Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Phân tích nội dung pháp lý của các nguyên tắc dẫn độ tội phạm và thực tiễn áp dụng các nguyên tắc này trong quan hệ quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.27 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU
Sự phát triển không ngừng của cộng đồng quốc tế trên mọi lĩnh v ực kéo
theo đó là sự gia tăng không ngừng của tỷ lệ tội ph ạm cả v ề m ức đ ộ và
tính chất của hành vi. Nhằm tiến hành đấu tranh phòng ch ống các loại t ội
phạm, các quốc gia đã sử dụng phương th ức hợp tác đấu tranh phòng
chống tội phạm thông qua hoạt động dẫn độ tội phạm. Tuy nhiên th ực
tiễn diễn ra việc dẫn độ tội phạm còn rất nhiều khó khăn trong vi ệc gi ải
thích và áp dụng các nguyên tắc về dẫn độ tội ph ạm gi ữa các qu ốc gia do
các quốc gia có những quy định riêng. Do vậy e xin đ ược ch ọn đ ề bài:
“Phân tích nội dung pháp lý của các nguyên tắc dẫn độ tội phạm và

1


thực tiễn áp dụng các nguyên tắc này trong quan h ệ qu ốc t ế” làm đề
bài tập kết thúc học phần của mình.

NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận cơ bản về dẫn độ tội phạm.
1. Khái niệm dẫn độ tội phạm
a) Định nghĩa
Có rất nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến khái niệm d ẫn đ ộ
tội phạm. Tuy nhiên, hầu hết các khái niệm đều cho rằng dẫn độ tội ph ạm
là việc đưa một cá nhân trở lại quốc gia mà họ đã thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật của quốc gia đó để xét xử hoặc thi hành bản án đã có hi ệu
lực.
“Dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành
vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh th ổ n ước


mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi
hành án đối với người đó” (Theo khoản 1 Điều 32 Luật tương trợ tư pháp
2007).
Trên thực tế, đây là hoạt động hợp tác dựa trên sự thoả thuận giữa
các quốc gia hữu quan nhằm đưa cá nhân đang hiện diện trên lãnh th ổ của
quốc gia được yêu cầu cho quốc gia yêu cầu để tiến hành truy c ứu trách
nhiệm hình sự hoặc thi hành bản án đã có hiệu lực đối v ới cá nhân đó.
b) Đặc điểm của hoạt động dẫn độ tội phạm
+ Về chủ thể thực hiện hoạt động dẫn độ tội phạm : Các quốc gia độc
lập có chủ quyền chính là chủ thể tham gia vào hoạt đ ộng dẫn độ t ội
phạm. Trong hoạt động dẫn độ quốc gia yêu cầu là quốc gia là quy ền và
lợi ích bị cá nhân tiến hành hành vi xâm hại m ột cách tr ực ti ếp, qu ốc gia
được yêu cầu là quốc gia nơi cá nhân này đang hiện diện.
+ Về cơ sở pháp lý của hoạt động dẫn độ: Các điều ước quốc tế được
ký kết giữa các quốc gia hữu quan chính là cơ sở pháp lý cho hoạt động
dẫn độ. Vì việc tiến hành dẫn độ tội phạm là quy ền của quốc gia trong
2


quan hệ quốc tế trên cơ sở chủ quyền quốc gia, hoạt động này sẽ ch ỉ tr ở
thành nghĩa vụ mà quốc gia phải thực hiện trên cơ sở các điều ước quốc t ế
được ký kết giữa các quốc gia.
+ Về nguồn của hoạt động dẫn độ tội phạm : Điều ước quốc tế (Công
ước châu Âu về dẫn độ năm 1957..); Các điều ước quốc tế song ph ương
(Hiệp định dẫn độ tội phạm giữa Việt Nam và Đại Hàn Dân Quốc năm
2003..) Tập quán quốc tế có thể kể đến như: nguyên tắc không dẫn đ ộ
công dân nước mình, nguyên tắc có đi có lại.. Luật qu ốc gia bao g ồm các
văn bản pháp lý quốc gia điều chỉnh hoạt động h ợp tác về d ẫn độ t ội
phạm.
+ Về đối tượng dẫn độ: Đối tượng chính của hoạt động dẫn độ là các

tội phạm mà cá nhân thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia mình và đang
hiện diện trên lãnh thổ của quốc gia khác. Trên thực tế, hoạt động d ẫn đ ộ
tội phạm chủ yếu được thực hiện với các cá nhân phạm tội có tính ch ất
quốc tế hoặc một số tội phạm hình sự chung mang tính chất quốc tế.
+ Mục đích dẫn độ: Khái niệm nêu trên đã chỉ ra mục đích của dẫn độ
là truy cứu trách nhiệm hình sự và thi hành hình phạt đ ối v ới tội ph ạm.
2. Các nguyên tắc pháp lý về dẫn độ tội phạm
Các nguyên tắc pháp lý về dẫn độ tội phạm là những tư tưởng chính
trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm, có già trị bắt buộc đối v ới các ch ủ
thể khi áp dụng chúng trong hoạt động dẫn độ
a) Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia
Đây là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế cũng nh ư hoạt động
dẫn độ tội phạm. Chủ quyền quốc gia là tối cao và bất khả xâm ph ạm th ể
hiện qua quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Khi nh ận đ ược m ột yêu
cầu dẫn độ tội phạm, quốc gia nhận được yêu cầu có quy ền t ừ ch ối hay
chấp nhận tùy vào pháp luật dẫn độ của nước mình hay các đi ều ước qu ốc
tế mà mình đã kí kết hoặc tham gia. Quốc gia yêu cầu ch ỉ đ ược ti ếp nh ận

3


đối tượng sau khi quốc gia được yêu cầu thực hiện xong các hoạt động liên
quan đến dẫn độ.
b). Nguyên tắc có đi có lại
Đây là một trong những nguyên tắc rất phổ biến trong nhiều lĩnh
vực của đời sống quốc tế. Đây là nguyên tắc pháp lý cần thiết đ ể đ ảm bảo
việc dẫn độ tội phạm có hiệu quả. Nội dung của nguyên tắc này quy đ ịnh:
nước được yêu cầu dẫn độ sẽ chấp nhận dẫn độ với sự đảm bảo rằng
nước có yêu cầu giúp đỡ cũng sẽ chấp nhận và thực hiện m ột yêu cầu nh ư
vậy của nước được yêu cầu trong tương lai. Nguyên tắc có đi có l ại đ ối v ới

hoạt động dẫn độ tội phạm quy định rằng các quốc gia được yêu cầu dẫn
độ chỉ tiến hành các hoạt động dẫn độ tội phạm, nếu nh ận đ ược sự bảo
đảm chắc chắn từ phía quốc gia yêu cầu rằng trong trường hợp dẫn độ
tương tự phát sinh thì quốc gia này cũng sẽ đảm bảo chắc chắn trong th ực
tế sẽ thực hiện dẫn độ tội phạm cho quốc gia đối tác h ữu quan theo yêu
cầu của quốc gia này. Nguyên tắc này thể hiện sự tôn trọng quyền bình
đẳng và chủ quyền giữa các quốc gia. Tuy nhiên, nguyên tắc này không
đồng nghĩa với sự trao đổi ngang bằng và ngay lập t ức, mà tùy t ừng tr ường
hợp để quyết định có thực hiện yêu cầu hợp tác của bên đối tác hay không.
c) Nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình
Nguyên tắc không dẫn độ công dân của mình Đây là nguyên tắc quan
trọng đầu tiên của dẫn độ được nhiều nước thừa nh ận trong hoạt động
dẫn độ. Tính hợp lý của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ: Nó khẳng đ ịnh
nguyên tắc chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế được th ừa nh ận
trong pháp luật quốc tế hiện đại, và xuất phát từ việc nhà n ước có nghĩa
vụ đảm bảo các quyền và lợi ích của công dân (cá nhân mang quốc t ịch c ủa
quốc gia đó),
Thuận lợi nhất định về mặt tư pháp trong quá trình giải quyết vụ
án,việc truy tố, xét xử và thi hành án sẽ được th ực hiện tốt ở quốc gia mà
người phạm tội là công dân. Ở đó sẽ dễ dàng cho việc thu th ập ch ứng c ứ và
4


các thông tin về cá nhân người phạm tội. Điều 6 - Công ước Châu Âu 1957
về dẫn độ quy định rằng, nếu bên được yêu cầu dẫn độ không dẫn độ
công dân của mình thì theo đề nghị của bên yêu cầu, bên được yêu c ầu
phải giao người phạm tội cho các cơ quan có thẩm quyền để th ực hiện
những thủ tục mà họ cho là phù hợp. Có nghĩa là bên đ ược yêu c ầu d ẫn đ ộ
có thể từ chôi dẫn độ công dân của mình, nếu cá nhân bị yêu cầu d ẫn đ ộ là
công dân nước mình.

d) Nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính trị
Một nguyên tắc được thừa nhận chung trong luật pháp quốc tế là,
người thực hiện tội phạm chính trị không thể bị dẫn độ. Việc “không d ẫn
độ đối với người thực hiện tội phạm chính trị” đã trở thành một nguyên
tắc của pháp luật dẫn độ quốc tế, như là một tập quán pháp. Đây là m ột
trong những nguyên tắc gây ra khá nhiều tranh cãi về việc áp dụng nguyên
tắc này trong thực tế quan hệ giữa các quốc gia. Nội dung của nguyên tắc
này là quốc gia được yêu cầu có thể từ chối yêu cầu dẫn độ c ủa qu ốc gia
khác đối với các cá nhân mà quốc gia này cho rằng đã ph ạm các t ội v ề
chính trị (có lý do hoạt động và tư tưởng chính trị đối lập tại quốc gia yêu
cầu). Việc lý giải được “tính chính trị” của các loại tội phạm này ph ụ thu ộc
vào quan điểm chính trị của chính quốc gia được yêu cầu. Nguyên tắc cũng
có ngoại lệ là: thủ phạm giết hại nguyên thủ quốc gia, người đứng đàu
chính phủ hoặc các nhà lãnh đạo cao cấp khác của quốc gia không đ ược
hưởng quyền không bị dẫn độ sau khi th ực hiện hành vi ph ạm t ội.
e) Nguyên tắc định danh kép
Việc dẫn độ chỉ có thể được tiến hành đối với người có hành vi đ ược
coi là tội phạm và có thể bị trừng phạt theo pháp luật cả hai qu ốc gia
(quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu dẫn độ), đồng thời hành vi
phạm tội phải được định án ở mức trừng phạt cụ thể theo ý chí của các
quốc gia hữu quan và được ghi nhận trong pháp luật nước mình, hoặc
được các nước này thoả thuận nhất trí và được quy định trong các đi ều
5


ước quốc tế giữa các quốc gia hữu quan. Nguyên tắc này đã đ ược th ừa
nhận trong luật quốc tế về dẫn độ do: nước yêu cầu, không th ể yêu c ầu
dẫn độ đối với người đã thực hiện hành vi không bị coi là t ội ph ạm theo
pháp luật nước được yêu cầu. Đồng thời, nó cũng không h ợp pháp, n ếu
nước được yêu cầu lại truy tố một người mà hành vi của anh ta không b ị

coi là tội phạm theo pháp luật của nước mình. Nguyên tắc này đ ược coi là
nguyên tắc quan trọng và không thể thiếu được của hoạt động d ẫn độ tội
phạm.
II. Thực tiễn áp dụng các nguyên tắc này trong quan h ệ qu ốc t ế.
1. Đối với nguyên tắc không dẫn độ công dân của mình.
Việc áp dụng nguyên tắc không dẫn độ công dân của mình không
phải lúc nào cũng được áp dụng, trong một số trường h ợp hoặc do hi ệp
định được kí kết của hai bên có quy định về việc d ẫn độ công dân n ước
mình. Hiệp định giữa Pháp và Savoy được ký vào năm 1376 đã quy đ ịnh cho
các bên phải giao nộp ngay cả công dân của mình; Các qu ốc gia nói ti ếng
Anh chấp nhận việc dẫn độ công dân của mình đến các nước đã cam k ết
tương trợ; hoặc ở Ý, tuy thiết lập nguyên tắc không dẫn độ công dân c ủa
mình nhưng vẫn có ngoại lệ trong trường hợp công ước quốc t ế có quy
định khác (Điều 3 – Bộ luật hình sự Ý). Không dẫn đ ộ công dân c ủa mình,
nhưng phải bảo đảm người phạm tội phải bị xử lý nên khi n ước được yêu
cầu, không dẫn độ công dân của mình thì nước này phải quy định các bi ện
pháp cụ thể để xử lý người phạm tội. Đối với người bị yêu c ầu dẫn đ ộ là
người chưa bị xét xử thì nước được yêu cầu có thể áp dụng nguyên tắc
được thừa nhận chung trong luật pháp quốc tế: aut tradere, aut judicare
(còn được gọi là nguyên tắc Grotius).
2. Thực tiễn các quốc gia áp dụng nguyên tắc định tội danh kép.
Thực tế, việc áp dụng nguyên tắc này sẽ gặp khó khăn khi có sự khác
nhau trong việc định nghĩa hành vi phạm tội trong pháp luật m ỗi n ước,
nếu các cấu thành tội phạm có một (hoặc một số) điểm chung thì coi nh ư
6


nguyên tắc tội phạm kép đã được đáp ứng, chẳng hạn: Theo Điểm b,
khoản 3, Điều 2 - Hiệp định dẫn độ Việt Nam – Hàn Qu ốc thì các y ếu t ố
cấu thành tội phạm theo pháp luật của các Bên không nhất thi ết ph ải

giống nhau. Vấn đề sẽ phức tạp, nếu một số tội phạm chỉ có th ể x ảy ra ở
một (một số) nước nhất định do đặc điểm riêng về kinh tế xã h ội hay v ị trí
địa lý của nước đó. Ví dụ, Mông Cổ là một n ước không có bi ển, do đó, B ộ
luật hình sự Mông Cổ không quy định tội “cướp biển” nên một quốc gia
yêu cầu Mông cổ dẫn độ tội phạm “cướp biển” sẽ rất khó khăn nếu không
có sự giải quyết linh hoạt, có thiện chí giữa các quốc gia h ữu quan. Nguyên
tắc tội phạm kép không chỉ yêu cầu hành vi phải được coi là tội ph ạm theo
pháp luật của cả nước yêu cầu và nước được yêu cầu, mà người th ực hiện
hành vi đó cũng phải bị trừng phạt và sẽ bị tr ừng phạt theo pháp lu ật c ủa
cả hai nước. Hệ quả tất yếu của nguyên tắc này là các n ước có quy ền t ừ
chối dẫn độ nếu người thực hiện hành vi phạm tội đã bị truy cứu trách
nhiệm hình sự và có bản án có hiệu lực, hoặc đang trong quá trình tố tụng
hình sự đối vì cùng một hành vi phạm tội.
3. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc không dẫn độ người phạm tội về
chính trị.
Do việc chỗ hiểu và định nghĩa về tội phạm chính trị ở mỗi quốc gia
khác nhau do vậy thực tiễn áp dụng nguyên tắc không dẫn độ người phạm
tội về chính trị gặp nhiều khó khăn trên thực tế, việc quốc gia này đ ịnh
nghĩa người này phạm tội về chính trị không có nghĩa quốc gia kia cũng
hiểu như vậy. Một phán quyết trước đây của tòa án Pháp đã cho rằng, t ội
phạm chính trị là những hành vi được th ực hiện để chống lại hoạt đ ộng
chính trị, được chỉ ra trong Hiến pháp của quốc gia có ch ủ quy ền, xâm
phạm đến trật tự xã hội được thiết lập bởi các văn bản ch ủ đ ạo c ủa nhà
nước và của cơ quan có thẩm quyền. Sự khác biệt này, đã hình thành
nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính trị và pháp luật quốc tế qui đ ịnh,
việc đánh giá xem hành vi phạm tội có mang tính chính trị hay không là
7


vấn đề thuộc chủ quyền của nước được yêu cầu dẫn độ. Trong các trường

hợp phức tạp hơn (chẳng hạn, hành vi phạm tội là những tội phạm thông
thường nhưng xuất phát từ động cơ chính trị), thì khuynh h ướng ph ổ biến
hiện nay là phải hiểu tội phạm chính trị theo nghĩa hẹp. Tuy nhiên, trong
những trường hợp nhất định, người ta thừa nhận rằng, việc dẫn độ sẽ bị
từ chối khi nước yêu cầu muốn dẫn độ một người đã thực hiện tội ph ạm
thông thường theo pháp luật hình sự nhưng với lý do chính trị.
Để tránh lạm dụng cách hiểu này, Công ước Châu Âu v ề dẫn đ ộ đã
quy định rằng, việc dẫn độ có thể bị từ chối nếu nước được yêu cầu có lý
do thực tế để tin rằng yêu cầu dẫn độ đối với người thực hiện hành vi
phạm tội thông thường nhằm mục đích truy tố hay tr ừng ph ạt người đó vì
lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, quan điểm chính trị hoặc vì vị th ế của
anh ta mà gán ghép cho một trong những lý do trên. Nh ư v ậy, đ ộng c ơ
chính trị theo quan điểm của nước được yêu cầu tạo nên một v ật c ản
tuyệt đối trong việc dẫn độ. Ngày nay, có những tội ph ạm đ ược gây nên
bởi những cá nhân hoặc tổ chức chính trị nhằm mục đích chính tr ị nh ưng
được thực hiện dưới hình thức khủng bố do vậy nhiều nước đang cố gắng
để bảo vệ hoà bình và an ninh nhân loại đã không chấp nh ận vi ệc coi các
hành vi khủng bố là tội phạm chính trị và đã chấp nhận dẫn dộ người th ực
hiện hành vi này. Điều 9, Công ước quốc tế v ề trấn áp hành vi ch ống
khủng bố bằng bom năm 1997 đã quy định rằng, các tội ph ạm đ ược quy
định tại Điều 22 phải được coi là các tội ph ạm có th ể bị dẫn đ ộ trong b ất
kỳ điều ước nào về dẫn độ đang có hiệu lực giữa các quốc gia thành viên
trước khi Công ước này có hiệu lực. Các quốc gia thành viên ph ải cam k ết
quy định các tội khủng bố là tội phạm có thể bị dẫn đ ộ trong bất kỳ đi ều
ước quốc tế nào về dẫn độ sẽ được ký kết giữa các quốc gia thành viên. Đ ể
bảo đảm việc dẫn độ phải được thực hiện tuyệt đối trong mọi tr ường
hợp, dù giữa các quốc gia thành viên đã có điều ước v ề d ẫn đ ộ hay ch ưa,

8



Ngoài tội phạm chính trị, luật pháp và thông lệ quốc tế còn coi nh ững
người thực hiện tội phạm quân sự cũng không thể bị dẫn độ.

KẾT LUẬN
Hoạt động hợp tác dẫn độ tội phạm đang được các quốc gia coi là ho ạt
động hợp tác hiệu quả nhằm trấn áp các loại tội phạm. Bên cạnh nh ững
nỗ lực trong việc xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cùng v ới các
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động h ợp tác đ ấu tranh
phòng chống tội phạm trong phạm vi mỗi quốc gia, các qu ốc gia còn chú
trọng đến các hoạt động hợp tác song phương và đa phương về dẫn độ tội
phạm. Tuy nhiên thực tiễn áp dụng các nguyên tắc dẫn đ ộ tội ph ạm còn
gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do quan niệm, quy định của các qu ốc gia
còn không đồng nhất. Do vậy, việc các quốc gia việc cùng nhau đàm phán,
ký kết các điều ước quốc tế là cơ sở cho hoạt động dẫn độ tội ph ạm nh ằm
phòng ngừa tội phạm quốc tế, từ đó giữ vững được an ninh, chính tr ị c ủa
nước mình cũng như trên thế giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. PGS. TS Nguyễn Trung Tín “Dẫn độ trong luật hình sự quốc tế”, trong
sách: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật hình sự quốc tế, Nxb
Chính trị quốc gia
3. Nguyễn Xuân Yêm (2000), Dẫn độ tội phạm, tương trợ pháp lý v ề hình
sự và chuyển giao phạm nhân quốc tế trong phòng ch ống tội phạm, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9




×