Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở việt nam trong tình hình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.63 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................................................
Chương I – Cơ sở lý luận......................................................................................1
1. Một số khái niệm cơ bản................................................................................1
2. Mục đích của thanh tra lao động....................................................................1
3. Đối tượng thanh tra của thanh tra lao động....................................................1
4. Cơ cấu tổ chức của thanh tra lao động...........................................................1
5. Nguyên tắc hoạt động của thanh tra...............................................................2
6. Vị trí, chức năng của Thanh tra Bộ................................................................2
7. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Bộ..........................................................2
8. Nội dung thanh tra chuyên ngành về lao động, an toàn vệ sinh lao động......3
9. Hình thức thanh tra.........................................................................................3
Chương II – Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ
sinh lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam
trong tình hình hiện nay.........................................................................................5
2.1. Khái quát về các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.......................................5
2.2. Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật An toàn, Vệ sinh
lao động trong các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam...........................................6
2.2.1 Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.....................................................6
2.2.2 Lực lượng thanh tra lao động...................................................................6
2.2.3 Phương thức thanh tra lao động................................................................7
2.2.4 Nội dung thanh tra pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các
doanh nghiệp FDI...............................................................................................7
2.2.5 Kết quả thanh tra pháp luật an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh
nghiệp FDI.........................................................................................................8
Chương III - Một số đề xuất và kiến nghị...........................................................10
Kết luận...................................................................................................................
Danh mục tài liệu tham khảo...................................................................................
Phụ lục



LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động thanh tra mà đặc biệt là thanh tra lao động là một trong những
khâu quan trọng trong hệ thống quản lý nhà nước về lao động ở nước ta. Cùng
với việc phát triển mạnh mẽ của các hoạt động sản xuất kinh doanh thì hoạt
động thanh tra lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc phát
hiện, phòng ngừa, xử lý những vi phạm pháp luật về lao động. Trong khi đó, số
lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI đang hoạt động ở Việt Nam
những năm gần đây không ngừng tăng, chúng đóng một vai trò nhất định trong
sự phát triển chung của đất nước. Bên cạnh việc thu hút được nhiều nguồn vốn
đầu tư từ nước ngoài, Việt Nam cũng phải đối mặt với việc quản lý, giám sát
tình hình thực hiện những quy định pháp luật về lao động ở các doanh nghiệp
này. Công tác thanh tra lao động cũng như thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động
hiện nay còn thiếu và yếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt số cuộc thanh
tra được tiến hành ở các doanh nghiệp FDI còn ít, chưa phát hiện và xử lý hết
các trường hợp vi phạm, gây ra những tổn thất về người và tài sản cho cá nhân,
gia đình và xã hội.
Nhận thấy được vai trò cũng như tầm quan trọng của công tác thanh an
toàn, vệ sinh lao động ở các doanh nghiệp hiện nay, em đã quyết định chọn
đề tài: “Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ
sinh lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt
Nam trong tình hình hiện nay” để làm đề tài viết tiểu luận môn Thanh tra lao
động.


Chương I – Cơ sở lý luận
1. Một số khái niệm cơ bản
Thanh tra là việc kiểm tra, xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện pháp
luật của tổ chức, cá nhân do tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện theo trình
tự pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước,bảo vệ lợi
ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp

và tổ chức, cá nhân khác.
Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ
tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực
hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra lao động là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong lĩnh vực lao động đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp
hành pháp luật về lao động, quy định chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý
thuộc lĩnh vực lao động.
2. Mục đích của thanh tra lao động
Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý,
chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện
pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp
cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân
tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước;
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân. (Căn cứ theo điều 2, luật Thanh tra 2010).
3. Đối tượng thanh tra của thanh tra lao động
Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nghĩa vụ chấp hành
quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
(Theo Điều 2, Nghị định 110/2017/NĐ-CP)
4. Cơ cấu tổ chức của thanh tra lao động
Căn cứ Điều 3, Nghị định số 110/2017/NĐ-CP, các cơ quan thực hiện chức
năng thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội:
Cơ quan thanh tra nhà nước:
1



 Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
 Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương.
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
 Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
 Cục Quản lý lao động ngoài nước;
 Cục An toàn lao động.
5. Nguyên tắc hoạt động của thanh tra
Căn cứ Điều 7, Luật thanh tra 2010, hoạt động thanh tra phải đảm bảo cá
nguyên tắc sau:
 Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công
khai, dân chủ, kịp thời.
 Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa
các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình
thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
6. Vị trí, chức năng của Thanh tra Bộ
Thanh tra Bộ là cơ quan thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, giúp
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về công tác
thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham
nhũng; thực hiện thanh tra hành chính, thanh chuyên ngành; giải quyết khiếu
nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc lĩnh vực lao động, người có công
và xã hội trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo
về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ. (Theo Điều 4,
Nghị định số 110/2017/NĐ-CP)
7. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Bộ
Theo điểu 5, Nghị định số 110/2017/NĐ -CP, Thanh tra Bộ Lao động
-Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1) Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh
lao động.

2) Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
về điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động.
3) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành, tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi
quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật.
2


4) Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội thực hiện quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
5) Tham mưu cho Bộ trưởng về công tác tiếp công dân theo quy định của
pháp luật khi được Bộ trưởng giao.
6) Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ về kết quả
công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống
tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội.
7) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
hoặc do Bộ trưởng giao.
8. Nội dung thanh tra chuyên ngành về lao động, an toàn vệ sinh lao động
Theo Điều 15, Nghị định số 110/2017/NĐ-CP, Nội dung thanh tra chuyên
ngành về lao động, an toàn vệ sinh lao động như sau:
 Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật lao động: Việc chấp hành
các nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động; hợp đồng lao động;
học nghề, tập nghề; đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước
lao động tập thể; tiền lương; thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi; kỷ luật lao
động, trách nhiệm vật chất; việc thực hiện những quy định riêng đối với lao
động nữ, lao động chưa thành niên và một số loại lao động khác; việc thực hiện
các quy định khác của pháp luật lao động.
 Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao

động: Việc thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố
có hại cho người lao động; các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn,
vệ sinh lao động và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo đảm an toàn, vệ
sinh lao động đối với một số lao động đặc thù; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao
động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; hoạt động của các tổ chức dịch vụ an
toàn, vệ sinh lao động.
9. Hình thức thanh tra
Căn cứ Điều 37, Luật thanh tra 2010 thì hoạt động thanh tra có những hình
thức sau:
1)
Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê
duyệt.
2)
Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng,
nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
3


3)
Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức,
cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền giao

4


Chương II – Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp
luật an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài (FDI) ở Việt Nam trong tình hình hiện nay.

2.1. Khái quát về các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do nhà đầu tư
nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là doanh
nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.
Theo kết quả tổng hợp Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp
của Tổng cục thống kê thì nước ta hiện có gần 9500 Doanh nghiệp FDI với hơn
3,2 triệu lao động đang làm việc; khoảng 75% doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
đến từ các quốc gia láng giềng Châu Á (đặc biệt là Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật
Bản).Trong thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài được
nhìn nhận như là một trong những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam. Vai trò của các doanh nghiệp FDI được thể hiện rất rõ qua việc đóng góp
vào các yếu tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế như bổ sung nguồn vốn đầu
tư, đẩy mạnh xuất khẩu,chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và tạo
việc làm... Hiện nay các doanh nghiệp FDI đang chiếm trên 72% tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước với mặt hàng chủ lực là sản phẩm chế tạo có giá trị
gia tăng cao, đóng góp khoảng 25% thu nội địa và 20% GDP. Thống kê đến
tháng 8 năm 2017, khu vực FDI chiếm khoảng 50% giá trị sản lượng công
nghiệp, trong đó dầu khí, điện tử,… chiếm tỷ trọng cao.
Bảng 2.1.Tổng số vốn đăng ký và vốn thực hiện của các doanh nghiệp FDI tại
Việt Nam giai đoạn 2014-2016.
Đơn vị tính:Triệu USD
Năm
2014
2015
Sơ bộ 2016

Tổng số vốn đăng ký
(Triệu USD) (*)
21.921,7
24.115,0

26.890,0

Tổng số vốn thực
hiện (Triệu USD)
12.500,0
14.500,0
15.800,0
Nguồn: Tổng cục thống kê

(*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các
năm trước. Riêng năm 2016 bao gồm cả 4510,8 triệu USD góp vốn, mua cổ
phần của nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI cũng đóng góp tích cực vào tạo nguồn thu
ngân sách và thúc đẩy Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Nhờ
5


có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp FDI mà Việt Nam đã đạt được
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm qua và được biết đến là quốc gia
phát triển năng động, đổi mới, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc
tế.Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số doanh nghiệp FDI hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam hiện nay chưa thực hiện đúng và đủ những quy định của pháp luật
Việt Nam về lao động như: không thực hiện đúng chế độ bảo hiểm xã hội, kéo
dài thời gian lao động trong ngày, cắt xén tiền công, tăng cường độ lao động,
không huấn luyện An toàn,vệ sinh lao động, không đo kiểm môi trường lao
động, không khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, vi phạm quy chuẩn an
toàn lao động, không cấp đủ phương tiện bảo hộ cá nhân cho người lao động…
2.2. Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật An toàn, Vệ
sinh lao động trong các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
2.2.1 Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra

Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan thực hiện
thanh tra việc thực hiện pháp luật An toàn, vệ sinh lao động các doanh nghiệp
FDI trong phạm vi cấp quốc gia.
Chức năng, nhiệm vụ của thanh tra Bộ:
 Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân
công của Bộ trưởng; kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban
hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về
lao động, người có công và xã hội.
 Chủ trì xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng; tổ chức thực hiện kế
hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra Bộ; hướng dẫn, theo dõi,đôn
đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của cơ quan
được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ.
 Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của
cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ; thanh tra
công vụ; thanh tra việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc
ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
 Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên
môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ.
(Theo điều 2, Quyết định số 614/QĐ-BLĐTBXH)
2.2.2 Lực lượng thanh tra lao động
- Lực lượng thanh tra lao động còn quá mỏng
Theo thống kê của Thanh tra Bộ, hiện nay cả nước có gần 500 thanh tra
viên lao động chịu trách nhiệm giám sát hơn 400.000 doanh nghiệp với hàng

6


triệu lao động trong nhiều lĩnh vực: Người có công, bảo hiểm xã hội, lao động
trẻ em, khiếu nại tố cáo, chính sách lao động… nhưng cán bộ thực hiện thanh tra
về an toàn, vệ sinh lao động trong cả nước chỉ chiếm 1/3 số cán bộ thanh tra nói

trên (khoảng 150 người).. Đặc biệt ở khu vực nông thôn, lực lượng này hầu như
không có... Tính riêng số doanh nghiệp FDI cũng tới hơn 9000 doanh nghiệp.
Như vậy, tương quan giữa số thanh tra lao động với số doanh nghiệp cần thanh
tra có sự chênh lệch quá lớn. Bình quân một thanh tra viên phải thanh tra hàng
nghìn doanh nghiệp. Điều này là không thể. Có địa phương chỉ có 2 – 3 thanh
tra lao động. Do vậy, việc số lượng thanh tra viên lao động quá ít này đã dẫn đến
hệ quả là số doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng được thanh
tra hàng năm cũng chỉ dừng lại ở con số rất ít chưa kể đến chất lượng thanh tra
đã được đảm bảo hay chưa, điều này tạo những lỗ hổng cho các doanh nghiệp
tiếp tục vi phạm pháp luật lao động của Việt Nam.
- Lực lượng thanh tra lao động thiếu chuyên môn, nghiệp vụ
Thực tế thì lực lượng thanh tra vừa thiếu về số lượng, vừa yếu kém về trình
độ. Có tới 30 - 50% cán bộ mới ra trường hoặc chuyển công tác. 25% cán bộ có
trình độ cao đẳng, trung cấp. Thực tế, Thanh tra các Sở Lao động – Thương binh
và Xã hội ở các tỉnh thành chưa đáp ứng được nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra ở
các địa phương. Thời gian chủ yếu là làm việc và giải quyết đơn thư .Thêm nữa,
thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động hiện nay chủ yếu là kiêm
nhiệm, không được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động.
Với trình độ của lực lượng thanh tra lao động hiện nay thì chưa thể đáp ứng
được yêu cầu thanh tra các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp FDI nói
riêng và nhất là trong tình hình hiện nay khi số lượng các doanh nghiệp FDI
đang không ngừng tăng lên.
2.2.3 Phương thức thanh tra lao động
Thực trạng về phương thức thanh tra an toàn, vệ sinh lao động cho thấy:
thanh tra viên phụ trách vùng thông qua phát phiếu tự kiểm tra về các doanh
nghiệp, tuy nhiên số lượng phiếu phát ra chưa đủ, chỉ thu về 1/4 số lượng phiếu
phát, chưa thể hiện đặc trưng của từng nghề.
2.2.4 Nội dung thanh tra pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các
doanh nghiệp FDI
 Thanh tra việc thực hiện các quy trình, quy phạm về kỹ thuật an toàn và

tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp.
 Thanh tra việc thi hành các biện pháp về tổ chức chỉ đạo thực hiện việc

7


chấp hành các quy định của pháp luật về lao động, an toàn, vệ sinh lao động
 Thanh tra việc tổ chức thực hiện các chế độ bảo hộ lao động
 Thanh tra việc thực hiện biên bản, kiến nghị.
2.2.5 Kết quả thanh tra pháp luật an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh
nghiệp FDI
Số cuộc thanh tra được tiến hành hàng năm còn ít. Đơn cử như năm 2016,
cả nước chỉ tiến hành được 4.184 cuộc thanh tra pháp luật về an toàn, vệ sinh lao
động và 1.366 cuộc kiểm tra liên ngành.Theo Báo cáo của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội, năm 2016 trên toàn quốc đã xảy ra 7.981 vụ tai nạn lao
động làm 8.251 người bị nạn và 862 người chết. Lĩnh vực xây dựng là lĩnh vực
có tỉ lệ tai nạn lao động cao nhất, chiếm 23,8% tổng số vụ, chiếm 24,5% tổng số
người chết.Điển hình là vụ tai nạn sập giàn giáo ngày 25/3/2015 làm 13 người
chết, 29 người bị thương tại hạng mục đúc thùng chìm, công trường thi công sản
xuất và lắp đặt thùng chìm trọng lực tại Dự án Formusa của Công ty TNHH
Gang Thép Hưng nghiệp Formusa Hà Tĩnh, Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà
Tĩnh do Công ty Samsung C&T Corporation là đơn vị thi công.
Tuy nhiên, việc thanh tra vẫn còn hình thức, chất lượng chưa cao. Cá biệt
có những tỉnh như Vĩnh Long, Vĩnh phúc cả năm không có nổi một cuộc thanh
tra liên ngành. Số các tỉnh khác có thanh tra pháp luật an toàn, vệ sinh lao động
nhưng số cuộc thanh tra chỉ đếm trên đầu ngón tay như Cao Bằng 2 vụ;Thừa
Thiên Huế 5 vụ; Quảng Bình 6 vụ.Trong khi đó việc thanh tra mới chỉ chủ yếu
diễn ra tại các doanh nghiệp Nhà nước, thống kê của Cục An toàn lao động cho
thấy, 60% cuộc thanh tra diễn ra trong doanh nghiệp Nhà nước và chỉ có khoảng

20% tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Điều này dẫn tới thực
trạng, số các doanh nghiệp FDI không được thanh tra còn rất nhiều. Như vậy thì
rõ ràng vấn đề đảm bảo về an toàn, vệ sinh lao động trong khu vực FDI bị bỏ
ngỏ là chuyện đương nhiên.
Hầu hết các doanh nghiệp FDI được thanh tra đều phát hiện thấy vi phạm
các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, điển hình là: chưa bố trí cán bộ làm
công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định; chưa thành lập mạng lưới an
toàn, vệ sinh viên theo quy định; chưa thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao
động đối với đầy đủ máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao
động đang sử dụng theo quy định; chưa kiểm soát, đánh giá đầy đủ các nguy cơ
gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại xưởng sản xuất nơi người lao động trực
tiếp làm việc để có biện pháp ngăn ngừa theo quy định...
Hàng năm đã phát hiện hàng chục nghìn hành vi vi phạm luật pháp về lao

8


động và đưa ra hàng chục nghìn kiến nghị để các cơ sở thực hiện đúng chính
sách chế độ trong các lĩnh vực lao động xã hội. Đề xuất nhiều vấn đề về chính
sách lao động, xã hội được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chấp nhận để
chỉ đạo chung hoặc được pháp luật hoá thành những văn bản pháp quy hiện
hành. Đảm bảo 100 % các vụ tai nạn lao động làm chết người khi được các
doanh nghiệp và cơ sở sản xuất khai báo đã được Thanh tra tại các Sở Lao động
– Thương binh và Xã hội thực hiện điều tra tai nạn lao động theo quy định

9


Chương III - Một số đề xuất và kiến nghị
• Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý trong lĩnh vực lao động cần

tiến hành rà soát, kiểm tra lại hệ thống thanh tra: nhằm đưa ra các biện pháp tăng
thêm quân số cho lực lượng thanh tra, tăng biên chế cho thanh tra lao động. Ban
hành tiêu chuẩn thanh tra viên và tổ chức thi tuyển công chức hoạt động trong
lĩnh vực thanh tra ATVSLĐ.
• Tăng cường các cuộc thanh tra theo chuyên đề với thời gian, quy mô
nhanh, gọn có hiệu quả và chất lượng để giúp các cơ sở khắc phục những vi
phạm có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động cao và để phục vụ việc hoàn thiện
chính sách pháp luật.
• Tăng cường hoạt động đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh
tra ATVSLĐ. Xây dựng bộ tài liệu chuyên đề để đào tạo cho các thanh tra viên
mới với thời gian đào tạo từ 1-2 năm. Phối hợp hoạt động với các đơn vị, tổ
chức quốc tế (như ILO, USAID...) tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề để
truyền đạt, tiếp thu kinh nghiệm tổ chức, quản lý cũng như kiến thức chuyên
môn nghiệp vụ của nước ngoài cho thanh tra lao động ở Hà Nội. Để giảm nhẹ
khối lượng công việc cho ngành thanh tra, cần tăng cường công tác đào tạo,
huấn luyện để người sử dụng lao động, định kỳ theo quý hoặc theo năm, mở các
lớp tạp huấn về ATVSLĐ cho doanh nghiệp để đảm bảo họ có đủ khả năng tự
điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Kết
hợp việc đào tạo này cùng với cùng với tư vấn hướng dẫn doanh nghiệp thực
hiện pháp luật trên các phương diện khác như: quan hệ lao động, bảo hiểm xã
hội... để tiết kiệm thời gian cho đơn vị thanh tra cũng như doanh nghiệp.
• Cần xây dựng luật ATVSLĐ và các văn bản luật, dưới luật khác: trongđó,
quy định về việc thành lập riêng tổ chức thanh tra ATVSLĐ độc lập. Việc xây
dựng Luật ATVSLĐ trên cơ sở hệ thống hóa, mở rộng phạm vi điều chỉnh là cần
thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện công tác thanh tra, tạo cơ sở pháp lý cho
việc cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra về ATVSLĐ hiện
nay; đồng thời cần hoàn thiện cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy,tăng cường đội
ngũ cán bộ làm công tác thanh tra; phối hợp thống nhất nhiệm vụ, quyền hạn
giữa các lực lượng thanh tra trong các lĩnh vực có liên quan.
• Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý phục vụ công tác

thanh tra lao động.

10


Kết luận
Trên đây là thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn,
vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt
Nam trong tình hình hiện nay. Qua tiểu luận này đã làm rõ phần nào thực trạng
công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật an toàn, vệ sinh lao động tại các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra
một số đề xuất và kiến nghị để nâng cao hiệu quả việc thực hiện công tác thanh
tra lao động tại Việt Nam hiện nay, góp phần thực hiện tốt việc quản lý Nhà
nước, thực hiện tốt pháp luật đi đôi với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong
tương lai.


Danh mục tài liệu tham khảo

1. Luật thanh tra 2010, số 56/2010/QH12.
2. Nghị định số 110/2017/NĐ-CP VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
THANH TRA NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI.
3. Nghị định số 14/2017/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ,
QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI.
4. Quyết định số 614/QĐ-LĐTBXH VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG,
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA THANH
TRA BỘ.




×