Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty niêm yết trên sàn hose

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.09 KB, 72 trang )

BӜ GIÁO DӨ&9¬Ĉ¬27ҤO
75ѬӠ1*ĈҤI HӐC KINH Tӂ TP. HӖ CHÍ MINH

WXYZ

VÕ THӎ HӖ1*+ѬѪ1*

CÁC NHÂN TӔ 7È&ĈӜ1*ĈӂN Hӊ SӔ GIÁ
TRÊN THU NHҰP CӪA CÁC CÔNG TY
NIÊM YӂT TRÊN SÀN HOSE

LUҰ19Ă17+ҤC SӺ KINH Tӂ

TP. Hӗ Chí Minh – 1ăP


BӜ GIÁO DӨ&9¬Ĉ¬27ҤO
75ѬӠ1*ĈҤI HӐC KINH Tӂ TP. HӖ CHÍ MINH

WXYZ

VÕ THӎ HӖ1*+ѬѪ1*

CÁC NHÂN TӔ 7È&ĈӜ1*ĈӂN Hӊ SӔ GIÁ
TRÊN THU NHҰP CӪA CÁC CÔNG TY
NIÊM YӂT TRÊN SÀN HOSE

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SӔ: 60340201

LUҰ19Ă17+ҤC SӺ KINH Tӂ



1*ѬӠ,+ѬӞNG DҮN KHOA HӐC:
PGS. TS. NGUYӈN THӎ NGӐC TRANG

TP. Hӗ Chí Minh – 1ăP


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH – ĐỒ THỊ
TÓM TẮT
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI .........................................................................................
1.

Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 2

4.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2


5.

Kết cấu đề tài........................................................................................................ 2

6.

Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ SỐ GIÁ TRÊN THU NHẬP .............. 4

1.1.

Cơ sở lý thuyết ..................................................................................................... 4

1.1.1.

Hệ số giá trên thu nhập (Price to Earnings Ratio - P/E) ...................................... 4

1.1.2.

Mô hình Gordon ................................................................................................... 5

1.1.3.

Lý thuyết tín hiệu cổ tức – Dividend Signal Theory ........................................... 6

1.2.

Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số giá trên thu

nhập ...................................................................................................................... 7
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ........... 12

2.1.

Thiết kế và dữ liệu nghiên cứu........................................................................... 12

2.2.

Mô hình ước lượng và các giả thuyết nghiên cứu ............................................. 13

2.2.1.

Mô hình ước lượng ............................................................................................ 13

2.2.2.

Các giả thuyết nghiên cứu.................................................................................. 20

2.3.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 24
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 27


3.1.

Thống kê mô tả biến .......................................................................................... 27

3.2.


Kết quả kiểm định các khuyết tật trong mô hình .............................................. 29

3.2.1.

Kiểm định đa cộng tuyến ................................................................................... 29

3.2.2.

Kiểm định phương sai của nhiễu thay đổi ......................................................... 30

3.2.3.

Kiểm định tự tương quan của nhiễu ................................................................... 31

3.3.

Kết quả hồi quy .................................................................................................. 32

3.3.1.

Kết quả hồi quy trên toàn mẫu ........................................................................... 32

3.3.2.

Kết quả hồi quy cho từng năm ........................................................................... 35
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ................................................................................. 38

4.1.


Tóm lược kết quả nghiên cứu ............................................................................ 38

4.2.

Hạn chế của luận văn ......................................................................................... 39

4.3.

Những gợi ý và hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới: Quý Thầy, Cô
Trường Đại Học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh, Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp đã
hết lòng truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tại
trường, đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang – Giảng viên Khoa Tài
Chính Doanh Nghiệp đã hướng dẫn tận tình phương pháp khoa học và nội dung
đề tài và ThS Trần Thị Tuấn Anh, giảng viên khoa Toán-Thống Kê đã cung cấp
một số tài liệu và giúp tôi hoàn thiện hơn luận văn của mình.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè các lớp cao học khóa 19 của
Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh đã hỗ trợ, động viên khích lệ tôi trong quá
trình học tập và thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thiện luận văn, trao
đổi và tiếp thu các ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô và bạn bè, tham khảo nhiều
tài liệu, song cũng không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được những
thông tin đóng góp, phản hồi quý báu từ Quý Thầy cô và bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2013
Người viết

Võ Thị Hồng Hương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Cô hướng
dẫn là PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục
vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các
nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn
còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ
quan tổ chức khác và đều có chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để dễ tra cứu
và kiểm chứng.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2013
Người viết

Võ Thị Hồng Hương


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CAP

Market Capitalization

Giá trị vốn hóa thị trường


EPS

Earning per share

Thu nhập trên mỗi cổ phần

D/E

Dividend Payout Ratio

Tỷ lệ cổ tức chi trả

FEM

Fixed Effect Model

Mô hình các yếu tố cố định

GROWTH

Income Growth Rate

Tốc độ tăng trưởng thu nhập

HOSE

LEV

LOG(CAP)


Ho

Chi

Minh

Stock Sàn

Exchange

dịch

chứng

khoán

Tp.HCM

Total Debt to Total Assets
Ratio
Logarithm

giao

of

Tỷ số nợ

Market Giá trị logarit của giá trị vốn hóa


Capitalization

thị trường

MKRETURN

Market Return

Tỷ suất thu nhập của cổ đông

OLS

Ordinary Least Squares

P/B

Price to Book Ratio

Tỷ số giá thị trường trên giá ghi sổ

P/E

Price-Earnings Ratio

Hệ số giá trên thu nhập

REM

Random Effect Model


Mô hình các yếu tố ngẫu nhiên

ROE

Return on Equity

Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần

Phương pháp bình phương tối
thiểu thông thường


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 : Bảng tổng hợp kỳ vọng giả thuyết về tương quan giữa các biến độc lập
và biến phụ thuộc ................................................................................................... 23
Bảng 3.1 : Thống kê mô tả các biến trong mô hình ............................................... 28
Bảng 3.2 : Ma trận tương quan giữa các biến độc lập ........................................... 29
Bảng 3.3 : Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ...................................................... 30
Bảng 3.4 : Kết quả hồi quy..................................................................................... 33
Bảng 3.5 : Kết quả hồi quy qua các năm ............................................................... 36


DANH MỤC HÌNH – ĐỒ THỊ
Hình 3.1 : Đồ thị phần dư .................................................................................. 27
Hình 3.2 : Đồ thị phương sai của nhiễu ............................................................. 30
Hình 3.3 : Đồ thị kiểm tra hiện tượng tự tương quan của nhiễu ....................... 32


TÓM TẮT

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số giá trên thu nhập có vai trò quan trọng
đối với các đối tượng tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán sử dụng
phương pháp P/E như công cụ quyết định đầu tư. Tuy nhiên có khá ít nghiên cứu
thực nghiệm ở Việt Nam nghiên cứu về vấn đề này. Bài nghiên cứu này sử dụng
dữ liệu bảng với nguồn số liệu từ báo cáo tài chính của 101 doanh nghiệp niêm
yết trên HOSE trong khoảng thời gian từ 2008 – 2012. Với mô hình ước lượng
dành riêng cho dữ liệu bảng đươc lựa chọn là mô hình các yếu tố cố định, nghiên
cứu đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số giá trên thu nhập gồm hệ số thu
nhập trên vốn cổ phần, tỷ lệ chi trả cổ tức, tỷ số giá thị trường trên giá ghi sổ, tỷ
số nợ, giá trị thị trường công ty và hệ số rủi ro.
Từ khóa: Hệ số giá trên thu nhập (P/E), Sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh
(HOSE), mô hình hồi quy đa biến, tỷ lệ cổ tức chi trả, hệ số thu nhập trên vốn cổ
phần, giá trị thị trường công ty, tốc độ tăng trưởng thu nhập, tỷ số nợ, hệ số rủi ro


1

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.

Lý do chọn đề tài
Tại Việt Nam, đa số các nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia trên thị trường chứng khoán
chưa có nền tảng vững vàng về phân tích tài chính nên việc tìm hiểu một công cụ
định giá cổ phiếu đơn giản, hiệu quả trước khi ra quyết định đầu tư càng cần thiết
hơn bao giờ hết. Đáp ứng yêu cầu đó, ngày nay, phương pháp định giá bằng tỷ số
P/E (hệ số giá trên thu nhập) được sử dụng rộng rãi như một tiêu chuẩn so sánh
cho các quyết định đầu tư. Sự hiểu biết về P/E cũng như các yếu tố quyết định tỷ
lệ P/E là rất quan trọng đối với các nhà đầu tư cá nhân, nhà quản lý quỹ, chuyên
gia phân tích thị trường và những người đưa ra quyết định, vì định giá vốn sở hữu
là rất quan trọng đối với quyết định đầu tư.

Hệ số giá trên thu nhập của cổ phiếu theo thời gian phản ánh những thay đổi
trong các điều kiện kinh tế khác nhau và nhận thức của nhà đầu tư về kỳ vọng lợi
nhuận trong tương lai. Nghiên cứu này xem xét các nhân tố có thể giải thích cho
sự biến động này, bởi lẽ việc so sánh tỷ số P/E theo thời gian là vô nghĩa nếu như
những thay đổi trong các yếu tố quyết định đến P/E không được tính đến. Một tỷ
lệ P/E cao hay thấp có thể được đánh giá đúng và điều chỉnh phù hợp dựa trên
những thay đổi trong các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến P/E. Đó là động lực để tác
giả phân tích thực nghiệm các yếu tố quyết định cụ thể đến tỷ lệ P/E của các
doanh nghiệp niêm yết.
Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến P/E xuất phát từ mô hình các yếu tố
cơ bản của P/E được Gordon xây dựng năm 1962. Phát hiện của ông chỉ ra rằng
P/E được quyết định bởi tỉ lệ chi trả cổ tức, mức độ rủi ro của cổ phiếu và tiềm
năng tăng trưởng của công ty. Các nghiên cứu sau đó tiếp tục phát triển thêm
nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến P/E như: thu nhập, quy mô công ty, lãi suất,
lạm phát… Từ sự quan sát và tìm kiếm thông tin của tác giả, có rất ít nghiên cứu
về các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ số P/E tại thị trường Việt Nam và các nghiên cứu
này không còn mang tính cập nhật, nhất là từ sau giai đoạn thị trường chứng
khoán Việt Nam sụt giảm và bị ảnh hưởng từu cuộc khủng hoảng tài chính thế


2

giới năm 2008. Trước những thực trạng này, đề tài được xây dựng nhằm khảo sát
các yếu tố ảnh hưởng lên tỉ số P/E của các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán Hồ Chí Minh cho thời kỳ 2008 – 2012.
2.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu này là nhận diện các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ số P/E trên
sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh nhằm tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi

nghiên cứu sau:
-

Các yếu tố nào ảnh hưởng quyết định đến tỷ số P/E?

-

Có hay không sự khác nhau của các yếu tố tác động đến tỷ số P/E qua các
năm?

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ số P/E của 101 công ty niêm yết
trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh. Dữ liệu nghiên cứu từ tháng
01/2008 đến tháng 12/2012, nguồn dữ liệu thu thập từ các website các công ty
chứng

khoán

Việt

Nam

như

www.fpts.com.vn,

www.hsc.com.vn,


www.vndirect.com.vn.
4.

Phương pháp nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa
trên mô hình tác động cố định FEM (Fixed Effect Model) hồi quy trên dữ liệu
bảng (Panel Data) để xem xét tác động của 8 biến độc lập (tỷ số giá thị trường
trên giá trị sổ sách, giá trị thị trường công ty, tốc độ tăng trưởng thu nhập, hệ số
rủi ro, tỷ số nợ, hệ số thu nhập trên vốn cổ phần, tỷ lệ chi trả cổ tức và tỷ suất thu
nhập của cổ đông) lên hệ số giá trên thu nhập như thế nào. Mô hình nghiên cứu
được sử dụng trong nghiên cứu trước đây của các tác giả Talat Afza and Ms.
Samya Tahi (2012). Tác giả sử dụng công cụ phân tích dữ liệu để thực hiện các
nghiên cứu như: mô tả thống kê, mô hình hồi quy đa biến với Eviews 6 trên
Window.

5.

Kết cấu đề tài


3

Chương 1 Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng
đến tỷ số giá trên thu nhập
Chương 2 Phương pháp luận và dữ liệu nghiên cứu
Chương 3 Kết quả nghiên cứu
Chương 4 Kết luận
6.

Đóng góp của đề tài

Kết quả nghiên cứu nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số giá trên thu
nhập làm cơ sở tham khảo cho nhiều đối tượng sử dụng. Các nhà đầu tư ngoài và
cổ đông, những người biết được biến số chủ yếu ảnh hưởng đến P/E và theo dõi
hoạt động của công ty trước khi đưa ra quyết định liệu có mua hoặc bán cố phiếu
hay không. Các nhà quản lý chuyên nghiệp, những người xem xét yếu tố quyết
định đến P/E để thiết lập chính sách tài chính tối ưu nhằm đạt được mục tiêu của
công ty. Bên cho vay, là những người xem xét kết quả đánh giá hoạt động của
công ty trước khi chấp thuận các khoản vay với mức rủi ro chấp nhận được. Và
cuối cùng, từ kết quả nghiên cứu này của tác giả có thể dẫn đến những nghiên
cứu sâu xa và tiềm năng khác trong tương lai.


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CÁC YẾU
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ SỐ GIÁ TRÊN THU NHẬP
Trong chương 1 của luận văn, tác giả sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết được sử
dụng cho việc giải thích các khái niệm, lý thuyết để xây dựng mô hình nghiên
cứu. Đồng thời, chương 1 cũng trình bày những kết quả nghiên cứu thực nghiệm
trước đây tại các nước trên thế giới về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ số giá trên
thu nhập. Tác giả sẽ dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm này
làm tiền đề cho việc chọn lựa các nhân tố có thể ảnh hưởng đến tỷ số P/E tại Việt
Nam, các nhân tố này sẽ được chọn là biến giải thích cho sự tác động đến P/E
trong chương 2.
1.1.

Cơ sở lý thuyết

1.1.1.


Hệ số giá trên thu nhập (Price to Earnings Ratio - P/E)
Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu (P/E) là tỷ số tài chính dùng để đánh giá
mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu và mức thu nhập trên mỗi cổ
phần, hay cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho một cổ phiếu trên thị
trường chứng khoán.
Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những tỷ số phân tích quan trọng trong
quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh
hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối
quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập (Earning per share –
EPS), do đó tỷ số P/E được tính bằng cách lấy giá thị trường bình quân của cổ
phiếu do doanh nghiệp phát hành trong một kỳ nhất định chia cho thu nhập bình
quân trên một cổ phần mà doanh nghiệp phải trả cho nhà đầu tư trong kỳ đó.
Công thức tính:

Trong đó:

𝑃
𝐺𝑖á 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑚ộ𝑡 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 (𝑀𝑎𝑟𝑘𝑒𝑡 𝑃𝑟𝑖𝑐𝑒)
=
𝐸
𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑚ỗ𝑖 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛 (𝐸𝑃𝑆)


5

-

Giá thị trường P của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở
thời điểm hiện tại. Theo quan điểm tài chính, giá thị trường của cổ phiếu biểu

hiện kỳ vọng lợi nhuận trong tương lai mà chứng khoán mang lại tương ứng
với một mức lãi suất yêu cầu (mức độ rủi ro tương ứng).

-

Thu nhập mỗi cổ phần (EPS) là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty
chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất. EPS được sử
dụng như một tỷ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp,
được tính bởi công thức:
𝐸𝑃𝑆 =

𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑟ò𝑛𝑔 − 𝐶ổ 𝑡ứ𝑐 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 ư𝑢 đã𝑖
𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 đ𝑎𝑛𝑔 𝑙ư𝑢 ℎà𝑛ℎ

Mặc dù số liệu EPS trong công thức tính P/E thường dựa chủ yếu vào lợi nhuận
ròng từ hoạt động kinh doanh của công ty trong 4 quý trước đó nhưng P/E cũng
không chỉ đơn thuần là thước đo về hiệu quả hoạt động của công ty trong quá
khứ. Kỳ vọng của thị trường về sự phát triển của công ty cũng là một nhân tố
được tính tới trong tỷ số này. Giá cổ phiếu của một công ty sẽ phản ánh nhận
định của các nhà đầu tư về giá trị của công ty đó. Tiềm năng phát triển trong
tương lai cũng được tính tới khi định giá cổ phiếu. Do đó, một cách tốt hơn để lý
giải tỉ lệ P/E đó là P/E là sự phản ánh mức độ lạc quan cũng như kì vọng của thị
trường về khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai.
Nếu một công ty có hệ số P/E cao hơn mức trung bình của toàn bộ thị trường hay
mức bình quân ngành, điều này có nghĩa là thị trường đang kỳ vọng vào khả năng
tăng trưởng tốt của công ty trong một thời gian tới, có thể là vài tháng hoặc vài
năm nữa. Một công ty có hệ số P/E cao cuối cùng sẽ phải tương xứng với kì vọng
của thị trường thể hiện thông qua sự tăng trưởng lớn về lợi nhuận hoạt động, nếu
không chắc chắn giá cổ phiếu của công ty đó sẽ giảm.
1.1.2.


Mô hình Gordon
Để giải thích sự tương quan của P/E với các yếu tố khác, tác giả xem xét mô hình
định giá của Gordon (1962) với mức tăng trưởng g theo công thức sau:
𝑃1 =

𝐷1
𝐸𝑃𝑆0 ∗ (1 + 𝑔) ∗ (1 − 𝑃𝐵𝑅)
=
𝑟− 𝑔
𝑟−𝑔


6

𝑃1 �𝐸𝑜 =

𝑃1 �𝐸1 =
Trong đó:

(1 + 𝑔) ∗ (1 − 𝑃𝐵𝑅)
𝑟−𝑔

1 − 𝑃𝐵𝑅 𝐷𝑖𝑣𝑖𝑑𝑒𝑛𝑑 𝑃𝑎𝑦𝑜𝑢𝑡 𝑅𝑎𝑡𝑖𝑜
=
𝑟−𝑔
𝑟−𝑔

-


D1 : lượng cổ tức chia kỳ 1.

-

EPS: lợi nhuận trên một cổ phiếu.

-

PBR: (Plow Back Ratio) tỷ lệ lợi nhuận giữ lại.

-

(1-PBR): tỉ lệ trả cổ tức (D/E: Dividend Payout Ratio).

-

r: suất sinh lợi yêu cầu.

-

g: tốc độ tăng trưởng thu nhập (cổ tức)

Mô hình Gordon chỉ ra sự liên hệ thuận chiều giữa P/E với tốc độ tăng trưởng
thu nhập và tỷ lệ chi trả cổ tức và mối liên hệ nghịch chiều giữa P/E với suất sinh
lợi yêu cầu. Như vậy, bất kỳ sự thay đổi nào trong các yếu tố trên cũng gây ra
ảnh hưởng đến P/E.
1.1.3.

Lý thuyết tín hiệu cổ tức – Dividend Signal Theory
Theo lập luận này, một công bố cổ tức chứa thông tin về đánh giá của ban quản

lý về khả năng sinh lợi, thu nhập và tỷ lệ tăng tương lai của công ty. Cổ tức tăng
hàm ý nhà quản trị lạc quan về khả năng sinh lợi trong tương lai và ngược lại.
Đến lượt, các nhà đầu tư có thể sử dụng thông tin hàm chứa trong các thông báo
cổ tức để định giá giá cổ phiếu của công ty.
Qua nhiều năm, khái niệm tác động tín hiệu của cổ tức có thể chỉ ra các vị thế
khả quan trong tương lai của một doanh nghiệp hay không vẫn đang là một chủ
đề được tranh luận nóng bỏng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh
rằng thị trường phản ứng tích cực đối với các thông tin chi trả cổ tức nhiều hơn.
Phần lớn các cuộc thử nghiệm cũng cho thấy tác động tín hiệu của cổ tức luôn
xảy ra trong cả trường hợp công ty thông báo chi trả cổ tức nhiều hơn hay ít hơn.
Các nghiên cứu của H. Kent Baker & Gary E. Powell (1999) hay Lazo (1999)
đồng tình rất cao tín hiệu của chính sách và thấy rằng đa số các công ty sử dụng


7

cổ tức như là công cụ phát tín hiệu về viễn cảnh thu nhập tương lai. Họ rất băn
khoăn khi cắt giảm cổ tức bất kể nguyên nhân cắt giảm là gì.
Mặc dù vậy, vẫn có những luồng ý kiến khác về tác động tín hiệu của cổ tức đáng
được quan tâm. Một luồng ý kiến khác cho rằng, khi công ty quyết định chi trả cổ
tức với mức cao hơn, đồng nghĩa là các cơ hội đầu tư trong tương lai không còn
nhiều nữa, công ty không cần thiết phải giữ lại lợi nhuận quá nhiều để tái đầu tư.
Những nghiên cứu đã cho ra bằng chứng là lý thuyết tín hiệu cổ tức tỏ ra không
có hiệu lực của Grullon, et al (2003), Chang, Kumar & Sivaramakrishnan (2006),
Savov (2006)…
Như vậy, thuyết tín hiệu cổ tức chỉ ra chính sách cổ tức có ảnh hưởng đến giá trị
công ty và là yếu tố được chú trọng trong việc định giá cổ phiếu. Một sự gia tăng
trong chính sách cổ tức sẽ làm hài lòng cổ đông khiến cổ phiếu của công ty đó có
sức hút thông qua tỷ số P/E cao và ngược lại.
1.2.


Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ số giá trên thu
nhập
Mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và các nhân tố cơ bản luôn là một vấn đề được
quan tâm bởi các nhà phân tích thị trường, các giám đốc quỹ và các nhà đầu tư.
Liên quan đến vấn đề này, hệ số giá trên thu nhập đã trở nên rất phổ biến trong
việc đánh giá mức độ tiềm năng để đầu tư vào các cổ phiếu riêng lẻ. Nhiều
nghiên cứu thực nghiệm tại các thị trường chứng khoán trên thế giới đã xác định
ra các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số giá trên thu nhập của cổ phiếu dựa trên các
phân tích về thị trường và phân tích ngành. Sau đây là những nghiên cứu liên
quan mà tác giả đã sử dụng tham khảo để hỗ trợ cho việc thực hiện luận văn này.
Tại Pakistan
-

Talat Afza & Samya Tahir (2012) đã sử dụng mô hình phương pháp bình
phương ước lượng nhỏ nhất (OLS) dựa trên dữ liệu gộp thu thập từ 25 công
ty trong ngành hóa học được niêm yết trên thị trường chứng khoán Pakistan
trong giai đoạn 2005 – 2009. Tác giả nghiên cứu mối quan hệ của các nhân
tố tỷ lệ cổ tức chỉ trả, tỷ số đo lường hiệu quả hoạt động Tobin’s Q, tính


8

thanh khoản, biến động giá, tốc độ tăng trưởng thu nhập, thu nhập của cổ
đông và quy mô công ty đến tỷ số giá trên thu nhập. Đầu tiên, tác giả thực
hiện hồi quy trên dữ liệu gộp gồm 125 quan sát và sau đó tiến hành hồi quy
trên dữ liệu chuỗi thời gian cho từng năm.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy tỷ lệ chi trả cổ tức, biến động giá, Tobin
Q có tác động cùng chiều và quy mô công ty có tác động ngược chiều đến tỷ
số giá trên thu nhập, trong đó tỷ lệ chi trả cổ tức có ảnh hưởng mạnh nhất.

Hiệu ứng tác động của các nhân tố ảnh hưởng lên P/E cũng khác nhau qua
từng năm.
-

Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến OLS, Azam (2010) đã sử dụng
số liệu của 35 công ty đã chỉ tra cổ tức trên Karachi Stock Exchange trong
thời kì từ 2000-2008 và tìm ra được sự ảnh hưởng của các yếu tố cơ bản như
tỉ lệ chi trả cổ tức, tỉ suất chiết khấu và sự tăng trưởng thu nhập trên tỷ số
P/E. Kết quả hồi quy chứng minh được tốc độ tăng trưởng thu nhập và tỉ lệ
chi trả cổ tức có mối quan hệ tỉ lệ thuận đến tỷ số P/E.

Tại Thụy Điển
Filip Lundberg and Karl Johan Kulling (2007) thu thập bộ dữ liệu bảng trong
10 năm (1998 – 2007) tại thị trường chứng khoán Thụy Điển nhằm nghiên
cứu mối quan hệ của P/E với các yếu tố: lãi suất, tỷ lệ cổ tức, tốc độ tăng
trưởng thu nhập, rủi ro, giá trị thị trường công ty, tỷ số nợ, tỷ số giá thị
trường trên giá ghi sổ.
Sử dụng mô hình hồi quy đa biến, tác giả đã kết luận có mối liên hệ ngược
chiều giữa P/E với các yếu tố như mức vốn hóa, tỷ lệ chi trả cổ tức, tỷ số nợ
trên vốn cổ đông và có mối liên hệ thuận chiều với lãi suất và tỷ số giá thị
trường trên giá ghi sổ.
Tại Iran
Vahid Faezinia (2012) đã chọn mẫu quan sát là 120 công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Tehran (TSE) suốt thời kỳ 2005 – 2011 để nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số giá thu nhập trên thị trường vốn Iran.


9

Nghiên cứu của ông tập trung phân tích mối quan hệ của P/E với 8 biến độc

lập bao gồm: mức lãi suất, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng thu nhập, mức
rủi ro hệ thống (beta), quy mô công ty (giá trị thị trường công ty), hệ số thu
nhập trên vốn cổ đông (ROE), tỷ suất cổ tức (dividend yield) và đòn bẩy tài
chính. Việc phân tích dữ liệu được thực hiện bởi phần mềm Eviews thông
qua việc dùng mô hình hồi quy logarit, cách tiếp cận dữ liệu dạng bảng
(panel data) và các kết quả nghiên cứu phải được dựa trên nền tảng độ tin
cậy 95%. Lựa chọn mô hình các yếu tố cố định (FEM), kết quả hồi quy cho
thấy 58% sự thay đổi của P/E được giải thích bởi các biến phụ thuộc, các
biến phân tích đều cho thấy sự ảnh hưởng đối với P/E và chỉ ra rằng mức lãi
suất, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ cổ tức có quan hệ nghịch biến; các biến còn lại có
quan hệ đồng biến với P/E.
Tại Ấn Độ
Shilpa.M (2007) nghiên cứu sử dụng một mẫu của 52 công ty niêm yết được
lựa chọn trên cơ sở dữ liệu sẵn có trong vòng năm năm từ 2001-2002 đến
2005-2006. Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ thực tế của các biến giải
thích cụ thể là quy mô của công ty, tỷ lệ chi trả cổ tức, tốc độ tăng trưởng thu
nhập, tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần và tốc độ tăng trưởng giá thị trường lên hệ số
giá trên thu nhập. Phân tích hồi quy và tương quan được sử dụng như công
cụ thống kê để tìm ra các yếu tố quyết định P/E. Trong bối cảnh thị trường
chứng khoán Ấn Độ, kết quả cho thấy tỷ lệ chi trả cổ tức là yếu tố quan trọng
ảnh hưởng thuận chiều đến P/E.
Tại Hy Lạp
Lambros Stefanis (2002) thu thập dữ liệu của 226 công ty niêm yết (loại trừ
các công ty thuộc lĩnh vực tài chính: ngân hàng, bảo hiểm, quản lý quỹ) trên
thị trường chứng khoán Hy Lạp (ASE) trong thời kỳ 2000-2005 để tiến hành
nghiên cứu nhằm tìm ra bằng chứng về mối quan hệ giữa P/E với suất sinh
lợi yêu cầu, tốc độ tăng trưởng thu nhập hiện tại và tương lai.


10


Sử dụng mô hình hồi quy đa biến, kết quả cho thấy có mối liên hệ ngược
chiều giữa P/E và suất sinh lợi yêu cầu theo như khái niệm chiến lược đầu tư
dựa trên giá trị, P/E càng thấp thì suất sinh lợi kỳ vọng càng cao. Ngoài ra,
P/E có quan hệ ngược chiều với mức vốn hóa và tốc độ tăng trưởng lợi
nhuận trong quá khứ/hiện tại và thuận chiều với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận
của năm kế tiếp.
Tại Châu Âu
Salim Chahine & Taufiq Choudhry (2002) tiến hành thu thập dữ liệu từ
nguồn cơ sở dữ liệu S.A. JCFinance, bao gồm tất cả các thông tin trên thị
trường chứng khoán của 11 nước thành viên thuộc khu vực đồng Euro suốt
thời kỳ 1988 -2003 nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa P/E với tỷ suất sinh
lợi, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong trường hợp chiến lược dựa trên giá trị
và chiến lược dựa trên tăng trưởng.
Tác giả sử dụng P/E và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận để phân lớp thị trường.
Chiến lược dựa trên giá trị thì có kết quả tốt hơn dựa trên tốc độ tăng trưởng
và có mối liên hệ nghịch biến giữa P/E với lợi nhuận yêu cầu ROE và tốc độ
phát triển.
Tại Mỹ
-

Barry White (2000) nghiên cứu mối quan hệ của P/E với 8 yếu tố, bao gồm 6
yếu tố theo như các nghiên cứu thực nghiệm quá khứ đó là tỷ lệ lạm phát, tỷ
lệ cổ tức, tỷ lệ chi trả cổ tức, tỷ lệ T-bill, tốc độ tăng của cung tiền, tốc độ
tăng GDP, mức tăng trưởng thu nhập, lãi suất trái phiếu dài hạn, mức biến
động giá và ông phát triển thêm 2 yếu tố mới đưa vào mô hình nghiên cứu là
tỷ số P/E của FED và thu nhập S&P 500.
Sử dụng mô hình hồi quy bội số đối với dữ liệu chuỗi thời gian hàng quý cho
thời kỳ từ 1926-1997, White đã chứng minh được mô hình có ý nghĩa thống
kê và tìm ra được rằng tỉ lệ chi trả cổ tức, tỉ lệ cổ tức trên giá cổ phiếu, tốc độ

tăng trưởng của lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng GDP và tỉ lệ T-bill là những


11

nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến tỷ số P/E, với tỉ lệ trả chi trả cổ tức và tỉ lệ cổ
tức trên giá cổ phiếu có ảnh hưởng nhất.
-

Dữ liệu từ tất cả các công ty UK từ 1975 đến 2003 đã giúp Anderson &
Brooks (2006) kết luận rằng cùng với các biến nhất định, tỷ số P/E của các
công ty bị ảnh hưởng bởi ba nhân tố chính đó là quy mô công ty, thời điểm
tỷ số P/E được tính và sự ảnh hưởng của ngành.

-

Frank K.Reilly, Frank T.Griggs, and Wenchi Wong (1983) đã nghiên cứu về
mối quan hệ lâu dài của tỷ số P/E với các yếu tố khác bằng việc sử dụng mô
hình hồi quy bội số đối với dữ liệu hàng quý của Standard & Poor 500 cho
thời kì từ 1962 đến 1980. Kết quả đã chỉ ra rằng tỷ số P/E tăng theo tỉ lệ với
lượng cổ tức chi ra, cùng với sự tăng trưởng của lợi nhuận thu được, lợi
nhuận không rủi ro, lạm phát và mức biến động thu nhập.

-

Michele Bagella, Leonardo Becchetti & Fabrizio Adriani (2003) đã thu thập
dữ liệu cho thời kỳ1995 – 2012, bao gồm 201 cổ phiếu các công ty của Mỹ
và 245 cổ phiếu các công ty Châu Âu thuộc nhóm công nghệ cao và tiến
hành phân tích gộp cho cả hai thị trường Mỹ và Châu Âu về các nhân tố ảnh
hưởng đến P/E. Bằng những phân tích thực nghiệm thông qua mô hình chiết

khấu dòng tiền DCF, tác giả kết luận P/E có mối liên hệ đống biến với mức
vốn hóa, tỷ lệ chi trả cổ tức và nghịch biến với hệ số rủi ro beta.


12

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày mô hình nghiên cứu, cách mô tả các biến, các giả thuyết
về mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc và mô hình kinh tế
lượng mà nghiên cứu sử dụng để xử lý dữ liệu.
2.1.

Thiết kế và dữ liệu nghiên cứu
Bài viết được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên mô
hình hồi quy tuyến tính bội với dữ liệu thu thập dạng bảng (panel data) để ước
lượng tác động của các nhân tố được đề cập đến tỷ số giá thu nhập của các công
ty niêm yết trên sàn HOSE. Sau khi có bộ dữ liệu, tác giả sử dụng công thức tính
để tính toán các biến giải thích và nhập dữ liệu vào phần mềm Eviews 6 trên
Windows.
Kết hợp những kết quả nghiên cứu được trình bày trong các lý thuyết tài chính
hiện đại cùng với các bằng chứng thực nghiệm về tỷ số giá thu nhập và các nhân
tố ảnh hưởng đến tỷ số giá thu nhập tại Việt Nam và trên thế giới; trong giới hạn
nguồn dữ liệu thu thập được, tác giả chỉ lựa chọn các nhân tố đặc thù doanh
nghiệp có ảnh hưởng đến tỷ số giá thu nhập để xây dựng và đo lường các biến
độc lập, biến phụ thuộc; từ đó hình thành mô hình nghiên cứu. Dựa trên kết quả
của các nghiên cứu trước đây và phân tích của tác giả, tác giả đưa ra dự đoán cho
mối tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc.
Các dữ liệu tài chính sử dụng trong bài nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo
tài chính đã được kiểm toán của các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch

chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong khoảng thời gian từ năm
2008 đến năm 2012, thu thập từ các website chứng khoán www.fpts.com.vn,
www.vndirect.com.vn, www.hsc.com.vn và một số website khác. Tác giả loại trừ
các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng, bảo hiểm,
quản lý quỹ và chứng khoán do các đặc điểm tài chính và quyết định sử dụng đòn
bẩy tài chính của những loại hình doanh nghiệp này có sự khác biệt đáng kể so
với các loại hình doanh nghiệp khác.


13

Loại dữ liệu tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu là dữ liệu bảng hay còn gọi là
dữ liệu kết hợp các dữ liệu theo chuỗi thời gian và không gian, tiêu biểu cho sự
biến thiên theo thời gian của các đơn vị chéo theo không gian, liên quan đến toán
học và thống kê khá phức tạp. Tuy nhiên tác giả chỉ nghiên cứu một phần then
chốt cơ bản của dữ liệu bảng. Ưu điểm của việc sử dụng dữ liệu bảng là kết hợp
các chuỗi theo thời gian của các quan sát theo không gian, dữ liệu bảng cung cấp
những dữ liệu có nhiều thông tin hơn, đa dạng hơn, ít cộng tuyến hơn giữa các
biến số, nhiều bậc tự do và hiệu quả hơn nhưng không có nghĩa rằng không có
vấn đề khi lập mô hình dữ liệu bảng.
2.2.

Mô hình ước lượng và các giả thuyết nghiên cứu

2.2.1.

Mô hình ước lượng
Các biến độc lập được tác giả sử dụng trong mô hình nghiên cứu là những biến
phổ biến căn cứ vào các kết quả nghiên cứu thực nghiệm và cơ sở lý thuyết được
trình bày trong chương 1, bao gồm: tỷ số giá thị trường trên giá trị sổ sách (P/B),

giá trị thị trường của công ty (LOG(CAP)), tốc độ tăng trưởng thu nhập
(GROWTH), hệ số rủi ro beta (BETA) tỷ số nợ (LEV), hệ số thu nhập trên vốn
cổ phần (ROE), tỷ lệ cổ tức chi trả (D/E), tỷ suất thu nhập của cổ đông
(MKRETURN)
Mô hình của nghiên cứu này dựa trên mô hình của Samya Tahir (2010) nhằm
kiểm tra tác động của các yếu tố ảnh hưởng lên hệ số giá trên thu nhập tại Việt
Nam như sau:
P/Eit = C + β1 P/Bit + β2 LOG(CAP)it + β3 GROWTHit + β4 BETAit + β5 LEVit
+ β6 ROEit + β7 D/Eit + β8 MKRETURNit + εit

Từ hàm hồi quy trên, bài nghiên cứu tiếp tục mô tả các biến trong mô hình:
Tỷ số giá trên thu nhập (Price-Earnings Ratio - P/E)
P/E là tỷ lệ giữa giá thị trường và lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phần của một công
ty. Chính định nghĩa này đã ngầm định một cách đơn giản để tính toán tỷ số này,
chỉ cần lấy giá hiện tại của mỗi cổ phần chia cho lợi nhuận ròng trên mỗi cổ
phần đó.


14

𝑃
𝐺𝑖á 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 (𝑀𝑎𝑟𝑘𝑒𝑡 𝑃𝑟𝑖𝑐𝑒)
=
𝐸
𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑚ỗ𝑖 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛 (𝐸𝑃𝑆)

Tỷ số giá thị trường trên giá sổ sách (Price to Book Ratio - P/B)
Hệ số giá thị trường trên giá ghi sổ là hệ số được sử dụng để so sánh giá trị
trường của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỉ lệ này được tính
bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại kỳ gần

nhất của cổ phiếu đó.
Công thức tính như sau:
𝑇ỷ 𝑠ố 𝑔𝑖á 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑡𝑟ê𝑛 𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑔ℎ𝑖 𝑠ổ =

Trong đó

𝐺𝑖á 𝑔ℎ𝑖 𝑠ổ 𝑐ủ𝑎 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢
=

=

𝐺𝑖á 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢
𝐺𝑖á 𝑔ℎ𝑖 𝑠ổ 𝑐ủ𝑎 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 − 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑣ô ℎì𝑛ℎ 𝑣à 𝑛ợ
𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑙ư𝑢 ℎà𝑛ℎ

𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢

𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑙ư𝑢 ℎà𝑛ℎ

Tỷ số này thể hiện được giá trị kỳ vọng mà công ty tạo ra cho tài sản của mình
theo đánh giá của thị trường. Tỷ số P/B cũng đại diện cho mức tăng trưởng của
tài sản là bao nhiêu so với giá trị quá khứ của nó.
Đối với các nhà đầu tư, P/B là công cụ giúp họ có thể tìm kiếm được các cổ phiếu
có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua. Nếu một doanh nghiệp đang bán cổ
phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó (tức là có tỉ lệ P/B nhỏ hơn 1),
khi đó có hai trường hợp sẽ xảy ra: hoặc là thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài
sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức hoặc là thu nhập trên tài sản của công
ty là quá thấp.

Nếu như điều đầu tiên xảy ra, các nhà đầu tư nên tránh xa các cổ phiếu này bởi vì
giá trị tài sản của công ty sẽ nhanh chóng được thị trường điều chỉnh về đúng giá
trị thật. Còn nếu điều thứ hai đúng thì có khả năng là lãnh đạo mới của công ty
hoặc các điều kiện kinh doanh mới sẽ đem lại những triển vọng kinh doanh cho


15

công ty, tạo dòng thu nhập dương và tăng lợi nhuận cho các cổ đông. Ngược lại,
nếu một công ty có giá thị trường của cổ phiếu cao hơn giá trị ghi sổ thì đây
thường là dấu hiệu cho thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao.
Tỷ số P/B chỉ thực sự có ích khi nhà đầu tư xem xét các doanh nghiệp có mức độ
tập trung vốn cao hoặc các công ty tài chính bởi giá trị tài sản của các công ty
này tương đối lớn. Giá trị ghi sổ không có ý nghĩa nhiều lắm với các công ty dịch
vụ vì giá trị tài sản hữu hình của chúng không lớn.
Giá trị thị trường của Công ty (Market Capitalization - CAP)
Quy mô và tốc độ tăng của giá trị thị trường là thước đo vô cùng quan trọng để
đánh giá thành công hay thất bại của một doanh nghiệp niêm yết công khai. Tuy
vậy giá trị vốn hoá thị trường còn có thể tăng giảm do một số nguyên nhân không
liên quan gì đến kết quả hoạt động, ví dụ mua cổ phiếu ngân quỹ, sát nhập, mua
lại công ty khác, bán đi một số bộ phận công ty…Giá trị vốn hoá thị trường phản
ánh giá cổ phiếu của một công ty, trong khi giá này có thể thay đổi theo kì vọng
của các nhà đầu tư, vì vậy tỷ số này không phản ánh hoàn toàn chính xác giá trị
thực sự của doanh nghiệp đó.
Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng giá trị vốn hoá thị trường như là thước đo
quy mô của một doanh nghiệp. Giá trị vốn hóa thị trường là tổng giá trị thị trường
của doanh nghiệp, được xác định bằng số tiền bỏ ra để mua lại toàn bộ doanh
nghiệp này trong điều kiện hiện tại, tương đương với giá thị trường của cổ phiếu
nhân với số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành.
Công thức tính

𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝐶ô𝑛𝑔 𝑡𝑦

= 𝐺𝑖á 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 ∗ 𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑙ư𝑢 ℎà𝑛ℎ

Do giá trị thị trường của công ty là một biến không dừng vì thế sẽ làm giảm mức
ý nghĩa khi tiến hành hồi quy tuyến tính do hiện tượng phương sai thay đổi. Để
khắc phục điều này, nhân tố vốn hóa thị trường sẽ được thể hiện dưới dạng
logarithm (LogCap thay vì Cap).
Tốc độ tăng trưởng thu nhập (Income Growth Rate - GROWTH)


×