Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Quy định của pháp luật và thực tiễn giải quyết việc làm đối với Người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.91 KB, 12 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Người khuyết tật ( NKT) là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội, chính vì
thế, việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và tạo việc làm cho người khuyết tật, giúp
họ vượt qua những khó khăn, hòa nhập vào đời sống cộng đồng, xã hội là những
hoạt động có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc. Đã từ lâu,
Đảng và Nhà nước ta dành rất nhiều sự quan tâm cho đối tượng này, bằng
những chính sách ưu tiên, ưu đãi, ngày càng có nhiều NKT được giúp đỡ để
vượt qua những khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống... Tuy nhiên, do số lượng
NKT ở nước ta còn nhiều (hơn 5.3 triệu người) , họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn
trên con đường làm chủ cuộc sống và hoà nhập cộng đồng, đặc biệt là vấn đề
việc làm. Để hiểu thêm về vấn đề này thì em xin đi sâu vào tìm hiểu vấn đề:
“Quy định của pháp luật và thực tiễn giải quyết việc làm đối với NKT ở Việt
Nam hiện nay”.
B. NỘI DUNG
I. Quy định của pháp luật về việc làm đối với NKT.
1. Khái niệm, nguyên tắc và ý nghĩa của việc làm đối với NKT.
a) Khái niệm về việc làm đối với người khuyết tật.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Người Khuyết tật thì NKT được
hiểu là : “ Người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy
giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt,
học tập gặp khó khăn”.
Việc làm có thể được hiểu là những hoạt động lao động có tính chất
thường xuyên liên tục và mang tính nghề nghiệp, do những người lao động thực
hiện trong thời gian tương đối ổn định và phạm vi nhất định nhằm tạo ra thu
nhập và hoạt động đó phải là hoạt động hợp pháp. Từ khái niệm này thì ta có thể
hiểu việc làm đối với NKT là : “Các hoạt động tạo ra thu nhập cho người
khuyết tật và không bị pháp luật cấm”. Tuy nhiên, việc làm cho NKT là đề cập
dưới góc độ cơ hội việc làm cho họ. Việc làm ở đây bao gồm cả việc tiếp nhận


đào tạo nghề, được tiếp nhận việc làm và các loại nghề nghiệp và cả điều kiện


sử dụng lao động cũng như đảm bảo việc làm.
Như vậy, theo quy định pháp luật thì NKT được tạo cơ hội việc làm bình
đẳng như những người lao động khác.
b) Nguyên tắc cơ bản của việc làm đối với NKT.
● Nguyên tắc không phân biệt đối xử đối với NKT trong lĩnh vực việc làm:
NKT bị khiếm khuyết nên có được việc làm đối với họ rất khó khăn.
Thực tế hiện nay những người sử dụng lao động không muốn nhận những NKT
mặc dù trong luật có quy định bởi vì năng suất lao động của NKT thấp hơn so
với người không khuyết tật, hơn nữa trong một số trường hợp sử dụng lao động
khuyết tật thì người sử dụng lao động còn phải đầu tư cơ sở vật chất để tạo môi
trường làm việc thuận lợi cho NKT. Chính điều này tạo nên sự phân biệt đối xử
việc làm giữa NKT và người không khuyết tật. Do vậy cần có nguyên tắc để
giữa người không khuyết tật với NKT không chịu sự phân biệt đối xử.
● Nguyên tắc hỗ trợ, điều chỉnh hợp lý đối với NKT trong lĩnh vực việc làm.
Điều 13, Bộ Luật Lao động năm 1994 ( Sửa đổi năm 2007). Đại học Luật
Hà Nội, Giáo trình Luật người khuyết tật Việt Nam, NKT là một trong những
đối tượng lao động đặc thù. Do những đặc điểm về thể chất nên họ gặp nhiều
khó khăn trong tìm kiếm việc làm cũng như duy trì việc làm, hơn thế họ cần
được làm việc trong một môi trường đặc thù, riêng biệt phù hợp với sức khỏe.
Để NKT bình đẳng như người khác về cơ hội việc làm cũng như duy trì nó thì
cần phải có sự hỗ trợ, điều chỉnh hợp lý cho NKT để họ có thể tìm kiếm được
việc làm và có được việc làm bền vững, được thực hiện quyền việc làm của
mình. Những hỗ trợ đặc biệt nhằm tạo cơ hội bình đẳng và đối xử bình đẳng
giữa lao động khuyết tật với lao động không khuyết tật không bị coi là phân biệt
đối xử mà chỉ là việc làm nhằm tạo điều kiện để NKT được bình đẳng ngang
bằng với những người lao động khác, giúp họ tái hòa nhập với cộng đồng. Để
việc hỗ trợ, điều chỉnh này được đảm bảo thực thi trên thực tế thì Nhà nước với
tư cách là chủ thể quyền lực phải chịu trách nhiệm chình trong việc hỗ trợ, điều



chỉnh này. Bản thân NKT cũng phải có những cố gắng nhất định và người sử
dụng lao động cũng phải có trách nhiệm hỗ trợ một phần.
2. Ý nghĩa của việc làm đối với NKT.
■ Việc làm giúp người khuyết tật có thu nhập và cuộc sống ổn định.
Từ xa xưa, theo quan niệm truyền thống và đạo đức thì người ta thường
nhìn nhận NKT là một đối tượng yếu thế cần được trợ giúp, họ thường sống dựa
vào gia đình, xã hội, cộng đồng. Chính vì thế xã hội và những người thân cần
phải giúp đỡ, hỗ trợ họ. Tuy nhiên, chính thái độ này làm cho NKT cảm thấy
mình là người “ ăn bám, gánh nặng”. Do vậy, nếu NKT có việc làm thì đời sống
vật chất và tinh thần của họ sẽ được nâng cao: Họ có thu nhập để nuôi sống bản
thân không cần phải sống dựa vào người khác, thậm chí họ còn hỗ trợ gia đình,
đóng góp cho xã hội. Các nhìn về người lao động cũng sẽ thay đổi, họ trở thành
một chủ thể của xã hội, cũng có quyền được làm việc, được đóng góp, cống
hiến sức lao động của mình cho xã hội như bao người bình thường khác.
■ Việc làm giúp NKT hòa nhập vào cộng đồng và tự tin hơn vào cuộc sống:
Những NKT do những khiếm khuyết về thể chất và tinh thần và thái độ
của xã hội dành cho họ nên đa số NKT luôn trong tình trạng tự ti, mặc cảm với
số phận kém may mắn, phó mặc số phận cho ông trời và chỉ biết dựa vào gia
đình hoặc của cộng đồng, họ ngại hòa nhập với cuộc sống, họ không tự tin trong
cuộc sống, thu hẹp mình lại, ngại giao tiếp. Chính vì thế nếu có việc làm, được
đóng góp sức mình vào sự phát triển chung của xã hội thì NKT sẽ cảm thấy tự
tin trong cuộc sống, có ý chí vươn lên trong 5 cuộc sống và lao động như những
người bình thường khác và có thể hòa nhập được với cộng đồng bởi trong môi
trường làm việc thì họ được tiếp xúc với nhiều người, được đóng góp sức của
mình, cảm thấy mình có ích. Bên cạnh đó thì việc làm cũng xây dựng lòng tin
và tạo ra các kênh tương tác xã hội, từ đó mang lại lòng tự hào và nhân phẩm
cho người khuyết tật.
■ Việc làm cho NKT góp phần phát huy nguồn lực cho xã hội:



NKT là một bộ phận cấu thành của xã hội không thể tách rời và họ cũng
có trách nhiệm trong việc tham gia vào các hoạt động của cộng đồng, đóng góp
sức mình vào sự phát triển chung của cả xã hội và cũng được hưởng những
thành quả khoa học- công nghệ. Nhưng do những khiếm khuyết về thể chất và
tinh thần mà họ gặp rất nhiều khó khăn và cản trở khi tham gia vào các hoạt
động cộng đồng. Việc có việc làm sẽ giúp họ đóng góp được sức mình. Tuy
nhiên, nếu được tạo điều kiện thuận lợi và tự mình vươn lên thì người khuyết tật
có thể sống, hoạt động và phát huy được năng lực và nguồn lực, đóng góp vào
sự phát triển nền kinh tế đất nước.
2. Chế độ làm việc của NKT.
2.1. Quyền và nghĩa vụ của NKT trong lĩnh vực việc làm.
NKT khi tham gia vào các quan hệ lao động thì trở thành chủ thể của quan hệ
lao động, chính vì vậy, NKT cũng có những quyền và nghĩa vụ giống như
những người lao động không bị khuyết tật ở trong các lĩnh vực như tuyển dụng
lao động, giao kết hợp đồng, sử dụng lao động, bảo đảm việc làm. Tuy nhiên do
những khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần mà pháp luật có một số quy định
riêng đối với NKT nhằm tạo những cơ hội, điều kiện phù hợp. Cụ thể là khi
tham gia vào quan hệ lao động thì NKT được giảm giờ làm, “Thời giờ làm việc
của người tàn tật không được quá bảy giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần”5 .
Đặc biệt, để bảo vệ sức khỏe cho NKT thì pháp luật còn quy định : “Người sử
dụng lao động không được sử dụng lao động là người tàn tật làm những công
việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục do
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành”6 , “Cấm sử dụng
người tàn tật đã bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ,
làm việc ban đêm”7 . Như vậy, nhìn ở một góc độ nào đó thì những quy định
pháp luật trên là nhằm bảo vệ NKT, đảm bảo sức khỏe của họ. Tuy nhiên,
những quy định pháp luật trên lại chình là rào cản đối với họ bởi thực tế người
sử dụng lao động sẽ không muốn sử dụng lao động là NKT bởi năng suất lao
động của NKT thấp hơn người không khuyết 5 Khoản 4, Điều 125 Bộ luật lao



động Việt Nam 1994 ( sửa đổi năm 2007) 6 Khoản 3, Điều 127 Bộ luật lao động
Việt Nam 1994 ( sửa đổi năm 2007) 7 Khoản 2, Điều 127 Bộ luật lao động Việt
Nam 1994 ( sửa đổi năm 2007) 6 tật, và để sử dụng lao động là NKT thì cần
phải đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để người khuyết tật có môi trường làm việc
thuận lợi, tránh rủi ro. Bởi vậy, trong thời gian tới chúng ta cần thay đổi những
quy định trên cho phù hợp và đảm bảo hiện quả thực thi .
2.2. Chế độ hỗ trợ đối với người khuyết tật trong lĩnh vực việc làm. Do NKT
thường có những khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần mà năng suất lao
động của họ thường thấp hơn so với những người không khuyết tật. Chính điều
này mà những người sử dụng lao động thường không muốn nhận NKT vào cơ
sở sản xuất của mình. Để tạo cơ hội cho những NKT có việc làm thì nhà nước ta
có những chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với các doanh nghiệp này. Cụ thể tại
Điều 34 Luật người khuyết tật có quy định : “ Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử
dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật được hỗ trợ cải tạo
điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; được miễn thuế
thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển
sản xuất kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn,
giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ
lao động là người khuyết tật, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô
doanh nghiệp”8 . Bên cạnh đó thì pháp luật còn quy định các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương lập quỹ việc làm cho người khuyết tật để giúp NKT phục
hồi chức năng lao động và tạo việc làm. Quỹ này được sử dụng với mục đích
là : cấp hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người khuyết
tật để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu, duy trì việc dạy nghề và phát
triển sản xuất, để từ đó các doanh nghiệp sẽ nhận nhiều người khuyết tật vào
làm việc. Bên cạnh đó thì còn chính sách cho vay với lãi suất thấp đối với các
đối tượng : Cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn
tật; Cá nhân và nhóm lao động là người tàn tật; Cơ sở dạy nghề có nhận người
tàn tật vào học nghề; Doanh nghiệp nhận số lao động là người tàn tật vào làm



việc cao hơn tỷ lệ quy định trong luật; Các hoạt động phục hồi chức năng lao
động cho người tàn tật. Cơ sở dạy nghề và những cơ sở sản xuất kinh doanh
dành riêng cho NKT “có trên 51% số lao động là người khuyết tật, có quy chế
hoặc điều lệ phù hợp với đối tượng là động là người tàn tật” 9 được giúp cơ sở
vật chất ban đầu về nhà xưởng, trường, lớp, trang thiết bị, được miễn thuế, được
vay vốn với lãi suất thấp. 2.3. Trách nhiệm của một số chủ thể trong lĩnh vực
việc làm đối vớ cạnh đó thì nhà nước còn có trách nhiệm tạo điều kiện để NKT
phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và
việc làm phù hợp với sức khỏe. Điều này được ghi nhận tại điều 33 Luật Người
khuyết tật và tại điều 125 Bộ luật lao động có quy định : “ Nhà nước bảo hộ
quyền làm việc của người tàn tật và khuyến khích việc thu nhận, tạo việc làm
cho người tàn tật. Hàng năm, thì nhà nước dành một khoản ngân sách để giúp
người tàn tật phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng lao động, học nghề và có
chính sách cho vay với lãi suất thấp để người tàn tật tự tạo việc làm và tự ổn
định đời sống”.
■ Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân: Giải quyết việc
làm cho NKT không chỉ là trách nhiệm của nhà nước mà còn là trách nhiệm của
toàn xã hội. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vì vậy cũng phải có trách
nhiệm giải quyết việc làm cho NKT. Cụ thể:
+ Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng
NKT có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng và làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng
trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội việc làm của NKT. Các doanh
nghiệp phải có trách nhiệm nhận tỉ lệ lao động là NKT đối với một số ngành
nghề công việc theo quy định của pháp luật hoặc đóng góp một khoản tiền theo
quy định của chính phủ vào quỹ việc làm để góp phần giải quyết việc làm cho
NKT
+ Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm bố trí sắp xếp
công việc, bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho NKT, đồng

thời phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về lao động với NKT. Tổ


chức việc làm có trách nhiệm giới thiệu việc làm và tư vấn học nghề, việc làm
cho NKT.
IV. Thực tiễn giải quyết việc làm đối với NKT ở Việt Nam hiện nay.
Tỷ lệ NKT có việc làm rất thấp
Trong số 5.3 triệu NKT thì có 60% trong độ tuổi lao động, số còn khả
năng lao động chiếm 40%, số đang tham gia lao động chỉ có 30%, khoảng 3%
chưa đào tào nghề. Người có việc làm phù hợp và ổn định chỉ chiếm 15% là
một con số quá ít.
Hơn 80% NKT sống ở nông thông, phần lớn họ sống cùng gia đình. Số có
làm việc thì đại bộ phận là lao động thủ công như: Làm tăm tre, chổi đót, đan
lát, trồng trọt và chăn nuôi….Họ làm việc cùng nhau trong tổ, nhóm ở cùng một
thôn, bản, làng, xóm nhưng cũng có thể làm việc làm việc theo đơn lẻ tại gia
đình. Hiện cả nước có hơn 400 cơ sở này, với khoảng 20.000 lao động NKT
đang làm việc với qui mô lớn, nhỏ khác nhau.
Thứ nhất, quy định của pháp luật: Pháp luật lao động quy định các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải nhận từ 2-3% lao động là người tàn
tật vào làm việc tùy theo loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp không nhận đủ
tỷ lệ lao động là người tàn tật theo quy định phải đóng một khoản tiền vào Quỹ
việc làm cho NKT. Nếu thực hiện đúng như quy định này thì với hàng triệu
doanh nghiệp trên cả nước, con số lao động khuyết tật được tạo việc làm là rất
đáng kể. Và trong trường hợp số doanh nghiệp nhận người khuyết tật ít ỏi như
hiện nay thì theo quy định trên, Quỹ việc làm cho NKT sẽ thu được số tiền
không nhỏ. Quy định, chính sách về cơ bản đã đủ nhưng việc thực thi trên thực
tế lại rất khó khăn bởi việc kiểm tra giám sát chưa được quan tâm thực hiện và
chưa có một chế tài xử lý những trường hợp doanh nghiệp chưa tuân thủ quy
định. Bởi vậy, dù đã trải qua hàng chục năm thực hiện quy định này (kể từ khi
Nghị định 81/CP được ban hành năm 1995), vẫn tồn tại nghịch lý số doanh

nghiệp nhận đủ người khuyết tật vào làm tính trên đầu ngón tay, nhưng Quỹ


việc làm cho NKT ở hầu hết các địa phương đều trống; nhiều cơ sở dành riêng
cho NKT thì lại lao đao vì thiếu các nguồn hỗ trợ. Bên cạnh đó thì Tình trạng sử
dụng lao động khuyết tật không có hợp đồng lao động, không có bảo hiểm xã
hội, sự vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, về an toàn vệ sinh lao
động,… còn xảy ra khá phổ biến. Hơn thế, công tác thanh kiểm tra còn lỏng lẻo,
việc xử lý vi phạm còn bị xem nhẹ, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật trong
đối tượng này còn chưa thường xuyên và chưa sâu rộng. Bên cạnh đó thì quy
định cấm xe 3 bánh chở hàng, nhưng đồng thời lại chưa có giải pháp tháo gỡ
thỏa đáng khiến một bộ phận NKT sống bằng nghề chở hàng xe ba bánh mất
việc, không có thu nhập và cũng chưa chuyển đổi nghề khác phù hợp. Đi lại
bằng giao thông công cộng thì xe buýt không tiếp cận được, thái độ phục vụ còn
thờ ơ. Đến đi lại bằng đường hàng không còn trường hợp bị từ chối phục vụ.
Khó khăn trong đi lại đồng nghĩa với khó khăn tìm kiếm việc làm . Thứ hai, về
phía cơ sở sản xuất, kinh doanh: Do NKT có những khiếm khuyết về thể chất và
tinh thần nên luật có những quy định nhằm bảo vệ sức khỏe cho họ như về thời
gian làm việc, về điều kiện làm việc….Nhìn ở khía cạnh nào đó thì nó bảo vệ
NKT nhưng trên thực tế những quy định này chính là rào cản đối với NKT bởi
so với người bình thường thì năng suất lao động của NKT thấp hơn nhưng
người sử dụng lao động vẫn phải trả mức lương như người bình thường, ngoài
ra khi sử dụng lao động là NKT thì người sử dụng lao động còn phải đầu tư cơ
sở vật chất kỹ thuật để tạo môi trường làm việc cho 11 NKT. Chính vì điều này
mà các cơ sở sản xuất kinh doanh rất ít khi nhận lao động là NKT. Trên thực tế
việc làm dành cho NKT vẫn chủ yếu được tạo ra từ các cơ sở kinh doanh dành
riêng cho họ, tức là những cơ sở có trên 51% lao động là NKT hoặc trong các tổ
chức, cơ sở mang tính nhân đạo, từ thiện, rất ít người tìm được việc làm và làm
việc ổn định trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Thống kê năm 2008, đã
có 15.000 lao động là NKT làm việc ổn định trong 400 cơ sở sản xuất, kinh

doanh của thương binh và NKT. Phần đông NKT là lao động tự do. Đặc biệt ở


các vùng nông thôn, NKT chủ yếu tham gia vào công việc nhà nông là chính.
Một số ít tham gia buôn bán nhỏ..
Thứ ba, về phía người khuyết tật:. Bản thân NKT chưa đáp ứng được yêu
cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, đồng thời do tính chất sản xuất, kinh
doanh các doanh nghiệp cũng khó khăn trong việc bố trí việc làm phù hợp với
sức khoẻ, đặc điểm của người khuyết tật, nhất là các doanh nghiệp hoạt động
trong các ngành nghề đặc thù như luyện kim, hoá chất, địa chất, đo đạc bản đồ,
dầu khí, khai thác mỏ, khai thác khoáng sản, xây dựng cơ bản, vận tải...Theo số
liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB & XH) năm
2001, có 97.64% NKT ở Việt Nam không được đào tạo qua trường lớp chính
thức, trong đó 1,22% đã có trình độ kỹ thuật đủ để đáp ứng nhu cầu công việc,
0,53% mới tốt nghiệp từ những trường dạy nghề và chỉ có 0,61% tốt nghiệp từ
các trường cao đẳng và đại học. Thực trạng này dẫn đến tỷ lệ NKT không tìm
được việc làm khá cao: 41,86% ở Đồng bằng sông Hồng và 35,77% ở phía
Đông Nam đồng bằng sông Cửu Long. Trong số người tàn tật từ 15 tuổi trở lên
chỉ có 29% người tàn tật trả lời là có khả năng lao động, trong số này có gần
75% tham gia hoạt động kinh tế, tuy nhiên cũng chỉ có 47,5% đủ việc làm,
37,2% thiếu việc làm và 15,3% chưa có việc làm. Thu nhập của những người có
việc làm cũng rất thấp, thấp hơn cả mức lương tối thiểu, đa số làm việc trong
ngành nông nghiệp, nơi mà mức thu nhập thấp nhất. Qua số liệu này có thể thấy
vấn đề việc làm và thu nhập cho người tàn tật đang là vấn đề bức xúc cần được
quan tâm. Trong quá trình tiếp cận cơ hội học nghề, tìm việc làm, NKT gặp rất
nhiều khó khăn. Thiếu thông tin về học nghề, việc làm là một trong những trở
ngại, nhất là người khiếm thính. Để khắc phục cần có sự quan tâm của gia đình,
đoàn thể, tổ chức hội, chính quyền địa phương giới thiệu, cung cấp thông tin
cho NKT, những điều này không được như mong đợi.
Các chính sách hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật: Một biểu hiện cụ thể đấy

chính là quỹ việc làm cho người khuyết tật. Quỹ Việc làm cho người tàn tật
dùng để hỗ trợ cho cơ sở dạy nghề, cơ sở SXKD dành riêng cho người khuyết


tật để xây dựng nhà xưởng, mua máy móc, thiết bị, duy trì dạy nghề và phát
triển sản xuất. Các cơ quan quản lý để đào tạo nâng cao năng lực đối với người
làm công tác dạy nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người khuyết tật cũng
được hưởng từ nguồn quỹ này...Rất nhiều địa phương đã lập quỹ việc làm, điển
hình như Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập được Quỹ
Việc làm cho người tàn tật vào năm 2006 với tổng quỹ hiện nay là hơn 10 tỷ
đồng nhưng đến nay Quỹ vẫn chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn: cơ
chế chi trả quỹ, hỗ trợ các dự án của các cơ sở có người khuyết tật chưa đồng
bộ, thống nhất, nhiều điểm còn chồng chéo. Bởi vậy không ít các dự án dạy
nghề hoặc việc làm rất có lợi cho người khuyết tật, phù hợp với đối tượng hỗ trợ
của Quỹ nhưng lại vướng ở khâu hồ sơ, thủ tục. Chính vì vậy, hiện nay Quỹ
Việc làm cho người tàn tật vẫn còn tồn đọng hơn 9 tỷ đồng. Việc làm của người
khuyết tật gắn liền với đào tạo nghề, tuy nhiên việc đào tạo nghề cho người
khuyết tật hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn. Một số trung tâm đào tạo nghề như
Trường đào tạo nghề cho người khuyết tật quận Kiến An, Trường khiếm thính
(quận Hải An), Trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị (quận Ngô Quyền), điển hình
có tỉnh chỉ có một trung tâm đào tạo nghề cho người khuyết tật như Nghệ An
( Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An) trong khi tỉnh có 203.000 người
khuyết tật các loại, trong đó có khoảng 70.000 người khuyết tật có thể làm việc
mong muốn được học nghề và có nghề để tự lập.… Kinh phí hỗ trợ đào tạo hạn
hẹp, các trường phần lớn phải tự lo nên mới chỉ đào tạo một số nghề đơn giản,
thủ công, …Sau khóa học, các trường có giới thiệu việc làm cho học sinh tại
một số doanh nghiệp, nhưng chỉ một số được tiếp nhận vào các cơ sở sản xuất
kinh doanh nhưng mức lương mà họ nhần rất thấp.
III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết việc làm
đối với NKT.

■ Hoàn thiện các quy định pháp luật: + Luật có nhiều quy định riêng đối với
NKT khi họ tham gia vào quan hệ lao động nhưng vô hình chung những quy
định đó trở thành rào cản. Chính vì thế thay vì có những quy định như vậy thì


Nhà làm Luật nên có những quy định hướng tới việc đảm bảo điều kiện lao
động cho NKT, cho họ được tham gia thực hiện các dự án, chương trình về việc
làm cho NKT, đối với cơ sở sản xuất kinh doanh có NKT thì ưu đãi về vốn,
thuế, mặt bằng, địa điểm tổ chức sản xuất, được tham gia tập huấn về quản lý....
+ Cần bổ sung chế tài xử lý đối với những cơ sở sản xuất, doanh nghiệp vi
phạm các quy định có liên quan đến NKT trong lĩnh vực việc làm. Đồng thời
cũng phải có quy định cụ thể hướng dẫn việc sử dụng quỹ việc làm cho NKT,
đảm bảo sử dụng có hiệu quả quỹ này.
+ Nên quy định thời giờ làm việc của NKT không quá 7 giờ/ngày để tạo điều
kiện cho những NKT có nhu cầu được làm việc như những người bình thường
và người sử dụng lao động không còn dè dặt trong tuyển chọn lao động là NKT.
■ Nâng cao chất lượng lao động là NKT: Về phía người khuyết tật cũng phải tự
trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng chuyên môn, sẵn sàng đảm đương
được công việc của nhà tuyển dụng để khẳng định được mình. Xuất phát từ
nguyên nhân khiến các doanh nghiệp không mặn mà nhận người lao động
khuyết tật bởi trình độ, hiểu biết của họ với công việc còn hạn chế, một số
doanh nghiệp nhận người lao động khuyết tật đã qua đào tạo ở các trường dạy
nghề, nhưng vẫn phải đào tạo lại tay nghề mới đáp ứng được công việc.
Như vậy, việc đào tạo nghề tại chỗ ngay tại doanh nghiệp, đồng thời giải
quyết việc làm cho người khuyết tật ngay tại doanh nghiệp là giải pháp tích cực,
tiết kiệm chi phí phải đào tạo đi, đào tạo lại, khuyến khích, tạo điều kiện để
doanh nghiệp gắn bó với người lao động. Người lao động khuyết tật cũng phát
huy cao hiệu quả lao động của mình phục vụ doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì có
thể mở thêm các trung tâm đào tạo nghề cho người khuyết tật để nâng cao tay
nghề cho họ, chương trình việc làm cho người khuyết tật phải lồng ghép vào các

chương trình dạy nghề, chương trình việc làm. Mở các trung tâm tư vấn việc
làm cho người khuyết tật để họ có thể tìm được công việc phù hợp với thể lực
của bản thân, tăng cường gắn kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề để
giải quyết tốt hơn việc làm cho người khuyết tật.


■ Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật: Để người khuyết tật có thể làm việc trong
một môi trường làm việc tốt, đảm bảo được sức khỏe thì các cơ sở sản xuất kinh
doanh cần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật. Nhà nước cần hỗ trợ các công cụ,
cơ sở vật chất kỹ thuật để người khuyết tật có điều kiện đi lại, học nghề, tiếp cận
việc làm;
■ Công tác tuyên truyền, giáo dục: Thực tế hiện nay thì nhiều người vẫn có thái
độ kỳ thị, phân biệt đối với NKT, chính thái độ này đã làm cho không ít NKT
không thể hòa nhập được với xã hội, với người xung quanh, trở thành gánh
nặng cho cả gia đình và xã hội. Chính vì thế, để NKT có thể hòa nhập với xã
hội, có thể lao động, làm việc cho những người bình thường, đóng góp sức mình
cho xã hội thì phải tuyên truyền cho mọi người hiểu để họ đồng cảm, chia sẻ với
NKT, giúp đỡ NKT hòa nhập được với môi trường xung quanh. Các cơ sở sản
xuất cũng có cách nhìn khác đối với NKT, để họ được tạo điều kiện, cơ hội làm
việc. Bản thân NKT cũng phải có ý chí vươn lên để khẳng định được vai trò của
mình trong xã hội.
■ Tăng cường hợp tác quốc tế: Tăng cường tham gia và ký kết các điều ước có
liên quan đến người khuyết tật, Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp nước
ngoài để tạo công việc cho người khuyết tật, tranh thủ các nguồn hỗ trợ của
nước ngoài…..
C. KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ và Việt Nam vừa gia
nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), yêu cầu về nguồn nhân lực có trình
độ cao là rất lớn, vấn đề tạo việc làm cho người lao động đang là mối quan tâm
bức thiết của người dân nói chung và người tàn tật nói riêng. Tạo việc làm cho

người tàn tật, tạo điều kiện cho họ vượt qua những khó khăn, hòa nhập vào đời
sống cộng đồng, xã hội là những hoạt động có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội
và nhân văn sâu sắc. Có như vậy mới giải quyết được việc làm cho NKT một
cách có hiệu quả và đảm bảo tính ổn định, bền vững



×