp sức con thoi

1.3. Qua 3 tháng thực nghiệm chúng tôi thấy thành tích nhóm thực nghiệm cao hơn
nhóm đối chiếu được thể hiện t(tính) > t(bảng) ở ngưỡng xác suất P > 5%. Chúng tỏ
những trò chơi mà chúng tôi lựa chọn đạt kết quả tốt hơn những bài tập bình
thường.
2. Kiến nghị:
Kính đề nghị các cấp lãnh đạo, ban giám hiệu nhà trường cũng như Sở Giáo dục
tỉnh Quảng Bình nên quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất để phục vụ cho giảng dạy
và học tập đạt kết quả tốt.

Cần ứng dụng những trò chơi vận động nhằm phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo
léo trong giảng dạy cho học sinh nói chung và với học sinh lớp 10 nói riêng. Đây là
đề tài mới mặc dù đã có gắng nhiều nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên việc
nghiên cứu không tránh khỏi nhiều sai sót, rất mong các hà khoa học, các nhà
chuyên môn, các giáo viên tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu những trò chơi vận động
tối ưu hơn.
20


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Đình Bẫm – Đào Bá Trì (1996), Tâm lý học trong thể dục thể thao,
NXB TDTT Hà Nội.
2. V.Philin – Người dịch Nguyễn Quang Hưng (1996), Lý luận và phương pháp
thể dục thể thao, NXB TDTT Hà Nội.
3. Đồng Văn Triệu (2000), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất trong
trường học, NXB TDTT Hà Nội.
4. Nguyễn Đức Văn (1987), Phương pháp toán học thống kê trong thể dục thể
thao, NXB Hà Nội.
5. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (1993), Lý luận và phương pháp thể dục thể
thao, NXB Hà Nội.\
6. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyển (1996), Sinh lý thể dục thể thao, NXB
TDTT Hà Nội.
7. Luận văn nghiên cứu khoa học các khóa trước.
8. Lê Huy Hùng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thành (1998), Tâm lý học lứa tuổi
và tâm lý học sư phạm, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
9. GS.PTS Lê Văn Lẫm, Nguyễn Toán (1990), Sách giáo khoa thể dục lớp 10 –
11, NXB Hà Nội.
10. Lê Bửu (1995), Bác Hồ với thể dục thể thao Việt Nam, NXB TDTT Hà Nội.
11. Phạm Tiến Bình, Trần Đồng Lâm, Nguyễn Văn Hiếu, Ngô Bội Ngọc, Đoàn
Khắc Hiếu (1979), Tiêu chuẩn rèn luyện than thể trong học sinh phổ thong,

NXB TDTT Hà Nội.
12. Trần Bá, Phạm Văn Thụ, Nguyễn Thị Toàn, Phan Thị Kim Xuân, Nguyễn
Tuấn Anh, Trương Minh Hải, nguyễn Tiến Dũng, nguyễn Thanh Tùng (2003)
, Giáo Trình điền kinh dành cho sinh viên Đại học, Cao đẵng Trường Đại
học thể dục thể thao Đà Nẵng, NXB Đà Nẵng.
13. Phạm Vĩnh Thông, Hoàng Mạnh Cường, Phạm hung Dương (1999), Trò
chơi vận động và vui chơi giải trí, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

21



×