Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 19912010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 180 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÔ

KHIÊM

ĐANG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LANH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN N TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÔ BÁ KHIÊM

ĐANG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LANH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2010
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 62 22 03 15

LUẬN N TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN KIM ĐỈNH


HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS. Trần Kim Đỉnh. Các số liệu trong luận án là chính xác,
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận án

Ngô Bá Khiêm

1


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………….............. 1
MỤC LỤC………………………………………………………………………… 2
DANH MỤC CHỮ C I VIẾT TẮT ........................................................................ 5
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 6
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................... 12
1.1. Những công trình nghiên cứu về kinh tế biển nói chung .............................. 12
1.2. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến kinh tế biển và sự lãnh đạo
phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh ......................................... 19
1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án cần giải quyết ..............25
1.3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu .......................................................................... 25
1.3.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu .................................................... 26
Chƣơng 2: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO PH T TRIỂN KINH TẾ IỂN
CỦA ĐẢNG Ộ TỈNH QUẢNG NINH TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000 ......... 28

2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ
tỉnh Quảng Ninh ...................................................................................................... 28
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, KT-XH và thực trạng phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng
Ninh trƣớc năm 1991 ................................................................................................. 28
2.1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế biển từ năm
1991 đến năm 2000 .................................................................................................... 36
2.2. Chủ trƣơng phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh từ năm
1991 đến năm 2000................................................................................................... 41
2.2.1. Phát triển kinh tế thủy sản ............................................................................... 42
2.2.2. Phát triển du lịch biển ...................................................................................... 44
2.2.3. Phát triển kinh tế hàng hải ............................................................................... 45
2.2.4. Phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển và kinh tế đảo .................... 47
2.3. Quá trình chỉ đạo và kết quả ........................................................................... 48
2.3.1. Phát triển kinh tế thủy sản ............................................................................... 49
2.3.2. Phát triển du lịch biển ...................................................................................... 52
2.3.3. Phát triển kinh tế hàng hải ............................................................................... 55
2.3.4. Phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển và kinh tế đảo .................. 58
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 61
Chƣơng 3: ĐẢNG
Ộ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH
PH T TRIỂN KINH TẾ IỂN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 ...................... 64
3.1. Những nhân tố mới tác động tới sự phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Ninh ......64
3.1.1. Bối cảnh lịch sử ............................................................................................... 64
2


3.1.2. Quan điểm phát triển kinh tế biển của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tình
hình mới ..................................................................................................................... 67
3.2. Chủ trƣơng đẩy mạnh phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Quảng
Ninh từ năm 2001 đến năm 2010 ............................................................................ 69

3.2.1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hải .............................................................. 70
3.2.2. Đẩy mạnh xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển và kinh tế đảo .....73
3.2.3. Đẩy mạnh phát triển du lịch biển..................................................................... 75
3.2.4. Đẩy mạnh phát triển kinh tế thủy sản .............................................................. 78
3.2.5. Kết hợp phát triển kinh tế biển với bảo vệ môi trƣờng sinh thái biển, giữ vững
an ninh chủ quyển biển, đảo ...................................................................................... 79
3.3. Quá trình chỉ đạo và kết quả ........................................................................... 81
3.3.1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hải hƣớng tới xây dựng Quảng Ninh thành
trung tâm hàng hải của cả nƣớc ................................................................................. 82
3.3.2. Đẩy nhanh tốc độ phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển và kinh tế
đảo .............................................................................................................................. 86
3.3.3. Đẩy mạnh phát triển du lịch biển hƣớng tới xây dựng Quảng Ninh thành trung
tâm du lịch biển của cả nƣớc ..................................................................................... 92
3.3.4. Đẩy mạnh phát triển kinh tế thủy sản hƣớng tới xây dựng Quảng Ninh thành
trung tâm nghề cá ở vịnh Bắc Bộ .............................................................................. 95
3.3.5. Kết hợp phát triển kinh tế biển với bảo vệ môi trƣờng biển, giữ vững an ninh
chủ quyển biển, đảo ................................................................................................... 99
3.3.6. Tăng cƣờng công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng, phát triển nguồn nhân lực
trong lĩnh vực kinh tế biển ....................................................................................... 103
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................. 107
Chƣơng 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .................................................... 109
4.1. Nhận xét về quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh
Quảng Ninh từ năm 1991 đến năm 2010 ............................................................. 109
4.1.1. Ƣu điểm và nguyên nhân ............................................................................... 109
4.1.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................................ 125
4.2. Một số kinh nghiệm lịch sử ............................................................................ 133
4.2.1. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh xác định rõ về vai trò, vị trí kinh tế biển trong phát
triển KT-XH ............................................................................................................. 133
4.2.2. Lãnh đạo phát triển kinh tế biển toàn diện, nhƣng xác định đúng trọng tâm,
trọng điểm ................................................................................................................ 136

4.2.3. Lãnh đạo phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo QPAN, bảo vệ tài nguyên,
môi trƣờng biển........................................................................................................ 139
4.2.4. Nâng cao vao trò lãnh đạo của tổ chức đảng, năng lực của đội ngũ cán bộ và
chất lƣợng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế biển ......................................... 143
3


Tiểu kết chƣơng 4 .................................................................................................. 146
KẾT LUẬN............................................................................................................. 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA T C GIẢ............................. 150
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN N .............................................................................. 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 151
PHỤ LỤC................................................................................................................ 170

4


DANH MỤC CHỮ C I VIẾT TẮT

ASEAN

Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á

BCH TW

Ban chấp hành Trung ƣơng

CNXH

Chủ nghĩa xã hội


CT/TW

Chị thị Trung ƣơng

CV

Công suất tàu thủy (sức ngựa)

DWT

Đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của
tàu thủy tính bằng tấn

GDP

Tổng thu nhập quốc nội

KT–XH

Kinh tế xã hội

NQ/TW

Nghị quyết Trung ƣơng

NXB

Nhà xuất bản


QĐ/HĐND

Quyết định Hội đồng nhân dân

QĐ/UBND

Quyết định Ủy ban nhân dân

QPAN

Quốc phòng, an ninh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
Liên Hợp Quốc

VINASHIN


Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt
Nam

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biển đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và thịnh vƣợng của các
quốc gia trên thế giới. Với tiềm năng to lớn, biển mang lại nguồn lợi khổng lồ để
phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH của các quốc gia có biển. Trong thời gian gần
đây, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, con ngƣời có điều kiện chinh
phục biển nhiều hơn thì vai trò, vị trí của biển càng trở nên quan trọng hơn bao giờ
hết. Thế kỷ XXI đƣợc nhiều nhà chiến lƣợc coi là “thế kỷ của đại dƣơng” bởi
những nguồn lợi khổng lồ mà biển, kinh tế biển có thể mang lại cho con ngƣời
trong khi các nguồn tài nguyên khác đang dần cạn kiệt trƣớc sức ép của tình trạng
gia tăng dân số.
Việt Nam là quốc gia có tới 3260 km đƣờng bờ biển, với hơn 1 triệu km2
thềm lục địa, biển đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lƣợc phát triển KT- XH
của đất nƣớc. Vùng biển Việt Nam giàu tiềm năng phát triển với những ƣu thế nổi
bật nhƣ: khoáng sản biển đặc biệt là dầu khí, hải sản, du lịch biển đảo, kinh tế cảng
biển… Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển kinh tế biển, góp phần
thúc đẩy quá trình CNH, HĐH đất nƣớc. Nhận thức tầm quan trọng của kinh tế biển
đối với sự phát triển KT-XH đất nƣớc, ngày 06/05/1993, Bộ Chính trị ban hành
Nghị quyết 03 – NQ/TW về Một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những
năm trƣớc mắt, trong đó khẳng định phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi
với tăng cƣờng khả năng bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia. Cụ thể hóa chủ trƣơng
phát triển kinh tế biển của Đảng, ngày 22/09/1997, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số
20 - CT/TW về Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hƣớng CNH, HĐH, Nghị

quyết Hội nghị lần thứ tƣ Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (khoá X) về Chiến lƣợc
biển Việt Nam đến năm 2020 một lần nữa khẳng định vai trò của kinh tế biển cũng
nhƣ quyết tâm của Đảng trong thực hiện chiến lƣợc biển Việt Nam trong tình hình
mới.
Quảng Ninh là một tỉnh miền núi, biên giới, hải đảo, nằm ở phía Đông Bắc
của Việt Nam, với 250 km bờ biển, diện tích mặt biển rộng trên 6000 km2 và trên
40.000ha bãi triều, 20.000 ha eo vịnh, diện tích các đảo chiếm 11,5% diện tích đất
6


tự nhiên. Tỉnh Quảng Ninh có 10/14 huyện, thị xã, thành phố tiếp giáp với biển
trong đó có 2 huyện đảo Vân Đồn và Cô Tô, xã đảo Vĩnh Thực, Vĩnh Trung, đảo
Trà Cổ thuộc thành phố Móng Cái và xã đảo Cái Chiên thuộc huyện Hải Hà đều là
các vùng, khu vực xung yếu và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo ra thế trận liên
hoàn trong phát triển KT-XH kết hợp với đảm bảo QPAN vùng Đông Bắc của Tổ
quốc. Với vị trí và điều kiện nhƣ vậy, Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi
để phát triển kinh tế biển. Trong lịch sử phát triển tỉnh Quảng Ninh, kinh tế biển là
một trong những hoạt động kinh tế chủ yếu góp phần ổn định cuộc sống, giải quyết
việc làm và nâng cao đời sống nhân dân. Trƣớc năm 1991, kinh tế biển Quảng Ninh
chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển, các hoạt động kinh tế biển chủ yếu dừng ở
hình thức phát triển tự phát trên một số lĩnh vực nhƣ khai thác thuỷ hải sản, vận tải
ven biển với trình độ phát triển còn lạc hậu, du lịch biển mới manh nha hình thành
và hiệu quả kinh tế không cao. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh chƣa có chủ trƣơng và các
giải pháp hiệu quả trong việc lãnh đạo, chỉ đạo phát huy các tiềm năng biển cho sự
phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, kinh tế biển tỉnh Quảng Ninh
bắt đầu đƣợc quan tâm phát triển, đặc biệt là khi có Chiến lƣợc biển Việt Nam đến
năm 2020 đã khẳng định vùng biển Quảng Ninh cùng với các tỉnh có biển đồng
bằng Sông Hồng là cửa ngõ ra biển của các tỉnh phía Bắc trong đó Quảng Ninh giữ
vai trò quan trọng. Trong bối cảnh hiện nay, với vị thế quan trọng, vùng biển phía

bắc trong đó có Quảng Ninh sẽ đƣợc quan tâm đầu tƣ để trở thành đối trọng đối với
thị trƣờng khu vực đồng thời khai thác có hiệu quả hơn nữa các nguồn lực của vùng
nhƣ cảng biển, vận tải biển, du lịch, dịch vụ hàng không.
Với vị trí, vai trò đặc biệt của vùng biển Quảng Ninh, Đảng bộ tỉnh Quảng
Ninh đã sớm lãnh đạo khai thác tiềm năng biển, phát triển kinh tế biển góp phần
phát triển KT-XH địa phƣơng. Việc nghiên cứu một cách có hệ thống quá trình lãnh
đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh nhằm tổng kết những vấn
đề lý luận và thực tiễn là việc làm có ý nghĩa. Chính vì vậy tôi chọn vấn đề “Đảng
bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1991 đến năm 2010”
làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
7


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh trong lãnh đạo
phát triển kinh tế biển từ năm 1991 đến năm 2010; phân tích ƣu điểm, hạn chế và
nguyên nhân, trên cơ sở đó nêu một số nhận xét và đúc rút một số kinh nghiệm lịch
sử.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Để thực hiện đƣợc những mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ sau:
Làm rõ các yếu tố tác động, chi phối đến quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh
đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1991 đến năm 2010.
- Phân tích những chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh trong lãnh đạo
phát triển kinh tế biển từ năm 1991 đến năm năm 2010.
- Trình bày quá trình Đảng bộ tỉnh chỉ đạo và kết quả thực hiện phát triển kinh tế
biển trên các lĩnh vực từ năm 1991 đến năm 2010.
- Nhận xét những ƣu điểm, hạn chế trong quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng
Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1991 đến năm 2010, từ đó rút ra
những kinh nghiệm chủ yếu vận dụng vào thực tiễn.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển
kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh từ năm 1991 đến năm 2010.
* Phạm vi nghiên cứu
-

Về mặt nội dung: Kinh tế biển là một ngành kinh tế tổng hợp cho đến

nay vẫn chƣa có sự thống nhất hoàn toàn về mặt khái niệm. Dựa trên quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh và thực tiễn phát triển kinh tế
biển Quảng Ninh, luận án nghiên cứu những chủ trƣơng cơ bản, sự chỉ đạo của
Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh phát triển kinh tế biển từ năm 1991 đến năm 2010. Trong
khuôn khổ luận án, nghiên cứu sinh chủ yếu nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh phát triển kinh tế biển trên các lĩnh vực kinh tế biển cụ thể: hàng hải (cảng
biển, dịch vụ cảng và vận tải biển, công nghiệp đóng tàu); thủy sản (đánh bắt, nuôi
8


trồng hải sản, chế biến thủy hải sản); du lịch biển; phát triển các khu kinh tế, khu
công nghiệp ven biển và kinh tế đảo. Trong đó luận án có đề cập tới chủ trƣơng và
sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh trong kết hợp phát triển kinh tế biển với
bảo vệ môi trƣờng sinh thái biển, giữ vững an ninh chủ quyền biển đảo.
-

Về mặt không gian: luận án nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Quảng Ninh

(trong đó bao gồm dài đất liền ven biển, vùng biển tỉnh Quảng Ninh và các huyện
đảo).
-


Về mặt thời gian: luận án có phạm vi nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh

Quảng Ninh lãnh đạo kinh tế biển từ năm 1991 (Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX) đến
năm 2010 (Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII). Tuy nhiên trong quá trình
nghiên cứu, nghiên cứu sinh có sử dụng một số tài liệu và tƣ liệu có liên quan trong
khoảng thời gian trƣớc năm 1991 và sau năm 2010.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo
* Cơ sở lý luận
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và
đƣờng lối của Đảng về phát triển kinh tế.
* Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt mục đích nghiên cứu, tác giả sử dụng các phƣơng pháp phổ quát của
khoa học lịch sử nhƣ: Phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp logic, ngoài ra tác giả còn
sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,
phƣơng pháp khảo sát thực tế, cụ thể:
Phƣơng pháp lịch sử đƣợc chủ yếu sử dụng trong chƣơng 2 và chƣơng 3
nhằm hệ thống hóa các quan điểm của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, những biện pháp
chỉ đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh qua từng thời kỳ lịch sử. Phục dựng
lại quá trình lãnh đạo kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh từ năm 1991 đến
năm 2010.
Phƣơng pháp logic chủ yếu đƣợc sử dụng nhằm sâu chuỗi các sự kiện lịch sử
cơ bản, khái quát hóa nhằm nêu bật những điểm cơ bản trong quá trình lãnh đạo
phát triển kinh tế biển của của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh nhằm thấy đƣợc quá trình
nhận thức, phát triển về chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh trong lãnh đạo phát triển kinh
9


tế biển. Phƣơng pháp logic đặc biệt đƣợc sử dụng phổ biến trong chƣơng 4 nhằm
khái quát, tổng kết lịch sử đƣa ra những nhận xét về ƣu điểm, về hạn chế và rút ra

kinh nghiệm lịch sử trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn phát triển kinh tế
biển của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh từ năm 1991 đến năm 2010.
* Nguồn tài liệu
- Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh,
tài liệu của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân và các ban, ngành trong tỉnh
Quảng Ninh.
- Các công trình khoa học, tạp chí và các luận án, luận văn đã công bố của
tập thể, cá nhân có liên quan đến đề tài.
5. Đóng góp mới của luận án
-

Luận án phân tích làm rõ các yếu tố ảnh hƣởng đến sự lãnh đạo phát

triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh; chỉ ra yêu cầu khách quan phát
triển kinh tế biển Quảng Ninh từ năm 1991 đến năm 2010.
-

Phục dựng lại quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo, chỉ đạo phát

triển kinh tế biển, góp phần phát triển KT-XH của địa phƣơng trong thời gian từ
năm 1991 đến năm 2010.
-

Phân tích một số nhận xét và kinh nghiệm từ thực tiễn Đảng bộ tỉnh

Quảng Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1991 đến năm 2010.
-

Luận án là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy lịch sử tỉnh


Quảng Ninh, cung cấp những gợi mở có thể tham khảo nhằm bổ sung cho chính
sách phát triển kinh tế biển ở tỉnh Quảng Ninh.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Danh mục các công trình khoa học của tác giả
có liên quan đến luận án; Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án đƣợc cấu
trúc thành 4 chƣơng, 11 tiết.
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Chƣơng 2: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BIỂN CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
Chƣơng 3: ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH
10


PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010
Chƣơng 4. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

11


Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Biển và kinh tế biển là đề tài đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu
dƣới nhiều góc độ khác nhau.
1.1. Những công trình nghiên cứu về kinh tế biển nói chung
Kinh tế biển là lĩnh vực đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu dƣới nhiều
góc độ khác nhau, từ vị trí vai trò của kinh tế biển đến tƣ duy làm kinh tế biển, thực
trạng phát triển kinh tế biển của Việt Nam.
Nhiều tác giả đã nghiên cứu và cho xuất bản các công trình sách có liên quan
đến kinh tế biển Việt Nam nhƣ:
Tác giả Nguyễn Khắc Duật, Nguyễn An Bình với công trình: “Vận tải biển
và các cảng biển trong sự thay đổi của hệ thống vận tải” năm 1986 [25]. Trƣơng

Toàn Thuyên có công trình: “Kinh tế vận tại biển” năm 1997 [119]. Các công trình
trên đều đi vào phân tích thực trạng phát triển ngành hàng hải Việt Nam, đặc biệt
trong lĩnh vực vận tải biển, từ đó chỉ ra thách thức mà ngành này phải đối mặt và
đƣa ra một số gợi ý về mặt giải pháp cho sự phát triển kinh tế cảng biển của Việt
Nam.
PGS. Lê Cao Đoàn với công trình: “Đổi mới và phát triển kinh tế vùng ven
biển” năm 1999 [45], trong công trình này tác giả nghiên cứu trƣờng hợp đổi mới
phát triển kinh tế vùng nƣớc lợ của tỉnh Thái Bình nhƣ một thực tiễn sinh động cho
quá trình phát triển kinh tế ven biển của các địa phƣơng khác trong cả nƣớc từ đó
đƣa ra những cách tiếp cận mới đối với việc khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế
vùng ven biển đối với các địa phƣơng có biển trong quá trình phát triển KT-XH.
Tác giả Đào Mạnh Sơn với công trình: “Nghiên cứu, thăm dò nguồn lợi hải
sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá xa bờ ở
Việt Nam” năm 2005 [96]. Công trình đã phân tích các kết quả nghiên cứu, thăm dò
nguồn lợi thủy sản, đƣa ra các hƣớng chọn lựa giải pháp công nghệ cho việc khai
thác hải sản xa bờ hiệu quả, ổn định gắn khai thác với bảo vệ nguồn lợi và phát
triển bền vững nghề cá.
Tác giả Nguyễn Văn Để với công trình: “Kinh tế biển Việt Nam: Tiềm năng,
cơ hội và thách thức” năm 2008 [46]. Công trình đã tập trung nghiên cứu những
12


tiềm năng trong phát triển kinh tế biển Việt Nam, thực trạng khai thác phát triển
kinh tế biển. Phân tích những thách thức đặt ra đối với sự phát triển kinh tế biển
Việt Nam, từ đó đƣa ra những định hƣớng, giải pháp phát triển kinh tế biển theo
Chiến lƣợc phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2020.
Tác giả Thế Đạt có công trình: “Nền kinh tế các vùng ven biển của Việt
Nam” năm 2008 [44], công trình nghiên cứu hệ thống môi trƣờng sinh thái biển và
kinh tế ven biển các địa phƣơng ở Việt Nam từ các tỉnh phía bắc nhƣ: Thái Bình,
Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh đến các tỉnh ven biển khu vực Nam bộ nhƣ

Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu… từ
đó khái quát đặc điểm phát triển kinh tế vùng ven biển từ việc khai thác tiềm năng
biển cho đến sự phát triển đến đặc điểm kinh tế - văn hóa vùng biển.
PGS.TS. Chu Đức Dũng với đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Chiến lƣợc
phát triển kinh tế biển Đông của một số nƣớc Đông Á – tác động và những vấn đề
đặt ra cho Việt Nam”, năm 2011 [26]. Công trình đã làm rõ chiến lƣợc phát triển
kinh tế Biển Đông của một số nƣớc Đông Á trong đó đi sâu phân tích, so sánh các
chiến lƣợc của các nƣớc và đánh giá tác động của việc thực hiện các chiến lƣợc đó
đối với khu vực và Việt Nam. Trên cơ sở phân tích những vấn đề đặt ra cho Việt
Nam và đề xuất các giải pháp chính sách thực hiện và điều chỉnh chiến lƣợc phát
triển kinh tế biển của Việt Nam đến năm 2020.
Phạm Nguyên Trƣờng dịch công trình: “Sức mạnh biển đối với lịch sử thời
kỳ 1660 – 1783” năm 2012 [156]. Trên cơ sở nghiên cứu quá trình phát triển trở
thành các cƣờng quốc của Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, tác giả đã
khẳng định vai trò quan trọng của biển đối với sự phát triển của các cƣờng quốc nói
trên. Trong đó tác giả viết: Sự ham muốn của loài ngƣời đối với biển là sự ham
muốn vận chuyển, tức là buôn bán. Buôn bán trong bất kỳ thời đại nào cũng đều có
thể trở nên giàu có, của cải là sự thể hiện sức mạnh của quốc gia, của cải có mối
quan hệ chặt chẽ với biển cả và chinh phục biển cả trở thành điểm xung đột của tất
cả những cuốc gia muốn trở nên giàu có, hùng mạnh. Các quốc gia muốn giàu
mạnh thì phải giành lấy sự kiểm soát biển, phải giành lấy và giữ đƣợc quyền kiểm
soát các tuyến giao thông biển huyết mạch liên quan đến ngoại thƣơng và các lợi
13


ích khác của quốc gia mình. Muốn thế các nƣớc phải xây dựng lực lƣợng hải quân
và đội thƣơng thuyền mạnh, cùng một mạng lƣới các căn cứ địa vững chắc trên
biển. Lịch sử phát triển của thế giới đã chứng minh, các cƣờng quốc phát triển trên
thế giới hầu hết đều hƣớng biển và khẳng định sức mạnh trên biển, sự mở rộng và
phát trển lực lƣợng hải quân và các căn cứ quân sự trên biển hiện nay của các quốc

gia ngày một gia tăng…
Tác giả Lê Minh Thông với công trình: “Chính sách phát triển kinh tế ven
biển Thanh Hóa” năm 2012 [103], công trình trình bày một cách có hệ thống những
vấn đề lý luận chung về biển và kinh tế biển, kinh tế ven biển cũng nhƣ thực trạng
phát triển kinh tế ven biển tỉnh Thanh Hoá, từ đó đƣa ra những khuyến nghị quan
trọng nhằm phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa cũng nhƣ kinh nghiệm hoạch
định chính sách phát triển kinh tế ven biển ở các địa phƣơng khác có điều kiện phát
triển tƣơng đồng.
Tác giả Ngô Lực Tải có công trình: “Kinh tế biển Việt Nam trên đƣờng phát
triển và hội nhập” năm 2012 [94], công trình đã tập trung phân tích những vấn đề
thuộc lĩnh vực kinh tế biển Việt Nam dƣới nhiều chiều cạnh khác nhau đặc biệt
trong lĩnh vực cảng biển, vận tải biển trong đó chỉ ra thực trạng phát triển một số
ngành kinh tế thuộc kinh tế biển, phân tích làm rõ những thách thức mà kinh tế biển
Việt Nam phải đối mặt trong thời kỳ hội nhập, từ đó tác giải cũng đƣa ra một số
kiến nghị nhằm phát triển kinh tế biển tƣơng xứng với tiềm năng của đất nƣớc, góp
phần vào sự nghiệp phát triển KT-XH đất nƣớc.
Nguyễn Ngọc Trƣờng có công trình: “Vấn đề biển Đông” năm 2014 [157],
trong đó tác giả khẳng định thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dƣơng, sự xuất hiện các
cƣờng quốc biển khiến cho vấn đề tự do và an toàn hàng hải đƣợc coi trọng. Khu
vực Châu Á Thái Bình Dƣơng trong xu thế hợp tác luôn tiềm ẩn nguy cơ cạnh
tranh, xung đột diễn ra gay gắt. Nƣớc nhỏ có biển ra sức bảo vệ đƣờng biên giới
biển nhƣ là không gian sinh tồn của quốc gia. Nƣớc lớn tìm cách mở rộng ranh giới
biển thông qua tranh chấp và xung đột để tối đa hóa vùng lãnh hải phục vụ chiến
lƣợc cƣờng quốc biển. Điều đó cho thấy, biển Đông là vùng biển giàu tiềm năng
nhƣng cũng là khu vực chứa đựng nhiều biến động và tiềm ẩn nguy cơ xung đột.
14


Những nghiên cứu trên là cơ sở quan trọng cho Việt Nam hoạch định chính sách
phát triển kinh tế biển và ứng phó với những nguy cơ trong quá trình phát triển kinh

tế biển.
Tác giả Nguyễn Văn Kim, Nguyễn Mạnh Dũng đồng chủ biên công trình:
“Việt Nam truyền thống kinh tế - văn hóa biển” năm 2014 [64]. Trong công trình
các tác giả đã đi sâu nghiên cứu, phân tích lịch sử, truyền thống văn hóa, khai thác
kinh tế biển của Việt Nam trong quá trình hình thành dân tộc, từ truyền thống khai
thác biển, thích nghi với môi trƣờng biển đến việc ban hành, thực thi chính sách
quản lý biển đảo, bảo vệ các vùng đặc quyền kinh tế... tất cả đều cho thấy một
truyền thống sông nƣớc, truyền thống biển và hải thƣơng của ngƣời Việt. Văn hóa
biển là nét đặc trƣng trong quá trình hình thành, phát triển và thích nghi với tự
nhiên của ngƣời Việt, các triều đại phong kiến Việt Nam đã sớm có tƣ duy hƣớng
biển, khai thác tiềm năng biển để phục vụ mục đích phát triển.
Đặng Thị Huyền Trang sƣu tầm, biên soạn công trình: “Các khu dịch vụ du
lịch biển, đảo vùng ven biển nƣớc ta và chiến lƣợc phát triển bền vững đến năm
2020” năm 2014 [151]. Trong công trình, tác giả giới thiệu khái quát các khu dịch
vụ du lịch vùng ven biển Việt Nam, những kết quả phát triển dịch vụ du lịch vùng
ven biển và những hạn chế, yếu kém của các khu dịch vụ du lịch ven biển Việt
Nam. Từ đó tác giả đƣa ra gợi ý về giải pháp phát triển các khu dịch vụ du lịch ven
biển theo hƣớng bền vững.
Nhóm tác giả Vũ Lực, Tuỳ Phúc Dân, Trịnh Lỗi có công trình “Kinh tế
Trung Quốc” năm 2010 [52], bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Thị Thu Hằng. Trong
công trình nhóm tác giả đã khái quát quá trình phát triển kinh tế Trung Quốc từ khi
thực hiện công cuộc cải cách mở cửa đến năm 2010, trong đó có phân tích chính
sách phát triển kinh tế Trung Quốc, thực trạng phát triển kinh tế cũng nhƣ vị trí của
kinh tế Trung Quốc trong khu vực và thế giới. Trong quá trình xây dựng chính sách
phát triển kinh tế, Trung Quốc quan tâm phát triển kinh tế khu vực ven biển, kinh tế
đại dƣơng, điều đó tác dộng nhất định đến sự phát triển của các nƣớc trong khu vực
trong đó có Việt Nam.
Nhóm tác giả Bành Quang Khiêm, Triệu Trí Ấn, La Vĩnh có công trình
15



“Quốc Phòng Trung Quốc” năm 2010, bản dịch tiếng Việt của Trƣơng Gia Quyền,
Trƣơng Lệ Mai. Trong công trình, nhóm tác giả phân tích chiến lƣợc quân sự phòng
vệ tích cực trên nền tảng chiến tranh nhân dân của Trung Quốc, quá trình cải cách,
đổi mới quân sự mang đặc trƣng Trung Quốc, trong đó có quá trình hiện đại hoá hải
quân nhằm phục vụ mục đích phát triển của Trung Quốc, “hải quân là lực lƣợng
chủ chốt tác chiến trên biển, nhiệm vụ chính là bảo vệ an ninh các tuyến đƣờng trên
biển của quốc gia, bảo vệ chủ quyền và lợi ích vùng biển” [87, tr. 79]. Sự phát triển
quốc phòng Trung Quốc đặc biệt là lực lƣợng hải quân có ảnh hƣởng rất lớn đến
tình hình khu vực và quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia đang tiến ra biển
và có những xung đột về lợi ích trong việc khẳng định chủ quyền biển.
Tác giả Kwang Seo Park với công trình nghiên cứu: “The estimation of the
ocean economy and coastal economy in South Korea - Dự báo kinh tế biển và kinh
tế ven biển ở Hàn Quốc” năm (2014) [194] khẳng định rằng, Hàn Quốc có ngành
công nghiệp biển, công nghiệp tàu thủy hàng đầu thế giới, dịch vụ vận tải biển và
dịch vụ cảng biển cũng có khả năng cạnh tranh đẳng cấp thế giới. Theo tác giả việc
nghiên cứu quy mô, hiện trạng ngành công nghiệp biển trong kinh tế Hàn Quốc là
việc làm cần thiết cung cấp luận cứ cho các nhà hoạch định chính sách. Trong đó
tác giả dựa vào kinh nghiệm của Mỹ để thực hiện việc phân tích và đƣa ra các dự
báo phát triển cho kinh tế biển và kinh tế ven biển ở Hàn Quốc đến năm 2020 thông
qua các tiêu chí việc làm và số lƣợng doanh nghiệp.
Phát triển các lĩnh vực kinh tế biển cũng là đề tài đƣợc nhiều ngƣời quan tâm
nghiên cứu trong các đề tài luận văn, luận án, các bài viết đăng trên tạp chí:
Lê Nguyên với bài viết: “Chiến lƣợc phát triển kinh tế biển Việt Nam, Tạp
chí Thương mại (13) năm 2007 [69]. Trong bài viết, tác giả phân tích và làm rõ cơ
sở lý luận, thực tiễn của Chiến lƣợc phát triển kinh tế biển Việt Nam trong đó phân
tích sâu sắc các yếu tố quốc tế tác động tới việc phát triển kinh tế biển Việt Nam.
Trình bày có hệ thống quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ
chủ quyền biển, đảo trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Tác giả Mạnh Hùng có bài viết, “Chiến lƣợc biển Việt Nam tầm nhìn đến

năm 2020”, Tạp chí Cộng sản (6) năm 2008 [62]. Công trình trình bày những điểm
16


cơ bản trong chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020, qua đó đƣa ra những dự báo
và đề xuất một số giải pháp cơ bản thúc đẩy sự phát triển kinh tế biển Việt Nam.
Tác giả Bùi Thị Thanh Hƣơng với bài viết, “Phát triển kinh tế biển: kinh
nghiệm quốc tế và một số vấn đề đối với Việt Nam”, Tạp chí Thông tin khoa học xã
hội (8), năm 2011 [63]. Từ việc nghiên cứu quá trình khai thác, quản lý kinh tế biển
của một số quốc gia, tác giả đã rút ra những kinh nghiệm có giá trị gắn với thực tiễn
phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Đồng thời cũng từ những kinh nghiệm quốc tế
mang tính chất gợi mở, tác giả nêu ra một số vấn đề cần giải quyết trong việc thực
hiện chiến lƣợc kinh tế biển tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Nguyễn Bá Ninh có luận án tiến sĩ Kinh tế với đề tài:“Kinh tế biển ở các tỉnh
Nam Trung Bộ Việt Nam trong hội nhập quốc tế” năm 2012 [72]. Luận án đã đƣa
ra hệ thống lý luận chung về phát triển kinh tế biển, thực trạng phát triển kinh tế
biển và những giải pháp phát triển kinh tế biển khu vực Nam Trung Bộ Việt Nam
trong thời gian tới. Những vấn đề luận án đƣa ra không chỉ có giá trị đối với vùng
Nam Trung Bộ mà còn có ý nghĩa tham khảo đối với các địa phƣơng có biển ở các
khu vực khác nhau của Việt Nam trong quá trình hoạch định chính sách, khai thác
tài nguyên biển để phát triển kinh tế biển.
Nguyễn Thị Anh có đề tài luận án tiến sĩ Lịch sử "Đảng bộ thành phố Hải
Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010" năm 2012 [2].
Luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống chủ trƣơng phát triển kinh tế biển của
thành phố Hải Phòng với những điều kiện tƣơng đồng với Quảng Ninh. Với phƣơng
pháp nghiên cứu lịch sử và logic, luận án đã phục dựng lại quá trình Đảng bộ thành
phố Hải Phòng lãnh đạo phát triển kinh tế biển từ năm 1996 đến năm 2010 và đƣa
ra những nhận xét đánh giá cũng nhƣ rút ra kinh nghiệm lịch sử. Luận án đã cung
cấp một trƣờng hợp lãnh đạo phát triển kinh tế biển ở một địa phƣơng cụ thể tạo
điều kiện cho tác giả có những nghiên cứu, đối sánh với công trình tác giả nghiên

cứu.
Lại Lâm Anh với luận án tiến sĩ đề tài: “Quản lý kinh tế biển: kinh nghiệm
quốc tế và vận dụng vào Việt Nam” năm 2013 [1]. Đề tài đã hệ thống hoá các vấn
đề về quản lý kinh tế biển, từ khái niệm, vai trò, chiến lƣợc, chính sách, mô hình
17


đến thể chế phát triển kinh tế biển. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn quản lý kinh tế
biển của Trung Quốc, Malaysia và Singapore kết hợp với nghiên cứu thực tiễn Việt
Nam, đề tài khái quát hóa rút ra quy luật trong quản lý kinh tế biển, từ đó đƣa ra
một số đề xuất, mang tính gợi ý chính sách về quản lý kinh tế biển trong quá trình
thực hiện chiến lƣợc biển Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Thanh Minh với đề tài luận án tiến sĩ Lịch sử: “Quá trình
triển khai chính sách biển của Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2010" năm 2013
[70]. Luận án đã chỉ ra các yếu tố tác động tới sự hình thành chính sách biển Việt
Nam, trong đó khẳng định vị trí, vai trò to lớn của biển đối với sự phát triển KT-XH
của đất nƣớc. Trên cơ sở đó tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lịch sử và cơ sở pháp lý
của việc thực hiện chính sách biển của Việt Nam, làm rõ nội dung thực hiện chính
sách về biển của Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2010 từ đó đánh giá những thành
tựu và hạn chế trong việc thực thi chính sách biển trong thời kỳ đổi mới.
Nguyễn Thị Thu Hà với đề tài luận án tiến sĩ: “Đầu tƣ phát triển cảng biển
Việt Nam giai đoạn 2005 – 2020, năm 2013 [48]. Luận án đƣa ra hệ thống lý luận
về phát triển cảng biển, hiện trạng đầu tƣ phát triển cảng biển ở Việt Nam và đƣa ra
các giải pháp nhằm phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
quốc tế.
Nguyễn Đức Phƣơng với đề tài luận án tiến sĩ: “Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 2001 đến năm 2011”, năm
2014 [78]. Công trình đã chỉ ra yêu cầu khách quan của việc tăng cƣờng vai trò lãnh
đạo của Đảng đối với việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo, hệ thống các quan điểm, chủ
trƣơng, chính sách của Đảng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc từ năm 2001

đến năm 2011. Trên cơ sở chủ trƣơng của Đảng, tác giả làm rõ quá trình chỉ đạo
thực hiện chủ trƣơng và kết quả đạt đƣợc trong công tác lãnh đạo bảo vệ chủ quyền
biển, đảo của Đảng từ năm 2001 đến năm 2011 qua đó rút ra những kinh nghiệm có
giá trị cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong thời gian tiếp theo.
Nguyễn Thị Thơm với đề tài luận án: "Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
phát triển kinh tế hàng hải từ năm 1996 đến năm 2011", năm 2015 [102]. Luận án
đã đi sâu phân tích các yếu tố tác động tới sự lãnh đạo phát triển kinh tế hàng hải
18


của Đảng, làm rõ chủ trƣơng, quá trình chỉ đạo phát triển kinh tế hàng hải của
Đảng trong những năm (1996 – 2011) từ đó rút ra những kinh nghiệm có giá trị
cho việc hoạch định chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế hàng hải trong những
năm tiếp theo...
Có thể thấy, phần lớn các công trình nghiên cứu dƣới góc độ kinh tế, trong
đó phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển các lĩnh vực kinh tế biển của Việt Nam
cũng nhƣ một số địa phƣơng cụ thể. Thông qua các công trình, chủ trƣơng phát
triển kinh tế biển của Đảng cũng đƣợc đề cập mang tính chất khái quát chứ ít công
trình đi sâu phân tích, đúc rút kinh nghiệm quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển
kinh tế biển với tƣ cách là ngành kinh tế tổng hợp.
1.2. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến kinh tế biển và sự
lãnh đạo phát triển kinh tế biển của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh
Sự phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ninh đƣợc nhiều tác giả quan tâm nghiên
cứu, trong đó có nhiều công trình liên cứu liên quan đến sự phát triển kinh tế biển
tỉnh Quảng Ninh.
Tác giả Hồng Hải, Nhị Giang có công trình: “Quảng Ninh tiềm năng và triển
vọng”, đƣợc xuất bản năm 1991 [51], công trình đã phân tích những tiềm năng to
lớn của tỉnh Quảng Ninh trong đó có tiềm năng phát triển kinh tế biển đồng thời chỉ
ra triển vọng và dự báo các yếu tố tác động tới sự phát triển KT-XH của Quảng
Ninh trong những năm cuối thế kỷ XX và triển vọng phát triển trong thế kỷ XXI.

Cùng với công trình trên, Hà Văn Phàn, Anh Sửu, Nguyễn Minh Châu với
công trình: “Quảng Ninh trong sự nghiệp đổi mới”, năm 1991 [74]. Công trình
nghiên cứu tổng kết 5 năm tiến hành đổi mới của Quảng Ninh, phân tích những kết
quả bƣớc đầu Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã đạt đƣợc trong 5 năm đầu
đổi mới, đồng thời chỉ ra tƣơng lai phát triển của tỉnh nhà trong mối quan hệ với
quá trình đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nƣớc từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ VII của Đảng.
Ban Vật giá Chính phủ có công trình: “Thế và lực Quảng Ninh trƣớc thềm
thế kỉ XXI” là công trình đƣợc xuất bản năm 2001 [8]. Công trình đã khái quát thực
trạng phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ninh những năm cuối thế kỷ XX, trong đó đã
19


phân tích các thành tựu chủ yếu trong quá trình thực hiện công cuộc 15 năm đổi
mới của tỉnh Quảng Ninh đồng thời chỉ rõ các yếu tố thế, lực, thời cơ và thách thức
đối với Quảng Ninh quá trình phát triển KT-XH khi bƣớc vào thế kỷ XXI.
GS. Nguyễn Hồng Phong, GS Vũ Khiêu đồng chủ biên công trình: “Địa chí
Quảng Ninh tập 2” năm 2002 [75]. Đây là công trình nghiên cứu công phu về nhiều
vấn đề KT-XH, lịch sử tỉnh Quảng Ninh từ năm 1945 đến năm 2002. Công trình đã
khái quát, tổng kết quá trình phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ninh trong thời kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lƣợc trên các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Đặc biệt là quá trình phát triển KT–XH của tỉnh Quảng Ninh trong
những năm đổi mới trên mọi lĩnh vực của đời sống. Có thể nói đây là công trình thể
hiện bức tranh toàn cảnh về KT-XH của Quảng Ninh trong quá trình xây dựng và
phát triển từ năm 1945 đến năm 2002. Công trình đƣợc tổng kết trên những nguồn
tƣ liệu phong phú của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, những số liệu thống kê có giá
trị to lớn cho việc nghiên cứu lịch sử của tỉnh Quảng Ninh.
Tác giả Đỗ Văn Ninh có công trình: "Thƣơng cảng Vân Đồn" xuất bản năm
2004 [71], công trình khái quát lịch sử hình thành thƣơng cảng Vân Đồn (tỉnh
Quảng Ninh), chỉ rõ vai trò của Vân Đồn trong giao thƣơng quốc tế thời kỳ phong

kiến Đại Việt. Trong đó tác giả nhấn mạnh đến sự hình thành văn hóa vùng biển
Vân Đồn đã phát triển từ sớm trong lịch sử dân tộc. Công trình đã chỉ ra tƣ duy bám
biển, hƣớng biển của của cha ông trong quá trình mở cửa giao thƣơng với biên
ngoài trong lịch sử.
Tổng công ty than Việt Nam có công trình: "Công ty cảng & kinh doanh than
15 năm xây dựng và phát triển" năm 2004 [148]. Công trình đã tổng kết 15 năm
hoạt động của công ty cảng chuyên dùng ngành than với những đóng góp cho sự
phát triển của ngành kinh doanh cảng cũng công nghiệp khai thác than của tỉnh.
Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh với công trình “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh
tập IV (1975 – 2005)” năm 2010 [41]. Đây là công trình nghiên cứu, tổng kết quá
trình lãnh đạo phát triển KT-XH của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh từ năm 1975 đến
năm 2005. Dựa trên những tƣ liệu quý giá trong hệ thống lƣu trữ lịch sử tỉnh Quảng
Ninh công trình đã phục dựng lại quá trình lãnh đạo phát triển KT-XH và bảo vệ Tổ
20


quốc của quân và dân tỉnh Quảng Ninh dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đồng
thời cũng rút ra những kinh nghiệm lịch sử quy giá sau mỗi chặng đƣờng lãnh đạo
phát triển của Đảng bộ tỉnh qua các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh.
Tác giả Phạm Minh Chính, Đỗ Thị Hoàng, Nguyễn Văn Đọc với công trình
“Quảng Ninh 50 năm hội tụ & lan toả” đây là công trình đƣợc xuất bản năm 2013
[15]. Công trình đã tổng kết thành tựu phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh, quốc
phòng của Quảng Ninh trong 50 năm với nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử, sự
phát triển của các lĩnh vực KT-XH đƣợc tổng kết công phu với nhiều tƣ liệu phong
phú, đa dạng. Cùng với những kết quả to lớn mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân
tỉnh Quảng Ninh đạt đƣợc trong 50 năm phát triển, công trình cũng nêu ra triển
vọng phát triển mạnh mẽ của Quảng Ninh trong bối cảnh mới với mục tiêu, định
hƣớng và quyết tâm đƣa Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp phát triển vào năm
2015.
PGS.TS. Nguyễn Văn Kim có chuyên khảo: "Vân Đồn – Thƣơng cảng quốc

tế của Việt Nam", xuất bản năm 2014 [64]. Đây là công trình chuyên khảo có giá trị
to lớn trong việc nghiên cứu lịch sử hình thành Vân Đồn với tƣ cách là một thƣơng
cảng quốc tế trong lịch sử Việt Nam. Thông qua công trình có thể thấy đƣợc vị trí,
vai trò quan trọng của Vân Đồn trong quá trình phát triển của dân tộc, đồng thời tƣ
duy mở cửa theo hƣớng biển đƣợc cha ông ta thể hiện từ rất sớm. Công trình là
nguồn tài liệu quý giá trong việc tham khảo nhằm hoạch địch chủ trƣơng xây dựng
Vân Đồn thành Khu kinh tế tổng hợp phát triển đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp
CNH, HĐH của tỉnh Quảng Ninh.
Sự phát triển của các lĩnh vực có liên quan tới hoạt động kinh tế biển của tỉnh
Quảng Ninh là đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả khi lấy đó làm đề tài
nghiên cứu trong các công trình luận văn, luận án.
Hoàng Minh Quang với đề tài luận án tiến sĩ: “Cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế
tỉnh Quảng Ninh”, năm 2006 [80] tại Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Trong luận án, tác
giả đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn việc phân vùng lãnh thổ kinh tế ở Quảng
Ninh, trong đó có đề cập tới tiềm năng phát triển vùng kinh tế trên biển đảo và ven
biển tỉnh Quảng Ninh đồng thời đƣa ra những khuyến nghị nhằm phát huy thế mạnh
21


từng vùng kinh tế trên địa bàn Quảng Ninh đối với sự phát triển KT-XH của Tỉnh.
Nguyễn Thị Trang với đề tài luận văn thạc sĩ Lịch sử "Đảng bộ tỉnh Quảng
Ninh lãnh đạo kinh tế du lịch từ năm 1996 đến năm 2009" [152]. Công trình đƣợc
hoàn thành năm 2011 tại Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn – Đại học
Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hóa chủ trƣơng phát triển kinh tế du lịch
của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh trong những năm 1996 – 2009 trong đó có đề cập tới
sự phát triển du lịch biển nhƣ một phần của quá trình phát triển du lịch tỉnh Quảng
Ninh. Qua quá trình lãnh đạo và chỉ đạo phát triển du lịch của Đảng bộ tỉnh Quảng
Ninh, luận văn có đƣa ra một số nhận xét và rút ra kinh nghiệm lịch sử trong quá
trình lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của
Quảng Ninh.

Tác giả Trần Xuân Ảnh Luận có luận án tiến sĩ: “Thị trƣờng du lịch Quảng
Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế", đây là công trình luận án đƣợc hoàn thành tại
Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2011 [67]. Luận án đã
đi sâu nghiên cứu thực trạng thị trƣờng du lịch Quảng Ninh trƣớc yêu cầu hội nhập
quốc tế, khả năng tiếp cận thị trƣờng của ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh. Luận án
có đề cập đến chính sách phát triển du lịch trong đó có du lịch biển, những hạn chế
trong chính sách điều hành phát triển du lịch, đặc biệt ở việc tìm kiếm mở rộng thị
trƣờng. Trên cơ sở thực trạng thị trƣờng du lịch Quảng Ninh, tác giả kiến nghị các
giải pháp khai thác hiệu quả thị trƣờng du lịch trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế
ngày một gay gắt nhằm tăng trƣởng lƣợng khách, tăng doanh thu cho hoạt động du
lịch tỉnh Quảng Ninh.
Nguyễn Thị Thu Hiền với đề tài luận văn thạc sĩ Lịch sử: “Đảng bộ tỉnh
Quảng Ninh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa từ năm 1996 đến năm 2010” [55]. Công trình đƣợc hoàn thành năm 2012 tại
Trung tâm Đào tạo, Bồi dƣỡng giảng viên lý luận chính trị - Đại học Quốc gia Hà
Nội. Thông qua công trình này, tác giả đã dựng lại quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng
Ninh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế với những chủ trƣơng phù hợp góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH đƣa tỉnh Quảng Ninh dần trở
thành tỉnh công nghiệp có mức phát triển cao trong cả nƣớc. Trong luận văn, tác giả
22


đã đề cập tới sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, trong đó có
nhiều lĩnh vực liên quan đến kinh tế biển nhƣ: thủy sản, công nghiệp, dịch vụ du
lịch….
Vũ Thị Hạnh với đề tài luận án tiến sĩ Địa lý: “Đánh giá tiềm năng tự nhiên
phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực ven biển và các đảo tỉnh Quảng Ninh”
[53]. Công trình hoàn thành năm 2012 tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Trong
luận án, tác giả đã phân tính đánh giá tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo ở
Quảng Ninh, trong đó đi đến khẳng định, Quảng Ninh là địa phƣơng giàu tiềm năng

phát triển du lịch biển, đảo đồng thời đƣa ra các giải pháp cơ bản nhằm phát huy lợi
thế tiềm năng du lịch biển, đảo theo hƣớng bền vững góp phần vào sự phát triển
ngành du lịch của Quảng Ninh nói riêng và phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Ninh
nói chung.
Lƣu Thị Thu với luận văn thạc sĩ Lịch sử với đề tài, "Đảng bộ tỉnh Quảng
Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế thủy sản từ năm 1996 đến năm 2010" [105]. Công
trình hoàn thành năm 2013 Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn – Đại học
Quốc gia Hà Nội. Đề tài luận văn đã hệ thống hóa chủ trƣơng phát triển kinh tế
thủy sản của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, thực tiễn công tác chỉ đạo phát triển ngành
thủy sản trong những năm (1996 – 2010). Trong quá trình khảo luận quá trình Đảng
bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế thủy sản trong những năm (1996 –
2010) tác giả đã làm sáng tỏ nhận thức của Đảng bộ tỉnh về vai trò của ngành thủy
sản đối với sự phát triển kinh tế của Quảng Ninh, Đảng bộ đặt mục tiêu đƣa kinh tế
thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn có đóng góp và tác động lớn đến việc giải
quyết việc làm, nâng cao đời sống cho cƣ dân ven biển, trên cơ sở đó nêu ra những
nhận xét về ƣu điểm, hạn chế trong quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế thủy sản
của Đảng bộ tỉnh và rút ra kinh nghiệm lịch sử phục vụ quá trình phát triển trong
tƣơng lai.
Trần Quang Thái có luận văn thạc sĩ, "Quản lý hoạt động khai thác thủy sản
tỉnh Quảng Ninh theo hƣớng bền vững" [96], Công trình đƣợc hoàn thành năm
2015 tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Công trình đã làm rõ
quá trình quản lý hoạt động khai thác thủy sản tỉnh Quảng Ninh trong những năm
23


×