Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

ÁP LỰC CỦA TỶ GIÁ ĐẾN NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ NỢ CÔNG TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.76 KB, 9 trang )

ÁP LỰC CỦA TỶ GIÁ ĐẾN NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ NỢ CÔNG
TẠI VIỆT NAM
Các nước đang phát triển, với nhu cầu đầu tư ngày càng lớn, nguồn vốn trong nước
không đáp ứng đủ, đòi hỏi gia tăng nguồn vốn vay nước ngoài. Tuy nhiên, việc vay vốn bằng
ngoại tệ, đặc biệt trong khu vực công, xuất hiện những rủi ro về đồng tiền vay nợ, sự biến
động về tỷ giá của các đồng tiền vay nợ ảnh hưởng đến danh mục nợ nước ngoài cũng như
nợ công. Do vậy, việc kiểm soát tỷ giá chủ động và linh hoạt, đảm bảo tránh những ảnh
hưởng đối với khoản vay nước ngoài. Tại Việt Nam, nợ nước ngoài của quốc gia cũng chiếm
khoảng 49% GDP, đặc biệt cấu trúc nợ công với tỷ lệ nợ vay nước ngoài lớn hơn. Vì thế, việc
điều hành chính sách tỷ giá có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý các khoản nợ nước
ngoài, có thể làm gia tăng gánh nặng nợ nếu thiếu đi sự phối hợp nhịp nhàng trong thực thi
chính sách, ngược lại, cân bằng được lợi ích trong ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì lợi thế cạnh
tranh trong thương mại vẫn đảm bảo an toàn nợ.
1. Cơ sở lý thuyết tác động của tỷ giá đến nợ nước ngoài và nợ công
Khi một quốc gia gặp khó khăn trong việc vay vốn bằng đồng nội tệ, buộc phải tìm
nguồn vốn vay bằng đồng ngoại tệ, có thể thông qua việc phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ
hoặc phát hành trái phiếu chính phủ quốc tế. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia đang phát triển
vay nợ nước ngoài thông qua các đàm phán kí kết các chương trình vay nợ. Việc vay vốn
bằng ngoại tệ có những lợi ích về chi phí, cũng như tận dụng được nguồn vốn bên ngoài
nhưng việc vay vốn bằng ngoại tệ sẽ dẫn đến những rủi ro liên quan đến đồng tiền vay nợ
như biến động về tỷ giá, đảm bảo nguồn ngoại tệ trả nợ... Tỷ giá có ảnh hưởng trực tiếp và
gián tiếp đối với khoản nợ vay bằng ngoại tệ trên các khía cạnh:
- Tác động trực tiếp: Sự biến động về tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến qui mô vay nợ
của các quốc gia và nguồn ngoại tệ để thanh toán các khoản nợ khi đến hạn.
Trước hết, khi các khoản nợ bằng ngoại tệ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng danh mục nợ,
một sự biến động về tỷ giá của đồng tiền vay nợ sẽ có những tác động đến gánh nặng nợ đối
với loại ngoại tệ đó. Tức là khi đồng nội tệ mất giá (tỷ giá tăng) nợ bằng ngoại tệ quy đổi ra
đồng nội tệ sẽ tăng tương ứng với tỷ lệ mất giá đồng nội tệ. Ngược lại, khi đồng nội tệ tăng
giá (tỷ giá giảm) sẽ làm giảm gánh nặng nợ. Tuy nhiên, với cơ cấu danh mục nợ khác nhau,
gánh nặng nợ sẽ có sự thay đổi. Đồng thời, việc vay vốn bằng ngoại tệ không chỉ cung cấp
nguồn vốn mà còn cả dòng ngoại tệ chảy vào quốc gia vay nợ khiến đồng nội tệ tăng giá, khi


nguồn cung ngoại tệ tăng lên cũng sẽ gây ra những khó khăn trong việc điều hành chính sách
(Theo nghiên cứu của Rodrik, 2008). Hơn nữa, khi tỷ giá biến động cũng làm giảm hiệu quả


trong việc đánh giá khả năng trả nợ bằng ngoại tệ đối với những khoản vay bằng ngoại tệ.
Trên thực tế, các khoản nợ bằng ngoại tệ phải được thanh toán cả lãi lẫn nợ gốc bằng ngoại tệ
đó, vì thế khả năng trả nợ của một quốc gia lại phụ thuộc vào số ngoại tệ tích lũy được của
quốc gia (Trong nghiên cứu của Hausmann, 2003). Do đó, bên cạnh rủi ro về tỷ giá, các quốc
gia vay nợ cũng gặp rủi ro khi mất cân đối nguồn ngoại tệ trả nợ (khi tài sản nợ và tài sản sản
có của cùng một đồng ngoại tệ không bằng nhau). Bên cạnh đó, tỷ giá là vấn đề nhạy cảm
không chỉ chịu tác động cung - cầu của thị trường đơn thuần mà còn chịu nhiều tác động từ
tâm lý và kỳ vọng. Chính vì vậy, Chính phủ các quốc gia vay nợ đều nhận thức rõ việc điều
chỉnh chính sách tỷ giá một cách chủ động, linh hoạt không chỉ dừng lại yếu tố thị trường mà
hướng tới ổn định toàn bộ nền kinh tế, tăng dự trữ quốc tế để nâng cao khả năng trả nợ và
đảm bảo an toàn nợ quốc gia, an toàn nợ công.
- Tác động gián tiếp: Bên cạnh tác động trực tiếp, sự biến động của tỷ giá còn tác
động gián tiếp đến qui mô nợ, khả năng trả nợ của quốc gia thông qua các kênh truyền dẫn. Ở
các quốc gia đang phát triển, khi đồng nội tệ bị mất giá, người dân sẽ có xu hướng tích lũy
nhiều ngoại tệ hơn (các loại ngoại tệ mạnh như USD, EU, Yên Nhật là những đồng tiền
thường nằm trong cơ cấu vay nợ) do những loại ngoại tệ này được coi như một kênh cất giữ
tài sản. Điều này có thể dẫn đến tình trạng các nhà đầu tư rút vốn, khiến trái phiếu chính phủ
sẽ giảm giá và kém hấp dẫn hơn vì các nhà đầu tư lo ngại đồng nội tệ còn mất giá nhiều hơn
nữa. Chính vì vậy, để hấp dẫn các nhà đầu tư, kéo các nhà đầu tư quay trở lại, Chính phủ
buộc phải nâng lãi suất cho trái phiếu chính phủ, điều này có thể làm tăng gánh nặng trả nợ
đối với Chính phủ.

ĐỒNG NỘI TỆ MẤT GIÁ

ĐỒNG NGOẠI TỆ TĂNG GIÁ
TRÁI PHIẾU CHÍNH PH


CHÍNH PHỦ NÂNG LÃI SUẤT TRÁI PHIẾUGÁNH NẶNG TRẢ LÃI SUẤT LẠI ĐÈ N

Bên cạnh đó, một trong những rủi ro đối với một quốc gia vay vốn bằng ngoại tệ là
thiếu hụt nguồn ngoại tệ để thanh toán nợ khi khoản vay đến hạn trả nợ. Đối với một quốc
gia, nguồn ngoại tệ phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, vì thế trong một
chừng mực nhất định khả năng cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia trên thị
trường quốc tế sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngoại tệ. Sự biến động của tỷ giá thực sẽ ảnh


hưởng đến khả năng xuất nhập khẩu của quốc gia, qua đó ảnh hưởng đến nguồn thu ngoại tệ.
Nếu tỷ giá tăng, hàng hóa của quốc gia đó sẽ trở nên đắt đỏ hơn so với hàng nước ngoài dẫn
đến nhập khẩu nhiều hơn, xuất khẩu ít hơn làm giảm nguồn thu ngoại tệ, tăng các khoản chi
bằng ngoại tệ. Kết quả là dự trữ ngoại hối bị giảm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của quốc
gia đó. Nếu tỷ giá giảm, hàng hóa của quốc gia đó sẽ rẻ hơn hàng hóa của nước ngoài dẫn
đến xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm, tăng nguồn thu ngoại tệ, giảm các khoản chi ngoại tệ.
Dự trữ ngoại hối tăng sẽ đảm bảo khả năng trả nợ, giảm rủi ro mất khả năng thanh toán đối
với khoản nợ bằng ngoại tệ. Ngoài ra, khi sự tăng giá của đồng nội tệ gây ra ảnh hưởng tiêu
cực tới xuất khẩu, từ đó thâm hụt tài khoản vãng lai trở nên ngày càng trầm trọng, khiến quy
mô nợ sẽ gia tăng.

ĐỒNG NỘI LÊN GIÁ

ĐỒNG NGOẠI TỆ XUỐNG GIÁ
TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN

GIA TĂNG
QUI MÔ NỢ

THÂM HỤT TÀI KHOẢN

VÃNG LAI

Do đó, khi nghiên cơ chế truyền dẫn tác động của tỷ giá lên nợ bằng ngoại tệ và nợ
công của một quốc gia, cho thấy cần phải có sự kết hợp nhịp nhàng trong điều hành chính
sách tỷ giá cũng như chính sách tài khóa và quản lý nợ công, nhằm giảm những áp lực biến
động tỷ giá đối với danh mục nợ của Chính phủ cũng như khả năng trả các khoản nợ nước
ngoài.
2. Điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam
Trong suốt khoảng thời gian dài, Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam có nhiều
điều chỉnh cơ chế tỷ giá nhằm phù hợp với điều kiện diễn biến của thị trường. Tuy nhiên, các
thay đổi đều xoay quanh chế độ neo tỷ giá theo USD, trong đó, tỷ giá chính thức và biên độ
giao động có sự thay đổi trong từng giai đoạn để phản ứng với các cú sốc.
Giai đoạn trước năm 2010, cơ chế tỷ giá gần như cố định, điều này khiến cho tỷ giá
không bị suy giảm. Trong thời gian này, xảy ra các đợt phá giá mạnh của VND nhằm đối phó
với khủng hoảng kinh tế toàn cầu và lạm phát tăng cao đột biến, khiến cho tỷ giá thực tăng
lên, điều này thể hiện chủ động trong điều hành tỷ giá của NHNN đối với diễn biến của thị
trưởng, góp phần kích thích tăng trưởng xuất khẩu.
Sau năm 2010, đây là thời kì NHNN điều hành chính sách tỷ giá chủ động, dẫn dắt thị


trường nhằm mục tiêu duy trì tỷ giá ổn định, tạo niềm tin của công chúng vào giá trị của đồng
nội tệ. Trong giai đoạn này, để bình ổn thị trường ngoại tệ có dấu hiệu căng thẳng, NHNN đã
điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng. Bên cạnh đó, NHNN tiếp tục ban hành
những qui định điều tiết thị trường ngoại tệ, đã tiến hành can thiệp mua bán ngoại tệ khi thị
trường có biến động mạnh và đưa ra cam kết điều chỉnh tỷ giá không quá 2 - 3%. Khi diễn
biến thị trường tài chính trong nước và quốc tế có nhiều biến động gây ảnh hưởng tiêu cực tới
diễn biến thị trường ngoại tệ, NHNN thể hiện rõ quan điểm điều hành chính sách tỷ giá, điều
này đã có những tác động nhất định đến thị trường. Tháng 08/2015, trước việc Trung Quốc
phá giá đồng nhân dân tệ, một số đồng tiền chủ chốt của ASEAN giảm giá mạnh và lường
trước khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất, NHNN đã chủ động tăng tỷ giá

bình quân liên ngân hàng thêm 1% và nới lỏng biên độ giao dịch từ ±1% lên ±3%. Năm
2016, NHNN điều hành tỷ giá trung tâm của VND với USD, tỷ giá tính chéo của VND với
một số ngoại tệ khác. Cách thức điều hành tỷ giá mới này cho phép tỷ giá biến động linh hoạt
hàng ngày theo diễn biến cung cầu ngoại tệ trong nước, biến động thị trường thế giới nhưng
vẫn bảo đảm vai trò quản lý của NHNN.
Hình 1: Tỷ giá trung tâm và tỷ giá giao dịch bình quân USD/VND trên thị trường 2018
Mặc dù tỷ giá năm 2017 với tình hình kinh tế có biến động bất thường như đồng USD
tăng giá trên thị trường quốc tế trước sự kỳ vọng về lộ trình tăng lãi suất của FED, căng thẳng
thương mại toàn cầu có diễn biến phức tạp như cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung, đồng
CNY bị mất giá, một số đồng tiền của các quốc gia mới nổi mất giá mạnh đã tác động tới yếu
tố thị trường, cân đối cung cầu ngoại tệ trong nước cũng kém thuận lợi.... Điều này ảnh
hưởng không nhỏ tới khoản nợ vay bằng ngoại tệ và danh mục nợ công tại Việt Nam, cũng
như ảnh hưởng tới lượng dữ trữ ngoại hối.
3.Tác động của tỷ giá đến nợ nước ngoài và nợ công tại Việt Nam


Trong gần thập kỉ qua, điều hành chính sách tỷ giá đã có sự chuyển biến tích cực, đặc
biệt trong những năm 2017, 2018, cho thấy một sự nỗ lực không ngừng từ phía NHNN Việt
Nam. Kết quả đem lại góp phần trước hết là ổn định tăng trưởng kinh tế, duy trì được lợi thế
cạnh tranh, nhưng sâu xa hơn là góp phần ổn định an toàn nợ quốc gia, giảm gánh nặng nợ và
tăng cường khả năng trả nợ.
Giai đoạn trước 2010, vấn đề quản lý nợ nước ngoài và nợ công chưa được chú trọng,
chỉ sau khi Luật quản lý nợ công có hiệu lực, quản lý nợ nước ngoài và nợ công được cụ thể
hóa trong một số nội dung (Theo Quyết định số 544/QĐ-TTg ngày 20/4/2017 phê duyệt
Chương trình quản lý nợ trung hạn 2016-2018, để đảm bảo an toàn nợ nước ngoài quốc gia,
các chỉ tiêu giới hạn về nợ bao gồm nợ nước ngoài quốc gia dưới 50% GDP, nợ nước ngoài
của Chính phủ dưới 50% GDP, dự trữ ngoại hối/tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn trên
200%...).

Bảng 1: Các chỉ tiêu giới hạn nợ của Việt Nam

Chỉ tiêu

Giai đoạn
Giới hạn
1. Nợ công/GDP
Đến 2020
≤ 65%
2. Nợ nước ngoài của quốc gia/GDP
Đến 2020
≤ 50%
3. Nợ nước ngoài chính phủ/tổng nợ Chính phủ
Đến 2020
≤ 50%
4. Nợ nước ngoài của quốc gia/xuất khẩu
Hàng năm
≤ 25%
5. Dự trữ ngoại hối/tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn
Hàng năm
≥ 200%
Nguồn: Trích Phụ lục kèm công văn số 126/BC-BTC ngày 25/11/2015
Trên thực tế, theo Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội năm 2017, chỉ tiêu nợ
nước ngoài quốc gia so với GDP là 45,2% năm 2018 là 49,7% và dự kiến năm 2019 là
49,9%. Các chỉ tiêu này còn trong giới hạn an toàn nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro.
Với việc điều hành chính sách tỷ giá trong giai đoạn qua cùng với những thay đổi
trong quản lý vay nợ nước ngoài cũng như nợ công tại Việt Nam đã cho thấy mức độ ảnh
hưởng của tỷ giá đến nợ nước ngoài và nợ công . Tỷ giá thực của Việt Nam tăng lên (hay
VND mất giá so với rổ tiền tệ vay nợ), quy mô nợ công của Việt Nam - mà phần lớn trong đó
(từ 49-55%) là các khoản vay bằng ngoại tệ, có xu hướng gia tăng trong dài hạn. Xem xét cơ
cấu đồng tiền trong danh mục nợ công hiện hành của Việt Nam, có thể thấy mức độ biến
động tỷ giá các đồng tiền vay bằng ngoại tệ trong danh mục nợ công đang có chiều hướng

tăng lên. Việc điều chỉnh tỷ giá đồng Việt Nam của NHNN, có thể khiến cho giá trị danh
nghĩa các khoản nợ công bằng ngoại tệ quy theo đồng nội tệ cũng có xu hướng tăng.
4. Một số khuyến nghị
Một là, đa dạng hóa danh mục đồng tiền vay nợ để giảm ảnh hưởng đến dự trữ ngoại
hối khi thanh toán khoản nợ đến hạn. Đối với đồng tiền vay nợ nước ngoài chiếm tỷ trọng


lớn nhất vẫn là đồng Yên Nhật do chủ yếu vay vay nước ngoài là vay ODA từ Nhật, sau đó là
đồng SDR, các khoản vay bằng USD và EUR cũng chiếm tỷ lệ đáng kể. Tuy nhiên, trong thời
gian gần đây với xu hướng biến động trên thị trường, đòi hỏi phải đa dạng đồng tiền vay nợ
để giảm thiểu rủi ro về tỷ giá. Hơn nữa, xây dựng cơ cấu đồng tiền vay nợ ổn định tập trung
vào đồng tiền mạnh hay đồng tiền ít có sự biến động sẽ là điều kiện tránh ảnh hưởng đến dự
trữ ngoại hối bởi vì việc thanh toán nợ nước ngoài đến hạn nếu như không có nguồn để trả
nợ, lúc này không chỉ dừng lại ở gánh nặng nợ mà còn gây áp lực lên dự trữ ngoại hối của
quốc gia.
Hai là, tăng cường hiệu lực trong điều hành chính sách tỷ giá quốc gia. Khi nợ công
ở mức quá cao, lượng dự trữ ngoại hối không đủ để thanh toán các khoản nợ bằng ngoại tệ
khi đến hạn sẽ gây ra sự biến động về tỷ giá trên thị trường, tạo bị động trong điều hành chính
sách tỷ giá của NHNN. Trên thực tế, có những thời điểm NHNN, đôi khi bị áp đặt vào tình
thế “bất khả kháng” như việc phá giá đồng tiền, trước mắt có thể không ảnh hưởng đến lạm
phát nhưng có thể ảnh hưởng đến điều hành của NHNN đối với lãi suất. Mặc dù giảm giá
của VND vẫn nằm trong tầm kiểm soát của NHNN nhưng những rủi ro do đồng tiền mất giá
mạnh hơn dự báo đã khiến gây áp lực đối với VND, điều này tiềm ẩn rủi ro nợ nước ngoài
cao. Do vậy, cần tạo không gian cho điều hành chính sách tỷ giá, tùy theo điều kiện thị trường
có thể sử dụng tỷ giá cố định hoặc tỷ giá thả thả nổi, đồng thời, việc áp dụng tỷ giá trung tâm,
thông qua tính toán sự biến động của các loại ngoại tệ mạnh có sự biến động lớn trên thị
trường quốc tế hoặc tính chỉ số bình quân của thị trường liên ngân hàng để quyết định tỷ giá
trung tâm phù hợp. Việc đưa ra tỷ giá trung tâm có thể cùng xem xét với sự biến động về qui
mô của các đồng tiền vay nợ nước ngoài. Vì thế, cách thức điều hành này tăng tính hiệu lực
trong điều hành chính sách tỷ giá của quốc gia mà giảm được áp lực tỷ giá đến danh mục nợ

của Chính phủ.
Ba là, tăng cường dự trữ ngoại hối giúp tăng khả năng chống đỡ với các cú sốc từ
bên ngoài. Theo tiêu chí đánh giá của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), quy mô dự trữ ngoại hối sẽ
được tính bằng số tuần nhập khẩu, theo đó quy mô phải tương đương từ 12-14 tuần nhập
khẩu thì quốc gia sẽ được coi là đủ dự trữ ngoại hối. Nếu theo giá trị nhập khẩu hàng hóa của
Việt Nam năm 2017 là 211,1 tỷ USD, thì quy mô dự trữ ngoại hối của Việt Nam tính đến thời
điểm hiện nay tương đương 14,5 tuần nhập khẩu. Mặc dù Việt Nam trong 2 năm 2017-2018
dự trữ ngoại hối tăng mạnh, trước hết, tạo tiềm lực cho NHNN thực hiện can thiệp đối với thị
trường ngoại tệ, điều này không chỉ củng cố nâng cao niềm tin của thị trường mà còn thể hiện
sự phối kết hợp nhịp nhàng trong điều hành chính sách tỷ giá nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro
tỷ giá đối với danh mục nợ của Chính phủ. Do vậy, lượng dự trữ ngoại hối đủ sẽ giúp NHNN


có nhiều không gian trong việc điều hành chính sách, đặc biệt là việc điều hành linh hoạt và
ổn định tỷ giá, nâng cao giá trị tiền đồng. Khi lượng dự trữ ngoại hối cao giúp nhà điều hành
có thêm công cụ, nguồn lực để ổn định tỷ giá khi cần thiết. Dự trữ ngoại hối tăng lên cũng có
thể giúp nâng cao xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam trong tương lai, khi khả năng trả nợ tăng
lên. Điều này sẽ giúp Chính phủ giảm được chi phí vay vốn nếu có kế hoạch phát hành trái
phiếu ngoại tệ trên thị trường quốc tế.
Bốn là, ổn định thị trường ngoại hối. Khi thị trường ngoại hối ổn định sẽ giúp các nhà
đầu tư nước ngoài tự tin tham gia, góp vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam do ít phải lo ngại
về rủi ro tỷ giá, giúp thu hút được nguồn vốn ngoại tệ và giúp NHNN có thêm cơ hội tiếp tục
gia tăng dự trữ ngoại hối. Kiểm soát thị trường ngoại hối thông qua kiểm soát nhu cầu vay
vốn bằng ngoại tệ phù hợp với lộ trình hạn chế hiện tượng đô la hóa trong nền kinh tế, thị
trường ngoại tệ có thể chịu áp lực về lãi suất USD tăng. Do đó, NHNN cần theo dõi sát diễn
biến của thị trường trong và ngoài nước để điều hành tỷ giá cho phù hợp, thực hiện đồng bộ
các công cụ của chính sách tiền tệ để bình ổn thị trường ngoại tệ. Qua đó, tránh được những
biến động về tỷ giá làm ảnh hưởng đến đến qui mô nợ vay cũng như khả năng trả nợ khi đến
hạn.
Hơn nữa, cần cảnh báo sớm về khả năng cũng như thời điểm can thiệp của các chính

sách khi ứng phó với những biến động của thị trường. Trong điều hành chính sách tỷ giá, do
tại những thời điểm tỷ giá có những biến động mạnh mẽ và có thể tạo nguy cơ tiềm ẩn cuộc
tấn công về khủng hoảng tiền tệ, tài chính. Vì thế, NHNN cần nghiên cứu xây dựng hệ thống
chỉ số cảnh báo sớm để điều chỉnh cho phù hợp. Với mục tiêu của chính sách tiền tệ là ưu tiên
đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đây là yếu tố nền tảng cho tăng trưởng
bền vững trong dài hạn. Để đạt được mục tiêu, NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ
thận trọng, giữ ổn định hợp lý các chỉ số tiền tệ như lãi suất, tỷ giá phù hợp với các diễn biến
của thị trường và điều kiện kinh tế vĩ mô khác.
- Năm là, tăng cường quản lý nợ nước ngoài của quốc gia. Quản lý vay nợ nợ nước
ngoài nhất là việc vay ngắn hạn của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng để đảm bảo các tiêu
chí nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn cho phép. Hiện nay, vay nợ nước ngoài của
khu vực tư nhân cũng đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nợ nước ngoài quốc gia. Những
rủi ro về vấn đề vay nợ không chỉ dừng lại chỉ ở khu vực chính phủ mà tới cả khu vực tư
nhân. Điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt sẽ khiến chi phí trả nợ nước ngoài của quốc gia
trở nên đắt đỏ hơn. Do đó, kiểm soát chặt chẽ hoạt động vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp
(cả vay trung, dài hạn và ngắn hạn) theo hình thức tự vay tự trả để chủ động giảm dư nợ vay
thương mại nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo hình thức tự vay tự trả, nhất


là các khoản vay ngắn hạn để đảm bảo chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia trong mức kiểm
soát được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Tài chính (2013), Đề án tổng kết về vay – trả nợ công giai đoạn 2006-2012 và kế

2.
3.

hoạch vay – trả nợ công đến năm 2020.

Bộ Tài chính (2018), Bản tin nợ nước ngoài, nợ công số 1-7.
Chính phủ (2012), Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 27/07/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và

4.

tầm nhìn 2030.
Chính phủ (2017), Quyết định số 544/QĐ-TTg ngày 20/4/2017 của Thủ tướng Chính

5.

phủ phê duyệt Chương trình quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2016 – 2018
Chính phủ (2018), Quyết định số 195/BC-CP ngày 17/5/2018 về báo cáo sử dụng vốn

6.

vay và quản lý nợ công năm 2017 và kế hoạch năm 2018.
Hoàng Công Gia Khánh (2012), “Lựa chọn cơ chế tỷ giá và ổn định kinh tế vĩ mô”,

7.

Trường Đại học Kinh tế - Luật.
Lê Thị Diệu Huyền (2018), “Ảnh hưởng của tỷ giá đến an toàn nợ công tại Việt Nam và

8.

khuyến nghị chính sách”. Đề tài cấp cơ sở, mã số: DTHV.10/2017.
Nguyễn Thị Thúy và Ngô Thị Phương Liên (2016), "Đánh giá tác động của các yếu tố
kinh tế vĩ mô đến nợ công", nghiên cứu trao đổi, Viện Chiến lược và chính sách tài


9.

chính, Bộ Tài chính.
Adam & Bevan (2005): Adam.C. S and D.L. Bevan (2005), Fiscal deficits and growth

10.

in developing countries. Jounal of Public Economic, Vol (4). Pp 571-597
Cecchetti, S.G., Mohanty, M.S. and Zampolli, F. (2011), “The real effects of debt”, BIS

11.

Working Paper, No. 352.
Cuddington, J. (1996), “Analysing the Sustainability of Fiscal Deficits in Developing

12.

Countries”, Georgetown University, Washington DC, 20057-1045.
Diamond (1965): Diamond.P.(1965). National Debt in a Neoclassiocal Growth Model.

13.

American Economic Revier, 55(5). Pp.1126-1150.
Ghosh, A.R., Ostry, J.D., Tsangarides, C.G. (2011), Exchange Rate Regimes and the

14.

Stability of the International Monetary System, IMF Occasional Paper.
Husain, A.M., Mody, A., Oomes, N., Brooks, R. and Rogoff, K. (2003), “Evolution and


15.

Performance of Exchange Rate Regimes,” IMF Working Paper, No. 03/243.
Imimole, B., Imoughele, L.E, and Okhuese, M.A. (2014), "Determinants and
Sustainability of External Debt in a Deregulated Economy: A cointegration analysis
from Nigeria (1986-2010)", American International Journal of Contemporary Research,

16.

4 (6), 201-214.
Rodrik (2008). “The real exchange rate and economic growth”, Brooking papers on
economic activity, Fall 2008.


17.

Sachs, J. and Larrain, F. (1993), Macroeconomics in the Global Economy, Harverter
Wheatsheaf , New York.



×