Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đánh giá tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2015 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.32 KB, 93 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ VĂN VINH

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT
ĐƠN THƯ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP
ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGỌC LẶC,
TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2015 – 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Thái Nguyên, năm 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HÀ VĂN VINH

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT
ĐƠN THƯ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP
ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGỌC LẶC,
TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2015 – 2017
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 8.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thế Đặng

Thái Nguyên, năm 2018




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số liệu
trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ luận
văn nào khác.
Tôi xin cam đoan, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc./.
Tác giả luận văn

Hà Văn Vinh


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản
thân, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, Lãnh đạo Ban chủ nhiệm Khoa quản lý tài nguyên, đã tận tình truyền đạt
những kiến thức quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học
tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy GS.TS Nguyễn Thế Đặng người
hướng dẫn khoa học tận tình, chu đáo và đã giúp đỡ rất nhiều để tôi có thể hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn cán bộ thuộc các phòng, đơn vị của Uỷ ban nhân
dân huyện Ngọc Lặc, Thanh tra huyện Ngọc Lặc, phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện Ngọc Lặc, Bộ phận tiếp công dân trực thuộc Văn phòng HĐND - UBND
huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa và nhân dân trong vùng nghiên cứu của luận văn

đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu để thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin cảm ơn cơ quan, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã động viên, giúp
đỡ để tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Hà Văn Vinh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 2
3. Ý nghĩa ................................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4
1.1. Cơ sở khoa học và pháp lý công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo
và tranh chấp về đất đai .......................................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở khoa học .......................................................................................... 4
1.1.2. Cơ sở pháp lý............................................................................................. 5
1.2. Tình hình khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên cả nước .................. 9
1.2.1. Tình hình khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo trên
phạm vi cả nước .................................................................................................. 9

1.2.2. Đánh giá kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo trên
cả nước giai đoạn 2015 - 2017 và phương hướng nhiệm vụ công tác tiếp công
dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian tới .......................................... 15
1.3. Tình hình tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa ......................................................................................... 19
1.3.1. Khái quát về tình hình khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết khiếu nại
tố cáo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2017 ............................... 19
1.3.2. Kết quả thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo........... 21


iv

1.3.3. Đánh giá kết quả công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại,
tố cáo ................................................................................................................. 23
1.3.4. Dự báo tình hình tiếp công dân và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm
trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian tới .. 25
1.4. Những nghiên cứu về giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai . 27
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 29
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 29
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 29
2.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 29
2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sử dụng đất
của huyện Ngọc Lặc .......................................................................................... 29
2.2.2. Thực trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa
bàn huyện Ngọc Lặc giai đoạn 2015 – 2017 ..................................................... 29
2.2.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp cho công tác tiếp
dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện
Ngọc Lặc giai đoạn 2015 - 2017 ....................................................................... 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 30

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ..................................................... 30
2.3.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp ........................................................ 30
2.3.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu ............................................ 30
2.3.4. Phương pháp chuyên gia ......................................................................... 30
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 31
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sử dụng đất của
huyện Ngọc Lặc .................................................................................................... 31
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 31
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Ngọc Lặc ...................................... 35
3.1.3. Tình hình sử dụng đất đai tại huyện Ngọc Lặc ....................................... 37


v

3.2. Thực trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên địa bàn
huyện Ngọc Lặc giai đoạn 2015 – 2017 ............................................................... 39
3.2.1. Thực trạng tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại về đất đai trên địa bàn
huyện Ngọc Lặc giai đoạn 2015 – 2017............................................................ 39
3.2.2. Thực trạng giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Ngọc Lặc
giai đoạn 2015 - 2017 ........................................................................................ 43
3.2.3. Thực trạng giải quyết tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Ngọc Lặc giai
đoạn 2015 - 2017 ............................................................................................... 52
3.2.4. Thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Ngọc Lặc
giai đoạn 2015 - 2017 ........................................................................................ 55
3.2.5. Đánh giá chung về thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp
đất đai trên địa bàn huyện Ngọc Lặc giai đoạn 2015 - 2017 ............................ 60
3.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp cho công tác tiếp dân,
xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Ngọc Lặc
giai đoạn 2015 - 2017 ........................................................................................... 65
3.3.1. Thuận lợi và khó khăn ............................................................................. 65

3.3.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng công tác tiếp dân, xử lý đơn thư
khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai đai trên địa bàn huyện Ngọc Lặc giai
đoạn 2015 - 2017 ............................................................................................... 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 75
1. Kết luận ............................................................................................................. 75
2. Kiến nghị........................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 77
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Cụm từ được viết tắt

CHXHCNVN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

HCNN


Hành chính nhà nước

HĐND

Hội đồng nhân dân

HVHC

Hành vi hành chính

KN

Khiếu nại

TC

Tố cáo

QĐHC

Quyết định hành chính

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

QLĐĐ

Quản lý đất đai


TCĐĐ

Tranh chấp đất đai

TCD

Tiếp công dân

UBND

Uỷ ban nhân dân


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Ngọc Lặc năm 2017 .................................38
Bảng 3.2. Tổng hợp đơn thư khiếu nại trên địa bàn huyện Ngọc Lặc giai đoạn 2015
– 2017 ......................................................................................................41
Bảng 3.3. Thực trạng khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Ngọc Lặc giai đoạn
2015 - 2017 ..............................................................................................43
Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn nguyên nhân phát sinh khiếu nại về đất đai tại huyện
Ngọc Lặc giai đoạn 2015 - 2017 .............................................................45
Bảng 3.5. Kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn huyện Ngọc Lặc giai
đoạn 2015 – 2017.....................................................................................49
Bảng 3.6. Tổng hợp vụ việc khiếu nại đã giải quyết xong trên địa bàn huyện Ngọc
Lặc giai đoạn 2015 – 2017 ......................................................................50
Bảng 3.7. Kết quả đánh giá của người dân về việc giải quyết khiếu nại về đất đai
của UBND huyện .....................................................................................51

Bảng 3.8. Thực trạng tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Ngọc Lặc giai đoạn 2015
- 2017 .......................................................................................................52
Bảng 3.9. Kết quả phỏng vấn nguyên nhân phát sinh đơn thư tố cáo về đất đai tại
huyện Ngọc Lặc giai đoạn 2015 - 2017 ...................................................53
Bảng 3.10. Kết quả giải quyết đơn tố cáo trên địa bàn huyện Ngọc Lặc giai đoạn
2015 - 2017 ..............................................................................................54
Bảng 3.11. Tình hình tranh chấp về đất đai trên địa bànhuyện Ngọc Lặc giai đoạn
2015 - 2017 ..............................................................................................55
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá của người dân về việc giải quyết tranh chấp đất đai
của UBND huyện Ngọc Lặc ....................................................................60


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Tỷ lệ các loại đơn về đất đai trên địa bàn huyện Ngọc Lặc ......................42
Hình 3.2. Tình hình khiếu nại thể hiện theo nội dung khiếu nại về đất đai trên địa
bàn huyện Ngọc Lặc giai đoạn 2015 - 2017 ............................................44
Hình 3.3. Tình hình đơn thư tố cáo thể hiện theo nội dung tố cáo về đất đai trên địa
bàn huyện Ngọc Lặc giai đoạn 2015 - 2017 ............................................53
Hình 3.4. Tình hình tranh chấp đất đai thể hiện theo nội dung tranh chấp trên địa
bàn huyện Ngọc Lặc giai đoạn 2015 - 2017 ............................................56


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn lực quan trọng của mỗi quốc gia, là tài nguyên thiên nhiên
vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu

của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, các cơ sở kinh tế - xã hội và an
ninh, quốc phòng và các công trình phúc lợi công cộng. Quản lý và sử dụng đầy đủ
đất đai là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc
gia. Ở nước ta vấn đề đất đai luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Tuy nhiên
trong thực tế quá trình sử dụng cũng như quan hệ đất đai có nhiều biến động, vì vậy
vấn đề giải quyết tranh chấp đất, khiếu nại, tố cáo về đất đai ngày càng trở nên bức
xúc và phức tạp; trong nhiều trường hợp, vấn đề giải quyết tranh chấp, khiếu nại về
đất đai cho các đối tượng sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp và làm phát
sinh những vấn đề mới cần được bổ sung và giải quyết.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai là nội dung hết sức quan
trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai, tuy chỉ là một trong những nội
dung của công tác quản lý do cơ quan Nhà nước thực hiện nhằm giải quyết ổn thoả
mâu thuẫn trong sử dụng đất đai, nhưng nó liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp
thuộc về pháp luật và những quan hệ xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các
tổ chức, cá nhân; làm tốt công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
sẽ giúp cho Nhà nước kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những sơ hở, yếu kém trong
công tác quản lý Nhà nước, xác lập chặt chẽ hơn mối quan hệ pháp lý giữa Nhà
nước với người sử dụng đất và giữa những người sử dụng đất với nhau. Tạo điều
kiện cho việc sử dụng đất đai một cách ổn định, đầy đủ, hợp lý, đạt hiệu quả cao
nhất, góp phần vào sự ổn định tình hình hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội. Do vậy các vấn đề liên quan đến khiếu nại, tố cáo và công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai luôn nhận được sự quan tâm của nhiều cấp, nhiều
ngành và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai của các cơ quan Nhà
nước trong thời gian qua đã thu được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, tình hình


2

khiếu nại, tố cáo về đất đai hiện nay vẫn còn những diễn biến phức tạp, số người đi
khiếu nại, tố cáo còn nhiều; nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng và vượt

cấp. Việc giải quyết còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu. Nguyên nhân của tồn tại nói
trên chủ yếu là do việc tổ chức thực hiện pháp luật về đất đai, khiếu nại, tố cáo và
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân còn nhiều thiếu sót, hạn chế.
Thanh Hóa là tỉnh đất rộng người đông có 27 huyện thị trong đó có 2 thành
phố . huyện Ngọc Lặc là trung tâm miền núi phía tây của tỉnh Thanh Hóa gồm có 20
xã, và một thị trấn. Trong những năm qua trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Ngọc
Lặc nói riêng đã và đang triển khai thực hiện nhiều dự án về phát triển kinh tế - xã hội,
xây dựng phát triển các khu đô thị, khu tái định cư và các công trình khác do vậy công
tác quản lý Nhà nước về đất đai đã được các cấp chính quyền đặc biệt trú trọng, vì
vậy đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác quản lý. Song do rất nhiều
nguyên nhân nên công tác quản lý đất đai vẫn còn những bất cập, các vụ khiếu
nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trong thực tế vẫn được xem là những điểm nóng
khó giải quyết đặc biệt là khiếu nại về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, bố
trí tái định cư và tranh chấp quyền sử dụng đất.
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên dưới sự hướng dẫn của GS.TS.
Nguyễn Thế Đặng và sự giúp đỡ của UBND huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa và các
cơ quan chức năng của huyện, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đánh
giá tình hình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn
huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2015 - 2017”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý, sử
dụng đất trên địa bàn huyện Ngọc Lặc .
- Đánh giá được thực trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai
trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, giai đoạn 2015 - 2017.
- Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn và các giải pháp cho công tác
tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Ngọc
Lặc, giai đoạn 2015 - 2017.



3

- Nêu rõ giải pháp nâng cao chất lượng công tác tiếp dân, xử lý đơn thư
khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, giai đoạn 2015 2017và đưa ra kiến nghị và đề xuất phải có tính khả thi, phải phù hợp với điều kiện
thực tế của địa phương và phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Ý nghĩa
- Ý nghĩa khoa học: Làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành trong việc
giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai để đề xuất các giải pháp
phù hợp.
- Ý nghĩa thực tiễn: Giúp học viên củng cố những kiến thức ðã học và tiếp xúc
thực tế với vấn đề nghiên cứu.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học và pháp lý công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố
cáo và tranh chấp về đất đai
1.1.1. Cơ sở khoa học
Quản lý Nhà nước về đất đai: Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1992 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống
nhất quản lý...”; Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
quy định tại Điều 52: " Đất đai ...là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý". Tại Điều 1, Luật Đất đai 2013 “Đất đai
thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà
nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”.
Điều này đã khẳng định được tính chất quan trọng của đất đai. Đồng thời, đây là cơ
sở pháp lý để Nhà nước thống nhất quản lý đất đai nhằm đưa chính sách quản lý và
sử dụng đất đúng đối tượng, đúng mục đích và có hiệu quả. Trong đó có nội dung

về giải quyết KN,TC trong việc quản lý và sử dụng đất đai (Quốc hội, 2013).
Theo Điều 3, Luật Đất đai 2013 có quy định cụ thể về các khái niệm liên quan:
- Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc
Nhà nước ban hành quyết định giao đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
- Thu hồi đất: là việc Nhà nước ra QĐHC để thu lại quyền sử dụng đất
hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, UBND xã, thị trấn quản lý theo quy định.
- Bồi thường là trả lại tương xứng giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó
bị thiệt hại vì mọi hành vi của chủ thể khác. Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là
việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho
người bị thu hồi đất.
- Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư là công việc bước đầu của quá trình
tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo và những bức súc của công dân về quyết
định hành chính hoặc hành vi hành chính hoặc những thắc mắc, tranh chấp… của
người dân mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết.


5

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai là một trong 15 nội dung
của công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là hoạt động của các cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ các tổ
chức, hộ gia đình và cá nhân tham gia vào quan hệ đất đai để tìm ra các giải pháp
đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm phục hồi lại các quyền lợi bị xâm phạm, đồng
thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật đất đai
(Quốc hội, 2013).
- Với chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai thì tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
về đất đai thường chỉ là vấn đề quyền sử dụng đất hoặc là quyền sử dụng liên quan
đến địa giới hành chính hoặc quyền sử dụng liên quan đến tài sản.
- Giải quyết mọi trường hợp tranh chấp về đất đai phải đảm bảo nguyên tắc đất
đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản

lý; kiên quyết bảo vệ những thành quả cách mạng về ruộng đất, đồng thời sửa lại
theo đúng pháp luật những trường hợp xử không đúng.
- Phải nắm vững quan điểm lấy dân làm gốc, phải dựa vào dân, bàn bạc dân
chủ công khai quỹ đất với dân để giải quyết và phát huy tinh thần đoàn kết, tương
trợ trong một nội bộ nông dân để họ tìm ra giải pháp, không gò ép mệnh lệnh; cần
đề cao vai trò của các tổ chức, đoàn thể để hòa giải các vụ tranh chấp có hiệu quả.
- Giải quyết các tranh chấp về đất đai phải nhằm mục đích phát triển sản xuất,
ổn định và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân.
- Gắn việc giải quyết các vấn đề về đất với tổ chức lại sản xuất, bố trí lại cơ
cấu sản xuất hàng hóa mở mang ngành nghề, phân bố lại lao động, dân cư phù hợp
với đặc điểm và quy định của địa phương.
1.1.2. Cơ sở pháp lý
1.1.2.1. Văn bản do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- Bộ Luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
- Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15 tháng 06 năm 2004 và Luật sửa đổi
một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 29 tháng 11 năm 2005;


6

- Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011 thay thế Luật Khiếu nại, tố cáo
năm 1998.
- Luật Tốcáonăm2011 ngày 11/11/2011;
- Luật Tiếp công dân năm 2013 ngày 25/11/2013;
- Luật Tố tụng dân sự ngày 24 tháng 6 năm 2004;
- Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
- Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013 thay thế Luật Đất đai năm 2003;
- Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính của Ủy ban thường vụ

Quốc hội ngày 21 tháng 5 năm 1996;
- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ
án hành chính năm 1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 05 tháng 4 năm 2006;
- Nghị quyết số 30/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Quốc hội về
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước;
- Nghị quyết số 755/2008/NQ-UBTVQH ngày 02 tháng 04 năm 2005 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội quy định việc giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể
về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách
cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991.
1.1.2.2. Văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày15 tháng 05 năm 2017 Nghị định của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai năm 2013.
- Nghị định số 44/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2017 Nghị định của
Chính phủ quy định về giá đất (có hiệu lực từ ngày 01/7/2017).
- Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2017 Nghị định của
Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất (có hiệu lực từ ngày 01/7/2017).
- Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2017 Nghị định của
Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước (có hiệu lực từ ngày
01/7/2017).


7

- Nghị định số 47/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2017 Nghị định của
Chính phủ quy định về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất (có
hiệu lực từ ngày 01/7/2017).
- Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo
và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo;
- Nghị định 75/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/10/2012 về việc quy

định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại năm 2011, có hiệu lực 20/11/2012;
- Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2017
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013;
- Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;
- Nghị định 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật Khiếu nại;
- Nghị định 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật Tố cáo;
1.1.2.3. Văn bản do UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành
a. Việc thực hiện Kế hoạch thanh tra:
Các tổ chức thanh tra trong tỉnh triển khai 252 cuộc thanh tra hành chính, trong
đó có 32 cuộc thanh tra từ kỳ trước chuyển sang, triển khai mới 220 cuộc; 225 cuộc
thanh tra theo kế hoạch, 27cuộc thanh tra đột xuất. Kết quả thực hiện đã kết thúc thanh
tra trực tiếp và ban hành kết luận 200 cuộc (UBND tỉnh Thanh Hóa, 2013).
b. Kết quả thanh tra:
Qua thanh tra phát hiện sai phạm về kinh tế 80.666,78 triệu đồng, 122 m2 đất;
kiến nghị thu hồi 31.589,77 triệu đồng, kiến nghị khác 49.077,01 triệu đồng và
112,00 m2 đất; đã thu hồi được 25.599,99 triệu đồng (đạt 81,04%). Kiến nghị xử lý


8

về hành chính 45 tổ chức và 53 cá nhân có sai phạm qua thanh tra, trong đó
(UBND tỉnh Thanh Hóa, 2013):
- Thanh tra các sở, ngành triển khai 27 cuộc thanh tra kinh tế xã hội trên các
lĩnh vực, đã kết thúc thanh tra và ban hành kết luận 16 cuộc, phát hiện vi phạm về
kinh tế phải xử lý 11.720,00 triệu đồng, kiến nghị thu hồi 5.444,00 triệu đồng, kiến

nghị khác 6.276,00 triệu đồng, đã thu được 986,00 triệu đồng, đạt 18,11 %.
- Thanh tra các huyện, thị xã, thành phố triển khai 183 cuộc thanh tra hành
chính, tập trung vào các lĩnh vực quản lý đất đai, ngân sách và ĐTXD tại các xã,
quản lý thu chi tài chính tại các trường, đã ban hành kết luận 153 cuộc. Qua thanh
tra đã phát hiện sai phạm với số tiền 22.509,04 triệu đồng và 122 m2 đất, kiến nghị
thu hồi 13.503,14 triệu đồng, kiến nghị khác 9.005,90 triệu đồng, đã thu hồi được
11.971,36 triệu đồng (đạt 88,66 %);
-

Lĩnh vực quản lý đất đai:

Thanh tra tỉnh, Thanh tra các huyện tiến hành thanh tra 29 cuộc thanh tra quản
lý, sử dụng đất, qua thanh tra phát hiện và kiến nghị thu hồi 649,54 triệu đồng, 122
m2 đất, đã thu được 259,00 triệu đồng, đạt tỷ lệ 39,87%.
c. Thanh tra chuyên ngành
Việc triển khai các cuộc thanh tra:
Thanh tra các sở, ngành tiến hành 450 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành
(số cuộc có thành lập đoàn là 199, số cuộc thanh tra độc lập là 251); tiến hành thanh
tra 1079 cá nhân và 532 tổ chức; kiểm tra 3141 cá nhân và 381 tổ chức.
Qua thanh tra phát hiện 765 cá nhân, 441 tổ chức có vi phạm; Số tiền sai phạm
18.697,00 triệu đồng, trong đó cá nhân 2.117,00 triệu đồng, tổ chức 16.580,00 triệu
đồng), kiến nghị thu hồi 9.264,00 triệu đồng; Ra quyết định xử phạt vi phạm hành
chính 310 tổ chức, 505 cá nhân với số tiền xử phạt 5.840,00 triệu đồng. Đã thu
5.369,00 triệu đồng (UBND tỉnh Thanh Hóa, 2013).
d. Kết quả quản lý nhà nước về công tác thanh tra
Năm 2017, toàn tỉnh đã ban hành 10 văn bản quản lý, chỉ đạo về công tác
thanh tra, tổ chức 60 lớp tuyęn truyền, phổ biến pháp luật về thanh tra, tiếp công


9


dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo vŕ phňng, chống tham nhũng cho 1.125 người là
lãnh đạo các huyện, trưởng các phòng chuyên môn, Chủ tịch UBND xã, cán bộ địa
chính, cán bộ kế toán, cán bộ tư pháp… để nâng cao năng lực trong công tác thanh
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Một số đơn vị đã thực
hiện tốt là Thành phố Thanh Hóa, các huyện: Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Bá
Thước, Như Thanh, Nga Sơn, Triệu Sơn.
- Thanh tra tỉnh đã tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh trong việc ban hành
các văn bản về chấn chỉnh, xử lý chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra.
Chủ tịch UBND tỉnh đã giao cho Thanh tra tỉnh chủ trì, cùng các ngành làm việc
với Hiệp hội doanh nghiệp để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp,
đặc biệt là việc xử lý chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra theo tinh thần
Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ: Về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến
năm 2020 (UBND tỉnh Thanh Hóa, 2013).
- Thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn
chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh đã
giao Thanh tra tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ và các quy định của pháp luật, chủ
trì làm việc với các cơ quan đơn vị trong tỉnh, phối hợp với các đơn vị trên địa bàn
tỉnh như kiểm toán, Cục thuế, Hải quan, Kho bạc... để kịp thời phát hiện, xử lý
chồng chéo, trùng lặp theo thẩm quyền về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian
thanh tra, kiểm tra; xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân để xảy ra tình
trạng trùng lặp, chồng chéo. Đặc biệt Chủ tịch UBND tỉnh đã thành lập phòng
Thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo 4 thuộc Thanh tra tỉnh, có chức năng nhiệm vụ
chủ trì giúp Chánh thanh tra tỉnh thực hiện việc xử lý chồng chéo, trùng lắp trong
hoạt động thanh tra.
1.2. Tình hình khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về đất đai trên cả nước
1.2.1. Tình hình khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo trên
phạm vi cả nước
1.2.1.1. Tình hình khiếu nại, tố cáo
- Từ năm 2015-2017, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận, xử lý



10

520.376 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố
cáo.Trong đó có 180.767 đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đủ điều kiện
xử lý (193.450 đơn khiếu nại; 27.680 đơn tố cáo), số còn lại 118.839 đơn là các đơn
kiến nghị, đề nghị, đơn trung lập, nặc danh và không rõ nội dung và địa chỉ người
khiếu nại, tố cáo (Thanh tra Chính phủ, 2013).
- Về tính chất, mức độ của các vụ việc khiếu nại, tố cáo diễn biến phức tạp và
bức xúc ở nhiều nơi, có lúc, có nơi đặc biệt phức tạp, gay gắt, biểu hiện rõ nhất là:
số đoàn đông người tăng mạnh, thái độ khiếu kiện thiếu kiềm chế, khiếu nại, tố cáo
vượt cấp lên Trung ương gia tăng; tình trạng đơn thư gửi tràn lan mang tính phổ
biến, nhất là trong các dịp có sự kiện chính trị (họp Trung ương, họp Quốc hội, Bầu
cử Đại biểu Quốc hội, Đại biểu Hội đồng nhân dân, Đại hội Đảng…).
- Có nhiều vụ việc phát sinh từ những năm trước, đã được các cấp chính quyền
xem xét, giải quyết nhưng công dân vẫn không nhất trí tiếp tục khiếu kiện kéo dài,
nhất là các vụ việc khiếu nại về thu hồi đất để thực hiện dự án, các vụ việc đòi lại đất
cũ, tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân….
1.2.1.2. Tình hình tranh chấp đất đai
Tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai có xu hướng gia tăng và đặc biệt
ngày càng trở nên bức xúc từ sau khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 01/7/2017. Kết quả tiếp nhận và giải quyết số đơn thư về tranh chấp hành
chính trong lĩnh vực đất đai phát sinh và được các cơ quan hành chính nhà nước thụ
lý, giải quyết hàng năm là rất lớn. Tỷ lệ số vụ việc được giải quyết so với số vụ việc
tiếp nhận cũng tương đối cao và luôn ổn định trên 80%, có năm đạt xấp xỉ 90% là
cao; số vụ việc tồn đọng, kéo dài trong lĩnh vực đất đai cũng được các cơ quan hành
chính nhà nước quan tâm giải quyết với tỷ lệ đáng kể, có những vụ việc kéo dài tới
20 năm, đã được giải quyết (khu đô thị mới thủ thiêm thành phố Hồ Chí Minh).
Bên cạnh đó, giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đất đai bằng thủ tục tư pháp

so với giải quyết tại cơ quan hành chính là rất ít. Thực tế giai đoạn vừa qua, thông
thường người dân chỉ khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp hành chính


11

về đất đai sau khi đã qua hai cấp giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà
nước và đã có hiệu lực thi hành.
Bên cạnh những mặt đã đạt được thì công tác giải quyết khiếu nại và tranh
chấp đất đai còn nhiều hạn chế và yếu kém như sau:
- Hệ thống pháp luật quy định về giải quyết khiếu nại tố cáo còn thiếu đồng bộ;
- Đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn bất cập, chủ yếu
là kiêm nhiệm, chưa có nghiệp vụ chuyên sâu;
- Việc phối hợp giải quyết đơn thư giữa các cơ quan có thẩm quyền chưa được
chặt chẽ, còn có hiện tượng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, có vụ việc còn có ý kiến
khác nhau làm cho công dân tiếp tục khiếu kiện kéo dài;
- Việc phân công thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân trong
việc giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai ở một số địa phương còn
thiếu thống nhất.
- Việc xử lý trách nhiệm của cá nhân, tập thể có sai phạm trong việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo thiếu kiên quyết;
- Công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà
nước về tiếp dân, giải quyết đơn thư của công dân chưa được thực hiện một cách
tích cực, thường xuyên, liên tục...
1.2.1.3. Kết quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo
a) Về tiếp công dân
Từ năm 2015 - 2017, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp 1.168.113 lượt
người đến khiếu nại, tố cáo; với có 16.049 đoàn đông người, trong đó: Trụ sở Tiếp công
dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã tiếp 103.204
lượt người, với 19.996 vụ việc; Các Bộ, ngành Trung ương đã tiếp 150.971 lượt người.

Các địa phương đã tiếp 877.533 lượt người. Các tỉnh có số lượng người khiếu nại, tố cáo
nhiều là: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Nam, Long An, Đà Nẵng, Quảng Ninh,
Thanh Hóa, Vĩnh Phúc....(Thanh tra Chính phủ, 2017)
b) Kết quả tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tốcáo
- Từ năm 2015-2017, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp nhận, xử lý


12

520.376 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo.
Trong đó có 180.767 đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đủ điều kiện xử lý
(193.450 đơn khiếu nại; 27.680 đơn tố cáo), số còn lại 118.839 đơn là các đơn kiến
nghị, đề nghị, đơn trung lập, nặc danh và không rõ nội dung và địa chỉ người khiếu
nại, tố cáo.
- Các bộ, ngành, địa phương đã giải quyết 190.872/220.134 đơn khiếu nại, tố cáo
thuộc thẩm quyền giải quyết thuộc thẩm quyền (đạt 86,7% tổng số đơn khiếu nại, tố
cáo thuộc thẩm quyền). Trong đó đã giải quyết 164.313/187.105 đơn khiếu nại thuộc
thẩm quyền, đạt trên 87,8%; giải quyết 29.539/33.029 đơn tố cáo thuộc thẩm quyền,
đạt 89,4%.
- Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo đã thu hồi về cho Nhà nước gần136 tỷ đồng,
468,7 ha đất; khôi phục quyền lợi, trả lại cho tập thể, công dân với số tiền gần 1.283 tỷ
đồng và 685,3 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 2.925 người; chuyển cơ quan điều tra
xem xét, xử lý trách nhiệm hình sự 180 vụ với 436 người
c) Kết quả giải quyết các vụ việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của
Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch 319/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ, các Bộ,
ngành, địa phương đã tăng cường kiểm tra, rà soát và giải quyết các vụ việc khiếu
nại, tố cáo tồn đọng phức tạp kéo dài. Tính đến 31/12/2017, cả nước đã rà soát
510/510 vụ việc (đạt 100% kế hoạch), đã giải quyết 480/510 vụ việc đạt tỷ lệ
94,9%. Thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài các

ngành, các cấp và các địa phương đã có phương án giải quyết, khối phục quyền lợi
và hỗ trợ cho công dân 1.389,2 tỷ đồng, 34,33 ha đất sản xuất; 0,84 ha đất ở; 21 nền
nhà tái định cư.
1.2.1.4. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khiếu nại, tố cáo
a) Nguyên nhân khách quan
- Trong thời gian gần đây, chính quyền địa phương tiến hành thu hồi nhiều đất
của dân để giao cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án xây dựng khu đô thị, thương
mại, du lịch, dịch vụ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đường giao thông, công


13

trình thuỷ lợi… nhưng vấn đề chính sách liên quan đến lợi ích của người sử dụng
đất còn nhiều bất cập, nhất là về giá đất chưa phù hợp, thường xuyên thay đổi, năm
sau cao hơn năm trước; có sự chênh lệch lớn giữa các địa phương; cơ chế chính
sách đền bù, hỗ trợ chưa nhất quán nên khó thực hiện; có sự chênh lệch quá lớn
giữa giá đất bồi thường so với giá thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất
thực tế đã gây nên tâm lý chung cho người khiếu kiện cho rằng giá tiền bồi thường
thu hồi đất trả rất thấp, quá xa so với thị trường, làm người dân bị thiệt thòi, nên
người dân bị thu hồi đất không nhất trí với phương án bồi thường (mặc dù tính
đúng, tính đủ theo quy định).
Mặt khác, trong trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của dân để làm dự án khu
đô thị, khu dân cư, thương mại, dịch vụ, du lịch giá đất để tính tiền bồi thường cho
người có đất bị thu hồi thấp hơn nhiều lần so với giá đất mà nhà đầu tư bán, chuyển
nhượng lại cho người khác, dẫn đến người có đất bị thu hồi cho rằng thiếu sự công
bằng về lợi ích nên khiếu nại gay gắt. Có những trường hợp mặc dù nhà đầu tư đã
có sự hỗ trợ thêm nhưng cũng chưa đáp ứng được đòi hỏi của người có đất bị thu
hồi dẫn đến khiếu nại kéo dài, không dứt điểm được.
Chính phủ đã nhiều lần thay đổi chính sách về bồi thường, hỗ trợ theo hướng
có lợi cho người bị thu hồi đất (lần sau cao hơn, tốt hơn lần trước), tạo điều kiện

thuận lợi để giải quyết được các trường hợp mới thì một số trường hợp bị thu hồi
đất trước đây so bì, phát sinh khiếu nại.
- Một số vụ việc khiếu nại về nhà, đất do lịch sử để lại như: đòi lại đất nông
nghiệp đưa vào HTX, Tập đoàn sản xuất, sau đó giải thể, trả lại đất cho nông dân,
đất sản xuất của dân nhưng sau đó đưa vào các nông - lâm trường quốc doanh và
nay cổ phần hóa; Chính sách về nhà ở như tịch thu, trưng mua, trưng dụng cải tạo,
quản lý nhà vắng chủ, bán nhà theo Nghị định 61/CP của Chính phủ, tranh chấp đất
đai, nhà cửa trong nhân dân, tranh chấp đất đai, đòi lại cơ sở tôn giáo, đòi lại đất của
đồng bào dân tộc... phát sinh trong những năm trước đây, đến nay chưa được giải
quyết dứt điểm. Số vụ việc này không còn nhiều nhưng thường có tính chất gay gắt,
phức tạp và rất khó khi áp dụng pháp luật để giải quyết.
- Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế nên có


14

những yêu cầu, đòi hỏi không đúng hoặc vượt quá quy định pháp luật. Có những vụ
việc đã được giải quyết nhiều lần với nhiều biện pháp khác nhau, cơ bản là đúng
chính sách, pháp luật, có lý, có tình nhưng người khiếu nại vẫn không chấp nhận kết
quả giải quyết, thậm chí có những phản ứng tiêu cực, cố chấp, gây rối trật tự hoặc
đã bị các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị trong và ngoài nước lợi dụng kích
động, khiếu kiện kéo dài, bức xúc.
b) Nguyên nhân chủ quan
- Công tác quản lý về đất đai còn sơ hở, lỏng lẻo, nhiều cán bộ lợi dụng, tham
nhũng tiêu cực, trục lợi, làm giàu bất chính từ đất nhưng không bị xử lý nghiêm minh.
- Công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý nhà nước ở một số địa phương còn
nhiều yếu kém, nhất là công tác quản lý đất đai, thể hiện:
+ Công tác thu hồi đất, xác định giá đất, kiểm đếm, kiểm kê đất đai, tài sản
trên đất, xác định diện tích, loại đất, xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư, giải quyết việc làm có lúc, có nơi làm chưa tốt, có khi còn để xẩy ra thiếu

sót, sai phạm hoặc thực hiện thiếu công khai, dân chủ, công bằng, dẫn đến công dân
không chấp nhận, phát sinh khiếu nại đòi quyền lợi, có trường hợp còn bức xúc dẫn
đến tố cáo việc làm sai của cán bộ hoặc tập hợp đông người khiếu nại gay gắt.
+ Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất còn để xảy ra sai sót, không theo quy hoạch và quy định của pháp luật. Đáng
chú ý là có nhiều dự án thu hồi đất của dân rồi để hoang hóa, hoặc nhu cầu và khả
năng sử dụng đất thì ít nhưng thu hồi đất với diện tích lớn hơn, nên lãng phí đất đai,
công dân bức xúc khiếu nại đòi lại đất (điển hình là khiếu nại tại huyện Kim Thành,
Hải Dương). Tình trạng quy hoạch treo, quy hoạch không đồng bộ, tính khả thi
chưa cao, thiếu tính bền vững xẩy ra ở nhiều địa phương.
+ Việc quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, khoáng sản, rừng... trước đây
bị buông lỏng, hồ sơ địa chính, bản đồ lưu trữ không đầy đủ, thiếu cập nhật thường
xuyên; nhiều nơi do buông lỏng quản lý nên đã để xẩy ra tình trạng lấn chiếm đất
công, chuyển đổi mục đích sử dụng đất không đúng quy định, xây dựng nhà ở, công
trình trái phép nhưng không được kiểm tra, xử lý kịp thời.


15

- Quá trình thực hiện dự án, nhiều địa phương chưa làm tốt công tác tuyên
truyền, giáo dục vận động thuyết phục, giải thích, hòa giải ngay từ cơ sở thực hiện
chưa tốt, chưa tập trung giải quyết khiếu kiện ngay từ đầu; cấp ủy chính quyền một
số nơi chưa coi trọng sự lãnh đạo, chỉ đạo, chưa phát huy hết sức mạnh tổng hợp
của cả hệ thông chính trị trong việc ngăn ngừa và giải quyết khiếu nại, tố cáo, có
nơi có biểu hiện coi nhẹ ý dân, coi trọng các biện pháp hành chính, pháp luật (mệnh
lệnh, phục tùng và cưỡng chế), nóng vội, chủ quan, áp đặt, quan tâm nhiều đến mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà thiếu quan tâm chăm lo đời sống dân sinh, ổn
định cuộc sống, vấn đề chuyển đổi nghề, tạo việc làm, tái định cư không thực hiện
đúng như cam kết … trong khi đời sống khó khăn dẫn đến công dân bức xúc, khiếu
kiện đông người, gay gắt. Trên thực tế, có nhiều trường hợp bố trí tái định cư không

hợp lý, hoặc tạo việc làm không ổn định nên sau một thời gian công dân quay lại
khiếu nại.
- Công tác giám sát của cơ quan dân cử, của các tổ chức chính trị xã hội đối
với cơ quan hành chính tư pháp trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
chưa được tiến hành thường xuyên.
1.2.2. Đánh giá kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo trên cả
nước giai đoạn 2015 - 2017 và phương hướng nhiệm vụ công tác tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian tới
1.2.2.1. Ưu điểm
- Công tác chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu
nại, tố cáo của chính quyền ở nhiều địa phương ngày càng tập trung và quyết liệt
hơn trước, đã đề ra và thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp tích cực để nâng cao
hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn; quan tâm chỉ đạo các
sở, ban, ngành rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định trong lĩnh vực quản
lý đất đai, tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện chính sách xã hội trong
phạm vi địa phương nên đã góp phần hạn chế phát sinh khiếu kiện mới. Một số cấp
uỷ và chính quyền địa phương đã ban hành nhiều chỉ thị, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, xây dựng kế hoạch thực hiện. Hầu hết các tỉnh,


×