Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Thực trạng phụ nũ bị bạo lực gia đình tại xã ngọc hồi, huyện thanh trì, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.49 KB, 26 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLGĐ
CTXH
NVXH

1

Bạo lực gia đình
Công tác xã hội
Nhân viên xã hội


PHẦN MỞ ĐẦU
Bạo lực gia đình (BLGĐ) luôn là vấn nạn lớn tại Việt Nam nói riêng và trên
toàn Thế giới nói chung. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói :” Nhiều gia đình
cộng lại thành xã hội, xã hội tốt thì thành gia đình tốt, gia đình tốt thì xã hội mới
tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội
phải chú ý hạt nhân cho tốt”. Điều đó chứng tỏ rằng, một gia đình hạnh phúc sẽ
giúp xã hội đi lên. Tuy nhiên, BLGĐ vẫn luôn là vấn đề nhức nhối và cấp thiết,
cần có sự quan tâm và hành động mạnh mẽ để chấm dứt nạn BLGĐ của nước ta
hiện nay.
BLGĐ là một hiện tượng phổ biến mang tính toàn cầu, vượt qua ranh giới
về khu vực, văn hoá, thu nhập, mức sống, tuổi tác, địa vị xã hội… nó diễn ra ở
cả các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển. BLGĐ xảy ra dưới rất nhiều
các hình thức khác nhau: Bạo lực thể chất (các hành vi đánh đập, chửi mắng…),
bạo lực tinh thần (tấn công bằng lời nói, đập phá tài sản, kiểm soát kinh tế, cô
lập nạn nhân, kiểm soát quyền sinh sản, ngoại tình, ...), bạo lực tình dục (cưỡng
đoạt tình dục). Dù có tồn tại dưới hình thức nào thì BLGĐ đều để lại những hậu
quả hết sức nặng nề, đã, đang và sẽ là nỗi đau, nỗi lo ngại của không ít gia đình,


của mỗi quốc gia, của cộng đồng quốc tế. Hiện nay BLGĐ ngày càng gia tăng
với mức độ phức tạp, dưới nhiều hình thức khác nhau, với nhiều đối tượng trong
đó điển hình phải kể đến tình trạng bạo lực đối với phụ nữ. Phụ nữ luôn đóng vai
trò quan trọng để tạo nên hạnh phúc gia đình, tuy nhiên họ cũng là nạn nhân phổ
biến nhất của nạn bạo lực. Theo số liệu điều tra của Liên đoàn phụ nữ, BLGĐ
đang đe dọa cuộc sống của 35% trong tổng số 270 triệu gia đình đang sống trên
lục địa. BLGĐ đã kéo theo nhiều hệ lụy, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống đạo
đức, đây cũng là một thực tế đáng lo ngại cần có sự quan tâm sâu sắc của toàn
xã hội, đặc biệt là những người trợ giúp như nhân viên công tác xã hội.
Hiện nay, tại xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, tp. Hà Nội, vấn đề BLGĐ
đang là hiện tượng xảy ra nhiều, nhất là bạo lực đối với phụ nữ. Sự gia tăng về
2


số vụ và mức độ nghiêm trọng của bạo lực gia đình là điều đáng lo ngại cho
chính quyền địa phương. Mặc dù trong những năm gần đây đời sống kinh tế xã hội của nhân dân trong xã ngày càng được nâng cao, đã có một số hoạt động
phối hợp giữa các tổ chức chính quyền để nâng cao nhận thức của người dân về
bạo lực, tác hại của nó cũng như tăng cường những hoạt động giúp đỡ phụ nữ bị
bạo lực với cố gắng nhằm giảm bớt và loại trừ bạo lực gia đình. Tuy nhiên phải
nhận thấy rằng vấn đề phụ nữ bị bạo lực vẫn đang xảy ra, trước thực trạng đó
đòi hỏi cần có sự trợ giúp tích cực hơn nữa từ phía cộng đồng xã hội và không
thể không kể đến vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp, tham
vấn tư vấn, hòa giải, truyền thông, biện hộ, trợ lý pháp lý và là cầu nối giữa
người phụ nữ với các nguồn lực hỗ trợ của xã hội.
Với mong muốn gớp thêm cách nhìn nhận, tìm ra nguyên nhân và đề xuất
các mô hình trợ giúp nhằm hạn chế và góp phần xoá bỏ tình trạng phụ nữ bị bạo
hành trong gia đình tại địa phương, em quyết định lựa chọn đề tài “Thực trạng
phụ nũ bị bạo lực gia đình tại xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, thành phố Hà
Nội” làm đề tài tiểu luận của mình.


3


NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
1. Khái niệm và các thuật ngữ liên quan:
1.1. Các khái niệm về gia đình và bạo lực gia đình:
1.1.1. Khái niệm Gia đình
Có nhiều định nghĩa về gia đình và những định nghĩa này rất khác nhau.
Các nhà xã hội học và nhân học đã tranh luận nhiều năm về cách định nghĩa gia
đình như thế nào :”Có nhiều loại đơn vị xã hội trông có vẻ giống như gia đình
nhưng lại không khớp với bất kì định nghĩa cụ thể nào của nó” (Goode.1982).
Sự khác nhau này không chỉ do quan điểm của người định nghĩa mà còn vì bản
thân gia đình luôn gắn liền với những nhân tố văn hóa xã hội nhất định trong
từng gia đoạn lịch sử xã hội mà gia đình có tồn tại. như vậy, gia đình là một
phạm trù biến đổi trong xã hội này sẽ được quan niệm khác với quan điểm trong
xã hội kia ở từng giai đoạn lịch sử.
Nhìn chung, ta có thể hiểu, “Gia đình là một nhóm xã hội đặc thù, ở đó sự
liên kết của nhiều người có quan hệ họ hàng với nhau do hôn nhân, huyết thống
hoặc nuôi dưỡng, cùng gắn bó với nhau, về trách nhiệm và quyền lợi vật chất,
tinh thần, giáo dục con cái, nghĩa vụ với thân nhân về mặt tài sản (con cháu
được thừa hưởng tài sản cha ông), thực hiện các chức năng xã hội. Gia đình
chịu sự chi phối của xã hội, song nó có tính ổn định và độc lập tương đối. Sự
phát triển của gia đình có quy luật riêng với tư cách là một thiết chế xã hội đặc
biệt”.
1.1.2. Khái niệm bạo lực
Bạo lực được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, bạo lực có thể được xem
như là xung đột về mặt chính trị, kinh tế giữa cá nhân với cá nhân hoặc giữa một
nhóm người với cá nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Bạo lực cũng có
thể được xem như là những hành vi gây ra những tổn thương về mặc thể xác và

tinh thầm cho một người hoặc một nhóm người nào đó.
4


Theo nghĩa hẹp của chuyên ngành chính trị học, bạo lực thường đường hiểu
với tính chất một phương thức vận động chính trị :” Bạo lực là sức mạnh dùng
để trấn áp, lật đổ” (Từ điển Tiếng Việt, 2003)
Theo Liên Hợp Quốc định nghĩa :” Bạo lực là việc cố ý sử dụng vũ lực để
đe dọa, tước đoạt đối với một người, một nhóm người hoặc cộng đồng để gây ra
chấn thương về thể xác, tổn hại về mặt tâm lí, thậm chí còn dẫn đến tử vong”
(Liên Hợp Quốc, 1995)
1.1.3. Khái niệm Bạo lực gia đình:
Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của
các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên
khác trong gia đình” (Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình). Nói một
cách dễ hiểu hơn, đó là việc các thành viên gia đình vận dụng sức mạnh để giải
quyết các vấn đề gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của
xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã
hội với rất nhiều dạng thức khác nhau. Xét về hình thức, có thể phân chia bạo
lực gia đình thành các hình thức chủ yếu là bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần,
bạo lực tình dục, bạo lực kinh tế. Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện
dưới nhiều hành vi khác nhau. Tại Khoản 1, Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực
gia đình đã quy định các hành vi bạo lực bao gồm:
– Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức
khoẻ, tính mạng;
– Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
– Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả
nghiêm trọng;
– Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa
ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với

nhau;
– Cưỡng ép quan hệ tình dục;
– Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự
5


nguyện, tiến bộ;
– Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài
sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành
viên gia đình;
– Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá
khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình
trạng phụ thuộc về tài chính;
– Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
1.2. Khái niệm Phụ nữ, Phụ nữ bị bạo lực gia đình
1.2.1. Khái niệm Phụ nữ
Phụ nữ là một khái niệm gồm hai mặt : Về mặt sinh học, phụ nữ là người
có thể mang thai, sinh con và cho con bú.Về mặt xã hội, phụ nữ và đàn ông đều
có sự bình đẳng như nhau, có quyền tham gia vào tất cả các hoạt động trong xã
hội đồng thời đều được công nhận và hưởng các vị thế ngang nhau trong xã hội,
cùng có những điều kiện bình đẳng để phát huy đầy đủ các tiềm năng của họ,
các cơ hội tham gia, đóng góp và hưởng lợi bình đẳng từ công cuộc phát triển
quốc gia trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội.
1.2.2. Khái niệm Phụ nữ bị bạo lực gia đình
“Phụ nữ bị bạo lực gia đình” là người phụ nữ bị thành viên trong gia đình,
(thường là người chồng) ngược đãi bằng các hành vi như: đánh đập, lăng mạ,
xua đuổi, cưỡng ép quan hệ tình dục, … và những điều khác được quy định tại
Điều 2, Luật Phòng , chống bạo lực gia đình.
Phần lớn phụ nữ bị bạo hành trong gia đình là bạo hành về thể chất và do
người đàn ông thực hiện đối với phụ nữ và người ta khó lòng có thể biết rõ được

các nguyên nhân sâu xa dẫn đến nạn bạo hành này. Người ta gọi hiện tượng này
là bạo hành trên cơ sở giới: “Phần lớn bạo hành chống lại phụ nữ xảy ra trong
gia đình và người gây ra bạo hành gần như luôn là đàn ông, thường là những
người chồng hoặc chồng cũ hay người đàn ông là tình cũ của phụ nữ”
(WHO,1998)
6


2. Khái quát chung về bạo lực gia đình:
2.1. Các hình thức bạo lực gia đình:
BLGĐ được chia làm 4 hình thức: Bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo
lực tình dục và bạo lực kinh tế. Với mỗi dạng bạo lực, phụ nữ lại phải chịu mỗi
sự tổn thương và gặp nguy hiểm ở những mức độ khác nhau.
2.1.1. Bạo lực thể xác
Trong xã hội hiện nay vẫn còn tồn tại khá phổ biến tình trạng bất bình đẳng
giới, tư tưởng trọng nam, khinh nữ vẫn còn phổ biến ở nhiều địa phương.Có rất
nhiều công việc trong gia đình mà đáng lý cả 2 vợ chồng phải cùng gánh vác,
nhưng do tính gia trưởng, định kiến giới mà người đàn ông, người chồng như
đứng ngoài cuộc, họ tự cho đó là công việc của vợ. Nếu người vợ không hoàn
thành được thì họ tự cho mình “có quyền” đánh đập, xử phạt vợ bằng đòn roi,
tra tấn thể xác của người phụ nữ.
Hầu hết những người phụ nữ bị bạo hành trong gia đình cho biết họ đều bị
chồng đánh đập về thể xác, đa phần là bị chồng hoặc bạn tình đánh, đấm bằng
tay, có một số phụ nữ khác đã từng chồng bạo hành thì cho biết bị chồng cầm
dao, cầm gậy hay ống điếu…để đánh. Số người phụ nữ bị bạo hành thể xác cũng
gia tăng trong các năm gần đây.
2.1.2. Bạo lực tinh thần
Với những phụ nữ bị chồng bạo hành về thể xác thì đều dẫn tới họ bị bạo
hành về tinh thần tuy nhiên thì bạo hành thể xác có thể thống kê và nhìn thấy
được. Nhiều người phụ nữ dù không bị chồng bạo lực về thể xác nhưng lại bị

chồng dùng những lời nói cay độc, hăm doạ hay chửi bới mang tính chất lăng
mạ, xỉ nhục khiến cho họ phải sống trong cảnh tủi nhục, lo lắng, sợ sệt. Nhiều
người chồng vì nhận thức thấp kém mà đã lăng mạ vợ mình trước mặt hàng xóm
láng giềng, đã xúc phạm tới danh dự và nhân phẩm của vợ khiến cho người vợ
cảm thấy tủi nhục và xấu hổ trước mọi người.
2.1.3. Bạo lực tình dục
Trong đời sống vợ chồng, hôn nhân được hiểu như là sự cho phép người
7


đàn ông có quyền tiếp cận ân ái với vợ vô điều kiện. Tuy nhiên, không ít phụ nữ
khi không đồng ý ân ái với chồng đã bị chồng chì chiết, chửi mắng thậm tệ,
thậm chí bị trói, đánh đập. Một số các chị em phụ nữ còn cho rằng là vợ thì
mình phải có nghĩa vụ đáp ứng nhu cầu của chồng, đây là vấn đề hết sức tế nhị,
riêng tư nên họ không dám nói, chỉ đến khi được phỏng vấn hoặc vấn đề đã trở
nên hết sức nghiêm trọng không thể chịu đựng nổi thì họ mới dám thổ lộ, có chị
đã bị viêm loét bộ phận sinh dục, hoặc viêm cổ tử cung, có chị bị chồng trói lại
để hãm hiếp, có chị bị chồng bắt xem phim khiêu dâm và phải làm theo đúng
như trong phim. Bên cạnh đó nạn nhân còn bị cưỡng ép để thực hành các kiểu
tình dục mà mình không mong muốn, không những bị cưỡng ép quan hệ tình
dục mà người chồng còn thực hiện những hành động bạo dâm khi giao hợp như
đánh đập, cào cấu khiến người vợ đau đớn thì anh ta mới được thỏa mãn hành
động bạo dâm của mình.
2.1.4. Bạo lực kinh tế
Bạo lực kinh tế là một hình thức gây đau khổ không kém những dạng bạo
lực khác. Tuy không phải chịu nôi đau về thể xác như bạo lực thể chất, bạo lực
tình dục, nhưng bạo lực kinh tế cũng khiến cho rất nhiều phụ nữ phải mệt mỏi,
buồn rầu, đau khổ. Một người vợ ở nhà nội trợ sau khi kết hôn chia sẻ, kinh tế
gia đình đều phụ thuộc hết vào chồng. Ban đầu chồng còn giao tay hòm chìa
khóa cho vợ quản, nhưng giờ chỉ đưa đủ chi tiêu hàng ngày. Người vợ suốt ngày

quanh quẩn lo cho con cái và không có nhu cầu chi tiêu nhiều nên cũng chẳng
thắc mắc. Nhưng mỗi lần vợ chồng mâu thuẫn là người chồng đẩy vợ vào tình
trạng tay trắng, lúc nào cũng phải chịu thua nếu không sẽ không có tiền chi tiêu.
Có những đôi vợ chồng chiến tranh lạnh cả tuần, người vợ phải vay tiền người
thân để trang trải.
Không chỉ có những người phụ nữ phụ thuộc kinh tế vào chồng, những
người phụ nữ hàng ngày phải vất vả làm việc, bươn chải kiếm tiền nuôi chồng
con mà cũng vẫn phải chịu hình thức bạo lực này.

8


3. Nguyên nhân của bạo lực gia đình:
3.1. Nguyên nhân từ cá nhân
Một trong những nguyên nhân dẫn tới BLGĐ, điều đầu tiên ta cần xét đến
chính nạn nhân của BLGĐ – những người phụ nữ. Có những nguyên nhân khách
quan, có những nguyeen nhân chủ quan, tuy nhiên, trong BLGĐ thì nhận thức,
hành vi, thái độ của người phụ nữ có vai trò quan trọng trong việc tiếp tục bị bạo
lực hay chấm dứt nạn bạo lực xảy ra với mình.
Nguyên nhân do nhận thức của người phụ nữ
Phụ nữ Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn có một đức tính đó là hiền lành,
nhẫn nhịn, chịu thương chịu khó. Chính vì vậy, khi xảy ra bạo lực gia đình, rất
nhiều chị em cho rằng mình cần “ít lời”, cần chịu đựng vì để gia đình được yên
ấm.
Bên cạnh đó, có khá nhiều người phụ nữ xấu hổ, tự ti vì không muốn “vạch
áo cho người xem lưng”, đặc biệt là những trường hợp bị bạo lực về thể chất và
bạo lực tình dục. Nhiều phụ nữ im lặng, đôi khi không phải là sợ chồng, mà là
sợ ánh mắt, những lời nói của mọi người xung quanh.
Nguyên nhân do phụ nữ bị lệ thuộc về kinh tế
Tình trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình nhưng không có lối thoát một phần

cũng là vì bị lệ thuộc kinh tế vào chồng/bạn tình. Bản thân người phụ nữ tại địa
phương cũng có quan niệm sai lầm về bạo lực gia đình, coi rượu chè, cờ bạc, sa
đoạ, sự căng thẳng của chồng là quyền của chồng, phụ nữ thì phải chấp nhận
cam chịu hoặc những lỗi lầm của người vợ là nguyên nhân gây bạo lực. Hơn
nữa, nhiều chị tuy bị chồng bạo lực nhưng chồng vẫn chu cấp tiền nuôi cả gia
đình thì sẽ nuôi hy vọng người chồng gây bạo lực sẽ thay đổi, nhất là đang trong
giai đoạn hối lỗi, phụ nữ đã chấp nhận và tha thứ. Chính sự chấp nhận, chịu
đựng của người vợ đã làm cho chu kỳ bạo lực tiếp diễn và lặp lại.
3.2. Nguyên nhân từ phía gia đình
Nguyên nhân từ phía người gây ra bạo lực
Có nhiều cách phân loại về nguyên nhân của bạo lực gia đình. Từ góc độ cá
9


nhân, một trong những nguyên nhân được đề cập tới nhiều nhất là người có hành
vi bạo lực. Hành vi bạo lực gia đình của họ thường khởi phát từ nhiều lý do tình
trạng tâm lý xã hội như thái độ, nhận thức hay trải nghiệm quá khứ. Trong đó, tư
duy bất bình đẳng giới, thái độ gia trưởng, tư tưởng trọng nam khinh nữ ở một
số nam giới khiến họ tin vào quyền lực của mình để đòi hỏi mọi người trong gia
đình đặc biệt là người vợ phải tuân thủ yêu sách của họ.
Nguyên nhân do kinh tế gia đình khó khăn
Kinh tế của gia đình cũng là một nguyên nhân chính dẫn tới bạo lực.
Những cặp vợ chồng phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh thường có sự căng
thẳng về mặt thần kinh, giữa họ rất dễ xảy ra mâu thuẫn, xung đột, làm nảy sinh
bạo lực gia đình và thường gánh nặng kinh tế đè lên vai người đàn ông, họ bạo
lực với vợ con như một cách để giải tỏa.
3.2.1. Nguyên nhân từ phía xã hội
Do văn hóa xã hội, phong tục tập quán
Quan niệm của đa số người dân tại địa phương cho rằng việc chồng đánh
vợ được coi như là việc bình thường, là một phương pháp giáo dục không thể

thiếu được để gia đình tốt đẹp hơn theo cách nghĩ “Dạy con từ thủa còn thơ, dạy
vợ từ thủa bơ vơ mới về”. Câu thành ngữ từ xa xưa có xuất xứ từ hệ tư tưởng
nho giáo tưởng chừng đã lạc hậu mà vẫn trở thành lí do để nhiều người đàn ông
đánh vợ ngay cả trong những ngày đầu của hôn nhân với mục đích chỉ tỏ rõ
quyền uy của mình. Phần lớn những người gây ra bạo lực trong gia đình đối với
người phụ nữ trong huyện đều không muốn những người xung quanh can thiệp.
Do sự can thiệp của chính quyền xã còn chưa chặt chẽ, sát sao
Năm 2015, tại địa phương có phát động phong trào tuyên truyền, vận
động người dân tích cực đẩy lùi và phòng chống bạo lực gia đình, đồng thời xử
lí những người gây ra bạo lực một cách chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, phong trào chỉ
đạt được hiệu quả trong vòng 1 năm rồi tình trạng và tỉ lệ bạo lực lại tăng trở lại.
Chính quyền chưa thực sự vào cuộc, chưa thực sự quan tâm để ngăn chặn, can
thiệp và giải quyết vấn đề. Chính quyền thì thờ ơ trước tình trạng này bởi nhận
10


thức và họ cho rằng chuyện nhà ai thì tự giải quyết. Có rất nhiều phụ nữ bị
chồng chửi bới, lăng mạ thậm chí là đánh đập một cách thú tính tuy nhiên lại
không có một biện pháp hay một hình thức can thiệp nào của chính quyền trong
việc can ngăn.
4. Hậu quả của bạo lực gia đình:
4.1. Hậu quả đối với nạn nhân
Về mặt thể chất
Do những hành vi BLGĐ như đánh đập, quăng ném, không cho ăn, mặc
đảm bảo, sử dụng hung khí để hành hạ nên nạn nhân BLGĐ có thể bị giảm khả
năng về ăn, ngủ, nghỉ, bị tổn thương thực thể. Sức khoẻ của người phụ nữ bị huỷ
hoại, bị đau đớn do người chồng gây thương tích. Một số người phụ nữ bị chồng
đánh dã man có thể bị tàn tật suốt đời. Nghiêm trọng nhất có người phụ nữ bị
chồng bạo hành đã dẫn đến tử vong. Thương tích do bị chồng bạo hành: Trong
nghiên cứu, có 55 % phụ nữ bị chồng gây bạo hành thể xác cho biết đã bị

thương tích do hậu quả trực tiếp từ hành vi bị bạo hành. Đặc biệt, có 48 % người
phụ nữ cho biết họ bị thương tích do chồng đánh đập từ 2 lần trở lên kể từ khi
kết hôn.
Về mặt tinh thần
Về tâm lý, ảnh hưởng tới tinh thần của nạn nhân BLGĐ mặc dù khó nhận
biết nhưng lại có ảnh hưởng nhiều nhất. BLGĐ thường để lại những dư âm tới
nạn nhân BLGĐ và hậu quả của nó thường dai dẳng hơn nhiều so với ảnh hưởng
về thể chất. Sau khi bị chồng bạo hành thì hầu hết tình cảm của người phụ nữ
với chồng không còn mặn nồng như trước, tình cảm với chồng bị tổn thương,
mất mát, nhiều người phụ nữ chán ghét đàn ông, sau khi hôn nhân đổ vỡ không
còn muốn tin tưởng và xây dựng lại với một ai nữa.
Do sự tự cô lập, mặc cảm bản thân hoặc bị cấm đoán nên nạn nhân BLGĐ
không tham gia các hoạt động xã hội, từ đó các mối quan hệ xã hội của họ ngày
một thu hẹp. Cũng có người sau khi bị BLGĐ họ có xu hướng hành vi kích động
với người xung quanh.
11


Về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục
BLGĐ có thể khiến người phụ nữ bị mang thai ngoài ý muốn, thai nhi suy
dinh dưỡng, sẩy thai, đẻ non, lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục,
nhiễm các bệnh phụ khoa, thậm chí nhiễm HIV.
4.2. Hậu quả đối với gia đình
Ảnh hưởng tới trẻ nhỏ trong gia đình
BLGĐ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới nạn nhân chịu bạo lực, mà còn
ảnh hưởng rất lớn tới trẻ em. Những trẻ em bị BLGĐ hay chứng kiến BLGĐ dễ
có bị xu hướng bạo lực sau này hoặc bạo lực với người khác ở gia đình, làng
xóm hay trường học. BLGĐ làm giảm kết quả học tập của trẻ bởi giảm khả năng
chú ý, tăng sự kích động, thái độ chán nản.
Ảnh hưởng tới mối quan hệ của các thành viên trong gia đình

BLGĐ còn ảnh hưởng tới các thành viên khác trong gia đình nói chung
trong sinh hoạt hàng ngày, kinh tế, cũng như các mối quan hệ trong và ngoài gia
đình. Trong đó, gia đình phải chi phí cho việc chữa trị và phục hồi sức khỏe nạn
nhân BLGĐ; tài sản của gia đình bị giảm sút do sự đập phá, tiêu tán bởi hành vi
BLGĐ; thu nhập của gia đình giảm bởi khả năng lao động của nạn nhân BLGĐ
(phần nhiều là phụ nữ) giảm sút do tình trạng sức khỏe suy yếu, họ phải nghỉ
làm việc.
4.3. Hậu quả đối với xã hội
Ở khía cạnh xã hội, BLGĐ làm gia tăng nguy cơ những hành vi lệch chuẩn,
tội phạm trong xã hội; ảnh hưởng đối với kế hoạch hóa gia đình, công tác phòng
chống các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, HIV/AIDS và nỗ lực phòng
chống sự bất bình đẳng giới trong xã hội.
Ngoài ra, tình trạng BLGĐ sẽ gây áp lực lên hệ thống y tế. Bệnh viện
phải đón tiếp, chi phí kinh phí cho những bệnh nhân là nạn nhân BLGĐ, chi phí
cho bảo hiểm xã hội vì nghỉ việc với lý do bị BLGĐ. Xã hội phải chi phí nhiều
cho can thiệp BLGĐ, như hệ thống dịch vụ tư vấn, nhà tạm lánh và những can
thiệp, phòng chống khác.
12


5. Một số phương pháp, kĩ năng của công tác xã hội sử dụng trong phòng
chống bạo lực gia đình:
5.1. Phương pháp công tác xã hội sử dụng trong phòng chống bạo lực gia
đình:
5.1.1. Phương pháp Công tác xã hội cá nhân
Phương pháp CTXH cá nhân yêu cầu nhân viên xã hội cần sử dụng kiến
thức chuyên môn, sử dụng thành thạo các kĩ năng và tuân thủ đạo đức nghề
nghiệp để giúp đỡ TC, hỗ trợ họ tự giải quyết vấn đề của bản thân mình, đồng
thời có khả năng vượt qua những vấn để trong tương lai.
Tiến trình CTXH cá nhân thường bao gồm 7 bước:

-

Tiếp cận thân chủ, ở bước này NVXH cần tạo được ấn tượng tốt với TC, đặc
biệt đối tượng TC là nạn nhân hay chủ thể bạo lực – đều là những đối tượng

-

nhạy cảm thì những bước sau sẽ thuận lợi hơn.
Xác định vấn đề : sau khi tiếp cận với TC, NVXH phải xác định được vấn đề TC
đang gặp khó khăn trong việc tìm ra hướng giải quyết. Đây là giai đoạn quan
trọng trong cả quá trình và kết quả của nó là sự định hướng cho tất cả các bước

-

riếp theo bởi nếu nhận diện đúng sẽ dẫn tới chẩn đoán và trị liệu đúng.
Thu thập thông tin; giúp NVXH có được những dữ kiện đầy đủ nhất liên quan

-

đến TC của mình, trên cơ sở đó lập được kế hoạch trị liệu phù hợp.
Chẩn đoán.
Lập kế hoạch trị liệu.
Thực hiện kế hoạch.
Lượng giá, kết thúc, chuyển giao.
5.1.2. Phương pháp CTXH nhóm
Phương pháp CTXH nhóm là một phương pháp đặc thù trong CTXH, giúp
các đối tương tự khắc phục dần những khó khăn của họ là tạo mối quan hệ tốt
với những người xung quanh. Các bước trong tiến trình CTXH nhóm là:

-


Thành lập nhóm.
Khảo sát nhóm.
Duy trì nhóm.
Kết thúc.
5.2. Kĩ năng hỗ trợ công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình:
13


Các kĩ năng cần thiết trong hỗ trợ phòng chống bạo lực gia đình là:
-

Kĩ năng quan sát.
Kĩ năng lắng nghe.
Kĩ năng xử lí im lặng.
Kĩ năng thấu cảm.
Kĩ năng diễn giải.
Kĩ năng tóm tắt.
Kĩ năng đặt câu hỏi.
Kĩ năng làm rõ vấn đề.
Kĩ năng phản hồi.
Kĩ năng cung cấp thông tin.
Kĩ năng điều phối.
Kĩ năng vận động nhóm.
II.Thực trạng về chủ đề nghiên cứu
1.Khái quát chung:
1.1. Đặc điểm địa lí, tự nhiên lịch sử
Xã Ngọc Hồi trước Cách mạng thuộc tổng Cổ Điển, huyện Thanh Trì, phủ
Thường Tín, tỉnh Hà Đông. Làng nằm ở cửa ngõ phía Nam thủ đô, trên đầu mối
giao thông thuỷ bộ quan trọng. Quốc lộ 1A song song với đường sắt Bắc- Nam

dọc theo làng khoảng hơn một cây số. Làng Ngọc Hồi nay thuộc xã Ngọc Hồi,
huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội



Về điều kiện kinh tế.
Điều kiện kinh tế tại xã Ngọc Hồi trong năm 2017 có những khó khăn nhất
định. Tuy nhiên tổng thu nhập toàn xã có tăng hơn so với năm trước. Cụ thể tổng
thu nhập năm 2017 dự tính là 80.138 triệu đồng, trong đó thu nhập về sản xuất
nông, lâm nghiệp đạt 30.648 triệu đồng, thu nhập về chăn nuôi đạt 27.505 triệu
đồng, thu nhập công nghiệp và dịch vụ 5.300 triệu đồng. Do tại xã có khu công
nghiệp và nhiều nhà máy nên khoảng thu nhập từ các khu công nghiệp khá cao,
khoảng 16.685 triệu đồng.



Về văn hóa xã hội.
Tình hình thực hiện việc duy trì các phong tục, tập quán tại xã luôn bền
14


vững qua nhiều năm. Hằng năm, tại xã luôn tổ chức các lễ hội truyền thống để
tôn vinh và tưởng nhớ các vị anh hùng trước đây và đã thu hút được hàng trăm
khách tham quan địa phương và từ nơi khác tới.
Bên cạnh đó, luôn duy trì các hoạt động văn hóa văn nghệ, tiếp tục được
đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa. Triển khai bình
xét gia đình văn hóa năm 2017 có 1823 hộ = 85,3% đạt tiêu chuẩn và được công
nhận là gia đình văn hóa. Công tác bình xét gia đình văn hóa được tổ chức dân
chủ từ tổ liên gia đến họp thôn và tổng hợp về xã.

2. Thực trạng bạo lực gia đình tại địa phương:
Theo số liệu thống kê năm 2017 của xã Ngọc Hồi, thực trạng phụ nữ bị bạo
lực gia đình ngày một gia tăng. Tổng số vụ bạo lực gia đình từ 2010 đến 2015 là
523 vụ, riêng trong năm 2017 là 114 vụ, đối với phụ nữ là bao gồm cả bạo lực
về thể chất, bạo lực về tinh thần, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục. Thực trạng
này phổ biến khắp các xã, thị trấn trong toàn huyện, chiếm tỷ lệ 75% trong các
vụ án về hôn nhân và gia đình. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ không chỉ xảy ra
với đối tượng là những người có trình độ học vấn thấp mà còn xảy ra với đối
tượng có trình độ học vấn cao, có địa vị trong xã hội. Mặc dù trong các báo cáo
đã nêu rất chi tiết về thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ, tuy nhiên
những con số này chưa phải đã phản ánh đúng thực tế (đây là những vụ người
nhà báo cho chính quyền) vì còn nhiều nạn nhân sợ ảnh hưởng đến con cái,
muốn níu giữ hạnh phúc gia đình nên không cho mọi người xung quanh biết
chuyện mà che giấu, âm thầm chịu đựng. Có những gia đình thỉnh thoảng xảy ra
mâu thuẫn và có xung đột, có những lúc cãi nhau lên đến đỉnh điểm thì chồng tát
vợ hoặc bạt tai, có người thì bị chồng cầm gậy, cầm dao đánh. Còn chuyện mắng
chửi hay nhục mạ bằng lời nói thì là chuyện thường xuyên khi gia đình có những
bất hòa.
Như vậy. ta có thể thấy thực trạng bạo lực gia đình nói chung tại xã Ngọc
Hồi đang diễn ra hết sức phức tạp và khó nắm bắt bởi nhiều chị em tại xã cho
rằng “đó không phải là bạo lực mà chỉ là xô xát bình thường trong hôn nhân”.
15


2.1. Thực trạng bạo lực thể chất:
Theo số liệu điều tra, có thể nhận thấy tỉ lệ phụ nữ nói riêng và người dân
tại địa phương nói chung đã nắm được đặc điểm, tính chất của bạo lực thể chất.
Có tới 96% phụ nữ nói riêng và người dân địa phương nói chung nắm được định
nghĩa, đặc điểm của hình thức bạo lực này. Tuy nhiên, đa phần người dân cho
rằng chồng đánh, bạt tai vợ một cái thì chưa thể coi là “bạo lực gia đình” và nếu

có những hành vi nặng hơn thì mới được coi là bạo lực thể chất. Sở dĩ người dân
có quan niệm và suy nghĩ như vậy vì từ xa xưa, chuyện chồng đánh vợ, xô bát
đũa với vợ con là chuyện hết sức bình thường mà gia đình nào cũng có.
Hầu hết những người phụ nữ bị bạo hành trong gia đình cho biết họ đều bị
chồng đánh đập về thể xác, đa phần là bị chồng hoặc bạn tình đánh, đấm bằng
tay, có một số phụ nữ khác đã từng chồng bạo hành thì cho biết bị chồng cầm
dao, cầm gậy hay ống điếu…để đánh. Số người phụ nữ bị bạo hành thể xác cũng
gia tăng trong các năm gần đây.
2.2. Bạo lực tinh thần
Nếu như bạo lực về thể chất đối với người phụ nữ đã để lại những thương
tích trên người họ và là bằng chứng mà mọi người rất dễ nhận ra, thì bạo lực về
tinh thần đối với người phụ nữ lại là hình thức bạo lực rất khó nhìn thấy và ít
được thừa nhận vì nó không để lại dấu vết của những hành động bạo lực này.
Đây là loại bạo lực được ẩn dấu phía sau cuộc sống gia đình, là những nỗi khổ
đau âm thầm mà chỉ có những người phụ nữ bị bạo lực mới hiểu được.
Hình thức bạo lực này rất phổ biến với người phụ nữ tại xã Ngọc Hồi. Tuy
nhiên, theo số liệu khảo sát, có 68% phụ nữ tại địa phương nắm bắt được thông
tin, định nghĩa và biểu hiện của bạo lực tinh thần. Điều đó cho thấy, bạo lực tinh
thần là một hình thức bạo lực chưa được phổ biến sâu rộng đối với phụ nữ và
người dân tại địa phương. Với những phụ nữ bị chồng bạo hành về thể xác thì
đều dẫn tới họ bị bạo hành về tinh thần tuy nhiên thì bạo hành thể xác có thể
thống kê và nhìn thấy được. Nhiều người phụ nữ dù không bị chồng bạo lực về
thể xác nhưng lại bị chồng dùng những lời nói cay độc, hăm doạ hay chửi bới
16


mang tính chất lăng mạ, xỉ nhục khiến cho họ phải sống trong cảnh tủi nhục, lo
lắng, sợ sệt. Nhiều người chồng vì nhận thức thấp kém mà đã lăng mạ vợ mình
trước mặt hàng xóm láng giềng, đã xúc phạm tới danh dự và nhân phẩm của vợ
khiến cho người vợ cảm thấy tủi nhục và xấu hổ trước mọi người.

2.3. Bạo lực tình dục
Trong đời sống vợ chồng hôn nhân được hiểu như là sự cho phép người
đàn ông có quyền tiếp cận ân ái với vợ vô điều kiện. Tuy nhiên, tại địa phương,
không ít phụ nữ khi không đồng ý ân ái với chồng đã bị chồng chì chiết, chửi
mắng thậm tệ, thậm chí bị trói, đánh đập. Bị bạo hành về tình dục đã khiến
người phụ nữ có cảm giác như mình chỉ là công cụ giải quyết sinh lý của chồng
nên cảm thấy sợ mỗi lần gần gũi với chồng. Trong quan hệ vợ chồng, lẽ ra,
người phụ nữ cũng có quyền được trân trọng thì trái lại, họ lại bị tước đi quyền
được làm vợ, nghĩa là quyền được nâng niu, chiều chuộng và yêu thương.
Bên cạnh việc bị chồng hoặc bạn tình bạo lực tình dục, phụ nữ còn là nạn
nhân của những người khác trong gia đình. Trả lời phỏng vấn sâu, đa phần phụ
nữ tại xã khá rụt rè và ngại ngùng trong việc chia sẻ.
“Từ khi lấy chồng, được khoảng 2 năm đầu thì không sao. Nhưng tới năm
thứ 3 thì bố chồng chị luôn có những hành vi rất ghê sợ. Ban đầu, chị phát hiện
ông thấy trộm đồ lót của chị và giấu đi. Rồi có lần thì chị thấy như có ai nhìn
trộm mình tắm. Tình trạng ấy cứ kéo dài suốt 3 năm mà chị không dám nói cho
ai. Đỉnh điểm là có lần ông ta giở trò sàm sỡ chị, chị sợ quá hét lên và chạy đi
nói cho chồng đề nghị họp gia đình. Thì không ngờ chị bị mẹ chồng nói là do
mình lẳng lơ, cố tình ăn mặc hở hang để khiêu gợi. Chị thật sự quá ghê tởm và
không muốn về ngôi nhà đấy nữa.”
(PVS, chị P.K.A, 34 tuổi)
Từ nhưng quan niệm và sự chấp nhận, dung thứ cho đàn ông như vậy, dẫn
đến hành vi này trở nên nặng nề hơn, ảnh hưởng đến nhân phẩm, đạo đức, sức
khỏe của phụ nữ. Các quan niệm truyền thống và suy nghĩ lạc hậu đó đang là
một trong những rào cản để thực hiện bình đẳng giới nói chung, cũng như xóa
17


bỏ bạo lực tình dục với phụ nữ.
2.3.1. Bạo lực kinh tế

Bạo lực kinh tế là một hình thức gây đau khổ không kém những dạng bạo
lực khác. Tuy không phải chịu nôi đau về thể xác như bạo lực thể chất, bạo lực
tình dục, nhưng bạo lực kinh tế cũng khiến cho rất nhiều phụ nữ phải mệt mỏi,
buồn rầu, đau khổ.
Tình trạng phụ nữ bị bạo lực kinh tế là một hình thức cũng khá phổ biến ở
xã Ngọc Hồi. Bạo lực kinh tế là hành vi khi người đàn ông từ chối đưa tiền,
đóng góp tài chính cho vợ hoặc bạn tình như một hình phạt, chối bỏ quyền lao
động của phụ nữ, quản lý chặt chẽ toàn bộ thu nhập của phụ nữ, sử dụng tiền
hoặc vật chất để kiểm soát phụ nữ, từ chối kiếm sống, từ chối làm việc nhà vì
các tệ nạn như bài bạc, ma túy, rượu chè hoặc lý do khác.
Nhiều chị em phụ nữ đóng vai trò nội trợ và chồng ra ngoài kiếm tiền thì
cũng cho rằng đó là tiền của chồng, mình không có quyền đòi hỏi. Tuy nhiên,
bên cạnh đó cũng có rất nhiều những trường hợp phụ nữ kiếm tiền, thậm chí
nuôi cả gia đình mà vẫn bị quản lí chi tiêu. Có không ít người phụ nữ bị chồng
cô lập về kinh tế, kiểm soát nghiêm ngặt trong chi tiêu của vợ bằng những biện
pháp đe doạ, thói gia trưởng. Người chồng thì tự cho mình quyền ăn tiêu nhưng
với người phụ nữ thì lại bị kiểm soát về kinh tế, trong gia đình người phụ nữ
không có quyền quyết định bất cứ công việc gì. Hậu quả để lại của dạng bạo
hành này là người phụ nữ, trẻ em gái phải làm mọi việc đến kiệt sức, không
được nghỉ ngơi, giải trí, học tập, theo đuổi sự nghiệp và còn chịu tổn thương về
tinh thần.
3. Các hoạt động công tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình tại địa
phương:
3.1. Hoạt động tham vấn:
Trong trợ giúp phụ nữ bị BLGĐ tại xã Ngọc Hồi, tham vấn là một quá trình
trợ giúp dựa trên các kỹ năng, trong đó nhân viên công tác xã hội tham vấn dành
thời gian, sự quan tâm và sử dụng các kỹ năng một cách rõ ràng và có mục đích
18



để giúp đỡ thân chủ khai thác tình huống, xác định và triển khai những giải pháp
khả thi để thực hiện việc tham vấn đối với nạn nhân bị bạo lực gia đình là người
phụ nữ xem xét mức độ hợp tác của thân chủ để thân chủ tích cực tham gia giải
quyết.
Vai trò tham vấn của NVXH đã được thể hiện qua các hoạt động như:
Nhân viên CTXH đã gặp trực tiếp thân chủ lắng nghe và tìm hiểu nguyên
nhân, hậu quả phụ nữ bị bạo lực đang gặp phải, bằng tâm huyết và nhiệm vụ, kỹ
năng của mình nhân viên CTXH đã lắng nghe, chia sẻ và động viên thân chủ, tư
vấn cho thân chủ bình tĩnh và sẽ cùng thân chủ giải quyết vấn đề khó khăn đang
gặp phải. Nhân viên CTXH đã tư vấn cho nạn nhân về luật hôn nhân và gia
đình; luật bình đẳng giới; luật phòng, chống bạo lực gia đình; các chính sách của
Đảng và Nhà nước…Qua việc tham vấn, tâm lý của nạn nhân đã trở lại ổn định
và nhìn nhận được vấn đề của mình đang gặp phải, cố gắng vượt qua khó khăn
vươn lên trong cuộc sống vì hạnh phúc của gia đình và vì tương lai của các con.
Để có thể làm tốt được công tác phòng chống BLGĐ, một hoạt động rất
quan trọng của NVXH là giáo dục phòng chống BLGĐ cho người dân nói chung
và phụ nữ nói riêng. Bởi chỉ có kiến thức và hiểu được tầm quan trọng của việc
phòng chống, chúng ta mới có thể đẩy lùi và ngăn ngừa được nạn BLGĐ tại xã
hiện nay.
3.2. Hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức
Đa số người dân tại địa phương được giáo dục phòng chống BLGĐ qua báo
đài, bảng tin, … vì tại địa phương thường có những chương trình cung cấp các
kiến thức trên loa đài hàng chiều, đồng thời tại địa phương, các câu lạc bộ giáo
dục phòng chống như Hội Phụ nữ, câu lạc bộ Múa, .. thường xuyên phối hợp tổ
chức những buổi học giáo dục về phòng chống BLGĐ. Tuy nhiên, hoạt động
vẫn chủ yếu dừng lại ở việc truyền thông hình thức, còn mang nặng tính hô hào
khẩu hiệu là chính. Trong khi đó vai trò giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của
bản thân người chồng – gây ra bạo hành thì hầu như là chưa làm được. Chỉ
thông qua các buổi sinh hoạt giao lưu văn nghệ, thông qua các ngày lễ mới có
19



thể tổ chức diễn kịch, hát múa…nhằm thông qua đó lồng ghép, để lại thông điệp
về truyền thông phòng chống bạo hành gia đình.
Nhân viên công tác xã giáo dục giúp thay đổi hành vi trong phòng, chống
bạo lực gia đình là tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức,
thay đổi thái độ, giúp đối tượng chấp nhận và có kỹ năng thực hiện những hành
vi tích cực nhằm tạo một cuộc sống gia đình, xã hội không có bạo lực gia đình.”
Nhân viên công tác xã hội có vai trò cụ thể trong việc giáo dục trong hoạt động
phòng chống bạo lực tại xã Ngọc Hồi như sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức:
Nhân viên CTXH giáo dục nhằm nâng cao những hiểu biết về bạo lực gia
đình, nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, về
luật pháp phòng chống bạo lực, các kiến thức về bình đẳng giới và quyền của
phụ nữ. Phá vỡ những định kiến giới, thay đổi nhận thức của cộng đồng về vị trí,
vai trò của người phụ nữ. Từ đó, quyền của phụ nữ được đảm bảo và tôn trọng
hơn. Nhiều người tại xã Ngọc Hồi còn chưa ý thức rằng bạo lực đối với phụ nữ
là một vấn đề xã hội cấp bách, mà cho đó là những vụ việc lẻ tẻ, là “chuyện
riêng tư” của mỗi gia đình. Không ít người còn cho rằng trong các vụ bạo lực
gia đình với phụ nữ, người có lỗi và đáng xấu hổ là phụ nữ, còn những hung thủ
chỉ là những người “Nóng tính”, do nghiện rượu, nạn cờ bạc hay nghèo đói sinh
ra. Bên cạnh đó, truyền thông có nhiệm vụ tạo ra sự quan tâm của toàn xã hội
đối với vấn đề này.
Từ việc NVXH đóng vai trò giáo dục.một phần đã thay đổi nhận thức và
tác động dần tới thay đổi hành vi, lối sống của cộng đồng, góp phần xây dựng
cuộc sống gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc hơn.
Thứ hai, giáo dục tư tưởng:
Từng bước xoá bỏ tư tưởng lạc hậu, cổ hủ vì sự phân biệt giới, về sự thiết
lập quyền lực của nam giới. Định hướng cho đối tượng truyền thông những suy
nghĩ và quan điểm sống không bạo lực và phân biệt giới. Chia sẻ kinh nghiệm

sống, kinh nghiệm ứng xử, giải quýêt mâu thuẫn gia đình mà không cần dùng
20


đến bạo lực.
3.3. Hoạt động hòa giải:
Để có thể làm tốt được công tác phòng chống BLGĐ, một hoạt động rất quan
trọng của NVXH là giáo dục phòng chống BLGĐ cho người dân nói chung và phụ
nữ nói riêng. Bởi chỉ có kiến thức và hiểu được tầm quan trọng của việc phòng
chống, chúng ta mới có thể đẩy lùi và ngăn ngừa được nạn BLGĐ tại xã hiện nay.
Tại xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, các Ban và tổ hoà giải này giải quyết tất
cả những tranh chấp, bất đồng trong cộng đồng, trong đó có việc hoà giải mâu
thuẫn về bạo lực gia đình. NVXH trong ban hoà giải là người có trách nhiệm,
có uy tín trong cộng đồng nên tiếng nói có trọng lượng. Trong quá trình trợ giúp,
can thiệp, hoà giải mâu thuẫn, xung đột đặc biệt là bạo lực của người chồng gây
ra đối với người phụ nữ, NVXH tư vấn cho người phụ nữ bị bạo lực gia đình,
bên cạch đó đưa ra những lời tư vấn tích cực về cách ứng xử, xử lý các mâu
thuẫn trong gia đình đối với người gây ra bạo lực, tư vấn cho thân chủ về pháp
luật, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật hôn nhân và
gia đình, các chính sách của Đảng và Nhà nước, giúp nạn nhân và những người
gây ra bạo lực trong gia đình đối với người phụ nữ hiểu rõ hơn về hệ thống trợ
giúp.
NVXH đóng vai trò quan trọng trong tổ hoà giải về việc can thiệp và bảo
vệ các gia đình và công dân đặc biệt là đối với nạn nhân là người phụ nữ, chỉ ra
những địa chỉ cần thiết và kết nối các nguồn lực mà nạn nhân có thể đến nhờ trợ
giúp, chăm sóc như người thân, hàng xóm, bệnh viện, các nhà tạm lánh, các tổ
chức trong và ngoài nước.
3.4. Hoạt động kết nối nguồn lực:
Với những người phụ nữ bị bạo hành bản thân họ là những người yếu thế,
họ không những bị tổn thương về thể xác mà còn bị tổn thương về tinh thần, họ

rất cần sự giúp đỡ từ các nguồn lực khác nhau. Do đó để có thể giúp đỡ họ được
tốt nhất thì việc kết nối họ với các nguồn lực trợ giúp là việc quan trọng và hết
sức cần thiết.
21


NVXH đã hỗ trợ phụ nữ nghèo, công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm
cho phụ nữ; tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng truyền thông, tuyên truyền về
phòng, chống bạo lực gia đình; phát huy lực lượng hội viên, cộng tác viên nòng
cốt và nhân dân trong việc phát hiện các hành vi bạo lực gia đình tại cộng đồng,
kịp thời tư vấn, giải quyết mâu thuẫn, bạo lực gia đình; trợ giúp nạn nhân bị bạo
lực gia đình…
NVXH cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần thông
qua các đối tác cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp. Họ kết
nối những cơ sở cung cấp các dịch vụ y tế miễn phí để các nạn nhân bị bạo lực
được khám và điều trị bệnh.
4. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện vai trò can thiệp trợ giúp của
nhân viên công tác xã hội.
NVXH ở đây về tại địa phương về cơ bản chưa được đào tạo một cách
chuyên nghiệp, chưa được đào tạo qua trường lớp một cách bài bản. Trình độ
chuyên môn hạn chế cùng với năng lực có hạn do đó chính điều này tác động
lớn nhất và cơ bản nhất tới việc NVXH có thực hiện tốt vai trò của họ hay
không. Qua các bảng biểu điều tra thu được số liệu ở các bảng trên cho ta thấy
rõ được năng lực, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của nhân viên công tác
xã hội vào việc can thiệp, trợ giúp cho phụ nữ bị bạo hành gia đình còn chưa
cao. Các hoạt động trợ giúp, can thiệp chưa mang lại hiệu quả cao, sự trợ giúp
của họ còn chưa mang tính bền vững.
Tinh thần hợp tác của người phụ nữ bị bạo hành với NVXH cũng là một
yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng. Vai trò của NVXH có thực hiện được hay
không cũng phụ thuộc rất lớn vào sự nhận thức và tinh thần hợp tác của người

phụ nữ bị bạo lực.
III. Đề xuất, giải pháp:
1.Đối với Nhân viên xã hội:
Nhân viên công tác xã hội thường xuyên truyền thông và tích cực hơn nữa
trong công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao các kiến thức về pháp luật, về
22



×