Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Thực trạng chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em mồ côi tại trung tâm nuôi dưỡng người già và khuyết tật thụy an ba vì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.1 KB, 23 trang )

Bảng chữ cái viết tắt

1.TT

Tâm thần

2.SKTT

Sức khỏe tâm thần

3.CSSKTT

Chăm sóc sức khỏe tâm thần

4.CTXH

Công tác xã hội

5.UNAIDS

Chương trình Phối hợp của Liên hợp
quốc về HIV/AIDS

6.LĐ-TBXH

Lao động thương binh xã hội

7.WHO

Tổ chức Y tế thế giới


8.TTBTXH

Trung tâm bảo trợ xã hội

9.TT NDNG – TKT

Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ
khuyết tật.


I.Mở đầu.
1.

Lý do chọn đề tài.

Như chúng ta đã biết dối tượng trẻ mồ côi/ bị bỏ rơi là nhóm đối tượng yếu thế,
có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề SKTT, cần đặc biệt quan tâm, trợ giúp.
Mồ côi không chỉ tước đi tình yêu thương, sự che chở của cha mẹ mà còn là
một cú sốc tinh thần đau đớn đối với trẻ em. Đây cũng là một đòn giáng đẩy trẻ em
vào tình cảnh đầy rẫy nguy cơ, cụ thể như: đối diện với đói nghèo, thất học, tự lao
động để kiếm sống; bị lạm dụng, xâm hại, buôn bán; nguy cơ gặp các vấn đề
SKTT, sử dụng chất gây nghiện hoặc có hành vi vi phạm pháp luật.
Ước tính trên toàn thế giới có khoảng 153 triệu trẻ em từ 0 – 17 tuổi mồ côi
hoặc bị bỏ rơi (UNAIDS); trên 2,6 triệu trẻ em Việt Nam sống trong hoàn cảnh
“đặc biệt”, trong đó bao gồm 168,000 trẻ mồ côi và bị bỏ rơi. Theo thống kê của
Bộ LĐ –TBXH, Việt Nam hiện có khoảng 14,000 trẻ mồ côi, bị bỏ rơi sống trong
các cơ sở bảo trợ của nhà nước
Sự mất mát cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ thường dẫn tới các nguy cơ: ly tán của
thành viên còn lại trong gia đình, nghèo đói, bị hạn chế cơ hội tiếp cận với các dịch
vụ cơ bản, bị kỳ thị, tẩy chay; nhiều trẻ mồ côi phải đảm đương vai trò chủ gia

đình, chăm sóc các em nhỏ hơn khi bản thân cũng đang ở độ tuổi trẻ em hoặc vị
thành niên. Trẻ mồ côi thường bị buộc phải chấp nhận tình trạng lạm dụng và bóc
lột lao động để tồn tại.


Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: Trẻ mồ côi cảm thấy bất hạnh và lo lắng hơn
những nhóm khác; trẻ mồ côi có mức độ lạc quan thấp; trẻ mồ côi có mức độ lo
lắng và điểm số trầm cảm cao hơn; hay giận dữ hơn, tuyệt vọng có ý tưởng tự sát
cao hơn những trẻ em khác; trẻ mồ côi có ít khả năng có những người bạn tốt...
Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra bằng chứng về những tổn thương tâm lý ở trẻ mồ
côi bao gồm: lo lắng, trầm cảm, tức giận, cô đơn, lòng tự trọng thấp, thu mình, và
các vấn đề giấc ngủ. Sự đau khổ này thường có liên quan đến các yếu tố như: cú
sốc tâm lý do mất cha, mẹ; phải nghỉ học; không được chăm sóc hoặc được chăm
sóc không đầy đủ bởi người không phải cha, mẹ mình; bị bạo hành, bị lạm dụng
sức lao động, bị kỳ thị và phân biệt đối xử.
Những thông tin và những con số thống kê đã chứng minh rằng: Trẻ
mồ côi hay trẻ bị bỏ rơi là nhóm đối tượng phải trải qua chấn thương tâm lý từ thơ
ấu, có nhiều thiệt thòi về tình cảm, điều kiện chăm sóc, giáo dục; là đối tượng phải
đối diện với nhiều nguy cơ về sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tâm thần, cần được ưu
tiên quan tâm, trợ giúp.
Vấn đề SKTT nếu không được can thiệp, trợ giúp thường gây ra những hệ
quả tiêu cực đối với đời sống cá nhân và cộng đồng.
Ở Việt Nam, mặc dù thiệt hại do các vấn đề SKTT gây ra chưa được thống kê
đầy đủ, nhưng thông tin từ Dự án Chăm sóc SKTT cho cộng đồng cho biết kinh
phí hàng năm chính phủ dành cho việc chăm sóc SKTT của toàn dân ngày một
tăng (năm 2010 là 60 tỷ đồng còn năm 2011 là 70 tỷ đồng). Tuy nhiên, đây còn là
một con số khiêm tốn và thường được dùng để chi trả cho việc điều trị cho một số
bệnh nhân có vấn đề SKTT nặng, bao gồm cả người lớn và trẻ em. Ở Việt Nam có
rất ít các chương trình phòng ngừa vấn đề SKTT cho trẻ em, có rất ít trẻ em mồ côi
có vấn đề SKTT được chẩn đoán và chăm chữa.



Theo nghiên cứu của WHO, hầu hết các rối loạn tâm thần đều khởi phát
trước năm 14 tuổi. Trẻ em nhỏ và trẻ em trong độ tuổi vị thành niên đang ở giai
đoạn phát triển nền tảng của mỗi cá nhân, do đó ở góc độ cá nhân những vấn đề
SKTT có thể gây xáo trộn đến toàn bộ đời sống, từ việc học hành, đến hoạt động
tìm kiếm việc làm, lập gia đình cũng như thiết lập các mối quan hệ xã hội. Rối loạn
tâm thần có thể dẫn đến thất nghiệp, vô gia cư, bị bỏ tù, và nghèo đói.
Trong những năm gần đây, Chính phủ và các tổ chức xã hội ở Việt Nam đã quan
tâm đến nhóm trẻ em dễ bị tổn thương và có nhu cầu cần được quan tâm đặc biệt
nói trên, do đó đã triển khai nhiều chính sách, chương trình hành động vì nhóm đối
tượng này. Tuy nhiên những chương trình can thiệp, hỗ trợ này thường chỉ tập
trung vào việc trang bị các điều kiện cơ sở vật chất, chăm lo về vấn đề giáo dục,
sức khỏe thể chất mà chưa quan tâm một cách thỏa đáng đến các vấn đề SKTT. Ở
Việt Nam cho đến nay cũng chưa có nghiên cứu nào khảo sát vấn đề thực trạng
SKTT của trẻ em sống trong các cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi.
Vậy nên tôi chọn đề tài “Thực trạng chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em mồ
côi tại trung tâm nuôi dưỡng người già và khuyết tật Thụy An- Ba Vì” để làm đề tài
nghiên cứu.
2.

Mục đích nghiên cứu.

Chỉ ra thực trạng các vấn đề SKTT và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến
vấn đề SKTT của trẻ em tại cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi/ bị bỏ rơi tại
Thụy An nhằm đưa ra những khuyến nghị thúc đẩy hoạt động chăm sóc sức khỏe
tâm thần cho trẻ mồ côi.
II.Nội dung.
1.


Các khái niệm cơ bản.
1.1.
Khái niệm về trẻ em.


Theo công ước quốc tế về Quyền trẻ em: Trẻ em được coi là những người dưới
18 tuổi. Tuy nhiên dựa trên những cơ sở khác nhau, căn cứ theo những mục tiêu
riêng, trẻ em được quy định trong Luật bảo vệ chăm sóc – giáo dục trẻ em Việt
Nam năm 2004 “ là những công dân Việt Nam dưới 16 tuổi“. Độ tuổi thực tế của
trẻ em được nuôi dưỡng, giáo dục tại Thụy An hầu hết là những trẻ em mồ côi, bị
bỏ rơi trong độ tuổi từ 0 – 18 tuổi. Do vậy, trong nghiên cứu này tôi xác định độ
tuổi trẻ em từ 0 – 18 tuổi dựa theo Công ước Quốc Tế về Quyền trẻ em và tập
trung nghiên cứu các vấn đề SKTT của nhóm trẻ em từ 6 – 18 tuổi.
1.2.Trẻ mồ côi, bị bỏ rơi.
Trẻ mồ côi được định nghĩa là những em trong độ tuổi từ 0 – 18 tuổi có cha
hoặc mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ bị tử vong. Trẻ em bị bỏ rơi là những trẻ em không
được cha mẹ thừa nhận, yêu thương, chăm sóc. Cha mẹ bỏ rơi trẻ ở các địa điểm
khác nhau như: bệnh viện, nhà chùa, làng trẻ mồ côi, hoặc bất kỳ một địa điểm nào
khác. Hầu hết những trẻ em này đều bị bỏ rơi từ khi mới sinh ra và không biết cha
mẹ mình là ai, chỉ trừ một số trường hợp cha mẹ đột nhiên bỏ đi biệt tích khi trẻ
đang sống cùng cha mẹ hoặc bỏ đi kết hôn với người khác mà không hề quan tâm
đến trẻ. Nhìn chung, có thể nói tất cả trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi đều thuộc nhóm trẻ
đặc biệt (trẻ có nhu cầu đặc biệt), hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (theo
Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em) cần được sự quan tâm, chăm sóc của nhà nước và
cộng đồng xã hội.
1.3.Trẻ em trong các cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ mồ côi, bị bỏ rơi
Trung tâm bảo trợ xã hội (TTBTXH) và làng trẻ mồ côi hiện đang là hai mô
hình chăm sóc, giáo dục trẻ em mồi côi, bị bỏ rơi nói riêng và trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn nói chung phổ biến nhất ở Việt Nam. Nhìn chung theo quy định
của Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em tại Việt Nam, các TTBTXH và Làng trẻ mồ



côi có chức năng, nhiệm vụ là chăm sóc, quản lý, giáo dục các nhóm trẻ em dưới
đây:


Trẻ mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng;
Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là cha hoặc mẹ mất tích theo

quy định tại Điều 78 Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng nuôi dưỡng
theo quy định của pháp luật; (3) Ngoài ra, trong một số trường hợp trung tâm
chăm sóc, giáo dục trẻ có thể xét duyệt và tiếp nhận một số ít trẻ thuộc diện đối
tượng:
- Trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành
hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; Trẻ em nhiễm HIV/AIDS
thuộc hộ gia đình nghèo, thuộc diện đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống;
Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học
nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên thuộc diện đặc biệt khó khăn không tự lo
được cuộc sống;
Tuy nhiên, theo quy định riêng về việc tiếp nhận đối tượng chăm sóc và theo
đặc điểm thực tế nhóm trẻ em tại Trung tâm bảo trợ xã hội Thụy An- Ba Vì tại thời
điểm tiến hành nghiên cứu, tất cả trẻ em là trẻ mồ côi, bị bỏ rơi và khuyết tật.
1.4. Khái niệm về sức khỏe.
Từ năm 1947 đến nay khái niệm sức khỏe đã được hầu hết các quốc gia, các
tổ chức làm việc trong lĩnh vực sức khỏe hiểu một cách thống nhất như sau: "Sức
khỏe không chỉ là tình trạng không có bệnh tật mà còn là tình trạng hoàn toàn thoải
mái về thể chất, tâm thần, và xã hội". (Tổ chức Y tế thế giới - WHO)
- Hoàn toàn thoải mái về mặt thể chất là một trạng thái khỏe mạnh, không có
bệnh tật hay dị tật về mặt thế chất; hoạt động thể lực, hình dáng cũng như các hoạt



động khác như ăn, ngủ, tình dục, tiêu tiểu bình thường; có đủ năng lượng để thực
hiện các hoạt động thường nhật trong cuộc sống… Sức khỏe thể chất còn biểu hiện
ở sức lực con người với cơ bắp mạnh mẽ, con người có khả năng mang vác; phản
ứng nhanh nhẹn, nhẹ nhàng, sự dẻo dai, thoải mái trong các thao tác lao động và
trong cuộc sống hàng ngày. Con người khỏe mạnh có thể làm việc không mệt mỏi
khá lâu, khả năng chống đỡ bệnh tật tốt, ít đau ốm và nếu có ốm đau thì mau khỏi;
khả năng thích nghi tốt với các thay đổi thường xuyên và đột ngột của môi trường.
- Hoàn toàn thoải mái về mặt tâm thần là một trạng thái không chỉ không có
rối loạn hay dị tật tâm thần mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái,
bình an, cân bằng về xúc cảm, có khả năng đương đầu với những áp lực, căng
thẳng trong cuộc sống; có cảm xúc tình cảm và hành vi ứng xử phù hợp với nhu
cầu của xã hội. Sức khỏe tâm thần còn biểu hiện ở chỗ con người cảm thấy hài
lòng, thỏa mãn, vui tươi, yêu đời, tự tin, từ đó mà quản lí được hành vi của mình và
cư xử đúng mực và tôn trọng mọi người xung quanh trên cơ sở ý thức đầy đủ về
giá trị của bản thân…, có ý nghĩa quan trọng vô cùng trong đời sống con người nói
riêng và xã hội nói chung.
- Hoàn toàn thoải mái về mặt xã hội là trạng thái thể hiện khả năng hòa nhập
của một cá nhân vào môi trường xã hội (gia đình, trường học, cộng đồng...) và khả
năng tác động nhằm cải biến môi trường đó.
Ba thành phần trên có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Cơ thể
bị tổn thương, ốm yếu dễ gây tâm trạng bi quan, lo âu, phiền muộn, cáu gắt, uể oải,
giảm hứng thú…, tức gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần. Ngược lại, khi trạng
thái tinh thần không thoải mái, thường xuyên lo âu, sợ hãi, buồn chán… hoăc bị rối
loạn tâm thần nặng đều kéo theo các rối loạn hoạt động chức năng cũng như làm
giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Mặt khác khi sức khỏe thể chất và tâm thần


không khỏe mạnh cũng dễ dẫn tới những biểu hiện không khỏe mạnh về mặt xã hội
như: giảm nhu cầu, hứng thú giao tiếp; làm hạn chế khả năng hòa nhập, thích ứng

với môi trường xã hội; hạn chế khả năng đóng góp cho xã hội.
1.5. Khái niệm sức khỏe tâm thần.(SKTT).
Trước đây sự khỏe mạnh về tâm thần từng được hiểu là không bị chẩn đoán với
bất cứ một loại bệnh tâm thần nào như bị tâm thần phân liệt (dân gian vẫn gọi là
điên), trầm cảm, động kinh… Song gần đây quan niệm về SKTT đã thay đổi,
nhiều người đã nhận ra và đồng ý rằng SKTT không đơn thuần là sự vắng mặt của
bệnh tâm thần.
Mặc dù vậy, cho đến nay ở Việt Nam vẫn đang tồn tại nhiều định nghĩa khác
nhau về SKTT. Theo Từ điển Tâm lý học, “sức khỏe tâm thần „„là trạng thái
thoải mái, dễ chịu về tinh thần, không có các biểu hiện rối loạn về tâm thần, một
trạng thái đảm bảo cho sự điều khiển hành vi, hoạt động phù hợp với môi trường”.
Với định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), coi SKTT “là một
trạng thái hoàn toàn thoải mái, trong đó con người cảm nhận được năng lực của
chính mình, có thể đối mặt với những căng thẳng thường gặp trong cuộc sống, có
thể làm việc hiệu quả và có khả năng đóng góp cho cộng đồng”.

2.

Kỹ năng của nhân viên CTXH trong việc giải quyết vấn đề cho trẻ em bị tâm
thần.
Để hoạt động chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho trẻ em có hiệu quả, việc đầu

tiên là cần nhận thức đúng nhu cầu rất lớn về phòng chống bệnh tâm thần. Trên cơ
sở đó xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động, chính sách khả thi chăm sóc
SKTT cho trẻ.


- Cần nhận thức rằng, CTXH trong chăm sóc sóc SKTT cho trẻ nhỏ đòi hỏi
kiến thức, kỹ năng đăc thù, xuất phát từ tính đặc thù của bênh tâm thần. Bởi lẽ, căn
nguyên của bênh tâm thần là đa yếu tố, trong đó, yếu tố môi trường xã hội là quan

trọng. Vì vậy, những người tham gia hoạch định chính sách từ vĩ mô đến thực hiện
ở cấp vi mô cần có những kiến thức cơ bản về chăm sóc SKTT cho trẻ em.
- Người làm CTXH thực hành công bằng xã hội cho người rối nhiễu tâm trí
cần lưu ý nhóm đối tượng này là nhóm yếu thế trong xã hội. Do vậy, để có được
đội ngũ người làm CTXH phục vụ tiến trình chăm sóc SKTT, đề án CTXH cần đưa
chăm sóc SKTT vào làm một mục tiêu chính của CTXH trong lĩnh vực y tế.
- Người làm CTXH cần được đào tạo ở tất cả các khâu của tiến trình chăm sóc
SKTT cho trẻ, từ dự phòng, điều trị, đến phục hồi chức năng. Họ tham gia từ tầm
vĩ mô, tổ chức mạng lưới, hoạch định chính sách… đến cụ thể các hoạt động ở
cộng đồng - tầm vi mô. Để làm tốt, họ cần được trang bị thêm kiến thức cơ bản về
phòng và điều trị SKTT cộng đồng.
- Nhân viên CTXH cần áp dụng từ những kiến thức trong quá trình học tập
để đưa vào thực tế đối với các em nhỏ trong quá trình giáo dục, hội nhập tại trung
tâm
- Đáp ứng được các nhu cầu cần thiết trong việc mỗi khi có các trẻ em tại
trung tâm lên cơn mát kiểm soát gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với bạn bè
cùng hoạt động tại đây
- Cần áp dụng các mô hình đã được học trong sách vở đưa vào thực tiễn để
giải quyết những vấn đề khó khăn đối với trẻ tại nơi đây, tạo điều kiện về cả tinh
thần xen lẫn việc dạy dỗ, giáo dục dành cho trẻ em khuyết tật mà nhân viên CTXH
đã được đào tạo chuyên sâu.


- Lập ra một tiến trình chăm sóc đối với trẻ em khuyết tật theo các độ tuổi,
các bệnh khác nhau tại trung tâm để đưa ra những hướng giải quyết phù hợp.

3.

Thực trạng về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em
3.1.Địa bàn nghiên cứu.

Nằm cách Trung tâm Hà Nội 59 km, Trung tâm Nuôi dưỡng người già và trẻ

tàn tật Thụy An (Xã Thụy An, Thị xã Sơn Tây) được thành lập từ năm 1966.
Là đơn vị trực thuộc Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội, được thành lập năm
1976, Trung tâm phục hồi chức năng trẻ tàn tật Thụy An trung tâm phục hồi khép
kín, toàn diện cả về thể chất và tinh thần, kết hợp chặt chẽ giữa phục hồi chức năng
về y học, giáo dục đặc biệt, giáo dục hòa nhập, hướng nghiệp dạy nghề, tổ chức lao
động sản xuất và công tác xã hội...trợ giúp các cháu KT phục hồi chức năng, phát
huy khả năng còn lại của bản thân sớm hoà nhập cộng đồng, giảm gánh nặng cho
gia đình và xã hội. Trải qua 39 năm hình thành và phát triển, Trung tâm đã từng
bước đạt được những thành tựu lớn trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tạo cơ hội việc làm và hòa nhập cộng đồng
cho trẻ khuyết tật.


3.2. Thực trạng về địa bàn nghiên cứu.
Trung tâm hiện đang chăm sóc 289 đối tượng, trong đó có 148 người già
(trong đó có 50 cụ già yếu khuyết tật, không tự phục vụ được); 108 trẻ em từ 3-15
tuổi (trong đó có 60 trẻ em bị khuyết tật nặng, sống đời sống thần kinh thực vật,
các em còn lại đều bị dị tật nhẹ, chỉ một số ít là hoàn toàn bình thường); 33 trẻ sơ
sinh từ 0-2 tuổi (trong đó 28 trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, một số em bị dị tật, thể trạng
yếu). Cả trung tâm có tất cả 7 khu nuôi dưỡng bao gồm: Khu nhà trẻ, khu trẻ sơ
sinh, khu trẻ khuyết tật, còn lại là các khu dành cho những người già…


Dành cho trẻ sơ sinh là một căn phòng rộng chừng 35m2, có hai chiếc giường
rộng và thành cao để tránh nguy hiểm cho các bé. 33 bé nằm khắp nơi, trên giường,
dưới thảm, trong góc nhà, trong cũi… Chị Nguyễn Thị Liên năm nay 31 tuổi
nhưng đã có 10 năm gắn bó với công việc của một điều dưỡng viên tại trung tâm
cho chúng tôi biết: “Chúng tôi thường đặt tên cho các cháu theo những địa điểm

mà cháu bị bỏ rơi: Cháu bị bỏ rơi ở Ủy ban xã thì gọi là Ban, ở nghĩa trang gọi là
Trang, ở sân cầu lông gọi là Cầu. v.v… Tất cả đều bị bỏ rơi từ lúc lọt lòng và được
đưa về trung tâm trong tình trạng xanh xao, yếu ớt. Có những bé dị tật nhẹ, khoèo
tay khoèo chân bẩm sinh, sứt môi, hở hàm ếch nên bị mẹ đẻ vứt bỏ từ lúc vài ngày


tuổi tại bệnh viện Nhi Hà Nội. Có rất nhiều bé bị thiếu cân và chiều cao nghiêm
trọng so với tiêu chuẩn của trẻ em.
Rời khu Sơ sinh, chúng tôi tới khu Nhà trẻ. Ở đây có 6 Nhà trẻ được đánh số lần
lượt từ 1 đến 6: Nhà trẻ từ 1-5 là dành cho các cháu bệnh/khuyết tật từ nhẹ đến
nặng và rất nặng, hoàn toàn không biết gì, không có phản ứng với người, âm
thanh... Nhà trẻ số 6 là dành cho các em bình thường về mặt thể chất và trí tuệ hoặc
có khuyết tật nhẹ nhưng vẫn tự phục vụ sinh hoạt được.

Tại những nơi này, các em đều ngồi trên những chiếc giường sắt có thành cao,
mọi sinh hoạt đều diễn ra trên những chiếc giường ấy. Một giường có từ 4-6 em,
nằm ngồi ngả nghiêng, u ơ, nụ cười ngơ ngẩn và ánh mắt vô hồn… Khó ai có thể


hình dung được cô bé 18 tuổi mang tên Nguyễn Thị Bình chân tay teo tóp và co
quắp lại trông như một cục thịt trong hình dáng của một đứa trẻ sơ sinh. Cạnh đó là
một cậu bé bị di chứng bởi chất độ da cam có mũi, có mồm nhưng không có mắt,
tự lấy tay đập đập vào mặt mình… Nỗi đau của một thiên thần trong bóng đêm
khát khao nhìn thấy cuộc đời, thấy ánh sáng mà không bào giờ điều đó có thể trở
thành hiện thực
Hộ lý Lê Bích Hà cũng có thâm niên 9 năm gắn bó với công việc ở Trung
tâm chia sẻ: “ Các em ở đây nó không được khỏe mạnh và bình thường như con cái
nhà mình, nhưng chị em hộ lý trong trung tâm lại yêu thương như con mình vậy.
Quả thực, với đồng lương 1,5 triệu/tháng – kể cả lương trực đêm, trực các ngày
nghỉ, ngày lễ tết 24/24, nếu không có tình thương với các cháu thì ít ai chịu ở lại và

gắn bó với trung tâm… Trong số hơn 100 em ở đây thì cũng chỉ có chừng 30 em là
có thể đi lại và nói được những từ ngữ đơn giản nhất, còn lại đều bị liệt, mù, câm
điếc, bại não, mắc bệnh xương thủy tinh…ăn ngủ vệ sinh tại chỗ, cần người chăm
sóc 24/24h. Tất cả cứ như những thân cây khô không thể lớn lên mà già đi, yếu dần
đi trên những chiếc giường, chiếc cũi như thế.
Việc đảm bảo ăn no cho các bênh nhân ở đây trong thời buổi giá cả leo thang
cũng là cả một vấn đề.
Theo ông Đỗ Đức Hồng – giám đốc Trung tâm thì mức trợ cấp mỗi tháng
của người lớn là 300.000 đồng/tháng (nghĩa là cả ăn, cả mặc, cả chữa bệnh vỏn vẹn
10.000 đồng/ngày). Tuy nhiên, số tiền này là không đáng kể đối với mỗi lần trở
bệnh và số lần trở bệnh trong một tháng của một bệnh nhân. Bên cạnh đó, các chi
phí xà phòng, bột giặt, các dụng cụ phục vụ cho đối tượng cũng nhiều hơn so với
các Trung tâm bảo trợ xã hội khác, bởi tại đây, một số bệnh nhân nặng thường
xuyên không tự chủ được sinh hoạt cá nhân. Khó khăn hơn cả là đối với các em


nhỏ, mức trợ cấp là 375.000 đồng/tháng, trong điều kiện giá cả lương thực thực
phẩm tăng cao như bây giờ thì việc đảm bảo cho các em ăn no cũng là cả một vấn
đề... Riêng với các cháu nhỏ sơ sinh, chi phí cho việc mua sữa và tã lót gặp rất
nhiều khó khăn
3.3. Hoạt động đang được thực hiện.
Số người có vấn đề sức khỏe tâm thần, rối nhiễu tâm trí được tư vấn, trị liệu tâm
lý và phục hồi chức năng tại cộng đồng hiện rất ít do chưa có sự phối hợp chặt chẽ
giữa ngành Lao động- TBXH và ngành Y tế, chưa hình thành được mạng lưới cán
bộ công tác xã hội. Mặt khác, số lượng thuốc và chủng loại thuốc để điều trị cho
bệnh nhân tại cộng đồng không đủ và đảm bảo, nhiều người không có khả năng tài
chính để điều trị tại các cơ sở y tế nên dẫn đến mắc bệnh mãn tính. Do nghề công
tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần chưa phát triển nên đội ngũ
cán bộ, nhân viên công tác xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần chưa
được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu dẫn đến hiệu quả hoạt động phục hồi

chức năng chưa cao. Tại các địa bàn thuộc khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa,
kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, hệ thống cơ sở y tế chưa phát triển đầy đủ
nên việc chăm sóc sức khỏe người tâm thần chưa được quan tâm, thường bỏ mặc
cho gia đình và đối tượng.
Thực hiện Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án “Trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người rối nhiễu
tâm trí, người tâm thần dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020”, được sự quan
tâm hỗ trợ của Cục Bảo trợ xã hội, Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển, Sở Lao
động - TBXH huyện Ba Vì đã ban hành Kế hoạch triển khai thí điểm mô hình
“Chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng giai đoạn 2016 - 2018” và giao
cho Trung tâm Công tác xã hội huyện làm đầu mối chủ trì phối hợp với các đơn vị


liên quan triển khai mô hình. Mục tiêu chính của mô hình là nhằm huy động sự
tham gia của xã hội, nhất là gia đình, cộng đồng trong việc trợ giúp người có vấn
đề sức khỏe tâm thần, giúp họ ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, đồng thời
cũng tăng cường công tác phòng ngừa người rối nhiễu tâm trí bị tâm thần, góp
phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn và tại trung tâm Thụy An.
*Hoạt động giáo dục trẻ mắc các chứng bệnh về sức khỏe tâm thần tại trung
tâm


Khám sàng lọc, chẩn đoán, phân loại

Hàng năm, Trung tâm liên hệ với các sở, phòng Lao động thương binh và xã hội
của các tỉnh để tổ chức khám tiếp nhận trẻ. Trung tâm cử đoàn khám tuyển gồm:
Bác sĩ, kỹ thuật viên, giáo viên…khám sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ, lập
hồ sơ bệnh án, sau khi khám dựa trên bệnh án Trung tâm họp Hội đồng tiếp nhận
các cháu, một số trường hợp phụ huynh đưa con đến khám trực tiếp tại Trung tâm.
Sau khi tiếp nhận trẻ được đánh giá lại tình trạng mức độ sức khỏe của mình, dựa

vào kết quả đánh giá phân loại, khả năng, nhu cầu và sức khỏe, trẻ sẽ được PHCN
và tham gia vào các hình thức giáo dục phù hợp với khả năng và nhu cầu của từng
trẻ.


Mô hình giáo dục chuyên biệt
Đối với những trẻ bị mắc những vấn đề về sức khỏe tâm thần không có khả

năng tham gia mô hình giáo dục hòa nhập, trung tâm tổ chức giáo dục cho trẻ theo
mô hình chuyên biệt tại trung tâm và do phòng Giáo dục chuyên biệt phụ trách. Trẻ
được đánh giá, phân loại xếp lớp theo cùng dạng và mức độ. Trung tâm tổ chức
chương trình giáo dục chuyên biệt cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ em khiếm
thính; trẻ tự kỷ theo hình thức cá nhân và nhóm (lớp) với cơ cấu lớp học gồm:


- 04 lớp dạy văn hóa cho trẻ chậm phát triển trí tuệ theo chương trình tiền tiểu học
và tiểu học.
- 02 lớp dạy chức năng sinh hoạt cho trẻ chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nặng.
- 04 lớp dạy văn hóa cho trẻ khiếm thính theo chương trình tiểu học.
- 03 lớp can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ lớn tuổi (từ 6 – 14 tuổi)
- 01 lớp can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ nhỏ tuổi (dưới 6 tuổi)
- 02 phòng trị liệu ngôn ngữ và 05 phòng can thiệp cá nhân.
Trong quá trình giáo dục trung tâm thường xuyên tổ chức đánh giá định kỳ khả
năng phát triển của trẻ để có sự lựa chọn phương pháp phù hợp.



Các hoạt động giáo dục chuyên biệt cho trẻ khiếm thính
Hoạt động dạy văn hóa (thuộc phòng giáo dục chuyên biệt đã được phòng
giáo dục Huyện Ba vì công nhận, được cấp học bạ)


Đối với những trẻ khiếm thính lớn (lớn hơn 6 tuổi), không qua chương trình can
thiệp sớm phát triển ngôn ngữ lời nói, mức độ điếc nặng và sâu (không có khả
năng tiếp nhận âm thanh khi đeo máy trợ thính), Trung tâm tiến hành giáo dục theo
mô hình chuyên biệt. Kết hợp giữa dạy văn hóa theo trình tiểu học kết hợp PHCN
lao động hướng nghiệp nghề (cho trẻ lớn >12 tuổi).
Nội dung chương trình dạy văn hóa cho trẻ khiếm thính được xây dựng dựa trên
chương trình tiểu học do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành có sự điều chỉnh một số
môn học và nội dung môn học phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ khiếm
thính. Đồng thời kết hợp với chương trình giáo dục của viện khoa học giáo dục.
Sau khi hết chương trình tiểu học, trẻ khiếm thính được phòng giáo dục huyện Ba
Vì xét và cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tiểu học.


Phương pháp dạy học: Phối hợp các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát
huy khả năng còn lại và hạn chế những khó khăn của trẻ khiếm thính. Sử dụng tốt
phương pháp trực quan, đóng vai, sử dụng phương pháp giao tiếp tổng thể trong
quá trình giáo dục cho trẻ.
3.4. Đánh giá việc thực hiện hoạt động.
Thông qua việc triển khai thí điểm mô hình sẽ cung cấp các dịch vụ công tác xã
hội cho người có vấn đề sức khỏe tâm thần và gia đình như: Tư vấn, hỗ trợ các vấn
đề có liên quan đến việc phát hiện, chăm sóc, quản lý người bệnh tại gia đình, cộng
đồng. Thí điểm mô hình lồng ghép các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người có
vấn đề sức khỏe tâm thần với hệ thống dịch vụ xã hội tại cộng đồng, bao gồm:
Sàng lọc, phát hiện sớm, can thiệp tâm lý, hỗ trợ và điều trị trầm cảm dựa vào cộng
đồng. Bên cạnh đó, còn hỗ trợ các nhu cầu cần thiết để chăm sóc tốt cho chính
những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, người trầm
cảm; nâng cao nhận thức về chăm sóc dự phòng cho nhóm người có dấu hiệu bệnh
trầm cảm và rối nhiễu tâm trí; thiết lập một hệ thống chuyển gửi, trao đổi thông tin
giữa các dịch vụ xã hội thuộc Sở Lao động - TBXH và các dịch vụ sức khỏe tâm

thần trực thuộc ngành Y tế.
Giám đốc Trung tâm Đỗ Đức Hồng cho biết: Trung tâm Công tác xã hội huyện
là đơn vị chủ trì đóng vai trò điều phối các hoạt động của dự án. Trung tâm đã
tham mưu với Sở Lao động – TBXH xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực
hiện thí điểm mô hình; tiến hành khảo sát lựa chọn địa bàn tổ chức thực hiện, đồng
thời phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện rà soát, phát hiện, theo dõi và
quản lý người bị rối nhiễu tâm trí, người bệnh trầm cảm tại cộng đồng; tổ chức
truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân về các biểu hiện, nguyên nhân và
ảnh hưởng của bệnh trầm cảm đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ em, đồng thời


khuyến khích người dân tham gia sàng lọc, phát hiện sớm và hỗ trợ kiểm soát
bệnh. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng thực hiện tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho người bệnh
và thân nhân của họ tại gia đình và cộng đồng; thực hiện vai trò chủ đạo trong
nhóm hỗ trợ kỹ thuật tuyến tỉnh, điều phối các hoạt động của nhóm và chịu trách
nhiệm trước Ban chỉ đạo về kỹ thuật thực hiện mô hình.
3.5.Các yếu tố tác động.
Bên cạnh đó, cuộc sống hiện đại làm tăng áp lực cho các cá nhân, gia đình,
cộng với những vấn đề xã hội khác đã làm gia tăng tình trạng bệnh nhân trẻ em có
vấn đề sức khỏe tâm thần, rối nhiễu tâm trí, điều này đã gây trở ngại rất lớn đến
các chương trình nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ em, ảnh hưởng đến sự ổn
định và phát triển của xã hội. Đây là một vấn đề lớn đang đặt ra những khó khăn,
thách thức cho lĩnh vực công tác xã hội của huyện cũng như trung tâm.Trong quá
trình hoạt động, Trung tâm Công tác xã hội huyện Ba Vì cũng đặc biệt chú trọng
đến lĩnh vực công tác xã hội với người tâm thần ở lứa tuổi trẻ em từ 6 đến 18 tuổi,
là một trong những chương trình được đơn vị quan tâm hàng đầu. Trong năm 2015,
Trung tâm đã triển khai thành công Dự án “Sàng lọc, phát hiện sớm, tư vấn, hỗ trợ
điều trị cho người mắc những bệnh về sức khỏe tâm thần tại cộng đồng” và trên cơ
sở những kết quả đã đạt được, năm 2016, Trung tâm tiếp tục được Cục Bảo trợ xã
hội; Viện Dân số - Sức khỏe và phát triển; Sở Lao động - TBXH giao chủ trì thực

hiện thí điểm mô hình “Chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng giai đoạn
2016 -2018”. Với những kết quả bước đầu rất đáng mừng trong việc triển khai các
mô hình thí điểm này, Trung tâm dự kiến sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình chăm sóc,
trợ giúp người bị trầm cảm đến nhiều địa bàn khác trong toàn huyện chứ không
riêng trung tâm. Nhưng khó khăn, hạn chế lớn nhất hiện nay là về kỹ năng, kinh
nghiệm trong sàng lọc, trị liệu, làm việc với đối tượng mắc các chứng rối loạn tâm
thần của đội ngũ cán bộ, nhân viên.


Tuy nhiên, việc triển khai Đề án cũng còn một số khó khăn. Mạng lưới các cơ
sở trợ giúp xã hội hiện nay thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Các cơ sở chủ yếu
chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung các đối tượng theo quy mô lớn; đối tượng sống xa
cách với gia đình và cộng đồng. Các cơ sở trợ giúp xã hội thiếu các dịch vụ tư vấn
hỗ trợ hoà nhập cộng đồng và phục hồi chức năng, trị liệu tâm lý, lao động trị liệu.
Cơ sở vật chất xuống cấp, lạc hậu; thiếu trang thiết bị chuyên dùng. Nhiều cán bộ,
nhân viên chưa qua đào tạo công tác xã hội hoặc được đào tạo từ nhiều nghề khác
nhau.
4.

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả can thiệp của CTXH đối với chăm sóc
sức khỏe tâm thần cho trẻ em
Trong thời gian gian qua công tác truyền thông phát triển nghề CTXH trong

chăm sóc sức khỏe tâm thần đã được các cơ quan báo chí cả ở Trung ương và địa
phương quan tâm với nhiều bài viết phản ánh được các mô hình điển hình, phổ
biến các kiến thức, kỹ năng chăm sóc, điều trị người bị bệnh tâm thần; cảnh báo
các nguy cơ và biện pháp phòng, tránh rơi vào tình trạng trầm cảm, căng thẳng
thần kinh dẫn đến rối nhiễu tâm trí… Qua đó, giúp cho người nhà bệnh nhân tâm
thần và các đối tượng thụ hưởng bước đầu hiểu hơn về nghề CTXH trong chăm sóc
và trợ giúp người có vấn đề sức khỏe về tâm thần; đồng thời cũng giúp ngành y tế

và các trung tâm nuôi dưỡng, chăm sóc người bệnh có các biện pháp điều trị, phục
hồi chức năng cho bệnh nhân tốt hơn.
Để góp phần giải quyết những vấn đề trong chăm sóc sức khỏe tâm thần do số
lượng bệnh nhân ngày càng gia tăng, thì vai trò của đội ngũ nhân viên CTXH trong
việc tham gia vào hệ thống hỗ trợ người bệnh là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, số
lượng và chất lượng đội ngũ này còn khá mỏng, đặc biệt là tại hầu hết các cơ sở y
tế có đông người bệnh tâm thần. Trong thực tế, đội ngũ cán bộ, nhân viên trong các


trung tâm CTXH, cơ sở bảo trợ xã hội của ngành LĐ-TB&XH có rất ít người được
đào tạo các kiến thức và kỹ năng về CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần. Do
vậy, việc nâng cao hơn nữa vai trò của các nhân viên CTXH trong lĩnh vực chăm
sóc sức khỏe tâm thần là vô cùng quan trọng.
Để nâng cao năng lực và nhận thức về vấn đề này, các ý kiến đều nhấn mạnh sự
cần thiết đẩy mạnh công tác truyền thông về phát triển CTXH đối với người có vấn
đề về sức khỏe tâm thần nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường sự ủng hộ của các
nhà hoạch định chính sách và cộng đồng về lĩnh vực này, trong đó báo chí giữ vai
trò trung tâm. Theo đó, các cơ quan báo chí cần tăng cường thời lượng và tần suất
thông tin nhằm huy động sự tham gia của xã hội, nhất là gia đình, cộng đồng trợ
giúp về vật chất, tinh thần, phục hồi chức năng cho người tâm thần để ổn định cuộc
sống, hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa rối nhiễu tâm trí. Nội dung tuyên truyền
cũng cần phản ánh được tâm tư, nguyện vọng, niềm vui và nỗi vất vả của những
người làm công tác xã hội trong lĩnh vực này; có kỹ năng truyền thông phù hợp,
đánh giá được tác động của thông tin để tránh gây hiểu lầm, tạo dư luận không tốt
trong xã hội, tránh mặc cảm, kỳ thị.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tập huấn các kiến thức chuyên
sâu về truyền thông nghề công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần đối với
các nhà báo; tiếp tục nhân rộng các mô hình tuyên truyền có hiệu quả; tổ chức
thêm nhiều buổi hội thảo, tập huấn, các chuyến đi thực tế cho đội ngũ phóng viên
để họ nắm được các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này.

Các cơ quan quản lý cũng cần tăng cường công tác giáo dục về sức khỏe tâm
thần trong trường học; đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng nghề
CTXH cho đội ngũ cán bộ, nhân viên các cơ sở y tế và trung tâm chăm sóc người
tâm thần…


III.Kết luận.
Các cơ quan truyền thông và các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức xã
hội dân sự cần tích cực tham gia tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe tâm thần,
phòng bệnh tâm thần cho người dân. Trước hết, các cán bộ y tế xã và những người
trực tiếp chăm sóc người bệnh tâm thần cần được trang bị các tờ rơi, sách hướng
dẫn và tài liệu về chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng. Công tác truyền
thông về chăm sóc sức khỏe tâm thần cần được triển khai qua cán bộ của các tổ
chức xã hội và nhân viên các nhà thuốc vì họ là người có thể tiếp xúc với những
người có có nhu cầu về CSSKTT ở cộng đồng.
Chúng ta không phải là anh em trong cùng một nhà , không phải là những
người chung một quê hương , là những anh em đến từ các vùng miền khác nhau
nhưng chúng lại có cùng chung một suy nghĩ , một tấm lòng , có chung một hành
động “ nhường cơm sẻ áo , một miếng khi đói bằng một gói khi no’’ Những việc
làm rất nhỏ nhoi nhưng nó có thể giúp đỡ những hoàn cảnh , những người khó
khăn không nơi lương tựa phải xa quê hương đi kiếm sống , những em nhỏ thiếu
thốn tình thương yêu của gia đình, chúng tôi rất vui và hạnh phúc .
Hãy cùng góp một phần nhỏ bé của chính bản thân mình để lm những việc thật
sự có ý nghĩa không chỉ vs bản thân mình mà cả với những người xung quanh
chúng ta .


PHỤ LỤC




Giáo trình chăm sóc sức khỏe tâm thần
Giáo trình tâm lý xã hội
Giáo trình chính sách xã hội
/>


20161104121413285.htm
/>




cham-soc-suc-khoe-tam-than-dua-vao-cong-dong-giai-doan-2016-2018−

1304966.html
/>%C6%B0%E1%BB%A1ng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-gi%C3%A0-v
%C3%A0-tr%E1%BA%BB-t%C3%A0n-t%E1%BA%ADt-Th%E1%BB




%A5y-An
/> />


coi.htm
/>



×