Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Sự kỳ thị xã hội với người có HIV trên địa bàn tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.73 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................3
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN...........................................................................................3
1.Tổng quan về dịch HIV/AIDS........................................................................3
1.1 Tình hình dịch bệnh HIV/AIDS trên thế giới...............................................3
1.2.Tình hình dịch bệnh HIV tại Việt Nam........................................................4
2.Vị trí,tầm quan trọng của học phần Công tác xã hội với người có HIV trong
chương trình đào tạo Công tác xã hội................................................................5
3.Những kiến thức cơ bản về HIV.....................................................................5
3.1 Khái niệm HIV/AIDS...................................................................................5
3.1.1 Khái niệm HIV..........................................................................................5
3.1.2 Khái niệm AIDS........................................................................................6
3.2 Các con đường lây nhiễm HIV.....................................................................6
3.2.1 Lây nhiễm HIV qua đường máu................................................................6
3.2.2 Lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục.......................................................7
3.2.3 Lây nhiễm HIV từ mẹ sang con................................................................8
3.3 Cơ chế gây bệnh của virus HIV..................................................................9
3.4 Các giai đoạn phát triển của HIV/AIDS......................................................9
3.4.1 Giai đoạn nhiễm HIV cấp tính..................................................................9
3.4.2 Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng................................................10
3.4.3 Giai đoạn AIDS.......................................................................................10
4.Đặc điểm tâm lý và các nhu cầu của người có HIV......................................11
4.1 Đặc điểm tâm lý của người có HIV............................................................11
5.Công tác xã hội với kỳ thị người có HIV......................................................12
5.1 Khái niệm kỳ thị người có HIV..................................................................12
5.2 Khái niệm phân biệt đối xử với người có HIV..........................................12
5.3 Nguyên nhân dẫn đến kỳ thị với người có HIV.........................................12
5.4 Biểu hiện của sự kỳ thị với người có HIV.................................................13
5.4.1 Biểu hiện của sự kỳ thị người có HIV trong môi trường gia đình..........13




5.4.2 Biểu hiện của sự kỳ thị với người nhiễm HIV tại cộng đồng :...............13
5.4.3 Biểu hiện của sự kỳ thị với người nhiễm HIV ở trường học:.................13
5.4.4 Biểu hiện của sự kỳ thị với người nhiễm HIV trong bệnh viện:.............14
5.4.5 Biểu hiện của sự kỳ thị với người nhiễm HIV tại nơi làm việc:............14
5.5 Hậu quả của sự kỳ thị với người có HIV...................................................14
5.5.1 Hậu quả đối với cá nhân và gia đình.......................................................14
5.5.2 Tác động xấu đến chương trình phòng chống AIDS...............................15
6.Hành lang pháp ký về sự kỳ thị với người có HIV.......................................15
6.1 Chính sách và luật pháp Quốc tế................................................................15
6.2 Luật pháp,chính sách của Việt Nam...........................................................15
6.2.1 Các Bộ luật,thông tư,nghị định,quyết định về kỳ với người có HIV......15
6.2.2 Các chương trình dịch vụ........................................................................16
6.2.3 Mạng lưới hỗ trợ người có HIV tại Việt Nam.........................................16
II. Thực trạng kỳ thị với người có HIV tại tỉnh Thanh Hóa.............................17
1.Thực trạng kỳ thị với người có HIV tại Việt Nam........................................17
2. Thực trạng kỳ thị với người có HIV tại tỉnh Thanh Hóa..............................17
3.Nguyên nhân dẫn đến sự kỳ thị với người có HIV tại tỉnh Thanh Hóa........19
4. Hậu quả của sự kỳ thị với người có HIV tại tỉnh Thanh Hóa......................20
5.Giải pháp để giảm kỳ thị với người có HIV tại tỉnh Thanh Hóa...................21
III.KẾT LUẬN....................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO :.................................................................................24


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chương trình phối hợp phòng chống AIDS của Liên Hợp Quốc (UNAIDS)
và Tổ Chức Y tế thế giới (WHO) cho biết dịch HIV/AIDS ngày càng có xu
hướng tăng ở tất cả các khu vực trên thế giới và có diễn biến gia tăng rất phức

tạp và nhanh chóng. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này
là sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.Hiện nay,các nước trên thế
giới đang liên kết lại thành một cộng đồng lớn mạnh để chống lại sự lây nhiễm
và tìm ra thuốc đặc trị cho căn bệnh HIV,nhận thức về HIV được giới khoa học
nghiên cứu và đưa ra các kết luận ngày càng hoàn thiện hơn.Việc nhận thức của
cộng đồng về HIV có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc phòng chống
HIV.Từ nhận thức đó có thể có những ảnh hưởng,hành vi tích cực nếu nhận thức
đúng đắn và nếu như nhận thức bị sai lệch,hoặc chưa đúng,chưa đủ sẽ gây ra
nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới công cuộc phòng chống HIV,tới cuộc sống của
người có HIV.
Để tạo điều kiện, cơ hội cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS hòa nhập cuộc
sống, không bị kỳ thị, phân biệt, Việt Nam là một số ít các nước trên thế giới có
riêng một Luật phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc
phải ở người, gọi tắt là Luật phòng, chống HIV/AIDS trong đó có quy định rất
rõ những quyền của người nhiễm được hưởng và khẳng định rằng, người nhiễm
HIV có hầu hết các quyền như người không nhiễm HIV. Cùng với việc ban hành
các Luật, các chính sách hỗ trợ, các cấp ngành, địa phương đã tích cực truyền
thông nhằm thay đổi hành vi, thái độ với người nhiễm HIV/AIDS.
Mặc dù đã cố gắng và đã đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc phòng
chống HIV .Tuy nhiên,nhận thức xã hội Việt Nam nói chung về HIV vẫn còn
nhiều hạn chế.Vẫn còn tồn tại những nhận thức sai lầm về HIV.Nhận thức sai
lầm sẽ dẫn đến những thái độ hành vi không đúng.Như một điều tất yếu,từ
những nhận thức sai lầm đó,thái độ kỳ thị và hành vi phân biệt đối xử với người
có HIV rất phổ biến và đang gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới công cuộc
phòng chống HIV và cuộc sống cảu người có HIV và sự phát triển chung của xã
hội.
Tại tỉnh Thanh Hóa,hoạt động phòng chống HIV/AIDS luôn nhận được sự
quan tâm hỗ trơ từ các tổ chức,các cấp,các ngành và đã đạt được một số thành
quả nhất định.Tuy nhiên,sự kỳ thị với người có HIV vẫn còn đang rất phổ
biến.Một số người có HIV đã và đang bị cản trở trong việc tiếp cận các dịch vụ

y tế,chăm sóc sức khỏe và cả trong việc được hưởng các quyền xứng đáng và

1


thực hiện nghĩa vụ công dân.Thái độ kỳ thị với người có HIV trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa vẫn còn đang rất phổ biến và có những ảnh hưởng tiêu cực lớn đến
đời sống của người có HIV trên địa bàn tỉnh và công cuộc phòng chống HIV
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói riêng và tại Việt Nam nói chung.
Nhận thấy được thực trạng về sự kỳ thị với người có HIV trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa và tính cấp thiết của việc giảm và xóa bỏ thái độ kỳ thị với
người có HIV trên địa bàn tỉnh .Trong quá trình tham gia lớp học phần Công tác
xã hội với người có HIV ,em nhận thấy thái độ kỳ thị là một trong những nguyên
nhân cơ bản nhất và ảnh hưởng lớn nhất tới việc hòa nhập với cộng đồng của
người có HIV.Với sự hướng dẫn tận tình của cô Tiêu Thị Minh Hường-Giảng
viên khoa Công tác xã hội,em đã lựa chọn và tìm hiểu về đề tài “ Sự kỳ thị xã
hội với người có HIV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”. Do có sự hạn chế về sự hiểu
biết cũng như về thời gian nghiên cứu và tìm hiểu,bài tiểu luận của em không
thể tránh được những sai sót.Em rất mong có sự góp ý và chỉ bảo thêm từ thầy
cô để bài tiểu luận của em hoàn thiện hơn.

2


NỘI DUNG
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Tổng quan về dịch HIV/AIDS
1.1 Tình hình dịch bệnh HIV/AIDS trên thế giới
Những trường hợp AIDS đầu tiên được phát hiện và thông báo vào tháng
6/1981 từ 5 thanh niên nam đồng tính ở Los Angeles (Mỹ).HIV/AIDS xuất hiện

và lây lan nhanh chóng trên toàn thế giới.Theo số liệu thống kê của Liên Hợp
Quốc thì :trên thế giới,gần 40 triệu người nhiễm HIV.Mỗi ngày có hơn 8 nghìn
người chết do bệnh AIDS và có 5 nghìn thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-24 bị
nhiễm HIV.
Theo thống kê của WHO và Tổ chức phòng chống AIDS của Liên Hợp
Quốc (UNAIDS) thì tính đến tháng 12 năm 2007,tổng số người sống chung với
HIV/AIDS trên toàn thế giới là 33,2 triệu người,trong đó người lớn là 30,8 triệu
người,phụ nữ là 2,1 triệu người và trẻ em là 420000 trẻ.Tổng số ca tử vong do
AIDS là 2,1 triệu,trong đó người lớn là 1,7 triệu và trẻ em là 330000.Đồng
thời,báo cáo này cũng cho biết cứ mỗi 1 giây trôi qua là có một em bé bị mồ côi
cha hoặc mẹ chết do HIV/AIDS
Cho tới thời điểm hiện tại theo báo cáo của WHO đã có 35 triệu người
nhiễm HIV, 1,5 triệu người chết do AIDS và 119 quốc gia đã báo cáo kết quả có
khoảng 95 triệu người đã xét nghiệm HIV
Theo báo cáo của Cơ quan UNAIDS của Liên Hợp Quốc báo cáo về tình
hình lây nhiễm bệnh HIV/AIDS,khẳng định số người nhiễm HIV trên thế giới là
đáng báo động khi có hơn 38.6 triệu người đang mắc căn bệnh này.Trong một
phần tư thế kỷ từ khi những trường hợp nhiễm bệnh AIDS đầu tiên được biết
đến tại Hoa Kỳ,25 triệu người đã chết vì căn bệnh này và ngày nay gần 40 triệu
người trên khắp thế giới đang nhiễm virus HIV,một nửa trong số này là phụ nữ.
Cũng theo báo cáo này,Sahara là nơi có số người nhiễm HIV cao nhất
trên thế giới với gần 2/3 dân số,tiếp đến là châu Á Thái Bình Dương với 8,3
triệu người nhiễm HIV.Tuy nhiên,Đông Âu và Trung Á là khu vực có tốc độ lây
nhiễm lớn nhất trên thế giới.Quốc gia bị ảnh hưởng nhất là nước Swaziland,có
một phần ba người bị nhiễm virus HIV.Nam Phi là nước có số người nhiễm HIV
cao nhất tại châu Phi với 5.5 triệu người lớn đang mang virus HIV.Ấn Độ là
nước có số người sống chung với HIV nhiều nhất trên toàn cầu.Số ca có HIV ở
Ấn Độ chiếm 2/3 tổng số ca nhiễm virus HIV tại châu Á.
Khu vực nhiễm HIV cao nhất là Đông và Nam phi với số người nhiễm mới
HIV chiếm khoảng 43% số nhiễm mới toàn cầu (760.000 người), khu vực Châu


3


Á và Thái Bình Dương đứng thứ 2 với 13% số nhiễm mới, tương đương 270.000
người.
1.2.Tình hình dịch bệnh HIV tại Việt Nam
Tại Việt Nam,tình hình lây nhiễm HIV là rất nhanh chóng cả về địa bàn và
số lượng .Ca nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam được phát hiện vào tháng 12/1990
tại thành phố Hồ Chí Minh.Năm 1993,dịch HIV bùng nổ trong nhóm những
người nghiện hút ma túy.Đến tháng 12/1998,dịch đã lan tràn ra toàn quốc và
hiện nay thì tất cả các tỉnh thành trên cả nước đều có ca nhiễm HIV.
Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, trong 9 tháng đầu
năm 2017, cả nước phát hiện mới 6.883 người nhiễm HIV, chuyển sang giai
đoạn AIDS 3.484 người, số người nhiễm HIV tử vong 1.260 người. Ước tính cả
năm 2017 sẽ có khoảng 9.800 người nhiễm HIV mới được phát hiện và có
khoảng 1.900 người nhiễm HIV tử vong.
Trong số những người được báo cáo xét nghiệm mới phát hiện nhiễm HIV
trong 9 tháng đầu năm 2017, nữ chiếm 22%, nam chiếm 78%, lây truyền qua
đường tình dục chiếm 58%, lây truyền qua đường máu chiếm 32%, mẹ truyền
sang con chiếm 2,6%, không rõ chiếm 8%.
Về phân bố theo nhóm tuổi, 40% người nhiễm HIV mới phát hiện trong
năm 2017 trong độ tuổi từ 30 – 39; 30% người nhiễm trong độ tuổi từ 20 – 29;
19% người nhiễm trong nhóm tuổi từ 40 – 49; trên 50 tuổi chiếm 6%; nhóm tuổi
từ 14 – 19 tuổi chiếm 3% và nhóm trẻ em từ 0 – 13 tuổi là 2%.
So với báo cáo số năm 2016 thì trường hợp nhiễm HIV phát hiện mới giảm
1,1%, số bệnh nhân AIDS giảm 39% và người nhiễm HIV tử vong giảm 10%.
Theo kết quả giám sát trọng điểm năm 2016, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm
nghiện chích ma túy là 9,53%, phụ nữ bán dâm 2,39% và MSM là 7,36%. Tỷ lệ
nhiễm HIV trong nhóm quan hệ tình dục đồng giới đã tăng từ 5,1% năm 2015

lên 7,36% năm 2016.
Số người nhiễm HIV hiện được báo cáo đang còn sống là 208,371 trường
hợp, tuy nhiên số quản lý được chỉ đạt 80%, số bệnh nhân AIDS trong số người
nhiễm HIV là 83,122 trường hợp, tổng số người nhiễm HIV tử vong từ đầu dịch
đến nay được báo cáo là 91,840 trường hợp.
Cứ trung bình 15 phút lại có một người nhiễm HIV mới,1 ngày có 96 người
nhiễm mới,1 năm có 35040 người nhiễm HIv mới.
Phân tích các trường hợp nhiễm HIV cho thấy: Độ tuổi bị nhiễm HIV cao
nhất là ở nhóm tuổi 20 -29. Nam giới chiếm 53%. Đối tượng bị nhiễm chủ yếu
hiện nay là những người nghiện chích ma túy (60%) song tỷ lệ lây nhiễm qua

4


đường tình dục đang gia tăng. Kết quả giám sát trọng điểm tại 21 tỉnh, cho thấy
tỷ lệ nhiễm HIV đang tiếp tục gia tăng trong nhóm nghiện chích ma túy, mại
dâm, người mắc STD ( các bệnh lây truyền qua đường tình dục) và bắt đầu gia
tăng trong nhóm trẻ em, phụ nữ có thai.
Từ các số liệu trên cho thấy,tình hình dịch bệnh ở Việt Nam hết sức phức
tạp và đang có xu hướng tăng lên.Tuy nhiên,số liệu phát hiện còn tùy thuộc vào
nhiều yếu tố khác như khả năng triển khai công tác tư vấn,xét nghiệm HIV,kinh
phí viện trợ quốc tế,ngân sách quốc gia cho hoạt động phòng chống HIV và thái
độ của xã hội với người có HIV.
Thực trạng về lây hiễm dịch bệnh HIV ở Việt Nam đang ở mức báo động.
Dự báo vẫn còn nhiều người nhiễm HIV không thuộc nhóm nguy cơ cao do đó
rất khó phát hiện sớm, các trường hợp này thường chẩn đoán muộn khi ở giai
đoạn AIDS.Do vậy việc đưa ra và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa là hết sức
cấp bách.
2.Vị trí,tầm quan trọng của học phần Công tác xã hội với người có HIV
trong chương trình đào tạo Công tác xã hội

Học phần công tác xã hội với người có HIV có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong chương trình đào tạo công tác xã hội.
Không chỉ góp phần hoàn thiện hơn trong việc đào taọ công tác xã hội với
các nhóm đối tượng mà việc tham gia học phần Công tác xã hội với người có
HIV sẽ cung cấp những kiến thức cũng như các kỹ năng,thái độ phù hợp khi
tiến hành trợ giúp thân chủ là người có HIV.Hiểu được những kiến thức cơ bản
về HIV/AIDS giúp nhân viên xã hội có những thái độ đúng,phù hợp với người
có HIV.Hiểu được các đặc điểm tâm lý và các nhu cầu của người có HIV sẽ giúp
cho nhân viên xã hội có những tác động đúng,xây dựng được kế hoạch hỗ trợ
thân chủ phù hợp và có tính khả thi cao hơn từ đó giảm dần các ảnh hưởng tiêu
cực do dịch bệnh HIv/AIDS gây ra và tạo ra được những thay đổitích cực hơn.
3.Những kiến thức cơ bản về HIV
3.1 Khái niệm HIV/AIDS
3.1.1 Khái niệm HIV
HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Immuno-deficiency Virus
(Virus gây suy giảm miễn dịch ở người).
Theo qui định tại Điều 2 của Pháp lệnh phòng chống nhiễm virus gây ra
hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người ( HIV/AIDS), thuật ngữ HIV
được hiểu như sau: HIV là loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc
phải ở người. HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường máu hoặc

5


truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con bú.
Hoặc có thể hiểu về khái niệm HIV như sau : HIV là virus gây ra hội chứng
suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch
của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây
bệnh dẫn đến chết người
3.1.2 Khái niệm AIDS

AIDS là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh Acquired Immunodeficiency
Syndrome( Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc pahir ở người)
Theo qui định tại Điều 2 của Pháp lệnh phòng chống nhiễm virus gây ra hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người ( HIV/AIDS), thuật ngữ AIDS
được hiểu như sau: AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV gây tổn
thương hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm cho cơ thể không còn khả năng
chống lại các tác nhân gây bệnh và dẫn đến chết người
Hiện nay ,với sự tiến bộ của khoa học,khái niệm AIDS được hiểu sâu sắc
hơn nhưu sau : AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV được thể
hiện bởi các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối
loạn miễn dịch dẫn đến tử vong. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến biến chuyển
thành bệnh AIDS tùy thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người
nhưng tựu chung lại trong khoảng thời gian trung bình là 5 năm.
Trong đó Nhiễm trùng cơ hội là những nhiễm trùng xảy ra nhân cơ hội cơ
thể bị suy giảm miễn dịch do bị nhiễm HIV.
3.2 Các con đường lây nhiễm HIV
3.2.1 Lây nhiễm HIV qua đường máu
HIV có trong máu toàn phần và các thành phần của máu như hồng
cầu,huyết tương, các yếu tố đông máu. Do đó HIV có thể được truyền qua máu
hay các sản phẩm của máu có nhiễm HIV. Nguy cơ lây truyền qua đường máu
có tỷ lệ rất cao, trên 90%. Kể từ năm 1985, sau khi có các xét nhiệm sàng lọc
phát hiện kháng thể kháng HIV, nguy cơ lây truyền theo đường máu ở nhiều
nước đã giảm đi rõ rệt. Tuy nhiên ngay cả khi xét nghiệm máu cho kết quả âm
tính, khả năng lây nhiễm HIV vẫn có thể xảy ra, do máu được lấy ở người mới
bị nhiễm HIV, người đó đang ở trong “thời kỳ cửa sổ” của quá trình nhiễm HIV.
Nguy cơ này xảy ra nhiều ở nơi có tỷ lệ nhiễm HIV cao, đặc biệt ở những nơi
người cho máu chuyên nghiệp cao và họ thường thay đổi địa điểm cho máu.
Nếu vết thương hỏ tiếp xúc với máu bị nhiễm HIV thì sẽ bị lây truyền. Các
đối tượng dễ bị lây nhiễm qua đường máu là những người tiêm chích ma túy,
những bệnh nhân mắc bệnh dối loạn đông máu di truyền (bệnh ưa chảy máu),


6


người nhận trong quá trình truyền máu (mặc dù hầu hết ở các nước thì máu khi
dùng để truyền đều được xét nghiệm HIV) và các sản phẩm máu. Lây truyền
HIV qua đường máu cũng là vấn đề lo ngại đối với những người được chăm sóc
y tế tại các khu vực có vệ sinh không đạt tiêu chuẩn thông thường trong việc sử
dụng các dụng cụ tiêm chích.
HIV cũng truyền qua các dụng cụ xuyên, chích qua da chưa được tiệt
trùng như bơm kim tiêm (tiêm chích ma túy), kim xâu tai, dao cạo râu...khi các
dụng cụ đó có HIV.
Lây truyền trong chăm sóc y tế: Nhân viên y tế như y tá, nhân viên
phòng thí nghiệm, và các bác sĩ cũng là đối tượng rủi ro cao, mặc dù hiếm xảy ra
hơn. Kể từ khi việc lây nhiễm HIV qua đường máu được phát hiện thì các nhân
viên y tế cần thiết phải bảo vệ mình không tiếp xúc với máu bằng cách sử dụng
các biện pháp dự phòng. Trong quá trình xăm, xâu khyên, và rạch da thì cả
người thực hiện lẫn người được làm cũng đều dễ bị lây nhiễm HIV qua đường
máu.
HIV được tìm thấy với nồng độ thấp trong nước bọt, nước mắt , và nước
tiểu của các cá nhân bị nhiễm bệnh, nhưng không có trường hợp nào bị lây
nhiễm bởi những chất tiết này được ghi nhận và nguy cơ tiềm năng lây truyền là
không đáng kể.
3.2.2 Lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục
HIV có nhiều trong dịch sinh dục như tinh dịch của nam và dịch tiết âm
đạo của nữ với số lượng lớn. HIV có thể xâm nhập qua cả những vết trầy xước
nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy trong quá trình quan hệ. Do vậy tất cả các
hình thức quan hệ tình dục với một người nhiễm HIV mà không sử dụng các
biện pháp bảo vệ đều có nguy cơ lây nhiễm HIV.
Lây truyền qua đường tình dục có thể xảy ra khi chất tiết sinh dục của

một bạn tình có chứa virus, tiếp xúc với niêm mạc sinh dục, miệng, hoặc trực
tràng của người còn lại.
Trong giao hợp thông thường, dương vật của người nam và âm đạo người
nữ tiếp xúc với các dịch sinh dục của nhau. Nếu người nam mang HIV thì HIV
có thể đi qua lớp niêm mạc âm đạo người nữ (da mỏng ở bên trong che phủ bề
mặt âm đạo) vào những mạch máu nhỏ li ti có rất nhiều dưới lớp niêm mạc,
khiến
người
nữ
bị
nhiễm
virus
HIV.
Nếu người nữ mang HIV thì HIV có thể truyền sang người nam qua niêm mạc ở
lỗ dương vật hoặc qua lớp da bao phủ đầu dương vật ở phía ngoài. Lớp da này

7


mỏng nên trong khi giao hợp dễ bị vết xước rất nhỏ không nhận thấy, tạo điều
kiện cho HIV xâm nhập.
Khi giao hợp bằng miệng (như dương vật - miệng, hay miệng - âm hộ), khả
nǎng lây truyền HIV thấp hơn so với giao hợp thông thường. Nhưng nếu trong
miệng có lở xước, hay có chảy máu răng thì HIV có khả năng lan truyền. Virus
HIV ở sinh dục có thể xâm nhập vào vết xước ở miệng người kia. Hoặc HIV
trong máu ở vết xước trong miệng có thể xâm nhập cơ thể người kia qua âm đạo
hoặc dương vật.
Giao hợp dương vật - hậu môn là hình thức giao hợp dễ làm lây HIV nhất.
Đó là do hậu môn và trực tràng (ống trong hậu môn) rất dễ xước bởi không có
chất dịch làm trơn như âm đạo nên tạo điều kiện rất tốt cho HIV chuyển từ

người này sang người kia.
3.2.3 Lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Phụ nữ nhiễm virus HIV nếu sinh con sẽ có khả nǎng khoảng 30% là con
nhiễm HIV theo mẹ, có nghĩa là cứ 100 bà mẹ nhiễm HIV sinh con thì có
khoảng 30 trẻ bị nhiễm. Virus HIV có thể lây sang bé qua nhau thai khi bé còn
nằm trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh, và một số nhỏ lây
qua sữa mẹ khi mẹ cho bé bú.
Người mẹ nhiễm HIV có thể truyền HIV cho con trong cả ba thời kỳ:
Khi mang thai: HIV từ máu của mẹ nhiễm HIV qua rau thai để vào cơ thể
thai nhi (20-30%)
Khi sinh: HIV từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của mẹ xâm nhập vào
trẻ qua các vết thương hở, chuyển dạ kéo dài có thể gây ra dập nát nhiều tổ chức
của mẹ và thai có thể nuốt phải virus trong máu, dịch âm đạo của mẹ làm cho
nguy cơ lây nhiễm HIV của trẻ tăng lên.
Khi cho con bú: Sữa mẹ cũng có virut HIV với nồng độ không cao nhưng
khi bú HIV từ sữa xâm nhập qua niêm mạc miệng, lưỡi, lợi của đứa trẻ trong
trường hợp trẻ có các viêm nhiễm tại miệng, mẹ có tổn thương tại đầu vú hay
cho con bú trong thời gian dài.
Phụ nữ nhiễm virus HIV nếu sinh con sẽ có khả nǎng khoảng 30% là con
nhiễm HIV theo mẹ, có nghĩa là cứ 100 bà mẹ nhiễm HIV sinh con thì có
khoảng 30 trẻ bị nhiễm. Virus HIV có thể lây sang bé qua nhau thai khi bé còn
nằm trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh, và một số nhỏ lây
qua sữa mẹ khi mẹ cho bé bú.
3.3 Cơ chế gây bệnh của virus HIV
Sau khi xâm nhập vào cơ thể( có thể bằng các con đường đường máu,quan

8


hệ tình dục,hoặc là từ mẹ sang con),virus HIV gây bệnh à cơ chế gây bệnh cụ

theerr như sau: virus HIV sẽ xâm nhập vào máu và bắt đầu quá trình tấn công
vào các tế bào miễn dịch của cơ thể hay còn gọi là tế bào Limpho T trong máu
(phòng tuyến sau cùng giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây hại ) và vô hiệu hóa
limpho
T.
Virus HIV vào cơ thể bám vào tế bào limpho T, vô hiệu hóa LimphoT và dùng tế
bào limpho bị bệnh làm tế bào chủ để sinh sản, tạo ra các virus HIV con tiếp tục
vô hiệu hóa tế bào limpho khác dẫn đến cơ thể mất khả năng đề kháng với các
loại bệnh khác xâm nhập vào cơ thể (bệnh cơ hội). Quá trình xâm nhập có thể
mô tả qua 4 giai đoạn sau :
Gắn và xâm nhập tế bào bằng cách trút bỏ lớp vỏ và hòa nhập capsid vào
bên
trong
tế
bào
bị
nhiễm.
Dựa vào hoạt động của tế bào bị nhiễm, virus tổng hợp nguyên liệu mà nó cần.
Như virus cúm tổng hợp ARN là lõi bộ gen của nó, hoặc ARN của HIV lại được
phiên mã thành ADN nhờ men phiên mã ngược có tên reverse transcriptase.
Ở bên trong tế bào bị nhiễm, virus cũng tìm cách nhân lên nhiều virus mới
(gọi là sự sao chép của virus)
Các virus mới trưởng thành được phóng thích khỏi tế bào đã nhiễm để xâm
nhập các tế bào mới.
3.4 Các giai đoạn phát triển của HIV/AIDS
Bao gồm có 3 giai đoạn
3.4.1 Giai đoạn nhiễm HIV cấp tính
- Giai đoạn này kéo dài từ 3 – 6 tháng sau hành vi nguy cơ (quan hệ tình
dục không sử dụng bao cao su với gái mại dâm, dùng chung bơm kim tiêm với
người bị nhiễm bệnh…).

- Ở giai đoạn này thì có đến 80% người bị nhiễm virus hoàn toàn không có
biểu hiện gì của bệnh, 20% còn lại có một số những biểu hiện nhiễm trùng cấp
như:
+ Sốt (38-40 độ C)
+ Đau cơ, đau khớp,
+ Vã mồ hôi, mệt mỏi, chán ăn,
+ Nôn ói, tiêu chảy,
+ Viêm họng
+ Phát ban đỏ ngoài da (xuất hiện ở 50% bệnh nhân)
+ Hạch to, lách to
+ Một số bệnh nhân có biểu hiện thần kinh như: viêm não, viêm màng

9


não, viêm dây thần kinh ngoại biên…
Các triệu chứng này hiện diện trong vòng 5-10 ngày và tự khỏi hoàn toàn.
- Trong giai đoạn này, chỉ mới có sự hiện diện của kháng nguyên tức virus
HIV trong máu. Lúc này hệ miễn dịch chưa phát hiện ra sự có mặt của virus
trong cơ thể nên chưa sản sinh ra kháng thể
- Phải chờ 12 tuần sau kháng thể mới xuất hiện và lúc này mới có thể xác
định được bằng các thử nghiệm xác định nhiễm HIV thông thường (huyết thanh
chẩn đoán) bằng test nhanh.
- Đây là giai đoạn đặc biệt dễ lây do số lượng virus trong máu rất cao
nhưng người bị nhiễm HIV lại không biết mình đã nhiễm bệnh.
3.4.2 Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng
Sau thời kỳ nhiễm trùng cấp (diễn ra ở 20% số người bị nhiễm) thì người
nhiễm HIV rơi vào giai đoạn dài không có triệu chứng lâm sàng, nhưng chẩn
đoán huyết thanh (xét nghiệm test nhanh) lại khá dễ dàng, dựa vào sự hiện diện
của kháng thể chống HIV có trong máu của người bị nhiễm.

- Tức là trong giai đoạn này bệnh nhân sẽ có kết quả chính xác sau khi làm
xét nghiệm máu để tìm kháng thể chống virus HIV.
- Lúc này bạch cầu chỉ bị tiêu diệt ít không đáng kể. Virus tiếp tục sinh sôi
nẩy nở, nhìn bề ngoài không ai có thể biết được bệnh nhân đã bị nhiễm HIV,
ngay cả chính bản thân người bệnh (nếu chưa xét nghiệm máu). Thời gian này
kéo dài từ 5-10 năm.
- Số lượng tế bào T4 giảm, nhưng lượng T4 không giống nhau ở mỗi người
và sự giảm lượng T4 cũng không tỉ lệ thuận với mức độ nặng của bệnh. Lượng
kháng nguyên tăng lên phản ánh sự nhân lên của virus HIV mà hệ thống miễn
dịch của cơ thể không khống chế được.
3.4.3 Giai đoạn AIDS
Giai đoạn này có thời gian từ vài tháng đến 1 năm.Đây là giai đoạn cuối
của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
Các biểu hiện ở giai đoạn 3 bao gồm:
Nổi hạch to và kéo dài, xuất hiện trên 50-70% người bệnh.
Tiêu chảy kéo dài trong hơn 1 tháng.
Sốt cao không rõ nguyên nhân kèm theo cơ thể giảm cân, mệt mỏi
Qua việc tìm hiểu và tham khảo tài liệu,em nhận thấy ngoài biểu hiện ở
từng giai đoạn thì em có tìm hiểu được một số triệu chứng có thể nhận biết được
người có HIV như sau:
-Sốt ,

10


-Mệt mỏi
-Đau cơ, đau khớp, xưng hạch bạch huyết
-Đau bụng, đau đầu
- Phát ban
-Nôn ói, tiêu chảy

- Giảm cân bất thường
- Ho khô
-Viêm phổi
-Đổ mồ hôi ban đêm
- Móng chân, móng tay đổi màu
-Nhiễm trùng nấm men
Xuất hiện mụn rộng và hepes sinh dục
-Cảm giác ngứa ngáy, sức khỏe suy giảm
-Hành kinh bất thường
Các triệu chứng trên chỉ là dấu hiệu có thể nhận biết được là người có
HIV.Nhưng để kết quả chính xác nhất thì những người có những dấu hiện trên
hoặc có thể là những người có sức khỏe bình thường khác nên đến và xét
nghiệm HIV tại các cơ sở y tế.
4.Đặc điểm tâm lý và các nhu cầu của người có HIV
4.1 Đặc điểm tâm lý của người có HIV
Người có HIV có những đặc điểm tâm lý hết sức phức tạp.Mỗi người có
một đặc điểm tâm lý riêng,nhưng có thể nhận thấy những đặc điểm tâm lý chung
của người có HIV như sau:
- Sốc
- Lo lắng
- Phủ nhận
- Tức giận
- Cảm giác tội lỗi
- Trầm uất
- Nỗ lực tìm cách tự cứu mình
- Chấp nhận
4.2 Các nhu cầu của người có HIV
Ngoài những nhu cầu được thể hiện trong thang nhu cầu của Maslow thì
người có HIv có những nhu cầu cần được quan tâm và đáp ứng như sau:
-Nhu cầu về y tế: được thăm khám, chăm sóc sức khỏe thông thường và

chăm sóc đặc biệt (điều trị làm hạn chế sự nhân đôi của virut, do đó làm chậm

11


quá trình chuyển thành AIDS)
- Nhu cầu về tinh thần: vượt qua những khủng hoảng tâm lý, đương đầu với
hoàn cảnh (chấp nhận) và sống an toàn hơn cho bản thân và cho những người
khác
-Nhu cầu được đảm bảo công ăn việc làm: không bị kỳ thị, xa lánh và duy
trì công việc để có thu nhập
5.Công tác xã hội với kỳ thị người có HIV
5.1 Khái niệm kỳ thị người có HIV
Trong Luật phòng,chống HIV/AIDS,2006 có thể hiện rất rõ khái niệm kỳ
thị người nhiễm HIV như sau :
Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng
người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan
hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV .
Người có HIv có thể bị kỳ thị với các dạng kỳ thị là tự kỳ thị ( cá nhân
người có HIv luôn mặc cảm và hạn chế quyền của bản thân) và bị kỳ thị ( gia
đình,cộng đồng,bạn bè,đồng nghiệp xa lánh và cô lập,hạn chế tiếp xúc với người
có HIV)
5.2 Khái niệm phân biệt đối xử với người có HIV
Luật phòng,chống HIV/AIDS,2006 có đưa ra khái niệm phân biệt đối xử
với người có HIV như sau :
Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách
biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì
biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi
với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV
5.3 Nguyên nhân dẫn đến kỳ thị với người có HIV

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự kỳ thị với người có HIV.Có thể đưa ra
một số nguyên nhân chính sau đây:
-Do bản chất tự nhiên của bệnh: HIV/AIDS là một bệnh lây truyền từ người
này sang người khác(qua đường máu,tình dục và từ mẹ snag con),bệnh này dẫn
đến tử vong mà hiện nay trên thế giới lại chưa có thuốc tiêu diệt hoàn toàn HIV
-Do thiếu hiểu biết: Nhận thức xã hội về HIV/AIDS còn thiếu,thậm chí là
sai lệch và từ nhận thức sia lầm đó dẫn đến những thái độ và hành vi chưa đúng.
-HIV có liên quan đến những hành vi mà nhiều người vẫn chưa chấp nhận
(như đồng tính luyến ái, sử dụng ma tuý, mại dâm hay ngoại tình)
-Do truyền thông không chính xác về HIV/AIDS: Truyền thông chính là
phương pháp truyền đạt thông tin dễ thực hiện và đạt được hiệu nhất.Tuy nhiên

12


nếu như truyền thông không chính xác sẽ dẫn đến rất nhiều tác động tiêu
cực.Việc truyền thông không chính xác về HIV dẫn đến người dân nhận thức sai
lầm về HIV và từ đó có những thái độ sai với người có HIV
-Sự bất bình đẳng về giới cũng là một trong những nguyên nhân lớn dẫn
đến thái độ kỳ thi với người có HIV
-Do những chính sách hay quy định chưa hợp lý: Những quy định,chính
sách hay những chế tài xử phạt còn chưa đủ sức răn đe và giảm thiểu thái độ kỳ
thị với người có HIV của người dân.
5.4 Biểu hiện của sự kỳ thị với người có HIV
Người có HIV cũng sống trong các môi trường như những người bình
thường khác.Tuy nhiên,ở những môi trường sống của họ ,họ vẫn phải luôn chịu
đựng thái độ kỳ thị của những người xung quanh.Với những môi trường khác
nhau thì người có HIv lại bị kỳ thị với những biểu hiện khác nhau:
5.4.1 Biểu hiện của sự kỳ thị người có HIV trong môi trường gia đình
Trong môi trường gia đình.kỳ thị người có HIV có những biểu hiện sau:

- Miễn cưỡng giao tiếp với người nhiễm như : lảng tránh, không bắt tay không
muốn nói chuyện
+ Gây quan hệ căng thẳng từ chối lảng tránh hoặc ly thân cho ăn ở riêng
+Không cho hoặc cấm dùng chung các vật dụng trong gia đình
+Hạn chế tiếp xúc hoặc cấm tiếp xúc với con cái, người thân họ hàng
+Bắt ở nơi khác hoặc đuổi ra khỏi nhà
5.4.2 Biểu hiện của sự kỳ thị với người nhiễm HIV tại cộng đồng :
+Hạn chế người nhiễm HIV đến các nơi công cộng, giải trí, thể thao, nhà
vệ sinh, các dịch vụ công cộng
+ Tẩy chay không mua hàng của người nhiễm HIV hoặc của gia đình
người nhiễm HIV
+Không đến nhà của những người nhiễm HIV hoặc người có liên quan đến
HIV/AIDS
+ Xua đuổi người nhiễm HIV ra khỏi cộng đồng
+Không muốn cho tổ chức tang lễ, không đến dự tang lễ
5.4.3 Biểu hiện của sự kỳ thị với người nhiễm HIV ở trường học:
+ Bắt ngồi riêng bàn học
+ Các bạn học không dám gần gũi, bị cô lập
+ Không có bạn chơi cùng
+ Phụ huynh học sinh gây sức ép không cho các em nhiễm HIV được tiếp
tục đi học

13


+ Nhà trường tạo lý do để cho thôi học
5.4.4 Biểu hiện của sự kỳ thị với người nhiễm HIV trong bệnh viện:
+ Miễn cưỡng khi tiếp xúc với người bệnh nhiễm HIV
+ Trì hoẵn điều trị, chậm phục vụ người nhiễm HIV hoặc không phẫu
thuật cho người nhiễm HIV

+ Từ chối điều trị
+ Đùn đẩy người bệnh nhiễm HIV
+ Cho nhập viện nhưng không điều trị
+ Bắt xét nghiệm HIV nhiều lân cho dù việc xét nghiệm là không cần
thiết.
+ Chỉ cho nhập viện và điều trị bắt kèm theo điều kiện
+ Hạn chế cho tiếp cận các nơi công cộng
+ Ngừng điều trị khi chưa khỏi bệnh
+ Buộc xuất viện sớm..
5.4.5 Biểu hiện của sự kỳ thị với người nhiễm HIV tại nơi làm việc:
+ Xa lánh ngại tiếp xúc
+ Lấy máu xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng hoặc trong quá trình lao
động nhưng không nói là để xét nghiệm HIV
+ Cho nghỉ ốm nghỉ việc khi người lao động bị nhiễm HIV cho dù họ vẫn
còn khả năng lao động
+ Dùng bồi thường vật chất để thuyết phục người nhiễm HIV xin người
việc
+ Bắt buộc cho nghỉ việc
+ Cắt giảm quyền lợi bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội
+ Hạn chế tiếp cận đến các nơi công cộng ở nơi làm việc
+ Thay đổi công việc không vì lý do sức khỏe hoặc phòng ngừa lây nhiễm
HIV
5.5 Hậu quả của sự kỳ thị với người có HIV
5.5.1 Hậu quả đối với cá nhân và gia đình
- Suy sụp về tinh thần, gia đình tan vỡ và bị cô lập khỏi cộng đồng
- Hạn chế một số quyền công dân của bản thân người nhiễm và con cái họ
- Khả năng của người nhiễm HIV không được phát huy
- Ảnh hưởng đối với kinh tế gia đình người nhiễm HIV
- Hạn chế trong tiếp cận dịch vụ y tế
5.5.2 Tác động xấu đến chương trình phòng chống AIDS

+ Tác động xấu đến công tác dự phòng lây nhiễm

14


+ Tác động xấu đến công tác tư vấn và xét nghiệm tự nguyện
+ Tác động xấu đến công tác chăm sóc, điều trị
+ Tác động xấu đến sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng
+ Tác động xấu đến công tác lập kế hoạch và quản lý chương trình
6.Hành lang pháp ký về sự kỳ thị với người có HIV
6.1 Chính sách và luật pháp Quốc tế
-Chương trình toàn cầu của WHO về AIDS năm 1987
-UNAIDS thành lập vào năm 1996, tên đầy đủ là - Chương trình Phối hợp
của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS
-Năm 2000, tất cả các quốc gia đã tham gia mục tiêu toàn cầu về HIV đến
năm 2015 nhằm ngăn chặn và đẩy lùi sự lây lan của HIV
- Năm 2001, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc có phiên họp đặc biệt về
HIV/AIDS (UNGASS)
- Tuyên bố của “Cam kết về HIV/AIDS” được thông qua tại Phiên họp đặc
biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc về HIV/AIDS
-Tuyên bố về “Những hành động then chốt để tiếp tục thực hiện Chương
trình hành động của Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển” (1999)
- Tuyên bố chính trị và các sáng kiến và hành động tiếp theo nhằm thực
hiện các cam kết được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã
hội (2000);
-Tuyên bố cam kết về HIV/AIDS - Khủng hoảng toàn cầu, hành động toàn
cầu (2001)
6.2 Luật pháp,chính sách của Việt Nam
6.2.1 Các Bộ luật,thông tư,nghị định,quyết định về kỳ với người có HIV
-Bộ luật về phòng, chống HIV/AIDS được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội

Chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 29 tháng 6 năm 2006. Quy định rõ
quyền của người nhiễm HIV : Quyền được khám chữa bệnh; Quyền được giữ
bí mật; Quyền không bị phân biệt, đối xử; Quyền lao động; Quyền về quyết định
xét nghiệm HIV/AIDS; Quyền tự do đi lại .
-Nghị định số 108/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật phòng, chống
HIV/AIDS, cung cấp thông tin chi tiết về những điều khoản chính được ghi
trong luật
- Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, 13/4/2007, qui định các trường hợp nhiễm
HIV được hưởng chính sách Bảo trợ XH
- Luật BHYT số 25/2008/QH12, 14/11/2008 và các nghị định, thông tư
hướng dẫn thực thi luật đã bổ sung người nhiễm HIV vào nhóm đối tượng được

15


hưởng BHYT
-Quyết định số 28/2008/QĐ-BYT, 14/8/2008, của Bộ trưởng Bộ Y tế ban
hành qui chế báo cáo và biểu mẫu báo cáo hoạt động phòng chống HIV/AIDS
- Quyết định số 1107/QĐ-TTg, 28/7/2009, của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hẹ thống phòng, chống HIV/AIDS
tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2010 – 2015
- Nghị định số 76/2008/NĐ-CP, 4/7/2008 của Chính phủ qui định chi tiết
thi hành một số điều của Luật đặc xá, trong đó những phạm nhân được đặc xá
đặc biệt bao gồm người nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS
- Chỉ thị số 61/ 2008/CTBGĐT, 12/11/2008 của Bộ GD&ĐT về tăng cường
công tác phòng, chốnQuyết định số 84/2009/QĐ-TTg, 4/6/2009 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia vì Trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020
-Quyết định số 1782/2010/QĐ-BYT, ngày 27/5/2010 về việc ban hành
“Quy định về chăm sóc người nhiễm HIV tại nhà và cộng đồng”, g HIV/AIDS

trong ngành giáo dục,
6.2.2 Các chương trình dịch vụ
-Chương Trình Truyền thông Thay đổi Hành vi
-Chương Trình Can thiệp Giảm thiểu tác hại
-Chương trình khuyến khích sử dụng bao cao su
-Phân phát Bơm kim tiêm
-Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (PLTMC)
-Tư vấn và Xét nghiệm HIV tự nguyện (TVXNTN)
-An toàn truyền máu
-Chương trình Quản lý các nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục (STI)
-Điều trị HIV, chăm sóc và hỗ trợ (Chương trình Hành động số 3 & 5)
6.2.3 Mạng lưới hỗ trợ người có HIV tại Việt Nam
-Các cơ quan chính phủ
+ Các Bộ
+ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
+ Hội liên hiệp phụ nữ VN
-Các tổ chức dân sự xã hội
+ Các nhóm tự lực.
+ Các nhóm tôn giáo khác nhau, như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành,
Cao Đài…
+ Các tổ chức cộng đồng

16


+ Các tổ chức phi chính phủ địa phương
+ Các tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế hoạt động về HIV, do
UNAIDS VN đóng vai trò thư ký.
II. Thực trạng kỳ thị với người có HIV tại tỉnh Thanh Hóa
1.Thực trạng kỳ thị với người có HIV tại Việt Nam

Tại Việt Nam, kỳ thị với những người nhiễm HIV vẫn còn xảy ra ở nhiều
nơi, với nhiều biểu hiện khác nhau, từ ngấm ngầm đến công khai.
Mặc dù Chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự, các đối tác phát triển quốc
tế, và cộng đồng những người dễ bị tổn thương đã nỗ lực rất nhiều trong những
năm qua để thay đổi tình hình, nhưng kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn còn phổ
biến và vẫn đang cản trở tiến độ của các hoạt động phòng, chống HIV.
Tỷ lệ các trường hợp người có HIV bị kỳ thị vẫn ở mức cao, đặc biệt
trong nhóm phụ nữ mại dâm, người tiêm chích ma túy và nam quan hệ tình dục
đồng giới. Cụ thể, bị xì xào bàn tán là một trong các dạng kỳ thị và phân biệt đối
xử phổ biến nhất với gần 1/4 người được phỏng vấn từng trải qua tình trạng này;
tỷ lệ bị xúc phạm và bị cô lập khỏi các hoạt động xã hội là 5,8%; phụ nữ mại
dâm và phụ nữ sống với HIV là các nhóm dễ bị hành hung và nhục mạ. Đặc biệt,
khoảng 4,2% người được phỏng vấn cho biết họ đã bị mất việc, thu nhập và
6,7% người bị từ chối việc làm hoặc cơ hội việc làm trong 12 tháng qua; 1,3%
người đã phải thay đổi nhà hoặc không được thuê nhà và 1,8% người đã bị từ
chối dịch vụ y tế... Bên cạnh đó, hơn 60% người được phỏng vấn cho biết họ
không được thảo luận về kế hoạch điều trị với nhân viên y tế; dịch vụ y tế đối
lúc không thân thiện cũng như chưa đảm bảo các quy chuẩn đạo đức; việc tiết lộ
thông tin mà chưa được sự đồng ý của người nhiễm HIV vẫn là vấn đề đáng
quan tâm..
2. Thực trạng kỳ thị với người có HIV tại tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, địa hình phức tạp, giao thông
đi lại khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng. Sự kỳ thị với
người có HIVvẫn còn trong cộng đồng đã tác động trực tiếp đến cuộc sống của
người nhiễm HIV/AIDS, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và vật chất của bản
thân người nhiễm và gia đình họ.
Theo thống kê của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, hiện toàn tỉnh
có 1.231 nhiễm HIV/AIDS còn sống quản lý có mặt tại địa phương. Công tác
giảm thiểu tác hại, tăng cường công tác giám sát, chăm sóc điều trị và tiếp cận
thuốc ARV, điều trị thay thế Methadone, dự phòng lây truyền mẹ con… được

triển khai tích cực. Tuy nhiên, số bệnh nhân được phát hiện sớm còn hạn chế do

17


tình trạng phân biệt, kỳ thị đối xử với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn phổ biến
trên toàn tỉnh.
Những năm qua, công tác tuyên truyền và các hoạt động truyền thông thay
đổi hành vi trong phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh đã góp phần giúp
cộng đồng hiểu rõ về bệnh AIDS và thông cảm với nỗi đau của những người có
HIV. Bên cạnh sự cảm thông, chia sẻ, vẫn còn không ít người xa lánh, kỳ thị và
phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV. Sự kỳ thị của cộng đồng vẫn là một
nguyên nhân chính khiến cho người bệnh lẩn trốn, không hợp tác với cán bộ
chuyên trách cũng như từ chối mọi dịch vụ y tế khác. Việc kỳ thị này làm người
nhiễm và gia đình sợ bị tiết lộ thông tin về tình trạng nhiễm HIV; người có nguy
cơ nhiễm HIV không dám đến các cơ sở y tế để xét nghiệm; người nhiễm không
dám áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho người khác vì sợ bị phát
hiện
Sự lo lắng bị kỳ thị cũng khiến các gia đình có người nhiễm HIV/AIDS
ngại chia sẻ thông tin. Thực tế này cũng đã làm giảm hiệu quả điều trị bệnh và
tăng nguy cơ lây nhiễm.
Tại gia đình, có những người nhiễm HIV phải ăn riêng, ở riêng, sinh hoạt
riêng; hoặc nếu ở chung thì những người khác trong gia đình cũng hạn chế hoặc
miễn cưỡng giao tiếp với người nhiễm HIV. Có những gia đình còn cấm đoán
người khác trong gia đình tiếp xúc với người nhiễm HIV, hoặc tìm cách đưa
người nhiễm HIV vào các cơ sở tập trung...
Tại cộng đồng, mọi người thường cấm hoặc hạn chế con cái, người thân, họ
hàng tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS; không sử dụng các dịch vụ, hàng hóa
mà người nhiễm HIV hoặc gia đình họ cung cấp, nhất là dịch vụ ăn uống; không
đến dự tang lễ của người nhiễm HIV/AIDS, hoặc không mời người nhiễm HIV

đến tham dự những sự kiện hiếu, hỷ trong cộng đồng. Có những trường hợp vứt
bỏ các vật dụng mà người nhiễm HIV đã sử dụng, như cốc uống nước, bát đũa
người nhiễm HIV đã dùng để ăn...
Tại các cơ sở y tế, một số nhân viên y tế cũng ngại, miễn cưỡng khi tiếp
xúc, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, nhất là người bệnh giai đoạn cuối, với
nhiều biến chứng, lở loét.
Tại nơi học tập, làm việc, người nhiễm HIV thường bị xa lánh, những
người xung quanh ngại tiếp xúc, không muốn làm việc, học tập cùng người
nhiễm HIV. Có những trường hợp gây sức ép, tạo cớ để người nhiễm HIV xin
nghỉ việc, nghỉ học hoặc bắt buộc thôi việc, thôi học với lý do không chính
đáng.

18


Do tỉnh Thanh Hóa đang trên đường phát triển, hội nhập, số dân di biến
động, công nhân xây dựng, số người đến cư trú làm ăn, buôn bán với nhiều loại
hình dịch vụ khác nhau kéo theo các tệ nạn xã hội phức tạp khó kiểm soát, quản
lý và tiếp cận. Dự báo trong thời gian tới tình trạng nhiễm HIV có khả năng tiếp
tục tăng trong khi đó, công tác tiếp cận, tư vấn đối với bệnh nhân nhiễm
HIV/AIDS cũng gặp nhiều khó khăn, vì bệnh nhân nhiễm HIV vẫn còn mặc
cảm, bị phân biệt kỳ thị đối xử, một số thường xuyên thay đổi nơi sinh sống.
Công tác tư vấn lấy mẫu xét nghiệm HIV tự nguyện cho phụ nữ mang thai, các
đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao còn chưa thực hiện đồng bộ vì một số còn
né tránh, không hợp tác. Kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS
giảm dần qua các năm trong khi người nhiễm HIV cần được chăm sóc, điều trị
thường xuyên, liên tục, suốt đời. Nhiều trường hợp khi làm xét nghiệm phát hiện
HIV nhưng không muốn công khai danh tính hoặc công khai danh tính không
chính xác gây khó khăn cho việc quản lý, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm.
Như vậy có thể thấy được sự kỳ thị với người có HIV tại tỉnh Thanh Hóa

vẫn đang rất phổ biến và đang có xu hướng tăng lên.Đòi hỏi phải có sự can thiệp
kịp thời để xóa bỏ thái độ kỳ thị với người có HIV tại tỉnh Thanh Hóa để giảm
thiểu sự ảnh hưởng của HIV cũng như thái độ kỳ thị với người có HIV trên địa
bàn toàn tỉnh.
3.Nguyên nhân dẫn đến sự kỳ thị với người có HIV tại tỉnh Thanh Hóa.
Như đã phân tích ở phần trên,thực trạng của sự kỳ thị với người có HIV tại
tỉnh Thanh Hóa vẫn còn đang rất phổ biến và đang có xu hướng gia tăng và cần
có biện pháp can thiệp phù hợp.Để có thể đề ra và thực hiện những biện pháp
phù hợp cần căn cứ vào các nguyên nhân dẫn đến sự kỳ thị với người có HIV tại
tỉnh Thanh Hóa.Những nguyên nhân dẫn đến sự kỳ với người có HIV tại tỉnh
Thanh Hóa là:
-Do bản chất của bệnh: Vi bản chất của kỳ thị nói chung thường gắn liền
với những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khó chữa. Trong khi HIV/AIDS là
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dẫn đến tử vong, trong khi chưa có thuốc điều trị
đặc hiệu HIV.
-Do thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đúng, không đầy đủ về
HIV/AIDS: Nhiều người vẫn cho rằng HIV/AIDS là bệnh rất dễ lây, kể cả qua
tiếp xúc thông thường .
-Do việc truyền thông không đầy đủ hoặc không phù hợp: Tại tỉnh Thanh
Hóa việc truyền thông về HIV/AIDS vẫn còn hạn chế và gặp nhiều bất
cập.Truyền thông quá nhấn mạnh chú trọng đến đường lây truyền mà không giải

19


thích rõ ràng, nhất là đường không lây của HIV.
- Thanh Hóa địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí
không đồng đều giữa các vùng
-Do Thanh Hóa đang trên đường phát triển, hội nhập, số dân di biến động,
công nhân xây dựng, số người đến cư trú làm ăn, buôn bán với nhiều loại hình

dịch vụ khác nhau kéo theo các tệ nạn xã hội phức tạp khó kiểm soát, quản lý và
tiếp cận.
4. Hậu quả của sự kỳ thị với người có HIV tại tỉnh Thanh Hóa
Sự kỳ thị với người có HIV tại tỉnh Thanh Hóa đã và đang gây ra nhiều
ảnh hưởng tiêu cực lớn tới cả người nhiễm HIV,gia đình của người nhiễm HIV
và công tác phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh.Có những hậu quả
đáng đề cập như sau:
Kỳ thị là nguyên nhân rất quan trọng làm hạn chế khả năng tiếp cận đến
các dịch vụ về HIV/AIDS, như các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều
trị nhiễm HIV/AIDS. Vì lo sợ bị kỳ thị,mà nhiều người, đặc biệt là những nhóm
người nguy cơ cao, không dám đi xét nghiệm HIV/AIDS, giấu giếm bệnh tật và
làm tăng nguy cơ lan truyền HIV cho người khác, khiến cho việc phát hiện HIV
rất khó khăn. Khi bị nhiễm HIV mà không được phát hiện thì sẽ rất nguy hiểm,
gây lây nhiễm HIV cho người khác.
Nhiều người đã được xét nghiệm, phát hiện là mình nhiễm HIV, nhưng
do lo sợ bị kỳ thị nên cố gắng giấu giếm, không dám đi đến cơ sở y tế để điều
trị, hoặc chỉ đến điều trị khi bệnh đã quá nặng. Việc không điều trị hoặc điều trị
muộn vừa nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh, dẫn đến bệnh nặng, tử vong,
đồng thời cũng nguy hiểm cho cộng đồng vì làm lây nhiễm HIV cho người khác.
Chính vì giấu giếm tình trạng bệnh tật, không dám tiếp cận với chương trình
phòng chống HIV/AIDS nên người bệnh không được tư vấn về kỹ năng phòng
lây truyền HIV cho người khác thì có thể vô tình làm lây nhiễm HIV người
khác.
Do thiếu sự thông cảm giúp đỡ của cộng đồng,người có HIV có thể bi
quan, chán nản, hoặc sợ hãi không tiết lộ danh tính, không tiếp cận dịch vụ do
vậy chương trình phòng, chống HIV/AIDS cũng không tiếp cận được với người
nhiễm HIV nên cũng không có được số ca bệnh chính xác, cũng không ước tính
và dự báo chính xác được về tình hình dịch. Việc lập kế hoạch dựa trên những
thông tin không đầy đủ sẽ chỉ làm lãng phí tiền của và đặc biệt là không ngăn
chặn được sự lây lan của HIV.

Kỳ thị dẫn đến hạn chế một số quyền cơ bản của công dân như quyền

20


được chăm sóc sức khoẻ, làm việc, học hành, tự do đi lại… là những quyền mà
người nhiễm HIV được pháp luật bảo vệ. Luật Phòng, chống HIV/AIDS của
Việt Nam cũng đã có nhiều điều khoản nghiêm cấm việc kỳ thị và phân biệt đối
xử với người nhiễm HIV/AIDS.
5.Giải pháp để giảm kỳ thị với người có HIV tại tỉnh Thanh Hóa
Để làm giảm thái độ kỳ thị với người có HIV tại địa bàn tỉnh Thanh
Hóa,theo em cần thực hiện những giải pháp sau :
-Tiếp tục triển khai mạnh mẽ công tác truyền thông phòng, chống
HIV/AIDS, giải thích cho người dân toàn tỉnh hiểu về khả năng lây truyền của
HIV, nhất là làm rõ rằng HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường
như bắt tay, nói chuyện, ăn chung, sinh hoạt thông thường trong gia đình và xã
hội hàng ngày...
-Đưa các tin, hình ảnh tích cực, quảng bá các hoạt động có ích và những
đóng góp của người nhiễm HIV/AIDS cho gia đình, cộng đồng và xã hội.
-Tăng cường sự tham gia của người nhiễm HIV trong các hoạt động truyền
thông; chuyển từ việc coi người nhiễm HIV và gia đình của họ là đối tượng của
truyền thông sang coi họ là chủ thể thực hiện các hoạt động truyền thông trong
phòng, chống HIV/AIDS.
-Cần rà soát để sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến kỳ thị, phân
biệt đối xử đối với HIV/AIDS; tăng cường thực thi pháp luật về phòng, chống
HIV/AIDS; tổ chức thực thi các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong
phòng, chống HIV/AIDS, bao gồm các hành vi phân biệt đối xử với người
nhiễm HIV/AIDS.
-Bên cạnh đó, người nhiễm HIV/AIDS cũng phải tự vượt qua mặc cảm của
mình, sẵn sàng công khai tình trạng nhiễm HIV cho người thân và cộng đồng

biết; tích cực tham gia các hoạt động có ích để lấy được niềm tin cho bản thân
và sự chia sẻ, thông cảm của những người xung quanh.
Hiện nay, hệ thống tổ chức cơ quan phòng, chống HIV/AIDS từ cấp
tỉnh cho đến cấp huyện của tỉnh Thanh Hóa đã từng bước được củng cố và nâng
cao chất lượng hoạt động; công tác điều trị được triển khai rộng, giúp người
nhiễm HIV/AIDS mạnh dạn bộc lộ để được điều trị. Đặc biệt, công tác thông tin,
giáo dục, truyền thông đã có nhiều đóng góp tích cực, góp phần làm giảm bớt sự
kỳ thị với người có HIV/AIDS.Để giảm thiểu tác hại của HIV/AIDS đối với
cộng đồng, nhất là giảm sự kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS thì việc tuyên
truyền chống kỳ thị với người bệnh phải được đặt lên hàng đầu; đồng thời tăng
cường các hoạt động chăm sóc và điều trị; tạo điều kiện cho người bệnh tham

21


gia các hoạt động xã hội để làm thay đổi hình ảnh của họ…Có như vậy mới có
thể làm giảm sự kỳ thị với người có HIV tại tỉnh Thanh Hóa từ đó từng bước
xóa bỏ căn bệnh HIV/AIDS trên toàn tỉnh.

22


III.KẾT LUẬN
Mặc dù công tác tuyên truyền và các hoạt động truyền thông thay đổi hành
vi trong phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã góp phần giúp
cộng đồng hiểu rõ về bệnh AIDS và thông cảm với nỗi đau của những người có
HIV. Tuy nhiên bên cạnh sự cảm thông, chia sẻ đó, vẫn còn không ít người xa
lánh và kỳ thị với người nhiễm HIV. Sự kỳ thị của cộng đồng vẫn là một nguyên
nhân chính khiến cho người bệnh lẩn trốn, không hợp tác với cán bộ chuyên
trách cũng như từ chối mọi dịch vụ y tế khác và gây ra nhiều tác động tiêu cực

khác.Thực trạng kỳ thị với người có HIV trên địa bàn toàn tỉnh vẫn còn đang
phổ biến và nếu không có biện pháp can thiệp phù hợp thì sự kỳ thị này sẽ có xu
hướng ngày càng tăng cao.Vậy nên,cá nhân em nhận thấy việc tiến hành các giải
pháp làm giảm sự kỳ thị với người có HIV tại tỉnh Thanh Hóa là rất cần thiết và
cấp bách.

23


×