Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SANG KIEN KINH NGH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.16 KB, 12 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN BÌNH SƠN
TRƯỜNG THCS BÌNH DƯƠNG
-----  &  -----

Đề Tài :
VAI TRÒ
CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
LỚP
Tổ : Khoa học tự nhiên
Người thực hiện :Nguyễn Tuấn Kiệt
Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác chủ nhiệm lớp
Tháng 11 năm 2007
Trường trung học cơ sở Bình Dương GV : Nguyễn Tuấn Kiệt
Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác chủ nhiệm lớp
PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
1. Cơ sở lý luận :
Giáo dục là quốc sách hàng đầu và bậc trung học sơ sở , là cơ sở rất cơ bản và thiết
yếu để chuẩn bò cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa Đất nước. Đồng thời nó còn đặt nền tảng vững chắc cho Giáo dục Phổ thông
và toàn bộ hệ thống Giáo dục Quốc dân. Chính vì để đạt được mục tiêu phổ cập THCS và
chuẩn bò cho bước phát triển mới của bậc THCS là việc thực hiện Giáo dục đúng độ tuổi nhằm
đưa nền Giáo dục nước nhà ngày một vững mạnh .
2. Cơ sở thực tiễn :
Nhìn chung đời sống kinh tế ở của các hộ gia đình trong xã khơng đồng đều,
bên cạnh đó một số bậc cha mẹ chỉ lo làm ăn, đi làm ăn xa, hầu như giao phó việc dạy dỗ và
giáo dục con em họ cho nhà trường. Một mặt do sự phát triển của xã hội cũng kéo theo không
ít những tệ nạn xã hội, những hành vi thiếu đạo đức, một số học sinh chưa thấy được tầm quan
trọng của việc học, thâm lậm bạn bè hư, từ đó dẫn đến sa sút về học tập và vi phạm về đạo


đức người học sinh. Hầu như các em ham chơi hơn ham học và thường xuyên vi phạm nội quy
nhà trường.
Xuất phát từ những vấn đề trên, là Giáo viênTHCS, công tác chủ nhiệm gắn với hoạt động
dạy và học hàng ngày để các em có ý thức hơn trong việc học. Bỡi vậy cần thường xuyên gắn
bó chặt chẽ giữa người dạy và người học, giữa các mối quan hệ cộng đồng và là một trong
những công tác không thể thiếu được đối với mỗi người Giáo viên. Làm tốt công tác này nhằm
nâng cao Giáo dục đạo đức cho học sinh. Mặt khác, nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức,
kỹ năng cho học sinh, thông qua việc giảng dạy các phân môn. Việc nhận thức về đạo đức,
hiểu biết và vận dụng vào trong ứng xử, cũng như vận dụng kiến thức đã được tiếp thu một
cách đồng bộ trong toàn thể học sinh của lớp, sẽ tạo ra niềm tin cho người dạy và người học.
Học sinh yếu, bỏ học vẫn còn nhiều, chất lượng giáo dục còn chưa cao, và hiện nay tình trạng
học sinh sa sút về đạo đức ngày càng nhiều nói chung cho ngành giáo dục và nói riêng là
trường THCS Bình Dương.
Trên đây là những lý do thiết thực giúp tôi chọn đề tài: “ vai trò của giáo viên chủ nhiệm
trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS”
II. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :
Trường trung học cơ sở Bình Dương GV : Nguyễn Tuấn Kiệt
Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác chủ nhiệm lớp
1. Tìm hiểu cơ sở lý luận của hoạt động dạy học.
2. Tìm hiểu về thực trạng của hiện tượng thường xuyên vi phạm đạo đức.
3. Những biện pháp giáo dục học sinh thường xuyên vi phạm đạo đức
III. ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU :
Biện pháp nâng cao chất lượng học sinh yếu kém và hành vi đạo đức của học sinh
THCS Bình Dương
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
Vì khả năng và thời gian có hạn tôi chỉ nghiên cứu về công tác Giáo dục học sinh
thường xuyên vi phạm đạo đức.
V. Thời gian nghiên cứu đề tài :
Từ tháng 10 năm 2005 đến tháng 11 năm 2007
Trường trung học cơ sở Bình Dương GV : Nguyễn Tuấn Kiệt

Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong công tác chủ nhiệm lớp
PHẦN II
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
- Học sinh THCS là một thực thể hồn nhiên tiềm tàng khả năng phát triển và là một nhân
cách đang hình thành. Đặc điểm đó tạo cho học sinh THCS dễ tiếp thu sự nuôi dưỡng, giáo
dục, thích nghi với điều kiện sống, học tập. Chính vì vậy những gì truyền đạt cho học sinh phải
phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các em phát triển tối ưu.
Tuy nhiên hiện nay việc thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục
đang gặp nhiều khó khăn (nhất là vùng sâu, vùng xa, nông thôn) do tác động của kinh tế thò
trường làm ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng phụ huynh học sinh.
Trường THCS Bình Dương nằm trên đòa bàn xã Bình Dương, được trải dài từ Bình
Trung xuống, học sinh lớp tôi chủ nhiệm được phân bố rãi rác ở các xóm trong xã. Nhìn chung
đời sống kinh tế của người dân còn khó khăn, một số phụ huynh chưa có ý thức nâng cao đời
sống văn hóa tinh thần cho con em mình chỉ lo cái ăn, cái mặc,ít quan tâm đến việc học hành
và rèn luyện của con em mình, bên cạch đó lứa tuổi học sinh THCS đã có khả năng giúp đỡ
gia đình nhiều công việc hơn thế nữa việc quan tâm dạy dỗ của các bậc phụ huynh chưa có,
thâm chí có bậc phụ huynh không biết con mình học lớp mấy, học buổi nào và có thường
xuyên đi học hay không. Từ đó dẫn đến hiện tượng học sinh lười học, chán học, bỏ học .
II. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN :
1. Nguyên nhân khách quan :
Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn người dân không có thời gian quan tâm đến việc học
tập của con em. Vì vậy chính quyền đòa phương cần tạo điều kiện, phối hợp chặt chẽ với nhà
trường để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và ý thức học tập của con em .
Chưa tổ chức được sân chơi bổ ích nhằm thu hút việc ham thích học tập ở các em. Học
sinh THCS là lứa tuổi hay tò mò thích khám phá, vì vậy dễ có những hành động thiếu suy
nghó. Từ đó Giáo viên chủ nhiệm có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân
cách cho các em.
2. Nguyên nhân chủ quan :
Người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng về vấn đề học tập của con em mình.

Có phụ huynh còn bảo "Học cho nhiều cũng chẳng để làm gì ". Có lần tôi trực tiếp mời phụ
huynh đến lần thứ 3 vẫn không thấy đến, tôi đến nhà thì phụ huynh lại đỏ thừa do bận công
việc gia đình quá nhiều.
Trường trung học cơ sở Bình Dương GV : Nguyễn Tuấn Kiệt

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×