Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bình luận những quy định của Pháp luật Việt Nam (BLDS 2015) trong việc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.45 KB, 9 trang )

Họ và tên: Đỗ Hoàng Dương
Mã học viên: K16FCQ086
Lớp: K16F

ĐỀ 26
Bình luận những quy định của Pháp luật Việt Nam (BLDS 2015) trong việc
giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài

1. Khái niệm xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài
1.1.

Khái niệm quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài:

Khái niệm: “Thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh sự
truyền lại tài sản của người đã chết cho những người khác theo di chúc hoặc
theo quy định của pháp luật”.
Các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là các quan hệ thừa kế có ít
nhất một trong ba yếu tố nước ngoài sau: yếu tố nước ngoài về mặt chủ thể, yếu
tố nước ngoài về mặt khách thể, yếu tố nước ngoài về mặt sự kiện pháp lý.
Yếu tố nước ngoài về mặt chủ thể được thể hiện trong trường hợp một
bên hoặc các bên có quốc tịch hoặc nơi cư trú ở nước ngoài (điều này không phụ
thuộc vào việc tài sản đối tượng của quan hệ hoặc sự kiện pháp lý làm phát sinh,
thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ xảy ra ở đâu).
Yếu tố nước ngoài về mặt khách thể được thể hiện trong trường hợp khi
tài sản đối tượng của quan hệ thừa kế ở nước ngoài điều này không phụ thuộc
vào việc các chủ thể là ai, cư trú ở đâu, hoặc sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay
đổi hay chấm dứt quan hệ xảy ra ở đâu).
Yếu tố nước ngoài về mặt sù kiện pháp lý được thể hiện khi sự kiện pháp
lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt mối quan hệ thừa kế xảy ra ở nước
ngoài điều này không phụ thuộc vào việc người để lại di sản và người thừa kế di
sản là ai, cư trú ở đâu, hoặc di sản thừa kế ở Việt Nam hay ở nước ngoài).


1


a)Thừa kế theo di chúc
Thừa kế là một chế định dân sự, là tổng hợp các quy định pháp luật để
điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc
hoặc theo pháp luật theo một trình tự thủ tục nhất định. Kèm theo đó là những
quyền và nghĩa vụ và những cách thức để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người
được hưởng thừa kế.
Di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân, nhằm chuyển quyền sở hữu tài sản
của mình cho người khác sau khi đã chết.
Từ hai định nghĩa trên, ta có thể hiểu thừa kế theo di chúc như sau: Thừa
kế theo di chúc là sự chuyển dịch tài sản (chuyển dịch tài sản thừa kế) của người
chế cho những người khác theo sự tự định đoạt một cách tự nguyện (bằng di
chúc) của người đó khi còn sống.
b)Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài là quan hệ thừa kế được
nghiên cứu trọng phạm vi TPQT. Thừa kế có yếu tố nước ngoài cùng là một
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, như vậy:
Thừa kế có yếu tố nước ngoài là một quan hệ dân sự ( theo nghĩa rộng) có
ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên
tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập thay đổi, chấm
dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh ở nước ngoài hoặc tài sản
liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
1.2. Định nghĩa xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nước ngoài
Trong trường hợp điều chỉnh các quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố
nước ngoài bao giờ cũng xuất hiện một tình huống mà người ta gọi là xung đột
pháp luật. Xung đột pháp luật về thừa kế có yếu tố nưới ngoài được hiểu là hiện
tượng pháp luật của hai, hay nhiều quốc gia cùng có thể được áp dụng để điều

chỉnh mối quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài.

2


1.3. Nguyên nhân xuất hiện xung đột pháp luật
Cã hai nguyên nhân làm xuất hiện xung đột pháp luật về thừa kế có yếu
tố nước ngoài:
1)

Pháp luật nội dung (hay còn gọi là pháp luật vật chất) về thừa kế của các

quốc gia hữu quan khác nhau;
2)

Có sự phát triển các quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài.
1.4.

Cách thức giải quyết xung đột tpháp luật về thừa kế có yếu tố

nước ngoài:
Hiện tượng xung đột pháp luật đã và đang được giải quyết theo hướng tìm
ra hệ thống pháp luật phù hợp với sự phát triển các quan hệ và bảo vệ lợi chính
đáng của các bên. Đó là việc áp dụng ba cách thức sau:
1)

Áp dụng các quy phạm xung đột;

2)


Áp dụng các quy phạm thùc chất thống nhất;

3)

Áp dụng nguyên tắc điều chỉnh các quan hệ xã hội tương tự.

2. Thủ tục thừa kế có yếu tố nước ngoài theo quy định pháp luật
Theo quy định tại Điều 680 Bộ Luật Dân sự năm 2015 về thừa kế theo
pháp luật có yếu tố nước ngoài quy định như sau:
Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại
di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.
Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi
có bất động sản đó.
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài vẫn tiến hành theo
trình tự thông thường, được quy định cụ thể tại Luật Công chứng 2014 và Nghị
định 29/2015/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Công chứng.
Việc thoả thuận phân chia di sản, việc khai nhận di sản phải được niêm
yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của
người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại
3


Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu
không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã,
nơi có bất động sản của người để lại di sản. Sau 15 ngày niêm yết, không có
khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thỏa thuận phân
chia di sản thừa kế theo Điều 57 Luật Công chứng 2014.
Trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài, nếu người thừa kế ở nước
ngoài không có điều kiện về Việt Nam lâu dài để thực hiện thủ tục khai nhận di

sản thừa kế thì có thể linh động lựa chọn một trong hai cách sau:
Cách thứ nhất:
Một trong những người đồng thừa kế đến tổ chức công chứng để yêu cầu
công chứng và cung cấp trước một bộ hồ sơ liên quan đến việc khai nhận di sản
thừa kế.Người đang ở nước ngoài có thể gửi hồ sơ (giấy tờ tùy thân; giấy tờ
chứng minh quan hệ với người để lại di sản …) về nước trước để người thân ở
Việt Nam làm thủ tục yêu cầu công chứng (có thể gửi bản sao).
Sau khi đầy đủ hồ sơ, tổ chức công chứng tiến hành thủ tục công chứng như
thông thường. Sau 30 ngày niêm yết thông báo nếu không có khiếu nại, tố cáo gì
thì tiến hành khai nhận di sản thừa kế. Lúc này, người đang ở nước ngoài có thể
về nước, cùng các đồng thừa kế đến tổ chức công chứng để lập và ký văn bản
khai nhận di sản thừa kế. Khi lập và ký văn bản trước sự chứng kiến của công
chứng thì người đó xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân và giấy tờ liên quan đến
việc khai nhận di sản thừa kế của mình.
Cách thứ hai:
Trường hợp người đang ở nước ngoài không thể về nước được thì có thể
ủy quyền để người trong nước thay mặt mình tiến hành thủ tục khai nhận di sản
theo quy định của pháp luật.
Việc ủy quyền được thực hiện tại cơ quan đại diện ngoại giao của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước mà người đó đang sinh sống, như
Đại sứ quán, Lãnh sự quán.
Trong giấy ủy quyền ghi rõ các thông tin: thông tin về người ủy quyền và
người được ủy quyền; căn cứ ủy quyền (là thông tin về việc thừa kế, về tài sản
4


được thừa kế…). Đồng thời ghi rõ nội dung ủy quyền như: “Người được ủy
quyền được thay mặt và nhân danh tôi tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế
theo quy định của pháp luật.”
Sau khi có giấy ủy quyền của người đang ở nước ngoài gửi về thì người

được ủy quyền có thể cùng với những đồng thừa kế khác của người để lại di sản
đến tổ chức công chứng để yêu cầu tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế
theo quy định của pháp luật. Người được ủy quyền chỉ thực hiện các công việc
trong phạm vi được ủy quyền.
3. Một số lưu ý khi đối với thừa kế có yếu tố nước ngoài
a) Về quy định được công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
đối với thừa kế có yếu tố nước ngoài
Theo quy định mới của Luật nhà ở năm 2014 thì kể từ ngày 01/07/2015,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài không chỉ được
nhận thừa kế giá trị di sản mà có thể được đứng tên trên Giấy chứng nhận. Đây
là một quy định mở, tạo điều kiện thuận lợi cho người thừa kế là người Việt
Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài có thể hợp thức hóa việc được
tự mình đứng tên quyền sử dụng và quyền sở hữu đất đai – nhà ở. Cụ thể, Luật
Nhà ở 2014 quy định:
i. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức
mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất
động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua,
nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương
mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp
luật (khoản 2, điều 8);
ii. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở trong các trường hợp
Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ
chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo
đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ (điểm b, khoản 2, điều
160)
5


b. Về thuế thu nhập phải chịu trong trường hợp chuyển nhượng đất được

thừa kế
Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân thì thu
nhập từ nhận thừa kế là bất động sản giữa cha mẹ đẻ với con đẻ thuộc diện
không phải chịu thuế.Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá
nhân, thu nhập có được do chuyển nhượng tài sản là bất động sản là thu nhập
phải chịu thuế.
Tuy nhiên, đối với thu nhập có được do chuyển nhượng tài sản được
hưởng thừa kế, người chuyển nhượng sẽ không phải chịu thuế thu nhập cá nhân
trong các trường hợp:
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ
đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con
dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại
với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau;
Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn
liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy
nhất.
Do vậy, người nhận thừa kế muốn chuyển nhượng di sản thừa kế là nhà ở,
quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất sẽ chỉ được miễn thuế thu nhập cá
nhân khi mảnh đất này là tài sản duy nhất thuộc sở hữu của bạn tại Việt Nam
hoặc chỉ chuyển nhượng mảnh đất đó cho những người thân thích trong gia đình
(bao gồm: ông bà nội (ngoại); cha mẹ nuôi, cha mẹ chồng (vợ); anh chị em
ruột).
c. Về vấn đề chuyển số tiền có được do chuyển nhượng đất được thừa kế
ra nước ngoài
Trường hợp người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc
người nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với đất ở tại
Việt Nam khi nhận giá trị di sản thừa kế có quyền được chuyển số tiền đó ra
nước ngoài theo quy định của Pháp lệnh Ngoại hối. Cụ thể, công dân Việt Nam
đại diện cho người thừa kế ở nước ngoài được liên hệ với Ngân hàng được phép
6



hoạt động ngoại hối để làm thủ tục chuyển, mang ngoại tệ (có được do thừa kế)
ra nước ngoài.
Hồ sơ để làm thủ tục bao gồm các loại giấy tờ sau:
Đơn xin chuyển, mang ngoại tệ (theo mẫu của Ngân hàng);
Bản chính hoặc bản sao công chứng văn bản của cơ quan có thẩm quyền
về việc chia thừa kế hoặc di chúc, văn bản thỏa thuận giữa những người thừa kế
hợp pháp;
Văn bản ủy quyền của người thừa kế (có công chứng, chứng thực) hoặc
tài liệu chứng minh tư cách đại diện theo pháp luật của người xin chuyển, mang
ngoại tệ.
Bản sao giấy chứng minh nhân dân (đối với trường hợp xin chuyển ngoại
tệ) hoặc bản sao hộ chiếu (đối với trường hợp xin mang ngoại tệ).
4.

Bình luận những quy định của Pháp luật Việt Nam (BLDS 2015)

trong việc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật có yếu tố
nước ngoài
4.1.

Năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc

BLDS 2015 cũng thừa nhận việc giải quyết XĐPL về xác định năng lực
lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc theo nguyên tắc luật quốc tịch. Tuy nhiên, BLDS
2015 quy định về năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc tại Khoản 1 Điều 681
thì Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc huỷ bỏ di chúc được xác định theo pháp
luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc
hủy bỏ di chúc. (thay vì theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công

dân như BLDS 2005).
Như vậy, với quy định này, BLDS 2015 đã áp dụng hoàn thiện hơn
nguyên tắc luật quốc tịch trong việc giải quyết xung đột pháp luật về xã định
năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu
tố nước ngoài. Theo đó, thì với mỗi thời điểm lập di chúc, thay đổi di chúc, hủy
bỏ di chúc sẽ áp dụng theo luật quốc tịch của người đó vào thời điểm đó đang
mang quốc tịch của quốc gia nào. Quy định này đã khắc phục được hạn chế của
7


BLDS 2005 đã được trình bày ở trên. Đây là điểm tiến bộ trong tư duy xây dựng
của nhà làm luật, đảm bảo quyền để lại di sản thừa kế cho mội cá nhân.
Tuy nhiên, quy định này vẫn chưa hoàn toàn phù hợp với quy định về
năng lực hành vi dân sự của cá nhân trong quan hệ dân sự có yếu tố nước người
tại Khoản 2 Điều 674 BLDS 2015. Hạn chế này tồn tại từ BLDS 2005 nhưng
vẫn chưa được nhà làm luật nhìn nhận lại và sửa đổi cho phù hợp. Để phù hợp
hơn, theo em nhà làm luật cần bổ sung thêm trường hợp ở Khoản 2 Điều 674
vào Điều 681 BLDS 2015 để đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật
Việt Nam.
4.2.

Hình thức di chúc

BLDS 2015 bên cạnh kế thừa theo nguyên tắc luật nơi lập di chúc trong
việc xác định hình thức của di chúc ở BLDS 2005 thì đã quy định mở rộng thêm
về hình thức di chúc trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài cũng được
công nhận tại Việt Nam. Cụ thể, quy định về hình thức di chúc trong quan hệ
thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài được quy định tại Khoản 2 Điều 681
BLDS 2015 như sau:
“ Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di

chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu
phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây:
a) Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại
thời điểm người lập di chúc chết;
b) Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc
tại thời điểm người lập di chúc chết;
c) Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.”
Như vậy, bên cạnh hình thức di chúc được xác định theo pháp luật của
nước nơi lập di chúc, thì hình thức di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam
nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau:
+ Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời
điểm người lập di chúc chết.
8


+ Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc
tại thời điểm người lập di chúc chết.
+ Nước nơi có BĐS nếu di sản thừa kế là BĐS.
BLDS 2015 đã quy định cụ thể hơn trong việc giải quyết XĐPL về xác
định hình thức di chúc trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.
Đây là một điểm tiến bộ của BLDS 2015, nó đã khắc phục được hạn chế đã
được nêu ở trên của BLDS 2005, việc quy định này góp phần vào việc giải quyết
XĐPL được hiệu quả hơn và bảo đảm quyền được để lại di sản cho cá nhân
người nước ngoài khi ở Việt Nam.
Với những phân tích, bình luận đã trình bày ở trên, có thể thấy các quy
định giải quyết XĐPL trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
đã ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng việc giải quyết XĐPL trong lĩnh vực này
một cách hiệu quả hơn và đảm bảo quyền để lại di sản tốt hơn cho các cá nhân
trong quan hệ này. Qua đây cũng thấy rằng, kĩ thuật lập pháp của nước ta đã có
những tiến bộ, nhìn nhận tốt hơn và đáp ứng thực tiễn ngày càng hội nhập quốc

tế sâu rộng của nước ta. Trên đây là phần trình bày, bình luận của em về việc
giải quyết XĐPL trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Mặc
dù đã có sự tìm hiệu những cũng không tránh khỏi những sai sót, mong quý thầy
cô xem xét, đóng góp để bài viết hoàn thiện hơn.

9



×