Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

SKKN sử dụng mô hình thực tế vào giảng dạy công nghệ 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 23 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

SỬ DỤNG MÔ HÌNH THỰC TẾ VÀO GIẢNG DẠY
CÔNG NGHỆ 11

Quảng Bình, tháng 01 năm 2019


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

SỬ DỤNG MÔ HÌNH THỰC TẾ VÀO GIẢNG DẠY
CÔNG NGHỆ 11

Họ và tên:

Lê Thị Nguyệt

Chức vụ:

Giáo viên

Đơn vị công tác: Trƣờng THPT Đào Duy Từ


Quảng Bình, tháng 01 năm 2019


MỤC LỤC

1. Phần mở đầu: ......................................................................................... Trang 2
1.1. Lí do chọn đề tài. .................................................................................. Trang 2
1.2. Phạm vi áp dụng của đề tài. .................................................................. Trang 2
2. Nội dung nghiên cứu: ............................................................................ Trang 3
2.1. Cơ sở lí luận . ....................................................................................... Trang 3
2.2. Cơ sở thực tiễn . ................................................................................... Trang 3
2.3. Thực trạng nghiên cứu. ........................................................................ Trang 3
2.4. Quá trình thực hiện. .............................................................................. Trang 4
2.5. Sản phẩm minh họa .. ........................................................................... Trang 4
2.6. Kết quả đạt được....................................................................................Trang15
3. Phần kết luận.. ....................................................................................... Trang 17
3.1. Ý nghĩa của đề tài.. ............................................................................... Trang 17
3.2. Kiến nghị đề xuất.. ............................................................................... Trang 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. ...................................................................... Trang 19


1.PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Công nghệ là môn học ứng dụng bằng cách vận dụng môn học vào thực tiễn
nhằm đáp ứng các nhu cầu thực tế về khoa học kĩ thuật ngày càng phát triễn của xã
hội. Trên con đường hội nhập phát triễn cùng thế giới, đất nước ta càng và đang
từng bước đổi mới. Áp dụng khoa học - kĩ thuật - công nghệ hiện đại vào trong các
lĩnh vực của đời sống và sản xuất để thực hiện công cuộc "công nghiệp hóa, hiện
đại hóa" đất nước. Việc tiếp cận môn công nghệ ở trường trung học phổ thông nói
chung và trường THPT Đào Duy Từ nói riêng là phải tìm ra những phương pháp

tốt nhất cho việc nâng cao chất lượng dạy - học. Để đạt được mục tiêu giáo dục thì
đổi mới phương pháp trong giảng dạy là một điều tất yếu, và có thể giúp học sinh
hình thành định hướng nghề nghiệp.
Phương pháp dạy học chủ yếu hiện nay chủ yếu được thực hiện trên lớp theo
bài trong sách giáo khoa, giáo viên là chủ thể. Củng có thể sử dụng kết hợp với các
phương pháp khác, nhưng vẫn mang tính hình thức, máy móc. Những kiến thức
vẫn còn nặng tính lí thuyết, vì thế học sinh khó tưởng tượng, lỉnh hội kiến thức một
cách mờ nhạt, lúng túng dẫn đến hiệu quả dạy và học không cao.
Là một giáo viên trực tiếp dạy môn công nghệ tại trường THPT Đào Duy tôi
xin mạnh dạn đưa ra đề tài:"Sử dụng mô hình thực tế vào giảng dạy công nghệ
11". là quá trình giáo viên hướng dẫn tổ chức hoạt động theo nhóm. Các nhóm tự
nghiên cứu và tìm hiểu bài trước, bằng cách liên hệ các cơ sở sản xuất thực tế địa
phương để lấy thông tin, hoặc tìm hiểu các đoạn phim, hình ảnh, rồi viết báo cáo
tập hợp, nộp cho giáo viên, sau đó các nhóm đại diện trình bày và phản biện. Giáo
viên tổng hợp và nhận xét. Chính vì thế phương pháp này phát huy được tính tích
cực, sáng tạo và đặc biệt là hình thành được khả năng hợp tác giữa các thành viên,
dễ dàng tiếp nhận và khắc sâu kiến thức hơn, và nâng cao hiệu quả dạy và học.
Đó là lí do tôi chọn đề tài cho bài sáng kiến kinh nghiệm là:"Sử dụng mô
hình thực tế vào giảng dạy công nghệ 11".
2. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm giúp học sinh thực tế trải nghiệm và phát
triển kỹ năng học tập, chiếm lĩnh kiến thức và phát triển trí tuệ. Phát huy được tính
đoàn kết, sự trao đổi quan điểm với các bạn cùng học sẽ hình thành năng lực hợp
tác. Sử dụng tốt các thuật ngữ trong công nghệ kĩ thuật và học sinh biết diễn đạt ý
của mình qua ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hình thể sắp xếp ý nghỉ để trình bày, phản
biện…Để học sinh hứng thú và khắc sâu kiến thức hơn.
1


Dựa trên thực tế trực tiếp giảng dạy môn công nghệ trong những năm vừa

qua, tôi mạnh dạn" sử dụng mô hình thực tế vào giảng dạy công nghệ 11" nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học. Minh họa cho đề tài nghiên cứu cụ thể
"Chương III- bài 16 công nghệ chế tạo phôi" trong chương trình lớp 11.
2. PHẦN NỘI DUNG

2.1. Cơ sở lý luận
Phương pháp dạy bài công nghệ chế tạo phôi đang được sử dụng phổ biến
hiện nay đó là: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc thông qua sơ đồ và một số
câu hỏi, học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát sơ đồ rồi tiến hành tư duy,
hình dung tưởng tượng rồi nêu bản chất và ưu, nhược điểm, các phương pháp chế
tạo, sau đó giáo viên tóm tắt và kết luận dưới dạng lí thuyết.
Qua cách truyền đạt này thể hiện được phong cách, phương pháp và khả
năng của người giáo viên. Tuy nhiên không phát huy được khả năng tự hoc, tự
nghiên cứu, sáng tạo của học sinh. Làm cho học sinh tiếp nhận bài học nặng nề và
mờ nhạt, khó hiểu, không khắc sâu kiến thức bài học vừa nghiên cứu.
2.2 Cơ sở thực tiển
Bản chất của dạy học Sử dụng mô hình thực tế vào giảng dạy công nghệ
11". Sử dụng mô hình thực tế vào trong giảng dạy công nghệ 11 là giúp học sinh
trải nghiệm thực tế vận dụng giữa phần lí thuyết với thực tiễn. Học công nghệ của
các em không dừng lại ở mức " Học để biết " mà điều quan trọng hơn là giúp các
em trả lời được các câu hỏi "Biết để làm gì" và "làm như thế nào?" các câu hỏi này
sẽ được thể hiện qua năng lực giải quyết các vấn đề được nảy sinh trong thực tiễn.
Phù hợp với con đường và khả năng nhận thức của học sinh. Nhờ đó giúp học sinh
lỉnh hội kiến thức, kĩ năng mới của bài một cách hứng thú, tích cực và nhẹ nhàng.
Không những thế học sinh có thể tự khám phá được nhiều điều mới lạ mà nội dung
trong sách không thể mô tả được. Đây là điều kiện tốt để rèn luyện và phát triển
năng lực khám phá, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh.
2.3. Thực trạng nghiên cứu
Trong thực tế ở các trường học hiện nay, việc dạy học bài công nghệ chế tạo
phôi thường mang nặng tính lí thuyết mà thiếu thực tiễn, trong khi đó bản chất của

việc dạy học môn công nghệ là đòi hỏi phải có tính thực tiễn và phải vận dụng
được những kiến thức đã học vào trong thực tế cuộc sống. Để cho học sinh khám
phá và trải nghiệm thực tế với những kiến thức lỉnh hội được, làm cho tiết học sinh
động hơn và tăng thêm khả năng hiểu biết của mình trong lỉnh vực kĩ thuật cũng
2


như trong đời sống. Nên đổi mới phương pháp dạy học bằng cách"sử dụng mô
hình thực tế vào giảng dạy công nghệ 11". Để nâng cao chất lượng dạy và học.
2.4 Quá trình thực hiện
Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về bài công nghệ chế tạo phôi, Tôi hiểu để
dạy môn công nghệ nói chung và dạy bài công nghệ chế tạo phôi nói riêng có"sử
dụng mô hình thực tế vào giảng dạy công nghệ 11". Thì giờ học sôi động hơn, dễ
hiểu hơn, đặc biệt là thu hút học sinh, vừa nâng cao hiệu quả tiết học mà học sinh
lại say mê môn học hơn.
2.5 Sản phẩm minh họa
Tôi đưa ra một bài minh họa cho việc "sử dụng mô hình thực tế vào giảng
dạy công nghệ 11". Chương III- BÀI 16 CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI
A. TIẾN T

NH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG1 : HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giáo viên giới thiệu bài và phân nhóm, rồi yêu cầu:
- Nhóm trưởng thu thập các tài liệu, thông tin mà các thành viên mình đã đi khảo
sát, thư kí nhóm tổng hợp ghi lại và nộp kết quả cho giáo viên.
- Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến rồi soạn thành văn bản trình bày bằng
nhiều cách như bản hoặc trên máy tính.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MỚI
1. Mục đích
- Dựa trên phần học trước học sinh tìm hiểu các phương pháp đúc, gia công áp lực,

hàn.
- Học sinh trình bày được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp
đúc.
- Hiểu được công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát.
- Trình bày được bản chất của công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp gia công
áp lực và hàn.
- Hướng dẫn cho học sinh hoàn thành các phiếu học tập từ đó rút ra các kiến thức
cần thiết trong hoạt động này.
2. Nội dung
I .Công nghệ chế tạo phôi bằng phƣơng pháp đúc
Giáo viên cung cấp thông tin, và yêu cầu học sinh đọc những thông tin sau:
1. Bản chất đúc:
- Đúc là rót kim loai lỏng vào khuôn,sau khi kim loại lỏng kết tinh và nguội ta được
vật đúc có hình dạng và kích thước của lòng khuôn.
3


- Dựa vào khuôn đúc có các phương pháp đúc như sau: Đúc trong khuôn cát, đúc
trong khuôn kim loại....
2. Ưu,nhược điểm:
a. Ưu điểm:
- Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim khác nhau.
- Có thể đúc được các vật có khối lượng từ vài gam tới vài trăm tấn,các vật có hình
dạng phức tạp mà các phương pháp gia công khác không thể chế tạo được.
- Nhiều phương pháp có độ chính xác và năng suất cao, giảm chi phí sản xuất như:
Đúc, áp lực, đúc li tâm....
b. Nhược điểm:
Tạo ra các khuyết tật như: Rổ khí, rổ xỉ, không điền đầy khuôn, vật đúc bị nứt...
3. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát
Gồm các bước chính sau:

B1 : Chuẩn bị mẫu và vật liệu làm khuôn.
- Mẫu vật làm bằng gỗ hoặc nhôm kích thước và hình dạng giống vật cần đúc.
- Vật liệu : Cát 70- 80 %, chất dính10 - 20%, nước được trộn đều.
B2 : Tiến hành làm khuôn .
B3 : Chuẩn bị vật liệu nấu.
B4 : Nấu chảy và rót kim loại lỏng vào khuôn.
Kết luận
- Vật đúc sử dụng được ngay gọi là chi tiết đúc.
- Vật đúc phải qua gia công cắt gọt gọi là phôi đúc.
II. Công nghệ chế tạo phôi bằng phƣơng pháp gia công áp lực
Giáo viên cung cấp thông tin và yêu cầu học sinh đọc những thông tin sau:
1. Bản chất
Dùng ngoại lực tác dụng thông qua các dụng cụ hoặc thiết bị ( búa tay hoặc búa
máy) làm cho kim loại biến dạng dẻo theo hướng định trước nhằm tạo được vật thể
có hình dạng và kích thước theo yêu cầu. Khi gia công kim loại bằng áp lực, khối
lượng và thành phần vật liệu không thay đổi.
* Phạm vi sử dụng: Thường chế tạo dụng cụ gia đình và phôi cho gia công cơ khí.
- Các phương pháp gia công áp lực thường gặp.
+ èn tự do
- Bản chất: Làm biến dạng kim loại ở trạng thái nóng theo hướng định trước bằng
búa tay hoặc búa máy để thu được chi tiết có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
- Đặc điểm và phạm vi sử dụng: Chế tạo chi tiết hoặc phôi có kích thước nhỏ, đơn
giản, độ chính xác thấp...
4


+ Dập thể tích
- Bản chất: dập thể tích kim loại ở trạng thái nóng biến dạng trong lòng khuôn.
* Đặc điểm và phạm vi sử dụng:
- Khuôn dập phải làm bằng thép có độ bền cao.

- Chi tết có độ chính xác cao, năng suất cao...
- Dùng chế taọ phôi có kích thước nhỏ và trung bình.
2. Ưu,nhược điểm:
a. Ưu điểm:
- Phôi gia công bằng áp lực có cơ tinh cao, tiết kiệm kim loại, độ chính xác cao…
b. Nhược điểm:
- Không chế tạo được vật thể có kết cấu phức tạp, năng suất thấp, điều kiện làm
việc mệt nhọc…
III. Công nghệ chế tạo bằng phƣơng pháp hàn:
Giáo viên cung cấp thông tin, và yêu cầu học sinh đọc những thông tin sau:
1. Bản chất :
Hàn là phương pháp nối kim loại lại với nhau bằng cách nung nóng chổ nối đến
trạng thái chảy, sau khi nguội kết tinh trở thành mối hàn.
2. Ưu,nhược điểm:
a. Ưu điểm:
- Tiết kiệm kim loại so với nối ghép bu lông đai ốc.
- Có thể nối tất cả các kim loại có tính chất khác nhau.
- Tạo ra các chi tiết có hình dạng kết cấu đẹp, phức tạp.
b. Nhược điểm:
- Do biến dạng nhiệt không đều nên dễ bị cong, vênh, nứt...
3. Một số phƣơng pháp thông dụng
- Hàn hồ quang tay:
- Hàn hơi:
3. chức hoạt động:
Bƣớc 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Ở phần trước giáo viên đã đưa nhiệm vụ dưới dạng phiếu học tập gồm 2
phần.
- Phần chung: mỗi học sinh trong nhóm đều về tìm hiểu các nội dung sau:
Bản chất, ưu nhược điểm về các phương pháp công nghệ chế tạo phôi: đúc, áp lực
hàn

- Phần riêng: Thực hiện chuyên sâu nội dung theo phiếu học tập bằng các câu hỏi
định hướng.
5


- Các nhóm tập hợp những tài liệu đã đi tìm hiểu thực tế liên đến nội dung bài
Nhóm 1 - Phiếu học tập 1
- Đúc là gì?
- Em hãy kể tên một số đồ dùng dược chế tạo bằng phương pháp đúc?
- Trong thực tế có nhưng phương pháp đúc nào?
- Đúc có nhưng ưu và nhược điểm nào?
- Muốn đúc một chi tiết người ta phải làm nhửng việc gì?
- Vật mẩu dùng để làm gì? Có hình dang kích thước như thế nào?
- Thành phần làm khuôn gồm nhưng chất gì?
- Vật đúc có đượng sử dụng ngay không cho ví dụ?
Nhóm 2 -Phiếu học tập 2:
- Như thế nào gọi là gia công áp lực?
- Thành phần và khối lượng có thay đổi không?
- Khi gia công áp lực thường sử dụng các dụng cụ gì?
- Kể tên một số đồ dùng được gia công bằng áp lực?
- Như thế nào gọi là rèn tự do, đặc điểm và phạm vi sử dụng?
- Công nghệ chế tạo phôi băng phương pháp gia công áp lực có ưu và nhược
gì?
- Hãy nêu điểm khác nhau cơ bản giữa công nghệ chế tạo phôi bằng phương
pháp đúc và phư¬ng ph¸p gia c«ng ¸p lùc?
Nhóm 3- Phiếu học tập 3:
- Hàn là gì?
- Kể tên một số đồ dùng được gia công bằng phương pháp hàn?
- Hãy kể tên các phương pháp hàn mà em biết?
- Hàn hơi và hàn hồ quang có gì khác nhau?

Từ các phiếu học tập và các nhóm đã chia ở trên giáo viên giao cho học sinh
nêu phương pháp thực hiện và cách thức trình bày nội dung để giáo viên chuẩn bị
cơ sở vật chất cho việc trình bày phù hợp.
Cách thực hiện như sau:
Giai đoạn 1: Hoạt động theo nhóm các nhóm theo thứ tự nhận phiếu học tập và
trong mỗi nhóm cử ra một bạn thuyết trình còn các học sinh còn lại trong nhóm làm
việc theo chỉ đạo của nhóm trưởng phân công thực hiện từng nội dung theo yêu cầu
rồi trình bày.
Giai đoạn 2: Hoạt động theo nhóm mỗi bạn trong mỗi nhóm đều thực hiện nhiệm
vụ của mình sau đó tổng hợp lại theo nhóm và đại diện nhóm trình bày sản phẩm
của mình và phản biện với các nhóm khác.
6


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Lần lượt từng thành viên trong nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
thu thập cá nhân cho nhóm trưởng, thư kí nhóm ghi lại các ý kiến nộp cho giáo
viên.Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến rồi soạn thành văn bản trình bày hoặc
trên máy tính qua trình chiếu.
Bước 3: Trình bày báo cáo thảo luận:
Mỗi nhóm cử một đại diện lên trình bày bài trình chiếu trên máy tính, các
bạn khác trong nhóm hổ trợ báo cáo từng phần đồng thời hổ trợ âm thanh hình
ảnh…
Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi đưa cho đại diện nhóm mình hỏi .Các
thành viên khác trong nhóm thay nhau trả lời câu hỏi.
Bước 4: Kết luận:
Kết luận nội dung chính và đánh giá kết quả thực hiện giao cho thư kí trình
bày nội dung này.
Nội dung cần đạt được trong hoạt động hình thành kiến thức: như phần nội
dung đã có ở trên.

- Sản phẩm học tập:
- Trả lời theo phiếu học tập;
- Các bài trình chiếu và thuyết trình Powpoit của học sinh đại diện cho các nhóm .
Nhóm 1: Đại diện nhóm lên trình và phản biện
I. CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI BẰNG PHƢƠNG PHÁP ĐÚC

1. Bản chất:
Trình chiếu một số hình ảnh và video 1 cho cả lớp quan sát:

7


8


Ngày xưa các cụ nhà ta đúc xoong như thế này đây.mp4

Sau khi xem xong hình ảnh và đoạn video các nhóm khác có thể nhận xét
hoặc đặt câu hỏi; nếu có các câu hỏi khó thì thành viên trong nhóm có thể trả lời
thay bạn.
Giáo viên nhận xét
2. Ƣu nhƣợc điểm:
Trình chiếu một số hình ảnh cho cả lớp quan sát:

- Học sinh quan sát và nêu được những ưu điểm, nhược điểm của phương pháp đúc.
- Các nhóm khác nhận xét và đặt câu hỏi.
3. Công nghệ chế tạo phôi bằng phƣơng pháp đúc trong khuôn cát:
9



Trình chiếu video 2 :
Đúc kim loại, cảnh thợ đúc trong nhà máy chế tạo..mp4

Sau khi xem xong đoạn video nhóm 1có thể đặt câu hỏi với các bạn nhóm
khác và ngược lại các nhóm khác có thể nhận xét hoặc đặt câu hỏi. Nếu có các câu
hỏi khó thì thành viên trong nhóm có thể trả lời thay bạn.
Giáo viên nhận xét chốt kiến thức.
Nhóm 2: Đại diện nhóm lên trình và phản biện
II. CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI BẰNG PHƢƠNG PHÁP GIA CÔNG ÁP LỰC.

1. Bản chất:
Trình chiếu một số hình ảnh cho cả lớp quan sát:

10


Sau khi xem xong hình ảnh và đoạn video các nhóm khác nhận xét hoặc đặt câu hỏi:
Nếu có các câu hỏi khó thì thành viên trong nhóm có thể trả lời thay bạn.
Giáo viên nhận xét
* Phƣơng pháp rèn tự do:
Trình chiếu hình ảnh và đoạn video

11


Làng -đệ nhất dao kéo- đất Thăng Long.mp4

Đại diện nhóm 2 yêu cầu các bạn quan sát những công đoạn của người thợ rèn
trong đoạn video để đưa ra khái niệm về rèn tự do.
* Phƣơng pháp dập thể tích :

Trình chiếu đoạn video 4
Nhận đột dập , gia công cơ khí theo yêu cầu.mp4

Đại diện nhóm giới thiệu đoạn video rồi đặt câu hỏi cho các bạn trong lớp và ngược
lại.
Giáo viện nhận xét và kết luận.
Nhóm 3: Đại diện nhóm lên trình và phản biện.
III. CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI BẰNG PHƢƠNG PHÁP HÀN:

1. Bản chất:
Trình chiếu đoạn video cho cả lớp xem
PMC - Hướng dẫn hàn hồ quang điện bằng que hàn - Welding Tips.mp4

Sau khi xem xong đoạn video các nhóm có thể đặt câu hỏi và nhóm 3 củng
có thể đăt các câu hỏi ngược lại cho các bạn. Và thông qua đoạn video dại diện
nhóm nêu bản chất của hàn.
2. Ƣu nhƣợc điểm:
Trình chiếu một số hình ảnh về mối hàn, sau đó yêu cầu các bạn quan sát, nhận xét
và nêu các ưu điểm, nhược điểm.

12


Giáo viên nhận xét rồi gợi ý, cho học sinh trao đổi với nhau để lấy ví dụ trong thực
tế.
2. Một số phƣơng pháp hàn thông dụng:
Trình chiếu đoạn video và một số hình ảnh cho cả lớp quan sát

13



Thông qua các hình ảnh dại diện nhóm đặt các câu hỏi, sau khi các bạn trả lời đại
diện nhóm 3 có thể tổng kết lại và đưa ra nhận xét.
Giáo viên đánh giá, nhận xét chung về các nội dung mà ba nhóm đã trình bày.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
1. Mục đích: Giúp học sinh có thể hệ thống hóa lại các kiến thức đã được tiếp thu
trong các tiết vừa qua để hoàn thành các hoạt động luyện tập. Qua đó, củng cố,
kiểm nghiệm lại các kiến thức mới được lĩnh hội.
2. Nội dung
- Xác định các phương pháp đúc, r n, hàn.
- Tổ chức trò chơi thông qua trả lời các câu hỏi về phương phương pháp đúc, r n,
hàn. Đánh giá được khả năng lĩnh hội kiến thức và giúp học sinh nắm vững các
kiến thức vừa học để liên hệ vào trong cuộc sống thực tế.
3. Tổ chức hoạt động
Bƣớc 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Tiến hành cho các học sinh xem các đoạn phim video
- Tổ chức các trò chơi cho học để gây hứng thú và tạo không khí vui vẽ trong tiết
học.
Bƣớc 2 : Thực hiện nhiệm vụ:
- Giáo viên hệ thống lại một số điểm cơ bản của các đoạn phim sau đó yêu cầu học
sinh nhắc lại kiến thức bằng cách trả lời các câu hỏi.
Bƣớc 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Giáo viên nêu các câu hỏi gọi học sinh lên trả lời. Các học sinh trong lớp đóng
góp ý kiến.
- Giáo viên trình chiếu đáp án trò chơi .
14


Bước 4: Đánh giá và có thể tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Dựa vào các câu trả lời và sự đóng góp ý kiến của các thành viên trong lớp giáo

viên nhận xét và đưa ra các câu trả lời đúng nhất.
- Giáo viên dựa vào câu trả lời thông qua trò chơi để đánh giá và cho điểm các học
sinh có câu trả lời đúng
* Sản phẩm học tập:
- Đáp án các câu trả lời của học sinh :
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG MỞ ỘNG.
Hướng dẫn học sinh về địa phương xem các lò đúc nồi gang (như xã Quảng Hòa Quảng Trạch) các lò rèn nhỏ,các tiệm làm nhôm kính….Tìm đọc các thông tin
trên sách khoa học, tra cứu trên Internet để tìm hiểu thêm về bài công nghệ chế
tạo phôi.
2.6 .Kết quả đạt đƣợc:
Qua bài học có "sử dụng mô hình thực vào bài dạy công nghệ chế tạo phôi', tôi
nhận thấy có một sự chuyển biến tích cực trong nhận thức củng như trong quá
trình tiếp thu bài với ý thức say mê hơn. Học sinh biết liên hệ kiến thức lí thuyết
đã học vào trong thực tiển và nâng cao trình độ hiểu biết của mình hơn trong lĩnh
vực công nghệ chế tạo phôi.
Và đây là cách làm phù hợp với thực tiễn của quá trình đổi mới phương pháp dạy
học môn công nghệ trong nhà trường phổ thông nói chung và trường THPT Đào
Duy Từ nói riêng. Trong những năm gần đây khi sử dụng cách làm này vào thực
tế giảng dạy bản thân tôi thấy rất có hiệu quả. Nên tôi đã làm phép so sánh kết
quả học tập của học sinh một số lớp và thu được kết quả như sau:
Bảng 1: So sánh kết quả khi dạy bài công nghệ chế tạo phôi theo phương pháp cũ
Lớp 11A1
Dạy học theo phương pháp cũ
Mức độ nắm kiến thức
Số học
sinh
Tốt
Khá
Trung bình
Không hiểu bài

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng
Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
41
7
14,6%
8
24,4%
16
53,7%
13
7,3%
Lớp 11A1
Dạy học sử dựng mô hình
Mức độ nắm kiến thức
Số học
sinh
Tốt
Khá
Trung bình
Không hiểu bài
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng
Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
41

10

24,4%

15


36,6%
15

13

31,7%

3

7,3%


Líp 11A2
Dạy học theo phương pháp cũ
Mức độ nắm kiến thức

Số
học
sinh
43

Tốt

Khá

Trung bình

Không hiểu bài

Sốlượng Tỉ lệ Sốlượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Sốlượng

5
11,6%
11
25,6%
14
32,6%
13

Tỉ lệ
30,2%

Lớp 11A2
Dạy học sử dựng mô hình
Số học
sinh
43

Tốt
Số lượng Tỉ lệ
12

32.5%

Mức độ nắm kiến thức
Khá
Trung bình
Số lượng Tỉ lệ Số lượng
Tỉ lệ
14


32.6%

11

25.6 %

Líp 11C
Dạy học theo phương pháp cũ
Mức độ nắm kiến thức
Số học
sinh
Tốt
Khá
Trung bình
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng
Tỉ lệ
36

Số học
sinh
36

2

15,9%

Tốt
Số lượng Tỉ lệ
8


22.2%

12

25%

16

50%

Lớp 11C
Dạy học sử dựng mô hình
Mức độ nắm kiến thức
Khá
Trung bình
Số lượng Tỉ lệ Số lượng
Tỉ lệ
12

33.3%

14

38.9%

Không hiểu bài
Số lượng Tỉ lệ
4

9.3%


Không hiểu bài
Số lượng Tỉ lệ
6

9,1%

Không hiểu bài
Số lượng Tỉ lệ
2

5.6%

Tôi nghỉ phương pháp này đem lại hiệu quả bài dạy tốt cho nên đã áp dụng vào
giảng dạy trực tiếp trong trường THPT Đào Duy Từ.

16


3. KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa
Dạy học "Sử dụng mô hinh thực tế vào giảng dạy công nghệ 11" là giúp học
sinh hểu rỏ các hoạt động thực tiễn liên quan chặt chẽ với nội dung bài học. Thuận
tiện cho việc hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ, của học sinh theo mục tiêu bài
học đã xác định. Tạo điều kiện tổ chức hoạt động của giáo viên và học sinh một
cách hợp lý. Đối với phương pháp này giáo viên không thuyết trình mà chỉ cần
hướng dẫn cho học sinh tự quan sát, tiếp thu thông tin, trao đổi trong nhóm để xử lí
các thông tin. Cách làm này phù hợp với thực tiễn của quá trình đổi mới phương
pháp dạy môn công nghệ trong trường phổ thông. Phù hợp với sự đổi mới chương
trình sách giáo khoa và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn công

nghệ hiện nay. Cách làm này thực chất đã biến những gì thuộc về lí thuyết, trừu
tượng thành cái cụ thể, đồng thời nó củng phát huy được tính tích cực, chủ động,
sáng tạo, kích thích sự say mê hứng thú học tập của học sinh. Đồng thời giúp học
sinh có khả năng giao tiếp, tiếp cận với thực tế bên ngoài tốt hơn.
3.2 Những kiến nghị đề xuất
Trong thực tế ở các trường THPT hiện nay việc sử "dụng mô hình thực tế
vào trong giảng dạy công nghệ 11" là rất cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả trong
giảng dạy. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như chỉ áp dụng cho bài học từ 2 tiết
trở lên. Không những vậy, khâu tổ chức, quản lý học tập của học sinh tương đối
khó khăn, phức tạp. Dạy học theo phương pháp này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị và
đầu tư nhiều hơn so với dạy trên lớp. Đề có được kết quả dạy học tốt. Các trường
nên tăng cường sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, các thành viên
trong tổ cùng nhau trao đổi, thống nhất các bài sẽ tổ chức dạy học như thế nào và
cách thức tiến hành sao cho hiệu quả. Đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm và tạo
điều kiện nhiều hơn nữa cho việc dạy và học bộ môn công nghệ.
Đổi mới phương pháp dạy học chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới
thực sự trong giáo dục. Trên đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được áp dụng
vào giảng dạy tại trường THPT Đào Duy Từ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thiếu sót để
có được những tiết dạy thành công hơn thì cần phải liên tục học hỏi rút kinh
nghiệm. Vì thế tôi rất mong được sự góp ý kiến chân thành của quý Thầy Cô và
đồng nghiệp.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu hội thảo - tập huấn xây dựng và thực hiện kế hoach giáo dục
Tác giả - Nguyễn Hải Châu - Đỗ Ngọc Hồng.
2. Sách giáo khoa công nghệ 11 - NSX giáo dục - Tác giả Nguyễn Văn Khôi
- Sản xuất năm 2007

3. Sách giáo viên công nghệ 11 - NSX giáo dục - Tác giả Nguyễn Văn Khôi - Sản
xuất năm 2007
4.Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn công 11 - Tác giả Nguyễn Văn Khôi - Sản
xuất năm 2007
5. Sách giới thiệu giáo án công nghệ 11- NSX Hà Nội - Sản xuất năm 2007
6. Tài liệu hội thảo - tập huấn xây dựng và thực hiện kế hoach giáo dục.
7.Trang web - ảnh đúc, r n tự do,dập thể tích, hàn.
- đúc, r n tự do,dập thể tích, hàn.

18


PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ
I. Nhận xét, đánh giá của Hội đồng khoa học trường THPT Đào Duy Từ
1. Nhận xét:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

2. Xếp loại: ..............................

19


II. Nhận xét, đánh giá của Hội đồng khoa học Sở GD và ĐT Quảng Bình
1. Nhận xét:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
....................................................................................................................................
......................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
......................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

2. Xếp loại: ..............................

20



×