Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 96 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN QUYẾT CHIẾN

QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN
TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
CHO NGƯỜI TÂM THẦN TỈNH THÁI BÌNH

Ngành: Công tác xã hội
Mã số: 8 76 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN TRUNG HẢI

HÀ NỘI, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Đề tài do cá
nhân tôi nghiên cứu; các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có
nguồn trích dẫn; bố cục, phông chữ của luận văn đúng với quy định và đề tài chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
HỌC VIÊN

Nguyễn Quyết Chiến



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
Chương 1.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝCÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN............................................................................. 10
1.1. Lý luận về vấn đề tâm thần và người tâm thần .................................................. 10
1.2. Lý luận về “Quản lý Công tác xã hội đối với người tâm thần” .......................... 21
1.3. Lý thuyết quản lý công tác xã hội ...................................................................... 25
1.4. Các hoạt động quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần.......................... 29
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý công tác xã hội đối với người tâm
thần. .......................................................................................................................... 34
Chương 2.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
NGƯỜI TÂM THẦN TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC VÀ PHỤC HỒI
CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN TỈNH THÁI BÌNH ....................... 42
2.1. Sơ lược về địa bàn và khách thể nghiên cứu ...................................................... 42
2.2. Sơ lược về khách thể nghiên cứu ...................................................................... 44
2.3. Thực trạng hoạt động quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại trung
tâm chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần Thái Bình ....................... 45
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động quản lý tại Trung tâm ................. 58
Chương 3.GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ
HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC VÀ
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN TỈNH THÁI BÌNH... 66
3.1. Quan điểm, chính sách về các hoạt động quản lý đối với người tâm thần ......... 66
3.2. Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý đối với người tâm
thần tại trung tâm ..................................................................................................... 68
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1. CTXH

: Công tác xã hội

2. NTT

: Người tâm thần

3. NV CTXH

: Nhân viên công tác xã hội

4. QL CTXH

: Quản lý công tác xã hội

5. CBVC

: Cán bộ viên chức

6. NLĐ

: Người lao động


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội ngày càng phát tiển, sự hội nhập kinh tế thị trường, con người phải đối
mặt với bao khó khăn, thách thức, áp lực kinh tế, cuộc sống, nhu cầu của con người
ngày càng cao song hành với sự phát triển của toàn xã hội là những hệ lỵ, nhiều

người rơi vào tình trạng stress, khủng hoảng, hoang mang, lo âu...lâu ngày dẫn đến
tâm thần, rối nhiễu tâm trí để nhiều gánh nặng cho chính bản thân, gia đình và toàn xã
hội. Theo thống kê của Bộ Y tế vào năm 2017, tại Việt Nam, có khoảng 15% dân số
mắc các rối loạn tâm thần phổ biến liên quan tới stress, 3 triệu người bị rối loạn tâm
thần nặng. Còn thông báo tại Viện Sức khỏe tâm Thần cho thấy có 30% dân số Việt
Nam mắc các bệnh rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%. Căng
thẳng thần kinh (stress) đang ngày trở thành một vấn nạn không loại trừ một ai trong
cuộc sống hiện đại.Các yếu tố gây stress, nếu kéo dài, sẽ gây đến tình trạng trầm cảm,
chiếm đến 35% trong các trường hợp bị rối loạn tâm thần. Các vấn đề trầm cảm rõ
nhất là người bệnh mất hết hứng thú, không có khả năng tập trung, ảnh hưởng rõ ràng
nhất đến công việc. Ngoài ra, người bệnh cũng có những biểu hiện suy yếu về mặt
sức khỏe, cơ thể, rối loạn về giấc ngủ, rối loạn về ăn uống, thậm chí có những vấn đề
về sinh hoạt vợ chồng, bạn bè, gần như ảnh hưởng tới mọi mặt của cuộc sống.
Chính vì điều đó em đề tài: “Quản lý công tác xã hội đối với người tâm
thần tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh
TháiBình” làm đề tài nghiên cứu của mình.

Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần Thái Bình
được thành lập tháng 4 năm 1979 khi mới thành lập mang tên là Trung tâm điều
dưỡng người tâm thần có công, được tỉnh Thái Bình, Ti Thương binh (nay là Sở lao
động Thương binh và Xã hội) giao nhiệm vụ; Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi
dưỡng và phục hồi chức năng cho người tâm thần đặc biệt nặng, người rối nhiễu tâm
trí trong đó số người tâm thần nói chung và người có công bị mắc bệnh tâm
thần.Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Sở Lao động Thương binh
và Xã hội tỉnh Thái Bình Trung tâm đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao,

1


thực hiện các chế độ chính sách cho đối tượng đảm bảo theo đúng quy định. Do vậy

đời sống của đối tượng được cải thiện, sức khỏe, bệnh lý tạm ổn định, số đối tượng
tái phát cơn giảm, đối tượng bớt phá phách đập phá.Hiện nay Trung tâm đang quản lý
và chăm sóc cho 240 đối tượng là người tâm thần đặc biệt nặng, trong đó có cả đối
tượng là Người có công và đối tượng Bảo trợ xã hội. Do điều kiện đặc thù Ban Giám
đốc Trung tâm rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,
tập huấn song đội ngũ cán bộ trực tiếp làm quản lý Công tác xã hội còn hạn chế cả về
chất lượng, số lượng chủ yếu tham gia các khóa học về chuyên môn y tế, và một số
chuyên ngành khác.
CTXH là một tiến trình, sử dụng các kỹ năng, phương pháp hỗ trợ, tương tác
đến cá nhân, nhóm, cộng đồng những người yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn trong xã
hội vì vậy các hoạt động CTXH đã và đang được chứng minh thông qua nhiều hoạt
động thực tiễn. Tại một số tỉnh thành các hoạt động CTXH đã và đang được cấp có
thẩm quyền quan tâm chính vì vậy một số dịch vụ mà nhân viên, cộng tác viên
CTXH kết nối mang lại hiệu quả cho nhóm, cá nhân đối tượng yếu thế trong xã hội.
Điều này phần nào phù hợp với tình hình thực tiễn tại cơ sởtrong công tác quản lý
người tâm thần, song hiện tại Trung tâm còn gặp phải nhiều khó khăntrong công tác
quản lýđối với người tâm thần đặc biệt nặng, dù đã có những mặt đã thực hiện tốt tuy
nhiên do nhiều nguyên nhân nên hoạt động này còn có một số hạn chế nhất định.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ngay từ những năm tháng chiến tranh “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong
một bức thư gửi đồng bào toàn quốc ngay sau khi cách mạng thành công và Nhà
nước Việt Nam độc lập ra đời”.
Với tấm lòng yêu thương dân, Bác Hồ kêu gọi: "Vậy tôi xin đề nghị với đồng
bào cả nước và tôi xin thực hành trước; Cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng
nhịn ba bữa. Ðem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo". Lời kêu gọi của
Người đã nhanh chóng được nhân dân khắp nơi hưởng ứng. Trước khi đong gạo
bỏ nồi nấu cơm, mỗi gia đình lấy ra một nắm bỏ vào trong hũ, trong vại, "tích tiểu
thành đại", rồi mang biếu tặng người thiếu đói. Lương thực từ những "Hũ gạo tình

2



thương", "Hũ gạo kháng chiến"... không chỉ được đem cứu giúp người nghèo, mà còn
để góp phần nuôi quân đánh giặc.
Thực hiện lời dậy của Bác trong những năm qua Đảng, Nhà nước, các cấp, các
ngành, các tổ chức đoàn thể, hội, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân thường xuyên
quan tâm chăm lo cho đối tượng yếu thế, đồng bào vùng cao, các địa phương gặp kho
khăn do thiên tai, hạn hán…thông qua các chính sách hỗ trợ, trợ giúp, xóa đói giảm
nghèo…được thực hiện thông qua các hoạt động, các trương trình vận động trên các
phương tiện thông tin đại chúng đối với cộng đồng, nhóm, cá nhân gặp hoàn cảnh
khó khăn, đặc biệt khó khăn với phương châm lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá
rách nhiều cùng phát triển toàn diện, bền vững , tiến bộ và bình đẳng của xã hội. Tuy
nhiên, trong các khâu xây dựng, triển khai do đây là lĩnh vực mới nên bước đầu chỉ
tập trung vào tìm hiểu nhu cầu và xây dựng các kế hoạch trợ giúp cụ thể, chưa chú
trọng nhiều đến vấn đề quản lý công tác này.
Trong quá trình nghiên cứu các tài liệu có rất nhiều tác giả cả trong và ngoài
nước đã viết và trình bày trên diễn đàn, các hội thảo khoa học về CTXH đối với các
nhóm người yếu thế, các giải pháp, phương hướng đặt ra, mục tiêu hướng tới sự phát
triển toàn diện, bền vững, tiến bộ và bình đẳng của xã hội trong giai đoạn phát triển
đất nước. Trong số các tác giả có Tiến sĩ Hà Thị Thư đã đưa ra “Những giải pháp tiếp
cận về CTXH đối với người khuyết tật, các mô hình hỗ trợ, các phương pháp tiếp
cận, các chương trình chính sách của nhà nước đối với người khuyết tật, vai trò của
nhân viên công tác xã hội đối với người khuyết tật, các kỹ năng làm việc với người
khuyết tật”. [23]
Đối với người khuyết tật nói chung người tâm thần nói riêng có rất nhiều tác
giả nghiên cứu viết bài trong đó tác giả Phạm Văn Hải đã phản ánh những vấn đề lý
luận và thực tiễn về thực trạng công tác xã hội nhóm đối với người có công bị tâm
thần từ thực tiễn Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần
tỉnh Thái Bình, đưa ra những giải pháp can thiệp, hộ trợ, trợ giúp trên phương diện
CTXH nhóm đối với người tâm thần đặc biệt nặng của Trung tâm và đi sâu vào

nhóm đối tượng là người có công bị mắc bệnh tâm thần thông qua các hoạt động hỗ

3


trợ, phục hồi chức năng cho họ, đưa các kỹ năng, kiến thức CTXH vào thực tiễn đối
với người tâm thần.
Trong các nhóm đối tượng là người khuyết tật theo Luật Người khuyết tật
được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7
thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010. Đối tượng người mắc bệnh tâm thần được các
nước trên thế giới, Việt Nam quan tâm vì đối tượng này có những đặc thù riêng “khả
năng tư duy, ý thức, hành vi không tự chủ và đặc biệt là họ được pháp luận công nhận
là mất hành vi dân sự” họ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng, hệ lụy cho cộng đồng, xã
hội chí vì điều đó các hoạt động quản lý, chăm sóc, phục vụ rất cần được cộng đồng,
xã hội quan tâm, hỗ trợ, trợ giúp thông qua các hoạt động tại các Trung tâm Bảo trợ,
tại cộng đồng.
Sau 5 năm thực hiện Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006-2010, việc
ban hành các văn bản pháp luật, triển khai thực hiện các chính sách, chế độ trợ giúp
người khuyết tật (NKT), trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, xã hội và gia đình
đối với NKT đã từng bước được nâng cao; quyền và nghĩa vụ của họ đã được quy
định tương đối đầy đủ, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động trợ giúp, góp phần
cải thiện, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của đa số NKT.
Các cấp từ Trung ương đến địa phương đã tích cực triển khai thực hiện chính
sách hỗ trợ người khuyết tật trong các lĩnh vực: trợ cấp xã hội, giảm nghèo, dạy nghề
tạo việc làm, khám, chữa bệnh, cấp học bổng, miễn giảm học phí, tạo điều kiện thuận
lợi cho NKT tiếp cận các công trình công cộng… nhờ vậy, đời sống của NKT được
cải thiện rõ rệt, vị thế của họ ngày càng được khẳng định trong các hoạt động kinh tế,
xã hội.
Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách trợ giúp NKT còn nhiều bất cập, một
số quy định của pháp luật về NKT còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa cụ thể và chưa

chú trọng đề ra các biện pháp khả thi trong tổ chức thực hiện.
Trong những năm gần đây không chỉ Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành
quan tâm nhiều đến chính sách an sinh xã hội mà cá tổ chức trong và ngoài nước, các
cá nhân có nhiều hoạt động, chương trình, hội thảo, chuyên đề, các khóa tập huấn,

4


công trình nghiên cứu… có liên quan đến quan tâm đến các hoạt động hỗ trợ cho
người khuyết tật nói chung, người tâm thần nói riêng, hàng năm Cục bảo trợ tổ chức
hội nghị Tổng kết công tác Bảo trợ xã hội trên toàn quốc có sự tham gia của đại diện
các cấp, các ngành, các tổ chức trong và ngoài nước, lãnh đạo Sở Lao động Thương
binh và Xã hội các tỉnh thành trên cả nước và đại diện các Trung tâm Bảo trợ xã hội
để đánh giá công tác bảo trợ xã hội trong năm, phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu
năm sau, các kiến nghị, đề xuất về những tồn tại, khó khăn tại cơ sở cần tháo gỡ.
Qua quá trình tổng quan về một số công trình nghiên cứu về công tác xã hội
đối với người khuyết tật nói chung, người tâm thần nói riêng và hệ thống chính sách
giành cho những đối tượng này có thể thấy rằng họ là nhóm xã hội đặc biệt yếu thế
đang được cộng đồng quan tâm, các nghiên cứu hiện mới chỉ tập trung tìm hiểu ở một
số khía cạnh khác nhau (chủ yếu là tập trung vào các can thiệp chính sách). Tuy nhiên
những can thiệp chuyên sâu như quản lý CTXH đối với người tâm thần gần như bị bỏ
ngỏ. Trên thực tế tại tỉnh Thái Bình công tác quản lý, chăm sóc người tâm thần chưa
được quan tâm, nhiều xã phường cán bộ làm chín sách còn không biết hết các thủ tục
chính sách có liên quan đến đối tượng này, cộng đồng, gia đình đa phần nghĩ họ bị
tâm thần chẳng giúp gì cho gia đình được coi như người bỏ đi, chính thân nhân đối
tượng chẳng hề quan tâm đến việc họ làm gì, ăn uống ra sao, để đi lang thang đói thì
về, chẳng quan tâm đến có ảnh hưởng gì đến cộng đồng xã hội chính vì điều đó
những năm gần đây trên cả nước đã xẩy ra những vụ án bi thương có liên quan đến
người tâm thần gây ra, vì vậy cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công
đồng xã hội đến đối tượng người tâm thần. Do đó việc nghiên cứu tập trung vào quản

lý CTXH đối với người tâm thần sẽ rất hữu ích và cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý CTXH với người
tâm thần tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh
Thái Bình từ đó đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại Trung tâm.

5


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Mô tả và đóng góp thêm những lý luận nhằm làm sáng tỏ hơn một số khái
niệm về người tâm thần, sức khỏe tâm thần, và quản lý công tác xã hội đối với người
tâm thần .
Trên cơ sở thực tiễn tại Trung tâm về công tác quản lý, điều hành, thực hiện
nhiệm vụ tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho người tâm thần
nói chung và quản lý CTXH đối với người tâm thần để đánh giá, nhìn nhận chung về
công tác quản lý mang tính khả quan, hữu hiệu, mạng lại kết quả cho chính đối tượng.
Phân tích những điểm đã làm được, chưa làm được trong công tác quản lý
CTXH đối với người tâm thần nhằm xác định yêu cầu, nhiệm vụ đồng thời chỉ ra
được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý CTXH đối với người tâm thần .
Từ những yêu cầu thực tế đối với người tâm thần đang được quản lý tại Trung
tâm đang gặp phải những khó khăn, vướng mắc đề xuất một số giải pháp cơ bản có
thể mang lại hiệu quả trong công tác quản lý trên phương diện CTXH đối nhóm đối
tượng này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần .
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Một số hoạt động của quản lý công tác xã hội với người
tâm thần .
Phạm vi không gian và thời gian: Tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức
năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình; Thời gian: 2010 - 2019
Phạm vi khách thể:
Cán bộ quản lý (Ban Giám đốc, các trưởng, phó trưởng phòng,khoa) làm việc
tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình.
Cán bộ phòng Công tác xã hội, cán bộ các phòng, khoa nơi trực tiếp quản lý,
chăm sóc, nuôi dưỡng, phục vụ và phục hồi chức năng cho đối tượng tại Trung tâm.

6


Người tâm thần tạm ổn định về sức khỏe, bệnh lý đang trong quá trình phục
hồi thử tái hòa nhập cộng đồng.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp phân tích tài liệu

Là phương pháp thu thập thông tin từ các kênh thông tin, một số nghiên
cứu và các tài liệu có sẵn của các tác giả trong và ngoài nước, trong đó phải
kể đến hệ thống văn bản chính sách của Đảng, Nhà nước đã được triển khai
thực hiện như Đề án 1215 “Chăm sóc phục hồi chức năng cho người tâm thần
và rối nhiễu tâm thần dựa vào cộng đồng”, Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày
21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối
tượng BTXH. Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết
tật. Nghị định 103/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2017, Thông tư số 33/TTBLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2017. Thông tư 02/2018/TTg-BLĐTBXH
ngày 27/4/2018 Quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở xây dựng giá
dịch vụ trợ giúp xã hội.Công văn số 477/SLĐTBXH-BTXH ngày 30/3/2018


của Sở Lao động Thương binh và Xã hội về việc tiếp nhận đối tượng bảo trợ
xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp và đối
tượng tự nguyện vào cơ sở trợ giúp xã hội cấp tỉnh…và một số Giáo trình có
liên quan đến lĩnh vực người tâm thần, các văn bản pháp luật có liên quan
khác về vấn đề này. Các tài liệu, văn bản, báo cáo thường niên hàng năm về
công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng của Trung tâm
trong giai đoạn 2010 đến 2019.
5.2. Phương pháp quan sát

Hoạt động quản lý thông qua việc quan sát việc thực hiện nhiệm vụ của
đội ngũ cán bộ thông qua việc quản lý, chăm sóc, điều trị, nuôi dưỡng và phục
hồi chức năng cho người tâm thần theo nhiều cách thức, hình thức khác nhau
được diễn ra hàng ngàythông qua sinh hoạt, ăn, ngủ, nghỉ, điều trị và đặc biệt
là quá trình phục hồi chức năng bằng bằng máy tập, lao động sản xuất, lao
động trị liệu, hoạt động văn nghệ giải trí…thông qua quan sát thái độ, hành vi,
các hành động giữa các đối tượng với nhau, cách tiếp xúc, tiếp cận của đội
7


ngũ cán bộ với đối tượng trên mọi lĩnh vực sinh hoạt hàng ngày đối với từng
đối tượng, nhóm đối tượng.
Cách thức quản lý, cách thức điều hànhthông qua các hoạt động của đối
tượng, cách phản hồi, phản ứng lại của đối tượng qua cử chỉ, lời nói, hành vi,
hành động...
Quan sát quá trình tham vấn, tư vấn của nhân viên phòng Công tác xã hội
đối với người dân đến hỏi các thủ tục, một số điều kiện cần và đủ khi xin đối
tượng vào Trung tâm, chủ yếu đối với thân nhân đối tượng đang được quản lý
trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, chỉ dẫn người nhà đối tượng trong việc dùng
thuốc, các biểu hiện tái phát cơn thường hay xảy ra khi ở Trung tâm (đối với
những đối tượng được gia đình xin đó về gia đình trong thời gian ngắn).

5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Sử dụng phương pháp này, học viên mong muốn phân tích và tìm hiểu sâu
các vấn đề liên quan tới các nội dung nghiên cứu, cụ thể là các hoạt động quản lý
CTXH đối với người tâm thần. Các nhóm khách thể được phỏng vấn sâu trong
nghiên cứu bao gồm: Cán bộ quản lý, lãnh đạo tại trung tâm; Nhân viên cung cấp
dịch vụ CTXH trực tiếp đối với người tâm thần .
Đây sẽ là phương pháp chính của nghiên cứu để thu thập các thông tin trực
tiếp phục vụ cho các nội dung nghiên cứu. Cụ thể là:
+ Ban Giám đốc: 01 người
+ Cán bộ quản lý trong trung tâm là trưởng, phó phòng: 03 người
+ Cán bộ viên chức trong trung tâm: 05 người
+Người tâm thần tạm ổn định về sức khỏe, bệnh lý đang trong quá trình
phục hồi thử tái hòa nhập cộng đồng: 4 người
Tổng số: 09 cán bộ và 4 đối tượng
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Bằng phương pháp tiếp cận công tác xã hội, đề tài tổng hợp khung lý luận
nghiên cứu, đồng thời cũng là cơ sở lý luận của công tác xã hội trong công tác
quản lý đối với người tâm thần phân liệt đặc biệt nặng. Qua đó đã tổng hợp được

8


các khái niệm, mục tiêu, nội dung, phương pháp, tiến trình công tác xã hội, các
nhân tố ảnh hưởng và cơ sở luật pháp liên quan.
Là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm các hoạt động công tác xã hội
nói chung và công tác quản lý đối với người tâm thần nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu giúp chúng ta hiểu được thực tế việc quản lý người tâm
thần trên các khía cạnh, phương diện khác nhau như; Việc quản lý hồ sơ, quản lý

đối tượng sau khi vào Trung tâm, quản lý việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ viên
chức (CBVC), người lao động(NLĐ) trong việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng,
phục vụ và phục hồi chức năng đối với người tâm thần tại Trung tâm.
Thông qua việc đánh giá hiệu quả cũng như những yếu tố tác động, kết quả
của nghiên cứu sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý CTXH từ đó mang lại những lợi
ích, dịch vụ tốt nhất cho người tâm thần tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức
năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu Luận văn gồm 5 phần; Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, danh
mục, biểu mẫu.
Luận văn có 3 chương.
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý công tác xã hội đối với người
tâm thần .
- Chương 2: Thực trạng quản lý công tác xã hội đối với người tâm thần tại
Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình.
- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý công tác xã hội đối với
người tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho
người tâm thần tỉnh Thái Bình.

9


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN
1.1. Lý luận về tâm thần và người tâm thần
1.1.1. Khái niệm tâm thần, người tâm thần
- Tâm thần
Tâm thần học là một môn Y học chuyên nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng,
bệnh nguyên, bệnh sinh, các phương pháp điều trị và dự phòng bệnh tâm thần . Bệnh

tâm thần là sự biến đổi chức năng hoạt động của não, gây nên các rối loạn về cảm
giác, tri giác, ý thức, tư duy, cảm xúc, chú ý và trí nhớ, từ đó dẫn đến các rối loạn
hành vi, tác phong làm cho người bệnh mất sự hoà hợp với xã hội[12].
- Sức khoẻ tâm thần
Sức khỏe tâm thần là khả năng của bộ máy tâm lý hoạt động một cách hoàn
toàn hợp lý, có hiệu quả và đương đầu một cách mềm dẻo trước những tình huống
khó khăn mà vẫn có thể tìm lại được sự cân bằng cho mình. Như vậy, muốn có sức
khỏe tâm thần cần phải:
Tạo được sự thích nghi với môi trường sống, sự sảng khoái về tinh thần, có
mối quan hệ tốt đẹp với người khác, nghĩa là với những người thân trong gia đình,
với bạn bè, với những người cùng học, cùng làm.
Làm chủ stress, stress là nỗ lực của cơ thể để thích nghi với những đổi thay.
Vậy cần giữ được cân bằng tâm lý sao cho có thể đương đầu và giải quyết
một cách có hiệu quả những xung đột tâm lý với bản thân và với những người khác.
Nói chung, thư giãn hay căng thẳng, tập trung tư tưởng vào một sự kiện này hay
chuyển sang một sự kiện khác là khả năng tự nhiên ở mỗi người. Tuy nhiên, khi bộ
máy tâm lý bị quá tải, vượt quá giới hạn để tự hồi phục, tự điều chỉnh thì người
bệnh cần một quá trình luyện tập hoặc điều trị.

- Chăm sóc sức khỏe tâm thần:
Là quá trình theo dõi, điều trị, trị liệu, phục hồi chức năng kết hợp nuôi
dưỡng, chăm sóc, hướng dẫn… thông qua các hoạt động can thiệp, trợ giúp về mặt
thực thể, thần kinh và các giác quan nhằm mục đích cải thiện sức khỏe, bệnh lý và
tinh thần.

10


Khả năng tận hưởng cuộc sống
Khả năng phục hồi

Khả năng cân bằng
Khả năng phát triển cá nhân
Sự linh hoạt
- Rối nhiễu tâm trí
Theo định nghĩa về sức khỏe của WHO thì sức khỏe tâm trí là một bộ phận tạo
nên sức khỏe ở mỗi chúng ta. Rối nhiễu tâm trí (mental disorders) biểu thị sự lệch lạc
về sức khỏe tâm thần, đây không phải là bệnh mới, nói đúng hơn, đó là sự nhìn nhận
mới về tình trạng sức khỏe tâm trí theo hướng dự phòng, điều trị sớm bệnh tâm thần
(mental illness).
Là một tình trạng chung có biểu hiện lệch lạc về sức khỏe tâm thần trong một
thời gian đủ dài vượt khỏi sự tự điều chỉnh trở lại cân bằng của cơ thể và cần phải có
sự can thiệp chuyên môn để tránh vòng xoắn rối nhiễu nặng dần dẫn đến các tổn
thương khó hồi phục.
1.1.2. Nguyên nhân của bệnh tâm thần
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho con người mắc bệnh tâm thần là vấn đề
phúc tạp đối với các nhà nghiên cứu về bệnh tâm thần trong và ngoài nước. Hiện nay,
một số bệnh đã được xác định rõ nguyên nhân những vẫn còn bệnh chưa nhận định
rõ.Xung quanh vấn đề bệnh nguyên và bệnh sinh các bệnh tâm thần còn tồn tại nhiều
quan điểm và giả thuyết khác nhau.
 Nguyên nhân thực thể
Do tác động của môi trường, kinh tế, xã hội, tâm lý, tình cảm, những xung đột,
trầm cảm… ảnh hưởng đến não bộ gây trở ngại hoạt động của não.
Do tổn thương trực tiếp đến tổ chức não: Chấn thương sọ não; nhiễm trùng
thần kinh (viêm não, giang mai, thần kinh…); nhiễm độc thần kinh (nghiện rượu, ma
túy, nhiễm độc thực phẩm, nhiễm độc hóa chất công nghiệp, nông nghiệp…); các
bệnh mạch máu não, các tổn thương não khác (u não, teo não, xơ rải rác, tai biến
mạch máu não…)

11



Do các bệnh cơ thể ảnh hưởng đến hoạt động não: các bệnh nội khoa, nội
tiết;các bệnh về chuyển hóa và thiếu sinh tố…
 Nguyên nhân tâm lý:
Loạn thần xuất hiện nhanh trong thời gian dưới hai tuần, có khi khởi phát đột
ngột trong vòng 48 giờ.
Trước khi bệnh cảnh loạn thần xuất hiện thường có các triệu chứng báo trước:
Người bệnh lo lắng sợ hãi, rối loạn giấc ngủ, hành vi tác phong trở nên khác thường,
không tương xứng với hoàn cảnh.
Căng thẳng tâm lý dẫn đến bệnh tâm căn, rối loạn dạng cơ thể, rối loạn phân ly.
Rối loạn hành vi ở thiếu niên do giáo dục không đúng, môi trường xã hội
không thuận lợi.
Rối loạn ám ảnh, lo âu…


Nguyên nhân do den di chuyền và các khiếm khuyết khi hình thành thai

nhi gây ra
Các di tật bẩm sinh;
Thiếu sót về hình thành nhân cách.
 Các nguyên nhân khác
Đó là sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố gây nên như; Môi trường “ gia đình, xã
hội” kính tế, điều kiện sống, áp lực công việc, tress, trầm cảm, khủng hoảng tâm lý,do
di chuyền… Các rối loạn tâm thần nội sinh thường gặp như; Bệnh tâm thần phân liệt,
rối loạn cảm xúc lưỡng cực, động kinh nguyên phát.
 Các yếu tố dễ dẫn đến mắc bệnh tâm thần
- Yếu tố di truy n
Vấn đề di truyền tất nhiên có ảnh hưởng xấu đến một số bệnh tâm thần nhưng
không phải là tuyệt đối. Có khi bệnh tâm thần xuất hiện ở một thành viên bất kỳ trong
gia đình mà không có ở các thành viên còn lại, có trường hợp cha mẹ đều có bệnh mà

con cháu vẫn khỏe mạnh bình thường. Trong trường hợp nhiễm sắc thể của den di
chuyền có vấn đề mà thế hệ thứ nhất không bị mắc bệnh tâm thần mà thế hệ thứ hai
sinh ra lai bị mắc bệnh.
-

Yếu tố nhân cách:

12


Nhân cách là tổng hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý cá nhân, biểu
thị giá trị bản sắc văn hóa, xã hội của con người.
Những thuộc tính tâm lý tạo thành nhân cách thường biểu hiện ở ba cấp độ;
cấp độ bên trong cá nhân, cấp độ liên cá nhân, cấp độ biểu hiện ra bằng hoạt động và
các sản phẩm của nó.
Chính từ thuộc tính tâm lý tạo thành kết hợp những yếu tố khác ảnh hưởng
đến hệ thần kinh sau dài ngày không được điều trị, trị liệu, phục hồi là khởi nguồn
cho phát bệnh tâm thần. Khi bị bệnh tâm thần thì người có nhân cách vững bị nhẹ
hơn và hồi phục nhanh hơn.
-

Tuổi tác
Tuổi tác cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách một con người, ở

bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể khiến con người mắc bệnh tâm thần song nhìn chung
trong các giai đoạn tuổi thì giai đoạn tuổi vị thành niên, trưởng thành, trung niên
thường dễ bị phát bệnh “ trừ các yếu tố di chuyền
-

Giới tính:

Tỉ lệ nam giới mắc bệnh tâm thần, rối nhiễu tâm trí nhiều hơn nữ giới “ Tại

Trung tâm số người mắc bệnh tâm thần, rối nhiễu tâm trí đang quản lý là 240 người
thì có 52 đối tượng bệnh nhân là nữ giới, 188 đối tượng là nam giới”.
Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc, cuộc sống, gia đình, kinh tế, di
chuyền, nghiện các chất kích thích…mà tỉ lệ nam bị bệnh tâm thần nhiều hơn nữ. Phụ
nữ mắc bệnh tâm thần chủ yếu do áp lực cuộc sống, gia đình dẫn đến trầm cảm thời
gian dài ngày ,những rối loạn tâm thần do những sự biến động của nội tiết vào các
thời kỳ; dậy thì, kỳ kình nguyệt, sinh nở, tiền mãn kinh mà và mãn kinh...
-

Tình trạng Sức khỏe tâm thần
Sức khỏe tâm thần là khả năng của bộ máy tâm lý hoạt động một cách hoàn

toàn hợp lý, có hiệu quả và đương đầu một cách mềm dẻo trước những tình huống
khó khăn mà vẫn có thể tìm lại được sự cân bằng cho mình.
Không tạo được sự thích nghi với môi trường sống, sự sảng khoái về tinh
thần, không có mối quan hệ tốt đẹp với người khác.

Sự phát tiển, sự hội nhập kinh tế thị trường, con người phải đối mặt với bao
khó khăn, thách thức, áp lực kinh tế, cuộc sống, nhu cầu của con người ngày càng cao

13


song hành với sự phát triển của toàn xã hội là những hệ lỵ, nhiều người rơi vào tình
trạng stress, khủng hoảng, hoang mang, lo âu...lâu ngày dẫn đến tâm thần, rối nhiễu
tâm trí, người bệnh cũng có những biểu hiện suy yếu về mặt sức khỏe, cơ thể, rối loạn
về giấc ngủ, rối loạn về ăn uống, thậm chí có những vấn đề về sinh hoạt vợ chồng,
bạn bè, gần như ảnh hưởng tới mọi mặt của cuộc sống, để nhiều gánh nặng cho chính

bản thân, gia đình và toàn xã hội.
Sự mất cân bằng tâm lý, thường xuyên thể đương đầu và giải quyết những
xung đột tâm lý với bản thân và với những người khác,hay căng thẳng, tập trung tư
tưởng vào một sự kiện này hay chuyển sang một sự kiện khác là khả năng tự nhiên
ở mỗi người. Tuy nhiên, khi bộ máy tâm lý bị quá tải, vượt quá giới hạn để tự hồi
phục, tự điều chỉnh thì người bệnh cần một quá trình luyện tập hoặc điều trị.

1.1.3. Một số bệnh tâm thần thường gặp
 Tâm thần phân liệt
Là một rối loạn tâm thần đặc trưng bởi một sự suy giảm quá trình suy nghĩ và
sự thiếu hụt các đáp ứng cảm xúc điển hình. Các triệu chứng thường gặp bao gồm ảo
giác, nghe thấy tiếng động hay giọng nói đến từ tâm trí và tự thức biến nó thành
những cảm xúc tiêu cực và tích cực, bởi vì sự tương tác đó đã tác động đến cảm xúc
nên dẫn đến phản ứng hành vi không rõ ràng của bệnh nhân, thỉnh thoảng thường có
thái độ căm ghét, thù hận những người thân, gia đình và xã hội. Chỉ những tác động
nhỏ đủ khiến cho người bệnh mất đi sự ý thức, nhận thức xong đó lo sợ, hoảng loạn,
giận dữ xong đó cư xử với người tác động và xung quanh với những hành vi thiếu
kiểm soát. Người bệnh không thể định được thân, tâm! rối loạn suy nghĩ; vô cảm và
thiếu động lực sống, bất ổn trí nhớ. Bệnh gây rối loạn các chức năng xã hội và ảnh
hưởng lớn đến công việc. Bệnh hay gặp ở người trẻ trưởng thành với tỉ lệ ước tính
trên toàn cầu khoảng 0.3–0.7%.
 Rối loạn trầm cảm
Là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Bệnh do hoạt động của
bộ não bị rối loạn gây nên tạo thành những biến đổi thất thường trong suy nghĩ hành
vi và tác phong. Có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi, phụ
nữ nhiều hơn nam giới với tỉ lệ giới: nam/nữ = 1/2, giá trị này chỉ là ước chừng vì còn
tùy vào nền văn hóa và dân tộc.

14



Ước tính, có khoảng 3% đến 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt.
Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 20%. Hội chứng này
có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp.
Biểu hiện thường gặp không chú ý đến diện mạo, áo quần lôi thôi, vệ sinh thân
thể kém, cử chỉ chậm chạp hoặc nóng nảy khó hiểu, giọng nói trầm buồn, đơn điệu vô
cảm...Âu lo thường xuyên cùng với sự sợ hãi lan rộng không rõ nguyên do. Tâm trạng
họ thay đổi mà không có bất kì sự kiện hay nguyên nhân nào xảy ra trước đó, hoặc sự
việc không tồi tệ đến mức cảm xúc đi xuống. Cảm giác do dự, không chắc chắn, tiêu
chuẩn và đòi hỏi cao, yêu cầu cao với người khác và với chính mình, dễ bị tổn thương,
khó thay đổi những thói quen cũ dù không còn phù hợp, luôn ở tình trạng mệt mỏi, ủ rũ
và căng thẳng, rất dễ tức giận và nổi nóng khó kiểm soát, không có hứng thú làm bất cứ
chuyện gì. Luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, và người khác, cảm giác tuyệt vọng
không còn lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân và tương lai.
 Rối loạn lưỡng cực
Là một chứng bệnh rối loạn tâm thần gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn
định. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế
(trầm cảm). Bệnh có tính chất chu kỳ xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế.
- Yếu tố sự khác biệt về sinh học trong cơ thể : Ở những bệnh nhân có rối loạn
lưỡng cực xuất hiện thì có các sự thay đổi vật lý trong não bộ của họ. Tầm quan trọng
của những thay đổi ở não này hiện nay vẫn còn chưa chắc chắn nhưng cuối cùng
chúng có thể giúp chỉ điểm nguyên nhân gây ra bệnh.
- Yếu tố các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể : Sự mất cân bằng tự
nhiên của các chất có trong não gọi là những chất dẫn truyền thần kinh đã đóng
một vai trò vô cùng quan trọng trong bệnh rối loạn lưỡng cực này và các rối loạn
về tâm trạng khác.
- Các nội tiết tố : Mất cân bằng các nội tiết tố có thể tham gia trong việc gây ra
hay gây nên rối loạn lưỡng cực.
- Kế thừa những đặc điểm : Rối loạn lưỡng cực thường gặp hơn ở những người
có anh chị em hay là cha mẹ đã mắc bệnh. Các nhà khoa học nghiên cứu đang cố gắng

tìm ra các gen mà có thể được tham gia trong cơ chế gây ra rối loạn lưỡng cực.

15


- Môi trường: Môi trường sống và làm việc căng thẳng, lạm dụng, tổn thất hay
trải nghiệm các đau thương đáng kể khác có thể đóng một vai trò quan trọng trong rối
loạn lưỡng cực.
 Bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer là một loại bệnh tiến triển ngày càng nặng dần với đặc điểm
là sự hủy diệt từ từ các tế bào thần kinh trong não. Bệnh thường khởi phát rất chậm
và dần dần theo thời gian sẽ trở nên nặng hơn. Các triệu chứng xuất hiện đầu tiên
thường là thay đổi tính tình và giảm trí nhớ.Người bệnh trở nên dễ mệt mỏi, tức giận
hoặc lo âu, người bệnh thường lấy, dùng đỗ của người khác, nhặc các đồ vật linh tinh
cất vào một chỗ, đổi đồ vật của mình mà không nhớ. Ủi quần áo hoặc vặn nước
thường quên tắt sau khi làm xong, đi đến những nơi quen thuộc thì dễ dàng nhưng
nếu đến những nơi lạ thì dễ lạc đường.Sự suy giảm trí nhớ bệnh lý này khác với sự
giảm trí nhớ nhẹ có thể gặp ở người già bình thường.Dần dần trí nhớ người bệnh
ngày càng giảm sút hơn,họ thường quên tên của món đồ mà họ muốn gọi, quên tên
các bạn thân, không hiểu các con số trên hóa đơn tính tiền, không hiểu những gì mình
đọc trong sách báo, không thể viết và không thể lập được kế hoạch làm việc hằng
ngày. Lúc này người bệnh bắt đầu khó hoà nhập vào môi trường xã hội chung quanh,
thường dễ nổi giận vô cớ, hay la lối, ăn mặc không phù hợp với hoàn cảnh. Gian
đoạn này họ ít nói, ngại tiếp súc cả với người thân và cán bộ “nếu ở trong Trung tâm
họ tránh cả cán bộ vì vậy việc chăm sóc gặp khó khăn”, nhiều trường hợp đi ra chỗ
khác không biết đường về, không biết bản thân đã ăn chưa, nhiều đối tượng sinh cáu
gắt, sé đồ vật “quần áo, giầy dép”, đêm ít ngủ, ít nói nhưg có lúc nói nhảm cả ngày…
Diễn tiến bệnh sẽ trở nên nặng hơn một cách từ từ .Thời gian sống trung bình
của người bệnh từ lúc phát bệnh đến lúc chết thường là từ 8 – 10 năm. Bệnh nhân
thường chết vì suy kiệt hoặc do các bệnh lý phối hợp như viêm phổi, bệnh tim mạch.

 Rối loạn ám sợ
Ám sợ được định nghĩa là toàn bộ các phản ứng tâm lý và cơ thể do một đối
tượng hay hoàn cảnh gây sợ gây ra. Những người mắc bệnh ám sợ thường hoang
mang, lo sợ người khác sát hại mình, đánh đập, gây thương tích cho chính mình, họ
sợ tất cả những người xung quanh khi tiếp xúc, hoặc là một hoàn cảnh xã hội như

16


trong thang máy,khi đi máy bay hay trong xe bus, khi phải nói chuyện trước đám
đông … Bệnh này gây ra hậu quả làm giảm hiệu suất trong công việc và các mối
quan hệ xã hội (do bệnh nhân sợ hãi và tránh né các hoàn cảnh có thể gây ra phản
ứng sợ hãi như không dám đi máy bay hay xe bus , không dám bước vào thang máy
… ). Các đặc điểm của ám sợ là bất thình lình cảm thấy một nỗi sợ hãi, khiếp đảm
khi đang ở trong một tình huống thực sự vô hại; hoàn toàn nhận thức rằng nỗi sợ hãi
này là quá mức và vô lý; phản ứng sợ xuất hiện hoàn toàn tự động, không thể kiểm
soát được và xâm chiếm toàn bộ con người bệnh nhân và kèm theo sự sợ hãi cực độ
là các phản ứng cơ thể như: nhịp tim nhanh, thở hụt hơi hoặc cảm giác nghẹt thở, run
rẩy, toát mồ hôi, buồn nôn, cảm giác khó chịu trong bụng, chóng mặt … và bệnh
nhân chỉ có một mong muốn duy nhất là thoát khỏi tình huống này. Sau khi thoát
khỏi đối tượng hay tình huống gây sợ bệnh nhân sẽ tìm cách tránh né chúng . Khi sự
tránh né này gây ảnh hưởng đến hiệu suất công việc hoặc các mối quan hệ xã hội thì
bệnh nhân cần phải được khám tâm thần và điều trị .
 Rối loạn lo âu lan toả
Đặc điểm của rối loạn này là bệnh nhân luôn cảm thấy lo âu và căng thẳng quá
mức hoặc không thực tế về mọi vấn đề của cuộc sống thí dụ họ luôn sợ hết tiền dù họ
vẫn còn nhiều tiền trong ngân hàng hoặc họ thường lo sợ mình hoặc người thân sắp
bị bệnh, bị tai nạn hay gặp chuyện không may mặc dù không có dấu hiệu gì đáng để
lo lắng về việc đó. Họ luôn cảm thấy bồn chồn, bất an, căng thẳng, run, nhức đầu, dễ
mệt mỏi, khó tập trung chú ý, khó ngủ …

1.1.4. Đặc điểm đời sống tâm lý- xã hội và nhu cầu của người tâm thần

+ Đời sống tâm lý – xã hội của người tâm thần
Đối với người tâm thần về mặt thần kinh không thường xuyên ổn định,
tùy mức độ nặng hay nhẹ họ được pháp luật công nhận mất hành vi dân sự chính
vì điều đó tâm sinh lý của họ không bình thường.
Những diễn biến tâm lý của từng người là khác nhau, có người thì cười,
nói, lảm nhảm xuốt ngày, có người thì lầm lỳ cả ngày không nó gì, người thì
thường xuyên đập phá, xé quần áo, chăn màn, đánh người khác, người thì chỉ
thích bắt côn trùng ăn, người thì chỉ thích hại chính bản thân mình…
17


Họ bị mắc bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau nên các hành vi tronng
sinh hoạt hàng ngày cũng có nhiều biểu hiện bất thường, để kịp thời theo dõi
nắm bắt các biểu hiện bệnh lý, tâm lý, tư tưởng, các biểu hiện khác để có phương
án kịp thời xử lý là cả một quá trình nhiều khó khăn vất vả cần phải có sự kiên
trì, lâu dài. Đặc biệt là những đối tượng có diễn biến tâm lý ổn định thì nguy cơ
tự tử lại cao, rất khó lường, ngoài ra mọi diễn biến tâm lý, tình cảm , sức khỏe
ảnh hưởng nhiều đến chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi, trị liệu
tâm lý cho nhóm đối tượng này rất vất vả gian nan. Chính vì thế rất cần công tác
quản lý, năm bắt tình hình phải sát sao và thường xuyên để đưa ra những dự báo
phán đoán, xử lý kịp thời trong mọi tình huống.
Người tâm thân họ vậy nhưng cũng rất mong muốn gia đình, cán bộ, cá
tổ chức, cá nhân, các hội, nhóm thiện nguyện đến thăm, động viên. Giải quyết
vấn đề tâm lý, tư tưởng là rất cần thiết đối với nhóm đối tượng này.
+ Nhu cầu của người tâm thần và gia đình
Theo tháp bậc thang nhu cầu của Maslow con người sinh ra đều có nhu
cầu, mong muốn là giống nhau, những nhu cầu cơ bản để phát triển và trưởng
thành trong một xã hội mà họ tồn tại, sinh sống và phát triển cả về thể chất và

tinh thần.
Người tâm thần cũng có nhu cầu tồn tại, nhu cầu được sẻ chia, quan
tâm, yêu thương, ăn uống để tồn tại, có những người bị bệnh do gien di
chuyền, có những người bị bệnh do áp lực cuộc sống, kinh tế, bệnh tật và các
nguyên nhân khác dẫn đến tâm thần song trước khi họ bị bệnh họ cũng có nhu
cầu như người bình thường khác nhưng do không may mắn nên họ bị bệnh.
Cũng như những người khác, người tâm thần rất cần một cuộc sống vật
chất và tinh thần đầy đủ, ấm no hạnh phúc. Họ cần người chăm sóc, chia sẻ động
viên họ nhiều hơn để vơi đi những nỗi đau mất mát, quên đi bệnh tật và hòa nhập
vào cuộc sống trong xã hội.
Nhu cầu của người tâm thần và gia đình phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác
động khác nhau, có đến 80% có hoàn cảnh khó khăn và đặc biệt khó khăn về
18


kinh tế chính vì thế các nhu cầu đối với gia đình có người mắc bệnh tâm thần
là hỗ trợ kinh tế, sinh kế cho họ, tạo điều kiện trong công tác thăm khám, điều
trị ngoài ra mong muốn của người thân trong gia đình là đưa người thân bị mắc
bệnh vào các Trung tâm Bảo trợ xã hộ công lập để được chăm sóc, nuôi dưỡng.
Đối với người tâm thần thuộc dạng khuyết tật tâm thần phân liệt và động kinh
thì dựa vào đặc điểm khuyết tật sẽ phát sinh các nhu cầu phù hợp. Đồng thời,
người tâm thần thuộc dạng khuyết tật nặng và đặc biệt nặng thì các nhu cầu
đa phần thiên về việc hỗ trợ chăm sóc y tế, chăm sóc nuôi dưỡng, và các hỗ
trợ khác liên quan đến việc giải quyết khó khăn đột xuất. Cụ thể với những
nhu cầu cơ bản sau:
Nhu cầu hỗ trợ y tế là nhu cầu thiết yếu của người tâm thần, tất cả các
trường hợp bệnh tâm thần ở mức độ nặng trở lên đều cần khám, điều trị và sử
dụng thuốc chuyên khoa, chăm sóc y tế tích cực, thường xuyên. Ngoài việc
thăm khám, điều trị thì công tác chăm sóc sức khỏe được gia đình mong muốn
hỗ trợ, tạo điều kiện thường xuyên.

Với người tâm thần không có khả năng hoặc hạn chế khả năng lao
động, tự phục vụ sinh hoạt thì nhu cầu có người chăm sóc, hỗ trợ chăm sóc
nuôi dưỡng rất cần thiết bởi thần kinh của họ không ổn định, tâm lý, tình cảm
rối loạn, thiếu hoặc không có cảm xúc, không phân biệt được ngày háng, ăn
hay chưa ăn, không tự chủ trong sinh hoạt từ việc nhỏ nhất như xúc đồ ăn,
uống nước nên rất cần người chăm sóc hỗ trợ.
Nhu cầu được kết nối với các dịch vụ hỗ trợ về mặt kinh tế, y tế, trong
đó đặc biệt là tư vấn, tham vấn về cách chăm sóc sức khỏe tâm lý, tinh thần,
trị liệu, phục hồi, nghề nghiệp phù hợp với từng nhóm đối tượng ở thể bệnh
tâm thần nhẹ. Đối với nhóm đối tượng tâm thần nặng, đặc biệt nặng gia đình
luôn mong muốn các cấp chính quyền quan tâm cho người bệnh vào các
Trung tâm Bảo trợ của Nhà nước quản lý, nhiều gia đình chia sẻ không quản
lý được người bệnh, họ không chịu thuốc, phá phách, đập phá, chửi bới, nói
lảm nhảm cả ngày lẽn đêm, đánh người thân, hàng xóm, đi lang thang không
19


biết đường về, thân thể, quần áo bẩn tưởi, hôi hám. Những đối tượng tâm thần
đặc biệt nặng thường xuyên lên cơn kích động phá phách, đánh người nhà,
hàng xóm, cộng đồng nhiều người phải nhập viện, thường xuyên đe dọa đến
tính mạng người khác chính vì thế thường nhốt cách ly rất thương tâm, bẩn,
hôi hám, gia đình không có người thường xuyên chăm sóc, gia đình kinh tế
khó khăn, nhiều gia đình bố mẹ già cả, anh em mỗi người một nơi chính vì
điều đó người nhà rất mong muốn được cho người bệnh vào các Trung tâm
Bảo trợ để quản lý đối tượng.
Đối với gia đình đối tượng họ mong muốn được tư vấn, tham vấn về
các thủ tục khi xin vào Trung tâm và quan chức năng xem xét, quan tâm, tạo
điều kiện thuận lợi.
Đối với đối tượng người tâm thần ngoài lúc họ phát cơn cũng mong
muốn được người thân quan tâm động viên, thăm hỏi, chia sẻ. Nhiều đối

tượng đang được quản lý, nuôi dưỡng tại Trung tâm rất mong muốn được gia
đình đón về nhà thăm người thân, con cái, anh chị em, muốn người thân
thường xuyên đến Trung tâm thăm họ nhất là vào các dịp lễ, tết, mong muốn
được các cơ quan đoàn thể, cán bộ quan tâm, động viên, thường xuyên tổ
chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, tổ chức cho họ ăn thêm, cải
thiện các bữa ăn, khẩu phần ăn và đặc biệt là thi thoảng cho họ được hút
thuốc, uống nước chè…
Ngoài ra vì điều kiện sống khó khăn, thường xuyên xuất hiện những vấn
đề cần giải quyết liên quan đến tài chính gia đình.Chính những tồn tại đó đã xuất
hiện những nhu cầu cần hỗ trợ khó khăn đột xuất như tiền hoặc hiện vật từ các cá
nhân, tổ chức. Ngoài ra, những trường hợp gia đình có khả năng lao động nhưng
điều kiện kinh tế hạn chế thì thường có nhu cầu hỗ trợ sinh kế, học nghề, giới
thiệu việc làm hoặc hỗ trợ cải thiện điều kiện cơ sở vật chất.
Đối với người tâm thần và gia đình học rất cần được quan tâm từ các
cấp các ngành, các tổ chức chính trị xã hội các nhà hảo tâm, cộng đồng cùng
20


chung tay chia sẻ, động viên, hỗ trợ người bệnh và gia đình cả về sinh kế, việc
làm, kinh tế, chăm sóc sức khỏe y tế và những nhu cầu tối thiểu nhất trong
cuộc sống, trong đó sự chia sẻ không kỳ thị.
Các nhu cầu khác như hỗ trợ chế độ chính sách, tham vấn tâm lý, tập
huấn nâng cao kỹ năng chăm sóc cho người tâm thần đều được gia đình người
tâm thần mong muốn hỗ trợ với từng hoàn cảnh, điều kiện sống phù hợp.

Hình 1.1. Bậc thang nhu cầu của Maslow

1.2. Một số Khái niệm có liên quan.



Khái niệm Quản lý

Quản lý là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều dạng. Chúng ta có thể gộp
thành 3 dạng chính:
- Quản lý các quá trình của thế giới vô sinh (nhà xưởng, ruộng đất, tài
nguyên, hầm mỏ, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, sản phẩm...).
- Quản lý các quá trình diễn ra trong cơ thể sống (cây trồng, vật nuôi).

21


×