Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.51 KB, 13 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................II
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG....................................1
1.1 Các khái niệm.......................................................................................................1
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra lao động................................1
1.3 Mục đích của thanh tra lao động........................................................................2
1.4 Nguyên tắc của thanh tra lao động.....................................................................2
1.5 Cơ cấu tổ chức......................................................................................................3
1.6 Hình thức hoạt động............................................................................................3
1.7 Phương thức hoạt động.......................................................................................3
1.8 Nội dung của thanh tra lao động........................................................................4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU
TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ............................................5
2.1. Khái quát chung về tỉnh Phú Thọ và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
tại tỉnh Phú Thọ.........................................................................................................5
2.2. Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội tại
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ...............6
2.2.1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.....................................................6
2.2.2. Lực lượng thanh tra.....................................................................................7
2.2.3 Hình thức thanh tra......................................................................................7
2.2.4 Phương thức hoạt động.................................................................................7
2.2.5 Nội dung thanh tra........................................................................................7
2.2.6 Kết quả thanh tra..........................................................................................8
2.3 Nhận xét................................................................................................................8
2.3.1 Ưu điểm:.........................................................................................................8
2.3.2 Nhược điểm:...................................................................................................9
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP...................................................10
KẾT LUẬN..................................................................................................................III
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................IV


1


LỜI MỞ ĐẦU
Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, để quyết định quản lý nhà
nước được các cơ quan, tổ chức và cá nhân chấp hành một cách chính xác, đầy đủ thì
các cơ quan, cá nhân đã ban hành quyết định phải đề ra quy trình thực hiện quyết định,
trong quy trình đó không thể thiếu xót được hoạt động thanh tra, kiểm tra. Thanh tra,
kiểm tra là để đánhgiá, nhận xét tình hình và kết quả thực hiện quyết định quản lý; để
kiểm nghiệm lại chính nội dung và chất lượng quản lý; khi cần thiết phải bổ sung, sửa
đổi, thậm chí phải huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định quản lý. Trong điều kiện
kinh tế xã hội hiện nay, hoạt động thanh tra càng trở nên cần thiết. Hiện nay, các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không ngừng tăng và đang dần khẳng
định được vị thế của mình trong nền kinh tế. Bên cạnh với việc thu hút đầu tư, Việt
Nam cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong quá trình quản lý, giám sát
tình hình thực hiện các quy định pháp luật của những doanh nghiệp này, nhất là việc
thực hiện pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
Nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của công tác thanh tra việc thực hiện
pháp luật Bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay, em
đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật
Bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ”.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG
1.1 Các khái niệm
Theo Điều 3, Luật Thanh tra
- Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ

tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện
chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra
nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
- Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách,
pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành
pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc
ngành, lĩnh vực đó.
- Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội là tổ chức thanh tra thuộc ngành
lao động, thương binh và xã hội; ở Trung ương có Thanh tra Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, Thanh tra Tổng cục Dạy nghề; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; thực hiện chức năng thanh
tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về lao động, thương binh và xã hội trong
phạm vi quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra lao động
- Vị trí, chức năng của Thanh tra Bộ
+ Thanh tra Bộ là cơ quan thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, giúp
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng) quản
lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng; thực hiện thanh tra hành chính, thanh chuyên ngành; giải quyết
khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc lĩnh vực lao động, người có công
và xã hội trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
+ Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về
công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
- Theo điều 237, 237 Luật Lao động 2012
Điều 237. Nhiệm vụ thanh tra nhà nước về lao động
Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

1. Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động;
2. Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động;
3. Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện
lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động;
1


4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật;
5. Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm
pháp luật về lao động.
Điều 238. Thanh tra lao động
1. Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động.
2. Việc thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực: phóng xạ, thăm
dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường
hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang do các cơ quan quản lý nhà nước
về lĩnh vực đó thực hiện với sự phối hợp của thanh tra chuyên ngành về lao động.
1.3 Mục đích của thanh tra lao động
Theo Điều 2. Luật Thanh tra 2010:
Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách,
pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục;
phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá
nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng
cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.4 Nguyên tắc của thanh tra lao động
- Theo điều 7, luật thanh tra 2010
Điều 7. Nguyên tắc hoạt động thanh tra
+ Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai,
dân chủ, kịp thời.

+ Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa
các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường
của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
- Theo Điều 4 Nghị định Số: 39/2013/NĐ-CP về nguyên tắc hoạt động của thanh tra
ngành Lao động - Thương binh và Xã hội:
+ Hoạt động của thanh tra ngành Lao động -Thương binh và Xã hội phải tuân
theo pháp luật, bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan, công khai, dân chủ
và kịp thời.
+ Hoạt động thanh tra hành chínhđược tiến hành theo Đoàn thanh tra; hoạt động
thanh tra chuyên ngành được tiến hành theo Đoàn thanh tra hoặc do Thanh tra
viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành độc lập.
1.5 Cơ cấu tổ chức
Theo nghị định Số: 39/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2013 về tổ
chức và hoạt động của thanh tra ngành lao động thương binh và xã hội.
2


Điều 5: Các cơ quan thự hiện chức năng thanh tra ngành Lao động –Thương binh
và Xã hôi gồm có:
1.Các cơ quan thanh tra nhà nước:
-

Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và xã hội;

-

Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.

2.Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:

-

Tổng cục Dạy nghề;

-

Cục Quản lý Lao động ngoài nước.

1.6 Hình thức hoạt động
Theo điều 37 Luật Thanh tra 2010
-

Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc
thanh tra đột xuất.

-

Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.

-

Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

-

Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có
dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo,
phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền giao.


1.7 Phương thức hoạt động
Công tác thanh tra lao động tiến hành bằng phương thức thanh tra viên phụ trách vùng
thông qua phiếu tự kiểm tra
Cơ sở pháp lý:
+ Quyết định Số: 01/2006/QĐ –BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 về việc ban
hành quy chế hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra
viên phụ trách vùng.
+ Quyết định Số : 02/2006/QĐ –BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 về việc ban
hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động.
1.8 Nội dung của thanh tra lao động
Theo Khoản 2 điều 20 nghị định Số: 39/2013/NĐ-CP
Nội dung thanh tra chuyên ngành lao động bao gồm:
-

Việc thực hiện các quy định pháp luật lao động: Việc thực hiện các loại báo cáo
định kỳ; tuyển dụng và đào tạo lao động; hợp đồng lao động; thỏa ước lao động
tập thể; thời giờ làm việc và nghỉ ngơi; tiền công và trả công lao động; an toàn
lao động, vệ sinh lao động; việc thực hiện các quy định đối với lao động nữ, lao
3


động là người cao tuổi, lao động là người tàn tật, lao động chưa thành niên; việc
thực hiện các quy định đối với lao động là người nước ngoài; kỷ luật lao động,
trách nhiệm vật chất; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật lao động;
-

Việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt
buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp): Việc thực hiện pháp
luật về bảo hiểm xã hội của tổ chức bảo hiểm xã hội; việc thực hiện pháp luật

về bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động và người lao động.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU
TƯ NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Khái quát chung về tỉnh Phú Thọ và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
tại tỉnh Phú Thọ
- Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Tuyên
Quang và Yên Bái, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội, phía tây giáp
tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình. Phú Thọ là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng
thủ đô Hà Nội.
- Tỉnh Phú Thọ có trên 1,4 triệu người với 21 dân tộc anh em cùng sinh sống. Số người
trong độ tuổi lao động khoảng 800.000 người (60% dân số) trong đó lực lượng lao
động trẻ chiếm 65%, lao động qua đào tạo trên 40%.
- Trong những năm gần đây, thu hút đầu tư từ nước ngoài vào tỉnh Phú Thọ liên tục
tăng nhanh, các nguồn lực đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần quan trọng cho
phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Đây là kết quả sau nhiều nỗ lực cải thiện môi
trường đầu tư kinh doanh, chủ động xúc tiến đầu tư tại các thị trường đầu tư trọng tâm,
trọng điểm của tỉnh.

4


- Gần đây, Phú Thọ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc biệt về ưu đãi, thu hút
đầu tư; tập trung xúc tiến đầu tư, chú trọng cải cách hành chính; giảm bớt các khâu
trung gian, rút ngắn thời gian trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư.
Với cách làm này, số doanh nghiệp, dự án và số vốn đầu tư FDI tại Phú Thọ
liên tục tăng cao. Nhiều nhà đầu tư từ nước ngoài Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,
Slovakia, Italy... đã đến tìm hiểu cơ hội đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Nếu như năm 2015 trên địa bàn tỉnh mới có 85 dự án FDI, vốn đăng ký 491,83

triệu USD; trong đó chỉ có 68 dự án hoạt động, vốn đầu tư 393,2 triệu USD, bình quân
5,78 triệu USD/dự án thì đến nay, tỉnh Phú Thọ đã có 150 doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký gần 1,1 tỷ USD.
Trong số đó có 120 dự án từ Hàn Quốc với tổng số vốn đăng ký 793 triệu USD;
7 dự án đầu tư từ Nhật Bản với tổng số vốn đăng ký đạt gần 36 triệu USD.

Hình 2.1. Tỷ trọng của nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong kim
ngạch xuất khẩu.
Năm 2017, tỉnh đã thu hút vốn đăng ký đầu tư (gồm vốn FDI và vốn đầu tư
trong nước) từ 5.500-6.000 tỷ đồng, tăng 10-15% so với năm 2017; trong đó, chú trọng
thu hút các dự án đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp
phụ trợ; lựa chọn các dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm có hàm lượng khoa học và
công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, có khả năng đóng góp lớn cho ngân sách và sự
phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, các dự án đầu tư sử dụng ít năng lượng, tiết kiệm
đất.
5


2.2. Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội tại
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
2.2.1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
+ Cơ quan thực hiện
Bộ Lao động - thương binh và xã hội chỉ đạo;
Sở Lao động - thương binh và xã hội các tỉnh, Phòng thanh tra lao dộng các huyện
thực hiện quyết định, phối hợp thực hiện;
+ Cơ chế chính sách
- Căn cứ luật thanh tra số 56/2010/QH12;
- Bộ luật lao động (được sửa đổi, bổ sung năm 2012);
- Luật An toàn, vệ sinh lao động 2016;
- Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ban hành ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ,

quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
LĐTBXH;
- Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24/4/2013 của Chính phủ về tổ chức và
hoạt động của thanh tra ngành LĐTBXH;
- Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ban hành ngày 22/8/2013 của Chính phủ, quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lđ Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Quyết định 614/QĐ-LĐTBXH ban hành ngày 16/4/2013 của Bộ trưởng Bộ
LĐTBXH về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
thanh tra Bộ;
- Thông tư số 02/2010/TT-TTCP ban hành ngày 2/3/2010 của Chính phủ quy định quy
trình tiến hành một cuộc thanh tra. Và một số văn bản quy phạm khác có liên quan.
2.2.2. Lực lượng thanh tra
Theo thống kê của Thanh tra Bộ, năm 2016 cả tỉnh có khoảng 45 thanh tra
viên và cán bộ thanh tra trong ngành lao dộng; trong khi đó thanh tra viên lao động
trên toàn tỉnh đang đảm nhận chức năng ở nhiều lĩnh vực như: Người có công, BHXH,
LĐ trẻ em, khiếu nại tố cáo..., chỉ có gần 1/3 cán bộ thực hiện thanh tra về BHXH.
2.2.3 Hình thức thanh tra
Do lực lượng thanh tra còn ít nên hình thức thanh tra của tỉnh chủ yếu là hình thức
thanh tra đột xuất.
2.2.4 Phương thức hoạt động
Thanh tra theo kế hoạch của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH ra quyết định thanh tra và kiểm
tra đột xuất do phát hiện sai phạm tại các DN.
Thanh tra phụ trách vùng do Phó chánh thanh tra Bộ LĐTBXH làm trưởng.

6


2.2.5 Nội dung thanh tra
- Nội dung thanh tra chyên ngành về đóng BHXH,đối tượng đóng, mức đóng, phương

thức đóng BHXH.
- Kiểm tra các nội dung:
+ Việc thực hiện các quy định của pháp luật, hướng dẫn của BHXH Việt Nam về
BHXH, BHTN, BHYT của các cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động và cá nhân;
công tác quản lý, thực hiện chi trả, thanh quyết toán các chế độ BHXH, BHTN,
BHYT;
+ Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo theo các quy định của
pháp luật và của Ngành đối với cá nhân, tổ chức trong hệ thống BHXH Việt Nam;
+ Việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra; công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra
việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan.
+ Các nội dung khác theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra,
kiểm tra.
2.2.6 Kết quả thanh tra
- Trong 9 tháng đầu năm 2018, BHXH tỉnh đã tiến hành thanh tra, kiểm tra tại
189 đơn vị, DN (đạt 94,5% kế hoạch năm được BHXH Việt Nam giao).
BHXH tỉnh phối hợp với Thanh tra tỉnh thực hiện thanh tra liên ngành đối với 5 đơn vị
sử dụng lao động; phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh thanh tra liên ngành 9 đơn vị
và chủ động tự thanh tra đột xuất 14 đơn vị.
Qua thanh tra, đã yêu cầu truy thu đối với 29 DN do trốn đóng, đóng thiếu thời gian
của 167 lao động (số tiền phải truy thu là hơn 1,3 tỷ đồng); truy thu 6 đơn vị sử dụng
lao động do đóng thiếu mức đóng của 329 lao động số tiền hơn 149 triệu đồng; thu hồi
số tiền chi sai chế độ ngắn hạn tại 1 đơn vị; xử phạt hành chính 5 đơn vị...
- Trong tháng 10/2018, ngoài 1 đơn vị xin hoãn thời gian thực hiện thanh tra
đến tháng 11, BHXH tỉnh đã tiến hành thanh tra đột xuất tại 9 doanh nghiệp nợ đọng
từ 3 tháng trở lên thuộc các huyện Thanh Ba, Lâm Thao, Phù Ninh và thành phố Việt
Trì. Kết quả đã có 8/9 đơn vị nộp hơn 2,78 tỷ đồng tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN vào
tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH, tương đương 38% số tiền nợ đọng. Đặc biệt,
đoàn thanh tra cũng đã kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính về BHXH, BHTN đối
với 02 đơn vị với mức xử phạt 15 triệu đồng mỗi đơn vị. 2 đơn vị bị xử phạt lần này là
Công ty TNHH Jeongwoo Việt Nam và Công ty TNHH Fabinno Vina cùng có trụ sở

chính tại Cụm Công nghiệp làng nghề Nam Thanh Ba – xã Đỗ Sơn – huyện Thanh Ba
do hành vi chậm đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp.
- Những tháng cuối năm 2018, BHXH tỉnh Phú Thọ tập trung tiến hành thanh
tra đột xuất, thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT đối với một số đơn vị, DN
nợ đọng chây ỳ, kéo dài từ 6 tháng trở lên với số tiền lớn
2.3 Nhận xét
2.3.1 Ưu điểm:
Có được kết quả trên trước hết là do Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ đã tích cực chỉ đạo
triển khai Nghị quyết thông qua việc ban hành các văn bản như: Chương trình hành
7


động số 31-CTr/TU ngày 25/01/2013 của Tỉnh ủy; Thông tri 11/TT-TU ngày
29/8/2017 của Tỉnh ủy chỉ đạo tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo với công tác thu,
thu nợ, xử lý nợ BHXH, BHYT, BHTN; Kế hoạch số 885/KH-UBND ngày 21/3/2013
của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW đến năm 2020;
Kế hoạch 395/KH-UBND ngày 30/1/2015 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT; Kế hoạch 2775/KH-UBND ngày
14/7/2015 triển khai thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ giai đoạn 2015 - 2020; Kế hoạch số 4309/KH-UBND ngày 16/10/2015 triển khai
việc lập danh sách hộ gia đình tham gia BHYT… Có thể nói, cấp ủy, chính quyền tỉnh
đã có sự chỉ đạo liên tục và xuyên suốt, là cơ sở để các huyện, thành, thị ban hành các
kế hoạch, chương trình chi tiết đưa Nghị quyết 21 vào cuộc sống.
2.3.2 Nhược điểm:
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại, hạn chế như chưa có chế tài cụ thể áp dụng trong công
tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực tổ chức cán bộ để xử lý các vi phạm của đối tượng
thanh tra, kiểm tra.
Lực lương thanh tra còn mỏng, số doanh nghiệp lại nhiều nên công tác thanh tra
chưa được diễn ra thường xuyên, công tác thanh tra chưa thực sự hoạn thiện và đấy đủ.
Qua thanh tra, Đoàn đã phát hiện nhiều thiếu sót trong quá trình kinh doanh của các

doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp không xây dựng thang lương, bảng lương,
định mức lao động, quy chế trả lương và quy chế thưởng trong doanh nghiệp hoặc nếu
có xây dựng thì cũng không thực hiện đúng các nguyên tắc theo quy định của pháp
luật. Nhiều doanh nghiệp chưa đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

8


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP
- Tăng cường số lượng thanh tra viên
Các thanh tra viên phải đảm nhận, kiêm nhiệm nhiều việc cùng một lúc nên hiệu quả
công việc chưa cao. Đặc biệt khi phải tiến hành nhiều cuộc thanh tra lao động cùng
thời điểm sẽ thiếu nhân lực trầm trọng. Do vậy cần tổ chức các lớp, khóa học để đào
tạo các thanh tra viên mới, bổ sung vào lực lượng thanh tra Sở.
-

Nâng cao trình độ và kỹ năng cho lực lượng thanh tra

Đa phần các thanh tra viên đã nắm được nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Nhưng còn
hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng. Họ chưa thực sự am hiểu về luật lao
động, luật thanh tra nên khi tiến hành thanh tra còn gặp nhiều khó khăn. Nên việc làm
trước tiên là phải tổ chức đào tạo, tập huấn một cách thường xuyên để nâng cao trình
độ của lực lượng thanh tra. Tổ chức phổ biến cho các thanh tra viên khi có sự sửa đổi,
bổ sung các bộ luật, ban hành các quyết định, nghị định, thông tư liên quan.
-

Đa dạng hóa hình thức tiến hành thanh tra

Nếu chỉ áp dụng hình thức thanh tra theo kế hoạch và chương trình thì hiệu quả thanh
tra sẽ không cao do các doanh nghiệp có thời gian để chuẩn bị đối phó với đoàn thanh

tra. Do đó cần kết hợp cả 2 hình thức: thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất.
-

Tiến hành thanh tra một cách thường xuyên và nghiêm chỉnh

Để ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời vi phạm ở các doanh nghiệp thì kế hoạch
thanh tra phải mang tính thường xuyên, liên tục. Khi tổ chức một cuộc thanh tra cần
đảm bảo các nguyên tắc, quy trình mà luật thanh tra quy định.
-

Tích cực tuyên truyền pháp luật trong các doanh nghiệp

Cần tuyên truyền, phổ biến bộ luật lao động, luật thanh tra một cách rộng rãi tới người
sử dụng lao động và người lao động để họ có ý thức chấp hành cũng như phối hợp với
các thanh tra viên trong quá trình thanh tra
- Cần thiết lập hệ thống các quy phạm pháp luật, quy định về hoạt động thanh tra
một cách rõ ràng cụ thể. Khi ban hành hay bổ sung các văn bản mới cần phải phổ biến
rộng rãi cho tất cá các đối tượng của xã hội đặc biệt là các cơ quan, tổ chức. cá nhân có
liên quan. Đặc biệt là ban hành các văn bản quy định mức xử phạt đối với các Doanh
nghiệp, mức xử phạt không chỉ mang tính răn đe mà còn mang tính cảnh cáo, thể hiện
quyền lực của Pháp luật lao động.

9


KẾT LUẬN
Qua các vấn đề nêu trên, ta càng thấy rõ hơn vai trò của công tác thanh tra việc thực
hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ lao động tại các doanh nghiệp hiện nay.
Tiểu luận đã nghiên cứu về vấn đề thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp

luật Bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ, tiểu luận đã có những đóng góp nhất định sau:
-

Hệ thống hóa lý thuyết về thanh tra lao động, mục đích, nội dung thanh tra lao
đông. Đặc biệt là trong hoạt về Bảo hiểm xã hội.
Phân tích thực trạng thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Đưa ra một số kiến nghị, giải pháp thực tế để nâng cao công tác thanh tra về việc
thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

3


1.
2.
3.
4.
5.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Luật lao động 2012.
Luật thanh tra 2010.
Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Lê Thị Bích Ngọc, Pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Lâm Đào An, 2018, Phú Thọ thu hút vốn FDI từ đổi mới cách thức xúc tiến đầu
tư, đọc ngày 11/12/2018 từ:

/>

4



×