Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Thực trạng triển khai hoạt động truyền thông trong trường học về phòng chống BLHĐ tại tỉnh tuyên quang năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.92 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
Lý do chọn chủ đề..............................................................................................1
I. Cơ sở lý luận...................................................................................................2
1. Khái niệm.......................................................................................................2
1.1. Khái niệm " Bạo lực ".................................................................................2
1.2 Khái niệm " Bạo lực học đường".................................................................2
1.3 Khái niệm " Truyền thông"..........................................................................2
1.4 Khái niệm "CTXH trong trường học"..........................................................2
2.Đặc điểm tâm lý người có hành vi bạo lực.....................................................3
3.Đặc điểm tâm lý học sinh bị bạo lực...............................................................3
4. Vai trò của CTXH trong giải quyết vấn đề BLHĐ.........................................4
II. Thực trạng triển khai hoạt động truyền thông trong trường học về BLHĐ
tại Tuyên Quang hiện nay..................................................................................7
1. Giới thiệu về Tuyên Quang............................................................................7
2. Thực trạng bạo lực học đường tại tỉnh Tuyên Quang....................................8
3. Thực trạng triển khai hoạt động truyền thông trong trường học về BLHĐ tại
Tuyên Quang hiện nay.....................................................................................10
III. Đề xuất giải pháp.......................................................................................21
KẾT LUẬN......................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................24

0


Lý do chọn chủ đề
Tại Việt Nam, bạo lực học đường hiện nay đang là một vấn nạn trong nhà
trường. Nghiêm trọng hơn là tình trạng này ngày càng phổ biến với mức độ
nghiêm trọng ngày càng cao. Trong thời gian gần đây, dư luận không khỏi có
những bức xúc trước những cảnh bạo lực diễn ra trong môi trường giáo
dục.Theo số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây nhất,
trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở


trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ GDĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000
HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường
có học sinh đánh nhau. Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Công An mỗi
tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Trước kia: tội phạm giết người
trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất. Bây giờ giảm còn 34%
so với 41% của độ tuổi 18 đến dưới 30 (độ tuổi từ 14 đến dưới 18 chiếm đến
17%).
Gần đây, Tuyên Quang liên tiếp xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường gây bức
xúc trong dư luận. Các vụ bạo lực học đường đã để lại nhiều hậu quả nghiêm
trọng cả về thể chất lẫn tinh thần.Để giảm thiểu tình trạng này, tỉnh Tuyên
Quang đã chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục phòng
ngừa bạo lực học đường với nhiều hình thức, nội dung phong phú, thiết thực phù
hợp với từng địa bàn, từng cơ sở giáo dục và từng cấp học từ đó đem lại nhiều
hiệu quả tích cực. Để lảm rõ hơn về điều này tôi xin chọn chủ đề :" Thực trạng
triển khai hoạt động truyền thông trong trường học về phòng chống BLHĐ tại
tỉnh Tuyên Quang năm 2017" làm tiểu luận

1


I. Cơ sở lý luận.
1. Khái niệm.
1.1. Khái niệm " Bạo lực ".
Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương
vong, tổn hại một ai đó.
1.2 Khái niệm " Bạo lực học đường".
Bạo lực học đường là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi, mang tính miệt
thị, đe dọa , khủng bố người khác ( thường xảy ra giữa trò với trò, giữa thầy với
trò và ngược lại,) để lại thương tích trên cơ thể , thậm chí dẫn đến tử vong , đặc
biệt là gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc về tâm lý cho những

đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường, cũng như
đối với những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Bạo lực học đường còn được
gọi là gây hấn học đường, bắt nạt học đường là hiện tượng học sinh lớn hơn, đe
dọa học sinh bé hơn và không có khả năng chồn trả
1.3 Khái niệm " Truyền thông".
Truyền thông được hiểu là quá trình trao đổi thông tin, tương tác thông tin với
nhau giữa hai hoặc nhiều người với nhau tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thay
đổi nhận thức. Khái niệm truyền thông còn được hiểu là sản phẩm của con
người, là động lực kích thích sự phát triển của xã hội.
1.4 Khái niệm "CTXH trong trường học".
Hiệp hội CTXH trường học Mỹ định nghĩa :" Công tác xã hội trường học là
một trong những chuyên ngành quan trọng của CTXH. Với kiến thức và kỹ năng
chuyên môn của mình, các nhân viên CTXH trường học tác động đến nhóm học
sinh và cả hệ thống trong trường học. Nhân viên CTXh Trường học được coi là
công cụ để thúc đẩy nhà trường đạt được mục tiêu học tập và giảng dạy. Nhân
viên CTXH Trường học cũng giúp cho học sinh nâng cao khả năng đáp ứng các
nhiệm vụ học tập của mình thông qua sự kết nối giữa gia đình, nhà trường, cộng
đồng "
Như vậy , có thể nói, CTXHTH là nền tảng thiết yếu của việc giảng dạy và
2


giáo dục trong trường học , nó còn là 1 dịch vụ đặc biệt trong trường học hỗ trợ
tất cả những ai tham gia vào cuộc sống trong trường học: học sinh/sinh viên;
phụ huynh, giáo viên, cán bộ nhà trường, và những nhà quản lý giáo dục ở tất cả
các cấp học.
Mặt khác, CTXH trong trường học, giúp học sinh giải quyết những vấn đề
khó khăn về tâm lý, khai thác những điểm mạnh của các em để các em có thể
tham gia 1 cách hiệu quả vào quá trình học tập, giúp các em phát triển tốt những
kỹ năng sống và tiềm năng.

Nhân viên xã hội học đường còn là cầu nối giữa học sinh , gia đình, nhà
trường, giúp các em có điều kiện phát huy hết khả năng học tập tốt nhất. Họ
cũng là người hỗ trợ kết nối trường học và cộng đồng thông qua việc đánh giá,
giới thiệu và điều phối các dịch vụ trường học và cộng đồng.
2.Đặc điểm tâm lý người có hành vi bạo lực.
- Thường là người độc đoán.
- Thích được khẳng định bản thân, thích nổi bật
- Thường ăn mặc ngược lại với quy định của nhà trường
- Đến từ nhiều thành phần gia đình khác nhau
- Đua đòi , chạy theo vật chất
- Thích học tập những nhân vật anh hùng trong phim hành động
- Thường không thích gần các bạn học giỏi
- Học lực thường trung bình yếu
- Hoặc nói năng ngọt ngào với giáo viên, biết nhận lỗi hoặc chống đối ra mặt.
3.Đặc điểm tâm lý học sinh bị bạo lực.
- Có xu hướng sống khép mình
- Yếu đuối về thể chất, rụt rè, không có kỹ năng giao tiếp
- Thường là học sinh khuyết tật
- Có khác biệt về hình thể
- Có khác biệt về xã hội
- Có khác biệt về vị trĩ ( làm lãnh đạo lớp, gần giũ với giao viên)
3


- Không có lòng tin
- Tự trọng thấp
- Cảm giác tội lỗi
- Lo lắng
- Hội chứng sợ bị hủy hoại
- Tức giận/ thù địch

- Suy sụp
4. Vai trò của CTXH trong giải quyết vấn đề BLHĐ
Vai trò của NVCTXHTH trong việc phòng chống và trợ giúp giải quyết vấn đề
BLHĐ
Trước tiên là vai trò Phòng chống BLHĐ bằng triển khai các hoạt động :
+ Phát triển các chương trình phòng chống bạo lực học đường tại trường học
+ Cung cấp các chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh: cách ứng xử,
xử lý mâu thuẫn, kiềm chế,…
+ Tổ chức các hoạt động ngoài giờ, các chương trình truyền thông, các câu lạc
bộ, tạo sân chơi lành mạnh… cho học sinh
+ Cung cấp các chương trình giáo dục kỹ năng làm cha mẹ cho phụ huynh học
sinh, giúp họ hiểu được những nhu cầu phát triển và giáo dục của trẻ, cách giải
quyết mâu thuân trong gia đình, nuôi dạy con cái…
+ Cung cấp các kiến thức về luật pháp trong việc gây ra hành vi bạo lực đối với
người khác cho học sinh và các thành viên của nhà trường.
+ Giúp cho các thầy cô hiểu hơn về tâm lý của học sinh, cách xử lý các mâu
thuẫn, kiềm chế cảm xúc…
+ Tăng cường mối quan hệ thầy trò và mỗi quan hệ giữa học sinh và học sinh
+ Trợ giúp giải quyết BLHĐ
+ Phối kết hợp giữ gia đình, nhà trường và xã hội khi vấn đề BLHĐ xảy ra
+ thiết lập các nhóm hỗ trợ các học sinh gây ra bạo lực và bị bạo lực
+ Tư vấn tâm lý cho các đối tượng học sinh gây ra bạo lực và bị bạo lực
Nhân viên CTXH tiến hành tư vấn tâm lý cho các đối tượng gây ra bạo lực
4


và bị bạo lực. Giúp đỡ trẻ bị bạo lực học đường
+ Khuyến khích trẻ chia sẻ những điều phiền muộn, cần bình tĩnh nghe trẻ nói
và thể hiện tình yêu thương với trẻ
+ Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về tình hình của trẻ

+ Dạy trẻ cách ứng xử trước sự dọa nạt, không khuyến khích trẻ trả thù hay
chống lại kẻ dọa nạt mà khuyến khích trẻ bình tĩnh
+ Khuyến khích trẻ tin
+ Cần biết khi nào phải nhờ tới sự giúp đỡ của các nhà chuyên môn
+ Dạy trẻ nhận biết được trạng thái cảm xuacs nóng giận ở ngời đối diện để
“tránh voi chẳng xấu mặt nào”
+ Khi bị đánh hội đồng hoặc gặp một tình huống nguy hiểm, dạy trẻ tìm cách
trốn chạy, Nếu hung hăng đánh lại, chửi lại càng làm nhóm đối phương bị kích
động, đánh nhiều hơn, mạnh hơn. Nếu không “chuồn” đươc, cần cầu cứu người
có vẻ đang muốn cứu giúp
+ Báo ngay với giáo viên
+ Hô to và ra dấu hiệu khi bị bắt nạt
+ Chỉ cho trẻ những nguyên nhân dễ dẫn đến xung đột
Tư vấn cho học sinh gây ra BLHĐ: Như chúng ta đã biết, niềm tin sai lệch
của học sinh và cảm xúc thất vọng dẫn đến các hành vi bạo lực ở trẻ. Chính vì
vậy, trong tư vấn cho học sinh gây ra bạo lực quan trong nhất là giúp học sinh
nhận ra các niềm tin sai lệch ở bản thân mình chiến lược đối phó với các cơn
giận dữ ở trẻ.
Về niềm tin sai lệch, có rất nhiều niềm tin sai lệch dẫn đến bạo lực như đổ
lỗi, phóng chiếu, những niềm tin không khoan dung người khác, những niềm tin
tiêu cực về bản thân, những niềm tin gây thảm họa, nhụt chí như đằng nào mọi
người cũng nghĩ xấu vè em rồi nên em chẳng cần thay đổi. Nguồi NVCTXHTH
cần phát hiện các niềm tin gây bạo lực, chấp nhận những niềm tin trẻ hiện có,
cho trẻ biết rằng những niềm tin này từng đúng trong quá khứ nhưng hiện tại
không phù hợp và cần thay đổi. Mặt khác, NVCTXHTH trò chuyện để trẻ hiểu
5


sự việc xảy rả song có thể nhìn nhận nó theo cách khác.
Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là nhà giáo dục trong việc giúp học

sinh có thêm kiến thức, kỹ năng và hình thành những thái độ, hành vi mới để các
em có thể tự tin phát huy khả năng của mình trong môi trường học đường. Các
hình thức giáo dục khá đa dạng như tham vấn cá nhân, tổ chức các sinh hoạt, tọa
đàm, hay cung cấp các tài liệu… Từ đó giúp các em thay đổi thái độ, và có hành
vi đúng đắn, phi bạo lực.
Bên cạnh đó, nhân viên công tác xã hội có vai trò là nhà tham vấn. Ảnh
hưởng của bạo lực học đường không chỉ đến nạn nhân mà cả thủ phạm gây ra
bạo lực. Các em thường gặp những khó khăn về tâm lý, học tập, hòa nhập, pháp
lý… Do vậy, hoạt động tham vấn tâm lý của nhân viên công tác xã hội với các
đối tượng học sinh là rất cần thiết để hỗ trợ học sinh vượt qua những khủng
hoảng, tìm thấy được điểm mạnh, tiềm năng của bản thân, phát huy nó để đạt
được những thành công trong học tập và trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong một
số trường hợp cụ thể, nhân viên công tác xã hội sẽ kết nối, chuyển thông tin đến
nhân viên tham vấn hoặc trị liệu tâm lý để học sinh nhận được sự trợ giúp hiệu
quả.
Đồng thời, nhân viên công tác xã hội còn đóng vai trò kết nối, là người
trung gian, kết nối học sinh bị bạo lực học đường với các nguồn lực từ gia đình,
nhà trường, xã hội để hỗ trợ học sinh. Các nguồn lực kết nối là các dịch vụ xã
hội để hỗ trợ cho học sinh như trị liệu tâm lý, thăm khám thể chất, giáo dục đặc
biệt, trợ cấp xã hội… Nhân viên công tác xã hội trong học đường đóng vai trò là
cầu nối giữa nhà trường, GV, học sinh, phụ huynh, trong đó giữ vai trò hỗ trợ,
giải quyết vấn đề cho học sinh.
Nhân viên công tác xã hội còn đóng vai trò người phản biện, vận động
chính sách. Với vai trò là người biện hộ, nhân viên công tác xã hội sẽ là người
đại diện quyền lợi, nhu cầu của học sinh nhằm đảm bảo quyền lợi và đáp ứng
nhu cầu chính đáng của các em. Do vậy, trong quá trình hỗ trợ cho HS bị bạo lực
học đường, nhân viên công tác xã hội cần đánh giá, phân tích những nhu cầu,
6



mong muốn, những nguồn lực của học sinh cũng như những hạn chế về mặt lợi
ích mà lẽ ra các em cần được hưởng.
Nhân viên công tác xã hội trên cơ sở làm việc với các học sinh bị bạo lực
học đường, sẽ phát hiện các vấn đề phát sinh, từ đó góp ý đề xuất, phản biện các
chính sách trong trường học và cộng đồng để những nhà hoạch định chính sách,
những người ra quyết định đưa ra những chính sách phù hợp hơn, minh bạch
hơn và hiệu quả hơn trong lĩnh vực phòng chống bạo lực học đường trong
trường học.
Tuy nhiên, để thực hiện tốt nhiêm vụ công tác xã hội học đường, nhân viên
công tác xã hội học đường cần phải có vài năm kinh nghiệm làm việc với trẻ em
và gia đình. Đồng thời, họ cũng cần được tạo điều kiện để tiếp cận được với một
hệ thống hỗ trợ cần thiết tại nhà trường và cộng đồng.
II. Thực trạng triển khai hoạt động truyền thông trong trường học về
BLHĐ tại Tuyên Quang hiện nay
1. Giới thiệu về Tuyên Quang.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc, nằm giữa Đông Bắc và Tây
Bắc của Việt Nam, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên, phía Bắc giáp
tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và phía Nam giáp tỉnh
Vĩnh Phúc, Phú Thọ, cách thủ đô Hà Nội 165 km, cách sân bay Nội Bài 130 km.
Điều kiện địa lý này thuận lợi cho việc đi lại, giao thương của tỉnh.
Diện tích tự nhiên 5.867,3km2, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp
81.633 ha, chiếm 13,91%, diện tích đất lâm nghiệp 446.641 ha chiếm 76,12%.
Đất màu mỡ, phù hợp với nhiều loại cây trồng và có khả năng hình thành các
vùng sản xuất hàng hóa tập trung như chè, mía, lạc, đậu tương, cây ăn quả...
Khí hậu tỉnh Tuyên Quang có hai mùa rõ rệt, mùa đông lạnh – khô hanh và
mùa hè. Lượng mưa trung bình hằng năm đạt 1.295 – 2.266 mm. Nhiệt độ trung
bình 220 – 230C. Độ ẩm bình quân năm là 85%. Khí hậu Tuyên Quang rất thuận
lợi cho việc phát triển cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là cây công nghiệp, cây ăn
quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn. Dân số trung bình 753.763
7



người; mật độ dân số 128 người/km2. Tỉnh có 22 dân tộc (trong đó dân tộc Kinh
46%, Tày 26%, Dao 13%, Sán Cháy 8%, còn lại là các dân tộc khác). Toàn tỉnh
có 6 huyện, 1 thành phố với 141 xã, phường, thị trấn; 2.090 thôn, bản.
Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng với tốc độ khá cao,
GDP tăng bình quân năm 2014 đạt 15,52%; GDP bình quân đầu người theo giá
hiện hành đạt 25,0 triệu đồng/người/năm; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch
theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông,
lâm nghiệp (nông lâm nghiệp chiếm 26%; công nghiệp - xây dựng 34,5%; dịch
vụ 39,5%); thu ngân sách tỉnh năm 2014 đạt trên 65,487 triệu USD; giá trị xuất
khẩu hàng hóa đạt 61,44 triệu USD.
Cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật được tăng cường đáng kể, nhất là hệ thống
giao thông, điện, thông tin liên lạc, thủy lợi... Nông, lâm nghiệp tiếp tục có bước
chuyển biến mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, trong đó thành tựu nổi bật
nhất là đưa một số giống cây, con mới, có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất,
hình thành các vùng chuyên canh.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát triển hài hoà
hơn với tăng trưởng kinh tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nâng cao dân trí, phát triển
nguồn nhân lực, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, hưởng thụ văn hóa, nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân; trong đó có những mặt đạt kết quả rất nổi
bật: Chất lượng giáo dục và đào tạo, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân
được nâng lên. Đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân không ngừng được cải
thiện. Lao động, việc làm, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, phòng chống tệ
nạn xã hội đạt được một số kết quả quan trọng.
2. Thực trạng bạo lực học đường tại tỉnh Tuyên Quang.
Thời gian qua tại tỉnh Tuyên Quang liên tiếp xảy ra nhiều vụ bạo lực học
đường gây bức xúc trong dư luận. Tuy nhiên, hầu hết các vụ việc chỉ bị xử lý
bằng hình thức kỷ luật trong nhà trường nên không đủ sức răn đe. Hành vi cố ý
gây thương tích cho người khác là hành vi vi phạm pháp luật.


8


Bà Nguyễn Thị Vui, thị trấn Sơn Dương nói: Tôi có con đang trong độ tuổi
học THPT, gần đây tôi thường thấy nhiều clip học sinh đánh hội đồng mà tôi lo
ngại quá nhỡ đâu con mình cũng rơi vào trường hợp như vậy.. Ngày 28-10-2016,
một clip kéo dài khoảng 2,5 phút xuất hiện trên mạng quay lại cảnh hai cô gái
trẻ hành hạ dã man một bạn gái ít tuổi hơn. Trong một thời lượng ngắn nhưng có
đủ cảnh bạo lực, hành hạ người khác một cách tàn bạo từ lời nói đến hành động
như dẫm chân lên mặt rồi chìa chân bắt “đối phương” phải liếm thì mới tha
mạng.
+ Về độ tuổi đối tượng tham gia BLHĐ:
Độ tuổi đối tượng tham gia đánh nhau từ 06 -10 tuổi chiếm 07%; từ 11- 14
tuổi chiếm 45%; từ 15 - 18 tuổi chiếm 48%. Như vậy, đối tượng tham gia đánh
nhau phần lớn học sinh cuối cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đây là
lứa tưổi mà sinh lý các em có nhiều biến đổi, suy nghĩ bồng bột, thích tự mình
giải quyết các mâu thuẫn, dễ bị bạn bè rủ rê lôi kéo.
+ Về hình thức tổ chức:
Trước đây bạo lực học đường chỉ xảy ra bình thường với các hình thức đơn
giản như các hành động chửi bới hay xúc phạm lăng mạ, xỉ nhục hoặc chà đạp
nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người bằng những lời nói. Đa
số các vụ đánh nhau đều có tổ chức nhóm (đánh hội đồng). Một số em trong
nhóm còn sử dụng điện thoại di động để ghi hình vụ hành hung, sau đó đăng tải
lên mạng Internet để làm nhục nạn nhân và để khoe thành tích của mình. Điều
này cho thấy, BLHĐ không chỉ là chuyện của mỗi học sinh, mà có tính chất lây
lan theo nhóm bạn, đa số học sinh coi sự việc đánh nhau bình thường.
+ Về công cụ phương tiện sử dụng trong BLHĐ:
Trước đây, BLHĐ thường sử dụng công cụ đánh đập tra tấn trực tiếp lên
thân thể khiến sức khỏe bị tổn hại qua các hành động: Đấm, đá hoặc gậy gộc.

Nhưng BLHĐ hiện nay lại táo bạo hơn nhiều với những hung khí như dao, kéo
khiến khả năng thương tích lớn hơn gây ra xây xát, chảy máu, tinh thần hoảng

9


loạn, chấn động tâm lý…
+ Về giới tính:
Nam giới chiếm 74%; Nữ giới chiếm 36%. Có khoảng hơn một nửa số em
nữ khi được hỏi về vấn đề này thì thừa nhận là đã từng có hành vi đánh nhau với
các bạn khác ở các mức độ khác nhau.
+ Về hậu quả:
Trong số các vụ BLHĐ đã từng có hành vi hành hung người khác, hậu quả
của vụ bạo lực thường gây nên tổn thương về tinh thần và thể chất, làm mất
thiện cảm của mọi người đối với các em. Có gần 1/4 cho rằng, hành vi bạo lực
không gây ra hậu quả gì.
Các vụ liên quan đến BLHĐ xẩy ra nhiều lú do khác nhau như: Không ưa
nên đánh (24%); bị khiêu khích nên đánh (16%); đánh vì lý do tình cảm
(13,3%); Người khác nhờ đánh (20%) và chẳng có lý do gì cũng đánh (12%).
3. Thực trạng triển khai hoạt động truyền thông trong trường học về
BLHĐ tại Tuyên Quang hiện nay
Trước thực trạng trên các trường học trên địa bàn tỉnh đã phối hợp với các
cơ quan chức năng của địa phương về phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các vụ việc
bạo lực học đường; các cơ sở giáo dục xây dựng, tổ chức thực hiện nghiêm quy
chế phối hợp với các cơ quan chức năng về phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các vụ
việc bạo lực học đường. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức,
trách nhiệm về phòng, chống bạo lực học đường cho cán bộ, nhà giáo và người
học. Tổ chức các hoạt động giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống
bạo lực học đường; rèn luyện kỹ năng sống cho người học. Công khai kế hoạch
và các kênh tiếp nhận thông tin về bạo lực học đường; Thực hiện các biện pháp

can thiệp, hỗ trợ kịp thời khi có người học bị bạo lực học đường. Xây dựng và
triển khai thực hiện bộ Quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học.
Bên cạnh đó các trường đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ
biến về phòng, chống bạo lực học đường; Tích hợp nội dung giáo dục phòng,
chống bạo lực học đường vào các hoạt động giáo dục, nội dung chương trình,
10


sách giáo khoa; Xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện trong cơ sở
giáo dục; Nâng cao năng lực, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ
quản lý, nhà giáo, nhân viên trong các cơ sở giáo dục; Rà soát, đề xuất sửa đổi,
bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; Kiểm tra, giám sát và
xử lý về bạo lực học đường.
UBND tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc lồng ghép, tích
hợp nội dung, kiến thức về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh,
thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; công tác tư vấn học đường, công
tác xã hội trường học vào kế hoạch giáo dục của cơ sở giáo dục theo chỉ đạo của
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực, phẩm chất và
đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong các cơ sở
giáo dục. Chủ trì, xây dựng và ký quy chế phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ
chức chính trị - xã hội thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn,
lành mạnh, thân thiện; ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm bạo lực học đường.
Tuyên truyền, nhân rộng các gương điển hình trong công tác phòng, chống bạo
lực học đường trên trang thông tin của ngành. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám
sát các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục
an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
Công an tỉnh phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội khảo sát, đánh giá thực trạng bạo lực học đường và vi phạm pháp
luật ở các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đế có các giải pháp ngăn
chặn, xử lý kịp thời các vụ việc về vi phạm bạo lực học đường. Chỉ đạo, hướng

dẫn Công an huyện, thành phố phối họp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện,
thành phố, các cơ quan liên quan bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học,
phòng, chống vi phạm pháp luật và phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các vụ việc
bạo lực học đường.
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí
tuyên truyền các quy định của pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống
bạo lực học đường, việc bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân
11


thiện; phản ánh kịp thời tình hình bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục
trên địa bàn tỉnh; đưa tin, nhân rộng các gương điển hình trong công tác phòng,
chống bạo lực học đường gắn với việc tôn vinh các thầy giáo, cô giáo hết lòng vì
học sinh thân yêu; phê phán những hành vi vi phạm bạo lực học đường nhằm
nâng cao nhận thức, chấp hành pháp luật của người học, cán bộ quản lý, nhà
giáo, nhân viên trong các cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về
mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường. Đài Phát thanh và Truyền
hình tỉnh phối hợp với các sở, ngành địa phương, các đơn vị liên quan xây dựng
phóng sự, đưa tin, bài về các quy định của pháp luật liên quan đến công tác
phòng, chống bạo lực học đường tại cộng đồng; phản ánh kịp thời tình hình bạo
lực học đường trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh; biếu dương, nhân rộng
các gương điển hình trong công tác phòng, chống bạo lực học đường gắn với
việc tôn vinh các thầy giáo, cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào
tạo lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực học đường trong công tác gia đình;
gắn công tác phòng, chống bạo lực học đường với thực hiện phong trào "Toàn
dân đoàn kêt xây dựng đời sống văn hóa", xây dựng gia đình văn hóa, khu dân
cư văn hóa cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa. Định hướng nội dung tuyên
truyền về phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường thông qua các hoạt
động văn hóa, văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật, hệ thống thiết chế văn hóa; tăng

cường công tác quản lý hoạt động văn hóa, văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật trên
địa bàn tỉnh liên quan đến công tác tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia
đình, bạo lực học đường. Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương tăng
cường công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về phòng,
chống bạo lực học đường.
Tỉnh đoàn Tuyên Quang cũng tăng cường công tác truyền thông, tuyên
truyền nâng cao nhận thức cho đoàn viên thanh niên, trẻ em và cộng đồng về
phòng, chống bạo lực học đường; gắn với các mô hình giáo dục kỹ năng sống,
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý các tình huống; đồng thời nhân rộng mô hình
12


trên tại các huyện, thành phố, phối kết họp với các hoạt động giáo dục trong các
cơ sở giáo dục. Lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực học đường vào hoạt
động của Trung tâm Văn hóa Thể thao Thanh Thiếu nhi tỉnh, hướng dẫn và tổ
chức các hoạt động vui chơi, giải trí an toàn, lành mạnh cho thanh thiếu nhi.
Phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo chỉ đạo việc quản lý học sinh trong thời
gian nghỉ hè, đảm bảo cho học sinh có các hoạt động vui chơi an toàn, lành
mạnh.
Tuyên truyền, vận động, giáo dục học sinh trong trường học về phòng, chống bạo lực học
đường bằng hình thức sân khấu hóa đã được nhiều trường học trên địa bàn tỉnh thực hiện hiệu
quả. Đây là hoạt động thiết thực, bổ ích góp phần tạo môi trường học tập thân thiện và tích
cực.

Tiểu phẩm “Xây dựng một tình bạn đẹp” do Đội xung kích trường Phổ thông
Dân tộc nội trú ATK Sơn Dương thể hiện.
Vừa qua, trường THPT Lâm Bình (Lâm Bình) đã tổ chức buổi tọa đàm theo

13



hình thức sân khấu hóa với chủ đề “Xây dựng tình bạn đẹp, nói không với bạo
lực học đường”. Thầy giáo Trần Minh Cương, Hiệu trưởng nhà trường cho biết,
buổi tọa đàm thu hút gần 400 em học sinh và thầy cô giáo trong toàn trường
tham gia. Đặc biệt, Đoàn trường đã xây dựng tiểu phẩm “Tình bạn” do đội văn
nghệ xung kích của trường biểu diễn. Tiểu phẩm có nội dung, một em học sinh
lớp 11 ham chơi, không lo học hành, thường xuyên gây gổ, đánh nhau với bạn
bè. Sau một thời gian, được gia đình đưa vào trường Giáo dưỡng, em học sinh
đã nhận ra lỗi lầm của mình và quay về trong sự hối hận tột cùng. Lúc này bạn
bè, người thân không bỏ rơi em và giúp em hòa nhập trở lại trường học. Qua
tiểu phẩm, nhà trường đã gửi gắm thông điệp đến học sinh, tất cả chúng ta hãy
nói không với bạo lực học đường dù bất cứ ở hoàn cảnh nào.
Việc được trực tiếp tham gia vào các tiểu phẩm đã giúp các em học sinh được
trải nghiệm, thể hiện năng khiếu của mình và hiểu hơn về phòng, chống bạo lực
học đường, xây dựng tình bạn đẹp trong trường học. Em Triệu Tuấn Trường, lớp
9A, trường THCS Phù Lưu (Hàm Yên) chia sẻ, em cùng một nhóm bạn trong
lớp viết tiểu phẩm “Diêm Vương xử án” dựa trên những câu chuyện mà em đã
đọc được cùng với thực tế tình trạng bạo lực học đường đang diễn ra trong các
trường học. Qua đó, giúp chúng em hiểu rằng, mỗi học sinh cần nói không với
bạo lực học đường và thường xuyên tuyên truyền, vận động để các bạn trong
lớp, trong trường thực hiện tốt.
Bên cạnh hình thức sân khấu hóa, việc tuyên truyền phòng, chống bạo lực học
đường còn được các trường học kết hợp với nhiều hình thức khác, đem lại hiệu
quả thiết thực. Thầy giáo Nguyễn Mạnh Hà, Phó Hiệu trưởng trường THPT Sơn
Dương (Sơn Dương) nói, toàn trường có trên 1.400 em học sinh, để phòng, tránh
bạo lực học đường, ngay từ đầu năm học trường đã thực hiện ký cam kết với
phụ huynh và học sinh về việc chấp hành các nội quy của trường, nhất là vấn đề
bạo lực học đường. Đồng thời, trường cũng thành lập các tổ tư vấn học đường.
Nếu có trường hợp học sinh đánh nhau, Ban Giám hiệu nhà trường sẽ vào cuộc
tìm hiểu nguyên nhân, gặp gỡ, phân tích, giáo dục cho các em hiểu, giải tỏa mâu

14


thuẫn kịp thời.
Phòng, chống bạo lực học đường theo hình thức sân khấu hóa đã trở thành
sân chơi bổ ích, thỏa sức sáng tạo và khơi gợi trí tưởng tượng cho học sinh. Qua
mỗi tiểu phẩm không chỉ mang lại tiếng cười sảng khoái cho người xem mà còn
có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, góp phần nhắc nhở mỗi học sinh hãy tránh xa bạo
lực học đường, phấn đấu học tập tốt, rèn luyện tốt, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè để
luôn có được những tình bạn đẹp. Nhưng do trường nằm ở xã thuộc vùng sâu
vùng xa điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp do đó kỹ năng giao tiếp
của học sinh còn nhiều hạn chế, việc thực hiện nền nếp sinh hoạt tập thể chưa
gọn gàng, ngăn nắp. Thêm vào đó những năm gần đây bạo lực học đường và các
tệ nạn xã hội vẫn còn tồn tại, có xu hướng gia tăng, không chỉ vi phạm pháp
luật mà còn gây ra hậu quả rất lớn đối với cá nhân, gia đình và xã hội, trực tiếp
ảnh hưởng đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Chính vì vậy chiều ngày 24/10/2018 trường THCS Phú Bình tổ chức buổi
truyền thông theo dự án CWS nhằm mục đích: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
phổ biến những quy định của pháp luật có liên quan đến Phòng chống bạo lực
học đường và các tệ nạn xã hội. Qua đó, nhằm nâng cao nhận thức, dần dần thay
đổi được hành vi, từng bước hạn chế và tiến tới chấm dứt bạo lực học đường và
các tệ nạn xã hội ở địa phương. Đồng thời giáo dục thái độ, hành vi, kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng tự phục vụ và thực hiện nền nếp sinh hoạt tập thể bán trú gọn gàng.
Trong buổi truyền thông, học sinh được thưởng thức hai tiểu phẩm về Phòng
chống bạo lực học đường và các tệ nạn xã hội.

15


Tiểu phẩm “Chuyện của bộ tam” của học sinh khối 9

Sau mỗi tiểu phẩm là hệ thống câu hỏi được đặt ra cho các em học sinh
toàn trường để các em hiểu: Bạo lực học đường không chỉ vi phạm pháp luật mà
còn gây ra hậu quả rất lớn đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Học sinh biết các
tác hại của tệ nạn xã hội, biết cách phòng chống và tránh xa bạo lực học đường
cũng như tệ nạn xã hội
Các em còn được tham gia các tiết mục văn nghệ, chơi trò chơi ném bóng,
nhằm giúp các em có tác phong nhanh nhẹn, khéo léo, tự tin.... Ngoài ra các em
còn được tham gia nhiều trò chơi giao lưu với thầy cô tạo cho các em sự vui vẻ
thoái mái, sự kéo léo, tính chính xác, sự đoàn kết......

16


Qua hoạt động truyền thông giúp học sinh biết tự tránh xa và cách phòng
chống bạo lực học đường cũng như tệ nạn xã hội. Giúp các em học sinh thực
hiện tốt pháp luật của nhà nước, có kĩ năng giao tiếp, kỹ năng sống tốt hơn để tự
hoàn thiện mình hơn. Đồng thời đây cũng là một hoạt động ngoại khóa bổ ích để
giúp các em học tập tốt hơn.
Nhằm giáo dục ý thức, đạo đức, lối sống văn hóa cho học sinh, xây dựng đời
sống văn hóa học đường an toàn, lành mạnh, ngăn chặn nạn bạo lực học đường,
định hướng xây dựng tình bạn đẹp cho học sinh. Góp phần xây dựng văn hóa
học đường lành mạnh trong các trường THPT, TTGDTX-HN, tham gia tích cực
vào hoạt động đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh.
Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Tuyên Quang đã chỉ đạo Ban Thường vụ các huyện,
thành Đoàn, Đoàn khối các cơ quan tỉnh triển khai đến các Đoàn trường THPT,
Trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp tổ chức tốt diễn đàn “Xây dựng
tình bạn đẹp - Nói không với bạo lực học đường”. Diễn đàn “Xây dựng tình bạn
đẹp - Nói không với bạo lực học đường” được diễn ra trong không khí hào
hứng, sôi nổi, thu hút sự quan tâm của đoàn viên, thanh niên, học sinh.
Tại diễn đàn, các em học sinh được trao đổi, chia sẻ với các vị khách mời

trong chương trình về vấn đề xây dựng tình bạn đẹp, về thực trạng bạo hành, bạo

17


lực học đường trong trường học hiện nay; được xem các tiểu phẩm về phòng
chống bạo lực học đường do chính các bạn học sinh của trường biểu diễn. Qua
đó định hướng cho học sinh, đoàn viên, thanh niên nâng cao ý thức trong việc
xây dựng tình bạn đẹp, góp phần xây dựng văn hóa học đường lành mạnh trong
nhà trường.
Thông qua việc tổ chức diễn đàn đã tạo điều kiện để đoàn viên, thanh niên
chủ động chia sẻ, trao đổi những vấn đề liên quan về phòng, chống bạo lực học
đường. Tạo môi trường để các bạn đoàn viên thanh niên rèn luyện, trưởng thành
và trau dồi kỹ năng sống, giáo dục cho các em về việc xây dựng tình bạn đẹp
của tuổi học trò, tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội đặc biệt là tình
trạng bạo lực học đường để góp phần tạo nên một môi trường học tập thân thiện.
Bên cạnh đó, để phòng chống BLHĐ, nhiều trường học đã chú trọng dạy kỹ
năng sống, kỹ năng giao tiếp cho các em. Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp rất có
ích đối với sự phát triển và trưởng thành của học sinh. Điều đó không chỉ góp
phần hạn chế những tệ nạn trong môi trường học đường, xã hội mà còn tăng
cường khả năng ứng xử, giao tiếp có chuẩn mực, giúp học sinh được giáo dục
toàn diện.
Ở trường THPT Xuân Huy (Yên Sơn), việc dạy văn hóa giao tiếp, ứng xử cho học sinh
được đặc biệt coi trọng. Theo cô giáo Nguyễn Thị Hòa, Hiệu trưởng nhà trường, để góp phần
trao đổi kinh nghiệm và tìm những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa giao tiếp
trong nhà trường, trường thường xuyên tổ chức những chương trình ngoại khóa giúp học sinh
nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử. Vừa qua, trường đã tổ chức diễn đàn “Xây dựng tình bạn
đẹp - Nói không với bạo lực học đường”. Tại đây, các em được trực tiếp tham gia vào các vở
kịch với những đề tài sát thực tế, mỗi vở kịch không chỉ mang đến tiếng cười mà cả sự suy
ngẫm, giúp các em có cái nhìn đúng hơn về lứa tuổi học trò, về cuộc sống xung quanh để ứng

xử đúng chuẩn mực.

18


Tiểu phẩm “Hãy nói lời hay” của học sinh trường THPT Xuân Huy (Yên
Sơn) tại buổi ngoại khóa.
Hiện nay, hầu hết các trường học đều chú trọng giáo dục kỹ năng sống, kỹ
năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh thông qua một số chương trình, hoạt động
cụ thể. Việc xây dựng nội quy của giáo viên, học sinh và ban hành quy tắc ứng
xử văn hóa của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong trường đã tạo môi
trường giáo dục thân thiện, phòng ngừa bạo lực và tệ nạn xã hội tốt hơn. Việc
thành lập và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ học tập, văn nghệ, thể thao
trong trường học đã góp phần thiết thực vào việc rèn luyện những kỹ năng giao
tiếp, ứng xử cho học sinh. Sau 2 năm tham gia câu lạc bộ trong trường, em
Hoàng Hà Trang, lớp 12A, trường Phổ thông Dân tộc nội trú ATK Sơn Dương
thấy mình mạnh dạn hơn trong giao tiếp, biết thêm nhiều bạn và anh chị lớp
trên. Trang chia sẻ, trường em có nhiều câu lạc bộ như: Câu lạc bộ em yêu lịch
sử Việt Nam, Câu lạc bộ khoa học kỹ thuật, Câu lạc bộ tiếng Anh, Câu lạc bộ
văn hóa - văn nghệ... Các Câu lạc bộ thường tổ chức các buổi hoạt động ngoại
khóa tập thể vào buổi chiều hoặc tối với nhiều hình thức như: Đóng kịch, văn

19


nghệ, cuộc thi English speaking, các trò chơi với mục đích tuyên truyền bổ ích.
Qua đó, giúp học sinh nâng cao hiểu biết, kỹ năng và rèn luyện khả năng giao
tiếp.
Tuy nhiên, hiện cũng có nhiều ý kiến cho rằng, văn hóa giao tiếp học đường
tại các trường học đang bị xem nhẹ. Nhà trường quá tập trung vào việc giảng

dạy kiến thức mà quên đi giáo dục nhân cách cho học sinh. Nhiều khi trò gặp
thầy không chào hay có những thái độ phản ứng không tốt. Không chỉ học sinh
thiếu văn hóa giao tiếp mà một số thầy, cô giáo hành xử với học trò cũng chưa
đúng mực, tạo nên sự rạn nứt trong quan hệ thầy trò, gây bất bình trong xã hội.
Cô giáo Lâm Thị Nga, giáo viên dạy văn hóa của trường Tiểu học Trung
Minh (Yên Sơn) cho rằng, để học sinh biết cách ứng xử có văn hóa, mỗi giáo
viên luôn phải cố gắng để hoàn thiện bản thân và làm gương cho học sinh. Thay
vì gương mặt nghiêm nghị và cái gật đầu cứng nhắc khi nhận được lời chào của
các em, thầy cô giáo luôn chào lại các em bằng một câu nói với nụ cười thân
thiện và cởi mở. Đôi khi một cử chỉ nhỏ của thầy cô cũng làm thay đổi, tạo nên
sự khác biệt trong nhận thức của các em. Có như vậy, các em mới thấy được văn
hóa ứng xử được thể hiện qua từng hành vi nhỏ nhất.
Thực tế cho thấy, công tác tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường
trong trường học không chỉ cho hiệu quả rõ rệt bằng tỷ lệ học sinh chăm ngoan,
hạnh kiểm tốt tăng mà chất lượng giáo dục văn hóa cũng được nâng lên đáng kể.
Hầu hết đoàn viên thanh niên, học sinh đã có những hành động tích cực, phù
hợp với yêu cầu phòng, chống BLHĐ, đoàn viên thanh niên, học sinh đã có
những kiến thức cơ bản và thiết thực về hậu quả BLHĐ. Nhiều học sinh đã tích
cực phát hiện, tố giác đối tượng gây bạo lực học đường. Nhiều nhà trường đã
được công nhận là trường học thân thiện, học sinh tích cực, được nhận bằng
khen của ngành về chất lượng giáo dục văn hóa đi đôi với giáo dục đạo đức. Đặc
biệt, công tác phòng, chống BLHĐ đã và đang góp phần tích cực vào việc ngăn
chặn, đẩy lùi tệ nạn XH xâm nhập vào học đường cũng như gia đình, góp phần

20


tích cực bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn hạnh phúc cho
mọi nhà.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn, hạn chế. Số lượt tham gia

tuyên truyền còn ít, nội dung còn nghèo nàn; Hình thức chưa đa dạng, chủ yếu là
nói chuyện trực tiếp, việc sử dụng các hình ảnh, ví dụ minh họa chưa nhiều.
Nhiều em còn chưa có những kỹ năng để phòng chống BLHĐ để đối đầu, xử lý
với nhiều tình huống có nguy cơ dẫn đến hành vi bọa lực và bị bọa lực Mặc dù
các trường đã tổ chức các hoạt động truyền thông phòng chống BLHĐ, nhưng
do tác động của nhiều yếu tố, tần suất thực hiện còn thưa thớt, thiếu tính liên tục.
Mỗi năm trường chủ yếu chỉ tổ chức 1 lần hoặc tập trung vào những tháng,
những đợt cao điểm .Do vậy, việc tham gia của các em học sinh sinh viên còn
rất hạn chế.
III. Đề xuất giải pháp.
Tiếp tục việc đẩy mạnh tuyên truyền, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến,
các mô hình phòng, chống bạo lực học đường đang phát huy hiệu quả; đồng thời
phản ánh, lên án kịp thời những hiện tượng tiêu cực trong bạo lực học đường, vi
phạm pháp luật trên các trang web, cổng thông tin điện tử, các phương tiện
thông tin đại chúng.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp
của sở, ban, ngành trong thực hiện các nội dung, biện pháp phòng, chống bạo
lực học đường và các hành vi vi phạm pháp luật; trong quản lý, bồi dưỡng đạo
đức, nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ
sở giáo dục.
Giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức về hành động và những hậu quả của
BLHĐ. Trong tập thể lớp, cần tổ chức các nhóm bạn đồng hành tương tự như
hình thức đôi bạn cùng tiến để nâng cao nhận thức hiểu biết tăng cường sự trao
đổi khắc phục lẫn nhau cùng nhau học tập .Với những học sinh có cá tính mạnh
có biểu hiện đầu gấu, thì phải khoanh vùng phối hợp cùng gia đình và nhà
trường uốn nắn phải biết lôi kéo các em vào các phong trào của lớp, tạo sân chơi
21


cho các em đỡ nhàn chán tránh sự phân biệt đối xử. Tổ chức nhiều sân chơi bổ

ích để tạo sự gần gữi yêu thương con người. Tránh được sự thờ ơ vô cảm của
mọi người trước những hành động bạo lực.Thông qua các hình thức tuyên
truyền trực tiếp (tổ chức hội nghị, hội thảo, sinh hoạt ngoại khóa...) để cảnh báo,
nhất là với các em học sinh về thực trạng tình hình bạo lực học đường và vi
phạm pháp luật; các mối nguy hiểm, hậu quả, điều kiện, hoàn cảnh... nêu cao
trách nhiệm trong công tác phát hiện, thông tin học sinh bị xâm hại hoặc có
nguy cơ rơi vào hoàn cảnh bị xâm hại; trang bị kiến thức, kỹ năng phòng chống
bạo lực học đường và vi phạm pháp luật và các hành vi vi phạm pháp luật...

22


KẾT LUẬN.
Tóm lại có thể thấy rằng, công tác truyền thông phòng chống BLHĐ đã
đem lại nhiều hiệu quả vô cùng tốt đẹp.Nhiều học sinh đã tích cực phát hiện, tố
giác đối tượng gây bạo lực học đường. Nhiều nhà trường đã được công nhận là
trường học thân thiện, học sinh tích cực, được nhận bằng khen của ngành về
chất lượng giáo dục văn hóa đi đôi với giáo dục đạo đức. Đặc biệt, công tác
phòng, chống BLHĐ đã và đang góp phần tích cực vào việc ngăn chặn, đẩy lùi
tệ nạn XH xâm nhập vào học đường cũng như gia đình, góp phần tích cực bảo
đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn hạnh phúc cho mọi nhà. Để
việc truyền thông đạt hiệu quả cao hơn nữa cần sự chung tay góp sức của toàn
thể cộng động.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
/> /> /> /> />
24



×