Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TOÁN 3a 2018 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.73 KB, 17 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
- Trong môn Toán ở bậc Tiểu học, các bài toán có lời văn chiếm một vị trí
rất quan trọng. Kết quả học toán của học sinh cũng được đánh giá trước hết qua
khả năng giải toán. Bởi vì:
+ Việc giải toán giúp học sinh củng cố, vận dụng và hiểu sâu sắc thêm tất
cả các kiến thức về Số học, về Đo lường, về các yếu tố Đại số, về các yếu tố
Hình học đã được học trong môn toán ở Tiểu học.
+ Thông qua nội dung thực tế nhiều hình nhiều vẻ của các đề toán, học
sinh sẽ tiếp nhận được những kiến thức phong phú về cuộc sống và có điều kiện
để rèn luyện khả năng áp dụng những kiến thức toán học vào cuộc sống
- Mỗi đề toán là một bức tranh thu nhỏ của cuộc sống. Khi giải mỗi bài
toán, học sinh biết rút ra từ bức tranh ấy bản chất toán học của nó, phải biết lựa
chọn những phép tính thích hợp, biết làm đúng các phép tính đó, biết đặt lời giải
chính xác... Vì thế quá trình giải toán sẽ giúp học sinh rèn luyện khả năng quan
sát và giải quyết các hiện tượng của cuộc sống qua con mắt toán học của mình.
+ Việc giải các bài toán có lời văn sẽ giúp phát triển trí thông minh, óc
sáng tạo và thói quen làm việc một cách khoa học cho học sinh. Bởi vì khi giải
toán học sinh phải biết tập trung vào bản chất của đề toán, phải biết gạt bỏ
những cái thứ yếu, phải biết phân biệt cái đã cho và cái phải tìm, phải biết phân
tích đề để tìm ra đường dây liên hệ giữa các số liệu. Nhờ đó mà đầu óc các em
sẽ sáng suốt hơn, tinh tế hơn, tư duy của các em sẽ linh hoạt, chính xác hơn,
cách suy nghĩ và làm việc của các em sẽ khoa học hơn.
+ Việc giải các bài toán còn đòi hỏi học sinh phải biết tự mình xem xét vấn
đề, tự mình tìm tòi cách giải quyết vấn đề, tự mình thực hiện các phép tính, tự
mình kiểm tra lại kết quả... Do đó giải toán là một cách rất tốt để rèn luyện đức
tính kiên trì, tự lực vượt khó, cẩn thận, chu đáo, yêu thích sự chặt chẽ, chính xác.
- Trong chương trình toán lớp 3, học sinh phải biết giải các bài toán có
đến hai bước tính với các mối quan hệ trực tiếp và đơn giản; giải các bài toán
liên quan đến rút về đơn vị và bài toán có nội dung hình học.
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy - học giải toán có lời văn.


Tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm: “Một số biện pháp rèn kĩ năng giải
Toán có lời văn cho học sinh lớp 3”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học theo
phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh đồng
thời rèn luyện kỹ năng giải toán có lời văn tốt hơn.
- Giúp học sinh luyện tập, củng cố kiến thức và thao tác thực hành đã học như:
+ Rèn kĩ năng tính toán.
+ Tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
+ Qua giải toán giáo viên nắm được sự nhận thức của học sinh.
- Giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận.
- Qua giải toán giúp học sinh trình bày ngôn ngữ nói và viết tạo ra tính tự
1


tin dám nghĩ dám làm.
- Giúp học sinh hình thành nhân cách, phẩm chất cần thiết của người lao
động trong thời đại công nghiệp phát triển.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng: Học sinh lớp 3A, năm học 2018 - 2019.
- Tài liệu: Sách giáo khoa và sách giáo viên toán lớp 3 và một số tài liệu
liên quan đến môn Toán ở bậc Tiểu học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp trực quan: Nhận thức của trẻ từ 6 đến 11 tuổi còn mang
tính cụ thể, gắn với các hình ảnh và hiện tượng cụ thể, trong khi đó kiến thức
của môn toán lại có tính trìu tượng và khái quát cao. Sử dụng phương pháp này
giúp học sinh có chỗ dựa cho hoạt động tư duy, bổ sung vốn hiểu biết, phát triển
tư duy trìu tượng và vốn hiểu biết.
Ví dụ: khi dạy giải toán ở lớp ba, giáo viên có thể cho học sinh quan sát mô hình
hoặc hình vẽ, sau đó lập tóm tắt đề bài, rồi mới đến bước chọn phép tính.

- Phương pháp thực hành luyện tập: Sử dụng phương pháp này để thực
hành luyện tập kiến thức, kỹ năng giải toán từ đơn giản đến phức tạp (Chủ yếu ở
các tiết luyện tập). Trong quá trình học sinh luyện tập, giáo viên có thể phối hợp
các phương pháp như: gợi mở - vấn đáp và cả giảng giải - minh hoạ.
- Phương pháp gợi mở - vấn đáp: Đây là phương pháp rất cần thiết và
thích hợp với học sinh tiểu học, rèn cho học sinh cách suy nghĩ, cách diễn đạt
bằng lời, tạo niềm tin và khả năng học tập của từng học sinh.
- Phương pháp giảng giải - minh hoạ: Giáo viên hạn chế dùng phương
pháp này. Khi cần giảng giải - minh hoạ thì giáo viên nói gọn, từ và kết hợp với
gợi mở - vấn đáp. Giáo viên nên phối hợp giảng giải với hoạt động thực hành
của học sinh.
Ví dụ: Bằng hình vẽ, mô hình, vật thật...) để học sinh phối hợp nghe, nhìn
và làm.
- Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng: Giáo viên sử dụng sơ đồ đoạn thẳng để
biểu diễn các đại lượng đã cho ở trong bài và mối liên hệ phụ thuộc giữa các đại
lượng đó. Giáo viên phải chọn độ dài các đoạn thẳng một cách thích hợp để học
sinh dễ dàng thấy được mối liên hệ phụ thuộc giữa các đại lượng tạo ra hình ảnh
cụ thể để giúp học sinh suy nghĩ tìm tòi giải toán.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Cơ sở khoa học
Giải Toán là một phần quan trọng trong chương trình giảng dạy môn Toán
ở bậc Tiểu học. Nội dung của việc giải toán gắn chặt một cách hữu cơ với nội
dung của số học các đại lượng cơ bản và các yếu tố đại số, hình học có trong
chương trình.
Vì vậy việc giải toán có lời văn có một vị trí quan trọng thể hiện ở các
điểm sau:
a) Các khái niệm và quy tắc về toán trong sách giáo khoa nói chung đều
2



được giảng dạy thông qua việc giải toán. Việc giải toán giúp học sinh củng cố,
vận dụng các kiến thức, rèn luyện kĩ năng tính toán. Đồng thời qua việc giải toán
của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm hoặc thiếu
sót của các em về kiến thức, kĩ năng và tư duy để giúp các em hoặc khắc phục.
b) Việc kết hợp học và hành, kết hợp kiến thức học ở trường với đời sống
được thực hiện thông qua việc cho học sinh giải toán. Các bài toán liên hệ với
cuộc sống một cách thích hợp giúp học sinh hình thành và rèn luyện những kĩ
năng thực hành cần thiết trong đời sống hằng ngày, giúp các em biết vận dụng
những kĩ năng đó trong cuộc sống.
c) Việc giải toán có thể giúp các em thấy được nhiều khái niệm toán
học, ví dụ: các số, các phép tính, các đại lượng vv... đều có nguồn gốc trong
cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn hoạt động của con người, thấy được các
mối quan hệ biện chứng giữa các dữ kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm…
d) Việc giải toán góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh
năng lực tư duy và những đức tính tốt của con người lao động mới. Khi giải một
bài toán, tư duy của học sinh phải hoạt động một cách tích cực và các em cần
phân biệt cái gì đã cho và cái gì cần tìm; suy luận nêu lên những phán đoán rút
ra những kết luận, thực hiện những phép tính cần thiết để giải quyết vấn đề đặt
ra…Hoạt động trí tuệ có trong việc giải toán giúp phần giáo dục cho các em ý trí
vượt khó khăn, đức tính cẩn thận, chu đáo làm việc có kế hoạch, thói quen xem
xét có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm, óc độc lập suy
nghĩ, óc sáng tạo.
2.1.2. Nội dung chương trình Toán lớp 3
a) Số học (Phép nhân và phép chia)
b) Đại lượng và đo đại lượng (Bảng đơn vị đo độ dài – Diện tích của một
hình và đơn vị đo diện tích …)
c) Yếu tố hình học (Giới thiệu các góc của hình học)
d) Yếu tố thống kê (Giới thiệu bảng số liệu …)
e) Giải toán có lời văn (Các bài toán có đến 2 bước tín – Giải bài toán có

liên quan đến rút về đơn vị và bài toán có nội dung hình học)
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Về tình hình học sinh lớp 3A
Năm học 2018 - 2019 tôi được phân công dạy lớp 3A. Lớp tôi chủ nhiệm có
32 em, trong đó có15 em là học sinh nữ. Phần lớn học sinh lớp tôi đều là con gia
đình buôn bán nhỏ hoặc bố mẹ làm nghề công nhân. Điều kiện kinh tế gia đình còn
gặp nhiều khó khăn nên các em chưa thực sự được bố mẹ quan tâm đúng mức. Một
số phụ huynh không quan tâm đến con cái, tất cả mọi việc học của con đều phó
mặc cho nhà trường. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của các em. Nhất
là với môn toán số lượng học sinh yếu còn nhiều, chất lượng học tập chưa cao, có
những học sinh không hiểu được đề bài toán nên làm cho có, dẫn đến kết quả của
bài toán sai khá nhiều.
Để thực hiện được vấn đề này, tôi đã tìm hiểu và nắm rõ tình hình học
sinh lớp tôi ngay khi được phân công. Trước tiên tôi xem sổ chủ nhiệm năm học
3


trước đồng thời tôi trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm học trước để năm rõ
hơn. Sau đó tôi cho học sinh kiểm tra lại để phân loại từng đối tượng học sinh.
Đây là kết quả khảo sát chất lượng đầu năm môn Toán năm học 2018 - 2019.
2.2.2. Kết quả đánh giá đầu năm
Sau khi nhận lớp qua mấy tuần đầu tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng về
cách giải bài toán có lời văn với đề bài như sau:
Hoàn thành
TSHS
32

SL
22


TL
68,7%

Chưa hoàn thành
SL
TL
10
31,3%

*Qua kết quả thống kê bài khảo sát chất lượng của học sinh đầu năm tôi
đã thống kê được thì chất lượng làm bài của các em không tốt.
+ Trong đó có 10 em là làm bài đạt mức “Hoàn thành tốt”
+ 12 em làm bài đạt mức “Hoàn thành” vì các các em tính toán chưa cẩn
thận dẫn đến kết quả chưa chính xác.
+ Còn 10 em còn lại thì rơi vào trường hợp “ Chưa hoàn thành”. Các em
không giải được bài toán có lời văn.
- Nguyên nhân:
+ Do các em chưa đọc kĩ đề bài, chưa biết tập trung vào những dữ kiện
trọng tâm của đề toán không chịu phân tích đề toán khi đọc đề.
+ Đa số học sinh bỏ qua một bước cơ bản trong giải toán là tóm tắt đề
toán. Học sinh chưa xác định các kiểu tóm tắt đề toán khác nhau phụ thuộc vào
từng dạng bài cụ thể.
+ Một số em biết tìm ra phép tính đúng nhưng khi đặt lời giải cho bài toán
chưa hợp lý.
2.2.3. Thực trạng về giải toán có lời văn hiện nay đối với học sinh lớp 3A:
- Qua quá trình dạy học một số năm ở tiểu học, được trực tiếp thâm nhập vào
quá trình học toán của học sinh nhất là học sinh lớp 3, tôi nhận thấy đa phần những
hạn chế trong kĩ năng giải toán của học sinh bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
+ Kĩ năng đọc đề toán của học sinh chưa tốt. Học sinh đọc đề vội vàng,
chưa biết tập trung vào những dữ kiện trọng tâm của đề toán, chưa biết cách

phân tích đề toán sau khi đọc đề.
+ Việc tóm tắt, tìm hiểu đề toán, đang còn gặp nhiều khó khăn đối với học
sinh chưa hoàn thành của lớp 3. Vì kĩ năng đọc hiểu của các em chưa cao, nên
các em đọc được đề toán và hiểu đề còn thụ động, chậm chạp...
+ Đa số học sinh bỏ qua một bước cơ bản trong giải toán là tóm tắt đề
toán. Học sinh chưa xác định các kiểu tóm tắt đề toán khác nhau phụ thuộc vào
từng dạng bài cụ thể.
+ Học sinh chưa có kĩ năng phân tích và tư duy khi gặp những bài toán
phức tạp. Hầu hết các em làm theo khuôn mẫu của những dạng bài cụ thể mà
các em thường gặp trong sách giáo khoa, khi gặp bài toán đòi hỏi tư duy, suy
luận một chút các em không biết cách phân tích dẫn đến lười suy nghĩ. Một số
em biết tìm ra phép tính đúng nhưng khi đặt lời giải thì còn lúng túng và có khi
4


đặt lời giải cho bài toán chưa hợp lý.
+ Khi giải xong bài toán, đa số học sinh bỏ qua bước kiểm tra lại bài, dẫn
đến nhiều trường hợp sai sót đáng tiếc do tính nhầm, do chủ quan. Ngoài ra, còn
có những trường hợp học sinh hiểu bài nhưng còn lúng túng trong cách trình bày
nhất là với các bài toán giải có lời văn phức tạp.
+ Thực tế trong một tiết dạy 35 phút, vừa dạy bài mới, vừa làm bài tập và
các bài toán có lời văn thường ở phần cuối tiết học nên thời gian để luyện cách
phân tích đề, nêu câu trả lời không được nhiều nên học sinh chưa khắc sâu kiến
thức, kĩ năng giải toán cũng như mẹo để giải bài toán.
2.3. Một số biện pháp rèn kĩ năng cụ thể cho từng bài toán có lời văn lớp 3
2.3.1 Tìm hiểu các dạng bài toán có lời văn ở lớp 3
- Trong trương trình lớp 3, học sinh chỉ nhận biết bước đầu về bài toán có
hai phép tính dưới các mối quan hệ đơn giản như:
+ Bài toán liên quan đến rút về đơn vị, so sánh số bé bằng một phần mấy
số lớn, gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần, số lớn gấp mấy lần số bé.

+ Bài toán có nội dung hình học: tính chu vi và diện tích của hình chữ
nhật và hình vuông.
Quy trình giải một bài toán:
Để giúp học sinh có một kĩ năng giải các bài toán có lời văn thì giáo viên
phải định hướng được cho học sinh đường lối chung để giải một bài toán.
Bước 1: Tìm hiểu vấn đề:
- Chính là làm rõ phần đã cho và phần cần tìm của đề bài, nếu trong các
phần đó có những cái khó hiểu thì có thể làm rõ chúng nhờ diễn đạt lại bằng
cách khác để làm rõ mối liên hệ phần đã cho và phần cần tìm, có thể tóm tắt
bằng kí hiệu, công thức, sơ đồ đoạn thẳng.
- Để học sinh có kĩ năng tìm hiểu đề bài chính xác thì giáo viên phải dùng
phương pháp hỏi đáp trong quá trình dạy học. Ví dụ như:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì? (Hay bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?)
Bước 2: Xác định phương hướng giải bài toán:
Giáo viên phải rèn luyện cho học sinh kĩ năng tìm hướng để giải bài toán.
Con đường định hướng cho học sinh để giải bài toán đó là:
+ Đầu tiên, xem xét bài toán có thuộc dạng điển hình hay không?
+ Nếu bài toán thuộc dạng toán điển hình thì học sinh dựa theo bài tập có
lời giải mẫu.
+ Nếu bài toán thuộc dạng toán không điển hình thì định hướng cho học
sinh xem xét bài toán có tương tự với bài toán nào mà người làm toán đã biết
cách giải. Nếu không thì phải định hướng cho học sinh tìm cách phân tích bài
toán thành những bài toán đơn giản mà học sinh đã biết cách giải.
Ví dụ: Bài tập 2 (Trang 154 – sách giáo khoa Toán 3)
Để ốp thêm một mảng tường, người ta dùng hết 9 viên gạch men, mỗi
viên gạch hình vuông cạnh 10cm. Hỏi diện tích mảng tường được ốp thêm là
bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?
5



- Đây không phải là dạng toán điển hình, giáo viên phải có kĩ năng giúp
học sinh phân tích thành hai bài toán đơn giản hơn mà học sinh đã biết cách giải
thông qua bước phân tích bài toán:
Bài toán 1:
Một viên gạch hình vuông canh 10cm. Tính diện tích của viên gạch đó.
Bài toán 2:
Để ốp thêm một mảng tường người ta dùng hết 9 viên gạch men hình
vuông, mỗi viên gạch có diện tích 100cm 2 . Hỏi diện tích mảng tường ốp thêm là
bao nhiêu?
Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải toán:
Giáo viên rèn cho học sinh kĩ năng thực hiện các phép tính theo trình tự
mà bước lập kế hoạch giải đã xác định sau đó viết lời giải.
Bước 4: Kiểm tra lại bài toán:
Hầu hết học sinh khi giải toán xong không nhìn lại bài làm của mình. Đây
là bước không bắt buộc nhưng lại là bước không thể thiếu trong dạy học giải
toán có lời văn. Vì bước này rèn cho học sinh tính cẩn thận và rèn cho học sinh
các kĩ năng:
Kiểm tra, rà soát lại công việc giải toán.
Tìm cách giải khác và so sánh các cách giải.
Suy nghĩ, khai thác thêm bài toán.
Phát hiện sai sót trong quá trình giải toán.
2.3.2. Rèn kĩ năng cụ thể cho từng bài toán có lời văn lớp 3:
Mặc dù những bài toán có lời văn trong trương trình lớp 3 đều được định hướng
theo quy trình chung như ở trên, nhưng mỗi bài, mỗi dạng lại có kĩ năng riêng.
a. Dạng toán về “nhiều hơn, ít hơn”
Ví dụ : Bài 3 (Trang 4 - sách giáo khoa Toán 3)
Khối lớp Một có 245 học sinh, khối lớp Hai ít hơn khối lớp Một 32 học
sinh. Hỏi khối lớp Hai có bao nhiêu học sinh ?
- Hướng dẫn giải :

- Trước hết yêu cầu học sinh đọc kỹ và hiểu đầu bài toán (Nắm ý nghĩa
chung đầu bài, hiểu được điều kiện của bài toán là gì ? yêu cầu ta phải làm gì ?
Tóm tắt đề toán:
245 học sinh
Khối Một:
32 học sinh
Khối Hai:
? học sinh
Bài giải
Số học sinh khối lớp Hai là :
245 - 32 = 213 (học sinh)
Đáp số : 213 học sinh
6


b. Các bài toán tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
- Lên lớp 3 đây là dạng toán đầu tiên mà học sinh tóm tắt bài toán dùng sơ
đồ đoạn thẳng. Vậy thì giáo viên phải rèn cho học sinh kĩ năng vẽ sơ đồ đoạn
thẳng để biểu diễn số liệu trên đó.
- Đôi khi học sinh làm phép tính đúng còn vẽ sơ đồ sai là học sinh chưa
hiểu ý nghĩa của sơ đồ. Khi dạy, có nhiều giáo viên chỉ máy móc dựa theo một sơ
đồ trong sách giáo khoa nên học sinh chưa hiểu hết nội dung bài. Vì vậy khi dạy,
giáo viên rèn cho học sinh kĩ năng vẽ sơ đồ đoạn thẳng, đoạn thẳng đó phải được
chia thành các đoạn bằng nhau và mỗi đoạn được coi là một phần tương ứng.
Ví dụ: Bài toán ( Trang 27 – sách giáo khoa Toán 3)
Có 28 học sinh đang tập bơi,

1
số học sinh đó là học sinh lớp 3A. Hỏi lớp
4


3A có bao nhiêu học sinh đang tập bơi ?
Học sinh vẽ sơ đồ: ?HS
28 học sinh
Bài giải
Lớp 3A có số học sinh đang tập bơi là:
28 : 4 = 7 (học sinh)
Đáp số: 7 học sinh
Ví dụ: Bài toán ( Trang 27 – sách giáo khoa Toán 3)
Vân làm được 30 bông hoa bằng giấy, Vân tặng bạn

1
số bông hoa đó.
6

Hỏi Vân tặng bạn bao nhiêu bong hoa ?
Học sinh vẽ sơ đồ:
? bông hoa

30 bông hoa
Giáo viên đưa ra trường hợp nếu vẽ sơ đồ như sau cũng không sai:
? bông hoa

30 bông hoa
Giáo viên phải đưa ra trường hợp đó thì mới khai thác hết bài.
7


c. Các bài toán có lời văn ở những tiết hình thành bảng nhân từ bảng nhân 6
đến bảng nhân 9.

- Những bài tập trong những tiết đó đều có mục đích là củng cố việc hình
thành bảng nhân. Đó là những bài tập đơn giản nhưng học sinh lại dễ bị sai khi
viết phép tính. Vậy khi dạy những bài tập này giáo viên phải rèn cho học sinh
hiểu ý nghĩa phép tính, mặc dù hai bài toán có cùng kết quả nhưng ý nghĩa lại
khác nhau.
Ví dụ: Khi dạy bài bảng nhân 6
Bài tập 2: (Trang 19 – sách giáo khoa Toán 3)
Mỗi thùng có 6l dầu. Hỏi 5 thùng như thế có tất cả bao nhiêu lít dầu?
- Học sinh tóm tắt và giải bài toán.
Tóm tắt:
6l

?l
Bài giải
Số lít dầu của 5 thùng là:
6 x 5 = 30( lít) (1)
Đáp số: 30 lít
Giáo viên phải đưa ra trường hợp sai để học sinh so sánh và hiểu ý nghĩa
của bài toán:
Bài giải
Số lít dầu của 5 thùng là:
5 x 6 = 30 ( lít) (2)
Đáp số: 30 lít
+ Trong (1) thì 6 lít dầu được lấy 5 lần.
+ Trong ( 2) thì 5 lít dầu được lấy 6 lần.
* Ý nghĩa phép tính khác nhau nên học sinh biết và sẽ không bị mắc phải trong
những bài sau.
d. Gấp một số lên nhiều lần:
- Đối với dạng bài toán này, giáo viên rèn cho học sinh kĩ năng để tìm ra
phép tính trong bài giải là đơn giản. Giáo viên định hướng cho học sinh nếu

trong bài có từ gấp .....lần thì sẽ làm phép tính nhân. Nhưng nếu chỉ dừng đó thì
học sinh chưa hiểu bài mà sự hiểu bài của học sinh phải được thông qua bước vẽ
sơ đồ đoạn thẳng để tóm tắt bài toán.
Ví dụ: Bài toán ( Trang 33 – SGK Toán 3)
Đoạn thẳng AB dài 2cm, đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB. Hỏi
đoạn thẳng CD dài mấy xăng-ti-mét?
8


- Tóm tắt đúng:
2cm
A

B

C

D

(1)

?cm

Bài giải
Đoạn thẳng CD dài số xăng-ti-mét là:
2 x 3 = 6 (cm)
Đáp số: 6 cm

- Tóm tắt sai:
2cm

A

B

C

(2)
D

?cm
- Giáo viên định hướng cho học sinh biết được vì sao cách tóm tắt (2) lại
sai ? Tại vì ta coi độ dài AB là một phần thì độ dài đoạn CD là 3 phần như thế.
Tức là lấy độ dài đoạn AB làm tiêu chí để vẽ độ dài đoạn CD (lấy cái đã biết để
vẽ cái chưa biết) chứ không phải lấy cái chưa biết là độ dài đoạn CD để vẽ cái
đã biết là đoạn AB.
Khi hiểu được thì học sinh sẽ có kĩ năng làm bài.
e. Giảm đi một số lần:
- Khi dạy dạng toán này, giáo viên dạy không nên máy móc dùng hình ảnh
con gà trong sách giáo khoa mà nên thay bằng một bài toán có hình ảnh thực tế
khác như bông hoa, que tính... để học sinh cũng có thể làm được thao tác từ mô
hình trực quan như của giáo viên mà cuối cùng vẫn rút ra được kết luận chung.
Có như vậy mới gây được hứng thú của học sinh tiết học đó.
- Đây cũng là dạng toán tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng và học sinh rất dễ bị
nhầm lẫn cách tóm tắt bài toán của dạng bài “ gấp một số lên nhiều lần”. Vì vậy giáo
viên phải rèn cho học sinh kĩ năng tóm tắt bài toán để hiểu được ý nghĩa của dạng
toán này. Khi hiểu được bản chất thì học sinh mới có kĩ năng làm toán.
Ví dụ: Độ dài đoạn thăng AB là 8cm. Độ dài đoạn thẳng AB giảm 4 lần thì được
độ dài đoạn CD. Tính độ dài đoạn thẳng CD.
Để hình thành cho học sinh kĩ năng xác định được phép tính trong bài giải
của dạng toán này cũng đơn giản. Giáo viên chỉ cần định hướng cho học sinh khi

gặp dạng toán nào mà trong bài có chữ “giảm.....lần” thì sẽ làm phép tính chia.
Đôi khi học sinh máy móc làm phép tính đúng nhưng câu trả lời bị sai thì giáo
9


viên phải rèn kĩ năng thành thói quen cho học sinh để có câu trả lời đúng dựa
vào tóm tắt bài toán.
Giáo viên rèn kĩ năng tóm tắt bài toán của dạng toán này như sau: Cái đầu
bài cho là cái đã biết được biểu diễn thành một đoạn thẳng, cái đã biết đó được
giảm đi mấy lần thì đoạn thẳng đó được chia thành bấy nhiêu phần bằng nhau
tương ứng.
+ Tóm tắt bài toán trên:
8cm
A

B
D

C
?cm

Nhìn vào cách tóm tắt, học sinh cũng có thể hiểu được rằng: Tìm dữ liệu
đầu bài yêu cầu chính là đi tìm một phần mấy của một số (Bài tập 2b trang 38 –
sách giáo khoa Toán 3).
f. So sánh số lớn gấp mấy lần số bé và so sánh số bé bằng một
phần mấy số lớn.
- Hai dạng toán này học sinh rất dễ nhầm lẫn vì vậy giáo viên phải có kĩ
năng định hướng cho học sinh tóm tắt, phân biệt hai dạng toán.
Dạng 1: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
- Để học sinh có kĩ năng giải toán thì giáo viên tự rút ra một kết luận để

học sinh dựa vào đó để làm mà trong sách giáo khoa không đưa ra.
Muốn tìm số lớn gấp mấy lần số bé, ta lấy số lớn chia cho số bé.
- Đôi khi học sinh còn lúng túng về câu trả lời vậy thì giáo viên định
hướng cho học sinh bằng cách: Lấy câu hỏi trong bài toán, bỏ từ “ hỏi” đi, thay
chữ “ mấy” bằng chữ “ số”.
Như vậy học sinh sẽ không bị sai câu trả lời.
Dạng 2: So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
Khi nắm được kĩ năng giải của dạng 1 thì học sinh giải dạng 2 một cách
dễ dàng.
Bước 1: Tìm số lớn gấp mấy lần số bé.
Bước 2: Trả lời số bé bằng một phần mấy số lớn.
Giáo viên lưu ý dạy cho học sinh cách ghi đơn vị và đáp số của hai dạng toán.
g. Bài toán giải bằng hai phép tính:
- Đây là bài toán hợp, giáo viên phải rèn cho học sinh kĩ năng phân tích
bài toán. Để giúp cho học sinh có kĩ năng giải dạng toán này thì giáo viên phải
dùng cả 4 phương pháp dạy học như đã nêu ban đầu.
Ví dụ : Có 28 kg gạo đựng đều trong 7 bao. Hỏi 5 bao có bao nhiêu ki-lôgam gạo?
Đối với dạng toán này, đa số các em dựa vào câu hỏi của bài để viết câu
10


lời giải cho phép tính đầu tiên, nhiều em làm luôn phép tính thứ 2 xuống cạnh
phép tính thứ nhất mà không có lời giải, có 1 số em viết câu lời giải cho 2 phép
tính đều giống nhau. Nguyên nhân dẫn đến sai lầm trên là do HS chưa phân tích
sâu đề toán, chưa tìm được mối liên hệ giữa các yếu tố của bài, học sinh hay
mắc sai lầm sau:
+ Sai lời giải đầu:
VD:
Số kg gạo đựng đều trong 7 bao là:
28 : 7 = 4 (kg)

Số kg gạo đựng trong 5 bao là:
4 x 5 = 20 (kg)
+ Hay học sinh chỉ viết một câu lời giải mà ghi 2 phép tính.
VD:
Số kg gạo đựng trong 5 bao là:
28 : 7 = 4 (kg)
4 x 5 = 20 (kg)
+ Thậm chí có em chỉ ghi một phép tính và một lời giải
VD: Số kg gạo đưng trong 5 bao là:
4 x 5 = 20 (kg)
Ngoài việc sai lời giải, học sinh còn sai đơn vị tính. Vì vậy giáo viên cần
cho học sinh đọc kỹ bài. Nhận biết các dữ liệu của bài toán.
+ Bài toán cho biết gì? (28 kg gạo đựng đều trong 7 bao).
+ Bài toán hỏi gì? (5 bao đựng bao có bao nhiêu kg gạo?).
- Giáo viên đưa ra vấn đề buộc học sinh phải suy nghĩ:
+ Theo đầu bài thì ta có thể tính ngay 5 bao đựng bao nhiêu kg gạo được
không? (Không)
+ Vì sao? (Vì chưa biết một bao đựng bao nhiêu kg gạo).
+ Tính 1 bao có bao nhiêu kg gạo tức là tìm gì trong dạng toán này? (Tìm
giá trị một phần trong các phần bằng nhau).
+ Giá trị một phần ở đây là gì? (Giá trị một phần là 1 bao đựng số kg
gạo)....
h. Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Khi giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ta thường đi theo 2 bước:
*Bước 1: Tìm giá trị của 1 phần trong các phần bằng nhau (Thực hiện
phép chia).
Bước này rất quan trọng. GV không những cho học sinh biết cách tìm giá
trị của 1 phần, mà học sinh phải biết 1 phần ở bài toán là gì? Muốn biết được
học sinh phải dựa vào câu hỏi của bài toán. Bước này được gọi là bước rút về
đơn vị.

*Bước 2: - Tìm giá trị của nhiều phần bằng nhau thì ta thực hiện phép tính
nhân.
Tuỳ theo từng đề bài, HS cần đọc kỹ xem bài toán hỏi gì?
- Tìm số phần bằng nhau của một giá trị thì ta thực hiện phép tính chia.
Vậy HS cần phân biệt được sự khác nhau của 2 dạng toán mà các em đã
học, giải bằng 2 phép tính:
11


+ Phép tính chia, rồi đến phép tính nhân.
+ Phép tính chia, rồi đến phép tính chia.
VD: Dạy bài trang 166 – Bài tập 1:
+ Hướng dẫn học sinh thực hiện 2 bước:
*Bước 1: Muốn tìm xem 15 kg đường đựng trong mấy túi thì phải tìm
xem mỗi túi đựng mấy kg đường?
*Bước 2 : 5 kg đường đựng trong 1 túi thì 15 kg đường đựng trong trong
mấy túi?
Bài giải
Số kg đường đựng trong mỗi túi là:
40 : 8 = 5 (kg)
Số túi cần có để đựng hết 15 kg đường là:
15 : 5 = 3 (túi)
Đáp số: 3 túi.
Điều quan trọng và đáng chú ý nhất khi làm toán dạng này, học sinh cần
nắm được 2 bước tính.
- Giáo viên rèn cho học sinh kĩ năng phân tích bài toán theo hai cách:
i. Tiền Việt Nam.
- Bài toán có lời văn liên quan đến tiền Việt Nam giúp cho học sinh vận
dụng một cách linh hoạt vào trong đời sống thực tế.
- Để rèn kĩ năng cho học sinh giải những bài toán này, giáo viên nên sử

dụng phương pháp đóng vai, cho học sinh thực hiện việc mua bán, trao đổi tiền
thật thì học sinh sẽ tư duy bài toán một cách nhanh nhất và chính xác nhất.
k. Chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
- Giáo viên rèn kĩ năng cho học sinh giải những bài toán có nội dung hình
học thì giáo viên phải rèn những kĩ năng sau.
+ Kĩ năng chuyển đổi các đơn vị độ dài, diện tích.
+ Nắm các công thức tính chu vi, diện tích của từng hình.
l. Chu vi của hình chữ nhật và hình vuông.
Trước tiên, giáo viên phải rèn kĩ năng hình thành công thức tính chu vi
của hai hình chữ nhật và hình vuông từ đặc điểm của từng hình và từ cách tính
chu vi của hình tứ giác nói chung.
Khi đã nắm chắc được cách tính chu vi của mỗi hình thì giáo viên phải rèn
cho học sinh kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài.
Sau khi đã thành thạo hai kĩ năng trên thì học sinh thực hiện kĩ năng tính
toán để giải toán.
m. Diện tích hình vuông và hình chữ nhật.
Để học sinh có kĩ năng giải toán về cách tính diện tích của một hình, trước
tiên giáo viên phải rèn cho học sinh có kĩ năng hình thành công thức tính diện
tích của hai hình từ diện tích của một ô vuông có diện tích 1cm2.
Khi đã có kĩ năng xây dựng công thức thì học sinh sẽ có kĩ năng áp dụng
công thức để làm toán một cách đơn giản.
n. Bài toán hợp giữa chu vi và diện tích.
12


Để giải những bài toán hợp giữa chu vi và diện tích thì giáo viên phải rèn
kĩ năng phân tích bài toán cho học sinh bằng cách: Tìm độ dài của cạnh hình
vuông hay chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật.
Để phân tích bài toán hợp này giáo viên có thể rèn cho học sinh dùng sơ
đồ của bài toán ngược để học sinh nhận thấy trực quan các mối quan hệ.

Ví dụ: Bài 4( Trang 168 – sách giáo khoa Toán 3)
Một hình vuông có chu vi 2dm 4cm. Hỏi hình vuông đó có diện tích bằng
bao nhiêu xăng - ti- mét vuông?
+ Giáo viên rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo độ dài phù hợp với trương
trình tức là đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé hơn: 2dm 4cm = 24cm.
+ Giáo viên cũng phải đưa ra trường hợp là: Tại sao không đổi từ đơn vị
bé ra đơn vị lớn? Nếu đổi như vậy thì có đổi được không?
+ Giáo viên rèn cho học sinh khi gặp dạng như thế này thì phân tích bài
toán dùng lưu đồ của phương pháp giải toán tính ngược từ cuối như sau:
Gọi cạnh hình vuông là a, ta có:
x4
a xa

2
4

b
b là diện tích hình vuông.
Nhìn vào lưu đồ đó, học sinh sẽ tìm được lời giải của bài toán là phải tìm
cạnh của hình vuông từ công thức tính chu vi hình vuông.
2.3.3. Tăng cường kiểm tra bài tập về nhà của học sinh.
Tôi đã sử dụng nhiều hình thức kiểm tra tổ nhóm, học sinh
khá kiểm tra giúp đỡ học sinh yếu, thông qua cha mẹ học sinh,
kết hợp kiểm tra trên bảng, trên giấy kiểm tra để thường xuyên
đánh giá việc học của học sinh.
2.3.4. Động viên kịp thời học sinh có cố gắng trong học
tập.
Tạo niềm tin và ý thức tự giác học tập cho các em và gia đình. Từ đó
phối hợp và đôn đốc các em học tập tốt. Hàng tuần nhận xét và
đánh giá từng học sinh ở lớp, hoặc động viên khen ngợi ngay

sau mỗi tiết học những em có tiến bộ.
2.3.5. Tăng cường giúp đỡ các em nắm vững lý thuyết,
công thức. Thường xuyên khắc sâu kiến thức ngay tại
lớp.
Giáo viên đặc biệt chú trọng phương pháp dạy nhẹ nhàng,
13


tự nhiên để phát huy năng lực tư duy sáng tạo của học sinh.
Biết trình bày bài giải đầy đủ. Có thể viết gộp các phép tính
thành một dãy dựa vào quy tắc, hoặc công thức đã học. Biết thử
lại kết quả và tìm thêm các cách giải khác.
2.3.6. Thường xuyên củng cố kĩ năng giải toán đã hình
thành cho các em.
Thường xuyên củng cố kỹ năng giải toán đã hình thành cho
các em. Gây
hứng thú trong việc giải toán, thi đua giải nhanh, giải đúng,
trình bày sạch đẹp, khoa học. Từ đó nâng cao chất lượng bộ
môn toán, làm cho các em yêu thích việc giảỉ toán có lời văn
hơn.
Tóm lại: Đối với các bài toán có lời văn như trên, giáo viên
nên khuyến khích học sinh tự nêu ra các giả thiết đã biết, cái
cần phải tìm, cách tìm tóm tắt bài toán và tìm đường lối giải.
Các phép tính giải chỉ là khâu thứ yếu mang tính kĩ thuật.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua một thời gian nghiên cứu đề ra một số biện pháp giải toán có lời văn
ở lớp 3 tôi cùng giáo viên trong tổ mạnh dạn đã tổ chức thực hiện chuyên đề
toán, về phương pháp, về cách giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 đã được
nâng cao và đạt hiệu quả cao.
Do vậy đã được triển khai áp dụng thực hiện ở các lớp trong khối 3. Tôi

chất lượng môn toán ở lớp tôi nâng lên rõ rệt. Điều đó được thể hiên qua các lần
kiểm tra định kỳ (Đầu năm, cuối kỳ I).
Cụ thể như sau: Kết quả việc giải toán của học sinh qua kiểm tra cuối kì I
như sau:
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
TSHS SL
TL
SL
TL
SL
TL
32
15
46,9%
14
43,7 %
3
9,4%
Từ những kết quả đạt được nêu trên, tôi thấy dạy học giải toán có lời văn
ở lớp 3 không những chỉ giúp cho học sinh củng cố vận dụng các kiến thức đã
học, mà còn giúp các em phát triển tư duy, sáng tạo trong học toán và biết vận
dụng thực hành vào thực tiễn cuộc sống.
3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Hướng dẫn và giúp học sinh giải toán có lời văn nhằm giúp các em phát
triển tư duy trí tuệ, tư duy phân tích và tổng hợp, khái quát hoá, trìu tượng hoá,
rèn luyện tốt phương pháp suy luận lô gic. Bên cạnh đó đây là dạng toán rất gần
gũi với đời sống thực tế.

Do vậy, việc giảng dạy toán có lời văn một cách hiệu quả giúp các em trở
thành những con người linh hoạt, sáng tạo, làm chủ trong mọi lĩnh vực và trong
cuộc sống thực tế hàng ngày. Những kết quả mà chúng tôi đã thu được trong quá
14


trình nghiên cứu không phải là cái mới so với kiến thức chung về môn toán ở
bậc tiểu học, song lại là cái mới đối với bản thân tôi.
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã phát hiện và rút ra nhiều điều lý thú về
nội dung và phương pháp dạy học giải toán có lời văn ở bậc tiểu học. Tôi tự cảm
thấy mình được bồi dưỡng thêm lòng kiên trì, nhẫn nại, sự ham muốn, say xưa
với việc nghiên cứu. Tuy nhiên đề tài này của tôi là giai đoạn đầu nghiên cứu
trong lĩnh vực khoa học nên không thể tránh khỏi những kiến khuyết. Tôi mong
muốn nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, của các bạn đồng nghiệp
và những ai quan tâm đến vấn đề giải toán có lời văn cho học sinh ở bậc tiểu học
nói chung, giải Toán có lời văn ở lớp 3 nói riêng.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với nhà trường
Thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên đề về đổi mới
phương pháp dạy học và học tập những sáng kiến kinh nghiệm hay có ứng dụng
giá trị hiệu quả.
3.2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
Thường xuyên tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên của các nhà trường được
học hỏi kinh nghiệm của những giáo viên lâu năm, trình độ tay nghề cao ở trong
và ngoài thị xã.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Bỉm Sơn, ngày 28 tháng 3 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của

mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Vũ Thị Hoa

15


MỤC LỤC
Trang

16


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ BỈM SƠN

TRƯỜNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN
CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 3”

Người thực hiện:
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác:
SKKN Thuộc môn :

BỈM SƠN NĂM 2019


17



×