Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Tội phá rối an ninh, tội gây rối trật tự công cộng trong Luật Hình sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (828.99 KB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ HÀ PHƢƠNG

TéI PH¸ RèI AN NINH, TéI G¢Y RèI TRËT Tù C¤NG CéNG
TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ HÀ PHƢƠNG

TéI PH¸ RèI AN NINH, TéI G¢Y RèI TRËT Tù C¤NG CéNG
TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM

Chuyên ngành

: Luật hình sự và tố tụng hình sự

Mã số

: 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN MINH ĐỨC

Hà nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, luận văn thạc sĩ khoa học “Tội phá rối an ninh, tội gây
rối trật tự công cộng trong Luật hình sự Việt Nam” là công trình nghiên cứu của
riêng tôi.
Những số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực được chỉ rõ nguồn
trích dẫn. Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào từ trước đến nay.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Hà Phƣơng


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỘI PHÁ
RỐI AN NINH VÀ TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM............................................... 8
1.1.

Khái niệm và dấu hiệu pháp lý của tội phá rối an ninh và tội gây rối
trật tự công cộng trong Luật hình sự Việt Nam .................................... 8


1.1.1. Khái niệm và dấu hiệu pháp lý của tội phá rối an ninh ........................ 8
1.1.2. Khái niệm và dấu hiệu pháp lý của tội gây rối trật tự công cộng trong
Luật hình sự Việt Nam ........................................................................ 17
1.2.

Trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với tội phá rối an ninh và đối
với tội gây rối trật tự công cộng .......................................................... 25

1.2.1.

Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự đối với tội phá rối an ninh
và đối với tội gây rối trật tự công cộng ............................................... 25

1.2.2. Hình phạt đối với tội phá rối an ninh và đối với tội gây rối trật tự công
cộng ..................................................................................................... 25
1.3.

Phân biệt tội phá rối an ninh và tội gây rối trật tự công cộng............. 27

1.3.1. Những khác biệt giữa tội phá rối an ninh và tội gây rối trật tự công
cộng ..................................................................................................... 27
1.3.2. Những biểu hiện giống nhau của tội phá rối an ninh và tội gây rối trật
tự công cộng ........................................................................................ 28
Kết luận Chƣơng 1 ............................................................................ 29


Chƣơng 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI
TỘI PHÁ RỐI AN NINH VÀ TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CỘNG 30
2.1.


Tình hình, đặc điểm tội phá rối an ninh và tội gây rối trật tự công cộng
xảy ra trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2018 .................................... 30

2.1.1. Tình hình, đặc điểm tội phá rối an ninh trong thời gian qua .............. 30
2.1.2. Tình hình, đặc điểm tội gây rối trật tự công cộng xảy ra trong thời gian
qua ....................................................................................................... 38
2.2.

Thực trạng áp dụng pháp luật hình sự đế xét xử tội phá rối an ninh và
tội gây rối trật tự công cộng trong thời gian qua ................................ 48

2.2.1. Thực tiễn xét xử tội phá rối an ninh .................................................... 48
2.2.2. Thực tiễn xét xử tội gây rối trật tự công cộng .................................... 55
Kết luận chƣơng 2 ............................................................................. 60
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG
ĐÚNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI
PHÁ RỐI AN NINH VÀ TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG
CỘNG ................................................................................................. 62
3.1.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự về các tội phá rối an ninh và
tội gây rối trật tự công cộng ................................................................ 62

3.1.1. Hoàn thiện các quy định của Bộ Luật Hình sự ................................... 62
3.1.2. Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn ..................................................... 66
3.2.

Các giải pháp phòng ngừa tội phạm về tội phá rối an ninh và tội gây
rối trật tự công cộng ............................................................................ 67


3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ thực thi pháp luật về các quy định của
Bộ luật Hình sự đối với tội phá rối an ninh và tội gây rối trật tự công
cộng ..................................................................................................... 67
3.2.2. Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân để hạn chế phạm tội
phá rối an ninh và tội gây rối trật tự công cộng .................................. 69


Kết luận chƣơng 3 ............................................................................. 70
KẾT LUẬN ........................................................................................ 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................ 73
PHỤ LỤC ........................................................................................... 80


CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANND

An ninh nhân dân

BLHS

Bộ luật hình sự

CAND

Công an nhân dân

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa


NXB

Nhà xuất bản

TTCC

Trật tự công cộng


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Phá rối an ninh và gây rối trật tự công cộng là hai loại tội phạm nguy hiểm,
xảy ra thường xuyên và chiếm tỉ lệ cao trong từng nhóm tội theo quy định của Bộ
luật Hình sự. Hậu quả do hai loại tội phạm này gây ra thường rất nghiêm trọng, ảnh
hưởng xấu đến an ninh, trật tự. Đa số các vụ phá rối an ninh, gây rối trật tự công
cộng đều có đông người tham gia; nhiều vụ tạo thành điểm “nóng” bất ổn về an
ninh, trật tự; có vụ căng thẳng kéo dài, ảnh hưởng trên phạm vị rộng lớn. Hai loại
tội phạm này đều có thể chuyển hoá tội danh với nhau hoặc có thể trở thành bạo
loạn; khủng bố. Phá rối an ninh và gây rối trật tự công cộng luôn kèm theo các tội
như: cố ý gây thương tích hoặc giết người hay bắt giữ người trái phép hoặc huỷ hoại
tài sản công cộng.v.v.
Ngay từ những ngày đầu Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời,
Chính phủ đã xác định: phá rối an ninh và gây rối trật tự công cộng là hành vi nguy
hiểm cần phải đề phòng và trừng trị để bảo vệ Nhà nước, bảo vệ nhân dân, Chính
phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã khẩn trương lập ra các cơ quan chuyên
chính và kêu gọi toàn dân thực thi nhiệm vụ phòng chống phá rối an ninh và giữ gìn
trật tự công cộng để bảo vệ thành quả cách mạng. Từ đó trong quá trình quản lý xã
hội, Nhà nước Việt Nam đều thường xuyên chú trọng đến nhiệm vụ nói trên, luôn
kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy định về tội phá rối an ninh, về tội gây

rối trật tự công cộng trong các sắc lệnh, pháp lệnh, trong các Bộ luật Hình sự. Đồng
thời quan tâm xây dựng, củng cố các công cụ chuyên chính, đặc biệt là những lực
lượng chuyên trách đấu tranh ngăn chặn các hoạt động phá rối an ninh, gây rối trật
tự công cộng.
Ngày nay, tội phá rối an ninh và tội gây rối trật tự công cộng là hai tội độc
lập, thuộc hai nhóm tội khác nhau. Tội phá rối an ninh được quy định tại Điều 89
thuộc nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong Bộ luật Hình sự Việt Nam
năm 1999 (bổ sung 2009) và nay là Điều 118 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015

1


(Bổ sung, sửa đổi năm 2017); tội gây rối trật tự công cộng được quy định tại Điều
245 thuộc nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng trong Bộ
luật Hình sự Việt Nam năm 1999 và nay là Điều 318 Bộ luật Hình sự Việt Nam
năm 2015 (Bổ sung, sửa đổi năm 2017).
Cũng như mọi tội danh khác trong luật hình sự, để đưa được nội dung quy
định về tội phá rối an ninh và tội gây rối trật tự công cộng vào các Bộ luật Hình sự
Việt Nam, các nhà khoa học, các nhà làm luật đã dày công nghiên cứu lý luận và
thực tiễn về các tội ấy. Khi những nội dung quy định về các tội đó đã được ghi nhận
trong luật hình sự các cơ quan và cá nhân có chức năng còn phải nghiên cứu để tiếp
tục hoàn thiện lý luận, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn áp dụng nội dung quy
định pháp luật đối với từng tội cụ thể. Mặc dù vậy, nhưng do mức độ phát triển xã
hội và diễn biến tình hình tội phạm ngày nay rất nhanh chóng và phức tạp nên trong
lý luận và thực tiễn xác định tội danh tội phá rối an ninh và tội gây rối trật tự công
cộng đang nảy sinh nhiều vấn đề bất cập. Mặt khác trong thực tế áp dụng các quy
định của pháp luật hình sự về hai tội này, thời gian qua các cơ quan tiến hành tố
tụng đã và đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, trong đó có việc phân biệt tội phá
rối an ninh và tội gây rối trật tự công cộng trong những trường hợp phức tạp.
Vì vậy, đồng thời với nhiệm vụ phải khẩn trương ban hành văn bản hướng

dẫn quy định về tội phá rối an ninh và tội gây rối trật tự công cộng trong Bộ luật
Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 vừa được Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam khoá XIV thông qua tại kỳ họp thứ 3, ngày 20 tháng 6 năm 2017, hiện
nay yêu cầu làm sáng tỏ những vấn đề vướng mắc, bất cập trong lý luận và thực tiễn
áp dụng pháp luật hình sự đối với tội phá rối an ninh và tội gây rối trật tự công cộng
cũng đang là yêu cầu có tính cấp thiết.
Do đó tác giả lựa chọn đề tài: “Tội phá rối an ninh, tội gây rối trật tự công
cộng trong Luật hình sự Việt Nam” để nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ nhằm góp
phần giải quyết những yêu cầu thực tiễn đặt ra nói trên.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn
Tội phá rối an ninh và tội gây rối trật tự công cộng đã có nhiều công trình, đề

2


tài nghiên cứu, nhất là từ sau khi Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung
năm 2009 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ
họp thứ 5 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2009, trong đó có một số công trình có
liên quan đến đề tài luận văn mà tác giả đã nghiên cứu tham khảo, cụ thể như sau:
- “Âm mưu đen tối của các thế lực thù địch trong các vụ án phá rối an ninh
trên địa bàn Tây Nguyên” NXB. CAND, năm 2010. Cuốn sách là công trình nghiên
cứu của nhiều tác giả về các vụ án phá rối an ninh trên địa bàn Tây Nguyên từ năm
2001 đến 2010 theo chủ đề vạch trần các âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch
trong và ngoài nước kích động, lôi kéo, tập trung nhiều người phá rối an ninh trên
địa bàn Tây Nguyên.
- “Cuộc chiến đấu bảo vệ Đồng Văn”, NXB. CAND, năm 1989. Cuốn sách
tổng kết về cuộc đấu tranh với vụ bạo loạn xảy ra ở Đồng Văn, Hà Giang. Một phần
nội dung cuốn sách mô tả về hoạt động bạo loạn của các đối tượng lợi dụng dan tộc
thiểu số ở Hà Giang. Đây là nội dung giúp cho tác giả phân biệt tội gây rối an ninh
và tội bạo loạn.

- “Công tác phòng chống gây rối an ninh trật tự trong quá trình giải phóng
mặt bằng các dự án phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội. Luận
văn thạc sỹ của Nguyễn Sỹ Dũng, Học viện ANND. Trong luận văn có đề cập một
số vấn đề lý luận về hoạt động gây rối an ninh và công tác phòng chống gây rối an
ninh trong một lĩnh vực cụ thể.
- Y Thông Kbuor,“Tội phá rối an ninh trong luật hình sự Việt Nam” Luận
văn thạc sĩ, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2015. Luận văn trình
bày những lý luận cơ bản và thực tiễn về tội phá rối an ninh trong luật hình sự
Việt Nam.
- Trần Long Nhi, “Pháp luật Hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công
cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”, Luận văn thạc sĩ, Khoa
Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015. Luận văn trình bày những lý luận cơ
bản và thực tiễn xét xử về tội gây rối trật tự công cộng trong pháp luật Hình sự
Việt Nam.

3


- Đỗ Tiến Thành: “Ngăn chặn tình trạng gây rối trật tự công cộng đang gia
tăng trong các bệnh viện”. Bài tham luận trong kỷ yếu Hội nghị chuyên đề “Đảm
bảo an ninh, trật tự trong các bệnh viện” do Bộ Y tế và Bộ Công an phối hợp tổ
chức tháng 3 năm 2018. Bài viết có nội dung phản ánh kết quả nghiên cứu về tội
phạm gây rối trật tự công cộng xảy ra ở các bệnh viện trong thời gian qua.
-“Hội dân oan”- tổ chức của những kẻ kích động, lôi kéo, tập trung nhiều
người khiếu kiện dài ngày, phá rối an ninh, trật tự”. Bài đăng trên Báo An ninh Thủ
Đô, Số chuyên đề 2013 về khiếu kiện đông người trái phép. Đây là đề tài nghiên
cứu về thủ đoạn của một số đối tượng có tư tưởng đa nguyên kích động những
người tham gia khiếu kiện trái phép, dài ngày hoạt động phá rối an ninh trên địa bàn
Hà Nội.
- Tác giả Công Lý: “Gây rối trật tự công cộng hay phá rối an ninh trong vụ

việc tranh chấp đất tại xí nghiệp may Chiến Thắng ở Hà Nội”, Báo Tuổi trẻ số ra
ngày 5 tháng 1 năm 2012. Đây là đề tài bàn luận về tội danh của các đối tượng trong
nhà thờ Thái Hà chỉ đạo vụ tranh chấp đất tại xí nghiệp may Chiến Thắng gây mất
an ninh trật tự trên địa bàn Thủ đô.
- Triệu Đạt: “Xưng vua, đón vua trên địa bàn Mường Nhé - Trò lôi kéo đồng
bào Mông tham gia phá rối an ninh của các đối tượng phản động”. Báo Công an
nhân dân số chuyên đề ra ngày 25 tháng 5 năm 2011. Tác giả nghiên cứu phản ánh
về thủ đoạn lôi kéo đồng bào Mông tụ tập phá rối an ninh ở vùng Tây Bắc của bọn
phản động “nhà nước Mông tự trị”.
Tuy nhiên những công trình, đề tài, bài viết nêu trên chỉ nghiên cứu những
vấn đề có liên quan đến từng tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự Việt
Nam năm 1999.
Từ sau khi Bộ luật Hình sự năm 2015 được được Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam, sửa đổi, bổ sung và thông qua tại kỳ họp tháng 11 năm 2017 đến nay thì
mới chỉ có một số ý kiến trao đổi trên mạng Internet về tội phá rối an ninh và tội
gây rối trật tự công cộng mà thôi, chưa có công trình nào nghiên cứu đồng thời hai
tội danh này quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (hoàn thiện năm 2017). Vì
vậy, đề tài tác giả lựa chọn để nghiên cứu là đề tài độc lập, không trùng với các
công trình đã được công bố.

4


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn
- Mục đích
Mục đích nghiên cứu là đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện lý luận
và giải quyết những vướng mắc trong thực tế áp dụng các quy định của Bộ luật
Hình sự về tội phá rối an ninh và tội gây rối trật tự công cộng.
- Nhiệm vụ
Để hoàn thành mục đích trên luận văn có những nhiệm vụ sau đây:

+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến tội phá rối an ninh và
tội gây rối trật tự công cộng trong luật hình sự Việt Nam.
+ Nghiên cứu nội dung các Điều trong Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định
về tội phá rối an ninh và tội gây rối trật tự công cộng.
+ Nghiên cứu thực tế áp dụng các quy định của pháp luật hình sự đối với tội
phá rối an ninh và tội gây rối trật tự công cộng của một số cơ quan tham gia tố tụng
hình sự trong thời gian qua.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn
- Đối tượng nghiên cứu
+ Những vấn đề lý luận có liên quan đến tội phá rối an ninh và tội gây rối trật
tự công cộng trong luật hình sự Việt Nam.
+ Nội dung quy định về tội phá rối an ninh và tội gây rối trật tự công cộng
trong luật hình sự Việt Nam.
+ Thực tế áp dụng quy định của pháp luật hình sự đối với tội phá rối an ninh
và tội gây rối trật tự công cộng của một số Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Các văn bản pháp luật hình sự Việt Nam quy định về tội phá rối an ninh và
tội gây rối trật tự công cộng được quy định trong BLHS 1999 và 2015.
+ Thời gian: từ năm 1999 đến nay (từ thời điểm Bộ Luật Hình sự năm 1999
có hiệu lực).
+ Thực tế áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội phá rối an ninh
và tội gây rối trật tự công cộng tại một số Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án .

5


5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu luận văn
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác- Lê
nin, đề tài luận văn được nghiên cứu bằng các phương pháp cụ thể, như:
- Tổng kết thực tế: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tình hình tội phạm phá rối

an ninh và gây rối trật tự công cộng đã diễn ra, bằng những lý luận khoa học của
luật hình sự, tác giả rút ra những kết luận sát thực.
- Phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở nghiên cứu các thông tin, tài liệu, tác giả
phân tích các vấn đề thành từng ý, từng mục để hiểu vấn đề một cách toàn diện.
Đồng thời, với các thông tin, tài liệu đã thu thập được, tác giả tổng hợp, liên kết, sắp
xếp để xây dựng một khái niệm đầy đủ, sâu sắc.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tác giả sử dụng phương pháp này để
nghiên cứu các vụ gây rối trật tự công cộng, các vụ phá rối an ninh trong một hệ
thống toàn vẹn để xác định các dấu hiệu pháp lý của các tội trong từng loại vụ án
xảy ra.
6. Những đóng góp mới của đề tài luận văn
- Luận văn hệ thống được những vấn đề lý luận cơ bản về tội phá rối an ninh
và tội gây rối trật tự công cộng trong Luật hình sự Việt Nam.
- Chỉ ra được những hạn chế, bất cập trong lý luận và trong nội dung các quy
định của luật hình sự về tội phá rối an ninh và tội gây rối trật tự công cộng; cũng
như một số vướng mắc trong thực tế xác định tội danh tội phá rối an ninh và tội gây
rối trật tự công cộng.
- Đưa ra được những kiến nghị hữu ích cho việc hoàn thiện lý luận và sửa
đổi bổ sung nội dung các quy định của luật hình sự về tội phá rối an ninh và tội gây
rối trật tự công cộng.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về tội phá rối an ninh và tội gây
rối trật tự công cộng trong Luật hình sự Việt Nam

6


Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội phá rối an ninh
và tội gây rối trật tự công cộng

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và áp dụng đúng các quy định
của Bộ luật hình sự về tội phá rối an ninh và tội gây rối trật tự công cộng.

7


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỘI PHÁ RỐI AN NINH VÀ
TỘI GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và dấu hiệu pháp lý của tội phá rối an ninh và tội gây rối
trật tự công cộng trong Luật hình sự Việt Nam
1.1.1 Khái niệm và dấu hiệu pháp lý của tội phá rối an ninh
- Khái niệm phá rối an ninh
Trong tiếng Việt phổ thông động từ phá có nhiều nghĩa, nhưng nó được sử
dụng nhiều nhất là để chỉ hành động làm hư hỏng, hư hại, làm tan tành. Rối là tính
từ chỉ trạng thái bị xáo trộn nhiều, không ổn định, không yên, không còn trật tự như
bình thường. Động danh từ phá rối là làm hư hỏng, xáo trộn lung tung, nhiễu loạn,
làm bất ổn.
An ninh là danh từ chỉ sự yên ổn, không rối loạn, không nguy hiểm, danh từ
này thường được dùng để chỉ sự yên ổn chung hoặc từng mặt, từng bộ phận, lĩnh
vực của chế độ xã hội, của quốc gia [77]
Như vậy, về ngữ nghĩa tiếng Việt phổ thông cụm từ phá rối an ninh có thể
hiểu khái quát đó là làm hại, làm nhiễu loạn, phức tạp, mất ổn định sự bình yên, an
toàn của quốc gia, của chế độ xã hội.
Trong luật học do có nhiều quan niệm và cách tiếp cận khác nhau nên hiện
tại chưa có khái niệm thống nhất về phá rối an ninh. Qua nghiên cứu cho thấy, có
nhiều khái niệm phá rối an ninh nội dung đồng nhất với nội dung của khái niệm về
tội phá rối an ninh, nghĩa là nội dung của khái niệm phá rối an ninh cũng chính là
các quy định về tội phá rối an ninh trong các Bộ luật Hình sự Việt Nam, như:
Giáo trình Luật hình sự của nhiều trường đại học, xuất bản từ năm 2000 đến

năm 2005 có ghi:
“Phá rối an ninh là hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an
ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan Nhà nước hoặc
tổ chức xã hội nhằm chống chính quyền nhân dân, nếu không thuộc trường hợp quy
định tại điều 82 của Bộ luật Hình sự” [21]

8


Từ điển Bách khoa Công an nhân dân, xuất bản năm 2005 định nghĩa: phá
rối an ninh là hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người cố ý tạo ra tình hình rối
loạn, mất ổn định về an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của
cơ quan, tổ chức nhằm chống chính quyền nhân dân, trừ trường hợp quy định của
luật hình sự về bạo loạn [6]
Như vậy, các khái niệm trên đều có nội dung như quy định tại Điều 89 của
Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999, định nghĩa của Từ điển Bách khoa Công an
nhân dân có chút khác biệt đó là nêu được lỗi cố ý của chủ thể, giải thích về hành vi
phá rối an ninh là “tạo ra tình hình rối loạn, mất ổn định về an ninh”.
Không đồng ý với các khái niệm nêu trên, nhiều nhà nghiên cứu, giảng dạy
luật hình sự cho rằng: phá rối an ninh và tội phá rối an ninh là hai cụm từ khác
nhau, phá rối an ninh là cụm từ chỉ một hành vi cụ thể, còn tội phá rối an ninh là
cụm từ chỉ một tội danh được quy định trong một điều cụ thể của Bộ luật Hình sự.
Tội danh phá rối an ninh quy định trong luật hình sự không chỉ có hành vi phá rối
an ninh mà còn có cả các hành vi khác, như: hành vi chống người thi hành công vụ
và hành vi cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức. Vì vậy, khái niệm về phá rối an
ninh và khái niệm về tội phá rối an ninh là hai khái niệm riêng biệt.
Những người có quan điểm nêu trên đã đưa ra các khái niệm về phá rối an
ninh theo nhiều cách tiếp cận nhưng không phụ thuộc nhiều vào câu từ theo quy
định của Bộ luật Hình sự về tội phá rối an ninh, như:
Bài “Bàn về khái niệm phá rối an ninh”, Tạp chí Khoa học Công an nhân

dân số 5, năm 2003, tác giả Trần Minh, quan niệm: phá rối an ninh là hoạt động
quấy phá làm cho tình hình an ninh trong một phạm vi địa bàn, lĩnh vực nhất định
bị rối loạn, bất ổn, ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia [38]
Tạp chí Toà án, số 2, xuất bản năm 2005 trong bài “Hành vi phá rối an ninh
trong Điều 89 của Bộ luật Hình sự Việt Nam”, Tác giả Xuân Trường cho rằng: phá
rối an ninh là hành vi chống phá các quy định về an ninh, làm cho tình hình an ninh
của xã hội bị rắc rối, phức tạp khó ổn định nhằm chống chính quyền nhân dân [61]
Hai khái niệm trên và những khái niệm khác có nội dung tương tự đều mô tả

9


khái quát được hành vi phá rối an ninh, nội dung khái niệm không đồng nhất với
các quy đinh trong luật hình sự về tội phá rối an ninh, song do cách tiếp cận khác
nhau nên các khái niệm còn có những từ ngữ và nội dung chi tiết không giống nhau.
Qua nghiên cứu các khái niệm khác nhau về phá rối an ninh và nghiên cứu
thực tế các vụ phá rối an ninh đã xảy ra trong thời gian qua, chúng tôi cho rằng,
dưới góc độ luật học cụm từ phá rối an ninh nên được hiểu là hành vi không vũ
trang xâm hại an ninh trật tự, tạo ra các vấn đề phức tạp, điểm nóng về an ninh
chính trị nhằm chống chính quyền nhân dân.
Khái niêm trên đã nêu khái quát được bản chất của hành vi phá rối an ninh,
phản ánh đúng thực tế và phân biệt với tội phá rối an ninh, tội bạo loạn.
- Khái niệm về tội phá rối an ninh
Tội phá rối an ninh là một tội danh được quy định trong luật hình sự Việt
Nam nên khái niệm về tội này phải được xây dựng trên cơ sở nội dung quy định của
luật hình sự Việt Nam về tội phá rối an ninh.
Khi có Bộ luật Hình sự mới ra đời hay có những quy định pháp luật liên
quan đến tội phá rối an ninh được sửa đổi, bổ sung thì khái niệm về tội phá rối an
ninh phải thay đổi hoặc chỉnh lý theo những nội dung sửa đổi, bổ sung nói trên. Hay
nói cách khác, khái niệm về tội phá rối an ninh được hình thành và hoàn thiện theo

quá trình hình thành các quy định về tội phá rối an ninh trong luật hình sự. Vì vậy,
nghiên cứu khái niệm về tội phá rối an ninh trước hết cần phải nắm được quá trình
hình thành các quy định về tội phá rối an ninh trong Luật hình sự Việt Nam.
* Quá trình hình thành các quy định về tội phá rối an ninh trong luật hình sự
Việt Nam chế độ mới
Cách mạng tháng 8 thành công, cũng là lúc bắt đầu diễn ra hàng loạt các hoạt
động phá rối an ninh, trật tự của bọn phản cách mạng. Sau ngày 2 tháng 9 năm
1945, để bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
ban hành các Sắc lệnh khẩn cấp giao nhiệm vụ cho các cấp Chính quyền nhân dân,
Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Toà án nhân dân phải ra sức đấu tranh trấn
áp các hoạt động phá rối an ninh, trật tự của bọn phản cách mạng. Như vậy, cụm từ

10


“hoạt động phá rối an ninh, trật tự” đã xuất hiện ngay trong những văn bản pháp
luật đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Thực hiện các Sắc lệnh nói
trên của Hồ Chủ tịch, thời kỳ đó các cơ quan chuyên chính của chính quyền cách
mạng đều coi hoạt động kích động, lôi kéo quần chúng lạc hậu đình công, bãi công,
biểu tình phản đối chính quyền nhân dân hoặc ủng hộ bọn phản cách mạng là
những hoạt động phá rối an ninh, trật tự cần phải trấn áp mạnh mẽ.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngay giai đoạn đầu
thực hiện Hiệp định Giơnevơ, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra
các Chỉ thị chống các hoạt động phá rối trật tự, an ninh trong vùng tập kết, chống
hoạt động kích động, cưỡng ép di cư vào Nam, Tiếp theo là các Chỉ thị của Chính
phủ về chống các hoạt động phá rối trật tự, an ninh để bảo vệ công cuộc cải cách
ruộng đất và sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Để tăng cường chuyên chính nhân dân, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân và
Nhà nước dân chủ nhân dân; để bảo đảm giành thắng lợi hoàn toàn cho sự nghiệp
cách mạng xã hội chủ nghĩa, cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bảo vệ

miền Bắc, giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất đất nước; để nâng cao tinh
thần cảnh giác cách mạng của nhân dân, động viên toàn dân tích cực tham gia giữ
gìn trật tự, an ninh [65]. Ngày 30 tháng 10 năm 1967 Uỷ ban thường vụ Quốc hội
Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh số 117 về Trừng trị các tội phản cách mạng nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà (Pháp lệnh có hiệu lực ngày 10 tháng 11 năm 1967 và
hết hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 1986). Trong Pháp lệnh số 117 Điều 14 quy định
về tội danh phá rối trật tự, an ninh, nội dung quy định như sau:
Tội phá rối trật tự, an ninh
1. Kẻ nào vì mục đích phản cách mạng mà kích động, lôi kéo tụ tập nhiều
người nhằm phá rối trật tự, an ninh, ngăn trở cán bộ nhân viên Nhà nước, Bộ đội,
Công an thi hành nhiệm vụ, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 07 năm.
2. Kẻ nào vì mục đích phản cách mạng mà tham gia việc phá rối trật tự, an
ninh, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Như vậy, đến năm 1967 thì tội phá rối trật tự, an ninh mới được chính thức
quy định rõ ràng tại một điều luật cụ thể trong một văn bản luật hình sự nước ta.

11


Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Sài Gòn được giải phóng, Uỷ ban Quân quản Sài
Gòn - Gia định của Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam ngay lập
tức ban hành Lệnh giới nghiêm để ổn định tình hình an ninh, trật tự trong thành phố
mới được giải phóng, trong Lệnh giới nghiêm có điều “Cấm tập trung đông người
gây rối an ninh, trật tự”, đồng thời ra lệnh cho lực lượng Kiểm soát Quân quản,
Công an tại thành phố“ phải kịp thời phát hiện đập tan mọi âm mưu và hoạt động
phá rối an ninh của bọn phản cách mạng”.
Đến ngày 27/6/1985 Bộ luật Hình sự đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam được công bố, Điều 83 của Bộ luật này chính thức quy định về tội
phá rối an ninh:
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ

tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động
của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Mặc dù Bộ luật Hình sự năm 1985 được sửa đổi, bổ sung trong các năm
1991, 1992, 1997 nhưng nội dung Điều 83 của Bộ luật này không có gì thay đổi.
Năm 1999 Bộ luật Hình sự mới ra đời thay thế Bộ luật Hình sự năm 1985,
Điều 89 của Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định về tội phá rối an ninh, như sau:
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ
tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động
của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điều 82 của Bộ luật
này, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm.
2. Người đồng phạm khác. thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
Đối chiếu với Điều 83 của Bộ luật Hình sự năm 1985, nội dung mô tả hành
vi trong Điều 89 của Bộ luật Hình sự năm 1999 không thay đổi mà chỉ bổ sung
thêm nội dung chú ý phân biệt với tội bạo loạn:“nếu không thuộc trường hợp quy
định tại điều 82 của Bộ luật này”.
Năm 2015 Quốc hội nước ta ban hành Bộ luật Hình sự mới thay Bộ luật
Hình sự năm 1999, tội phá rối an ninh được quy định tại Điều 118 với nội dung:

12


1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ
tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động
của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điều 112 của Bộ
luật này, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
So sánh với Điều 89 của Bộ luật Hình sự năm 1999, nội dung quy định về tội
phá rối an ninh như trên có thay đổi Điều 82 bằng Điều 112 (tội bạo loạn), bổ sung

mới Khoản 3: “Người chuẩn bị pham tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03
năm”. Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017, nhưng Điều 118
vẫn giữ nguyên nội dung.
Tóm lại, Tội phá rối an ninh đã được pháp luật nước ta quy định ngay từ
những ngày đầu thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tội danh này được
quy định đầu tiên trong một văn bản Luật hình sự là Pháp lệnh trừng trị các tội phản
cách mạng Việt Nam với định danh là tội phá rối trật tự, an ninh và từ Bộ luật
Hình sự năm 1985 đổi thành tội phá rối an ninh. Nội dung phần mô tả hành vi
quy định về tội phá rối an ninh trong luật hình sự Việt Nam từ trước đến nay rất
ít có sự thay đổi.
* Các khái niệm về tội phá rối an ninh
Tội phá rối an ninh được chính thức định danh và quy định nội dung trong
Bộ luật Hình sự Việt Nam 1985. Từ sau khi bộ luật này ra đời, các khái niệm về tội
phá rối an ninh mới được hình thành và được bổ sung, sửa đổi theo các quy định
của các Bộ luật Hình sự mới. Do đó từ sau năm 1985 đến nay trong khoa học luật
hình sự Việt Nam đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về tội phá rối an ninh, trong
đó có một số khái niệm cần chú ý nghiên cứu sau đây:
Giáo trình Luật hình sự của Trường đại học Luật Hà Nội, xuất bản năm 1986
định nghĩa tội phá rối an ninh là hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá
rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan Nhà
nước hoặc tổ chức xã hội nhằm chống chính quyền nhân dân [20]

13


Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Trường đại học An ninh nhân dân,
xuất bản năm 1987 có khái niệm về tội phá rối an ninh với nội dung là hoạt động
kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh chính trị, chống người thi
hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội do
người có mục đích chống chính quyền nhân dân thực hiện [60]

Khi Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 được Quốc hội ban hành thay thế
Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1985, khái niệm về tội phá rối an ninh trong các tài
liệu nghiên cứu, giảng dạy luật hình sự của các ngành đều được kịp thời chỉnh sửa
theo Điều 89 của Bộ luật Hình sự mới.
Giáo trình Luật hình sự của các Trường đại học đều có sự chỉnh sửa khái
niệm về tội phá rối an ninh theo khoản 1, Điều 89 của Bộ luật Hình sự năm 1999
với nội dung: tội phá rối an ninh là hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người
phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ
chức nhằm chống chính quyền nhân dân, nếu không thuộc trường hợp quy định tại
điều 82 của Bộ luật Hình sự năm 1999.
Tuy nhiên, ngoài các khái niệm về tội phá rối an ninh có chung nội dung như
trên, còn có những khái niệm có các chi tiết khác biệt, như:
Luận văn thạc sỹ luật học của Nguyễn Minh Xuân, Đại học Luật Hà Nội,
năm 2003 cho rằng: “Tội phá rối an ninh là hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều
người tiến hành các hoạt động làm rối loạn tình hình an ninh, chống người thi hành
công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức nhằm chống chính quyền nhân
dân, trừ trường hợp quy định tại điều 82 của Bộ luật Hình sự”. Trong khái niệm
này, cụm từ phá rối an ninh trong khoản 1, Điều 89 được giải thích bằng cum từ
tiến hành các hoạt động làm rối loạn tình hình an ninh.
Trong Luận văn thạc sỹ của Lê Ngọc Thành, Học viện An ninh nhân dân,
năm 2009 đưa ra khái niệm về tội phá rối an ninh có nội dung: “tội phá rối an ninh
là hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người gây phức tạp, rối loạn tình hình an
ninh chính trị, nguy hại đến an ninh quốc gia, chống người thi hành công vụ, cản
trở hoạt động của cơ quan, tổ chức nhằm thực hiện âm mưu chống chính quyền

14


nhân dân”. Sự khác biệt với các khái niệm về tội phá rối an ninh khác trong khái
niệm này tác giả giải thích phá rối an ninh là “gây phức tạp, rối loạn tình hình an

ninh chính trị nguỵ hại đến an ninh quốc gia” và nói rõ mục đích của người phạm
tội là “thực hiện âm mưu chống chính quyền nhân dân”.
Ngoài ra còn một số quan niệm, ý kiến bàn luận khác của các nhà nghiên cứu
luật hình sự về nội dung khái niệm tội phá rối an ninh được phản ánh trong các đề
tài khoa học, trong các bài viết đăng trên báo chí, tài liệu chuyên khảo.
Nghiên cứu các khái niệm khác nhau nêu trên cho thấy, đa số các khái niệm
đều có nội dung bao hàm các quy định cụ thể của Bộ luật Hình sự Việt Nam về tội
phá rối an ninh; các khái niệm được xây dựng sau đều có sự chỉnh lý, bổ sung
những chi tiết được sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật Hình sự mới. Tuy nhiên qua
nghiên cứu cũng cho thấy khái niệm về tội phá rối an ninh hiện vẫn còn có nhiều
vấn đề chưa thống nhất, đó là: có khái niệm giải thích cụm từ phá rối an ninh, có
khái niệm ghi nguyên nội dung điều luật, không có giải thích; có khái niệm không
có nội dung hành vi “chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ
quan” vì cho rằng các hành vi đó cũng là hành vi phá rối an ninh.v.v. Qua nghiên
cứu chúng tôi cho rằng sự khác nhau của các khái niệm về tội phá rối an ninh như
trên, một mặt là do có sự sửa đổi, bổ sung nội dung các quy định trong từng Bộ luật
Hình sự, nhưng mặt khác chủ yếu là do quan niệm và cách tiếp cận khác nhau của
từng nhà lý luận.
Thực tế thời gian qua cho thấy, do có những khác biệt trong các khái niệm về
tội phá rối an ninh nên dẫn đến việc giải thích và áp quy các định pháp luật hình sự
về tội này trong một số trường hợp đã gặp phải không ít vướng mắc, khó khăn.
Thực hiện nguyên tắc xây dựng khái niệm về một tội quy định trong Bộ luật
Hình sự phải dựa vào nội dung quy dịnh trong điều luât về tội đó, đồng quan điểm
với các tác giả cho rằng khái niệm không phải là điều luật quy định về tội phá rối an
ninh trong Bộ luật hình sự. Nhằm góp phần xây dựng một khái niệm có nội dung
thông nhất về tội phá rối an ninh để tuyên truyền, hướng dẫn và áp dụng quy định

15



tại Điều 118 của Bộ luật Hình sự năm 2017, qua nghiên cứu bước đầu chúng tôi đề
xuất nội dung khái niệm về tội phá rối an ninh, như sau:
Tội phá rối an ninh là hành vi thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện kích động,
lôi kéo, tụ tập nhiều người hoạt động phi vũ trang xâm hại làm phức tạp, hỗn loạn,
bất ổn nghiêm trọng an ninh chính trị trong phạm vi nhất định hoặc chống người
thi hành công vụ hay cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp nhằm chống chính quyền nhân dân.
Như vậy, khái niệm trên không phải là một điều luật, nội dung của nó đã mô
tả đầy đủ các hành vi được quy định tại Khoản 1, Điều 118 Bộ luật Hình sự Việt
Nam năm 2017 với sự giải thích cụ thể hơn về hành vi phá rối an ninh, có sự phân
biệt với tội bạo loạn, bổ sung thêm doanh nghiệp là đối tượng bị cản trở hoạt động
cho sát với thực tế hiện nay.
- Dấu hiệu pháp lý của tội phá rối an ninh
+ Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm phá rối an ninh là xâm phạm sự tồn tại và vững
mạnh của chính quyền nhân dân.
+ Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan mà cấu thành tội phạm của tội phá rối an ninh đòi hỏi là
hành vi do đông người cùng thực hiện phá rối an ninh, chống người thi hành công
vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức. Như vậy, dấu hiệu pháp lý đầu tiên
thuộc mặt khách quan của tội phá rối an ninh là sự tham gia của đông người. Hành
vi mà những người này cùng thực hiện là:
 Hành vi chống người thi hành công vụ: Hành vi cản trở bằng các thủ đoạn
khác nhau để người thi hành công vụ không thực hiện được công vụ của mình như
đe dọa, cản đường v.v..
 Hành vi cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức: Hành vi làm cho cơ quan,
tổ chức không thể hoạt động bình thường được như hành vi tụ tập đông người gây
mất ổn định trong trụ sở cơ quan, hành vi ngăn cản người ra vào trụ sở cơ quan, tổ
chức v.v..


16


 Hành vi phá rối an ninh khác: Các hành vi khác có tính chất gây ra sự mất
ổn định về an ninh trật tự như hành vi tụ tập đông người gây ồn ào, náo động nơi
công cộng hoặc cản trở giao thong v.v..
Các hành vi nói trên khác với hành vi thuộc tội bạo loạn ở dấu hiệu không sử
dụng vũ khí và không dung bạo lực có tổ chức.
+ Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm phá rối an ninh là người từ đủ 16 tuổi trở lên (khoản 1
Điều 12 BLHS 2015) có năng lực trách nhiệm hình sự.
+ Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý và mục đích mà người phạm tội nhằm
tới khi thực hiện các hành vi trên là mục đích chống chính quyền nhân dân. Đây là
dấu hiệu cho phép phân biệt tội phá rối an ninh với các tội có dấu hiệu khác tương
tự như tội gây rối trật tự công cộng, tội chống người thi hành công vụ.
1.1.2 Khái niệm và dấu hiệu pháp lý của tội gây rối trật tự công cộng trong
Luật hình sự Việt Nam
- Khái niệm tội gây rối trật tự công cộng
Gây rối trật tự công cộng và tội gây rối trật tự công cộng là hai khái niệm
khác nhau. Gây rối trật tự công cộng là cụm từ chỉ hành vi gây mất trật tự công
cộng. Tội gây rối trật tự công cộng là cụm từ chỉ một tội danh được quy định trong
luật hình sự Việt Nam. Một hành vi gây rối trật tự công cộng có thể là tội phạm,
nhưng cũng có thể không phải là tội phạm gây mất trật tự công cộng, vì vậy cần
thiết phải phân biệt rõ hai khái niệm trên.
Khái niệm gây rối trật tự công cộng
Theo tiếng Việt phổ thông công cộng là tính từ với nghĩa là chung cho mọi
người hay thuộc mọi người.
Người Việt thường dùng tính từ này sau một số từ để chỉ “cái” hay “sự”
thuộc về mọi người hoặc dành chung cho mọi người, chẳng hạn: nơi công cộng,

hoạt động công cộng, sinh hoạt công cộng, tài sản công cộng… Do đó cần phân biệt
tính từ công cộng và danh từ “nơi công cộng”, nơi công cộng là từ chỉ phạm vi
không gian giành cho mọi người hoặc thuộc về mọi người.

17


Trật tự là danh từ chỉ tình trạng ổn định có nguyên tắc, có tổ chức, kỷ luật,
nề nếp theo quy định mà mọi người tuân thủ. [77]
Trật tự công cộng là cụm từ chỉ trạng thái xã hội ổn định có trật tự được hình
thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm nhất định mà mọi người phải tuân theo.
Trật tự công cộng là một mặt của trật tự, an toàn xã hội và có nội dung bao
gồm: sự ổn định nề nếp bởi những quy định chung về trật tự, vệ sinh, văn hoá; sự ổn
định bởi sự tuân thủ những quy định của pháp luật và phong tục, tập quán sinh hoạt
được mọi người thừa nhận; tình trạng yên ổn, có trật tự, tôn trọng lẫn nhau trong lao
động, sinh hoạt, nghỉ ngơi của mọi người...[6]. Vì vậy cần lưu ý phân biệt trật tự
công cộng với trật tự nơi công cộng.
Gây rối là động từ tạo ra hay làm phát sinh tình trạng rối loạn mất ổn định.
(cần phân biệt với từ phá rối như đã trình bày ở phần khái niệm tội phá rối an ninh).
Gây rối trật tự công cộng là cụm từ chỉ sự xâm hại làm rối loạn những nề
nếp, kỷ cương đang đảm bảo ổn định môi trường sống, nếp sinh hoạt, làm việc, nghỉ
ngơi của mọi người, dành chung cho mọi người.
- Khái niêm tội gây rối trật tự công cộng
Tội gây rối trật tự công cộng là cụm từ chỉ một tội danh và có khái niệm
riêng trong khoa học luật hình sự. Cũng như việc nghiên cứu khái niệm về tội phá
rối an ninh ở phần trên, nghiên cứu khái niêm tội gây rối trật tự công cộng trước hết
cần phải nắm được quá trình hình thành các quy định của Luật hình sự Việt Nam về
tội danh gây rối trật tự công cộng.
* Quá trình hình thành các quy định về tội gây rối trật tự công cộng trong
luật hình sự Việt Nam

Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà đã chú trọng chăm lo nhiệm vụ bảo vệ trật tự công cộng để đảm bảo an toàn cho
nhân dân, trong các Sắc lệnh đầu tiên về thành lập các cơ quan chuyên chính đều có
nội dung nhiệm vụ giao cho các cơ quan này phải thực thi các biện pháp để ngăn
chặn các hoạt động gây rối trật tự công cộng. Sắc lệnh về việc lưu dung công chức
của chế độ cũ cho phép ngành Công an, Toà án được lựa chọn lưu dung các nhân

18


×