Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG: Ô nhiễm môi trường và biện pháp phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ môi trường môi trường tại TP. Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.86 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO
THỰC TẬP TRUYỀN THÔNG MÔI TRƯỜNG

Họ và tên:

Đặng Thanh Trà

Lớp:

ĐH4QM2

Mã số SV:

1411110309

Giảng viên hướng dẫn: Bùi Thị Thu Trang

Hà Nam, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỀ CƯƠNG
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC
CHO CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG


Hà Nam, 2017


MỤC LỤC
II. Ô nhiễm môi trường...............................................................................................................................4
1.Khái niệm ô nhiễm môi trường................................................................................................................4
2.Hiện trạng ô nhiễm môi trường...............................................................................................................4
3.Nguyên nhân ô nhiễm môi trường..........................................................................................................9
Phần 2: Các biện pháp khắc phục, bảo vệ môi trường............................................................................15
I. Biện pháp cho đối tượng là cộng đồng dân cư, đại diện các tổ chức doanh nghiệp, cơ sở knh doanh
trong địa bàn.............................................................................................................................................15
1.Đối với cộng đồng dân cư: Nhóm các biện pháp thay đổi hành vi với môi trường.............................15
2. Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn:......................................................................16
II. Biện pháp cho đối tượng là Chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể đoàn thanh niên, hội
nông dân, hội phụ nữ................................................................................................................................19
1.Các biện pháp về thể chế, chính sách pháp luật, kiện toàn bộ máy quản lý:.......................................19
2. Biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường......................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................23

1. Phân tích tình hình
1


Phát triển là xu thế tất yếu của mọi quốc gia trên thế giới. Việt Nam cùng với xu
hướng toàn cầu, mở cửa hội nhập, đã tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa, phát
triển kinh tế xã hội. Trong những năm qua, kinh tế nước ta đã có nhiều biến đổi sâu
sắc, đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc đổi mới. Nằm trong guồng quay phát
triển đó, Thành phố Phủ Lý là một thành phố trẻ cũng đang trên đà phát triển mạnh,
vươn lên thành Đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hà Nam, với những phát triển vượt bậc về
kinh tế và dân trí trong những năm gần đây. Tuy nhiên, xu hướng phát triển kinh tế của

thành phố đã gây nên một số tác động tiêu cực không nhỏ đến môi trường tự nhiên do
một bộ phận người dân, doanh nghiệp và các tổ chức trên địa bàn chưa có nhận thức
đầy đủ và đúng đắn về môi trường. Áp lực phát sinh từ các hành động phát triển kinh
tế-xã hội tới môi trường ngày càng gia tăng. Ô nhiễm môi trường nước mặt gia tăng tại
các sông, kênh mương, hồ trong thành phố, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm theo đợt
trong năm tại sông Nhuệ. Ô nhiễm nước dưới đất đáng báo động tại các vùng nông
thôn, làng nghề, khu vực chăn nuôi tập trung. Ô nhiễm không khí chưa trở thành vấn
đề phổ biến trên toàn tỉnh, nhưng đã trở thành vấn đề đáng lo ngại tại các nút giao
thông lớn, các khu vực khai thác khoáng sản và sản xuất VLXD. Ô nhiễm và suy thoái
đất cũng tăng theo với ô nhiễm nước mặt, đặc biệt tại khu vực sản xuất nông nghiệp.
Với định hướng phát triển bền vững trong giai đọan 2015- 2020, UBND Thành phố
luôn đặt vấn đề bảo vệ môi trường song hành cùng với chính sách phát triển kinh tế, xã
hội của thành phố. Để đạt được mục đích đó, cần nâng cao nhận thức của người dân về
môi trường, tình hình ô nhiễm môi trường và tìm kiếm các giải pháp khắc phục phù
hợp. Vì vậy, chúng tôi đề xuất buổi tập huấn về “Ô nhiễm môi trường và biện pháp
phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ môi trường môi trường tại TP. Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam”
2. Phân tích đối tượng
Buổi tập huấn hướng đến ba nhóm đối tượng chính, bao gồm cộng đồng dân cư,
đại diện các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn và chính quyền địa phương cùng các
tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội các cấp
- Cộng đồng dân cư: Bao gồm người dân sinh sống trên địa bàn với nhận thức
và hiểu biết còn hạn chế về môi trường

2


- Đại diện các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn: với trình độ nhận
thức về môi trường khá cao, có sự hiểu biêt về các thủ tục và hành động kiểm soát môi
trường
- Chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội các cấp: Có

trình độ nhận thức cao về môi trường, có kỹ năng quản lý và xây dựng các chương
trình về môi trường
3. Mục tiêu
Sau buổi tập huấn, cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương và các tổ chức
đoàn thể trên địa bàn có nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của môi trường với phát
triển kinh tế và sự sống của con người, tình trạng, mức độ ô nhiễm trên địa bàn, cách
thức đưa ra và áp dụng các biện pháp để khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi
trường sống, cụ thể như sau:

- Về kiến thức:

+ 80 % cộng đồng dân cư nhận biết được tình hình và mức độ của ô nhiễm của
môi trường trên địa bàn
+ 80 % cộng đồng dân cư biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường và kỹ
năng thực hiện các biện pháp đó
- Về kĩ năng:
+ 50 % cộng đồng dân cư hiểu biết và thực hiện các thủ tục hành chính trong
quản lý môi trường và công tác bảo vệ môi trường
+ 70% các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn, thực hiện các cam kết, báo cáo về
môi trường, bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm
+ 80% cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể áp
dụng các công nghệ các biện pháp bảo vệ môi trường và khắc phục ô nhiễm môi
trường

- Về thái độ:

+ 90 % cộng đồng dân cư có nhận thức đúng đắn về ô nhiễm môi trường và
công tác bảo vệ môi trường
+ 90 % cộng đồng dân cư có thái độ tích cực trong việc bảo vệ môi trường xung
quanh

4. Đối tượng tham dự lớp tập huấn
- Cộng đồng dân cư trên địa bàn Thành phố Phủ Lý
- Đại diện các tổ chức doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong địa bàn
- Tổ chức đoàn thể: đoàn thanh niên, hội nông dân, hội phụ nữ...
5. Kế hoạch, nội dung chương trình, nội dung bài giảng
3


Kế hoạch, nội dung chương trình nội dung bài giảng tập huấn cụ thể như sau
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC LỚP TẬP HUẤN NÂNG CAO NHẬN THỨC
CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NĂM 2017 TRÊN ĐỊA BÀN
TP. PHỦ LÝ, TỈNH HÀ NAM
STT

Đối tượng

Thời gian tổ Số lượng học Đơn vị tổ
chức

Đối tượng Chính
I

viên

chức

quyền

địa phương, các
tổ chức đoàn

thể: đoàn thanh
niên, hội nông
dân,

hội

Thứ

7,

ngày

13/5/2017

Hội trường
40

UBND TP
Phủ Lý

phụ

nữ...
Đối tượng - Lớp 1: Đại
II

diện các tổ chức
doanh



nghiệp,

sở

kinh CN,

ngày

doanh trong địa 14/5/2017

Hội trường
130

UBND TP
Phủ Lý

bàn
- Lớp 2: Cộng
đồng dân cư

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN
Thời gian

Nội dung
Đơn vị thực hiện
Đón tiếp, phát tài liệu, ổn định Sở TNMT phối hợp với

7h30-8h00

chỗ ngồi

Đoàn thanh niên của tỉnh
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại Sở TNMT phối hợp với

8h00-8h15

biểu

Đoàn thanh niên của tỉnh
Giảng viên trường ĐH
Tài

8h15-11h00

Phần 1 của chuyên đề

nguyên

trường
4

&

Môi


Sở TNMT phối hợp với
11h-13h30

Nghỉ giải lao, ăn trưa


Hội Phụ nữ của tỉnh
Giảng viên trường ĐH
Tài

13h30-15h00

Phần 2 của chuyên đề

&

Môi

trường
Giảng viên trường ĐH

Giao lưu, hỏi đáp, trao đổi Tài
15h00-16h45

nguyên

thông tin

nguyên

&

trường và Sở TNMT

5


Môi


NỘI DUNG BÀI GIẢNG
Đối tượng: Chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể đoàn thanh niên,
hội nông dân, hội phụ nữ...
Phần 1: Giảng viên Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên & Môi trường
Hà Nội
Nội dung: Môi trường và các vấn đề xoay quanh môi trường:

- Ô nhiễm môi trường: biến đổi khí hậu
- Các nhân tố môi trường tại địa phương: suy thoái đất, ô nhiễm nước ô nhiễm
không khí
- Nguyên nhân ô nhiễm môi trường
Phần 2: Giảng viên Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên & Môi trường
Hà Nội
Nội dung: Các biện pháp bảo vệ và khắc phục tình trạng ô nhiễm:

- Các giải pháp thể chế chính sách
- Các giải pháp tuyên truyền – nâng cao nhận thức cộng đồng
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
Đối tượng: cộng đồng dân cư, đại diện các tổ chức doanh nghiệp, cơ sở kinh
doanh trong địa bàn
Phần 1: Giảng viên Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên & Môi trường
Hà Nội
Nội dung: Môi trường và các vấn đề xoay quanh môi trường:

- Khái niệm, chức năng và các nhân tố môi trường
- Hiện trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn
- Nguyên nhân ô nhiễm môi trường

Phần 2: Giảng viên Khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên & Môi trường
Hà Nội
Nội dung: Các biện pháp bảo vệ và khắc phục tình trạng ô nhiễm:

- Các giải pháp kỹ thuật
- Các giải pháp về thể chế, chính sách
- Các giải pháp thay đổi hành vi với môi trường
6. Kinh phí:
a. Nguồn kinh phí:
6


Do ngân sách nhà nước cấp, được bố trí trong nguồn cung cấp sự nghiệp môi
trường của Thành phố Phủ Lý
b. Cơ sở lập dự toán kinh phí:
- Thông tư số 79/2005/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Bộ Tài Chính về
hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước
- Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính về chố đô
công tác phí,chế độ hội nghị đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp trong cả
nước

- Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 7 tháng 5 năm 2007
về hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, đề án
khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước
- Thông tư liên tịch số 02/2017/TT-BTC ngày 6 tháng 1 năm 2017 của Bộ tài
chính hướng dẫn về việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường
c. Tổng kinh phí thực hiện: 27.020.000 đồng
Số tiền bằng chữ: Hai mươi bảy triệu không trăm hai mươi nghìn đồng
(chi tiết kinh phí xem tại phụ lục I)


PHỤ LỤC I: DỰ TOÁN KINH PHÍ
DỰ TOÁN KINH PHÍ LỚP TRUYỀN THÔNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Kèm theo quyết định số......Ngày.....tháng....năm....của Ủy Ban Nhân dân Tỉnh...........
7


STT
I
II

1

III
IV

V

1

Nội dung thực
hiện
Xây dựng đề
cương
Biên soạn tài liệu
Chuyên đề tập huấn
về “ Ô nhiễm môi
trường và biện pháp
phòng ngừa ô
nhiễm môi trường
tại TP. Phủ Lý –

Tỉnh Hà Nam”
Giảng dạy
Chuyên đề
Thuê hội trường
Thuê thiết bị giảng
dạy, máy chiếu,âm
thanh và 1 số thiết
bị khác

Đơn vị tính:
1.000 VNĐ
Ghi
Thành tiền
chú

Đơn vị
tính

Số lượng

Đơn giá

Đề cương

1

1500

1500


Chuyên đề

1

5000

5000

Buổi/ngày
Ngày

2
2

300
2500

600
5000

Ngày

2

2000

4000

Cái


1

800

800

Pano lớp học ( tạm
tính)
Hỗ trợ tiền ăn cho
học viên
Nước uống
Pho to tài liệu tập
huấn
Văn phòng phẩm
Chi phí khác

Người

170

60

1020

Người/ngày

170

10


1700

Quyển

170

10

1700

Bộ

170

10

1700

Thuê xe đưa đón
giảng viên và các
thiết bị hỗ trợ giảng
dạy ( Hà Nội- Phủ
Lý -Hà Nội)

Chuyến

2

2000


4000

Tổng cộng

27020

Số tiền bằng chữ: Hai mươi bảy triệu không trăm hai mươi nghìn đồng
Người lập
Trà
Đặng Thanh Trà
8


PHỤ LỤC II: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
9


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG TÁC BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG
Tập huấn:
“ Ô nhiễm và môi trường và biện pháp phòng ngừa ô nhiễm, bảo
vệ môi trường tại Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam”

Hà Nam, 2017

10



MỤC LỤC
II. Ô nhiễm môi trường...............................................................................................................................4
1.Khái niệm ô nhiễm môi trường................................................................................................................4
2.Hiện trạng ô nhiễm môi trường...............................................................................................................4
3.Nguyên nhân ô nhiễm môi trường..........................................................................................................9
Phần 2: Các biện pháp khắc phục, bảo vệ môi trường............................................................................15
I. Biện pháp cho đối tượng là cộng đồng dân cư, đại diện các tổ chức doanh nghiệp, cơ sở knh doanh
trong địa bàn.............................................................................................................................................15
1.Đối với cộng đồng dân cư: Nhóm các biện pháp thay đổi hành vi với môi trường.............................15
2. Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn:......................................................................16
II. Biện pháp cho đối tượng là Chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể đoàn thanh niên, hội
nông dân, hội phụ nữ................................................................................................................................19
1.Các biện pháp về thể chế, chính sách pháp luật, kiện toàn bộ máy quản lý:.......................................19
2. Biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường......................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................23

A.

Đặt vấn đề

Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người. Cuộc
sống của con người luôn gắn bó mật thiết với môi trường: Môi trường tạo không gian
sinh sống cho con người, là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho sự sống và
phát triển của con người, là nơi chứa đựng, hấp thụ và trung hòa các chất thải ra từ quá
trình sinh sống và sản xuất của con người. Tuy vậy, quá trình phát triển kinh tế, xã hội
không chú trọng đến bảo vệ môi trường đã và đang làm cho thế giới ngày càng biến
1



đổi: đó là sự ô nhiễm của môi trường, sự cạn kiệt của tài nguyên, sự mất đi của rừng,
sự biến đổi của khí hậu, sự biến mất hay tuyệt chủng của nhiều loài,… Thực trạng môi
trường ô nhiễm do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là do ý thức con người, do
nhận thức không đúng đắn và đầy đủ về môi trường và trách nhiệm bảo vệ môi
trường.Bảo vệ môi trường đã, đang và sẽ là vấn đề sống còn đối với mỗi con người,
mỗi gia đình, mỗi cộng đồng dân cư; là việc phải làm thường xuyên, liên tục và là
trách nhiệm của mọi công dân. Để công tác bảo vệ môi trường được hoàn thiện và phát
huy hiệu quả cao, chương trình tập huấn về “Ô nhiễm môi trường và biện pháp phòng
ngừa ô nhiễm, bảo vệ môi trường môi trường tại TP. Phủ Lý – Tỉnh Hà Nam” được tổ
chức trên địa bàn thành phố hướng đến đối tượng là chính quyền địa phương, các tổ
chức đoàn thể, đại diện doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trên địa bàn.

2


B.

Nội dung chuyên đề

Phần 1: Môi trường và các vấn đề xoay quanh môi trường
I. Môi trường

a)

Khái niệm:

Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người,
ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như:
không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.

Theo điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường (2014) : Môi trường là hệ thống các yếu tố
vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người
và sinh vật
b)

Chức năng của môi trường

Môi trường có các chức năng cơ bản sau:
-

Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản

xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc
sống và hoạt động sản xuất của mình.
- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người
và sinh vật trên trái đất.
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
c)
Các nhân tố môi trường:
- Môi trường đất
Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên dưới
tác động tổng hợp của nước, không khí, sinh vật".
Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, mùn và các loại
sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt v.v...
-

Môi trường nước


Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng
vào những mục đích khác nhau, xét về cả mặt chất và lượng. Nước được dùng trong
các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các
hoạt động trên đều cần nước ngọt.

3


Nước là dạng tài nguyên đặc biệt. Nó vừa là thành phần thiết yếu của sự sống và
môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội. Môi trường nước bao gồm:
nước mặt, nước ngọt và nước lợ
-

Môi trường không khí

Khí quyển trái đất được hình thành do sự thoát hơi nước, các chất khí từ thuỷ
quyển và thạch quyển. Bầu không khí này được tạo thành từ nhiều thành phần khí
khác nhau đóng vai trò như một lá chắn bảo vệ cho trái đất và cho phép sự sống trên
hành tinh tồn tại. Nếu không có bầu không khí, chúng ta sẽ bị đốt cháy bởi nhiệt độ
cao của mặt trời vào ban ngày hoặc đông lạnh bởi nhiệt độ rất cao vào ban đêm. Bầu
không khí này được tạo thành từ nhiều thành phần khí khác nhau đóng vai trò như một
lá chắn bảo vệ cho trái đất và cho phép sự sống trên hành tinh tồn tại. Nếu không có
bầu không khí, chúng ta sẽ bị đốt cháy bởi nhiệt độ cao của mặt trời vào ban ngày hoặc
đông lạnh bởi nhiệt độ rất cao vào ban đêm.Hơn ba phần tư thành phần của bầu khí
quyển được tạo thành từ khí Nitơ và hầu hết phần còn lại là khí oxy, 1% còn lại là hỗn
hợp của cacbon dioxide, hơi nước và ozon
-

Môi trường sinh vật


Bao gồm thực vật, động vật và con người, là nơi sống của các sinh vật khác nhau
như sinh vật kí sinh, cộng sinh.
II. Ô nhiễm môi trường
1.Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi môi trường theo hướng bất lợi cho cuộc sống
của con người và hệ sinh quyển. Sự ô nhiễm đó do hoạt động của con người gây ra với
quy mô, phương thức và mức độ khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp tác động làm thay
đổi mô hình, thành phần hóa học, tính chất vật lý và sinh học của môi trường.
2.Hiện trạng ô nhiễm môi trường
a.
Môi trường đất:
- Tình hình chung:
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi
trường đất bởi các tác nhân gây ô nhiễm. Đất bị ô nhiễm có chứa một số độc tố, chất
có hại cho cây trồng vượt quá nồng độ đã được quy định. Việt Nam với tổng diện tích
đất hơn 33 triệu ha, gồm: đất feralit, đất phù sa, đất xám bạc màu…Tài nguyên đất ở
4


nước ta đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc màu, nhiễm mặn,
nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu. Theo số liệu thống kê, mỗi năm nước ta
có từ 10- 20 ha đất canh tác bị lấn bởi cát di động. Tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ,
đất đai khô cằn, xói mòn thoái hóa diễn ra trên diện rộng, đặc biệt tại Ninh Thuận,
Bình Thuận là khu vực có diện tích đất cát hoang hóa lớn nhất cả nước.
-

Ô nhiễm đất tại Thành phố Phủ Lý:

Tại những vùng đất canh tác gần các KCN, CCN - làng nghề khác nhau
đều chưa có dấu hiệu bị chua hóa, các giá trị pH đều nằm trong khoảng giá trị giới hạn.

Trong đó, đất tại khu vực ruộng xã Bối Cầu và đất rừng Ba Sao có độ đạm thấp nhất,
đất ruộng phía Đông Bắc KCN Đồng Văn I có hàm lượng lân là thấp nhất, đất khu vực
phía tây CCN Tây Nam (Công ty Ban Mai) có sự dư thừa đạm và lân lớn nhất. Nhìn
chung chất lượng quan trắc môi trường đất trên địa bàn thành phố tại tất cả các khu
vực đều chưa bị ô nhiễm kim loại nặng, chỉ có khu vực Kim Bảng có hàm lượng As và
khu vực Duy Tiên có hàm lượng DDT cao hơn giới hạn cho phép. Theo quy hoạch
phát triển KT-XH đến năm 2020, Hà Nam vẫn là một tỉnh nông nghiệp và cơ cấu
phát kinh tế của Thành phố Phủ Lý vẫn phụ thuộc phần lớn và phát triển nông nghiệp .
Lượng phân tươi sử dụng trong canh tác nông nghiệp sẽ giảm hẳn và lượng phân vi
sinh và phân bón hóa học sử dụng sẽ thay thế gần như hoàn toàn cho phân
tươi. Để giải quyết sự kháng thuốc của các loại sâu bệnh, định mức liều lượng
phân, hóa chất bảo vệ thực vật trên một sào Bắc Bộ sẽ có xu hướng sử dụng cao hơn.
Do đó đất sẽ nhanh chóng bị suy thoái, xói mòn.
b.
Môi trường không khí:
- Tình hình chung:
Ở hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm bụi, nhiều nơi bị ô nhiễm bụi trầm
trọng, tới mức báo động. Các khu dân cư ở cạnh đường giao thông lớn và ở gần các
nhà máy, xí nghiệp cũng bị ô nhiễm bụi rất lớn. Nồng độ bụi trong các khu dân cư ở xa
đường giao thông, xa các cơ sở sản xuất hay trong các khu công viên cũng đạt tới xấp
xỉ trị số tiêu chuẩn cho phép. Phần lớn các thông số ô nhiễm khác (NO 2, SO2, CO và
chì) vẫn nằm trong ngưỡng cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT và ô nhiễm thường
mang tính cục bộ. Về ô nhiễm tiếng ồn, giá trị đo tại các trục giao thông thường cao
hơn khu dân cư và tại một số trục đạt xấp xỉ ngưỡng QCVN 26:2010/BTNMT. Tại các
5


thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đã Nẵng, … nồng độ
bụi trong không khí rất lớn, đặc biệt là vào giờ cao điểm với sự tập trung của các loại
phương tiện.

-

Ô nhiễm không khí tại Thành phố Phủ Lý:

Các thông số được sử dụng để đánh giá ô nhiễm môi trường không khí/
chất lượng môi trường không khí là bụi tổng số (TSP), bụi PM10, Pb, CO, SO, NOx
và ô nhiễm môi trường không khí/ tiếng ồn là mức ồn tương đương Leq. Môi trường
không khí được đánh giá dựa trên chuỗi số liệu quan trắc từ năm 2011 đến quý
II năm 2015 (số liệu của Trung tâm quan trắc Phòng TNMT Hà Nam), số liệu
quan trắc được tính trung bình năm và so sánh với QCVN 05:2013/BTNMT-Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh và QCVN
26:2010/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.Nhìn chung, chất lượng
môi trường không khí xung quanh tại thành phố còn khá tốt, đặc biệt tại khu vực
nông thôn. Tuy nhiên, ô nhiễm không khí do bụi, tiếng ồn đã xuất hiện cục bộ tại
các nút giao thông, KCN, khu đô thị lớn trong thời gian dài. Kết quả quan trắc chất
lượng không khí trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011÷2015 cho thấy Thành phố
Phủ Lý đã có hiện tượng ô nhiễm bụi TSP, bụi PM10 và ô nhiễm tiếng ồn ở một số
khu vực vào một số thời điểm. Ô nhiễm không khí do bụi TSP và tiếng ồn
chủ yếu ở khu vực các nút giao thông như quốc lộ 1A với lượng xe lưu thông qua
lại trung bình là 1500 – 2000 lượt/ngày, khu vực khai thác và chế biến VLXD Kim
Bảng, cụm công nghiệp Đồng Văn – Duy Tiên, khu đô thị lớn Châu Sơn,…
c.
Ô nhiễm môi trường nước
- Tình hình chung:
Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và
các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất
hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá
được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên,
tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Tình trạng quy hoạch các khu đô thị
chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại

các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,...ô nhiễm môi trường đang ở mức
báo động. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên
6


60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có
khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước
thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết
lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,... chưa được xử
lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì
trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột
ngọt Vedan suốt 14 năm liền.
-

Ô nhiễm môi trường nước tại Thành phố Phủ Lý:

Kết quả quan trắc trong giai đoạn 2011÷2015 chất lượng nước sông trên địa bàn
Thành phố Phủ Lý cho thấy tất cả các sông quan trắc đều bị ô nhiễm các chất hữu cơ
và amoni (NH +), trong đó, nghiêm trọng nhất là ô nhiễm amoni. Trong các
sông quan trắc, thì sông Nhuệ và sông Duy Tiên có mức độ ô nhiễm cao hơn so với
các sông khác, do hai sông này thường phải tiếp nhận nước thải từ Hà Nội. Chất lượng
các sông còn lại về cơ bản có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần
có biện pháp xử lý phù hợp. So với giai đoạn trước, đa số các sông đều có sự gia tăng
mức ô nhiễm các chất hữu cơ (COD và BOD ) và dinh dưỡng (N và P), trừ sông Nhuệ
và sông Duy Tiên mức ô nhiễm các chất dinh dưỡng giảm đi so với giai đoạn 5 năm
trước đó. Trong các hồ và vực được quan trắc trên địa bàn thành phố, bao gồm
hồ chùa Bầu, hồ Tam Chúc đều đã bị ô nhiễm amoni. Về cơ bản là các hồ vực quan
trắc gần như chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm chất hữu cơ theo quy chuẩn nước mặt dùng
cho tưới tiêu thủy lợi. Chất lượng nước dưới đất tại đa số các khu vực trên địa bàn tỉnh
Hà Nam đều chưa đảm bảo quy chuẩn cho phép. Đáng lưu ý một số khu vực như Bồ

Đề, Hòa Hậu, Vĩnh Trụ có nồng độ As, khá cao. As là chất gây ảnh hưởng nguy hại
cấp tính cũng như mãn tính cho sức khỏe người dân. Bên cạnh đó, một số khu vực
như Bồ Đề, Bối Cầu, Vĩnh Trụ, Đồng Văn còn có nồng độ NH + trong nước
dưới đất cũng rất cao. Ô nhiễm nước ngầm bởi NH + có khả năng gây ảnh hưởng
lâu dài cho sưc khỏe của người dân nếu như bị ô xy hóa.
d.
Đa dạng sinh học
- Tình hình chung:
Báo cáo quốc gia về ĐDSH năm 2011 (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã chỉ ra
xu hướng suy thoái của hầu hết các HST tự nhiên, quan trọng do các hoạt động chặt
7


phá rừng, xây dựng các công trình thủy điện, khai thác quá mức tài nguyên và nuôi
trồng không đúng cách. Hệ quả của quá trình suy thoái các HST tự nhiên này cũng kéo
theo sự mất sinh cảnh của loài, đặc biệt là các loài thú lớn như voi, hổ…, dẫn đến suy
giảm cả các loài. Hiện nay, phần lớn các HST nằm trong các khu bảo tồn được bảo vệ
theo quy định của pháp luật. Phần còn lại nằm ngoài khu bảo tồn, đã được chỉ ra trong
Quy hoạch tổng thể, chiếm diện tích không nhỏ và cũng đóng vai trò quan trọng trong
bảo tồn ĐDSH trên cả nước. Thực tế cho thấy, việc suy thoái HST xảy ra cả trong khu
bảo tồn và ngoài khu bảo tồn.
-

Đa dạng sinh học tại Thành phố Phủ Lý:

Các HST bao gồm rừng tự nhiên, các hệ động thực vật đang bị khai thác quá
mức cho mục đích phát triển kinh tế-xã hội, nuôi trồng thủy sản; nhiều nơi còn
là khu vực chứa đựng nước thải kể cả sản xuất và sinh hoạt, thậm chí còn bị lấp đi
cho mục đích xây dựng đô thị. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp các giống
bản địa đang bị mất đi do sự du nhập các giống mới, cao sản. Sự du nhập các giống

cây trồng mới, đặc biệt là các giống lai năng suất cao đã làm suy giảm cả về diện tích
lẫn nguồn gen của các giống cây trồng bản địa và gây nên tổn thất đáng tiếc trong
nông nghiệp. Một số động thực vật đặc trưng của thành phố:
Chuối ngự Đại Hoàng (Lý Nhân):
đây là giống chuối quý. Giống này
trước đây được cung tiến lên vua nên có
tên là chuối ngự Đại Hoàng.
+

Hồng không hạt Nhân Hậu (Lý Nhân):
hồng không hạt là đặc sản của Hà Nam
hiện đang được bảo tồn và phát triển

8


Quýt hương Văn Lý (Lý Nhân): quýt
Lý Nhân đã được xuất khẩu. Khác với
giống quýt của địa phương khác, quýt
Lý Nhân quả dẹt, vỏ giòn, mỏng vừa
phải, khi chín màu vàng ươm
Gà móng Tiên Phong (Duy Tiên): Gà móng
có thân hình chắc khoẻ, nổi tiếng về
năng suất cũng như chất lượng thịt. Khi
chế biến, thịt gà móng rất thơm ngon, dù gà
béo nhưng không có mỡ, da rất giòn.
Đây là giống gà thuộc loại quý hiếm, được
ghi vào sách đỏ Việt Nam

Cá trối là một loài cá quý hiếm, đặc hữu có

tại đầm Tam Chúc, nằm ở vị trí giáp
ranh giữa thị trấn Ba Sao và xã Khả
Phong, huyện Kim Bảng, TP. Phủ Lý

3.Nguyên nhân ô nhiễm môi trường
a. Ô nhiễm môi trường đất:

- Nguyên nhân chung:
Hoạt động phát triển của con người là nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm môi
trường đất trên phạm vi toàn cầu. Ô nhiễm đất phát sinh trong quá trình sản xuất nông
nghiệp, khi người nông dân sử dụng phân bón hóa học, phân hữu cơ hay thuốc trừ
sâu,..Quá trình sản xuất công nghiệp thải ra các chất thải: chất thải xây dựng, chất thải
khí và chất thải hóa học, hữu cơ khi không được xử lý sẽ ngấm và tồn lưu trong đất.
Chất tải rắn tại các đô thị cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất nếu
không được quản lý thu gom và kiểm soát theo quy trình. Ô nhiễm môi trường đất tại
các bãi chôn lấp có thể do lượng nước rỉ rác có tải lượng chất hữu cơ cao ngấm vào
lòng đất, làm thay đổi thành phần và cấu trúc của đất.
9


- Tại Thành phố Phủ Lý: Các nguồn gây ô nhiễm, suy thoái môi trường đât bao
gồm
Ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt: Các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
ở Hà Nam là khá cao, bao gồm các hợp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng,
phân, rác và vi sinh cao. Hiện nay hầu hết các hộ gia đình đã có hố xí tự hoại và
bán tự hoại nhưng quá trình xử lý chỉ mang tính chất sơ bộ, nên nước sau xử
lý vẫn còn chứa các chất gây ô nhiễm môi trường. Các hộ sử dụng bể tự hoại ở các
khu vực chưa có hệ thống thoát nước, nước sau bể tự hoại sẽ được cho ngấm
vào trong đất. Rác thải đô thị của Thành phố Phủ Lý chiếm khoảng trên 22.190
tấn/năm (Nguồn: Sở TNMT Hà Nam). Việc thu gom, vận chuyển xử lý rác thải sinh

hoạt hiện nay đang dần đi vào nề nếp. Tuy vậy, rác thải sau đó lại được xử lý ở một
cách sơ sài, chủ yếu được đốt hoặc chôn lấp chưa đảm bảo vệ sinh môi trường.
Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp: Trong những năm qua, lượng chất thải
phát sinh từ các hoạt động chăn nuôi đã tạo ra những vấn đề môi trường đáng
báo động, lượng chất thải chăn nuôi hàng năm ước tính từ 12000÷12500 tấn,
chủ yếu dùng làm phân bón, thức ăn chăn nuôi thủy sản... Hiện nay, hầu hết hệ
thống chuồng trại chăn nuôi trên địa bàn đều không có hệ thống xử lý nước thải
và đổ thải trực tiếp ra môi trường. Một số hộ chăn nuôi có sử dụng bể biogas
để xử lý nước thải và chất thải chăn nuôi nhưng quá trình xử lý chưa triệt để vẫn
gây ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm do hoạt động của các KCN, CCN, làng nghề: việc xả các khí độc SO
, NOx… từ các ống khói nhà máy, xí nghiệp dần dần sẽ lắng đọng trên đất hoặc sẽ
theo nước mưa thấm vào đất làm thay đổi pH và thành phần của đất. Nước thải từ
hoạt động của các cụm CN, làng nghề hầu như không qua hệ thống xử lý nước
thải. Một số làng nghề đã được đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung,
nhưng hoạt động không hiệu quả do hệ thống thu gom nước thải không được đầu
tư xây dựng đồng bộ và một phần do thiếu kinh phí để vận hành thường xuyên hệ
thống xử lý nước thải.

10


b.Ô nhiễm môi trường không khí:

- Nguyên nhân chung:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến không khí bị ô nhiễm, nhưng các hoạt động
công nghiệp và giao thông vận tải đang là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không
khí hàng đầu tại nước ta. Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với
các quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra CO 2, CO, SO2,
Nox, các chất hữu cơ chưa cháy hết,…Nguồn thải này có nồng độ các chất độc hại

cao, thường tập trung trong một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ,
quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ
khác nhau. Đối với hoạt động gaio thông vận tải, các quá trình tạo ra các khí gây ô
nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, Nox, Pb, CH4. Các bụi đất đá
cuốn theo trong quá trình di chuyển.

- Tại Thành phố Phủ Lý
Hoạt động sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp với nhiều loại hình khác
nhau là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí đáng kể trên địa
bàn thành phố. Tùy thuộc vào loại hình sản xuất, quy mô, công nghệ sản xuất, nhiên
liệu sử dụng mà các hoạt động sản xuất CN-TTCN khác nhau sẽ làm phát sinh
khí thải với các thành phần và mức độ khác nhau. Các điểm phát sinh nhiều khói bụi
có thể kể đến trên địa bàn gồm: KCN Đồng Văn với sản xuất các loại thức ăn chăn
nuôi và da giày, CCN Tây Nam Phủ Lý sản xuất chủ yếu đồ thủ công mĩ nghệ, dệt
may, KCN Nam Châu Sơn sản xuất chế biến vật liệu xây dựng
Hoạt động khai thác khoáng sản, chủ yếu là đá vôi để làm vật liệu xây dựng diễn
ra mạnh mẽ trên địa bàn trong những năm gần đây, tập trung chủ yếu ở huyện Thanh
Liêm và Kim Bảng, nhất là khu vực phía Tây sông Đáy tập trung nhiều nhất
các cơ sở khai thác và chế biến VLXD. Sản xuất VLXD bao gồm gạch, đá, xi
măng tăng mạnh trong thời kỳ 2011÷2015 cả về khối lượng và số lượng doanh
nghiệp sản xuất. Hoạt động khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng tạo ra
các loại khí thải là: bụi; CO; NO ; SO ; bụi silicat, khí độc, HF,.....tích tụ và gây ô
nhiễm không khí
Hoạt động giao thông vận tải cũng là nguồn tác động lớn đối với môi trường
không khí trên địa bàn. Trong những năm gần đây, số lượng các phương tiện giao
11


thông vận tải ở thành phố tăng nhanh, cùng với sự phát triển của các ngành công
nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ thì các phương tiện giao thông đặc biệt

trên các tuyến đường quốc lộ quan trọng, những tuyến đường chạy qua các
KCN, CCN, làng nghề, khu vực khai thác đá và các nhà máy xi măng. Trong những
năm gần đây, mật độ các phương tiện giao thông vận tải trên địa bàn Hà Nam khá
cao trên các tuyến đường nhất là ở các quốc lộ như QL1A, QL21A,… Hoạt
động của các phương tiện giao thông phát thải vào môi trường không khí các chất độc
hại như: bụi, CO, NOx, SO , hơi xăng dầu, bụi chì,... Các hoạt động giao thông cũng
gây ô nhiễm tiếng ồn phát sinh từ ống xả, do rung động các bộ phận xe, còi xe, phanh
xe, do tương tác lốp xe với mặt đường...
c. Ô nhiễm môi trường nước:

- Nguyên nhân chung:
Ô nhiễm nguồn nước do con người là nguy cơ trực tiếp gây ra nhiều vấn đề sức
khỏe và sinh thái, trong đó đáng kể là chất thải từ hoạt động sinh hoạt của con người,
chất thải nhà máy, khu chế xuât, và việc khai thác các loại khoáng sản, mỏ, dầu khí.
Ngoài ra, còn có chất thải khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, chất thải khu giết
mổ, chế biến thực phẩm, và hoạt động lưu thông với khí thải và các cặn thải hóa chất
sau khi sử dụng được trực tiếp xả ra nguồn nước tiếp nhận mà chưa thông qua xử lý
hoặc xử lý chưa triệt đề. Ô nhiễm môi trường nước còn xuất phát từ chính ý thức của
cộng đồng xã hội đối xử với nguồn nước. Dù khách quan hay chủ quan, nhưng hiện
tượng vứt rác thẳng xuống dòng sông hay tạo các bãi rác ngay tại các bến sông, chăn
thả gia súc tự do, phóng uế bừa bãi nơi ven sông, bờ suối… đều gây ô nhiễm nguồn
nước và làm mất đi mỹ quan của dòng sông.

- Tại Thành phố Phủ Lý:
Nguồn gây ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt: Cùng với quá trình gia tăng dân số
trong toàn tỉnh là sự gia tăng tải lượng nước thải sinh hoạt. Đáng chú ý là, lượng nước
thải sinh hoạt tại các khu vực đô thị có mức độ tăng mạnh do sự gia tăng dân số cơ học
tại những khu vực này và quy mô đô thị được mở rộng
Nguồn gây ô nhiễm từ nước thải y tế: Ngoài các yếu tố gây ô nhiễm thông
thường như các chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, các chất dinh dưỡng, các vi khuẩn

gây bệnh, nước thải y tế còn chứa các chất hữu cơ đặc thù như phế phẩm thuốc, các
12


chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị
phóng xạ. Do đó, nước thải y tế được xem là nguồn thải độc hại nếu không được xử
lý triệt để trước khi thải ra môi trường. Các nguồn thải y tế chủ yếu từ Bệnh viện Đa
khoa Tỉnh, Bệnh viện Đa khoa thành phố và các cơ sở y tế trên địa bàn, tập trung thải
về hệ thống sông Nhuệ - Đáy
Nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp: Các hoạt động chủ yếu của
ngành nông nghiệp phát sinh nước thải được xác định là nguồn gây ô nhiễm
nước, bao gồm: hoạt động tưới tiêu; hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm; và hoạt
động nuôi trồng thủy sản.
Nguồn gây ô nhiễm KCN và CCN, làng nghề: Nước thải từ hoạt động của
các cơ sở sản xuất trong Khu công nghiệp , CCN-làng nghề là nguồn gây áp lực
lớn nhất đến môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh thành phố. Tại các CCN-làng
nghề đang hoạt động hầu hết đều chưa có trạm xử lý nước thải. Hệ thống cống,
rãnh thoát nước của một số CCN không đồng bộ, tình trạng tắc nghẽn xẩy ra thường
xuyên.
d.Suy giảm đa dạnh sinh học:

- Nguyên nhân chung:
Các nguồn tài nguyên sinh vật bị thoái hoá và suy giảm do các hoạt động như
chặt phá và đốt rừng trên phạm vi lớn, thu hoạch quá mức các loài động vật và thực
vật, sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu, dẫn và tiêu nước ở các vùng đất ngập nước, các
hoạt động đánh cá huỷ diệt, ô nhiễm không khí và chuyển các vùng đất hoang thành
các vùng đất đô thị và nông nghiệp. Sự hình thành sự khai thác quá mức bao gồm các
nhu cầu về hàng hoá như gỗ, động vật hoang dã, sợi, nông sản. Dân số tăng, không đi
cùng với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển, đã đưa đến sự gia tăng các nhu cầu về tài
nguyên thiên nhiên và các quá trình của hệ sinh thái. Sự phân chia sở hữu đất không

hợp lý đã không khuyến khích người nông dân đầu tư vào việc sử dụng hợp lý các
nguồn tài nguyên sinh vật có giá trị

- Tại Thành phố Phủ Lý:
Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu: Phủ Lý ngoài lượng chất thải từ
nội thành còn chịu tác động rất lớn từ nguồn thải của thành phố Hà Nội chảy về gây ô
nhiễm sông Nhuệ, sông Đáy, sông Châu Giang làm ảnh hưởng đến động vật, thực vật
13


×