Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

SKKN một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tự học chuyên đề thơ mới việt nam 1932 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.47 KB, 34 trang )

MỤC LỤC
Phần mở đầu...................................................................................................Trang 2
1.. Lý do chọn đề tài....................................................................................... Trang 2
2. Điểm mới của đề tài.................................................................................... Trang 3
3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………….

Trang 4

Phần nội dung............................................................................................... Trang 5
.1. Cơ sở lí luận…………………………………………………………..

Trang 5

1.1.Tự học – yếu tố cơ bản quyết định nhận thức...................................

Trang 5

1.2. Vài nét về phong trào Thơ mới..............................................................

Trang 7

2.Thực trạng vấn đề …………………………………………………..

Trang 8

2.1. Thực trạng nội dung nghiên cứu…………………………………

Trang 9

2.2. Khảo sát chất lượng……………………………………………..


Trang 10

2.3. Kết quả khảo sát…………………………………………………….

Trang 11

3. Một số biện pháp rèn luyện năng lực tự học cho HS trong phần Thơ mới

Trang 14

3.1. Hướng dẫn học sinh thu thập tài liệu…………………………………

Trang 14

3.2. Hướng dẫn học sinh tự học…………………………………………

Trang 17

3.3. Hướng dẫn HS thảo luận, thuyết trình………………………….

Trang 23

3.4. Hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học………………………

Trang 26

3.5. Hướng dẫn HS viết bài trên Trang học đường, trang Web

Trang 27


4. Kết quả đạt được………………………………………………………

Trang 28

Phần kết luận

Trang 30

1. Ý nghĩa của đề tài

Trang 30

2. Kiến nghị và đề xuất................................................................................... Trang 30

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong bối cảnh nền giáo dục Việt Nam đang ở vào giai đoạn cận cuối ,
chuẩn bị chuyển mình để bước vào giai đoạn thực hiện chương trình giáo dục
1


tổng thể 2020 trong đó chú trọng nâng cao việc giáo dục phẩm chất và năng
lực học sinh gắn liền với thực tiễn và khoa học kỷ thuật để trở thành những
cơng dân tích cực, năng động, sáng tạo và có những phẩm chất tốt đẹp đáp
ứng nhu cầu thực tiễn của đất nước và đòi hỏi hội nhập của thế giới. Hòa vào
xu thế chung về sự đổi mới, những năm gần đây ngành giáo dục đã có nhiều
giải pháp để nâng cao chất lượng giúp học sinh tự học, tự chiếm lĩnh kiến
thức, tự nghiên cứu, sáng tạo góp phần đào tạo con người phát triển tồn diện.
Đặc biệt môn Ngữ Văn là một trong những môn giúp con người phát triển về
trí tuệ và hồn thiện nhân cách. Đây là mơn học vừa mang tính khoa học vừa

mang tính nghệ thuật góp phần bồi dưỡng tâm hồn, hướng con người đến “
Chân-Thiện-Mĩ”. Trong bối cảnh chung như vậy nên tôi đã mạnh dạn đưa ra
đề tài: “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tự học chuyên đề Thơ mới
Việt Nam 1932 - 1945
Tự học là tiếp thu kiến thức khoa học để biến kiến thức đó thành sở hữu
của mình. Đây là một cách tự xây dựng, tự phát triển của mỗi con người, đặc
biệt trong xu thế hội nhập ngày nay. Nâng cao năng lực, ý thức tự học cho học
sinh yêu thích văn, học sinh giỏi văn không chỉ nâng cao tri thức mà cịn góp
phần hồn thiện nhân cách, sự năng động, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với sự
phát triển của xã hội. Tự học là cả một q trình, địi hỏi nỗ lực, cố gắng của
học sinh và phương pháp, cách thức hướng dẫn của người dạy để mang lại
hiệu quả tốt nhất.
Đối với học sinh yêu thích văn, học sinh giỏi văn, năng lực tự học vô
cùng quan trọng, yêu cầu học sinh phải có khả năng tự học, tự cảm thụ, tự
phân tích lí giải và đánh giá các hiện tượng văn học bằng những cảm nhận và
kiến giải riêng. Đây là yếu tố cấu thành năng lực văn học của học sinh cũng
như phẩm chất tiêu biểu của học sinh yêu thích văn, học sinh giỏi văn.
Phong trào thơ mới là hiện tượng văn học, một kì cơng trong lịch sử thơ
Việt Nam. Bởi nó là biểu tượng cho thời đại thơ nhiều sinh lực, mạnh mẽ, vừa
nỗ lực trong việc cách tân, đổi mới, vừa giữ vững mối dây liên hệ với truyền
2


thống. Xung quanh vấn đề thơ mới quy tụ rất nhiều cơng trình nghiên cứu của
các tác giả, học giả tên tuổi. Chính sự phong phú, phức tạp của nó tạo nên sự
tranh luận sơi nổi chưa từng có trong thi ca Việt Nam. Cho nên, việc tìm hiểu,
nghiên cứu, mở rộng, chuyên sâu vào một số vấn đề trọng tâm của chương
trình Ngữ văn 11 đối với học sinh lớp chọn, học sinh yêu thích văn, học sinh
giỏi văn, khơng phải là điều đơn giản. Điều đó, nhất thiết phải cần đến sự nỗ
lực, cố gắng, ý thức tích cực của bản thân mỗi học sinh.

2. Điểm mới của đề tài
Có nhiều biện pháp để rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh, trong đó
việc hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc, thảo luận thuyết trình, làm quen với
nghiên cứu khoa học… là những phương pháp mà chúng tơi lựa chọn và sử
dụng để tìm hiểu một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu nhất trong phong trào
Thơ mới như Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Huy Cận…Tôi thiết
nghĩ rằng, đây là những biện pháp thiết thực, gần gũi, có thể áp dụng khơng
chỉ đối với chuyên đề Thơ mới, phần văn học Việt Nam, mà cịn các chun
đề khác của chương trình bồi dưỡng Văn 11.
Tính ưu việt của ý thức tự học, tự tìm tịi, nghiên cứu giúp các em hình
thành các kĩ năng biết lắng nghe, biết đào sâu tìm tịi, biết trăn trở, lo lắng,
suy nghĩ để không ngừng nâng cao vốn kiến thức, sự hiểu biết của mình. Bên
cạnh đó, cịn giúp cho các em sáng tạo, thơng minh trong cách trao đổi, thảo
luận, trình bày vấn đề trên lớp. Mỗi tiết học các em thảo luận, nêu ý kiến là có
thêm một lần hiểu, nhớ và nhớ rất lâu, chất lượng bài viết của các em có sự
cải thiện. Ý thức tự học chính là một trong những tiêu chí quan trọng giúp
chúng đánh giá chính xác những học sinh thực sự có năng lực để chọn lựa,
bồi dưỡng đúng đối tượng.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát, thực nghiệm: Điều tra kết quả học tập của học
sinh thông qua hệ thống các câu hỏi liên quan đến đề tài.
3


Phương pháp thống kê, phân loại: Sử dụng phương pháp này để thấy
được tỉ lệ học sinh hiểu tương đối tốt, hiểu được và chưa hiểu vấn đề liên
quan đến đề tài.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu kết quả trước và sau
khi áp dụng phương pháp giúp học sinh tự học phần Thơ mới.
Phương pháp khái qt, hệ thống hóa: Chúng tơi sử dụng phương pháp

này để khái quát và hệ thống những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế dạy
học.
Thời gian có hạn, đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu “Một số kinh
nghiệm hướng dẫn học sinh tự học chuyên đề Thơ mới Việt Nam 1932 1945” thuộc chương trình chuyên đề Ngữ văn 11 ở trường THPT Ngô Quyền
tại lớp 11A2, năm học 2017 - 2018.

4


PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Tự học – yếu tố cơ bản quyết định quá trình nhận thức
1.1.1. Quan niệm về năng lực tự học
Từ lâu, tự học được xem như một năng lực vô cùng quan trọng để dẫn
đến thành cơng. Có nhiều quan niệm khác nhau về năng lực tự học. Nhưng
chung quy lại, tất cả đều xem đây chính là ý thức tự nâng cao trách nhiệm của
bản thân và trau dồi một cách liên tục bằng mọi cách, là khả năng tự tìm tịi,
tự học hỏi, tự nghiên cứu.
Tự học, tự nghiên cứu là một q trình, trong đó mỗi con người tự suy
nghĩ, tự sử dụng các năng lực trí tuệ và các phẩm chất của bản thân, tự khai
thác vận dụng những điều kiện vật chất để cho cơng việc có hiệu quả hơn.
Theo GS. Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình dùng các giác quan để thu
nhận thơng tin rồi tự mình động não, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát,
so sánh, phân tích, tổng hợp) và có khi cả cơ bắp (phải sử dụng công cụ)
cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan,
thế giới quan để chiếm lĩnh được một lĩnh vực hiểu biết nào đó, một số kỹ
năng nào đó, một số phẩm chất nào đó của nhân loại hay cộng đồng biến
chúng thành sở hữu của mình. Phát minh ra cái mới cũng có thể coi là một
hình thức tự học cao cấp”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Về cách học, phải lấy tự học làm

nịng cốt”. Có thể nói, tự học là một trong những yếu tố quyết định chất lượng
giáo dục. Tự học tạo cho người học khả năng nghiên cứu, tìm tịi để chiếm
lĩnh tri thức mới. Quá trình tự học giúp học sinh làm quen với các vấn đề về
khoa học, giúp học sinh trở thành những con người chủ động, sáng tạo, tích
cực, tự giác, có kỉ luật, đáp ứng những yêu cầu của thời đại.
Tác giả Nguyễn Kỳ ở Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 7/ 1998 cũng bàn
về khái niệm tự học: “Tự học là người học tích cực chủ động, tự mình tìm ra
5


tri thức kinh nghiệm bằng hành động của mình, tự thể hiện mình. Tự học là tự
đặt mình vào tình huống học, vào vị trí nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải
quyết các vấn đề, thử nghiệm các giải pháp…Tự học thuộc q trình cá nhân
hóa việc học”.
Tóm lại, tự học là quá trình cá nhân người học tự giác, tích cực, độc lập
tự chiếm lĩnh tri thức hay kỹ năng ở một lĩnh vực nào đó bằng hành động và
phương tiện của chính mình lựa chọn, nhằm đạt được mục đích đề ra. Tự học,
tự nghiên cứu ngày nay không chỉ dựa vào nỗ lực cá nhân, mà cần có sự hợp
tác của một nhóm người. Để giáo dục ở trường học đạt được chất lượng và
hiệu quả cao cần tạo ra sự cộng hưởng giữa người dạy và người học.
1.1.2 Hiệu quả của tự học đối với học sinh
Trong quá trình tiếp nhận tri thức, tự học là một trong những năng lực
quan trọng và cần thiết. Đối với học sinh yêu thích văn, học sinh giỏi Văn
điều này lại càng có ý nghĩa. Đây là yếu tố tiên quyết, một năng lực không thể
thiếu đối với học sinh yêu thích văn, học sinh giỏi Văn.
Trên thực tế giảng dạy, nếu các em không biết tự học, khơng có nhu cầu
tự tìm hiểu, nghiên cứu, khơng biết cách chủ động tự đọc sách và các tài liệu
để tìm hiểu kiến thức, khơng biết cách phân biệt cái chính và cái phụ, khơng
biết tìm kiến thức trọng tâm để học, không biết từ cái đã biết mà suy ra cái
chưa biết thì đó quả là điều đáng lo ngại đối với giáo viên giảng dạy, bồi

dưỡng học sinh giỏi văn.
Như vậy, tự học là cách thức tốt nhất để các em có một nền tảng kiến
thức vững chắc, sâu và rộng. Từ đó, các em có tinh thần tự tin, có bản lĩnh, ý
thức rõ được năng lực thực sự của bản thân, nâng tầm của học sinh yêu thích
văn, học sinh giỏi văn, đáp ứng những yêu cầu của học sinh trong đội tuyển
học sinh giỏi các cấp.
Ý thức, năng lực tự học, tự tìm tịi, nghiên cứu của các em được thể hiện
trước hết ở thái độ nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm cao trong mỗi giờ học
6


văn, bồi dưỡng học sinh giỏi văn. Các em biết lắng nghe, biết đào sâu tìm tịi,
biết trăn trở, lo lắng, suy nghĩ để không ngừng nâng cao vốn kiến thức, sự
hiểu biết của mình.
Bên cạnh đó, ý thức tự học cịn giúp cho các em sáng tạo, thơng minh
trong cách trao đổi, thảo luận, trình bày vấn đề trên lớp. Mỗi tiết các em tranh
luận, nêu ý kiến của bản thân là có thêm một lần hiểu, nhớ và nhớ rất lâu.
Quan trọng hơn hết, chất lượng bài viết của các em chắc chắn sẽ có sự cải
thiện.
Bởi vậy, ý thức tự học chính là thước đo để nhận biết, đánh giá chính xác
những học sinh thực sự có năng lực, học sinh giỏi văn. Đây cũng là một trong
những tiêu chí quan trọng giúp chúng ta có thể chọn lựa, bồi dưỡng đúng đối
tượng.
1.2 Vài nét về phong trào Thơ mới (1932 - 1945).
Phong trào Thơ mới ra đời là tiếng nói, nhu cầu thẩm mĩ của giai cấp
tiểu tư sản và tư sản thành thị cùng với sự giao lưu văn học Đông Tây. Nhưng
đồng thời, ở phương diện khác, sự hình thành và phát triển của Thơ mới cũng
được xem là sự tự ý thức, sự chủ động tiếp thu và tiếp biến các giá trị văn học
tiến bộ để các nước Châu Á hiện đại hóa văn học, gia nhập tiến trình chung
của văn học thế giới.

Năm 1941, Hồi Thanh đã xem đó là Một thời đại trong thi ca. Chính
Thơ mới đã “làm rạn vỡ những khuôn khổ ngàn năm không di dịch” vốn bị
gị bó bởi các qui phạm, điển phạm, các phép tắc, niêm luật, vần điệu, sáo
ngữ,… đã từng “cố thủ” suốt 10 thế kỷ qua. Đằng sau đó là một quan niệm
văn học mới, một ý thức mới, một hình thức mới, một cảm quan mới về nhân
sinh và vũ trụ,… đã được hình thành.
Thơ mới cất lên tiếng nói của cái “tơi” trữ tình đầy cảm xúc, đầy khát
khao hòa nhập với thế giới, của trái tim thổn thức yêu thương. Đề tài tình yêu
được nhiều nhà thơ tập trung khai thác. Cái đẹp được tôn vinh, thế giới của
7


thơ là thế giới mộng tưởng, thế giới của ước vọng, thế giới lý tưởng chỉ có
trong tưởng tượng.
Thơ mới giải phóng hình thức thơ, phá bỏ rào cản cổ điển, phá bỏ cấu
trúc, câu thơ tự do tuôn chảy theo cảm xúc của chủ thể trữ tình, số dịng, cách
gieo vần, cách ngắt nhịp biến hóa khác nhau qua từng bài thơ, nhiều thủ pháp
ẩn dụ, giàu chất hội họa, màu sắc rực rỡ. Lao động nghệ thuật được đề cao,
ngơn từ lên ngơi, xuất hiện nhiều hình ảnh biểu tượng có tính khơi gợi, ám
ảnh. Hình tượng thơ mang màu sắc tượng trưng, đề cao khoảng lặng, bóng tối,
đi vào cái ảo, cái bên trong. Bản chất sự vật nằm trong các quan hệ vơ hình.
Trong giai đoạn cuối cùng, các nhà thơ mới chịu ảnh hưởng của chủ
nghĩa siêu thực, hướng đến con người toàn nguyên, được khám phá khơng chỉ
ở phần hoạt động bên ngồi, phần chịu sự chi phối của ý thức sáng tỏ mà cịn
có phần ngủ trong vơ thức, nói cách khác là nó đang hoạt động trong mơi
trường của giấc chiêm bao, vừa hiện thực vừa mơ tưởng, vừa vật chất vừa
tinh thần, không thể phân cách đối lập. Thơ mới đã tạo ra một một quan niệm
hoàn toàn khác trước, hệ thống các phương tiện diễn đạt từ hình thức, thể loại,
cấu tứ, cảm xúc, biểu tượng, cho đến phong cách và các biện pháp tu từ là
điều mà chúng ta chưa từng thấy trong nền văn học trước đó.

Nhà thơ Xuân Diệu đã nhận định “Thơ mới là một hiện tượng văn học
đã có những đóng góp vào văn mạch của dân tộc”… “Trong phần tốt của nó,
Thơ mới có một lòng yêu đời, yêu thiên nhiên đất nước, yêu tiếng nói của dân
tộc”. Nhà thơ Huy Cận cũng cho rằng “Các nhà thơ mới đều giàu lòng yêu
nước, yêu quê hương đất nước Việt Nam. Đất nước và con người được tái
hiện trong Thơ mới một cách đậm đà đằm thắm”.
Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế hiện nay, việc tìm hiểu, tiếp
cận Thơ mới sẽ mang lại cho chúng ta những suy nghĩ bổ ích, những kinh
nghiệm lý thú, đặc biệt là về quá trình giao lưu như một qui luật phổ biến và
tất yếu của sự phát triển văn học. Dưới tác động của qui luật đó, sự tìm tịi,
8


thể nghiệm, cách tân vừa trở thành nhu cầu chủ quan, vừa trở thành nhu cầu
khách quan của sự phát triển văn học.
2. Thực trạng vấn đề
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu
Trường THPT Ngô Quyền những năm gần đây có nhiều thuận lợi cơ bản
như cơ sở vật chất khang trang, hiện đại; được sự quan tâm lớn của lãnh đạo
sở GD và lãnh đạo huyện cũng như sự quan tâm hỗ trợ nhiệt tình của hầu hết
phụ huynh học sinh và các cơ quan doanh nghiệp, các ban ngành của tỉnh nhà.
Ban giám hiệu rất tâm huyết và bản lĩnh, sâu sát trong từng hoạt động để
tạo dựng thương hiêu cho Nhà trường . Tuy nhiên, nguồn học sinh chưa đồng
đều ưu tú, chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn ở một số lớp chưa cao. Trong
q trình học mơn Ngữ văn, một bộ phận học sinh còn thiếu sách giáo khoa,
sách tham khảo. Tư tưởng học tập mơn Ngữ văn cịn ỷ lại trơng chờ xem tài
liệu mỗi khi kiểm tra, đánh giá. Chính vì thế đã gây nhiều khó khăn trong việc
“dạy” và “học” mơn Ngữ văn tại trường. Điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến
tinh thần và nhận thức học tập của các em.
Lớp 11A2 – đối tượng áp dụng trực tiếp của đề tài nhìn chung có sự

năng động, có nhiệt huyết tuổi trẻ, có trái tim nhân ái, kinh tế gia đình cơ bản
khá tốt. Nhưng các em chưa có phương pháp tự học đúng và hiệu quả, chưa
có chiều sâu năng lực học tập. Khoảng gần 20% học sinh lớp có hồn cảnh
đặc biệt như cha mẹ ly hơn, ly thân, cha mất, bố mẹ làm ăn xa… Đa số các
em cịn xem trọng cái tơi cá nhân, ảo tưởng về năng lực bản thân, chưa thật sự
có cách sống khoa học, chưa có cách học tập tích cực gắn liền với khoa học
và thực tiễn, còn yếu đuối trong tinh thần và hời hợt lý tưởng sống. Đặc biệt
nhiều em cịn lãng phí thời gian và trí lực cho những hoạt động vơ bổ hoặc có
hại như sa đà vào online facebook... Qua q trình giảng dạy, tơi nhận thấy
nhiều em lớp 11A2 là những học sinh có năng lực cảm thụ văn, yêu thích học
văn nhưng chưa được hướng dẫn sâu sắc phương pháp học tập đúng đắn để
9


tiếp nhận kiến thức và rèn luyện các phẩm chất, năng lực theo yêu cầu đổi
mới giáo dục.
Sau thời gian đánh giá tình hình đơn vị cơng tác, thực trạng lớp học kết
hợp tình hình dạy học Ngữ văn hiện nay, tôi thấy việc vận dụng Một số kinh
nghiệm hướng dẫn học sinh tự học chuyên đề là một vấn đề rất cần thiết sẽ
được trình bày trong đề tài này.
2.2. Khảo sát chất lượng
Từ tình hình thực tế của việc dạy và học chuyên đề “Các nhà Thơ mới
Việt Nam 1932 - 1945”, giáo viên chuẩn bị mẫu khảo sát là hệ thống câu hỏi
liên quan đến phong trào Thơ mới đối với học sinh lớp 11A2, trường THPT
Ngô Quyền năm học 2017 – 2018. Yêu cầu học sinh trả lời nghiêm túc, trung
thực.
Một số nội dung cơ bản của chuyên đề được dùng làm mẫu khảo sát như:
Một là: Đóng góp của các nhà thơ lớn trong phong trào Thơ mới về các
phương diện: phong cách cá nhân, vai trị đối với cơng cuộc hiện đại hố văn
học dân tộc, thành công và giới hạn của mỗi người, chúng tôi yêu cầu học

sinh thực hiện một số bài tập sau:
Câu 1: Nêu hoàn cảnh lịch sử xã hội và các giai đoạn phát triển của
phong trào Thơ mới?
Câu 2: Trình bày những mặt tích cực, hạn chế của phong trào Thơ mới
1932 – 1945?
Câu 3: Những đặc điểm nổi bật nhất của phong trào Thơ mới?
Câu 4: Những đóng góp về mặt nghệ thuật của phong trào Thơ mới?
Câu 5: Sự ảnh hưởng của thơ Đường và thơ ca lãng mạn Pháp trong
phong trào Thơ mới 1932 – 1945?
Hai là: Tìm hiểu các tác giả tiêu biểu trong phong trào Thơ mới
Đối với nhà thơ Xuân Diệu, chúng tôi thực hiện một số câu hỏi sau:
Câu 1: Anh/ chị hãy làm rõ nhận định: Xuân Diệu là “nhà thơ mới nhất
trong các nhà Thơ mới”.

10


Câu 2: Xuân Diệu, một hồn thơ “tha thiết, rạo rực, băn khoăn” (Hoài
Thanh)
Câu 3: Quan niệm sống của Xuân Diệu trong bài “Vội vàng”? Từ đó,
trình bày suy nghĩ của anh/ chị về quan niệm sống của thanh niên ngày nay?
Câu 4: Chu Vân Sơn cho rằng: “Nghệ thuật Thơ mới của Xuân Diệu
đã bắt rễ rất sâu trong cội nguồn truyền thống”. Ý kiến của anh/ chị?
Đối với Huy Cận và bài thơ Tràng giang, chúng tôi cho học sinh trả lời
một số câu hỏi sau:
Câu 1: Ý nghĩa nhan đề và lời đề từ trong bài thơ Tràng giang – Huy
Cận?
Câu 2: “Tràng giang đã nối tiếp mạch thi cảm truyền thống với sự cách
tân đích thực”. Ý kiến của anh/ chị?
Câu 3: Huy Cận và nỗi sầu vạn cổ?

Đối với Nguyễn Bính, nhà thơ của chân q, tình q, hồn q, chúng
tơi u cầu học sinh thực hiện các câu hỏi sau:
Câu 1: Dấu ấn dân gian trong bài Tương tư – Nguyễn Bính?
Câu 2: Nghệ thuật diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài
Tương tư?
Câu 3: Chất chân quê và linh hồn thơ mới trong đoạn thơ sau:
“Thơn Đồi ngồi nhớ thơn Đơng,
Một người chín nhớ, mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tơi u nàng.”
(Tương



-

Nguyễn

Bính)
2.3 Kết quả khảo sát
Qua thống kê kết quả thu được, có 60% học sinh hiểu và nắm được bản
chất vấn đề. Học sinh nhận thức được địa vị lịch sử và những cống hiến nhất
11


định của các tác giả phong trào Thơ mới đối với nền văn học dân tộc, những
nét độc đáo làm nên phong cách của các tác giả tiêu biểu, nắm được những
đóng góp về nghệ thuật, sự kế thừa truyền thống và các tân trong các tác
phẩm tiêu biểu: Vội vàng, Đây mùa thu tới, Thơ duyên, Huyền diệu của Xuân
Diệu; Tương tư, Chân quê, Mưa xuân của Nguyễn Bính; Tràng giang của

Huy Cận…..
Có được kết quả trên là do Thơ mới là hiện tượng văn học tiêu biểu nhất
trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại, một cuộc cách mạng trọng thi ca,
đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nền văn học dân tộc. Bước vào chuyên đề
này, học sinh có một tâm thế tiếp nhận rất thoải mái. Bởi không phải đọc hiểu
những tác giả văn học trung đại với những tác phẩm mang tính chất khn
sáo, gị bó từ nội dung đến hình thức mà các em đã tiếp cận xuyên suốt cả
chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi.
Bên cạnh đó, các nhà Thơ mới mang đến những đề tài hấp dẫn: tình u
đơi lứa, tuổi trẻ, mùa xuân… dường như rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi các
em. Các tác phẩm được được thể hiện bằng những hình thức nghệ thuật mới
lạ, sáng tạo, lơi cuốn, linh hoạt, tự do kích thích trí liên tưởng, tưởng tượng
phong phú của các em học sinh. Hơn nữa, với “Một thời đại trong thi ca”, sự
nổi bật, độc đáo của mỗi phong cách sáng tác kết nối thành những tài năng vô
cùng phong phú cũng là bí ẩn đối với học sinh bồi dưỡng văn.
Chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi văn tập trung vào một số tác giả
nổi tiếng trong phong trào Thơ mới như Xn Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính...
Đó đều là những tác giả và tác phẩm đã được bình giá, khẳng định qua chặng
đường phát triển của văn học nước nhà, có tầm ảnh hưởng rất sâu rộng đối với
cả thời kỳ văn học. Do đó, được sự quan tâm của rất nhiều các nhà nghiên
cứu. Các em có cơ hội được tiếp cận với rất nhiều nguồn tài liệu với những ý
khiến phê bình, đánh giá khác nhau, bao qt có, tồn diện có, chi tiết có, cụ
thể có. Thậm chí trái ngược nhau để có thể hiểu bản chất của vấn đề, thấy

12


được những đóng góp có ý nghĩa vào sự phát triển của thơ ca Việt Nam theo
hướng hiện đại hóa.
Bên cạnh đó, 30% phiếu trả lời chưa thể hiện rõ vấn đề đặt ra. Cụ thể,

học sinh hiểu đặc trưng cơ bản nhất của phong trào Thơ mới, còn hời hợt,
khơng chắc chắn, phân tích chưa sâu, chưa tồn diện những nét chính làm nên
phong cách các nhà Thơ mới, chưa phân biệt và nắm chắc đóng góp tiêu biểu
của phong trào Thơ mới đối với nền văn học dân tộc.
Số học sinh cịn lại, 10%, khơng hiểu hoặc hiểu rất mơ hồ vấn đề được
nêu ra.
Thực tế trên bắt nguồn từ những lí do cơ bản sau:
Phong trào Thơ mới lãng mạn (1932- 1945) là hiện tượng văn học phong
phú nhưng khá phức tạp. Xung quanh vấn đề này, ý kiến của các nhà nhà
nghiên cứu phê bình vẫn cịn có nhiều nội dung, quan điểm chưa đồng nhất.
Thơ mới có phong cách riêng, có tư tưởng và những đặc trưng thi pháp
nổi bật. Các nhà Thơ mới nặng lịng u cuộc sống nhưng bế tắc khơng lối
thốt nên gợi cảm giác đau đời (Huy Cận). Dù vậy, dòng chủ lưu của Thơ mới
vẫn đậm chất nhân bản chủ nghĩa. Vì vậy, cần xem xét, phân tích các tác giả
khác nhau ứng với hoàn cảnh lịch sử khác nhau, với những phong cách khác
nhau để hiểu vấn đề cặn kẽ và thấu đáo.
Các nhà thơ mới chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn học phương Tây, đặc
biệt là chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực Pháp. Vì vậy, việc tiếp cận, phân
tích, bình giá các tác phẩm khơng phải là điều đơn giản, nhất là đối với lứa
tuổi của các em học sinh.
Một trong số đó phải kể đến là tính đa nghĩa: Là một đặc trưng nói
chung và của thơ mới nói riêng, ở thơ lãng mạn tính đa nghĩa được thể hiện rõ
trên nhiều cấp độ khác nhau. Ở cấp độ hình tượng, mỗi bài thơ có cách xây
dựng hình tượng riêng nên sẽ được hiểu và khai thác theo nhiều cách khác

13


nhau. Ở cấp độ hình ảnh ngơn từ, nhiều câu thơ, nhiều hình ảnh được hiểu
nhiều cách khác nhau.

Hơn nữa, hơn 80 năm phát triển và trưởng thành, với nguồn tư liệu
phong phú và đồ sộ, việc chọn lựa những thông tin cần thiết để hiểu đúng và
hiểu sâu cũng là một vấn đề đáng băn khoăn đối với các em học sinh.
Bên cạnh đó, giáo viên chưa phát huy hết năng lực tự học, tự tìm tịi,
nghiên cứu của học sinh. Tài liệu liên quan đến nội dung chuyên đề phần lớn
là do giáo viên cung cấp. Điều này dẫn đến lối học thụ động, không nhận thức
hết được sự đa dạng, phong phú về nội dung và nghệ thuật của phong trào
Thơ mới do q trình tìm tịi, thể nghiệm của chính bản thân người học mới
có được.
3. Một số biện pháp rèn luyện năng lực tự học cho học sinh trong
phần Thơ mới.
3.1 Hướng dẫn học sinh thu thập tài liệu
Tài liệu và thói quen tìm kiếm, thu thập tài liệu là điều không thể thiếu
đối với học sinh chuyên Văn. Lúc khởi đầu, học sinh cảm thấy rất bối rối và
mơ hồ trước vấn đề giáo viên yêu cầu. Vì vậy, người dạy phải trực tiếp hướng
dẫn cụ thể, tỉ mỉ cho các em.
Như đã trình bày ở trên, phong trào Thơ mới đã tốn rất nhiều giấy mực
của các nhà phê bình, nghiên cứu văn học, văn hóa… Chính vì lẽ đó, việc tìm
hiểu, thu thập các tài liệu không hề đơn giản với các em học sinh. Vì thế,
chúng tơi đã cụ thể hóa từng vấn đề yêu cầu các em chuẩn bị trước khi bước
vào chuyên đề.
Thu thập tài liệu ở đâu? Thực tế cho thấy, có rất nhiều nguồn để học sinh
tìm tài liệu: thư viện, sách báo, tạp chí, phương tiện thông tin, đặc biệt là
mạng internet. Nhưng để tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh, chúng tôi cung
cấp những vấn đề cơ bản nhất cho các em, rồi từ đó, các em tìm hiểu thêm để
mở rộng, đào sâu vấn đề.
14


Thu thập những nội dung cơ bản nào? Trước hết, học sinh cần tìm hiểu

hồn cảnh lịch sử nước ta 45 năm đầu thế kỉ XX để hiểu được bối cảnh ra đời
xu hướng văn học lãng mạn nói chung và phong trào Thơ mới nói riêng. Thực
tế cho thấy, một trào lưu văn học ra đời bao giờ cũng phản ánh những đòi hỏi
nhất định của lịch sử xã hội. Bối cảnh nước ta đầu thế kỉ XX có những biến
động nhất định. Giai cấp tư sản đã tỏ ra hèn yếu ngay từ khi ra đời. Vừa mới
hình thành, các nhà tư sản dân tộc bị bọn đế quốc chèn ép nên sớm bị phá sản
và phân hóa, một bộ phận đi theo chủ nghĩa cải lương. So với giai cấp tư sản,
giai cấp tiểu tư sản giàu tinh thần dân tộc và yêu nước hơn. Tuy không tham
gia chống Pháp và không đi theo con đường cách mạng nhưng họ sáng tác
văn chương cũng là cách để giữ vững nhân cách của mình. Cùng với sự ra đời
của hai giai cấp trên là sự xuất hiện tầng lớp trí thức Tây học. Đây là nhân vật
trung tâm trong đời sống văn học lúc bấy giờ. Thông qua tầng lớp này mà sự
ảnh hưởng của các luồng tư tưởng văn hoá, văn học phương Tây càng thấm
sâu vào ý thức của người sáng tác.
Bước tiếp theo, học sinh thu thập tài liệu liên quan để hiểu được các giai
đoạn phát triển của phong trào Thơ mới. Tản Đà chính là người dạo bản nhạc
đầu tiên trong bản hịa tấu của phong trào Thơ mới. Phong trào Thơ mới chính
thức bắt đầu khi Phan Khơi cho đăng bài thơ “Tình già” trên Phụ nữ tân
văn số 22 cùng với bài tự giới thiệu “Một lối thơ mới trình chánh giữa làng
thơ”. Ở giai đoạn 1932-1935, học sinh cần biết đến cuộc đấu tranh giữa Thơ
mới và “Thơ cũ”. Giai đoạn 1936-1939, Thơ mới chiếm ưu thế tuyệt đối so
với “Thơ cũ” trên nhiều bình diện, nhất là về mặt thể loại. Giai đoạn này xuất
hiện nhiều tên tuổi lớn như Xuân Diệu (tập Thơ thơ -1938), Hàn Mặc Tử (Gái
quê -1936, Đau thương -1937), Chế Lan Viên (Điêu tàn - 1937)…. Xuân Diệu
chính là nhà thơ tiêu biểu nhất của giai đoạn này. Từ năm 1940 trở đi xuất
hiện nhiều khuynh hướng, tiêu biểu là nhóm Dạ Đài, nhóm Xuân Thu, Trường
thơ Loạn …

15



Nội dung chính của chuyên đề tập trung vào những mặt tích cực, tiến bộ
của phong trào Thơ mới: Tinh thần dân tộc, tâm sự yêu nước được thể hiện
qua các sáng tác tiêu biểu. Đặc điểm tiêu biểu nhất của Thơ mới là sự khẳng
định cái Tôi cá nhân. Học sinh hiểu được đây là sự tiếp nối ý thức cá nhân đã
xuất hiện trong văn học trung đại như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ…
Đồng thời, với bối cảnh lịch sử mới, cái tơi cá nhân có đủ điều kiện giải
phóng chính mình. Mỗi nhà thơ có cách biểu hiện khác nhau làm nên sự đa
dạng, phong phú cho hiện tượng văn học đặc biệt này. Bên cạnh đó, nỗi buồn,
nỗi cơ đơn cũng là đặc điểm nổi bật của Thơ mới. Cái Tôi trong Thơ mới trốn
vào nhiều nẻo đường khác nhau, ở đâu cũng thấy buồn và cô đơn. Nỗi buồn
cô đơn là cảm hứng của chủ nghĩa lãng mạn.Với các nhà thơ mới, nỗi buồn ấy
cịn là cách giải thốt tâm hồn, là niềm mong ước được trải lịng với đời và
với chính mình, “Thơ mới đã đổi mới cảm xúc, đã tạo ra một cảm xúc mới
trước cuộc đời và trước thiên nhiên, vũ trụ”. Cho nên đề tài về thiên nhiên và
tình yêu đã tạo nên bộ mặt riêng cho Thơ mới. Đó là vẻ đẹp tươi mới, đầy
hương sắc, âm thanh, tràn trề sự sống. Học sinh có thể thấy rất rõ qua Vội
vàng, Thơ duyên – Xuân Diệu; Mưa xuân, Tương tư của Nguyễn Bính, Đi
giữa đường thơm – Huy Cận…
Tất cả những vấn đề trên đều được giáo viên hướng dẫn cụ thể, học sinh
có thể thu thập tài liệu có trọng tâm phục vụ tốt cho việc chuẩn bị chuyên đề.
Bên cạnh đó, giáo viên cần hướng dẫn những học sinh khá giỏi, có sự đam
mê, u thích mơn học, có năng lực thực sự một số tài liệu chuyên sâu như:
Địa vị lịch sử của phong trào thơ mới – GS. Trần Đình Sử; Tìm hiểu cái tơi
trong thơ mới – GS Nguyễn Huệ Chi; Hồn dân tộc nhiệm màu từ thơ mớiĐoàn Trọng Huy; Quan điểm mỹ học của các nhà thơ mới lãng mạn – GS
Phan Cự Đệ. Một số vấn đề nghệ thuật của phong trào thơ mới – GS. Phan
Cự Đệ…
Khi đã có kiến thức nền tảng và những hiểu biết nhất định về phong trào
Thơ mới, chúng tôi hướng dẫn các em tiếp tục tìm hiểu những tác giả tiêu
16



biểu, những phong cách nổi bật nhất của Thơ mới. Các em có thể tìm đọc
những cuốn sách như: Thơ mới, tác phẩm và dư luận; Xuân Diệu, tác giả và
tác phẩm, NXB GD; Hàn Mặc Tử, thơ và đời, Nguyễn Bính, nhà thơ của hồn
quê; Chế Lan Viên, tác giả và tác phẩm; ba đỉnh cao thơ mới (Xuân Diệu,
Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử)- Chu Văn Sơn…
Những tài liệu trên là cơ sở để các em có thể tìm hiểu tốt phong trào thơ
mới và các tác giả tiêu biểu của hiện tượng văn học độc đáo này.
3.2 Hướng dẫn học sinh tự đọc
Khi các em đã có tài liệu trong tay thông qua những định hướng cụ thể
của giáo viên, một câu hỏi đặt ra là cần phải đọc cái gì và đọc như thế nào?
Chúng ta đã biết, đối với hoc sinh yêu thích văn, học sinh giỏi văn, bài
giảng của thầy cô trên lớp chỉ là kiến thức trọng tâm. Muốn hiểu sâu sắc và
toàn diện vấn đề không thể không đọc trước, trong và sau quá trình diễn ra bài
giảng.
Một số nguyên tắc cần tuân thủ khi đọc tài liệu: Đọc đi liền với ghi chép.
Nếu không đánh dấu, ghi chép cụ thể việc đọc khơng phát huy tác dụng; đọc
phải có trật tự, phải có hệ thống, đọc từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao.
Tránh trường hợp thấy cái gì cũng đọc cho xong, qua loa, đại khái, cái gì cũng
biết nhưng lại rất mơ hồ, không hiểu bản chất vấn đề.
Bên cạnh đó, giáo viên khơng thể khơng kiểm tra q trình đọc của học
sinh. Việc đọc khơng chỉ là sở thích, là nhu cầu mà cịn là một trong những
nhiệm vụ tối quan trọng đối với học yêu thích văn, học sinh giỏi văn.
Như vậy, đối với những nội dung thiết yếu trên, các em cần phải tự đọc
để hiểu được những vấn đề cụ thể sau:
Tài liệu Tìm hiểu cái tôi trong thơ mới – GS Nguyễn Huệ Chi, học sinh
cần hiểu được một số vấn đề trọng tâm như sau:
Học sinh cần trả lời được câu hỏi: “Cái tơi” là gì? Có những tố chất và
những dạng thức biểu hiện như thế nào? Đó cũng chính là biểu hiện của “cái

17


tôi đa sắc trong Thơ mới”. “Cái tôi” là dấu ấn, là “vân tay”, là một biểu hiện
của phong cách nhà thơ thể hiện trong tác phẩm. “Cái tôi” trong Thơ mới có
tiếp nối “cái tơi” trong thơ ca truyền thống. “Cái tôi” là biểu hiện dấu ấn của
người nghệ sĩ trong tác phẩm. Trong thời kì văn học trung đại khơng ít tác giả
đã vượt qua “cái ta” của thời đại mình để bộc lộ những cái tơi manh nha như
Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Tản Đà Thể hiện những quan
niệm nhân sinh mới mẻ (Hồ Xuân Hương, Xuân Diệu), thể hiện khát vọng
hạnh phúc, giải phóng cá nhân trước mọi ràng buộc cổ hủ của lễ giáo (Đặng
Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du… - Nguyễn Bính, Xn Diệu). Đó
cịn là nỗi buồn u uất, bất đắc chí trước thời cuộc (Nguyễn Khuyến, Huy
Cận). Do sự khác biệt về thời đại, các nhà Thơ mới có điều kiện tiếp xúc với
văn học nước ngoài và thể hiện trực tiếp “cái tôi đa sắc” trong thơ. Cái tơi
trong Thơ mới khơng cịn ngần ngại khi đứng riêng một mình. Tần suất đại từ
“tơi” xuất hiện trong thơ ngày càng lớn và đầy đủ cung bậc cảm xúc. Quan
niệm nhân sinh mới mẻ và kèm theo đó là quan niệm thẩm mĩ mới được thể
hiện tập trung, bằng cách diễn đạt cụ thể mang tính suy ngẫm và chiêm
nghiệm sâu sắc về cuộc sống (Vội vàng – Xuân Diệu). Khát vọng hạnh phúc
lứa đôi được bộc lộ trực tiếp và nhiều sắc thái tình cảm cụ thể (Tương tư –
Nguyễn Bính, thơ tình Xn Diệu…). Nỗi buồn u uất trước thời cuộc không
chỉ là biểu hiện riêng lẻ mà đã trở thành tâm tư của cả một thế hệ (Tràng
giang – Huy Cận).
Chung quy lại, người đọc cần thấy rằng, q trình hiện đại hóa văn học
Việt Nam cần các điều kiện khách quan để hoàn thành nhưng quan trọng nhất
vẫn là việc phát huy nội lực văn học của một dân tộc. Vì vậy, sự kế thừa và
phát triển “cái tôi” trong thơ ca truyền thống của phong trào Thơ mới thể hiện
lòng yêu nước và niềm tự hào của người Việt về nền thi ca dân tộc.
Ở văn bản “Một thời đại trong thi ca” - Hoài Thanh, học sinh cần đọc để

thấy được ba nội dung: Sự khác nhau giữa “ta” và “tôi”, đặc điểm của “cái
tôi”. Và cách giải quyết bi kịch. Bài viết đã chỉ rõ nỗ lực đào sâu, tìm tịi của
các nhà Thơ mới, nhưng nó chỉ là một cuộc trốn chạy vào ý thức cá nhân. Từ
đó, có sự phân hóa đa dạng của phong cách riêng. Các nhà Thơ mới chịu ảnh
hưởng của thơ Đường, thơ lãng mạn Pháp. Đặc biệt là bút pháp tượng trưng,
siêu thực nhưng tiếp thu tự giác và sáng tạo. Điều đó, có thể thấy ở Xuân
18


Diệu, sự cảm nhận thời gian trơi chảy, nhìn đời bằng cặp mắt xanh non, biết
rờn và trái tim yêu đương nồng nhiệt. Sự khẳng định cái tôi cá nhân được
phôi thai từ thơ cũ, được tiếp nối và phát triển. Đó là nhu cầu được khẳng
định cái tơi, chứ không phải là con người trách nhiệm như trong thơ cũ. Các
nhà Thơ mới thể hiện nỗi buồn cô đơn dưới nhiều dạng thức khác nhau. Đó là
thơ của cái Tơi cơ đơn lạnh lẽo, cái Tơi thốt ly hiện thực, cái Tơi mê đắm
trong tình u (Xn Diệu), cái Tôi điên cuồng (Hàn Mặc Tử), và cái Tôi bế
tắc... “Cái tôi” đa dạng, luân chuyển và vô cùng phong phú. Thơ mới làm mới
ngôn ngữ tiếng Việt với những phát hiện mới mẻ, sáng tạo (Xuân Diệu, Hàn
Mặc Tử…), với những tứ thơ đặc sắc:
“Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”
(Thơ duyên – Xuân Diệu)
“Thuyền ai đậu bến song trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay”
(Đây Thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử)
“Em không nghe rừng thu
Lá thu rơi xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khơ”
Thơ mới có nhiều bài thắm thiết tình quê hương, ghi lại cảnh sắc quê

hương, nét đẹp văn hố, tình cảm dân tộc như Chợ tết - Đoàn Văn Cừ, Chiều
xuân – Anh Thơ, Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử; Chùa Hương –Nguyễn
Nhược Pháp; Ơng Đồ - Vũ Đình Liên… Hồi Thanh có cách viết tài hoa, có
nhận xét tinh tế và sâu sắc về một thời đại thi ca. Ơng cũng có những hiểu biết
cặn kẽ tài năng từng nhà thơ và đóng góp cuả họ cho thơ ca hiện đại Việt
Nam. Tuy nhiên cần tìm hiểu Thơ mới ở nhiều phương diện và giá trị khác để
khẳng định một thời đại thơ ca đặc sắc cuả dân tộc.
Ở tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ Thơ mới, học sinh cần nắm được hai vấn
đề sau: Ngôn ngữ thơ mới mang đậm dấu ấn của chủ thể trữ tình và tràn đầy
cảm xúc, coi trọng nhạc tính.
19


Đối với từng tác giả, ngoài việc nắm được tiểu sử, sự nghiệp văn học,
yêu cầu học sinh tìm hiểu phong cách riêng của từng nhà thơ.
Phong cách thơ Xuân Diệu: Đó là niềm khát khao giao cảm hết mình với
cuộc đời trần thế, trần tục; Nhà thơ lớn của tình u; Một thế giới nghệ thuật
đầy tính sắc dục và một cách tân táo bạo về thi pháp; Xuân Diệu và tượng
trưng – quan hệ truyền thống và hiện đại. Tư tưởng chi phối toàn bộ sự nghiệp
cuả Xuân Diệu là niềm khát khao giao cảm với đời. Với một hồn thơ yêu đời,
yêu sống, Xuân Diệu đã thổi vào Thơ mới một luồng gió nồng nàn, sơi sục, ít
có trong thơ truyền thống. Thốt khỏi con mắt ước lệ cũ, nhà thơ nhìn cuộc
đời bằng con mắt cuả chính mình, nhìn thấy bao vẻ đáng u, đáng say đắm
cuả thiên nhiên và con người nơi trần thế (Vội Vàng). Với ơng, tất cả đều là
tình u thứ nhất, là muà xuân đầu. Cho nên ông sống mãnh liệt, sống hết
mình với cuộc đời. Xuân Diệu hưởng thụ cái đẹp, cái vui, cái hay của cuộc
sống bằng mọi giác quan; “Muôn nỗi ấm với muôn ngàn nỗi mát. Ta đều ăn
thấm nhía rất ngon lành…”(Trường ca). Tình u trong thơ Xn một tình
u vơ biên, tuyệt đích, vĩnh cửu. Tình u ấy khơng có trong thực tế, vì thế
thơ tình Xuân Diệu hầu hết là nỗi đau cuả một trái tim đắm say nồng nhiệt mà

không được đáp đền xứng đáng, là cảm giác cô đơn giá lạnh trước thái độ
nhạt nhẽo cuả người đời. Ông từng thốt lên:
“Làm sao sống được mà không yêu.
Không nhớ không thương một kẻ nào.”
(Bài thơ tuổi nhỏ)
Tình yêu được Xuân Diệu diễn tả theo mọi sắc thái, mọi cung bậc: Từ e
ấp, dịu hiền, ngây thơ đến đằm thắm, dịu ngọt; Từ nồng nàn say đắm đến si
mê, điên dại:
“Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh.
Anh nhớ em, anh nhớ lắm, em ơi!”
(Tương tư, chiều)
Đặc điểm cơ bản cuả thơ Xuân Diệu là một thế giới nghệ thuật đầy tình
tứ, màu sắc mà chuẩn mực của cái đẹp là con người, con người tuổi trẻ và tình
yêu. Quan điểm mỹ học này giúp nhà thơ sáng tạo được nhiều hình ảnh mới
mẻ, độc đáo, đẹp một cách khoẻ khoắn và đầy sức sống.
20


Để thấy rõ những vấn đề trên, giáo viên yêu cầu học sinh đọc hiểu, thuộc
một số tác phẩm tiêu biểu như: Vội vàng, Đây mùa thu tới, Thơ duyên, Nhị
hồ, Giục giã…..
Giáo viên giới thiệu một số tài liệu cho học sinh khá giỏi tìm hiểu thêm
về nhà thơ Xuân Diệu. Đối với cuốn “Xuân Diệu, tác giả tác phẩm”, học sinh
cần đọc một số bài sau: “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” của Hoài
Thanh; Sự đa dạng của Xuân Diệu của Mã Giang Lân; Thơ tình Xuân Diệu
nồng và trẻ của Vũ Quần Phương.
Đến với nhà thơ Nguyễn Bính, được xem là tiếng thơ “quen nhất”, học
sinh cần đọc để thấy rõ thơ ông vừa là tiếng nói của thời đại mới lại vừa có
sẵn đâu đó trong dân gian bao đời rồi. Nguyễn Bính gắn bó và hấp thụ tinh
hoa ca dao, dân ca, truyện thơ dân gian cả về nội dung lẫn hình thức. Về nội

dung, thơ Nguyễn Bính thể hiện tình u đôi lứa. Với lời thơ mộc mạc, chân
thực, xúc động; thường là tình yêu đơn phương với trạng thái tương tư (Chân
quê, Tương tư). Đó là sự giận hờn, trách móc, xót xa, mong ước hạnh phúc
lứa đơi nhưng khó trở thành hiện thực. Một số bài thơ của ông đề cập đến sự
nồng thắm trong tình yêu, đến sự ích kỉ của nhân vật trữ tình khi mong muốn
chiếm giữ trái tim của người yêu (Ghen). Nhìn chung thơ tình Nguyễn Bính
có nhiều cung bậc sắc thái tình cảm, vừa chứa đựng sự dịu dàng, kín đáo; vừa
thâm trầm, sâu sắc, từng trải, tạo nên giọng điệu và nét riêng trong sáng tác
của nhà thơ.
Thơ Nguyễn Bính đến với bạn đọc như một cơ gái q kín đáo, mịn mà,
duyên dáng. Người đọc thấy ở thơ ông những nét dung dị, đằm thắm, thiết
tha, đậm sắc hồn dân tộc, gần gũi với ca dao. Cái tình trong thơ Nguyễn Bính
ln ln mặn mà, mộc mạc, sâu sắc và tế nhị hợp với phong cách, tâm hồn
của người Á Đông. Vì vậy thơ Nguyễn Bính sớm đi sâu vào tâm hồn của
nhiều lớp người và đã chiếm lĩnh được cảm tình của đơng đảo bạn đọc vì
ngồi phần ngơn ngữ bình dân dễ hiểu, dễ thuộc cịn có tiếng nói của trái tim

21


nhân dân thời đó. Ví dụ như cách trị chuyện, tỏ tình của những đơi trai gái
q vơ cùng tự nhiên, ý nhị, dun dáng:
“Nói ra sợ mất lịng em
Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh”
(Chân quê )
Ngơn ngữ thơ lục bát của Nguyễn Bính gần gũi với ngơn ngữ thơ ca dân
gian cịn bởi nó giàu hình ảnh, màu sắc, nhạc điệu. Nhà thơ đã chọn cho mình
cách biểu hiện thế giới tình cảm trừu tượng thông qua những sự vật hiện

tượng cụ thể xung quanh, những cảnh quan bình dị nơi thơn dã gần gũi thân
quen. Thể thơ lục bát được vận dụng một cách nhuần nhuyễn và có sự biến
hóa linh hoạt trong cách ngắt nhịp, góp phần diễn tả cảm xúc của nhân vật trữ
tình. Nguyễn Bính hay vận dụng cách ngắt nhịp đều đặn, hài hồ như ca dao
truyền thống. Đó là nhịp 2/2/2; 3/3 (câu lục) và 2/2/2/2; 4/4 (câu bát) thường
thấy của ca dao:
“Thơn Đồi /ngồi nhớ /thơn Đơng
Một người /chín nhớ /mười mong /một người”
(Tương tư )
Vận dụng thành ngữ, ca dao dân ca, truyện thơ một cách hiệu quả,
Nguyễn Bính đã biết cách làm giàu cho sáng tác của mình trên mảnh đất văn
hố dân gian, từ đó khai thác và khơi nguồn cảm hứng để tạo nên những thi
phẩm mới. Do vậy, ta cứ thấy trong thơ Nguyễn Bính phảng phất hình bóng
của những câu ca dao. Nét nổi bật của hồn quê trong lục bát Nguyễn Bính là
thứ hồn quê mang màu sắc cá nhân. Cũng mang “hồn q” nhưng lục bát ca
dao nó mang tính phổ qt cịn trong thơ lục bát của Nguyễn Bính, không
gian đồng quê được phủ lên cái tâm tư của con người hiện đại, nét tâm trạng
của cái tôi Thơ mới đầy nỗi niềm trước hiện tượng những nét đẹp chân quê
đang dần bị lấn át bởi văn minh đô thị.
Đó là một số ví dụ cụ thể khi giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc.
Chúng tôi thiết nghĩ rằng, khi nhận được sự quan tâm chu đáo, hướng dẫn tỉ
22


mỉ, cặn kẽ của giáo viên, học sinh sẽ có những định hướng nhất định khi đọc.
Nếu không, học sinh dễ bị rối, cảm thấy bề bộn với đống tài liệu, từ đó dẫn
đến tâm lí chán nản, đọc qua loa, đối phó.
3.3 Hướng dẫn học sinh thảo luận, thuyết trình
Thảo luận, thuyết trình đối với học sinh u thích văn, học sinh giỏi văn
là điều khơng có gì xa lạ và mới mẻ. Chính những buổi thảo luận, thuyết trình

sẽ giúp các em mở rộng kiến thức, khắc sâu những điều đã học, đã đọc. Trước
khi thảo luận, đương nhiên phải chuẩn bị nội dung. Điều này bắt buộc các em
phải đọc thêm, tìm hiểu thêm. Từ đó, biết chủ động lựa chọn các đơn vị kiến
thức mình tiếp thu được, biết cách vận dụng sáng tạo, linh hoạt tất cả vấn đề
được tiếp nhận. Vì thế, nâng cao kĩ năng viết, kĩ năng diễn đạt. Quan trọng
hơn, những buổi thảo luận, thuyết trình cịn khơi gợi hứng thú, đam mê, hăng
say trong học tập, ý thức cẩn trọng, chỉn chu diễn đạt.
Học sinh có thể thực hiện cơng việc này ở bài tập nhỏ (tại lớp), bài tập
lớn (về nhà) đối với cá nhân hoặc nhóm.
Như vậy, việc lựa chọn hệ thống bài tập, câu hỏi là một trong những
công việc rất quan trọng đối với người giảng dạy. Ngồi việc nắm chắc
chương trình cơ bản, chương trình nâng cao, bám sát mục đích học và thi học
sinh giỏi thì hệ thống bài tập có khả năng khơi gợi, kích thích sự sáng tạo,
thích thú đối với học sinh là điều vô cùng cần thiết. Với chuyên đề này, chúng
tôi tập trung vào một số bài tập để thảo luận thuyết trình như sau:
Vấn đề 1: Tinh thần Thơ mới
Đối với vấn đề này, học sinh trên cơ sở nắm chắc văn bản Một thời đại
trong thi ca – Hoài Thanh và phong cách độc đáo của các tác giả tiêu biểu
như Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính…, cần thảo luận để khẳng định Thơ
mới nằm ở “chữ tôi”. Bi kịch của chữ “tôi”: giãi bày nỗi buồn cơ đơn (trốn
tránh vào thiên nhiên, vũ trụ, tình u, cái siêu nhiên, huyền bí nhưng khơng
trốn được nên càng buồn. Hướng sáng tác của thơ mới là đào sâu cái tôi
23


(buồn, quẩn quanh, bế tắc). Giải pháp cho bi kịch bằng tình yêu tiếng Việt,
yêu mến thơ ca dân tộc; say mê, sáng tạo những giá trị văn hoá và sự cách tân
cho thơ ca tiếng Việt.
Vấn đề 2: Xuân Diệu, nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới
Để làm sáng tỏ vấn đề này, nội dung thảo luận cần tập trung vào các vấn

đề chính. Trên phương diện nội dung, đó là ý thức sắc nhọn về cái tôi cá nhân:
nhà thơ bộc lộ niềm khát khao giao cảm nồng cháy, cuồng say trước cuộc đời,
bắt nguồn từ quan niệm sống tích cực của cái tơi cá nhân cá thể ý thức sự hiện
hữu của bản thân trong cuộc đời. Tình u trong thơ Xn Diệu khơng diễn tả
bóng gió, ước lệ như thơ xưa mà hiện lên với ý nghĩa đầy đủ nhất, trọn vẹn
nhất, là sự hòa hợp về linh hồn và thể xác. Về phương diện nghệ thuật, thơ
Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám 1945 thể hiện sự cách tân mới mẻ và
táo bạo, Xuân Diệu đem đến nguồn thi tứ mới mẻ: Thơ xưa khi viết về nỗi cô
đơn thường tạo ra không gian trống trải, thiếu vắng con người, còn đối với
Xuân Diệu, ngay cả khi con người và cảnh vật ở bên mình, nhà thơ vẫn cảm
thấy cơ đơn. Tình u trong thơ Xn Diệu khơng diễn tả bóng gió, ước lệ
như thơ xưa mà hiện lên với ý nghĩa đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất, là sự hòa hợp
về linh hồn và thể xác. Hình ảnh thơ mới mẻ, táo bạo, mang đậm cảm giác
phồn thực. - Trong thơ Xuân Diệu có hàng loạt những từ ngữ mới mẻ nhưng
cũng chính những từ ngữ ấy mới diễn đạt được cái mới trong tâm hồn thi sĩ:
Nhan sắc ơi, bình minh quá, tháng giêng cười, tuôn âu yếm, lùa mơn trớn,
rượu nơi mắt, gấm trong lịng, chùm mong nhớ, khóm u đương, hoa kỹ nữ,
gió phong lưu, tình thổi gió, trăng mối lái, trăng vú mộng, tắt nắng đi, buộc
gió lại…
Vấn đề 3: “Tràng giang” đã nối tiếp mạch thi cảm truyền thống với sự
cách tân đích thực.
Vấn đề 4: Dấu ấn dân gian trong bài Tương tư - Nguyễn Bính.

24


Vấn đề 5: Quan điểm sống của Xuân Diệu và Tố Hữu thể hiện trong hai
bài thơ Vội vàng và Từ ấy.Từ đó, suy nghĩ về lí tưởng sống của thanh niên
trong thời đại ngày nay.
Vấn đề 6: Hành động sáng tạo trong thơ ca là một sự giải tỏa những

cảm xúc tràn đầy trong tâm hồn nhà thơ. Hãy sáng tỏ ý kiến trên qua một số
tác phẩm trong phong trào Thơ mới.
Để trình bày rõ vấn đề, học sinh phải huy động vốn kiến thức lí luận về
đặc trưng của thơ trữ tình và quy luật chung của sáng tạo nghệ thuật. Đặc biệt
nhận định đề cao vai trị của tình cảm, cảm xúc trong thơ (Thơ là gì? Vai trị
của cảm xúc trong thơ? Sự sáng tạo trong thi ca?).
Thơ là tiếng nói của đời sống tình cảm con người trước cuộc sống. Thơ
trữ tình lấy cảm xúc bên trong của đời sống tinh thần nhà thơ để biểu hiện.
Học sinh có thể liên hệ với ý kiến của các nhà thơ, nhà phê bình văn học khác
để thấy sự tương đồng trong quan điểm. Đồng thời, để hiểu bản chất vấn đề:
Thơ chỉ bật ra khi tim ta cuộc sống đã tràn đầy (Tố Hữu), Hãy xúc động hồn
thơ cho ngịi bút có thần (Ngơ Thì Nhậm), Một bài thơ hay là thơ chín đỏ
trong cảm xúc (Xuân Diệu). Tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong mỗi tác
phẩm ấy phải được các nhà thơ tái hiện thơng qua hình thức nghệ thuật độc
đáo, hấp dẫn, mới lạ trên tất cả các phương thức thể hiện. Bên cạnh yếu tố
cảm xúc giữ vai trò chủ đạo, thơ cịn cần đến cả lí trí. Đó là chiều sâu của
nhận thức.
Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy dẫn chứng chứng minh qua một số tác
gải tác phẩm tiêu biểu trong phong trào thơ mới như: Vội vàng (Xuân Diệu);
Tràng giang (Huy Cận); Tương tư (Nguyễn Bính)… Bên cạnh đó, có thể lấy
một số câu thơ, khổ thơ hay của các tác giả khác để phân tích, làm rõ vấn đề
nghị luận.
Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị những vấn đề cụ thể cho buổi thuyết
trình về nội dung và cách thức.
25


×