Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

skkn một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 4 5 tuổi tích cực, chủ động tham gia hoạt động khám phá khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 25 trang )

UBND QUẬN
MỤC HOÀN
LỤC KIẾM
TRƯỜNG MẦM NON LÝ THƯỜNG KIỆT
Nội dung

Trang

I. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………… 02-03
II.GIẢI QUYẾTSÁNG
VẤN ĐỀ KIẾN

KINH NGHIỆM

1.Cơ sở lý luận……………………………………………………... 03
2. Thực trạng vấn đề…………………………………………........

04-05

Mộtbiện
sốpháp
biệnthực
pháp
tạo hứng thú cho trẻ 4 - 5 tuổi tích
3.Các
hiện…………………………………….…..
05-22cực,
động
tham
gia hoạt động khám phá khoa 22
học


4. Hiệuchủ
quả sáng
kiến
kinh nghiệm……………………………….
III.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ……………………………………

22-24

IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………

25

Lĩnh vực/ Môn: Giáo dục mẫu giáo
Cấp học: Mầm non
Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Chức vụ: Giáo viên lớp Mẫu giáo nhỡ B1
ĐT: 0902095858
Email:
Đơn vị công tác: Trường mầm non Lý Thường Kiệt
Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội

Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2018
1


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC

1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ

2

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

3

1. Cơ sở lý luận

3

2. Cơ sở thực tiễn

4

3. Biện pháp tiến hành

5

4. Hiệu quả SKKN

22

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

22

1.Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm


22

2.Nhận định chung

22

3.Bài học kinh nghiệm

23

4.Ý kiến đề xuất:

24

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

25

1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục mầm non là giai đoạn đầu của quá trình giáo dục,giáo viên mầm non
có vị trí quan trọng trong việc đặt nền móng nhân cách của con người,tạo tiền đề
cho sự phát triển lâu dài sau này.Giáo viên mầm non là người quyết định trong việc
đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục mầm nn.Sự hiểu biết những đặc điểm phát
triển của trẻ giúp giáo viên có những biện pháp,phương pháp,trò chơi giúp trẻ học
tốt môn khám phá khoa học hiệu quả,đồng thời nhằm phát triển ở trẻ trí thông
minh,ham hiểu biết,thích khám phá tìm tòi.Mỗi một đứa trẻ lớn lên muốn phát triển

toàn diện thì phải có những yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển nhân cách sau
này.Vì vậy trẻ cần được tiếp thu toàn bộ các môn học phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lý của trẻ.Thông qua các môn học giúp trẻ làm quan với thé giới xung
quanh,hình thành ở trẻ những biểu tượng phong phú đa dạng hơn.Trong công tác
giáo dục trẻ mầm non thì việc cho trẻ khám phá khoa học là không thể thiếu, có tác
dụng giáo dục về mọi mặt đối với trẻ như là : ngôn ngữ , đạo đức , trí tuệ , thẩm mỹ
thể lực ... Khám phá khoa học là phương tiện để giao tiếp và làm quen với môi
trường xung quanh, môi trường xã hội để giao lưu và bầy tỏ nguyện vọng của mình
và đồng thời là công cụ của tư duy .
Khi nói đến trẻ mầm non không ai không biết trẻ ở lứa tuổi này rất thích tìm
hiểu, khám phá môi trường xung quanh bởi thế giới xung quanh thật bao la rộng
lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn, và còn có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tò mò muốn
biết, muốn được khám phá. Khám phá khoa học mang lại nguồn biểu tượng vô
cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, từ môi trường tự
nhiên ( cỏ cây, hoa lá, chim muông..) đến môi trường xã hội ( công việc của mỗi
người trong xã hội, mối quan hệ của con người với nhau …) và trẻ hiểu biết về
chính bản thân mình, vì thế trẻ luôn có niềm khao khát khám phá , tìm hiểu về
chúng . Khám phá khoa học đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan chính
vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp…
nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhanh nhạy, chính xác, những biểu tượng,
kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn.
Việc thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục mầm non ngày nay đòi hỏi sự phát
huy tính sáng tạo của giáo viên và khuyến khích sự ham thích học hỏi của trẻ.nếu
như chương trình giáo dục mầm no cải cách trước đây giáo viên chủ yếu sử dụng
phương pháp trực quan và dùng lời để dạy trẻ thì trong chương trình giá dục mầm
non mới lại yêu cầu giáo viên phải tăng cường sử dụng nhiều biện pháp khác nhau
2


để lôi cuốn trẻ vào hoạt động Qua những phương pháp thí nghiệm,thực hành,thực

nghiệm trẻ được trải nghiệm được khám phá khi tham gia vào hoạt động khám phá
khoa học,được tự mình thực hiện trong độ tuổi mầm non sẽ hình thành ở trẻ những
biểu tượng về thiên nhiên chính là cơ sở khoa học sau này của trẻ. Nhận thức được
tầm quan trọng của việc cho trẻ khám phá khoa học và làm sao để những giờ học
đó trở nên thú vị, không khô khan với trẻ nên tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp
tạo hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi khám phá khoa học”
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Những nội dung lý luận liên quan đến vấn đề
Trong những năm gần đây thực hiện phong trào xây dựng trường học thân
thiện học sinh tích cực của Bộ giáo dục và đào tạo đã đem lại những kết quả tương
đối cao trong hoạt động giáo dục của các nhà trường.Bản thân là một giáo viên
trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy một nội dung quan trọng trong phong trào
“Trường học thân thiện” đó là hoạt động nhận thức khám phá khoa học. Cho trẻ
làm quen với bộ môn khám phá khoa học có một tầm quan trọng trong quá trình
giáo dục trẻ mầm non. ì thông qua việc dạy trẻ khám phá khoa học là rèn khả
năng quan sát, so sánh, phân loại, khả năng chú ý tư duy, tưởng tượng. Khám phá
khoa học nhằm củng cố hoá kiến thức, góp phần hình thành những biểu tượng
đúng đắn về các sự vật hiện tượng xung quanh, cung cấp cho trẻ những tri thức
đơn giản có hệ thống về thế giới xung quanh. Mở rộng vốn hiểu biết từ về thế giới
xung quanh và qua đó làm giàu vốn từ cho trẻ. Trẻ nhận biết phân biệt,phát âm
đúng chuẩn, đồng thời phát triển ngôn ngữ, diễn đạt rõ ràng mạch lạc. Ở lứa tuổi
này tư duy trực quan hình tượng ở trẻ phát triển mạnh,trẻ có nhu cầu khám phá
mối quan hệ giữ các sự vật hiện tượng.Trẻ bước đầu có khả năng suy luận
Bên cạnh đó việc cho trẻ khám phá thế giới xung quanh góp phần giúp trẻ
phát triển và hoàn thiện các quá trình tâm lý, nhận thức đặc biệt là cảm giác, tri
giác, tư duy, ngôn ngữ và chú ý. Đồng thời nó góp phần quan trọng trong việc
giáo dục tình cảm, thẫm mỹ, đạo đức cho trẻ, hình thành ở trẻ những cảm xúc tích
cực và tích luỹ những tri thức những kinh nghiệm của cuộc sống, làm cơ sở để trẻ
dễ dàng lĩnh hội nội dung giáo dục của các hoạt động vui chơi, học tập, lao
động… làm tiền đề giúp trẻ học tốt các môn học khác như: ăn học, toán, âm

nhạc, tạo hình… Để mỗi nội dung của khám phá khoa học được tiến hành khám
phá như thế nào Thì nội dung nghiên cứu trong đề tài này sẽ là minh chứng cho
những biện pháp khắc phục nhược điểm của việc giúp trẻ khám phá khoa học.
3


2. Thực trạng của vấn đề
Tôi được nhà trường phân công dạy lớp Mẫu giáo Nhỡ 4-5 tuổi theo chương
trình đổi mới hiện nay,trong quá trình làm việc chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp và
nhìn chung vào thực tế khi làm việc bản thân tôi cũng thấy được một số thuận lợi
vàkhó khăn nhất định như sau:
*Thuận lợi
- Nhà trường là đơn vị trường mầm non công lập ở phố trung tâm đạt tiêu
chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia
- Bản thân nhiều năm đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở
- Giáo viên trong lớp yêu nghề mến trẻ,nhiệt tình trong công việc. Có nhiều
năm công tác nên có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc dạy dỗ trẻ,luôn có ý
thức tự bồi dưỡng nâng cao kỹ năng chuyên môn
- Lớp luôn nhận được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên
môn
- Cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, có khu thiên nhiên phong phú đa dạng với
nhiều chủng loại cây,cát sỏi khác nhau.
- Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con và có nhận thức tốt về
việc khám phá khoa học.
*Khó khăn:
- Vốn hiểu biết về môi trường khoa học còn hạn chế .
- Trẻ chưa thực sự hứng thú khi tham gia hoạt động
- Môi trường không gian cho trẻ hoạt động còn hẹp về diện tích
- Một số trẻ còn nhút nhát trong việc tiếp xúc,khám phá các thí nghiệm của sự
vật hiện tượng

- Tại góc thiên nhiên:
Tại lớp tôi được phân công đã xây dựng giá góc thiên nhiên với các loại cây
mô hình khá phong phú,sinh động và hấp dẫn trẻ.Nhưng các hoạt động của trẻ tại
đây mới chỉ là các hoạt động quan sát các loại cây,hoa và các hoạt động chăm sóc
như: tưới cây,tưới hoa hàng ngày…
Với các hoạt động này ban đầu trẻ rất hứng thú nhưng thực tế cho thấy sau vài
lần hoạt động trẻ tỏ ra nhàm chán và đây chỉ là mô hình nên không thể thay đổi
thường xuyên nên hoạt động này chưa kích thích nhiều để trẻ khám phá tìm tòi

4


- Tại góc bé khám phá:
Góc bé khám phá thường là một góc nhỏ trong góc học tập chứ chưa tách
ra.Trẻ tham gia ở đây với các trò chơi học tập nên góc này cần mở rộng hơn tạo
nhiều cơ hội thí nghiệm cho trẻ để thu hút trẻ và duy trì hứng thú khi tham gia hoạt
động tai đây
- Trong giờ hoạt động chung:
Hầu như giáo viên sử dụng phương tiện trực quan trong giảng dạy như: Tranh
ảnh, đồ vật…kết hợp với lời giảng giải,giải thích để cung cấp kiến thức cho trẻ.
Nhưng các phương pháp này chưa giúp trẻ khám phá được mối liên hệ giữa các sự
vật hiện tượng khoa học một cách dễ dàng. Nhưng hiện nay vụ giáo dục đã chỉ đạo
các trường mầm non đưa chương trình giáo dục mầm non mới nhằm đưa nội dung
tạo hình thức học tập mới, tạo cơ hội cho trẻ tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ
năng một cách chủ động hơn. Nhận thức được vấn đề này tôi đã tìm tòi, học hỏi và
sáng tạo một số trò chơi đê gây hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động khám phá
khoa học
3. Các biện pháp tiến hành
Là một giáo viên có nhiều năm thâm niên công tác,trực tiếp chăm sóc và giảng
dạy trẻ, mnắm bắt được những hạn chế nêu trên tôi đã luôn trăn trở và tìm ra biện

pháp giúp trẻ lớp tôi học môn khám phá khoa học đạt kết quả cao. Để giúp trẻ
khám phá khoa học đạt kết quả, tôi nhận thấy trước hết cần phải:
a. Xây dựng môi trường học tập cho trẻ
Môi trường học tập có vị trí to lớn trong việc nhận thức của trẻ,vì môi trường
học tập là nơi để trẻ tiếp xúc hàng ngày hàng giờ.Bởi vậy tôi đã xây dựng môi
trường có tác dụng mạnh mẽ lên trẻ tạo cho trẻ hứng thú, thích tò mò, thích tìm
hiểu khám phá xung quanh. Ngay từ đầu năm học tôi đã mạnh dạn đề xuất với Ban
giám hiệu trang bị thêm cho lớp đồ dùng dạy học và một số mô hình phục vụ dạy
học. Tôi đã thay đổi lại môi trường học tập trong lớp đẹp,hấp dẫn phù hợp với đặc
điểm tâm sinh lý của trẻ. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi sưu tầm thiết kế các hình ảnh
ngộ nghĩnh phù hợp với tâm lý của trẻ.
Để tạo cho trẻ môi trường và không gian tiếp xúc các sự vật hiện tượng một
cách tốt nhất tôi đã chú trọng xây dựng góc thiên nhiên cho trẻ: cho trẻ được hoạt
động chăm sóc cây,nhặt cỏ,tưới nước,làm các thí nghiệm.Tôi đã sưu tầm các vỏ
hộp nhựa,hộp sữa to,các chậu gốm bé để trẻ trồng các loại cây xanh,cây hoa…và
lớp tôi đã trồng được những cây vạn niên thanh,cây lan bạch chỉ…Hàng ngày trẻ
5


chăm sóc cây,tưới nước,lau lá cây…Để giúp trẻ làm thí nghiệm tôi sưu tầm các loại
hòn sỏi,ống thổi,các màu nước…bằng công tác xã hội hóa giáo dục lớp tôi đã có
một số chậu cây cảnh.

Vườn cây xanh của bé

6


Vườn cây xanh của bé
7



Qua việc tạo môi trường học tập, trẻ hứng thú tham gia hoạt động,có đồ dùng
đồ chơi đưa vào trong các giờ học giúp trẻ quan sát tri giác các đồ vật một cách
trực tiếp từ đó trẻ hiểu biết nhiều, quan sát tốt,tìm rất nhanh các vật mẫu mà cô đưa
ra,so sánh và phân loại rõ ràng,ngôn ngữ phát triển tốt.

Góc khám phá của bé
8


b.Tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với các sự vật hiện tượng
Cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với các sự vật hiện tượng xung quanh một cách
trực tiếp như: nhìn, sờ, nắn, ngửi, nếm, nghe…Trong quá trình hoạt động đó trẻ
được bộc lộ mình,trẻ được lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội loài người,các mối
quan hệ và mở rộng vốn từ. Tôi luôn tạo cho trẻ được tiếp xúc với các sự vật hiện
tượng thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ như: dạo chơi tham quan, hoạt
động ngoài trời và các hoạt động khác băng các hình thức quan sát vật thật, tranh
ảnh, băng hình, tham quan trực tiếp, trò chuyện hàng ngày với trẻ, tổ chức cùng
nhau lao động chăm sóc góc thiên nhiên để trẻ biết tác dụng của đất nước đối với
cây.

Cô và bé tham quan trang trại Hải Đăng
9


Bé làm vườn tại trang trại Hải Đăng
10



Mặt khác tôi luôn tận dụng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể diễn ra hàng ngày để
cho trẻ quan sát nhận biết các hiện tượng thời tiết như: nắng,mưa,gió và cảnh vật
xung quanh trẻ,nhận xét các dấu hiệu đặc trưng của các mùa,củng cố hiểu biết của
trẻ vê các mùa, hoặc qua các buổi làm thí nghiệm như làm thí nghiệm về sự nảy
mầm của cây hoặc thí nghiệm về vật nổi vật chìm dưới nước
c. Thay đổi các hình thức cho trẻ khám phá khoa học
Ở lứa tuổi này trẻ tri giác đồ vật qua hình ảnh,vật thật và nếu cho trẻ tri giác
các sự vật dưới nhiều hình thức khác nhau thì trẻ sẽ hứng thú học tập và tiếp thu bài
tốt hơn.Bằng kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi thấy nếu giờ học cung cấp
kiến thức đưa tranh cho trẻ quan sát,đàm thoại và đặt ra câu hỏi đẻ cung cấp kiến
thức thì trẻ sẽ dễ nhàm chán,không tập trung.Nhưng nếu thay đổi hình thức dưới
dạng trò chơi hay làm thí nghiệm trẻ sẽ học tốt hơn,trẻ sẽ được dự đoán các hiện
tượng trước,trong và sau khi làm thí nghiệm như thế sẽ phát huy tính tò mò,sáng
tạo chủ động và khả năng tích cực hoạt động,lòng ham hiểu biết của trẻ.Qua đó cho
thấy nếu trẻ được tự khám phá trẻ sẽ rấ hứng thú,kiến thức đến với trẻ nhẹ nhàng
mà sâu sắc.Trong tiết khám phá khoa học tôi còn lồng ghép tích học các môn học
khác như: toán,âm nhạc,tạo hình,văn học để trẻ thêm hứng thú ghi nhớ tốt hơn các
vấn đề sâu rộng hơn.
Ngoài ra tôi luôn thay đổi các thủ thuật để đưa các đối tượng ra cho trẻ quan
sát,tôi tìm cách vào bài khác nhau giúp trẻ không bị nhàm chán lại dễ tiếp thu đẻ
ghi nhớ chính xác các biểu tượng của mình

11


Bé chăm sóc vườn rau
Thông qua việc thay đổi hình thức tôi thấy giờ học có hiệu quả hơn trở nên sôi
nổi và trẻ hứng thú học bài hơn. Cùng với việc sáng tạo trong hình thức tổ chức,đổi
mới và nâng cao chất lượng phương pháp giảng dạy,tôi đã:
d.Đưa ra các trò chơi,các buổi thực hành thí nghiệm giúp trẻ khám phá

khoa học
Thí nghiệm với cây và hạt:
*Gieo hạt:
-Mục đích:
12


+Trẻ thấy cây cần thứ ăn và nước để mọc thành cây non
-Chuẩn bị:
+Một vài hạt đậu tương,đậu xanh
+4-5 hộp nhỏ
+Một ít bông thấm nước
-Cách tiến hành:
+Ngâm hạt vào nước ấm 2-3 tiếng rồi lấy ra.Để hạt vào những miếng bông
thấm nước trong 4 cốc
+Hàng ngày cho trẻ quan sát và tưới nước vào 2-3 cốc,tại khay này hạt sẽ nẩy
mầm và lớn lên.Còn cốc kia không tưới nước hạt sẽ không nảy mầm
+Cho trẻ đoán và giải thích tại sao hạt gieo trên bông ẩm có nước có thể nẩy
mầm và mọc lên,còn hạt gieo trên miếng bông khô không nẩy mầm được
-Kết luận: Trong miếng bông có nước uống cho cây non nên hạt đã nẩy mầm
còn khay không tưới nước hạt không có nước uống nên hạt không thể nẩy mầm

Gieo hạt đậu xanh

13


Bé cùng gieo hạt đậu xanh và quan sát
14



*Sự phát triển của cây từ hạt
-Mục đích:
+Giúp trẻ biết quá trình phát triển của cây
+Tạo sự hứng thú cho trẻ trong việc gieo trồng,chăm sóc,theo dõi sự phát triển
của cây
-Chuẩn bị:
+Hạt đậu tương
+Khay đựng và bông thấm nước
+Một chậu đất nhỏ và dụng cụ làm đất
-Cách tiến hành
+Tiến hành cho hạt nẩy mầm như trong phần gieo hạt
+Cô cùng trẻ làm đất cho vào chậu cây,gieo hạt đã nẩy mầm vào chậu cây,đặt
chậu cây nơi ánh sáng
+Hàng ngày cho trẻ theo dõi và tưới nước cho cây.Cô hướng dẫn trẻ ghi hình
ảnh quá trình phát triển của cây
-Kết luận: cô cùng trẻ khái quát 5 quá trình phát triển của cây

15


Sự phát triển của cây từ hạt
16


* Cây cần gì để lớn lên và phát triển
- Mục đích:
+ Cho trẻ biết đặc điểm của cây
+ Trẻ biết điều kiện sống của cây,cây cần gì để sống
+ Giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ cây xanh

- Chuẩn bị:
+3 cây đỗ tương
+3 chậu cây
+1 túi lynong và 1 hộp bìa to
- Cách tiến hành
+ Cho trẻ quan sát và đoán xem cây cần gì để sống và phát triển
+ Lần lượt thực hành thí nghiệm: Cây 1: cho cây vào trong hộp kín
Cây 2: dùng túi lynong bọc kín thân và lá
Cây 3: chăm sóc cho cây phát triển bình
thường
+ Cô cho trẻ đoán xem điều gì sẽ xảy ra?
+ Hàng ngày cùng trẻ tưới cây,quan sát và ghi nhật ký
+ Sau một thời gian cô cùng trẻ quan sát,nhận xét kết quả các hiện tượng
- Kết luận: Cây cần đủ 4 yếu tố là : nước,ánh sáng,không khí và đất để sống
vàphát triển.Thiếu một trong các yếu tố trên cây sẽ bị héo úa và chết

17


Quan sát cây cần gì để lớn lên
Thực hành với nước, không khí và ánh sáng
* Có gì trong chai?
- Mục đích:
+ Giúp trẻ biết được không khí không có màu,không có mùi,không nhìn thấy
được
- Chuẩn bị:
+ Một chai thủy tinh không đựng gì
- Cách tiến hành:
+ Cho trẻ quan sát chai,nhìn ngửi xem trong chai có gì
+ Cô cho chai nằm vào đáy chậu,cho trẻ quan sát và nhận xét hiện tượng xảy

ra là bong bóng nổi lên từ miệng chai
18


- Kết luận: Có hiện tượng này là vì trong chai chứa đầy không khí.Không khí
không có màu,không có mùi nên không thể nhìn thấy được.Khi cho chai vào chậu
nước,nước tràn vào trong chiếm chỗ trong chai nên đẩy không khí ra ngoài tạo
thành bọt đi lên
*Bé biết gì về nước
- Mục đích:
+ Cho trẻ biết nước là chất không màu,không mùi,không vị.Nước chỉ bị thay
đổi khi ta pha nước với những chất khác
- Chuẩn bị:
+ 3-4 cốc thủy tinh và thìa
+ Muối,đường,chanh
- Cách tiến hành:
+ Cô rót nước đun sôi để nguội vào 4 cái cốc có đánh dấu từ 1-4. Cho trẻ quan
sát, nếm, ngửi và nhận xét xem nước có màu, mùi vị gì không.Đoán xem nước có
thay đổi thế nào khi cô cho đường,muối,chanh vào các cốc
- Cô pha đường, muối,chanh vào các cốc 1-3. Cho trẻ nếm thử các cốc nước
đã pha,nhận xét và so sánh với các cốc 4,giải thích sự thay đổi đó
- Kết luận:Nước trong suốt không màu,mùi,vị. Đường có vị ngọt khi hòa tan
vào nước làm nước có vị ngọt. Muối có vị mặn nên khi hòa tan với nước sẽ có vị
mặn, khi pha với chanh sẽ tạo ra màu và có vị chua

Thực hành thí nghiệm với nước
19


Thực hành thí nghiệm với nam châm

* Nam châm hút gì?
- Mục đích:
+Trẻ biết nam châm có thể hút những vật làm bằng sắt,còn những vật làm
bằng chất khác thì không bị nam châm hút
- Chuẩn bị:
+ Một cục nam châm
+ Một số đồ vật bằng sắt
+ Một số đồ vật bằng nhựa
- Cách tiến hành
+ Cho trẻ quan sát những vật được chuẩn bị và gọi tên chúng
+ Nói lên vật đó làm bằng gì?
+ Vật đó có bị nam châm hút không?
+ Đưa nam châm lại gần vật đó xem có bị nam châm hút không
- Kết luận: Những vật làm bằng sắt thì bị nam châm hút còn những vật làm
bằng vật liệu khác thì không bị nam châm hút
e. Biện pháp sử dụng câu đố:
- Câu đố chiếm một vai trò quan trọng trong công tác phát triển ngôn ngữ cho
trẻ. ử dụng câu đố trong giờ học không chỉ nhằm củng cố kiến thức trẻ về sự vật
hiện tượng của thế giới xung quanh, phát triển ngôn từ mà còn giúp trẻ hiểu được
ngôn ngữ, hình ảnh của đồ vật. Mỗi câu đố là một bức tranh sinh động về thế giới
xung quanh. Để có thể giải đáp được câu đố trẻ cần phải nắm được đặc điểm của
đối tượng, biết so sánh, đối chiếu. Nhìn thấy được cái chung giữa hai đối tượng
được nói đến và biết vận dụng kinh nghiệm sống của
mình. Tôi thường sử dụng câu đố vào đầu tiết học nhằm kích thích trẻ sự hứng thú
tìm tòi, học hỏi cái mới và sử dụng câu đố vào cuối giờ học nhằm củng cố kiến
thức vừa học. Chẳng hạn để dẫn dắt trẻ tìm hiểu quả dưa hấu tôi đọc câu đố:
“Quả gì ruột đỏ vỏ xanh.
Hạt đen nhanh nhánh, ăn vào rất ngon ”
Hay với quả na:
“Quả gì nhiều mắt

Khi chín nứt ra
Ruột trắng nõn nà
Hạt đen lay láy ”
20


Với con gà trống:
“Con gì mào đỏ
Gáy ò ó o
Mỗi sáng tinh mơ
Gọi người thức dậy ”
g. Biện pháp sử dụng công nghệ thông tin:
Một biện pháp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ khám phá
khoa học, đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình hướng dẫn trẻ giúp trẻ hứng thú tập
trung chú ý trong giờ học khơi gợi khả năng tư duy lôgic cho trẻ, giải quyết được
nhiều tình huống khó cho giáo viên.
Ví dụ với những đề tài giải thích sự vật hiện tượng thiên nhiên như gió, mây và
mưa. ới đề tài “Gió” để giúp trẻ cảm nhận và thấy đựơc một cách sống động,
rõ ràng, chính xác tôi lựa chọn những hình ảnh về gió: Gió nhẹ cây lá lao xao, gió
mạnh, gió bão… Cho trẻ xem và nghe tiếng gió thổi. Qua đó trẻ có thể cảm nhận
và biết được gió có ích như thế nào đối với môi trường, gió nhẹ thì cây cối chuyển
động như thế nào? Gió mạnh thì sự vật chuyển động ra sao? Tác hại của gió…
h. Phối kết hợp với phụ huynh
Để nâng cao chất lượng hoạt động của trẻ trong trường mầm non,tôi thấy rằng
không thể thiếu vai trò của phụ huynh vì thế ngay từ đầu năm học trong buổi họp
phụ huynh tôi đã tuyên truyền tới các bậc phụ huynh,trao đổi về tình hình học tập
của trẻ,những điều kiện mà nhà trường đã quan tâm đầu tư và những điều kiện còn
khó khăn của lớp để vận động các vị phụ huynh cùng tham gia đóng góp ủng hộ đồ
dùng,nguyên vật liệu,cây cảnh để trồng ở góc thiên nhiên.
Lúc này trẻ sẽ là sợi dây liên hệ quan trọng giữa giáo viên và gia đình. iệc cô

giao nhiệm vụ cho trẻ về nhà tìm hiểu trước vấn đề sẽ khám phá đó tạo cho trẻ
hứng thú nhất định và tạo thói quen hàng ngày chia sẻ với bố mẹ những điều vừa
học ở lớp. Trước và sau mỗi hoạt động khám phá yêu cầu trẻ về nhà tìm hiểu trước
bằng cách hỏi bố mẹ, xem tivi...... Lặp lại nhiều lần như cách này sẽ tạo thành một
thói quen tốt và là sự kết hợp tuyệt vời giữa gia đình, nhà trường và bản thân trẻ.
Làm trẻ sẽ luôn háo hức mỗi khi trở về nhà và kể với bố mẹ những điều vừa khám
phá. Vì thế hàng ngày tôi thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh về bài học
của trẻ đẻ phụ huynh về nhà có thể trò chuyện cung cấp những kiến thức giúp trẻ
học tập tốt hơn.Tôi đã giúp phụ huynh thấy được tầm quan trọng của môn học từ đó
khuyến khích phụ huynh động viên trẻ kịp thời khi trẻ có sự cố gắng
21


4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
-Giáo viên linh hoạt tạo ra môi trường cho trẻ hoạt động sáng tạo,cung cấp
kiến thức kỹ năng khoa học cho trẻ làm quen,khám phá dạt hiệu quả.Tạo ra khuôn
viên trường lớp với môi trường học tập xanh sạch đẹp thoáng mát
-Làm tăng vốn hiểu biết cho trẻ,trẻ hứng thú tham gia các hoạt động,phát triển
tính linh hoạt sáng tạo ở trẻ
-Bản thân tôi thấy tự tin khi tiến hành các hoạt động khám phá khoa học,bên
cạnh đó tôi còn được trau dồi kiến thức kỹ năng trong công tác C GD trẻ
-Các hoạt động khám phá khoa học không còn tẻ nhạt,khô khan đối với trẻ mà
trẻ tích cực tham gia các hoạt động phát huy tính sáng tạo và khả năng tư duy khi
khám phá khoa học.Trẻ có tiến bộ rõ rệt trong các hoạt động,có kỹ năng quan sát,s
sán,hiểu biết rộn về tự nhiên và xã hội
-Tạo được môi trường phong phú với nội dung của từng chủ đề,đầy đủ đồ
dùng đồ chơi hấp dẫn trẻ
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1.Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
-Qua quá trình cho trẻ được trải nghiệm khám phá khoa học tôi nhận thấy

rằng: Việc lựa chọn và tổ chức các trò chơi thực nghiệm cho trẻ mẫu giáo khám
phá khoa học là rất cần thiết bởi các lý do sau: Các trò chơi được thiết kế rất dễ
thực hiện, việc chuẩn bị dụng cụ đơn giản, ít tốn kém, đảm bảo vệ sinh an toàn cho
trẻ.
- Các trò chơi này có tính mở, hấp dẫn, kích thích được sự tìm tòi khám phá
của trẻ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, các thao tác tư duy như: so sánh, phân tích
tổng hợp, óc phán doán và khả năng suy luận của trẻ cũng được phát triển. Qua các
hoạt động này trẻ được trải nghiệm và tự phát hiện ra các đặc điểm, mối quan hệ
giữa các sự vật hiện tượng xung quanh, tiếp thu các kiến thức khoa học dễ dàng
hơn.
- Chính vì vậy mà giáo viên luôn xác định lấy trẻ làm trung tâm, luôn luôn cố gắng
tìm tòi, nghiên cứu để tạo ra nhiều bài thực tập hay để phục vụ tốt cho công tác
phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
2.Nhận định chung
Muốn trẻ học tốt môn khám phá khoa học trước hết giáo viên luôn xác định:

22


-Mỗi trẻ là một thành viên cần được chăm sóc, bồi dưỡng và lượng kiến thức
mỗi trẻ cần đuợc giáo viên truyền đạt khác nhau và luôn yêu nghề, yêu trẻ, có yêu
trẻ thì mới thôi thúc sáng tạo và dồn hết tâm lực để đầu tư vào làm việc và tu bổ
chuyên môn sao cho nghiệp vụ vững vàng. Lựa chọn những phương pháp, biện
pháp tối ưu nhất để vận dụng vào tiết học giúp trẻ hiểu được sâu hơn, học hứng thú
hơn.
- Với những kết quả đạt được trong năm học qua,bản thân tôi cảm thấy trẻ
trong lớp mạnh dạn, tự tin hơn.Trẻ không cảm thấy nhàm chán mà,nhanh nhẹn,hoạt
bát,thích tham gia hoạt động khám phá
-Thông qua đó ở trẻ phát triển các mặt thể chất,tình cảm,ngôn ngữ một cách
toàn diện

-Trong hoạt động học tập trò chơi có tác dụng phát triển trí tuệ như rèn trí
thông minh, óc sáng tạo, phát triển phản xạ nhanh nhẹn
3.Bài học kinh nghiệm
Khám phá khoa học giúp trẻ được trải nghiệm, được thực hành các kỹ
năng, sự hiểu biết của mình thông qua các trò chơi, thí nghiệm khoa học. Từ đó
trẻ sẽ lĩnh hội được vốn kiến thức, kỹ năng mới cho bản thân mình. Không chỉ
có vậy, thông qua các giờ trải nghiệm, khám phá khoa học tư duy của trẻ sẽ
được kích thích nhiều hơn, trí tưởng tượng phong phú hơn thông qua đó giúp trẻ
phát triển trí tuệ của mình.Vì vậy trong quá trình thực hiện đề tài bản thân tôi rút ra
được những kinh nghiệm như sau:
-Bản thân giáo viên cần phải tích cực tìm tòi học hỏi, nhận thức sâu sắc
nhữngnội dung giáo dục và lựa chọn nội dung phù hợp đưa vào dạy trẻ lớp mình.
- Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, khắc phục mọi khó khăn để thực hiện thành công ý
tưởng của mình.
-Tổ chức nhiều hoạt động tạo mọi cơ hội để trẻ được khám phá khoa học tích
lũy kiến thức về môi trường xung quanh.
- Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tạo uy tín và tiềm năng đối với phụ huynh
và đối với trẻ.
- Dạy trẻ bằng tình yêu thương và lòng nhiệt tình.
- Luôn tìm tòi, đầu tư thời gian nghiên cứu, sưu tầm thêm các trò chơi áp
dụng trong và ngoài tiết học, những bài thơ, đồng dao hay, các thí nghiệm đơn
giản nhưng thú vị.
23


4.Ý kiến đề xuất:
-Từ thực tế lớp tôi phụ trách, với những khó khăn mà bản thân tôi gặp phải tôi
đưa ra một số biện pháp, những kiến nghị, đề xuất để tháo gỡ những vướng mắc
trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả tổ chức các hoạt động khám phá cho trẻ
Mẫu giáo Nhỡ trong trường mầm non. Vì vậy đề nghị các cấp lãnh đạo tiếp tục

triển khai thực hiện rộng rãi nội dung làm quen với hoạt động khám phá cho trẻ ở
các trường mầm non.
- Mở lớp tập huấn chuyên môn, phát hành tài liệu về lĩnh vực phát triển nhận
thức cho giáo viên mở rộng kiến thức.
IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Một số hoạt động khám phá khoa học cho trẻ Mẫu giáo- NXBGD
2. Kế hoạch giáo dục nhận thức
3. ách hướng dẫn thực hiện chương trình trẻ 4 - 5 tuổi

24


×