Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Chuyên đề CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN: HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NILON TẠI HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.16 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG KHOA MÔI TRƯỜNG
------------

CHUYÊN ĐỀ
HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NILON TẠI
HUYỆN ỨNG HÒA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

HÀ NỘI, 05/05/2017


MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của chương trình tập huấn..................................................................1
2. Thực trạng sử dụng túi nilon tại huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội:.....................3
3.Tác hại của việc sử dụng túi nilon:...............................................................................6
4. Hướng dẫn hạn chế sử dụng túi nilon:.......................................................................8
4.1. Bằng phương pháp sử dụng túi thay thế:...............................................................8
4.2. Bằng cách tái sử dụng lại túi nilon đã qua sử dụng:...........................................11
5. Một số khó khăn trong quá trình người dân thực hiện việc hạn chế sử dụng túi
nilon:................................................................................................................................ 12
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................14


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Cảnh mua bá tại chợ Trung Tâm (TT.Vân Đình,huyện Ứng Hòa)....4
Hình 4.1.1: Túi đựng rác tự phân hủy sinh học...................................................8
Hình4. 1.2: Túi xách vải thô....................................................................................9
Hình4.1.3: Túi giấy đựng thực phẩm...................................................................10
Hình 4.2 Tái sử dụng túi nilon đã qua sử dụng...................................................11



1. Tính cấp thiết của chương trình tập huấn
Trong những năm qua, việc sử dụng các vật từ túi nilon ngày càng phổ biến.
Do giá thành của túi nilon khá là rẻ người dân có thể mua một cách dễ dàng nên không có
lý do gì họ phải tái sử dụng lại túi nilon. Và vì lý do đó nên tiện ích của túi nilon được
nhiều người hiểu theo hướng “dùng một lần rồi bỏ”.
Theo các nhà khoa học về môi trường, trên thế giới, cứ mỗi phút có 1.000.000
chiếc túi nilon được sử dụng. Ở Việt Nam, tuy người dân mới sử dụng túi nilon phổ biến
khoảng vài thập niên, nhưng loại rác này đã và đang gây ô nhiễm môi trường nặng nề.
Trong các thùng rác của mỗi gia đình hằng ngày, thường xuyên có túi nilon. Túi nilon như
một sản phẩm tất yếu trong đời sống người dân Việt Nam bởi sự tiện dụng của nó.
Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng ở thành phố lớn là Hà Nội, trung bình mỗi
ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon đã qua sử dụng.
Hiện nay cũng chưa có thống kê chính xác bao nhiêu phần trăm của con số khổng
lồ này được tái chế rồi trở lại thị trường, bao nhiêu phần trăm phát tán ra tự nhiên. Nếu
chúng ta không có những biện pháp hạn chế sử dụng túi nilon ngay thì không bao lâu nữa
kênh rạch, ruộng đồng, mọi nơi sẽ tràn ngập rác nilông, môi trường sẽ bị ô nhiễm nặng
nề.
Theo phân tích của các nhà khoa học, trong môi trường tự nhiên, túi nilon cần vài
trăm năm đến một nghìn năm mới phân hủy hết.
Việc sử dụng túi nilon như tình trạng hiện nay đa và đang gây ra những tác hại
lớn đến môi trường và sức khỏe như: xói mòn đất đai, ảnh hưởng đến sự phát triển của
sinh thái và đa dạng sinh học, gây tắt cống rãnh, mất mỹ quan đô thị và nông thôn. Đặc
biệt là việc dùng túi nilon để đựng thực phẩm sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng đến
sức khỏe…
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã và đang áp dụng triệt để các biện pháp
nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng các loại túi nilon, chai, vỏ hộp bằng nhựa
trong cuộc sống hằng ngày. Các cửa hàng, siêu thị tại các nước phát triển chuyển từ sử
dụng túi ni lông sang dùng loại túi đựng thân thiện hơn với môi trường như túi vải, giấy...
Nếu người tiêu dùng muốn sử dụng túi ni lông thì phải mua với giá khá cao. Nhiều nước

và vùng lãnh thổ trên thế giới đã và đang mở chiến dịch loại bỏ túi nilon bằng việc đánh
1


thuế cao đối với các sản phẩm nhựa hoặc cấm sử dụng sản phẩm này trong các thành phố
lớn.
Tại Việt Nam, chính phủ đã thực hiện tăng thuế đối với việc sản xuất bao bì ni
lông, một số doanh nghiệp đã đầu tư công nghệ sản xuất các loại túi thân thiện với môi
trường. Tuy nhiên, những sản phẩm này do giá thành cao nên các cửa hàng, siêu thị vẫn
cân nhắc. Còn người mua hàng quen được dùng miễn phí túi nilon nên vẫn tỏ ra khá thờ
ơ. Tình trạng sử dụng túi nilon vẫn còn rất phổ biến.
Để giải quyết thực trạng này, phải thực hiện quyết liệt và đồng bộ nhiều giải pháp
như: tiếp tục tăng mạnh thuế đánh vào việc sản xuất và tiêu thụ túi nilon, có cơ chế, chính
sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp tổ chức thu gom và tái chế rác nilon hoặc sản xuất
sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế túi nilon…Và giải pháp cốt lõi nhất, bền
vững nhất là truyền thông nâng cao nhận thức công đồng về tác hại của túi nilon.
Dưới sự hỗ trợ của UBND thành phố Hà Nội, huyện Ứng Hòa tổ chức lớp tập
huấn truyền thông với chủ đề: “Hạn chế sử dụng túi nilon tại huyện Ứng Hòa, thành
phố Hà Nội” cho cán bộ trên địa bàn huyện. Mục tiêu của chương trình truyền thông này
là góp phần nâng cao hiểu biết về hiểm họa của rác nilon đối với môi trường và sức khỏe,
hạn chế việc sử dụng túi nilon.

2


2. Thực trạng sử dụng túi nilon tại huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
Đi khảo sát trên toàn huyện Ứng Hòa, ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh người
người bước ra khỏi các cửa hàng, siêu thị hay chợ,.. với những chiếc túi nilon đủ mọi kích
cỡ. Sử dụng túi nilon là một thói quen, nhu cầu thiết yếu và chúng thường được sử dụng
một lần rồi thải bỏ.

Sau khi sử dụng bạn sẽ làm gì tiếp theo với túi nilon? Sẽ nhiều người nghĩ rằng
dùng xong thì vứt đi thôi. Túi nilon phổ biến trên thị trường hiện nay chủ yếu là dạng túi
xốp, mỏng, dễ rách và giá rẻ nên chỉ được sử dụng một lần rồi vứt. Chẳng có mấy người
giặt, phơi khô để dùng lại chúng lần thứ hai. Chúng ta chỉ sử dụng túi nilon trong thời
gian rất ngắn có thể chỉ là vài phút có thể chủ yếu chỉ dùng đựng hàng hóa từ chợ, siêu thị
về tới nhà là được ném luôn vào sọt rác dù có thể chưa vấy một vết bẩn hay một lỗ thủng.
Hiện tại những người đi thu lượm ve chai cũng không thu gom túi nilon để bán vì nó
không được giá và rất mất công thu lượm. Chúng ta dễ dàng nhận thấy số lượng không
nhỏ túi nilon sau khi sử dụng được con người vứt thẳng ra đường. Vì thế chúng ta ra
đường nhìn đâu cũng thấy túi nilon, ở mọi nơi: ở gốc cây, dưới lòng đường,... Đặc biệt ở
các đô thị, các khu vui chơi giải trí, đâu đâu cũng thấy túi nilon.
Việc tái chế túi nilông hiện nay chủ yếu là ở những cơ sở tái chế thủ công chủ
yếu qua thu mua ve chai. Còn các nơi thu mua phế liệu lớn hầu như không còn thu mua
nữa. Vì thế giá thu mua nilon rớt giá thảm hại, có nơi còn bị tẩy chay, cho cũng không lấy.
Nếu chúng ta không có những biện pháp hạn chế sử dụng túi nilon ngay thì không bao
lâu nữa kênh rạch, ruộng đồng, mọi nơi sẽ tràn ngập rác nilông, môi trường sẽ bị ô nhiễm
nặng nề.
Đối với các bà nội trợ, đi chợ là phần công việc không thể thiếu hằng ngày. Có
lẽ không nơi nào túi nilon được sử dụng và được cho hào phóng như ở chợ. Tôi từng đếm
số túi nilon thu được sau một buổi đi chợ. Con số túi nilon được sử dụng trong một lần đi
chợ có thể là vài chiếc hoặc lên tới vài chục chiếc. Nếu nhân con số này lên cho bảy ngày
trong tuần thì ra một con số thật khủng khiếp! Như vậy làm thế nào để đi chợ mà không
dùng đến túi nilon? Câu hỏi này thật không dễ chút nào khi việc sử dụng túi nilon một
cách vô tội vạ đã trở thành thói quen khó bỏ vì tính tiện lợi của nó.

3


Hình 2.1: Cảnh mua bá tại chợ Trung Tâm (TT.Vân Đình,huyện Ứng Hòa)
(Nguồn: UBND huyện Ứng Hòa)

Ví dụ: Tại chợ Trung Tâm (TT.Vân Đình- huyện Ứng Hòa). Quan sát một sạp
bán cá, số túi nilon dùng đựng hàng cho khách tối thiểu là hai chiếc, một đựng cá và một
bọc bên ngoài. Đôi khi số túi nilon có thể còn nhiều hơn hai. Một phụ nữ trung niên tay
xách giỏ nhựa dừng ở sạp bán cá. Chị bán hàng làm cá xong cho vào túi nilon,
cẩn thận bọc bên ngoài bằng một chiếc túi khác khá khô ráo rồi chìa tay đưa cho khách.
"Ấy, cho thêm cái túi kẻo ướt hết cái giỏ" - người khách đề nghị. Tại một chợ thực phẩm
chỉ trong khoảng năm phút có hơn 10 túi nilông được sử dụng để đựng hàng cho khách.
Một khách hàng nữ lúc ghé vào tay không, nhưng khi rời sạp trên tay có đến năm túi
nilông: một đựng bó cải xanh, một đựng hai trái dưa leo, một đựng vài trái cà chua, một
đựng ít nấm rơm với mớ rau mùi và một đựng... bốn chiếc kia. Hơn một giờ có mặt tại
chợ này, chúng tôi đếm được đúng bảy người mang theo giỏ nhựa, còn lại đều bước vào
chợ với tay không. Song khi chúng tôi nhìn kỹ, bên trong những giỏ nhựa này cũngcó rất
nhiều túi nilon nhỏ để đựng thực phẩm ở bên trong.
Tại các tiệm, cửa hàng bán lẻ dọc phố hay các siêu thị, tình trạng lạm dụng túi
nilon cũng diễn ra tương tự. Phần lớn các tiệm chuyên bán bánh mì, bánh ngọt và thức ăn
nhanh mặc dù thường dùng túi giấy để đựng bánh cho khách nhưng những túi bánh sau đó
được bọc bên ngoài bằng một túi nilon. Trong khi đó ở các siêu thị, phần lớn hàng hóa
được đóng gói bằng túi nilon. Tại các gian hàng thực phẩm và rau quả, gần như mỗi món
4


hàng khách mua đều được bao gói bằng một túi nilon riêng dù chỉ là củ hành, trái ớt.
Những món hàng này khi ra quầy tính tiền còn được nhân viên thu ngân phân loại theo
từng nhóm, cho chung vào một túi trước khi cẩn thận bọc tất cả bằng một túi khác.
Ngoài ra, người dân còn vô tư dùng túi nilon để đựng các loại thực phẩm nóng
(cháo, canh,…) điều này là vô cùng độc hại vì túi nilon được sản xuất từ nhựa polythylen.
Khi gặp tác động của nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra các chất độc hại cho sức khỏe con người.
Ở chợ và siêu thị, với đặc thù hàng hóa đa chủng loại nên túi nilon "không có đối
thủ" đã đành, ngay ở những tiệm thuốc tây, thuốc bắc cũng có thói quen sử dụng túi nilon
thay vì có thể dùng túi giấy. Chỉ mua vài viên thuốc, người bán cũng quen tay cho vào

một túi nilon.
Từ thực tế trên ở huyện Ứng Hòa cần đề ra một chuyên đề: “Hạn chế sử dụng
túi nilon tại huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội”. Nhằm giúp người dân nâng cao nhận
thức về tác hại của túi nilon cũng như giúp các cán bộ của các tổ chức chính trị - xã hội
trên địa bàn huyện nắm được các cách để tái sử dụng túi nilon đúng cách và hiệu quả.

5


3.Tác hại của việc sử dụng túi nilon
Thứ nhất
Túi nilon gây tác hại từ khâu sản xuất bởi vì việc sản xuất túi nilon phải sử dụng nguyên
liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, do đó trong quá trình sản xuất nó sẽ tạo ra khí CO2
làm tăng hiệu ứng nhà kính, gây lên hiện tượng biến đổi khí hậu.
Thứ hai
Việc sử dụng túi nilon sẽ gây tác hại xấu tới sức khỏe con người. Túi nilon được làm từ
nhựa PVC không độc nhưng các chất phụ gia thêm vào để làm cho túi nilon mềm, dẻo,
dai. Các chất phụ gia chủ yếu được sử dụng là chất hóa dẻo, kim loại nặng, phẩm màu,…
là những chất cực kỳ nguy hiểm.
Chất phụ gia hóa dẻo TOCP (triorthocresylphosphat) có thể làm tổn thương và làm thoái
hóa hệ thần kinh ngoại biên và tủy sống; chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây ra
một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó. Những loại túi nilon tái chế
hoặc hộp nhựa, bình nhựa, túi nhựa có thể chứa DOP (dioctin phatalat) cực độc, ảnh
hưởng tới cơ quan sinh dục nam. Trẻ em bị nhiễm chất này lâu dài có thể thay đổi giwosi
tính: các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam; các bé gái có nguy cơ dậy thì quá sớm.
Các loại nilon màu nếu sử dụng để đựng thực phẩm tươi sống, đồ ăn chín có thể khiến
thực phẩm nhiễm các kim loại nặng như chì,… gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây
ug thư phổi.
Đặc biệt nếu sử dụng để đựng các thực phẩm chua có tính axit như dưa muối, cà muối
hoặc thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi nilon sẽ tách khỏi thành phần nhựa gây

độc cho thực phẩm. Khi ngấm vào dưa chua, axit axetic hoặc axit lactic ở trong dưa chua
sẽ hòa tan một số kim loại thành muối thủy ngân có thể gây ngộ độc và ung thư.
Thứ ba
Các loại túi nilon chủ yếu được sử dụng một lần rồi bị thải ra môi trường. Theo ước tính
số nilon con người thải ra trong một năm sẽ phủ kín bề mặt trái đất tấm nilon khổng lồ
dày 0,8mm. Theo khảo sát sơ bộ, hiện nay trung bình một ngày, Việt Nam xả khoảng
2.500 tấn rác nhựa ra môi trường. Tuy nhiên chỉ một phần nhỏ trong số này được thu
gom, tái chế, còn phần lớn bị vứt bỏ khắp nơi. Việc này không chỉ gây lãng phí về kinh tế
mà còn là hiểm họa khôn lường cho con người và môi trường:

6


Theo các nhà khoa học, túi nilon được làm từ những chất khó phân hủy, khi thải ra môi
trường phải mất hàng tram năm đến hàng nghìn năm mới bị phân hủy hoàn toàn. Sự tồn
tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước bởi túi nilon
lẫn vào đất sẽ ngăn cản oxi đi qua đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được
nước, dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng.nghiêm trọng hơn từ đất và
nước bị ô nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người.

7


4. Các cách hạn chế sử dụng túi nilon
4.1. Sử dụng túi thay thế
a.Dùng túi tự phân hủy

Hình 4.1.1: Túi đựng rác tự phân hủy sinh học
(Nguồn: Công ty bao bì Việt Nam)
*Ưu điểm

- Thân thiện với môi trường.
- Dai bền, đàn hồi tốt, có thể dùng đi dùng lại nhiều lần.
- Đựng được nhiều loại đồ (kể cả đồ nước)
*Nhược điểm
- Chi phí sản xuất cao
- Giá thành cao hơn so với túi nilon thông thường.

8


b.Dùng túi vải

Hình4. 1.2: Túi xách vải thô
(Nguồn: Công ty bao bì Việt Nam)
*Ưu điểm
- Thân thiện với môi trường.
- Đựng được nhiều đồ.
- Có khả năng dùng lại được nhiều lần.
*Nhược điểm
- Không đựng được đồ nước, đồ sống.
- Quá trình sử dụng có nhiều bất tiện, khó khăn; nhanh bẩn và có giá thành cao.
- Một số loại túi vải làm từ vải nilon cũng gây ra sự ô nhiễm môi trường không kém
so với túi nilon độc hại.

9


c.Dùng túi giấy

Hình4.1.3: Túi giấy đựng thực phẩm

(Nguồn: Công ty bao bì Việt Nam)
*Ưu điểm
- Thân thiện với môi trường, dễ phân hủy khi bị vứt ra môi trường.
- Có thể tái chế dễ dàng.
- Chứa được đồ có khối lượng nặng hơn nó nhiều lần.
*Nhược điểm
- Giá thành cao hơn túi nilon bình thường.
- Không thể đựng được đồ nước, đồ sống.

10


4.2. Tái sử dụng lại túi nilon đã qua sử dụng

Hình 4.2 Tái sử dụng túi nilon đã qua sử dụng
(Nguồn: www.moitruong.com)
*Ưu điểm
- Tiết kiệm chi phí.
*Nhược điểm
- Túi nilon sạch thì dễ dàng tái sử dụng, còn nếu túi nilon đó đã bị bẩn thì thường sẽ
bị vứt đi.

11


5. Một số khó khăn trong quá trình người dân thực hiện việc hạn chế sử dụng túi
nilon:
- Khó khăn khi bỏ thói quen sử dụng túi nilon của người dân vì túi nilon rất là rẻ nên
người dân sẽ phải mất một thời gian dài mới tạo được thói quen sử dụng những loại túi
thay thế hoặc tái sử dụng lại túi nilon.

- Mất thời gian khi phải tích trữ số túi đã qua sử dụng còn có thể dùng lại cho các
lần sau.
- Vì địa bàn hầu hết đều ở nông thôn nên việc dùng các loại túi giấy hay túi nilon tự
hủy sẽ phát sinh thêm chi phí cho người dân.

12


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Người dân thường chỉ biết tới lợi ích của túi nilon mang lại mà không nhận thức
được những tác động xấu của nó đến môi trường. Từ những tác hại của túi nilon chúng ta
cần phải áp dụng các biện pháp để nhằm hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilon của người
tiêu dùng, trong đó có các cách đã được nêu ở các nội dung ở trên.
Để công tác truyền thông đạt hiệu quả cao, cần có sự quan tâm của các cấp chính
quyền về công tác đào tạo tập huấn các vấn đề liên quan tới môi trường cho cán bộ và
nhân dân trên địa bàn. Cần tổ chức nhiều chương trình tập huấn hơn nữa. Việc tập huấn
nâng cao nhận thức về môi trường cho cán bộ nếu được tiến hành tốt sẽ là nền tảng để mở
các lớp tập huấn về các vấn đề môi trường rộng khắp cho người dân trên toàn huyện.
Để cải thiện chất lượng môi trường trên địa bàn huyện thì cần có sự chung sức
đồng lòng của toàn thể cán bộ và người dân địa phương. Cán bộ sẽ có trách nhiệm hướng
dẫn, khuyến khích người dân thực hiện các biện pháp còn người dân thì cần phải tuân
theo sự hướng dẫn của cán bộ, có thái độ hợp tác.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO

-(2015), Báo cáo hiện trạng môi trường huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
-Nguyễn Văn Minh (2016), Luận án: “Nghiên cứu túi nilon và ứng dụng”.

-Phạm Thành Sơn (2015), Luận án: “Thực trạng và giải pháp hạn chế việc sử dụng
túi nilon”.

14



×