Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

CHIỀU TỐI-VĂN HOÁ NGÔN TỪ....

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.44 KB, 8 trang )

VĂN HOÁ NGÔN TỪ, PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
THƠ HỒ CHÍ MINH VÀ VIỆC DỊCH BÀI THƠ
"CHIỀU TỐI"
PGS.TS. Hữu Đạt
1. Trong nửa thế kỷ qua, ở Việt Nam và ở nước ngoài đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về tập thơ "Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh ( Xem thêm [5], [7],
[8], [9], [10], [14]... .

Có thể nói, những kết quả nghiên cứu của nhiều học giả trong nước và nước ngoài đã
cho thấy, "Nhật ký trong tù" là một tập thơ có giá trị cao cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật.
Trong đó, nổi bật lên là phong cách của một nhà thơ phương Đông giàu tâm hồn yêu nước,
yêu quê hương, thiết tha với lý tưởng cách mạng. Nền tảng chính làm nên phong cách ngôn
ngữ của Hồ Chí Minh trong tập thơ này chính là tính uyên thâm, bác học của thể thơ
Đường luật kết hợp với cách sử dụng những chất liệu của đời sống thường nhật để đưa vào
thơ ca nhằm phản ánh những hiện tượng điển hình trong lao tù Tưởng Giới Thạch. Qua đó,
tác giả đã miêu tả một cách sâu sắc bản chất thối nát của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ
và nỗi cực khổ của những chiến sĩ cách mạng bị giam cầm trong chốn nhà lao.
Một điều dễ nhận thấy là, ngay cả những bài thơ được viết theo lối hài hước châm
biếm, ngôn ngữ thơ của Hồ Chí Minh vẫn luôn sắc cạnh, nghiêm túc. Những hình ảnh ta
thường gặp ở tập thơ này như: "chiếc răng rụng"," cái nốt ghẻ"," chậu nước nhà pha", "hố
xí"…tuy là chất liệu thô mộc của cuộc sống đời thường nhưng khi đi vào thơ Hồ Chí Minh
nó không hề làm tầm thường hoá đi thơ Người mà trái lại còn tạo ra một phong cách mới,
một sức sống riêng, một "sự phá cách" sáng tạo cái thể thơ vốn thuộc dòng thơ bác học, rất
chặt chẽ về cấu trúc, niêm luật và con đường tạo nghĩa văn bản ( Xem thêm [2], [3] ). Có
thể nói, dù trong hoàn cảnh nào, thơ Người vẫn là sự vươn tới những giá trị của thẩm mỹ
và văn hoá ngôn từ, thể hiện rõ một tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện và tinh tế.
2. Bài thơ "Chiều tối" trong tập "Nhật ký trong tù" là một bài thơ hay, được tuyển
vào chương trình dạy văn ở phổ thông trung học. Nó cũng là bài thơ thường được chọn
làm đề thi tuyển sinh đại học trong rất nhiều kỳ thi, đặc biệt từ những năm của thời kỳ Đổi
mới. Điều này chứng tỏ bài "Chiều tối" chẳng những là một trong các bài tiêu biểu nhất
của "Nhật ký trong tù"mà còn là bài thơ có vị trí quan trọng trong văn học nhà trường. Nó


là một hành trang tri thức quan trọng đối với thanh niên của thời đại ngày nay. Mặt khác,
chính bài thơ trên còn là đối tượng nghiên cứu của sinh viên ngữ văn thuộc ngành khoa
học xã hội ở bậc đại học. Nó cũng được nhắc đến nhiều trong các khoá luận tốt nghiệp của
sinh viên và cả trong một số luận văn sau đại học.
Bài thơ có dạng nguyên tác:
Quyện điểu qui lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn đọ thiên không;
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc, ma hoàn lô dĩ hồng.
Dịch nghĩa:
Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ,
Chòm mây cô lẻ, lững lờ trôi giữa tầng không;
Thiếu nữ xóm núi xay ngô,
Ngô xay vừa xong lò than đã đỏ.
Bài này được dịch thành thơ như sau:
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không;
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.
(Nam Trân)
Trước hết, cần phải nói rằng, dịch thơ là một công việc phức tạp không giống như
dịch văn xuôi và một số loại văn bản khác. Bởi vì, nói đến thơ ca là người ta nói đến một
loại hình văn bản đặc biệt. Trong đó, ngoài vấn đề thông tin hình tượng, thơ ca còn có cách
sử dụng riêng các phương tiện liên kết, các qui luật hoà phối âm thanh để tạo nên ngữ điệu,
nhịp điệu của thơ ca cũng như đặc trưng về tính nhạc của nó. Như vậy, dịch thơ không thể
dịch từng chữ, vì rằng quá câu nệ vào chữ sẽ dẫn đến làm hỏng thơ do chỗ giữa các ngôn
ngữ không bao giờ có sự tương ứng hoàn toàn giữa các từ. Chưa kể, giữa các ngôn ngữ còn
có những qui tắc, cách thức khác nhau trong việc xây dựng hình tượng. Điều quan trọng là
người dịch phải giả mã được hình tượng của văn bản nghệ thuật trong nguyên tác, sau đó
mới tìm ra cách thể hiện nhằm truyền đạt được đầy đủ nội dung tư tưởng cũng như phong

cách nghệ thuật của tác giả. Sự giả mã này cho phép người dịch bộc lộ những khả năng
sáng tạo cá nhân theo nguyên tắc của quan hệ " hằng thể và biến dạng". Nghĩa là, một bài
thơ hay có thể dịch theo nhiều cách khác nhau. Muốn đạt được điều này, khi tiến hành dịch
thơ người dịch phải quan tâm đến một loạt vấn đề như: ngôn ngữ, văn hoá, thói quen của
tư duy, phong cách tác giả, đặc điểm thể loại…Nói cách khác, một trong những vấn đề
mấu chốt của việc dịch thơ là không được làm mất đi hay biến đổi phong cách của tác giả,
đặc biệt là cái nét văn hóa trong sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ ( Xem thêm [4] ). Trong
cách nhìn đó, chúng tôi thấy cách dịch bài thơ " Chiều tối" có một vấn đề rất cần khảo sát
lại.
Trước hết, cần khẳng định, trong các bản dịch hiện có thì bản dịch của Nam Trân
vẫn là bản dịch được đánh giá cao hơn cả. Đây cũng là bản dịch được lựa chọn vào trong
văn tuyển phổ thông trung học. Sự sáng tạo trong cách dịch của Nam Trân thể hiện rõ nhất
ở sự khai thác mặt nghĩa hình tượng của bài thơ.Điều này bộc lộ ở việc ông mạnh dạn đưa
từ "tối" vào câu thơ thứ ba, mặc dù trong nguyên tác không hề có từ này. Sở dĩ người đọc
chấp nhận được vì câu này liên quan đến câu thứ nhất: những đàn chim mỏi cánh đi tìm
chốn nghỉ ngơi sau một ngày kiếm ăn vất vả. Ai cũng biết, đó là lúc hoàng hôn. Trong
không gian rộng mở giàu tính tượng trưng theo phong cách thơ Đường, hình ảnh cô gái xay
ngô đã tạo nên một bức tranh sống động về đời sống hiện thực nơi xóm núi. Nó mở ra một
thế đối lập mới về không gian, thời gian. Nhờ việc đưa từ "tối" một cách hợp lý vào văn
bản mà hình ảnh lò than rực hồng vốn là kết quả của một câu tả cảnh đã chuyển sang thành
một câu hình tượng. Qua sự đối lập tối- sáng, trong tư duy người đọc nảy sinh một khả
năng liên tưởng, so sánh: một bên là sự tăm tối của thực tại, một bên là hy vọng tươi sáng
về tương lai. Đó là cái nghĩa hình tượng được hình thành nhờ vào bối cảnh sáng tác của bài
thơ và những đặc điểm chung về phong cách của nhà thơ Hồ Chí Minh thể hiện qua toàn
bộ tập thơ "Nhật ký trong tù". Nếu tách bài thơ riêng ra khỏi phong cách chung của toàn
tập thì người đọc khó mà hình dung ra mối liên tưởng ấy và việc gán cho nó ý nghĩa hình
tượng như trên sẽ trở nên khiên cưỡng và áp đặt. Cho nên, sự thành công cơ bản của bản
dịch này chính là khả năng sáng tạo trong cách giải mã nghệ thuật của dịch giả.
Tuy nhiên, vấn đề đáng trao đổi lại là ở câu thơ thứ ba. Trong nguyên tác, Hồ Chí
Minh viết:"Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc". Khi dịch "sơn thôn" thành"xóm núi", người

dịch đã đạt được yêu cầu trong việc diễn đạt nội dung cơ bản của cụm từ này mà không
làm ảnh hưởng đến phong cách của nhà thơ Hồ Chí Minh. Như ta đã biết, "Chiều tối" là
một bài thơ được sáng tác theo thể Đường luật. Đặc trưng tiêu biểu của loại thơ này là có
tính cân xứng, hài hoà về ngữ âm, có hàm ý sâu sa về chữ nghĩa và trang trọng về phong
cách. Tính cân xứng, hài hoà về ngữ âm thể hiện ở việc hình thành các thế đối lập về
bằng-trắc của các thanh điệu. Tính hàm ý về nội dung chữ nghĩa được thể hiện qua việc sử
dụng các từ đồng nghĩa, đồng âm, trái nghĩa …thuộc các lớp từ vựng khác nhau. Trong đó
có tính đến sự phân bố của các từ Hán-Việt. Sự xuất hiện của lớp từ này tự nó đã mang
tính trang trọng vì từ Hán-Việt là lớp từ mang màu sắc phong cách rất rõ. Trong câu thứ
ba, cụm từ "sơn thôn" nằm trong quan hệ liên kết với cụm từ "thiếu nữ". Về mặt ngữ âm,
cả câu thơ thứ ba là một kết hợp gồm các thanh điệu: BB TT BBT. Cả bài thơ nằm trong
thế phối hợp thanh điệu như sau:
TT BB B TT
BB TT TBB
BB TT BBT
BT BB BTB.
Khi dịch, bài thơ chuyển thành thế phối hợp như sau:
BT BB BTT
BB BT TBB
BB TT BBT
BT BB TTB.
Như vậy, trong bản dịch có 3 câu thơ là câu thứ nhất, câu thứ hai và câu thứ tư đã
có sự thay đổi về thế phối hợp thanh điệu ( Xem thêm [12]. Còn câu thơ thứ ba sự phối
hợp thanh điệu vẫn được giữ nguyên. Nhìn toàn cục, âm điệu của cả bài thơ vẫn không
thay đổi, bởi xét về mối quan hệ phối âm giữa các dòng vẫn có sự đối ứng khá đều đặn
giữa các tiếng bằng và tiếng trắc trong cái thế liên kết của toàn bài. Nhưng xét về mặt ngữ
nghĩa, câu thứ ba của bản dịch lại là câu có vấn đề cho dù, xét về mặt ngữ âm, cụm "sơn
thôn thiếu nữ" được chuyển thành ""cô em xóm núi" là đạt đến độ hoàn hảo so với nguyên
tác trong thế phối hợp thanh điệu ( BB TT---- BB TT ). Ở đây, việc dịch "sơn thôn" thành
"xóm núi" không gây ra sự phản cảm về phong cách vì hai cụm từ này là hai cụm từ đồng

nghĩa hoàn toàn. Nhưng dịch" thiếu nữ " thành "cô em" lại nảy sinh ra một tình thế hoàn
toàn khác. Theo lý thuyết nghiên cứu về từ vựng học … thì "thiếu nữ" là từ Hán Việt, còn
"cô em" là thuần Việt. Chúng có thể được coi là đồng nghĩa với nhau ở nét nghĩa cơ bản,
nhưng theo góc độ phong cách học thì đó lại là hai cụm từ có quan hệ ngược nghĩa với
nhau. Nếu như "thiếu nữ" là một cụm từ Hán- Việt mang tính trang trọng thì cụm từ "cô
em" lại mang tính suồng sã, bông lơn. Cụm từ này thông thường chỉ được sử dụng trong
tình huống giao tiếp khi muốn biểu thị sự bông đùa hay tán tỉnh. Trong trường hợp người
phát ngôn muốn biểu thị sự nghiêm túc thì dứt khoát không thể sử dụng nó.
Xét trong hoàn cảnh của bài thơ "Chiều tối", chúng ta không thấy có một lý do nào
khiến cho cụm từ "cô em" có thể xuất hiện. Nhìn về mối quan hệ giữa tác giả bài thơ và đối
tượng miêu tả, không ai có thể nghi ngờ rằng đó là mối quan hệ khách quan trong phản
ánh. Còn xem xét đặc điểm về phong cách thì không những bài thơ "Chiều tối" mà cả các
bài thơ khác, tác giả Hồ Chí Minh chưa một lần nào biểu thị thái độ suồng sã, bông lơn.
Ngay cả những bài thơ tự giễu như các bài "Bốn tháng rồi", " Ghẻ lở ", " Rụng mất một
chiếc răng "… thơ Hồ Chí Minh vẫn là tiêu biểu cho một phong cách nghiêm túc, tuy ngôn
ngữ trong các bài này có mang tính hài hước, châm biếm. Bài "Chiều tối" về bản chất là
bài thơ tả cảnh, qua đó nhà thơ bộc lộ tâm trạng nỗi buồn của một người mất tự do. Nhưng
nỗi buồn ấy không sầu bi mà trái lại được sưởi ấm bằng một trái tim đầy lạc quan yêu đời.
Chính nhờ có sự lạc quan, thiết tha yêu cuộc sống mà con mắt của nhà thơ đã vượt qua
được cái không gian ảm đạm của cảnh chiều hôm đến với cuộc sống của người lao động
bình dân nơi xóm núi. Vì thế, bài thơ tuy chỉ có bốn câu nhưng nó là một bức tranh khái
quát khá phong phú về cảnh, về người. Nếu như hai câu thơ đầu, tác giả bộc bạch nỗi niềm
tâm sự về cảnh mất tự do và sự khát khao về một cuộc sống bình dị theo cái qui luật thông
thường thì hai câu thơ sau lại là ngọn lửa thắp lên niềm hy vọng của người tù khi vẫn cảm

×