Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN quản lý, chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động mô hình câu lạc bộ trong trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.91 KB, 19 trang )

* Nhận xét, đánh giá của đơn vị:
- Đề tài có yếu tố mới và sáng tạo:
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………....
- Đề tài sáng kiến có khả năng áp dụng:
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
- Đề tài sáng kiến có hiệu quả ( phạm vi được triển khai áp dụng)
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
Tân Phước Tây, ngày 20 tháng 4 năm 2018
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

* Nhận xét, đánh giá của Hội đồng xét duyệt SKKN cấp cơ sở:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

______________________________________________________
Lê Thị Cẩm

trang 1


……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
…………., ngày … tháng … năm 2018.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

* Nhận xét, đánh giá của Hội đồng xét duyệt SKKN cấp tỉnh:


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
…………, ngày … tháng … năm 2018.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

______________________________________________________
Lê Thị Cẩm

trang 2


Phần 1.
1. Thực trạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Các Câu lạc bộ trong trường Tiểu học đã được hình thành nhưng
thực tế chỉ thực hiện qua loa, chiếu lệ, hình thức, chưa được sự quan
tâm của nhà trường. Toàn bộ chỉ giao phó cho giáo viên bộ môn về
hoạt động và Tổng phụ trách về quản lý học sinh. Vì thế, hiệu quả
không cao, chưa thu hút học sinh tham gia.
Nhiều hoạt động chưa phù hợp với tâm lý, sức khỏe, sở thích của
học sinh (gò ép học sinh vào những đội, nhóm theo ý chủ quan của
giáo viên), chưa tạo niềm vui, niềm hứng thú, phát huy trí lực và óc
sáng tạo của học sinh bằng việc tham gia vào hoạt động tập thể.
Còn nhiều khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất cho dạy và học;
giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ, chưa
kể đến vấn đề ngại suy nghĩ để tìm ra các hoạt động phù hợp, phong
phú nhằm hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Thời gian, địa điểm sinh hoạt,
tập luyện chưa linh hoạt, gây sự nhàm chán, mệt mỏi nên học sinh

chưa chủ động tham gia, ít sáng tạo, chỉ luôn trông chờ thầy cô.
2. Lý do chọn đề tài
______________________________________________________
Lê Thị Cẩm

trang 3


Để giáo dục có hiệu quả và đạt chất lượng cao, ở trường tiểu học,
ngoài hoạt động giảng dạy và học tập, việc tổ chức hoạt động với mô
hình Câu lạc bộ cho học sinh giữ một vị trí khá quan trọng. Nó góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, rèn luyện thể chất, nâng
cao hiểu biết..., là một mặt hoạt động không thể thiếu trong việc hình
thành nhân cách, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Đối với học sinh tiểu học, người ta vẫn nói đến mối quan hệ giữa
học và chơi, chơi và học. Vì vậy, ngoài học tập, nhu cầu chơi là vô
cùng cần thiết với các em: học để mà vui chơi, vui chơi để tiếp thu kiến
thức, để học tập. Học - chơi phải được đan xen một cách hài hoà.
Hoạt động Câu lạc bộ, một hoạt động có tính chất “học - chơi” sẽ
khơi dậy được tiềm năng vốn có của học sinh, tạo sân chơi lành mạnh,
để học sinh có thể trải nghiệm, học tập, giao tiếp, ứng xử, vui chơi, giải
trí lành mạnh, từng bước củng cố, hoàn thiện nhân cách của mình.
Thông qua mô hình Câu lạc bộ, học sinh được tham gia các hoạt
động vui chơi bổ ích, được khuyến khích mạnh dạn bày tỏ quan điểm,
tâm tư, nguyện vọng của mình, đồng thời giúp cho giáo viên nắm bắt,
hỗ trợ giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong học tập và
cuộc sống của các em một cách kịp thời, tạo cho học sinh có được tâm
______________________________________________________
Lê Thị Cẩm


trang 4


lý thích thú khi đến trường. Giúp học sinh ham thích hoạt động của các
câu lạc bộ và tự giác tham gia một cách tích cực.
Việc xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong
những năm gần đây đòi hỏi nhà trường cần phải quan tâm tạo sân chơi
bổ ích và lành mạnh cho học sinh với nhiều loại hình phong phú và đa
dạng; trong đó, Câu lạc bộ là một trong những loại hình chủ yếu và đắc
lực nhất.
Câu lạc bộ là nơi tạo điều kiện cho các em được phát triển năng
khiếu, nuôi dưỡng niềm đam mê học tập, nghiên cứu khoa học, ham
thích tìm tòi, khám phá và sáng tạo. Ở đó, các em được giao lưu, học
hỏi với bạn bè, thầy cô và mọi người; được thực hiện các quyền của trẻ
em, đặc biệt là quyền phát triển và quyền tham gia.
Tuy nhiên, một thực tế khó khăn được đặt ra là điều kiện cơ sở vật
chất của trường còn hạn chế, đặc biệt trang thiết bị phục vụ cho các
hoạt động tập thể còn thiếu. Một số giáo viên của trường còn chưa
quan tâm tới hoạt động này. Các nội dung, hình thức hoạt động của các
Câu lạc bộ còn nghèo nàn, tẻ nhạt đơn điệu, đôi khi mang tính hình
thức, chiếu lệ, gọi là có. Đây là những lý do làm cho chất lượng hoạt
động Câu lạc bộ chưa đạt hiệu quả cao.
______________________________________________________
Lê Thị Cẩm

trang 5


Đề tài này áp dụng tại trường tiểu học Tân Phước Tây năm học
2016 - 2017 đạt hiệu quả. Xuất phát từ thực tiễn, tôi tiếp tục tìm tòi các

biện pháp, vận dụng và đúc rút lại thành những giải pháp phù hợp cho
đơn vị trường tiểu học Nguyễn Văn Đậu qua đề tài “Quản lý, chỉ đạo
nâng cao hiệu quả hoạt động mô hình Câu lạc bộ trong trường tiểu
học” năm học 2017 -2018 để góp phần duy trì và nâng cao hiệu quả
hoạt động của loại hình này.
Phần 2: Nội dung cần giải quyết
Thực trạng nêu trên đã đặt ra những nội dung cần phải được giải
quyết để quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động các Câu lạc bộ trong
trường.
Đó là:
- Đảm bảo tính tự nguyện tham gia của học sinh và phát huy vai
trò tự quản của học sinh.
- Đảm bảo phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học và điều kiện thực
tế của nhà trường, của địa phương và sự kết hợp hài hòa giữa hoạt
động Câu lạc bộ với các hoạt động dạy học và giáo dục khác trong nhà
trường.

______________________________________________________
Lê Thị Cẩm

trang 6


- Đảm bảo huy động sự tham gia tích cực của giáo viên, cha mẹ
học sinh và cộng đồng.
Phần 3: Biện pháp giải quyết
a. Đảm bảo tính tự nguyện tham gia của học sinh và phát huy
vai trò tự quản của học sinh.
Tính tự nguyện là một trong những điều quyết định cho sự hình
thành, duy trì và phát triển của các Câu lạc bộ. Từ các quyết định thành

lập các Câu lạc bộ của trường, các phiếu khảo sát bày tỏ nhu cầu, sở
thích của bản thân và nguyện vọng muốn tham gia vào Câu lạc bộ ở
lĩnh vực nào để có thể thỏa mãn theo sở thích và niềm đam mê của
mình. Tôi cùng giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và tổng phụ
trách đội ổn định lại tổ chức Câu lạc bộ theo từng lĩnh vực như: Câu
lạc bộ thuộc lĩnh vực thể dục thể thao; Câu lạc bộ thuộc lĩnh vực văn
hóa nghệ thuật; Câu lạc bộ thuộc lĩnh vực tìm tòi khám phá các môn
học; Câu lạc bộ thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội…
Tất cả mọi học sinh đều có quyền tham gia sinh hoạt ở những câu
lạc bộ mà các em đăng ký và yêu thích dựa vào sự tự nguyện của mình,
không còn tình trạng gò ép theo ý muốn chủ quan của người lớn.

______________________________________________________
Lê Thị Cẩm

trang 7


Đơn vị đã xây dựng Kế hoạch số 453/ KH -THNVĐ ngày
22/9/2017 về thực hiện mô hình Câu lạc bộ trong trường; thành lập
Ban Cố vấn có 7 thành viên (là giáo viên), Ban Chủ nhiệm có 9 thành
viên (là giáo viên và học sinh).
Năm học 2017 - 2018, trường đã tổ chức 05 Câu lạc bộ theo sở
thích gồm: Tin học: 60 em, Mỹ thuật 46 em; Thể dục thể thao (Cầu
lông 73 em; Đá cầu 15 em; Điền kinh: 77 em ; Rèn viết chữ đẹp: 47
em.
Quản lý và điều hành trực tiếp hoạt động của các Câu lạc bộ do
Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ đảm nhiệm dưới sự hướng dẫn của Ban Cố
vấn.
Ban Chủ nhiệm mỗi Câu lạc bộ ngoài giáo viên còn có các học

sinh nhiệt tình, năng động do thành viên của Câu lạc bộ bầu chọn.
Nhiệm kỳ hoạt động của Ban Chủ nhiệm là một năm, tính từ đầu năm
học.
Để học sinh trong Ban Chủ nhiệm có thể làm tốt vai trò quản lý,
điều hành Câu lạc bộ của mình, giáo viên Tổng phụ trách đội và giáo
viên bộ môn đã quan tâm bồi dưỡng, nâng cao năng lực lập kế hoạch,

______________________________________________________
Lê Thị Cẩm

trang 8


điều khiển Câu lạc bộ cho các em và trực tiếp đánh giá, giúp các em rút
ra được những kinh nghiệm trong quá trình tổ chức hoạt động.
Ban Cố vấn bao gồm giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh, giáo
viên bộ môn và tùy theo từng thời điểm còn có sự tham gia của người
dân có năng khiếu, am hiểu và nhiệt tình tại địa phương có liên quan
trên lĩnh vực hoạt động của mỗi Câu lạc bộ để giúp đỡ. Hàng tháng
Ban chủ nhiệm sẽ được Ban Cố vấn gợi ý, tư vấn về chủ đề hoạt động,
nội dung, hình thức hoạt động hoặc cách xử lý, giải quyết những khó
khăn vướng mắc trong quá trình chuẩn bị và thực hiện hoạt động.
Các thành viên của Câu lạc bộ đều có quyền và trách nhiệm tham
gia đề xuất ý tưởng hoạt động của Câu lạc bộ hoặc lựa chọn các ý
tưởng do Ban chủ nhiệm và các thành viên khởi xướng; chuẩn bị và
thực hiện các hoạt động; tham gia đánh giá kết quả hoạt động của Câu
lạc bộ và các thành viên theo những điều đã cam kết trong đơn xin gia
nhập.
Ban Chủ nhiệm có trách nhiệm tạo cơ hội, điều kiện cho các thành
viên thực hiện quyền tham gia vào các hoạt động của Câu lạc bộ.

b. Đảm bảo phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học và điều kiện
thực tế của nhà trường, của địa phương và sự kết hợp hài hòa giữa
______________________________________________________
Lê Thị Cẩm

trang 9


hoạt động Câu lạc bộ học sinh với các hoạt động dạy học và giáo dục
khác trong nhà trường.
Học sinh tham gia Câu lạc bộ là các em từ khối 3 đến khối lớp 5.
Do đó, nội dung và hình thức hoạt động của Câu lạc bộ phải nhẹ
nhàng, vui tươi, hấp dẫn, mang tính giáo dục, phù hợp với đặc điểm lứa
tuổi học sinh tiểu học. Mỗi chủ đề là một nội dung hoạt động vừa đảm
bảo truyền thụ, củng cố kiến thức, vừa đảm bảo tính giải trí, vừa phù
hợp với nhu cầu các em như: Hội vui học tập, hái hoa dân chủ, lật ô
chữ;… hoặc tọa đàm, thảo luận về một đề tài mà các em cần.
Hoạt động của câu lạc bộ phải linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với
điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí, nhân lực. Địa điểm tổ
chức sinh hoạt có thể tại phòng thư viện, các phòng chức năng, sân
trường, phòng truyền thống; cũng có thể là các khu di tích của huyện,
tỉnh (Miễu Ông Bần quỳ, Vàm Nhựt Tảo; Bảo tàng Long An, ..)
Thời gian tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ có thể buổi trưa trước khi
ăn, cuối buổi chiều sau giờ học hoặc những buổi ngoại khóa, những
ngày nghỉ cuối tuần. Có thể mỗi tuần một lần (lúc bình thường) hoặc
hàng ngày (khi có các hội thi cấp trên để chọn đội tuyển tham gia thi
đấu) tùy theo các em thống nhất. Thời lượng sinh hoạt từ 30 - 45 phút,
______________________________________________________
Lê Thị Cẩm


trang 10


hay một buổi hoặc một ngày tùy vào nội dung, hình thức từng hoạt
động sinh hoạt.
Tổ chức hoạt động câu lạc bộ học sinh phải đảm bảo hài hòa với
các hoạt động dạy học và giáo dục khác trong nhà trường nhằm hỗ trợ,
bổ sung cho nhau, góp phần nâng cao giáo dục toàn diện học sinh. Vì
vậy, không được để tình trạng trùng lặp, chồng chéo về nội dung, hình
thức hoạt động gây quá tải, lãng phí và tạo cho học sinh tâm lí nhàm
chán không thích đi sinh hoạt câu lạc bộ.
c. Đảm bảo huy động sự tham gia tích cực của giáo viên, cha mẹ
học sinh và cộng đồng
Ngoài sự hỗ trợ của Ban cố vấn, các Câu lạc bộ học sinh rất cần có
thêm sự hỗ trợ của các giáo viên khác trong trường, của các bậc cha mẹ
học sinh và cộng đồng. Do vậy, cần khai thác triệt để tiềm năng, thế
mạnh của từng đối tượng.
Tùy theo khả năng và điều kiện thực tế của mỗi người mà sự hỗ trợ
của họ có thể thường xuyên hoặc chỉ trong từng thời điểm, từng hoạt
động; có thể hỗ trơ trực tiếp hay gián tiếp; có thể hỗ trợ về chuyên môn
như đá bóng, thêu, võ thuật,…hoặc hỗ trợ về vật chất, kinh phí, trang
thiết bị, địa điểm hoạt động, phương tiện hoạt động; cũng có thể tạo
______________________________________________________
Lê Thị Cẩm

trang 11


thời gian hoạt động cho con em mình hay sự ủng hộ, động viên, khích
lệ tinh thần.

Vai trò của nhà trường là chính. Còn với cha mẹ học sinh và cộng
đồng thì nhà trường thông báo cho họ biết về kế hoạch hoạt động của
Câu lạc bộ trên bảng thông tin công khai của nhà trường và thông qua
học sinh; tuyên truyền, vận động họ tham gia hỗ trợ và tạo điều kiện
cho con em mình tham gia đầy đủ.
Phần 4: Kết quả
1. Kết quả khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Học sinh tham gia sinh hoạt do bắt buộc, tâm lý không thoải mái
nên không muốn tham gia.
- Chưa tạo điều kiện cho các em tự nguyện tham gia theo sở thích
mà do nhà trường, giáo viên lựa chọn nên kết quả không cao.
- Nội dung các hoạt động chưa có nề nếp, tác phong, lề lối làm việc
chưa khoa học, chưa nhịp nhàng.
- Kết quả hoạt động của trường chỉ đạt trung bình .
2. Kết quả khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

______________________________________________________
Lê Thị Cẩm

trang 12


Qua thực tế triển khai thực hiện đề tài “Quản lý, chỉ đạo nâng cao
hiệu quả hoạt động mô hình câu lạc bộ trong trường Tiểu học” tại đơn
vị mới đã có kết quả bước đầu:
- Qua hoạt động của các Câu lạc bộ, công tác giáo dục đạo đức lối
sống, giáo dục kỹ năng sống, sinh hoạt vui chơi của học sinh có nhiều
tiến bộ tích cực.
- Có nhiều học sinh của trường được chọn tham gia thi đấu đạt giải
cấp huyện và tỉnh.

- Câu lạc bộ là nơi để các em chia sẻ kinh nghiệm học tập cũng như
các trải nghiệm thực tế và được sự quản lý chặt chẽ của chủ nhiệm câu
lạc bộ nên ngày càng có nền nếp, tự tin, mạnh dạn hơn trong sinh hoạt
và học tập.
- Học sinh tự nguyện và có ý thức, nghiêm túc trong sinh hoạt Câu
lạc bộ, phát huy được năng lực sở trường của mình; số lượng tham gia
ngày càng nhiều hơn.
- Về kết quả:
+ Câu lạc bộ Thể dục thể thao: Điền kinh đạt 1 giải Nhì cấp tỉnh; 1
giải Nhất cấp huyện;

______________________________________________________
Lê Thị Cẩm

trang 13


+ Câu lạc bộ Vẽ tranh đạt 1 giải Nhất cấp huyện; Giải khuyến
khích cấp tỉnh.
+ Câu lạc bộ Rèn viết chữ đẹp đạt giải Nhì cấp huyện;
Chất lượng giáo dục toàn diện của trường được xếp loại tốt, không
có học sinh không đạt về năng lực và phẩm chất .
Phần 5: Kết luận:
1. Tóm lược giải pháp
Từ việc thực hiện đề tài “Quản lý, chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt
động mô hình câu lạc bộ trong trường Tiểu học”, có thể rút ra một số
giải pháp sau :
- Nhà trường cần quan tâm sâu sắc đến hoạt động này, xem hoạt
động này là hoạt động chính song song với hoạt động giảng dạy và học
tập.

- Có kế hoạch cụ thể và chi tiết từng nội dung hoạt động Câu lạc bộ
triển khai tới toàn thể giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, các đoàn
thể…. Tổ chức thực hiện theo kế hoạch, kiểm tra đánh giá cả định kỳ
và đột xuất; huy động được những cá nhân có tâm huyết trong cộng
đồng cùng tham gia với nhà trường.

______________________________________________________
Lê Thị Cẩm

trang 14


- Việc tổ chức và duy trì hoạt động cần có sự phối hợp cả trong và
ngoài nhà trường; thường xuyên gặp gỡ trao đổi và bàn biện pháp giải
quyết xây dựng tốt phong trào.
- Tăng cường tham mưu với cấp uỷ Đảng, các cấp, các ngành, hội
cha mẹ học sinh đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho các
hoạt động ngoài giờ lên lớp…
- Nội dung chương trình sinh hoạt phải đảm bảo đúng với đường
lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước; bám sát vào nội dung chương
trình sách giáo khoa, khoa học, rõ ràng và thể hiện “Tính vừa sức” đối
với các em.
- Hình thức tổ chức cần khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lý “Học mà chơi, chơi mà học” của các em học sinh.
- Cơ sở vật chất, thiết bị tập luyện cần thiết phải an toàn phục vụ
đảm bảo về mặt thẩm mỹ, gây ấn tượng đối với các em.
- Thời gian thực hiện chương trình vừa phải, không nên dài quá dễ
gây mệt mỏi cho các em.
2. Phạm vi, đối tượng áp dụng
“Quản lý, chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động mô hình câu lạc bộ

trong trường tiểu học” năm học 2017 -2018, góp phần đưa hoạt động
______________________________________________________
Lê Thị Cẩm

trang 15


câu lạc bộ ở trường Tiểu học có chất lượng ngày một nâng cao và có
thể áp dụng cho các trường trong huyện.

______________________________________________________
Lê Thị Cẩm

trang 16


MỤC LỤC
Phần I. Lý do chọn đề tài

trang 2

1. Thực trạng của đề tài

trang 2

2. Lý do chọn đề tài

trang 2

Phần II. Nội dung cần giải quyết


trang 3

Phần III. Biện pháp giải quyết

trang 3

a. Đảm bảo tính tự nguyện tham gia của học sinh và phát huy vai trò tự

quản của học sinh.

trang 4

b. Đảm bảo phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học và điều kiện thực tế
của nhà trường và của địa phương và sự kết hợp hài hòa giữa hoạt động câu
lạc bộ học sinh với các hoạt động dạy học và giáo dục khác trong trường
trang 5

c. Đảm bảo sự tham gia tích cực của giáo viên, cha mẹ học sinh và
cộng đồng

trang 6

Phần IV. Kết quả

trang 6

1. Kết quả khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

trang 6


2. Kết quả khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

trang 7

Phần V. Kết luận

trang 7

1. Tóm lược giải pháp

trang 7

2. Phạm vi, đối tượng áp dụng

trang 8

______________________________________________________
Lê Thị Cẩm

trang 17


______________________________________________________
Lê Thị Cẩm

trang 18


______________________________________________________

Lê Thị Cẩm

trang 19



×