Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Hòa giải tranh chấp đất đai tại huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (940.4 KB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN VĂN CHÍNH

HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
TẠI HUYỆN SÌN HỒ TỈNH LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hƣớng ứng dụng)

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN VĂN CHÍNH

HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
TẠI HUYỆN SÌN HỒ TỈNH LAI CHÂU
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380101.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
(Định hƣớng ứng dụng)

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN THỊ NGA

HÀ NỘI - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi trên cơ sở kế thừa, phát triển và bổ sung những điểm mới
kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan. Các số liệu, ví
dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và
trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Văn Chính


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng, sơ đồ
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÒA GIẢI TRANH
CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TRANH
CHẤP ĐẤT ĐAI .................................................................................. 9
1.1.


Hòa giải tranh chấp đất đai ................................................................ 9

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai........................ 9
1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của hòa giải tranh chấp đất đai .............................. 17
1.1.3. Các hình thức hòa giải tranh chấp đất đai .......................................... 21
1.1.4. Nguyên tắc của hòa giải tranh chấp đất đai ........................................ 23
1.1.5. Các yếu tố tác động, chi phối tới hoạt động hòa giải tranh chấp
đất đai .................................................................................................. 26
1.2.

Một số vấn đề lý luận về pháp luật hòa giải tranh chấp đất đai ........ 28

1.2.1. Sự cần thiết của việc điều chỉnh quan hệ hòa giải tranh chấp đất
đai bằng pháp luật ............................................................................... 28
1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai...... 29
1.2.3. Nội dung pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai .............................. 31
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................. 47
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ HÒA
GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
SÌN HỒ - TỈNH LAI CHÂU ............................................................ 48
2.1.

Các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Sìn Hồ - tỉnh
Lai Châu tác động đến hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai.......... 48


2.2.

Thực trạng hòa giải cơ sở trong giải quyết tranh chấp đất đai
trên địa bàn huyện Sìn Hồ - Tỉnh Lai Châu ................................... 50


2.3.

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng hòa giải tranh
chấp đất đai tại UBND xã, phƣờng, thị trấn .................................. 54

2.4.

Hòa giải tranh chấp đất đai tại TAND huyện Sìn Hồ tỉnh
Lai Châu ............................................................................................ 58

2.4.1. Về phạm vi hòa giải các tranh chấp đất đai tại TAND ...................... 58
2.4.2. Về số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ cán bộ TAND huyện Sìn Hồ .......... 59
2.4.3. Trình tự, thủ tục thực hiện hòa giải tại TAND huyện Sìn Hồ............. 59
2.5.

Một số nhận định, đánh giá chung về công tác hòa giải cơ sở
và hòa giải tại Tòa án trên địa bàn huyện Sìn Hồ .......................... 60

2.5.1. Những kết quả đạt đƣợc trong công tác hòa giải tranh chấp đất
đai của Hội đồng hòa giải, của Tòa án nhân dân huyện và
nguyên nhân ....................................................................................... 60
2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân ......................................................... 66
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................. 76
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI
HÀNH PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
TỪ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI HUYỆN SÌN HỒ - TỈNH
LAI CHÂU .................................................................................................... 77
3.1.


Các yêu cầu cần đặt ra nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động hòa giải tranh chấp đất đai ..................................................... 77

3.2.

Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về
hòa giải tranh chấp đất đai từ thực tiễn tại huyện Sìn Hồ,
tỉnh Lai Châu ..................................................................................... 80

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................. 98
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 100


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLTTDS

Bộ luật tố tụng dân sự

GCN QSD

Giấy chứng nhận quyền sử dụng

HĐXX

Hội đồng xét xử

LĐĐ

Luật đất đai


MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

TAND

Tòa án nhân dân

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

UBND

Ủy ban nhân dân

TP-HT

Tƣ pháp – Hộ tịch

ĐC-XD

Địa chính – Xây dựng

HĐHG


Hội đồng hòa giải


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

Số hiệu

Tên bảng, sơ đồ

Trang

Bảng 2.1.

Số lƣợng Tổ hòa giải và tổ viên Tổ hòa giải của các xã,
thị trấn trên địa bàn huyện Sìn Hồ - Tỉnh Lai Châu

52

Bảng 2.2.

Kết quả hòa giải của các Tổ hòa giải

54

Sơ đồ 2.1.

Mô hình Tổ hòa giải cơ sở theo cung cấp của Phòng
Tƣ pháp huyện Sìn Hồ


53


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của Quốc gia nói chung và
là tài sản có giá trị lớn đối với mỗi hộ gia đình, cá nhân nói riêng. Đất đai
không chỉ là tƣ liệu sản xuất, môi trƣờng sống mà quyền sử dụng đất còn là
một loại hàng hóa đặc biệt, có giá trị sử dụng cao và chịu sự chi phối của quy
luật cung cầu, quy luật giá trị… Bƣớc sang nền kinh tế thị trƣờng có sự quản
lý của Nhà nƣớc, cùng với những quan hệ kinh tế - xã hội khác, các quan hệ
pháp Luật đất đai cũng phát triển hết sức đa dạng, phức tạp, đòi hỏi pháp luật
phải có cơ chế điều chỉnh phù hợp. Các giao dịch dân sự về đất đai đƣợc xác
lập nhƣ chuyển đổi, chuyển nhƣợng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo
lãnh, góp vốn liên doanh bằng giá trị sử dụng đất.
Vì vậy, quan hệ pháp luật về đất đai ngày càng đa dạng khi các chủ thể
tham gia vào quan hệ pháp Luật đất đai có sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung
đột về lợi ích, về quyền và nghĩa vụ sẽ dẫn đến những tranh chấp đất đai. Khi
xẩy ra tranh chấp các chủ thể sẽ tìm đến các phƣơng thức để giải quyết những
tranh chấp, bất đồng, có rất nhiều phƣơng thức đƣợc các chủ thể sử dụng để
giải quyết tranh chấp nhƣ: giải quyết qua việc tự thỏa thuận với nhau, Giải
quyết tranh chấp thông qua hòa giải, giải quyết tranh chấp theo con đƣờng
hành chính, giải quyết tranh chấp theo con đƣờng Tòa án… Việc sử dụng loại
phƣơng thức giải quyết tranh chấp nào lại phụ thuộc vào nội dung, đặc điểm
riêng của từng loại tranh chấp. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy trong số những
phƣơng thức giải quyết tranh chấp, hòa giải đƣợc xem là phƣơng thức tối ƣu
nhất. Với phƣơng thức này, các bên tranh chấp có thể tự tìm đến nhau để thƣơng
lƣợng và đƣa ra phƣơng án giải quyết triệt để tranh chấp hoặc có thể thông qua
chủ thể thứ ba đứng ra giúp đỡ các bên tìm đến sự thỏa thuận, thống nhất để giải


1


quyết tranh chấp phát sinh. Do vậy, hòa giải đƣợc coi là phƣơng thức đảm bảo
một cách tối đa quyền tự định đoạt của các bên, giải quyết một cách triệt để mâu
thuẫn phát sinh, đảm bảo tình đoàn kết giữa các bên cũng nhƣ giảm những chi
phí phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Xuất phát từ ƣu điểm của phƣơng thức này, trong những năm qua, để
giải quyết một cách có hiệu quả những tranh chấp phát sinh trong hoạt động
quản lý, sử dụng đất, Đảng và Nhà nƣớc ta đã xây dựng và hoàn thiện chủ
trƣơng, đƣờng lối, chính sách và pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai trong
nhiều văn bản pháp luật theo hƣớng khuyến khích các chủ thể trong quan hệ
tranh chấp thƣơng lƣợng để giải quyết tranh chấp nếu việc thƣơng lƣợng đó
không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Nếu các bên không tự hòa giải đƣợc
tranh chấp thì có quyền gửi đơn tới cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền giải
quyết theo quy định. Việc giải quyết của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền
cũng đƣợc tiến hành trên cơ sở lấy hòa giải là trọng tâm và là một thủ tục bắt
buộc nếu vụ việc tranh chấp không giải quyết đƣợc mà các bên lựa chọn con
đƣờng giải quyết là hành chính hoặc tố tụng.
Huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu là địa phƣơng ở khu vực miền núi, vùng
cao, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tình trạng du canh, du
cƣ vẫn còn, nên tranh chấp đất đai còn có đặc thù ở khu vực này, nhân dân tự
lựa chọn khu vực đất trống để có thể khai hoang phục vụ sản xuất (làm
nƣơng, ruộng bậc thang) nhƣng không xin phép, đăng ký với chính quyền;
đồng thời nhân dân các dân tộc thƣờng phát nƣơng để sản xuất, gieo trồng 01
vụ sau đó bỏ hoang 03 năm hoặc nhiều năm sau đó mới quay trở lại để tiếp
tục sản xuất trên đám nƣơng đã khai phá từ trƣớc (khi hộ dân khai hoang ban
đầu bỏ hoang, hộ khác đến khai phá và sản xuất tiếp trên diện tích đất đó sẽ
dẫn đến phát sinh tranh chấp) hoặc tranh chấp đất sản xuất, đất rừng giữa các
hộ dân ở khu vực giáp ranh đƣờng địa giới hành chính giữa các xã trong

huyện và các xã của huyện giáp ranh có chung đƣờng địa giới hành chính.

2


Trong các hình thức giải quyết tranh chấp đất đai thì hòa giải, đặc biệt
là hòa giải thành có ý nghĩa và giá trị thực tiễn sâu sắc, nó tác động và ảnh
hƣởng sâu rộng tới tất cả các mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và lịch
sử; càng ý nghĩa hơn khi hòa giải tranh chấp đất đai đƣợc thực hiện thành
công ở những địa bàn miền núi, vùng cao, nơi mà số lƣợng đồng bào dân tộc
thiểu số chiếm tỷ lệ cao (trên 90% dân số). Đi sâu, nghiên cứu tìm hiểu hoạt
động hòa giải trong tranh chấp đất đai, đƣợc thực hiện tại huyện miền núi,
biên giới nhƣ huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, đến thời điểm này chƣa có công
trình nghiên cứu.
Từ sự cần thiết nhƣ đã nêu ở trên, để giải quyết kịp thời các khiếu kiện,
tranh chấp đất đai xảy ra trên địa bàn huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu, thì việc
nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề chung về hòa giải tranh chấp
đất đai, pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai, thực trạng thi hành pháp luật
về hòa giải tranh chấp đất đai, trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp nâng
cao hiệu quả thi hành pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai từ thực tiễn thi
hành trong phạm vi địa bàn một huyện miền núi, biên giới, là một việc làm có
ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Với ý nghĩa đó, tôi lựa chọn đề tài
“Hòa giải tranh chấp đất đai tại huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu” làm luận văn
thạc sĩ luật ứng dụng.
2. Tình hình nghiên cứu
Hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai là một vấn đề không còn mới, kể
từ khi Luật đất đai có hiệu lực thi hành, đến thời điểm nghiên cứu đề tài “Hòa
giải tranh chấp đất đai tại huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu”, đã có một số bài viết,
luận văn nghiên cứu liên quan đến vấn đề này nhƣ: Một số điểm mới về giải
quyết tranh chấp đất đai theo Luật đất đai năm 2013, PGS.TS Nguyễn Quang

Tuyến & ThS. Nguyễn Vĩnh Diện, Tạp chí Dân chủ và Pháp Luật; Trình tự,
thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai, Minh Tâm – Sở Tƣ pháp Quảng Nam –

3


Tạp chí dân chủ pháp luật; Hòa giải cơ sở trong tranh chấp đất đai, Tiến sỹ
Nguyễn Minh Hằng, Học viện Tƣ pháp, nguồn TCKS số 3/2008; Vấn đề hòa
giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Nguyễn
Văn Hƣơng. Tạp chí TAND, số 02/2012; Hòa giải tranh chấp đất đai theo
Điều 135 Luật đất đai và một số vấn đề đặt ra, Mai Thị Oanh Tú , Tạp chí
TAND, số 21/2012; Tƣởng Duy Lƣơ ̣ng (2007), Hòa giải ở cơ sở k hi có tranh
chấ p quyề n sử dụng đấ t, Tạp chí Tòa án nhân dân (4) 20, tr. 23-26; Hà Hùng
Cƣờng (2012), Hòa giải ở cơ sở và vấn đề hoàn thiện pháp luật về hòa giải
cơ sở ở Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề pháp luật về
hòa giải; Nguyễn Duy Lãm (2012), Tổ chức và hoạt động hòa giải cơ sở theo
quy định của pháp lệnh 1998 - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề pháp luật về hòa giải; Vũ Trung Hòa
(2012), Một số vấn đề về chế độ và chính sách đối với hòa giải viên, Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề pháp luật về hòa giải; Nguyễn Phƣơng
Thảo (2012), Quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở, Tạp chí Dân chủ
và Pháp luật, số chuyên đề pháp luật về hòa giải; Xuân Trƣờng (2012), Vai
trò của Mặt trận Tổ quốc Việt nam và các tổ chức thành viên trong hoạt động
hòa giải cơ sở, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề pháp luật về hòa
giải; Trần Văn Quảng (2012), Một số vấn đề về chế định hòa giải trong pháp
luật tố tụng dân sự Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề
pháp luật về hòa giải; Hòa giải tranh chấp đất đai tại Việt Nam phân tích
pháp luật hiện hành, các thực tiễn và khuyến nghị cho cải cách, do nhóm
chuyên gia thực hiện, Trƣởng nhóm nghiên cứu PGS.TS. Nguyễn Quang
Tuyến – Trƣởng bộ môn Luật đất đai, Đại học Luật Hà Nội (tháng 10/2013);

Một số điểm mới về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật đất
đai 2013, Th.S Nguyễn Thị Phong - P.GĐKT Tòa án Bắc Ninh (7/2014); Một
số vướng mắc về công tác hòa giải ở cơ sở, Nguyễn Phƣơng Thảo – Tạp chí

4


Dân chủ & Pháp luật (tháng 11/2017); Thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ
sở, Thanh Hiếu – Tạp chí Dân chủ & Pháp luật (Tháng 11/2017); Sự ra đời
của Luật Hòa giải ở cơ sở là một bước tiến quan trọng cho hoạt động hòa
giải ở cơ sở, tác giả Minh Minh – Cổng thông tin điện tử Bộ Tƣ pháp; Những
bất cập trong quy định của pháp luật về tranh chấp và giải quyết tranh chấp
đất đai, ThS. Trƣơng Thế Côn – Học viện Tƣ pháp (tháng 11/2017);…
Ngoài ra, vấn đề này cũng đƣợc đề cập đến trong nhiều công trình
nghiên cứu của nƣớc ngoài nhƣ: Pryan A.Garner (2004), Việc giải quyết tranh
chấp thông qua trung gian hòa giải, Black’s Law Dictionary, tái bản lần thứ
8, NXB West, Thomson; F E A Sander và S B Goldberg (1994), Giải tỏa nỗi
lo không cần thiết, Cẩm nang hƣớng dẫn thân thiện với ngƣời lựa chọn cơ chế
giải quyết tranh chấp thay thế, bài viết "Nguyệt san đàm phán", số 55;
Kimberlee K.Kovach, Mediation in a Nutshell (Texas, Thomson West, 2003),
p 1 (Tạm dịch: Tổng quan về trung gian hòa giải); Luật mẫu về hòa giải do
Hiệp hội luật sƣ Mỹ xây dựng; UNCITRAL Model Law on Conciliation (Tạm
dịch: Luật mẫu của Ủy ban Liên hợp quốc về hòa giải); M Davies và Tác giả
Tạp chí Nghiên cứu thúc đẩy trung gian hòa giải (1996), Cơ quan kế hoạch
chính sách và nghiên cứu, Báo cáo nghiên cứu về chƣơng trình trung gian hòa
giải của Hội luật học Briston trong giai đoạn đầu, Hội luật học, số 21;
Nhƣ vậy, các công trình nghiên cứu nêu trên đã giải quyết và tiếp cận ở
nhiều khía cạnh và góc nhìn khác nhau về hòa giải nói chung và một số bài
viết, công trình nghiên cứu đề cập một số khía cạnh về hòa giải tranh chấp đất
đai. Dù không phải là vấn đề nghiên cứu mới, song trong bối cảnh LĐĐ năm

2013, BLTTDS năm 2015 ra đời có những quy định mới về hòa giải nói
chung và hòa giải tranh chấp đất đai nói riêng thì việc tiếp tục nghiên cứu
nhằm làm sáng tỏ dƣới góc độ lý luận và thực tiễn về hòa giải tranh chấp đất
đai trong điều kiện có sự ra đời của những chế định mới là rất cần thiết. Mặt

5


khác, một công trình nghiên cứu tổng thể, toàn diện về hòa giải tranh chấp đất
đai trên cơ sở tiếp thu các quan điểm khoa học từ các công trình riêng lẻ đi
trƣớc và sự gắn kết với thực tiễn triển khai trên địa bàn một huyện miền núi
(huyện Sìn Hồ) của tỉnh Lai Châu với rất nhiều đặc điểm riêng về điều kiện tự
nhiên, xã hội, văn hóa vùng miền chi phối trong quá trình hòa giải thì vẫn là
điều rất cần thiết và đáng đƣợc nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài mà tác giả lựa chọn, Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu những
vấn đề lý luận về hòa giải tranh chấp đất đai; các quy định của pháp luật về hòa
giải tranh chấp đất đai. Đánh giá thực trạng áp dụng, thực hiện pháp luật về hòa
giải tranh chấp đất đai thông qua đó đƣa ra những kiến nghị, giải pháp góp
phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai giúp
giảm tải cho các cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết tranh chấp đất đai.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn bao gồm những vấn đề chủ yếu
sau đây:
- Làm rõ những vấn đề lý luận chung về hòa giải tranh chấp đất đai
và pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai.
- Phân tích, đánh giá thực trạng việc áp dụng, thực hiện pháp luật về
hòa giải tranh chấp đất đai (ngoài tố tụng và trong tố tụng tƣ pháp) trên địa
bàn huyện Sìn Hồ, tỉnh lai Châu.

- Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả
thi hành pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai từ thực tiễn thi hành tại
huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, góp phần hoàn thiện pháp luật về hòa giải
tranh chấp đất đai ở nƣớc ta.

6


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, gồm:
- Các quy định của pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai tại Tổ hòa
giải ở (thôn, bản, tổ dân phố); Hội đồng hòa giải cấp xã và tại Tòa án nhân dân.
- Thực tiễn áp dụng các quy định về hòa giải tranh chấp đất đai theo
pháp luật hiện hành (tiền tố tụng và tại tòa án) cũng nhƣ thực trạng hòa giải
tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Sìn Hồ, từ đó đƣa ra những kiến nghị và
giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động hòa giải tranh chấp
đất đai của cả nƣớc nói chung, của huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu nói riêng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa
học duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của Đảng và pháp
luật của Nhà nƣớc về hòa giải tranh chấp đất đai.
Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
nhƣ: Phƣơng pháp bình luận, diễn giải, phƣơng pháp lịch sử, khi nghiên cứu
tổng quan những vấn đề lý luận về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp
đất đai, đặc trƣng của hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai; các yếu tố
tác động, chi phối tới hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai.
Phƣơng pháp so sánh luật học, phƣơng pháp đánh giá đƣợc sử dụng
trong khi tìm hiểu quy định của pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về
hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai.
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp dùng để phân tích thực trạng

áp dụng pháp luật hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Sìn Hồ, qua
đó đƣa ra các kiến nghị, giải pháp và sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng,
hiệu quả hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai.
Phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng để tổng hợp kết quả hòa giải tranh
chấp đất trên địa bàn huyện Sìn Hồ.

7


Phƣơng pháp hệ thống hóa đƣợc sử dụng để hệ thống các văn bản pháp
luật có liên quan đến hòa giải tranh chấp đất đai.
Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu đƣợc sử dụng để chỉ ra những điểm
mới của hệ thống pháp luật hiện hành so với hệ thống pháp luật trƣớc đây.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm có 03 chƣơng với kết cấu nhƣ sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về hòa giải tranh chấp đất đai và pháp
luật về hòa giải tranh chấp đất đai.
Chương 2: Thực trạng thi hành pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai
trên địa bàn huyện Sìn Hồ - tỉnh Lai Châu.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hòa
giải tranh chấp đất đai từ thực tiễn thi hành tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.

8


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
VÀ PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
1.1. Hòa giải tranh chấp đất đai

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai
* Khái niệm hòa giải tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là một hiện tƣợng xã hội xảy ra trong bất kỳ hình
thái kinh tế - xã hội nào. Trong xã hội tồn tại lợi ích giai cấp đối kháng thì
tranh chấp đất đai mang màu sắc chính trị, đất đai luôn là đối tƣợng tranh
chấp giữa giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột. Việc giải quyết triệt để các
tranh chấp đất đai ở các xã hội phải đƣợc thực hiện bằng một cuộc cách mạng
xã hội. Ở xã hội không tồn tại mâu thuẫn về lợi ích giai cấp đối kháng, tranh
chấp đất đai thƣờng là mâu thuẫn về lợi ích kinh tế, quyền và nghĩa vụ của
các bên. Việc giải quyết tranh chấp đất đai do các bên tự tiến hành thông qua
con đƣờng thƣơng lƣợng, hòa giải hoặc do các cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền thực hiện dựa trên việc áp dụng các quy định của pháp luật.
Theo từ điển tiếng Việt, tranh chấp là tranh dành nhau một cách giằng
co cái không thuộc về bên nào, là sự đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất
đồng, chủ yếu là trong vấn đề quyền lợi giữa các bên 50, tr. 2107. Theo từ
điển pháp luật Việt Pháp: “Litige” - vụ tranh chấp đƣợc giải thích nhƣ sau:
Ngƣời ta nói tới vụ tranh chấp khi mà một ngƣời không đƣợc hƣởng một
quyền hay lợi ích hợp pháp của mình bằng thỏa thuận và dự định đƣa vụ việc
ra Tòa án phân xử 23, tr. 516.
Dƣới góc độ pháp lý, theo quy định tại khoản 24 Điều 3 LĐĐ năm
2013 thì “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”

9


Khi tranh chấp đất đai xảy ra, đồng nghĩa với đó là những mâu thuẫn,
bất đồng về quyền và lợi ích của các chủ thể nảy sinh, nếu sự đối kháng và
xung đột này không đƣợc hóa giải nó không chỉ gây phƣơng hại về thời gian,
tiền của và ảnh hƣởng tới tâm lý của các bên tranh chấp, mà nó còn ảnh

hƣởng tới trật tự chung của xã hội. Bởi vậy, khi tranh chấp xảy ra, Nhà nƣớc
với tƣ cách là chủ thể của quyền lực chính trị, kinh tế và pháp lý sẽ bằng
nhiều biện pháp khác nhau để giải quyết sự bất đồng ấy nhƣ: thƣơng lƣợng,
hòa giải, giải quyết bằng thủ tục tố tụng hay con đƣờng hành chính. Trong các
phƣơng cách ấy, hòa giải là một trong những biện pháp luôn đƣợc đặt ra và
ƣu tiên hàng đầu ở cả khía cạnh pháp luật và thực tiễn thực thi bởi nếu hòa
giải thành thì tính ƣu việt của nó nổi trội hơn hẳn so với các phƣơng thức giải
quyết tranh chấp đất đai khác nhƣ phƣơng thức tự thƣơng lƣợng giữa các bên
tranh chấp. Vậy, bản chất của hòa giải tranh chấp đất đai là gì? Tính ƣu việt
của hòa giải đƣợc biểu hiện nhƣ thế nào đối với đời sống kinh tế, xã hội và
trật tự pháp lý chung? Điều đó đƣợc thể hiện rõ nét thông qua việc nghiên cứu
bản chất của hòa giải tranh chấp đất đai.
Theo Từ điển tiếng Việt Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, năm
1995 hòa giải là “hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc
xích mích một cách ổn thỏa”. Từ định nghĩa này, có thể thấy hoạt động hòa
giải chỉ đƣợc tiến hành khi có tranh chấp. Do nhiều yếu tố khác nhau tác động
vào mối quan hệ lợi ích của các giai tầng trong xã hội cũng khác nhau, dẫn
đến lợi ích của các chủ thể tham gia mối quan hệ không đƣợc thoả mãn, lúc
này xẩy ra những mâu thuẫn về lợi ích từ đó dẫn đến các tranh chấp.
Có nhiều quan điểm khác nhau về hòa giải. Có quan điểm cho rằng:
“Hòa giải là sự can thiệp, sự làm trung gian hòa giải; hành vi của ngƣời thứ ba
làm trung gian giữa hai bên tranh chấp nhằm thuyết phục họ dàn xếp hoặc
giải quyết tranh chấp giữa họ. Tại Luật hòa giải nhân dân Trung Hoa năm

10


2010: “Hòa giải nhân dân là quá trình một Ủy ban nhân dân thuyết phục các
bên liên quan đến một mâu thuẫn đạt được một thỏa thuận hòa giải trên cơ sở
thương lượng bình đẳng và tự do ý chí mang lại một kết quả là giải quyết mâu

thuẫn giữa các bên” [7, Điều 2]. Theo Từ điển tiếng Việt: “Hòa giải là hành
vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn
thỏa'' [51, tr. 989]. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Nhà nƣớc khuyến
khích các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông
qua hòa giải ở cơ sở, nếu không hòa giải đƣợc thì gửi đơn đến UBND cấp xã
nơi có đất tranh chấp để hòa giải [38, Điều 202]. Pháp luật Hòa giải ở cơ sở,
quy định về thành lập các tổ hòa giải ở thôn, bản, tổ dân phố…trong đó, đối với
những nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống khi thành lập các tổ hòa giải ở
cơ sở bắt buộc phải có thành phần là ngƣời dân tộc thiểu số. Vì vậy, hòa giải
tranh chấp đất đai không chỉ là quá trình các chủ thể tiến hành hòa giải vận dụng
quan điểm, đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc vào việc giải
quyết tranh chấp mà còn là quá trình tìm hiểu, khai thác, sử dụng các phong tục,
tập quán, hƣơng ƣớc, quy ƣớc, luật tục của địa phƣơng để thuyết phục, động
viên các bên tranh chấp hóa giải những bất đồng, mâu thuẫn.
Từ những quan điểm trên cho thấy, mặc dù có sự khác nhau về cách sử
dụng từ ngữ nhƣng suy cho cùng có thể hiểu: Phải có tranh chấp giữa hai bên,
các bên tranh chấp có sự thống nhất về ý chí, tự nguyện thỏa thuận để giải
quyết tranh chấp và trong quá trình hòa giải phải có sự tham gia của bên thứ
ba trung lập có vị trí độc lập với các bên và hoàn toàn không có lợi ích liên
quan đến tranh chấp, cho ý kiến tƣ vấn đồng thời công nhận thủ tục hòa giải
thành giữa các bên trong tranh chấp. Nếu không có sự tham gia của bên thứ
ba thì quá trình này không đƣợc gọi là hòa giải mà là thƣơng lƣợng giữa các
bên. Khi tranh chấp đất đai phát sinh, hòa giải là một phƣơng thức đƣợc Nhà
nƣớc khuyến khích, tạo mọi điều kiện về cơ sở pháp lý, về nguồn nhân lực để

11


giải quyết có hiệu quả các tranh chấp. Trên cơ sở các yếu tố cơ bản nêu trên,
có thể định nghĩa hòa giải tranh chấp đất đai nhƣ sau:

Như vậy, hòa giải tranh chấp đất đai là biện pháp pháp lý giải quyết
các tranh chấp liên quan đến QSDĐ, theo đó bên thứ ba độc lập giữ vai trò
trung gian trong việc giúp các bên có tranh chấp tìm kiếm những giải pháp
thích hợp cho việc giải quyết các tranh chấp về quyền, lợi ích liên quan đến
QSDĐ và thương lượng với nhau về việc giải quyết quyền lợi của mình.
* Đặc điểm hòa giải tranh chấp đất đai
Hòa giải tranh chấp đất đai có những đặc điểm, cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, việc hòa giải được tiến hành tại địa bàn nơi có đất đang
tranh chấp
Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với QSDĐ nên việc hòa giải thƣờng
phải đƣợc tiến hành tại nơi có tài sản tranh chấp. Qui định nhƣ vậy nhằm giúp
cho tổ hòa giải, chính quyền địa phƣơng hoặc Tòa án nơi đang có tranh chấp
đất đai sẽ có điều kiện tốt nhất để tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử và hiện trạng
pháp lý cũng nhƣ thực tế của tài sản tranh chấp, nhằm tiến hành hòa giải tranh
chấp đất đai đạt hiệu quả tốt nhất.
Thứ hai, việc hòa giải tranh chấp đất đai không chỉ dựa trên quan
điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của đảng và nhà nước mà còn áp dụng
phong tục, tập quán truyền thống, hương ước, quy ước, luật tục của địa
phương… để vận động, thuyết phục các bên tranh chấp.
Nhƣ chúng ta đã biết, khi tranh chấp đất đai phát sinh và yêu cầu hòa
giải trƣớc tiên và điều không thể khác cần phải làm đối với các cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và
hòa giải tranh chấp đất đai nói riêng là vận dụng các quan điểm, đƣờng lối,
chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nƣớc để tiến hành hòa giải một cách
đúng đắn, nghiêm minh. Tuy nhiên, mỗi loại tranh chấp khác nhau, xảy ra ở

12


các vùng miền, địa phƣơng khác nhau, với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã

hội, lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán... khác nhau thì biểu hiện của các
tranh chấp cũng khác nhau. Theo đó, cách thức giải quyết đòi hỏi cũng phải
có sự linh hoạt, thích ứng với sự khác nhau đó cho phù hợp.
Đối với hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai, bên cạnh các chủ trƣơng,
chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc, thì sự cần thiết khách quan cần
phải vận dụng phong tục, tập quán truyền thống, hƣơng ƣớc, quy ƣớc, luật tục
của địa phƣơng… để vận động, thuyết phục các bên tranh chấp. Sự cần thiết
đó bởi lẽ, một khi quan hệ tranh chấp đất đai phát sinh sẽ kéo theo nguy cơ
sụp đổ của các mối quan hệ anh em, họ hàng, dòng họ và bạn bè, hàng xóm
láng giềng, phá vỡ cả những quy ƣớc, quy tắc của cộng đồng làng bản, xóm
thôn. Theo đó, nếu chỉ dùng pháp luật của Nhà nƣớc áp dụng trong hòa giải sẽ
không thể sâu sát hết tất cả các khía cạnh của vấn đề tranh chấp. Cần phải
nhận thấy rằng, pháp luật đƣợc thể hiện ở hệ thống các văn bản quy phạm
pháp luật do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành. Phong tục, tập quán
thƣờng đƣợc thể hiện hoặc bằng ngôn ngữ nhƣ luật tục của đồng bào các dân
tộc thiểu số, các hƣơng ƣớc, quy ƣớc làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cƣ, tổ dân
phố, hoặc bằng các thói quen ứng xử dƣới dạng các hành động cụ thể. Điều
đó đƣợc thấm nhuần trong mỗi ngƣời dân và trở thành "tiền lệ" mà mọi ngƣời
dân trong khu vực đó tự nguyện tuân theo. Trong nhiều trƣờng hợp, chúng
còn có sức mạnh thực thi hơn cả pháp luật. Tuy nhiên, cũng cần phải nhận
thức rằng, phong tục, tập quán đƣợc áp dụng phải là phong tục tập quán tốt
đẹp, không trái với pháp luật và quy tắc xây dựng nếp sống mới. Đối với các
hủ tục, tập quán lỗi thời thì tuyệt đối không đƣợc vận dụng để hoà giải.
Thứ ba, việc hòa giải tranh chấp đất đai phải được tiến hành bởi các chủ
thể có sự am hiểu pháp luật về đất đai, nắm vững nguồn gốc, quá trình sử dụng
đất, nguyên nhân tranh chấp giữa các bên và phải công bằng, khách quan

13



Tranh chấp đất đai đƣợc xem là tranh chấp về tài sản có giá trị lớn,
quyền sử dụng có thể đã đƣợc dịch chuyển qua nhiều chủ thể, có nguồn gốc
phức tạp nên mức độ tranh chấp thƣờng quyết liệt. Do vậy, chủ thể trung gian
tiến hành hòa giải phải là ngƣời am hiểu pháp luật đất đai và các ngành luật
có liên quan, nắm vững nguồn gốc, quá trình sử dụng đất và nguyên nhân
tranh chấp giữa các bên, để đảm bảo tính khả thi trong quá trình hòa giải.
Cùng với đó, người tiến hành hòa giải phải khách quan, công minh, đảm
bảo giải quyết tranh chấp một cách công bằng, không thiên vị, không áp đặt các
bên đương sự trong việc hòa giải tranh chấp đất đai. Thông thường khi mâu
thuẫn xảy ra, mỗi bên tranh chấp đều đưa ra lý lẽ để tự bảo vệ mình cho mình là
đúng, không nhìn nhận được cái sai của mình đã gây ra cho người khác. Do đó
người hoà giải phải thực sự khách quan, vô tư, công minh, đề cao lẽ phải, tìm
cách thuyết phục để mỗi bên hiểu rõ sai trái, không xuề xòa “dĩ hoà vi quý” cho
xong việc. Hơn nữa sự công minh, khách quan, vô tư của người hoà giải sẽ là
yếu tố để hai bên đặt lòng tin và cùng nhau giải quyết vụ việc.
Thứ tư, chủ thể tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai phải là chủ thể
được pháp luật quy định
Để hòa giải là cơ sở pháp lý ràng buộc trách nhiệm pháp lý của các bên
đối với nhà nƣớc và ngƣợc lại là trách nhiệm của ngƣời có thẩm quyền tiến
hành hòa giải tranh chấp, đối với đƣơng sự thì việc hòa giải đó phải đƣợc tiến
hành bởi cán bộ thực thi nhiệm vụ đƣợc pháp luật quy định. Theo đó, chủ thể
tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai có thể là tổ hòa giải, Ủy ban nhân dân hoặc
Tòa án. Bởi, những tranh chấp đất đai phát sinh từ trƣớc đến nay thƣờng gắn với
những đối tƣợng có quan hệ huyết thống, những ngƣời dân trong cùng một địa
phƣơng nên để việc hòa giải có hiệu quả thì tùy theo trƣờng hợp mà việc hòa giải
có thể đƣợc trao cho cộng đồng, chính quyền địa phƣơng hoặc cơ quan tƣ pháp.
Vấn đề quan trọng là cần phải thiết lập đƣợc cơ chế chuyển hóa giữa kết quả hòa

14



giải cơ sở, chính quyền địa phƣơng và quyết định tƣ pháp do Tòa án thực hiện có
giá trị cƣỡng chế thi hành.
Thứ năm, hòa giải tranh chấp đất đai được tiến hành trên cơ sở tôn
trọng quyền định đoạt của các đương sự có tranh chấp
Mặc dù hòa giải tranh chấp đất đai là một hoạt động do tổ hòa giải hoặc
chính quyền cơ sở hoặc Tòa án tiến hành nhƣng về bản chất hòa giải vẫn là sự
thỏa thuận của các đƣơng sự. Chỉ có các đƣơng sự có tranh chấp mới có
quyền thỏa thuận, thƣơng lƣợng với nhau về tất cả những vấn đề đang cần
giải quyết trong vụ án, bởi đƣơng sự là những ngƣời có quyền lợi đang bị xâm
hại hoặc tranh chấp. Khi tham gia vào quá trình hòa giải tranh chấp đất đai,
các đƣơng sự có quyền thƣơng lƣợng, thỏa thuận với nhau để giải quyết
những bất đồng về quyền lợi của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện ý chí, thỏa
thuận. Tổ hòa giải, chính quyền cơ sở hoặc Tòa án không đƣợc cƣỡng ép, bắt
buộc đƣơng sự thỏa thuận với nhau về giải quyết những mâu thuẫn, tranh
chấp giữa họ.
Thứ sáu, hòa giải tranh chấp đất đai được tiến hành ở nhiều cấp độ
khác nhau
Phụ thuộc vào từng giai đoạn thực hiện hòa giải và chủ thể tiến hành
hòa giải, với tính chất và mức độ của vụ việc ở mỗi giai đoạn biểu hiện khác
nhau mà hòa giải tranh chấp đất đai đƣợc biểu hiện ở các cấp độ khác nhau là
khác nhau. Hòa giải tranh chấp đất đai đƣợc thực hiện thông qua nhiều mức
độ và đƣợc tiến hành bởi các chủ thể nhƣ sau:
Một là, tự hòa giải hay còn gọi là thƣơng lƣợng; đây là việc các bên
tranh chấp tiến hành gặp gỡ, trao đổi, thỏa thuận với nhau để đạt đƣợc tiếng
nói chung, xóa bỏ bất đồng, xung đột về lợi ích nhằm giải quyết ổn thỏa vụ
việc. Điểm đặc biệt của hình thức này là chƣa có sự tham gia của ngƣời thứ
ba nên chỉ mang tính chất nội bộ. Nhà nƣớc cũng không có sự can thiệp nào ở
giai đoạn này, do vậy, tự hòa giải chỉ thành công khi các bên thực sự có thiện


15


chí, thông cảm, tôn trọng lẫn nhau cũng nhƣ có hiểu biết nhất định về pháp
luật. Đây là một biện pháp luôn luôn đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích thực hiện.
Hai là, hòa giải ở tổ hòa giải cơ sở: là hình thức hòa giải của đại diện
cộng đồng dân cƣ, theo đó hòa giải viên hƣớng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các
bên tranh chấp đạt đƣợc thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những
tranh chấp nhằm phát huy những tình cảm, đạo lý tốt đẹp trong gia đình và
cộng đồng. Hình thức hòa giải ở cơ sở này đƣợc thực hiện thông qua hoạt
động của tổ hòa giải hoặc bằng sự tham gia của các tổ chức xã hội khác và
đƣợc Nhà nƣớc tạo điều kiện và khuyến khích thực hiện, nhằm đảm bảo phát
huy tối đa ƣu thế và hiệu quả của hoạt động này.
Ba là, hòa giải của UBND xã, phƣờng, thị trấn: Trong trƣờng hợp các bên
tranh chấp không tự hòa giải đƣợc thì có thể yêu cầu UBND xã, phƣờng, thị trấn
để hòa giải. Đây là hình thức hòa giải do chính quyền cơ sở thực hiện nhằm
nhanh chóng giải quyết những bất đồng trong nội bộ nhân dân về đất đai tại địa
bàn dân cƣ do chính quyền cơ sở trực tiếp quản lý. Tuy nhiên, kết quả hòa giải
thành này không có giá trị nhƣ một phán quyết của cơ quan tƣ pháp.
Bốn là, hòa giải tranh chấp đất đai trong tố tụng: Là phƣơng thức hòa
giải tại TAND. Điểm đặc biệt của phƣơng thức này là kết quả hòa giải thành
đƣợc Tòa án ghi nhận có giá trị thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự. Tòa
án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đƣơng
sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của
pháp luật tố tụng dân sự. Trong hoạt động hòa giải, Tòa án xuất hiện không
phải với tƣ cách một bên tham gia hòa giải mà là ngƣời tổ chức, bố trí cho các
đƣơng sự thƣơng lƣợng, thỏa thuận với nhau. Với vai trò của mình, Tòa án
giải thích cho các đƣơng sự hiểu đƣợc quyền, nghĩa vụ pháp luật có liên quan
đến tranh chấp cần hòa giải. Hoạt động hòa giải này đƣợc coi là một thủ tục tố
tụng bắt buộc của Tòa án trƣớc khi xét xử sơ thẩm. Tuy vậy, tại phiên tòa sơ


16


thẩm, tại cấp phúc thẩm các vụ án tranh chấp đất đai, nếu các đƣơng sự thỏa
thuận đƣợc với nhau về việc giải quyết vụ án thì Tòa án có thể công nhận sự
thỏa thuận đó. Kết quả hòa giải do Tòa án tiến hành là những văn bản có tính
chất pháp lý (biên bản hòa giải thành hoặc không thành; quyết định công nhận
sự thỏa thuận của đƣơng sự), tùy theo trƣờng hợp sẽ là cơ sở để cƣỡng chế thi
hành hoặc là cơ sở để tiếp tục các thủ tục tố tụng theo pháp luật quy định.
1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của hòa giải tranh chấp đất đai
* Mục đích của hòa giải tranh chấp đất đai
Hòa giải tranh chấp đất đai hƣớng tới những mục đích cơ bản sau đây:
Thứ nhất, xóa bỏ mâu thuẫn, bất đồng, khôi phục và duy trì được các
mối quan hệ tình cảm đã ít nhiều bị ảnh hưởng khi nảy sinh mâu thuẫn
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, tranh chấp đất đai
ngày càng tăng về số lƣợng và mức độ phức tạp. Trong số các phƣơng thức
giải quyết tranh chấp đƣợc áp dụng thì hòa giải là phƣơng thức đƣợc các bên
tranh chấp lựa chọn sử dụng nhiều nhất. Do vậy, có thể khẳng định hòa giải
có vai trò rất quan trọng trong hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai, điều
này đƣợc thể hiện: Giải quyết mâu thuẫn, bất đồng giữa các chủ thể, giúp các
chủ thể tranh chấp tiết kiệm đƣợc thời gian, kinh phí, công sức khi theo đuổi
vụ kiện, giúp các bên khôi phục và duy trì đƣợc các mối quan hệ tình cảm đã
ít nhiều bị ảnh hƣởng khi nảy sinh mâu thuẫn.
Thứ hai, tôn trọng và nâng cao vai trò của chính quyền cơ sở và các tổ
chức xã hội
Hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai là biện pháp phát huy vai trò của
MTTQ và các tổ chức thành viên trong việc thực hiện chức năng phản biện xã
hội; tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên chấp hành nghiêm
đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; tham gia

cùng cơ quan nhà nƣớc giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ Nhân

17


dân, góp phần duy trì ổn định trật tự tại địa phƣơng, đồng thời cũng là biện pháp
nhằm phát huy tính tự quản của cộng đồng dân cƣ trong quản lý xã hội.
Thứ ba, giảm tải lượng công việc cho các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong giải quyết tranh chấp đất đai
Do tác động của nền kinh tế thị trƣờng, các vụ tranh chấp đất đai xảy ra
ngày càng tăng với diễn biến ngày càng phức tạp. Trong khi đó các cơ quan
có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai thực hiện khối lƣợng công
việc nhiều, nguồn nhân lực phục vụ cho việc giải quyết còn thiếu và yếu nên
không thể giải quyết nhanh chóng, kịp thời các tranh chấp phát sinh. Do vậy,
hòa giải là một phƣơng thức nhằm giảm tải lƣợng công việc cho các cơ quan
Nhà nƣớc có thẩm quyền trong giải quyết tranh chấp đất đai.
Thứ tư, tăng cường ý thức pháp luật và nâng cao nhận thức cho người dân
Hòa giải tranh chấp đất đai giúp các bên tranh chấp nâng cao nhận
thức, hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật. Thông qua hoạt động hòa giải,
các hòa giải viên của Tổ hòa giải, các thành viên của Hội đồng hòa giải có cơ
hội trau dồi kiến thức, trình độ hiểu biết pháp luật, tích lũy kinh nghiệm, kỹ
năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân chấp hành pháp luật.
* Ý nghĩa của hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai
Hòa giải tranh chấp đất đai luôn đƣợc coi là phƣơng thức quan trọng,
tối ƣu, mang lại nhiều lợi ích cho các chủ thể trong xã hội và luôn đƣợc pháp
luật đặt ở vị trí ƣu tiên trong giải quyết tranh chấp đất đai, do vậy tại khoản 1
Điều 202 LĐĐ năm 2013 có quy định “ Nhà nƣớc khuyến khích các bên tranh
chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải
ở cơ sở”. Thực tế cho thấy, hòa giải tranh chấp đất đai là một biện pháp mềm
dẻo, linh hoạt và áp dụng đƣợc ngay không phải qua nhiều trình tự, thủ tục,

nhằm giúp cho các bên tranh chấp tìm ra một giải pháp thống nhất để tháo gỡ
những mâu thuẫn, bất đồng trong tranh chấp đất đai trên cơ sở tự thỏa thuận

18


×