Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thành phần loài và phân bố thực vật Hạt trần tại Vườn Quốc Gia Vũ Quang, Tĩnh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.65 MB, 106 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MÔI TRƯỜNG
--------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ THỰC VẬT
HẠT TRẦN TẠI VƯỜN QUỐC GIA VŨ QUANG TỈNH HÀ TĨNH

Ngành
Mã số

: Quản lý tài nguyên rừng và môi trường
: 302

Giáo viên hướng dẫn : TS. Vương Duy Hưng
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Văn Linh

Khóa học

: 2010 - 2014

HÀ NỘI - 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

i


KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG



BẢNG TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Tên khóa luận : “Nghiên cứu đặc điểm thành phần loài và phân bố thực
vật Hạt trần tại Vườn Quốc Gia Vũ Quang, Tĩnh Hà Tĩnh”
2. Giáo viên Hướng dẫn: Ts Vương Duy Hưng
3. Sinh viên thực hiện : Nguyễn Văn Linh
4. Địa điểm nghiên cứu: Vườn Quốc Gia Vũ Quang, Tĩnh Hà Tĩnh
5. Mục tiêu nghiên cứu : Xác định được thành phần loài Hạt trần tại khu
vực và phân bố của chúng, từ đó đưa ra các giải pháp quản lý, bảo tồn
6. Nội dung nghiên cứu
 Thành phần loài Hạt trần tại khu vực nghiên cứu
 Đặc điểm phân bố các loài Hạt trần theo đai cao
 Cấu trúc rừng nơi có Hạt trần phân bố
 Tình hình tái sinh của các loài cây Hạt trần
 Đề xuất các giải pháp bảo tồn Hạt trần tại khu vực nghiên cứu
7. Kết quả nghiên cứu
Thành phần các loài cây Hạt trần tại khu vực
Thành phần loài Hạt trần tại khu vực tương đối phong phú và đa dang với
tổng số 11 loài .Trong đó có 4 đã thu thập được mẫu và tiến hành điều tra, 3
loài có thông tin về phân bố dựa trên các tài liệu và phỏng vấn cán bộ kỹ thuật
Vườn Quốc Gia Vũ Quang, 4 loài còn lại hiên nay chúng tôi chưa có thông tin
ii


nào khác ngoài có tên trong danh lục thực vật của Vường Quốc Gia Vũ
Quang.
Phân bố các loài Hạt trần theo đai cao
Các loài Hạt trần tại khu vực thường tập trung phân bố ở đai độ cao
từ 1000 – 1500m, bao gồm các loài Du sam núi đất, Pơ mu, Hoàng đàn giả,
Thông tre lá ngắn, Thông nàng. Độ cao dưới 1000m bao gồm các loài như:

Du sam núi đất, Dây gắm, Thông tre, Thông nhựa. Một số loài phân bố hẹp
như loài Du sam núi đất chỉ phân bố ở độ cao từ 900 – 1000m.
Cấu trúc rừng nơi có Hạt trần phân bố
Các loài Hạt trần tại khu vực thường mọc trong các kiểu rừng kín
thường xanh trên núi trung bình và núi cao ở độ cao từ 1000 – 1900m, mọc
hỗn giao với một số loài cây lá rộng chiếm ưu thế là các loài thuộc họ Dẻ
(Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Hồng quang (Hamamelidaceae), họ Đỗ
quyên (Ericaceae)… Cấu trúc rừng nơi có Hạt trần phân bố như Pơ mu,
Hoàng đàn giả, Thông nàng đã bị thay đổi nhiều cấu trúc tầng tán bị phá vỡ
nguyên nhân là do việc khai thác các loài gỗ quý tại khu vực.
Tình hình tái sinh của các loài Hạt trần
Trong khu vực có một số loài có khả năng tái sinh tự nhiên tương đối
tốt đó là loài Pơ mu và loài Hoàng đàn giả, các loài có tái sinh ít gặp ở tại khu
vực đó là loài Thông nàng và Thông tre lá ngắn. Các cá thể tái sinh ở đây đều
có chiều cao dưới 50cm riêng chỉ có loài Thông tre lá ngắn là loài có cá thể tái
sinh có chiều cao lớn hơn 50cm
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Linh
LỜI CẢM ƠN

iii


Sau thời gian thực hiên nghiên cứu, điều tra thu thập số liệu tại Vườn
Quốc Gia Vũ Quang, Tĩnh Hà Tĩnh, và kết quả xử lý số liệu nội nghiệp đến
nay đề tài khóa luận “Nghiên cứu đặc điểm thành phần loài và phân bố thực
vật Hạt trần tại Vườn Quốc Gia Vũ Quang, Tĩnh Hà Tĩnh” đã hoàn
thành.Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Trường Đại Học Lâm nghiệp, Quý
thầy giáo, cô giáo trong Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi
trường đã giúp đỡ hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và thực tập làm khóa

luận tốt nghiệp
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Vương Duy Hưng đã
giúp đỡ giúp tôi định hướng đề tài nghiên cứu và tận tình hướng dẫn tối trong
suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Vườn Quốc Gia Vũ Quang,
Hạt kiểm lâm Vườn Quốc Gia Vũ Quang, các Bác các anh trong phòng Kỹ
thuật và hợp tác quốc tế Vườn Quốc Gia Vũ Quang đã giúp đỡ, cung cấp số
liệu,tạo điều kiện bố trí thời gian và công việc để tôi thực hiện được đề tài
này. Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn Ks. Nguyễn Mạnh Hùng Phòng Kỹ
thuật và hợp tác quốc tế Vườn Quốc Gia Vũ Quang đã tận tình giúp đỡ tôi
trong công tác giám định loài cũng như cung cấp số liệu, đã hướng dẫn, chỉ
bảo tôi trong suốt thời gian tôi thực tập tại Vườn.
Chân thành cảm ơn đến các bạn bè, đồng nghiệp,và gia đình đã động
viên, giúp đỡ tôi rất nhiều cả về vật chất lẫn tinh thần.
Mặc dù đã nỗ lực, cố gắng trong suốt thời gian thực hiện đề tài, nhưng
do điều kiện địa hình cao, quỹ thời gian và trình độ có hạn nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhân được các ý kiến đóng góp bổ
sung của các nhà khoa học, các Thầy giáo, cô giáo, cùng các bạn đồng nghiệp
để bản khóa luận được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2014
NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Văn Linh

iv


MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN...................................................................................................i
MỤC LỤC........................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN.................viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ TRONG KHÓA LUẬN.........................................ix
DANH MỤC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN...............................................x
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................3
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.........................................................3
1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam.........................................................5
Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU.................................................................................................8
2.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................8
2.1.1. Vị trí địa lý......................................................................................8
2.1.2. Ranh giới, diện tích........................................................................8
2.1.3. Địa hình, địa mạo...........................................................................8
2.1.4. Khí hậu, thủy văn..........................................................................9
2.1.4.1. Khí hậu.................................................................................9
2.1.4.2. Sông suối, thuỷ văn...........................................................10
2.1.5. Địa chất, thổ nhưỡng...................................................................10
2.1.5.1. Địa chất..............................................................................10
2.1.5.2. Thổ nhưỡng........................................................................11
2.2. Tình hình kinh tế – xã hội......................................................................11
2.2.1. Dân số và lao động.......................................................................11
2.2.2. Dân tộc..........................................................................................12
2.2.4. Giao thông....................................................................................12
2.2.5. Y tế.................................................................................................12
2.2.6. Giáo dục........................................................................................12
2.2.7. Tình hình kinh tế xã hội vùng đệm............................................12
v



2.3. Đặc trưng cơ bản về tài nguyên rừng...................................................13
2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng............................13
2.3.2. Trữ lượng rừng.............................................................................14
2.3.3. Đặc điểm thực vật rừng...............................................................15
2.3.3.1. Các kiểu thảm thực vật rừng...........................................15
2.3.3.2. Khu hệ thực vật.................................................................16
2.3.3.3. Khu hệ và tài nguyên động vật........................................16
Chương 3. MỤC TIÊU, NÔI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.18
3.1. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................18
3.2. Nội dung nghiên cứu..............................................................................18
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................18
3.3.1. Phương pháp chung.....................................................................18
3.3.2. Phương pháp cụ thể.....................................................................18
3.3.2.1. Điều tra sơ thám................................................................19
3.3.2.2. Điều tra tỉ mỉ......................................................................19
3.3.3. Phương pháp nội nghiệp.............................................................22
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ..................................24
4.1. Thành phần loài cây Hạt trần tại khu vực...........................................24
4.2. Đặc điểm phân bố các loài Hạt trần theo đai cao................................25
4.2.4. Phân bố của Thông tre lá ngắn...................................................27
4.3. Cấu trúc rừng nơi có Hạt trần phân bố...............................................28
4.3.1. Cấu trúc rừng tại nơi có Pơ mu phân bố...................................28
4.3.1.1. Tầng cây cao......................................................................28
4.3.1.2. Tầng cây bụi thảm tươi.....................................................30
4.3.1.3. Tầng cây tái sinh...............................................................31
4.3.1.4. Quan hệ canh tranh của Pơ mu với các loài khác..........32
4.3.2. Cấu trúc rừng tại nơi có Hoàng đàn giả phân bố.....................33
4.3.2.1. Tầng cây cao......................................................................33


vi


4.3.2.2. Tầng cây bụi thảm tươi.....................................................36
4.3.2.3. Tầng cây tái sinh...............................................................36
4.3.2.4. Quan hệ cạnh tranh của Hoàng đàn giả với các loài khác
......................................................................................................37
4.3.3. Cấu trúc rừng tại nơi có Thông nàng phân bố..........................38
4.3.3.1. Tầng cây cao......................................................................38
4.3.3.2. Tầng cây bụi thảm tươi.....................................................41
4.3.3.3. Tầng cây tái sinh...............................................................41
4.3.3.4. Quan hệ canh tranh của Thông nàng với các loài khác.42
4.3.4. Cấu trúc rừng tại nơi có Thông tre lá ngắn phân bố................43
4.3.4.1. Tầng cây cao......................................................................43
4.3.4.2. Tầng cây bụi thảm tươi....................................................46
4.3.4.3. Tầng cây tái sinh...............................................................46
4.3.4.1. Quan hệ cạnh tranh của Thông tre lá ngắn với các loài
cây khác.......................................................................................47
4.4. Tình hình tái sinh của các loài cây Hạt trần........................................49
4.4.1. Tình hình tái sinh của Pơ mu......................................................49
4.4.2. Tình hình tái sinh của Hoàng đàn giả........................................50
4.4.3. Tình hình tái sinh của Thông nàng............................................52
4.4.4. Tình hình tái sinh của Thông tre lá ngắn..................................54
4.5. Đề xuất các giải pháp bảo tồn Hạt trần tại khu vực nghiên cứu........55
Chương 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ.......................................58
5.1. Kết luận...................................................................................................58
5.1.1. Thành phần loài Hạt trần tại khu vực.......................................58
5.1.2. Phân bố các loài Hạt trần theo đai cao tại khu vực..................58
5.1.3. Cấu trúc rừng nơi có các loài Hạt trần phân bố.......................58
5.1.4. Tình hình tái sinh của các loài trong khu vực...........................59

5.2. Tồn tại......................................................................................................59
5.3. Kiến nghị.................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................60
vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

Thứ tự

Chữ viết tắt

Viết đầy đủ

1

WWF

Quỷ quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên

2

IUCN

Tổ chức bảo tồn quốc tế

3

CMND


Chứng minh nhân dân

4

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

5

QLBVR

Quản lý bào vệ rừng

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ TRONG KHÓA LUẬN

Biểu đồ 4.1: Phân bố các loài Hạt trần theo đại cao.................................26
Biểu đồ 4.2: Phân bố n/D1.3 của Pơ mu tại khu vực...................................30
Biểu đồ 4.3: Phân bố n/D1.3 của Hoàng đàn giả tại khu vực......................35
Biểu đồ 4.4: Phân bố n/D1.3 của Thông nàng tại khu vực..........................40
Biểu đồ 4.5: Phân bố n/D1.3 của Thông tre lá ngắn tại khu vực nghiên cứu
...........................................................................................................45

ix


DANH MỤC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất đai tại Vườn quốc gia Vũ Quang............................14
Bảng 2.2: Tổng hợp trữ lượng các loại rừng.................................................................15
Bảng 2.3: Thống kê tài nguyên động vật......................................................................17
Bảng 4.1: Thành phần loài cây Hạt trần trong khu vực................................................24
Bảng 4.2: Thống kê các loài Hạt trần phân bố theo độ cao..........................................25
Bảng 4.3: Những loài cây tham gia tổ thành tại khu vực..............................................28
Bảng 4.4: Phân bố n/D1.3 của Pơ mu tại khu vực..........................................................29
Bảng 4.5: Các loài cây chính tham gia tổ thành tầng cây tái sinh................................31
Bảng 4.6: Tổng hợp chỉ số cạnh tranh cho từng loài....................................................32
Bảng 4.7: Những loài cây tham gia vào tổ thành tại khu vực.......................................34
Bảng 4.8: Điều tra cấp đường kính của Hoàng đàn giả tại khu vực.............................35
Bảng 4.9: Tổ thàng tầng cây tái sinh tại khu vực có Hoàng đàn giả phân bố...............36
Bảng 4.10: Tổng hợp chỉ số cạnh tranh cho từng loài..................................................37
Bảng 4.11: Những loài cây tham gia vào tổ thành tại khu vực.....................................39
Bảng 4.12: Điều tra cấp đường kính của loài Thông nàng tại khu vực.........................40
Bảng 4.13: Tổ thành tầng cây tái sinh tại khu vực có Thông nàng phân bố.................41
Bảng 4.14: Tổng hợp chỉ số cạnh tranh cho từng loài..................................................42
Bảng 4.15: Những loài cây tham gia vào tổ thành tại khu vực.....................................44
Bảng 4.16: Phân bố ND của Thông tre lá ngắn tại khu vực...........................................45
Bảng 4.17: Tổ thàng tầng cây tái sinh tại khu vưc có Thông tre lá ngắn phân bố........47
Bảng 4.18: Tổng hợp chỉ số cạnh tranh cho từng loài..................................................48
Bảng 4.19: Tái sinh tự nhiên của loài Pơ mu................................................................49
Bảng 4.20: Tái sinh tự nhiên của loài Hoàng đàn giả...................................................51
Bảng 4.21: Tái sinh tự nhiên của loài Thông nàng.......................................................53
Bảng 4.22: Tái sinh tự nhiên của loài Thông tre lá ngắn..............................................54

x


ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là một trong những quốc gia có tính Đa dạng sinh học cao
trên thế giới. Là vùng nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có hệ
thực vật vô cùng phong phú. Với khoảng hơn 11.000 loài thực vật trong đó
chỉ có khoảng 50 loài thực vật thuộc ngành Hạt trần, một con số thật khiêm
tốn.
Nhiều loài Thực vật Hạt trần trên thế giới cũng như ở việt nam hiện nay
đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Do bị khai thác cũng như là vùng
phân bố ngày càng bị thu hẹp. Trên thế giới đã thống kê đươc khoảng 200 loài
được xếp là bị đe dọa tuyệt chủng. Ở Việt Nam có khoảng 33 loài thực Vật
Hạt trần đặc hữu một số loài đang đứng trươc nguy cơ tuyệt chủng cao như
Hoàng đàn, Đỉnh tùng, Thông đỏ, Bách vàng, Vân sam Phan xi păng…
Vườn quốc gia Vũ Quang được thành lập ngày 30 tháng 7 năm 2002
theo Quyết định số 102/2002/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ, nằm trên
địa phận hành chính 3 huyện Vũ Quang, Hương Khê và Hương Sơn cách TP.
Hà Tĩnh khoảng 75 km về phía Tây bắc. Tổng diện tích tự nhiên 53.066,4 ha,
trong đó diện tích rừng đặc dụng 52.860,6 ha; đất khác: 205,8 ha, đây là vùng
đầu nguồn quan trọng bậc nhất của tỉnh Hà Tĩnh, các con sông lớn (Ngàn
Trươi, Ngàn Sâu, Ngàn Phố…) đều bắt nguồn từ VQG, đây là những chi lưu
lớn của sông La, sông lớn nhất của tỉnh.
Với chức năng nhiệm vụ chính là bảo tồn mẫu chuẩn về hệ sinh thái
rừng Bắc Trường Sơn, bảo tồn sự đa dạng sinh học đặc trưng của rừng tự
nhiên phía Tây, thuộc dãy Trường Sơn, tiếp giáp với biên giới Việt Nam –
Lào, VQG Vũ Quang còn góp phần duy trì cân bằng sinh thái và gia tăng độ
che phủ rừng. Vườn quốc gia Vũ Quang là địa bàn sinh sống của hàng ngàn
loài động, thực vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm đang cần được bảo tồn,
nằm trong một vùng sinh thái có mức độ ưu tiên toàn cầu, được xác định là
cực kỳ quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học cho cả rừng mưa mùa,

xi



vùng đồi núi đến núi cao. Nằm ở vị trí quan trọng trong dãy Trường Sơn, xen
kẽ giữa VQG Pù Mát ở phía Bắc và VQG Phong Nha Kẻ Bàng ở phía Nam;
Vũ Quang cùng với Khu bảo vệ Quốc gia Nakai – Nam Theun Nationnal của
Lào là khu vực bảo tồn lớn nhất, có hệ sinh thái tự nhiên còn lại ở gần với khu
vực Bắc Đông Dương
Hệ động thực vật của VQG Vũ Quang rất đa dạng, phong phú. Các
nghiên cứu đã ghi nhận, Vườn có 94 loài thú, 1.612 loài thực vật bậc cao có
mạch, trong đó có 36 loài thú đặc hữu, 94 loài thực vật quý hiếm. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây, số lượng động vật cũng như thực vật đã bị suy
giảm đáng kể một số loài còn rất ít cá thể hoặc đã bị tuyệt chủng.
Thực vật Hạt trần tại VQG Vũ Quang cũng tương đối đa dạng về thành
phần loài theo danh lục thực vật của VQG Vũ Quang thực vật Hạt trần ở đây
có tất cả 11 loài thuộc 5 họ trong đó có 4 loài thực vật Hạt trần quý hiếm nằm
trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ IUCN (2000), Nghị định
32/2006/NĐ/CP và Công ước CITES, cần được bảo vệ đó là: Pơ mu (Fokenia
hodginsii), Hoàng đàn (Dacrydium elatum), Dẻ tùng vân nam (Amentotaxus
yunnanensis), Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri). Tuy nhiên trong nhưng
năm gần đây số lượng nhiều loài thực vật Hạt trần nơi đây suy giảm một cách
đáng kể đặc biệt là loài Pơ mu do giá trị kinh tế của loài này mang lại cao nên
việc khai thác trái phép loài này tại đây diễn ra rất mạnh. Bên canh đó một số
loài thực vật Hạt trần tại đây có vùng phân bố rất hẹp số lượng cá thể rất ít,
các thông tin, các tài liệu nghiên cứu về các loài thực vật Hạt trần tại đây còn
hạn chế nên từ các vấn đề trên tôi đã lựa chọn đề tài cho khóa luận là
“Nghiên cứu đặc điểm thành phần loài và phân bố thực vật Hạt trần tại
Vườn Quốc Gia Vũ Quang, Tỉnh Hà Tĩnh”.

xii



Tôi hi vọng với kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp một phần nào đó
bổ sung thêm tài liệu nghiên cứu, cũng như các thông tin cần thiết để có thể
quản lý, bảo vệ tốt các loài thực vật Hạt trần tại VQG Vũ Quang.

xiii


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Thế giới thực vật rất phong phú và đa dạng với khoảng 250.000 loài
thực vật bậc cao, trong đó thực vật Hạt trần chỉ có trên 600 loài [7,14].
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thực vật ngành
Hạt trần. Robert Brown (1773  1858) là tác giả đầu tiên nghiên cứu và phân
chia thực vật có hạt thành 2 ngành thực vật Hạt trần và Hạt kín [7].
A.L.Takhtajan đã hoàn thiện dần hệ thống phân loại thực vật ngành hạt
kín và Hạt trần qua các tài liệu đã công bố từ 1950, 1954, 1966, 1980, 1983,
1987, 1997. Ông phân ngành Hạt trần thành 6 lớp và các phân lớp, 10 họ. Hệ
thống phân loại của ông thể hiện việc vận dụng một cách tổng hợp các tài liệu
thuộc các lĩnh vực chuyên sâu về hình thái, giải phẫu, phấn hoa, hóa sinh, cổ
sinh và tế bào thực vật... phản ảnh tương đối khách quan quá trình phát triển
tiến hóa của thực vật nên đã và đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới [17].
Vidacovic (1991) đã chia cây lá kim ra thành 5 họ là Pinaceae,
Taxodiacece, Cupressaceae, Podocarpaceae và Caphalotaxaceae. Trong đó,
Thủy tùng được xếp vào họ Taxodiacece cùng với Bụt mọc và Sa mu [12].
Thực vật Hạt trần là những thực vật cổ, nhiều mẫu hóa thạch có niên
đại Cacbon khoảng trên 300 triệu năm. Các vùng rừng cây ngành Hạt trần tự
nhiên nổi tiếng thường được nhắc tới ở Châu Âu với các loài Vân sam
(Picea), Thông (Pinus); Bắc Mỹ với các loài Thông (Pinus), Cù tùng
(Sequoia, Sequoiadendron) và Thiết sam (Pseudotsuga); Đông Á như Trung

Quốc và Nhật Bản với các loại Tùng bách (Cupressus, Juniperus) và Liễu
sam (Cryptomeria). Các loài cây thuộc ngành Hạt trần đã đóng góp một phần
không nhỏ vào nền kinh tế của một số nước như Thụy Điển, Na Uy, Phần

xiv


Lan, New Zealand… Lịch sử lâu dài Trung Quốc cũng đã ghi nhận lại nguồn
gốc các cây ngành Hạt trần cổ thụ hiện còn tồn tại đến nay mà có thể dựa vào
nó để đoán tuổi của chúng. Chẳng hạn trên núi Thái sơn (Sơn Đông) có cây
Tùng ngũ đại phu do Trần Thủy Hoàng phong tặng tên; cây Bách hán tướng
quân ở thư viện Tùng Dương (Hà Nam), cây Bách quả đời Hán trên núi
Thanh Thành (Tứ Xuyên); cây Bách nước Liêu trong công viên Trung Sơn
(Bắc Kinh)… Đồng thời, nhiều nơi khác trên thế giới cũng có một số cây cổ
thụ nổi tiếng như cây Cù tùng (Sequoi) có tên “Cụ già thế giới” ở California
(Mỹ) đã trên 3.000 năm tuổi, cây Tuyết tùng (Cedrus deodata) trên đảo
Ryukyu (Nhật Bản) qua máy đo đã 7.200 tuổi. Tại Li Băng hiện còn một đám
rừng gồm 400 cây Bách Libăng (Cedrus), nổi tiếng từ thời tiền sử, trong đó
có 13 cây cổ địa có hàng nghìn năm tuổi [13].
Cây trong ngành Hạt trần là một trong những nhóm cây quan trong nhất
trên thế giới. Các khu rừng cây ngành Hạt trần rộng lớn của Bắc bán cầu là
nơi lọc khí cacbon, giúp điều hòa khí hậu thế giới. Rất nhiều dãy núi trên thế
giới gồm rừng các loài cây ngành Hạt trần chiếm ưu thế đóng một vai trò
quyết định đối với việc điều hòa nước cho các hệ thống sông ngòi chính.
Những trận lụt lội khủng khiếp gần đây ở các vùng thấp như các nước Trung
Quốc, Ấn Độ có liên quan trực tiếp tới việc khai thác quá mức rừng cây
ngành Hạt trần phòng hộ đầu nguồn. Rất nhiều loài thực vật, động vật và nấm
phụ thuộc vào các loài cây ngành Hạt trần để tồn tại. Ngành Hạt trần cũng cấp
một phần chính gỗ cho xây dựng, ván ép, bột và các sản phẩm giấy trên thế
giới. Nhiều loài còn cho gỗ quý với những công dụng đặc biệt như dùng đóng

tàu hay làm đồ mỹ nghệ. Phần lớn các cây thuộc ngành Hạt trần có gỗ dễ gia
công, bền. Ở Chi Lê cây Fitzroya cupressoides là một loài cây ngành Hạt trần
rừng ôn đới có chiều cao đạt tới 50m và tuổi trên 3.600 năm. Thân cây này
được tìm thấy từ các đầm lầy nơi chúng đã bị chôn vùi từ trên 5.000 năm
trước nhưng gỗ vẫn có giá trị sử dụng tốt. Loài cây được dung trồng rừng

xv


nhiều nhất thế giới là Thông Pinus radiate, là nguyên liệu cơ bản cho công
nghiệp rừng của châu Úc, Nam Mỹ, và Nam Phi, với tổng diện tích lớn hơn cả
diện tích Việt Nam. Tại sinh cảnh nguyên sản của cây ở California loài chỉ có
ở 5 đám nhỏ còn sót lại và đang bị đe dọa nghiêm trọng. Cây thuộc ngành Hạt
trần còn là nguồn cung cấp nhựa quan trọng trên toàn thế giới. Hạt của nhiều
loài còn là nguồn thức ăn quan trọng cho dân địa phương ở các vùng xa như ở
Chi Lê, Mêxicô, Úc và Trung Quốc. Phần lớn các cây thuộc ngành Hạt trần
chứa các hoạt chất sinh hóa mà đang ngày càng được sử dụng làm thuốc chữa
các căn bệnh như ung thư hay HIV. Cây thuộc ngành Hạt trần còn có vai trò
quan trọng trong nền văn hóa ở phương Đông và phương Tây. Các dân tộc
Xen – tơ và Bắc Âu ở châu Âu thờ cây Thông đỏ (Taxus baccata) như một
biểu tượng của cuộc sống vĩnh hằng. Người Anh Điêng ở Pehuenche, Chi Lê
tin rằng các cây đực và cây cái loài Bách tán (Araucaria araucana) mang các
linh hồn tạo nên thế giới của họ [7,13].
Hiện tại có trên 200 loài cây thuộc ngành Hạt trần được xếp là bị đe
dọa tuyệt chủng ở mức toàn thế giới [13]. Rất nhiều loài khác bị đe dọa trong
khu phân bố tự nhiên của loài.
1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Việt Nam là một nước nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa
nên có một hệ thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Đây cũng là tiền đề
cho nhiều công trình nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam, đáng chú ý là bộ

“Thực Vật Chí Đông Dương” do H. Lecomte chủ biên (1907-1952). Các tác
giả người Pháp đã thu mẫu và định tên, lập khoá mô tả các loài thực vật có
mạch trên toàn lãnh thổ Đông Dương trong đó các loài ngành Hạt trần đã
được giới thiệu và mô tả khá rõ tại đây [5].
Trên cơ sở bộ Thực vật chí Đông Dương, gần đây bộ Thực vật chí
Campuchia, Lào và Việt Nam do Aubréville khởi xướng và chủ biên (1960 –

xvi


1977) cùng với nhiều tác giả khác đã công bố rất nhiều các loài cây có mạch.
Trong đó các ngành Hạt trần đã được giới thiệu.
Trong thời gian gần đây, hệ thực vật Việt Nam đã được thống kê lại bởi
các nhà thực vật Liên Xô và Việt Nam trong kỳ yếu cây có mạch của thực vật
Việt Nam – Vassular plants synopsis of Vietnamese Flora tập 1 – 2 (1996) và
tạp chí sinh học số 4 chuyên đề (1994 và 1995).
Bộ Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1991 – 1993) xuất bản tại
Canada và được tái bản bổ sung tại Việt Nam trong 2 năm (1999 – 2000). Đây
là bộ sách khá đầy đủ góp phần rất quan trong trong khoa học nghiên cứu
thực vật Hạt trần tại Việt Nam [8].
Trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu đánh giá
về hiện trạng các loài cây Hạt trần ở Việt Nam đặc biệt là các loài cây lá kim.
Một số công trình nghiên cứu đáng kể đến đó là: Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế
Lộc cùng cộng sự (2004) Thông Việt Nam nghiên cứu hiện trạng bảo tồn, khi
nghiên cứu và đánh giá hiện trạng của cây lá kim đã cho thấy, Việt Nam có
khoảng 33 loài cây lá kim bản địa ; trong đó có 14/33 loài được xếp vào danh
sách các loài đang bị đe dọa tuyệt chủng trên Thế giới và 29/33 loài được
đánh giá là bị đe dọa tuyệt chủng ở mức quốc gia, mặc dù chỉ có dưới 5% số
loài cây đã biết trên thế giới được tìm thấy ở Việt Nam những cây lá kim Việt
Nam lại chiếm đến 27% số các chi và trong số 8 họ đã biết [7].

Trong cuốn tài liệu “Thông Việt Nam: Nghiên cứu hiện trạng và bảo
tồn”, của Nguyễn Tiến Hiệp và các cộng sự đã cho biết hiện nay trên thế giới
có 630 loài Thông thuộc 69 chi, trong đó có 28 loài được ghi nhận là có ở Việt
Nam. Cũng Trong tài liệu trên, nhóm tác giả cho biết Thông Việt Nam gặp ở 4
vùng chính sau: 1. Vùng Bắc và Đông Bắc Bộ; 2. Dãy Hoàng Liên Sơn (chủ
yếu các tỉnh Lào Cai và Yên Bái); 3.Vùng Tây Bắc (các tỉnh Điện Biên, Lai

xvii


Châu, Sơn La, Hòa Binh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh); 4.Vùng Tây
Nguyên [7].
Trong cuốn “Cây lá kim Việt Nam” Nguyễn Hoàng Ngĩa (2004),cho
biết số lượng các loài cây lá kim bản địa của Việt Nam ước tính khoảng 30
loài và trên 20 loài được nhập vào nước ta để trồng thử nghiệm, trồng rừng
trên diện rộng hoặc làm cây cảnh, trong đó có một số loài như Thông đuôi
ngựa (Pinus massoniana), Sa mu (Cunninghamia lanceolata) được coi như
loài bản địa. Một số loài khác như Trắc bách diệp (Platycladus orientalis),
Tùng xà (Juniperus squamata), Thanh tùng (Juniperus chinensis), Bách tán
(Araucaria columnaris), Thông la hán (Podocarpus chinensis) đã được trồng
làm cảnh trên khắp cả nước [12].
Những phát hiện mới đây đã bổ sung một số loài Hạt trần có giá trị cho
hệ thực vật Việt Nam: Thông pà cò Pinus kwangtungensis (Phan kế Lộc 1984)
[9], Dẻ tùng sọc nâu Amentotaxus hatuyenensis (Nguyễn Tiến Hiệp & Vidal,
1996) [15], Thiết sam giả Pseudotsuga sinensis và Thiết sam núi đá Tsuga
chinensis (Nguyễn Tiến Hiệp và cộng sự, 2000) [6], Du sam núi đá Keteleeria
davidiana (Phan kế Lộc và cộng sự, 2002) [10].

xviii



Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Vũ Quang có toạ độ địa lý:
+ Từ 18009’ đến 18026’ vĩ độ Bắc;
+ Từ 105016’ đến 105033’ kinh độ Đông.
2.1.2. Ranh giới, diện tích
Vườn quốc gia Vũ Quang nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hà Tĩnh, cách thành
phố Hà Tĩnh 75 km. Phía đông giáp xã Hoà Hải và Phú Gia huyện Hương
Khê, phía Tây giáp xã Sơn Kim II huyện Hương Sơn; phía Nam giáp biên
giới Việt – Lào; phía bắc giáp xã Sơn Tây huyện Hương Sơn và các xã Hương
Quang, Hương Minh, Hương Thọ và thị trấn Vũ Quang huyện Vũ Quang.
Tổng diện tích tự nhiên của Vườn là 53.066,4 ha.
2.1.3. Địa hình, địa mạo
Vườn quốc gia Vũ Quang nằm ở nhiều dạng địa hình từ vùng núi cao,
núi trung bình, núi thấp và đồi núi, chênh cao địa hình từ 30 – 2286 m (trên
đỉnh Rào Cỏ). Địa hình núi cao, vực sâu, thung lũng hẹp, độ dốc lớn, độ chia
cắt sâu và dày, là đặc trưng của địa hình VQG Vũ Quang.
Địa hình đặc trưng bằng các kiểu sau đây:
– Kiểu địa hình núi (N) diện tích 31.180 ha chiếm 59% diện tích Vườn,
phân bố thành một dải chạy dọc theo biên giới Việt – Lào. Độ cao của kiểu
địa hình núi từ 301 m đến trên 2000 m, với nhiều đỉnh cao và độ dốc lớn từ 20
– 35o, có nơi >35o, điển hình như đỉnh Rào Cỏ (2.286 m), đỉnh Pulaileng phía

xix



Lào... Đây là kiểu địa hình đặc trưng, có ý nghĩa quan trọng trong bảo tồn, đa
dạng sinh học, là địa bàn sinh sống của hàng ngàn loài động, thực vật của
VQG, trong đó có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm đang bị đe doạ.
– Kiểu địa hình đồi (Đ) đai cao < 300 m, có diện tích 21.681 ha, chiếm
41% tổng diện tích VQG. Độ dốc của kiểu địa hình này nhỏ hơn so với kiểu
địa hình núi (từ 15 – 30o), phân bố chủ yếu ở phân khu phục hồi sinh thái và
khu hành chính. Thực vật ở kiểu địa hình này chịu nhiều tác động của con
người, đặc biệt trong những năm 1986 trở về trước là khu vực dành cho khai
thác lâm sản. Có nhiều nơi bị khai thác quá mức làm cho tài nguyên rừng đã
bị cạn kiệt. Kiểu địa hình đồi có ý nghĩa trong việc phục hồi hệ sinh thái bản
địa, góp phần bảo tồn nguồn gen, đa dạng sinh học cho VQG.
2.1.4. Khí hậu, thủy văn
2.1.4.1. Khí hậu
Vườn quốc gia Vũ Quang có khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới gió
mùa, mùa đông lạnh, dễ xảy ra sương muối, mùa khô khí hậu nóng rất khắc
nghiệt. Hàng năm có hai mùa rõ rệt (khí hậu miền Trung Việt Nam) . Theo số
liệu từ các trạm khí tượng, thuỷ văn 10 năm gần đây ở huyện Hương Sơn,
Hương Khê cho thấy:
+ Mùa mưa: từ hạ tuần tháng 8, tháng 9 và trung tuần tháng 11 lượng
mưa chiếm 54% tổng lượng mưa cả năm. Vào thời gian này hàng năm Hà
Tĩnh thường hứng chịu những cơn bão từ biển Đông gây nên lũ lụt.
+ Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau. Đây là mùa nắng gắt, có
gió Tây Nam (thổi từ Lào) khô, nóng, lượng bốc hơi lớn.
Nhiệt độ không khí khu vực VQG Vũ Quang khá cao, nhiệt độ trung
bình cao nhất 280C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 19,7 oC. Nhiệt độ thấp

xx


nhất tuyệt đối là 2,6oC. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23,5 oC. Biên độ giữa

nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong ngày lớn nhất vào tháng 7 và nhỏ nhất
vào tháng 2, bình quân năm là 7,7oC ở Hương Sơn, 7,4oC ở Hương Khê.
Vườn quốc gia Vũ Quang chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính đó là gió
mùa Đông Bắc và gió Tây Nam.
2.1.4.2. Sông suối, thuỷ văn
Ba con sông chính bắt nguồn trong VQG đó là: Khe Chè, Ngàn Trươi
và Rào Nổ là các chi lưu chính của sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố, các sông này
đổ vào sông La là sông lớn nhất của tỉnh, sau đó cùng hội tụ ở hạ nguồn sông
Lam rồi đổ ra biển Đông.
– Khe Chè bắt nguồn từ phần phía Tây của VQG, thuộc địa phận xã
Sơn Kim II, ở độ cao trên 1.400 m, chảy theo hướng Nam Bắc rồi đổ vào
sông Ngàn Phố
– Sông Ngàn Trươi bắt nguồn ở độ cao 1.900 m ở phía Nam của VQG,
được tạo bởi nhiều chi lưu nhỏ và dốc chảy từ biên giới Việt – Lào, thuộc địa
phận xã Hương Quang (huyện Vũ Quang).
– Sông Rào Nổ bắt nguồn ở độ cao trên 1.200 m, phía Đông của VQG,
trên địa phận xã Hoà Hải (huyện Hương Khê), đoạn đầu dòng chảy rất dốc
2.1.5. Địa chất, thổ nhưỡng
2.1.5.1. Địa chất
Kết quả điều tra của chuyên đề lập địa cấp II xác định có 2 nhóm đá mẹ
sau:
– Nhóm đá mac ma a xít kết tinh chua (a), phân bố chủ yếu ở phân khu
Bảo vệ nghiêm ngặt (BVNN), trên kiểu địa hình núi (N). Do có độ dốc lớn

xxi


nên đất hình thành ở nhóm đá này thường có kết cấu không bền vững, hàm
lượng mùn thấp.
– Nhóm đá phiến thạch sét (s), phân bố chủ yếu ở kiểu địa hình đồi núi

(Đ), phần lớn ở phân khu phục hồi sinh thái (PHST) dịch vụ hành chính
(DVHC). Đất có hàm lượng khoáng chất dễ tiêu (N, P, K, Mg...) tương đối
cao, có kết cấu tương đối tốt.
2.1.5.2. Thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra chuyên đề lập địa cấp II, VQG Vũ Quang có các
nhóm dạng đất sau:
Đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi trung bình và cao (FH), phân bố từ độ
cao 700 m trở lên, dọc biên giới Việt – Lào. Đất có phản ứng chua (pH = 2,4).
Thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, kết cấu hạt thô, đất có tầng
mỏng đến tầng trung bình. Nhóm đất này chiếm 31% diện tích Vườn. Thảm
thực vật chủ yếu ở đây là rừng kín thường xanh ẩm á nhiệt đới, phần lớn là
rừng nguyên sinh và rừng ít bị tác động với độ che phủ rất cao (>90%). Đất
phù hợp với các loài cây Pơ mu, Hoàng đàn giả, Du sam, Giẻ lá nhỏ... Nhóm
đất này ở VQG chỉ có 1 nhóm đất phụ là FHa (đất Feralit mùn vàng đỏ phát
triển trên đá macma a xít kết tinh chua) ở nhóm đất này có 10 dạng đất.
+ Đất Feralit nâu vàng trên đồi, núi thấp: nhóm đất này phân bố từ độ
cao <700m, chủ yếu được hình thành trên các loại đá phiến thạch sét, sa thạch
và macma acid kết tinh chua, chúng phân bố đan xen vào nhau tạo nên khá
nhiều loại đất có độ phì khác nhau tùy thuộc vào các kiểu địa hình, thảm thực
bì, độ cao và độ dốc của địa hình.
2.2. Tình hình kinh tế – xã hội
2.2.1. Dân số và lao động
VQG Vũ Quang bao gồm 13 xã, thị trấn vùng đệm, thuộc 3 huyện
Hương Sơn, Hương Khê và Vũ Quang. Có tổng số 12.960 hộ, với 44.588

xxii


nhân khẩu, trong đó có 282 hộ dân tộc thiểu số với 1069 khẩu. Mật độ dân số
ở vùng đệm của VQG là 35 người/km 2. So với các vùng khác, mật độ dân số

ở đây là rất thấp. Lao động chủ yếu là làm nông, lâm nghiệp và chăn nuôi.
Chất lượng lạo động còn thấp, tỷ lệ người lao động có chuyên môn còn hạn
chế
2.2.2. Dân tộc
Dân tộc chủ yếu là người Kinh, chỉ có 282 hộ dân tộc Lào Thừng với
1069 nhân khẩu ở xã Hương Quang (huyện Vũ Quang); xã Phú Gia (huyện
Hương Khê), xã Sơn Kim 2 (huyện Hương Sơn), sống giáp VQG Vũ Quang.
2.2.4. Giao thông
Hệ thống giao thông đường bộ ở VQG và vùng đệm, h ầu hết các tuyến
đường địa phương nằm dọc theo chiều dài thung lũng sông, suối.Các tuyến
đường đi vào sâu trong VQG đã được bê tông hóa thuận tiện cho công tác
tuần tra, kiểm tra rừng……
Tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua địa phận của 3 huyện Hương Sơn,
Vũ Quang, Hương Khê, đoạn đi qua vùng đệm VQG Vũ Quang dài 23km.
Đường Hồ Chí Minh tiếp cận là một lợi thế cho việc quảng bá du lịch sinh
thái trong vườn.
2.2.5. Y tế
Khu vực vùng đệm đã có một hệ thống các cơ sở y tế từ huyện xuống
xã, có Bệnh viện, phòng khám khu vực. Mỗi xã đều có 1 cơ sở y tế, mỗi cơ sở
y tế đều có 1 Bác sĩ và 1 – 3 Y sĩ, một số xã đã có các nhân viên y tá tại các
thôn. Tuy nhiên cơ sở vật chất của các cơ sở y tế còn thiếu, nhất là các trang
thiết bị cơ bản và thuốc chữa bệnh phục vụ tại tuyến xã, các cơ sở nhà điều trị
đã xuống cấp cần cải tạo nâng cấp.
2.2.6. Giáo dục

xxiii


Các xã trong khu vực đều có hệ thống trường học từ mẫu giáo đến cấp
tiểu học, THCS, THPT. Hàng năm được tổ chức giảng dạy về bảo tồn ĐDSH

và phòng cháy, chữa cháy rừng.
2.2.7. Tình hình kinh tế xã hội vùng đệm
Các hoạt động sản xuất ở các xã vùng đệm chủ yếu tập trung vào các
mặt nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp, khai thác lâm sản và một số hoạt
động có liên quan khác.

– Sản xuất nông nghiệp
Các xã thuộc vùng đệm có diện tích sản xuất nông nghiệp hơn 5.900
ha, chủ yếu trồng cây lúa nước và một số loài cây hoa màu. Nhìn chung diện
tích sản xuất nông nghiệp ít (Trung bình chỉ có 1,5 – 2 sào/1 lao động), phân
bố phân tán, ngoài ra có một số ruộng bậc thang khó khăn cho việc tưới tiêu.
Một số xã hiện nay đã có nước tưới của công trình thủy lợi nhỏ nên chỉ có
khoảng 1/2 diện tích đủ nước tưới. Diện tích còn lại sản xuất phụ thuộc vào
thiên nhiên. Lúa là một trong những nguồn thu nhập chính của người nông
dân, năng suất còn thấp và không đồng đều. Do vậy các hoạt động khai thác
sử dụng tài nguyên rừng diễn ra ảnh hưởng rất mạnh đến rừng đặc dụng.
– Chăn nuôi:
Các xã vùng đệm tiếp giáp với vùng đồi núi thấp, có nhiều đồng cỏ
nên chăn nuôi ở trong vùng tương đối phát triển, nhất là chăn nuôi đại gia súc.
Toàn vùng có 9.329 con Trâu, 6.789 con Bò, 21.241 con Lợn, 2.831 con
Hươu, 275 con Dê, 1.514 tổ Ong và nhiều con gia cầm khác. Đây cũng là một
trong những nguồn thu nhập chủ yếu của nông dân. Các hộ gia đình chủ yếu
phát triển đàn trâu bò, trung bình mỗi hộ có từ 2 – 3 con, có nhiều gia đình
nuôi từ 10 – 15 con...Tỷ lệ chăn thả trâu bò ở một số xã tương đối cao.
– Sản xuất lâm nghiệp:

xxiv


Đối với các xã vùng vùng đệm hoạt động sản xuất lâm nghiệp chủ yếu

là trồng rừng, bảo vệ rừng và khai thác nhựa thông...
Loài cây trồng lâm nghiệp chủ yếu Keo, Thông nhựa, Gió trầm...
2.3. Đặc trưng cơ bản về tài nguyên rừng
2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng
Theo kết quả Điều tra và Kiểm kê rừng năm 2012 đã được phê duyệt tại
Quyết định số 1280/QĐ – BNN – TCLN ngày 6/6/2013 của Bộ NN&PTNT,
tổng diện tích đất rừng đặc dụng của VQG Vũ Quang là 52.860,6 ha, trong
đó:
– Đất có rừng: 52.731,3 ha (chiếm 99,8% rùng đặc dụng), gồm rừng tự
nhiên 52.387,4 ha (chiếm 99,1%) và rừng trồng 343,9 ha (chiếm 0,7%)
– Đất chưa có rừng: 129,2 ha, chiếm 0,2% rừng đặc dụng.
– Độ che phủ của rừng cao chiếm 99,8%. Cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất đai tại Vườn quốc gia Vũ Quang
TT

Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ %

Tổng diện tích tự nhiên

52.860,5

100

Rừng tự nhiên

52.387,4


99,1

Giàu

11.361,0

21,7

Trung bình

31.377,2

59,9

Nghèo

8.170,2

15,6

Nghèo kiệt

1.214,6

2,3

Hỗn giao

264,4


0,5

2

Rừng trồng

343,9

0,7

3

Đất chưa có rừng

129,2

0,2

1

2.3.2. Trữ lượng rừng
Theo kết quả Điều tra và Kiểm kê rừng năm 2012 đã được phê duyệt tại
Quyết định số 1280/QĐ – BNN – TCLN ngày 06/6/2013 của Bộ NN&PTNT.

xxv


×