Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

pháp luật việt nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.03 KB, 71 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2011-2015
ĐỀ TÀI:

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUAN HỆ THỪA KẾ
THEO DI CHÚC CÓ YẾU TỐ
NƢỚC NGOÀI
Giảng viên hƣớng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Th.S Bùi Thị Mỹ Hƣơng

Nguyễn Thị Huyền

Bộ môn: Luật thƣơng mại

MSSV: 5115891
Lớp: Thƣơng mại 2 - K37

Cần Thơ, 11/2014


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

SVTH: Nguyễn Thị Huyền


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................1
2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................................................2
5. Bố cục đề tài ...............................................................................................................2
CHƢƠNG 1 ....................................................................................................................4
TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ THỪA KẾ THEO DI CHÚC CÓ YẾU TỐ NƢỚC
NGOÀI ............................................................................................................................4
1.1. Khái niệm và đặc trƣng cơ bản của quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố
nƣớc ngoài ......................................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài ........................4
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài ..........5
1.1.2.1. Về chủ thể ...........................................................................................................5
1.1.2.2. Về khách thể .......................................................................................................7
1.1.2.3. Về sự kiện pháp lý ...............................................................................................8
1.2. Phƣơng pháp điều chỉnh, nguồn luật điều chỉnh của quan hệ thừa kế theo di
chúc có yếu tố nƣớc ngoài .............................................................................................8
1.2.1. Phương pháp điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài .....8
1.2.2. Nguồn luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài .........9

1.2.2.1. Pháp luật quốc gia............................................................................................10
1.2.2.2. Điều ước quốc tế...............................................................................................11
1.3. Nguyên tắc điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nƣớc ngoài ...13
1.3.1. Nguyên tắc Luật nhân thân..................................................................................13
1.3.1.1. Nguyên tắc Luật quốc tịch ................................................................................13
1.3.1.2. Nguyên tắc Luật nơi cư trú ...............................................................................15
1.3.2. Nguyên tắc Luật nơi thực hiện hành vi................................................................16
1.4. Lịch sử phát triển của quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nƣớc ngoài ....16
1.4.1. Giai đoạn trước ngày Bộ luật dân sự 1995 có hiệu lực thi hành từ 01/07/1996 16
1.4.3. Giai đoạn từ ngày Bộ luật dân sự 1995 có hiệu lực đến trước ngày Bộ luật dân
sự 2005 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2006 ..................................................................17
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

SVTH: Nguyễn Thị Huyền


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
1.4.4. Giai đoạn từ ngày Bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực tới nay ...............................18
CHƢƠNG 2 ..................................................................................................................19
PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THỪA KẾ THEO DI
CHÚC CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI ........................................................................19
2.1. Ngƣời lập di chúc và quyền của họ trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu
tố nƣớc ngoài ................................................................................................................22
2.1.1. Người lập di chúc ................................................................................................22
2.1.1.1. Người lập di chúc là người đã thành niên........................................................22
2.1.1.2. Người lập di chúc là người chưa thành niên ....................................................23
2.1.2. Quyền của người lập di chúc ...............................................................................24
2.1.2.1. Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế ............25
2.1.2.2. Phân định di sản cho từng người thừa kế ........................................................25
2.1.2.3. Dành một phần tài sản trong khối di sản thừa kế để di tặng, thờ cúng ...........26

2.1.2.4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản ...................................27
2.1.2.5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản .....28
2.1.2.6. Quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế và hủy bỏ di chúc ........................................28
2.2. Hình thức của di chúc và tính hợp pháp của di chúc có yếu tố nƣớc ngoài ...29
2.2.1. Hình thức di chúc ................................................................................................29
2.2.1.1. Di chúc được lập bằng miệng...........................................................................30
2.2.1.2. Di chúc được lập bằng văn bản........................................................................31
2.2.2. Di chúc hợp pháp ................................................................................................35
2.2.1.1. Ý chí của người lập di chúc ..............................................................................35
2.2.1.2. Nội dung di chúc ...............................................................................................36
2.2.1.3. Hình thức di chúc .............................................................................................36
2.3. Di sản thừa kế trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nƣớc ngoài ......36
2.3.1. Nguyên tắc xác định di sản thừa kế .....................................................................36
2.3.2. Di sản thừa kế ......................................................................................................37
2.4. Quyền và nghĩa vụ của ngƣời quản lý di sản thừa kế theo di chúc có yếu tố
nƣớc ngoài ....................................................................................................................38
2.4.1. Quyền của người quản lý di sản ..........................................................................38
2.4.2. Nghĩa vụ của người quản lý di sản ......................................................................39
2.5. Ngƣời hƣởng thừa kế theo di chúc có yếu tố nƣớc ngoài ..................................40
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

SVTH: Nguyễn Thị Huyền


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
2.5.1. Chủ thể hưởng thừa kế theo di chúc ....................................................................40
2.5.1.1. Người hưởng di sản là cá nhân ........................................................................41
2.5.1.2. Người hưởng di sản là cơ quan, tổ chức ..........................................................42
2.5.2. Người thừa kế không được hưởng thừa kế theo di chúc và người được hưởng
thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc .............................................................42

2.5.2.1. Người thừa kế không được hưởng thừa kế theo di chúc ..................................42
2.5.2.2. Người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc ................44
2.5.3. Quyền và nghĩa vụ của người hưởng thừa kế......................................................45
2.5.3.1. Quyền của người hưởng thừa kế ......................................................................46
2.5.3.2. Nghĩa vụ của người hưởng di sản thừa kế .......................................................46
2.6. Hiệu lực pháp luật và thời hiệu khởi kiện trong quan hệ thừa kế theo di chúc
có yếu tố nƣớc ngoài ....................................................................................................47
2.6.1. Hiệu lực pháp luật trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài ...47
2.6.2. Thời hiệu khởi kiện trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài ..50
CHƢƠNG 3 ..................................................................................................................53
THỰC TRẠNG VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN VỀ VẤN ĐỀ THỪA KẾ THEO DI
CHÚC CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM ...............................................53
3.1. Thực trạng và hƣớng hoàn thiện về vấn đề thừa kế theo di chúc có yếu tố
nƣớc ngoài ....................................................................................................................53
3.1.1. Vấn đề về việc áp dụng pháp luật Việt Nam trong quan hệ thừa kế theo di chúc
có yếu tố nước ngoài......................................................................................................53
3.1.2. Vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về tính hợp pháp của hình thức di chúc ..55
3.1.3. Vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về năng lực lập, thay đổi và hủy bỏ di chúc
.......................................................................................................................................56
3.2. Hƣớng hoàn thiện về vấn đề thừa kế theo di chúc có yếu tố nƣớc ngoài ........58
3.2.1. Vấn đề về việc áp dụng pháp luật Việt Nam trong quan hệ thừa kế theo di chúc
có yếu tố nước ngoài......................................................................................................58
3.2.2. Vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về tính hợp pháp của hình thức di chúc ..60
3.2.3. Vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về năng lực lập, thay đổi và hủy bỏ di chúc
.......................................................................................................................................62
KẾT LUẬN ..................................................................................................................63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

SVTH: Nguyễn Thị Huyền



Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thừa kế là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam, là
cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi và chế độ sở hữu của công dân. Quyền thừa kế là
một trong những quyền cơ bản của công dân. Trong điều kiện hội nhập quốc tế diễn ra
mạnh mẽ như hiện nay, việc giao lưu giữa các nước ngày càng phổ biến và xuất hiện
nhiều quan hệ thừa kế vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia, đó là những quan hệ
thừa kế có yếu tố nước ngoài. Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nói chung và
quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng càng lúc càng phát triển
nhanh về số lượng cũng như độ phức tạp trong từng quan hệ, đòi hỏi Nhà nước phải có
một nền tảng pháp luật đủ mạnh để điều chỉnh. Thực tế, việc xác định luật áp dụng cho
quan hệ này là một trong những vấn đề quan trọng để giải quyết triệt để khi có tranh
chấp xảy ra trong thực tiễn. Theo nguyên tắc của Luật quốc tế thì không chỉ riêng quan
hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài mà tất cả các quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài khi xảy ra tranh chấp thì pháp luật của các nước liên quan đều có thể được
đưa ra áp dụng. Tuy nhiên, luật của các nước trên thế giới quy định không giống nhau
và nếu có giống nhau thì việc giải thích luật cũng khác nhau, một khi đưa ra áp dụng
sẽ ảnh hưởng đến tính khả thi của bản án, quyết định.
Ở nước ta, quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài được quy định tại
chương 7 Bộ luật dân sự 2005 và nghị định số 138/2006/NĐ-CP quy định chi tiết các
quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đã góp phần
không nhỏ trong việc giải quyết các tranh chấp xảy ra trên thực tế. Bên cạnh đó, sự
phát triển nhanh của nền kinh tế cũng như các mối quan hệ trong xã hội khiến cho các
nhà lập pháp không thể dự trù hết được những tình huống xảy ra trên thực tế. Vì thế,
đòi hỏi các nước phải hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của các bên,
góp phần vào sự hợp tác giữa các quốc gia với nhau.
Người viết chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có

yếu tố nước ngoài” để làm luận văn tốt nghiệp của mình nhằm giúp người đọc có cái
nhìn tổng thể về những quy định của pháp luật Việt Nam trong quan hệ này, đồng thời
giúp người đọc xác định khi có xung đột pháp luật trong quan hệ thừa kế theo di chúc
có yếu tố nước ngoài thì những trường hợp nào pháp luật Việt Nam sẽ được đưa ra áp
dụng. Qua đó có những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện những chế định liên quan
đến quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài, với mong muốn hoàn thiện
hơn để giải quyết triệt để những xung đột pháp luật giữa các nước về quan hệ trên.

GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

1

SVTH: Nguyễn Thị Huyền


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
2. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài “Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước
ngoài” người viết tìm hiểu lý luận chung về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố
nước ngoài ở nước ta. Bên cạnh đó, người viết đi vào phân tích cụ thể những quy định
của pháp luật hiện hành đã và đang điều chỉnh quan hệ trên nhằm đưa ra cái nhìn tổng
quan nhất giúp người đọc có thể nắm bắt được quy định của pháp luật về quan hệ thừa
kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra, người viết còn phân tích thực trạng ở
khía cạnh quy định của pháp luật còn những tồn tại, chưa hoàn thiện và việc giải quyết
xung đột pháp luật trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài để đề xuất
những giải pháp nhằm hoàn thiện những tồn tại, chưa hoàn thiện đang gặp phải trong
quan hệ này.
3. Mục đích nghiên cứu
Như người viết đã nói ở trên, ngày nay việc giao lưu, hợp tác giữa các nước ngày
càng phát triển mạnh, việc xuất hiện nhiều quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố

nước ngoài cũng là một điều tất yếu nhằm phản ánh sự đa dạng, phức tạp của xã hội
khi mà các nước tiến hành mở cửa thị trường. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có một quan
điểm khác nhau khi xây dựng luật áp dụng để giải quyết vấn đề trên, nên hiện tượng
xung đột pháp luật giữa các nước là điều khó tránh khỏi. Từ đó, người viết hy vọng
tìm ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh việc hoàn thiện hơn chế định này, góp phần
giải quyết nhanh, hiệu quả những tình huống xảy ra trên thực tế để những bản án,
quyết định đã tuyên được thực thi và các nước có liên quan công nhận và cho thi hành
bản án, quyết định đó.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài trên thì để đạt kết quả tốt nhất, người viết chủ
yếu vận dụng phương pháp phân tích câu chữ của luật viết để làm sáng tỏ và giải quyết
các vấn đề đặt ra trong đề tài. Ngoài ra, người viết còn sử dụng các phương pháp so
sánh, phương pháp đánh giá, tổng hợp để làm rõ các vấn đề nghiên cứu.
5. Bố cục đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận thì đề tài: “Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế
theo di chúc có yếu tố nước ngoài” gồm có ba chương, cụ thể:
Chương 1: Tổng quan về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
Ở chương 1 người viết khái quát những vấn đề chung nhất về quan hệ thừa kế
theo di chúc có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam. Từ khái niệm và đặc trưng của quan hệ
thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài đến việc phân tích phương pháp điều chỉnh,
nguồn luật điều chỉnh và nguyên tắc điều chỉnh của quan hệ thừa kế theo di chúc có
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

2

SVTH: Nguyễn Thị Huyền


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
yếu tố nước ngoài. Tiếp đó, người viết tìm hiểu sự phát triển những quy định của pháp

luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.
Chương 2: Pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố
nước ngoài
Ở chương này, người viết nêu lên những trường hợp nào trong quan hệ thừa kế
theo di chúc có yếu tố nước ngoài thì sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết khi
có xung đột pháp luật giữa các nước. Đồng thời, người viết đi phân tích sâu các quy
định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước
ngoài, tạo nền tảng phát hiện những thiếu sót, bất cập, xung đột pháp luật và đề ra
hướng hoàn thiện các quy định pháp luật ở chương 3.
Chương 3: Thực trạng và hướng hoàn thiện về vấn đề thừa kế theo di chúc có yếu
tố nước ngoài ở Việt Nam
Người viết nêu thực trạng về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài là
những khó khăn, hạn chế còn gặp phải về việc áp dụng pháp luật Việt Nam, cũng như
việc giải quyết xung đột pháp luật về hình thức di chúc và năng lực lập, thay đổi, hủy
bỏ di chúc. Từ đó, đề ra những giải pháp, đề xuất bổ sung, hoàn thiện những quy định
của pháp luật Việt Nam trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài để
giải quyết triệt để những xung đột pháp luật phát sinh.

GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

3

SVTH: Nguyễn Thị Huyền


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ THỪA KẾ THEO DI CHÚC CÓ YẾU TỐ
NƢỚC NGOÀI
1.1. Khái niệm và đặc trƣng cơ bản của quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu

tố nƣớc ngoài
1.1.1. Khái niệm về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
Quan hệ thừa kế là một loại quan hệ pháp luật có nội dung kinh tế xã hội sâu sắc,
nó xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển của xã
hội. Thừa kế được hiểu là sự chuyển dịch tài sản (của cải) của người chết cho người
sống theo truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc. Quan hệ thừa kế được thể chế
hoá thành luật rất sớm, nó là một phần quan trọng trong quan hệ dân sự (theo nghĩa
rộng), Nhà nước cho họ quyền định đoạt khối tài sản của mình trước khi chết nhằm
khuyến khích công dân làm ra nhiều của cải không chỉ vì lợi ích của bản thân, gia đình
mà còn vì lợi ích của xã hội. Bởi tài sản do người chết để lại thuộc về cá nhân hay tổ
chức được hưởng thừa kế thì nó vẫn tồn tại chung cho xã hội và khi khối tài sản này
được sử dụng, khai thác hợp lý thì tạo ra sự phát triển bền vững cho đất nước.
Chế định thừa kế trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm thừa kế theo di
chúc và thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo di chúc là sự chuyển quyền sở hữu tài
sản của người đã chết cho người khác (còn sống hoặc sinh ra và còn sống sau thời
điểm người để lại di sản chết; nếu là cơ quan, tổ chức thì còn tồn tại vào thời điểm
người để lại di sản chết) theo chỉ định (định đoạt) của người chủ sở hữu tài sản đó lúc
còn sống1. Việc chuyển dịch tài sản cho những người thừa kế theo quy định của pháp
luật chỉ áp dụng khi người để lại di sản trước khi chết không thể hiện ý chí định đoạt
tài sản của mình thông qua di chúc hoặc có để lại di chúc nhưng di chúc đó bị Toà án
tuyên bố vô hiệu một phần hoặc toàn bộ theo quy định của pháp luật hoặc những
người thừa kế theo di chúc từ chối hưởng di sản hoặc người thừa kế thực hiện các hành
vi mà pháp luật quy định khi thực hiện những hành vi đó sẽ bị tước quyền hưởng di
sản.
Ngày nay, sự phát triển trong quan hệ hợp tác quốc tế ngày tạo điều kiện cho
nhiều quan hệ dân sự ra khỏi phạm vi quốc gia mình. Đó là những quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài. “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất
một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân,


1

Nguyễn Ngọc Diệp, 3450 thuật ngữ pháp lý phổ thông, NXB giao thông vận tải, 2009, Tr .287, 288.

GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

4

SVTH: Nguyễn Thị Huyền


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp
luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”2. Một quan hệ
thừa kế chỉ có thể là đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế khi thoả mãn “yếu tố
nước ngoài” trong quan hệ đó. “Yếu tố nước ngoài” được hiểu là yếu tố cấu thành
quan hệ tư pháp quốc tế mà các bên chủ thể tham gia quan hệ tư pháp quốc tế không
cùng quốc tịch hoặc đối tượng của quan hệ tư pháp quốc tế là tài sản đang ở nước
ngoài hoặc sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ dân sự xảy ra ở
nước ngoài3.
Quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài là một phần trong quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài. Cho nên từ các quy định về quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài thì chúng ta có thể rút ra khái niệm quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước
ngoài. Quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài là quan hệ thừa kế theo di
chúc mà trong đó có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân
nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ thừa kế theo di
chúc giữa các chủ thể có liên quan là công dân, tổ chức hoặc Nhà nước Việt Nam
nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài
hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài

Từ khái niệm quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài chúng ta xác
định quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài có ba đặc trưng cơ bản gồm:
chủ thể, khách thể và sự kiện pháp lý.
1.1.2.1. Về chủ thể
Chủ thể trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài là những chủ thể
có quốc tịch hoặc nơi cư trú ở các nước khác nhau. Quan hệ thừa kế theo di chúc có
yếu tố nước ngoài được hình thành bởi các chủ thể khác nhau về quốc tịch hoặc nơi cư
trú. Trong đó nơi cư trú có thể hiểu là các chủ thể cư trú trên lãnh thổ các quốc gia
khác nhau. Sự khác biệt về quốc tịch hoặc nơi cư trú của các chủ thể của các chủ thể
trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài dẫn tới việc các chủ thể cùng
tham gia một quan hệ nhưng tư cách pháp lý của mỗi chủ thể được điều chỉnh bởi hệ
thống pháp lý nhân thân khác nhau. Lúc này, quan hệ thừa kế đó được coi là quan hệ
có tính chất quốc tế, không còn chịu sự điều chỉnh của mỗi pháp luật trong nước. Chủ

2

Điều 758, Bộ luật dân sự 2005.

3

Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, NXB Công an nhân dân, Hà Nội,

1999, Tr.250.

GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

5

SVTH: Nguyễn Thị Huyền



Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
thể trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài bao gồm: cá nhân, pháp
nhân và Nhà nước.
Thứ nhất, khi nói chủ thể là cá nhân ta hiểu cá nhân trong quan hệ thừa kế theo di
chúc có yếu tố nước ngoài bao gồm công dân Việt Nam và người nước ngoài. Theo
khoản 1 điều 17 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: “Công dân nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”. Tại khoản 3, điều 2 Nghị
định 138/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành các quy định của bộ luật dân sự về
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (sau đây gọi là nghị định 138/2006/NĐ-CP) quy
đinh thế nào là người nước ngoài: “Người nước ngoài là người không có quốc tịch
Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch”. Như
vậy, theo pháp luật Việt Nam nếu xét ở khía cạnh chủ thể là cá nhân để xác định có
phải là quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài hay không thì cá nhân đó
phải đáp ứng “yếu tố nước ngoài”. Cá nhân phải là người Việt Nam định cư ở nước
ngoài hoặc cá nhân là người nước ngoài khi tham gia vào quan hệ thừa kế theo di chúc
thì chúng ta mới xem đây là quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Có
nghĩa là có ít nhất một bên chủ thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam đang cư
trú ở nước ngoài trong quan hệ thừa kế theo di chúc thì quan hệ thừa kế đó mới là quan
hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.
Thứ hai, chủ thể là pháp nhân. Trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước
ngoài thì pháp nhân chỉ có thể là người hưởng thừa kế mà không thể là người để lại di
sản thừa kế4. Pháp nhân là tổ chức được thành lập theo pháp luật một nước nhất định.
Một tổ chức được xem là pháp nhân khi có tư cách pháp nhân và thỏa mãn các điều
kiện thành lập pháp nhân theo quy định tại điều 84 Bộ luật dân sự 2005: “Được thành
lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác
và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản độc lập đó và nhân danh mình tham gia vào quan
hệ pháp luật một cách độc lập”. Dựa theo quy định của pháp luật thì ta có thể đưa ra
định nghĩa pháp nhân là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp, có tài sản riêng và
chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ

pháp luật một cách độc lập. Pháp nhân trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố
nước ngoài có thể là pháp nhân trong nước và pháp nhân nước ngoài. Một pháp nhân
đang hoạt động ở một nước nhưng không có quốc tịch ở nước đó thì thì pháp nhân này
được gọi là pháp nhân nước ngoài. Khi pháp nhân nước ngoài là người hưởng thừa kế
trong quan hệ thừa kế theo di chúc hoặc pháp nhân Việt Nam được hưởng thừa kế theo

4

Diệp Ngọc Dũng - Cao Nhất Linh, Bài giảng tư pháp quốc tế, 2002, Tr.65.

GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

6

SVTH: Nguyễn Thị Huyền


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
di chúc của người nước ngoài thì quan hệ thừa kế đó là quan hệ thừa kế theo di chúc
có yếu tố nước ngoài.
Thứ ba, chủ thể là Nhà nước. Khi tham gia vào quan hệ trong Tư pháp quốc tế thì
Nhà nước là chủ thể đặc biệt. Trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước
ngoài, Nhà nước được hưởng di sản của người để lại với tư cách là người nhận di sản
thừa kế khi tài sản không có người nhận thừa kế. Tại điều 644 Bộ luật dân sự 2005 quy
định: “Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có
nhưng không được hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực
hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước”. Như
vậy, pháp luật Việt Nam quy định người lập di chúc có quyền định đoạt toàn bộ hoặc
một phần tài sản của mình bằng cách lập di chúc để lại tài sản cho bất cứ cá nhân, cơ
quan, tổ chức nào sau khi họ chết. Mặc dù vậy, việc người thừa kế của người để lại di

sản thực hiện những hành vi mà pháp luật quy định bị tước quyền hưởng di sản cũng
như việc người thừa kế được pháp luật cho phép từ chối hưởng di sản theo di chúc thì
phần di sản còn lại của người để lại di sản (nếu có) và phần di sản trong di chúc định
đoạt cho những người bị tước quyền hưởng, người từ chối hưởng được chia theo pháp
luật. Nhưng với những trường hợp người để lại di sản không có người thừa kế theo
pháp luật hoặc có nhưng những người thừa kế theo pháp luật thực hiện những hành vi
mà pháp luật quy định bị tước quyền hưởng di sản hoặc họ từ chối nhận di sản thì lúc
này để tránh việc di sản không có người sở hữu, di sản sẽ thuộc về Nhà nước.
Nhà nước có quyền hưởng di sản trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố
nước ngoài với những tài sản không có người nhận thừa kế trên là những Nhà nước có
liên quan với người để lại di sản như là nước mà người để lại di sản có quốc tịch hoặc
nơi di sản đang tồn tại tùy thuộc vào việc di sản đó là động sản hay là bất động sản.
Nhà nước được hưởng phần di sản của người để lại di sản sau khi thực hiện đầy đủ
những nghĩa vụ tài sản của người chết. Tức là nhà nước cũng phải thực hiện những
nghĩa vụ của người thừa kế giống như người thừa kế là cá nhân.
1.1.2.2. Về khách thể
Khách thể trong quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài là di sản thừa
kế theo di chúc đang ở nước ngoài. Để xác định có “yếu tố nước ngoài” trong quan hệ
thừa kế theo di chúc hay không thì chỉ cần thỏa mãn điều kiện có yếu tố nước ngoài
của một trong ba đặc trưng sau: chủ thể, khách thể hoặc sự kiện pháp lý. Mặc dù chủ
thể trong quan hệ thừa kế theo di chúc đều mang quốc tịch Việt Nam họ đang ở trong
nước, di chúc cũng được lập trong nước nhưng toàn bộ hoặc một phần di sản của
người chết đang ở nước ngoài thì quan hệ thừa kế theo di chúc đó được xác định là
quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Bởi khi tài sản ở quốc gia nào thì
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

7

SVTH: Nguyễn Thị Huyền



Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước nơi có tài sản đang thực tế tồn tại trong việc sử
dụng, khai thác hoặc những vấn đề liên quan về quyền sở hữu đối với những tài sản
đó. Đây là một dấu hiệu để xác định quan hệ thừa kế theo di chúc đó có yếu tố nước
ngoài hay không. Và dĩ nhiên, pháp luật quy định thỏa mãn điều kiện có yếu tố nước
ngoài của ít nhất một trong ba đặc trưng trên nên trong một quan hệ thừa kế theo di
chúc có thể cùng lúc thỏa mãn hai hay tất cả các điều kiện về chủ thể, khách thể và sự
kiện pháp lý.
1.1.2.3. Về sự kiện pháp lý
Sự kiện pháp lý trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là những căn cứ để
xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước
ngoài. Mặc dù chủ thể của quan hệ đó có thể là cá nhân, pháp nhân, tổ chức là người
Việt Nam hay là người nước ngoài. Trong quan hệ thừa kế theo di chúc nếu như người
để lại di sản chỉ lập di chúc, thay đổi nội dung di chúc khi đang ở nước ngoài thì cũng
coi là một dấu hiệu để chứng minh đó là quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước
ngoài. Như vậy, quan hệ thừa kế theo di chúc giữa người để lại di chúc và người
hưởng thừa kế đều mang quốc tịch Việt Nam cũng như di sản đang ở Việt Nam được
xác định là quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nếu di chúc được lập tại
nước ngoài.
1.2. Phƣơng pháp điều chỉnh, nguồn luật điều chỉnh của quan hệ thừa kế
theo di chúc có yếu tố nƣớc ngoài
1.2.1. Phương pháp điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước
ngoài
Phương pháp điều chỉnh trong quan hệ Tư pháp quốc tế là tổng hợp các biện
pháp, cách thức mà Nhà nước sử dụng để tác động lên quan hệ dân sự theo nghĩa rộng
có yếu tố nước ngoài (gọi là quan hệ Tư pháp quốc tế) làm cho quan hệ này phát triển
theo hướng mong muốn mà nhà làm luật đề ra5. Trong Tư pháp quốc tế, có hai phương
pháp điều chỉnh là phương pháp điều chỉnh trực tiếp và phương pháp điều chỉnh gián
tiếp. Tuy nhiên Nhà nước Việt Nam chỉ sử dụng phương pháp điều chỉnh gián tiếp

điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.
Phương pháp điều chỉnh gián tiếp hay còn gọi là phương pháp xung đột là sử
dụng quy phạm xung đột nhằm xác định hệ thống pháp luật nước nào sẽ được áp dụng
trong quan hệ Tư pháp quốc tế. Các quy phạm xung đột không trực tiếp giải quyết cụ
5

Luật học, Nhận thức chung về Tư pháp quốc tế,
[truy cập ngày
20/6/2014].

GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

8

SVTH: Nguyễn Thị Huyền


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
thể quyền và nghĩa vụ của các bên trong mối quan hệ nhất định mà nó chỉ làm động
tác dẫn chiếu (chọn luật), đến một hệ thống pháp luật của một nước nào đó nhằm để
giải quyết vấn đề quyền và nghĩa vụ của các bên6. Để điều chỉnh quan hệ thừa kế theo
di chúc có yếu tố nước ngoài, pháp luật Việt Nam chỉ áp dụng những quy phạm xung
đột. Bởi vì thực tiễn giải quyết tranh chấp quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước
ngoài thì không chỉ có mỗi pháp luật Việt Nam được áp dụng, việc chọn luật nước nào
áp dụng để giải quyết phải dựa trên những nguyên tắc nhất định chứ không được tùy
tiện lựa chọn (có thể dựa theo nguyên tắc luật quốc tịch, nguyên tắc luật nơi cư trú,
nguyên tắc luật nơi có tài sản...). Theo nguyên tắc khi cơ quan có thẩm quyền tại Việt
Nam khi được yêu cầu giải quyết vụ việc thì trước hết, phải xem xét vấn đề đó có quy
phạm thực chất thống nhất điều chỉnh không, nếu có thì áp dụng quy phạm thực chất
thống nhất đó, còn không có thì chúng ta áp dụng các quy phạm xung đột để giải

quyết. Ví dụ, tại khoản 2 điều 768 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Hình thức của di
chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc”. Khi cơ quan có thẩm quyền
Việt Nam được yêu cầu giải quyết xung đột về hình thức của di chúc thì sẽ áp dụng
theo quy định trên. Quy định này là quy phạm xung đột do Việt Nam xây dựng, chỉ
hướng dẫn việc luật nước nào được đưa ra áp dụng mà không quy định giải quyết như
thế nào. Sau khi xác định luật được áp dụng là pháp luật nước nơi lập di chúc rồi thì cơ
quan có thẩm quyền xử lý vụ việc phải tìm hiểu xem pháp luật nước nơi lập di chúc
quy định như thế nào về hình thức di chúc và di chúc đó có tuân theo quy định của
pháp luật đó không. Việc phải tìm hiểu và áp dụng pháp luật nước ngoài khi quy định
xung đột dẫn chiếu đòi hỏi người có thẩm quyền giải quyết vụ việc phải có trình độ
chuyên môn về lĩnh vực này để đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể trong quan
hệ.
1.2.2. Nguồn luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước
ngoài
Nguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng
làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để áp dụng vào việc
giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tiễn7. Trong khoa học pháp lý thì
nguồn của pháp luật là các hình thức chứa đựng và thể hiện các quy phạm pháp luật.
Trong Tư pháp quốc tế thì bao gồm có pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế, án lệ và
tập quán. Tuy nhiên ở nước ta, nguồn luật điều chỉnh quan hệ Tư pháp quốc tế nói
chung cũng như quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng chỉ bao
6

Diệp Ngọc Dũng - Cao Nhất Linh, Bài giảng tư pháp quốc tế, 2002, Tr.3.

7

TS. Nguyễn Thị Hồi, Về khái niệm nguồn của pháp luật, Tạp chí luật học, số 2/2008, Tr. 29, 30.

GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương


9

SVTH: Nguyễn Thị Huyền


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
gồm pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế và tập quán. Thực tiễn tư pháp hay còn gọi
là án lệ ở nước ta không được nhìn nhận với tư cách là nguồn của Tư pháp quốc tế nói
chung và là nguồn của quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng.
Tuy vậy, điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia là hai nguồn thường xuyên được áp
dụng để giải quyết quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.
1.2.2.1. Pháp luật quốc gia
Ở nước ta pháp luật quốc gia được xem là nguồn chủ yếu trong Tư pháp quốc tế.
Pháp luật quốc gia được hiểu là hệ thống văn bản quy phạm pháp quy của một quốc
gia bao gồm Hiến pháp, Bộ luật, luật, và các văn bản dưới luật. Ở các nước như:
Hungari, Ba Lan, Áo, Thuỵ Sỹ, Séc… họ ban hành trong hệ thống pháp luật của mình
Bộ luật tư pháp quốc tế. Khác với các nước này, Việt Nam tới hiện tại pháp luật điều
chỉnh quan hệ Tư pháp quốc tế nói chung và chế định thừa kế nói riêng thì chưa có
một văn bản nào tập hợp các quy định mà nằm rải rác ở các văn bản pháp quy khác
nhau, đó cũng là một trong những hạn chế của pháp luật nước nhà.
Hiến pháp năm 2013 là văn bản luật có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống
pháp luật Việt Nam, đây được xem là nguồn quan trọng nhất của Tư pháp quốc tế Việt
Nam, tiếp tục đặt ra các nhiệm vụ cơ bản trong việc tăng cường, củng cố hoà bình,
phát triển sâu rộng sự hợp tác kinh tế quốc tế, trong đó có chế định thừa kế. Hiến pháp
2013 kế thừa và phát huy các quy định từ Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm
2001 quy định về quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế của công dân: quyền sở hữu
tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo vệ8. Dù chỉ là những quy định mang tính
nguyên tắc, định hướng nhưng Hiến pháp 2013 là nguồn cơ bản và quan trọng của
quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.

Pháp luật Việt Nam điều chỉnh chế định thừa kế có yếu tố nước ngoài đầu tiên
phải kể đến Bộ luật dân sự 1995 – một thành tựu của khoa học pháp luật nước ta, lần
đầu tiên đề ra một hệ thống quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Cho đến nay, Bộ luật
dân sự 2005 đã kế thừa và tiếp tục hoàn thiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh các
mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Các quy định của pháp luật dân sự Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài, trừ trường hợp Bộ luật dân sự này có quy định khác9. Khi áp dụng điều khoản
này cần phải lưu ý một đặc điểm là áp dụng pháp luật dân sự Việt Nam chứ không chỉ
áp dụng mỗi Bộ luật dân sự, bởi pháp luật dân sự bao gồm Bộ luật dân sự và các văn

8

Khoản 1, 2 điều 32, Hiến pháp 2013.

9

Khoản 1, điều 759, Bộ luật dân sự 2005.

GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

10

SVTH: Nguyễn Thị Huyền


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
bản hướng dẫn thi hành. Trường hợp Bộ luật dân sự có quy định khác là những trường
hợp Bộ luật dân sự quy định việc áp dụng các điều ước quốc tế, áp dụng pháp luật
nước ngoài hay là áp dụng tập quán quốc tế10. Ngoài Bộ luật dân sự năm 2005 thì có
Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, Luật ký kết, gia nhập và thi hành điều ước quốc

tế năm 2005, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011,… có các
quy định điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Để giải thích
các văn bản pháp luật cũng như để cơ quan thực thi áp dụng đúng đắn tinh thần của
từng quy định pháp luật thì sự ra đời các văn bản dưới luật cũng góp phần to lớn cho
việc giải quyết khi có tranh chấp về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
xảy ra. Việc ban hành nghị định số 138/2006 quy định chi tiết thi hành của quy định
của bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài giúp cho chủ thể tham gia
và cơ quan có thẩm quyền khi áp dụng pháp luật để giải quyết được thuận tiện, chính
xác.
Nhìn chung, hệ thống quy phạm Tư pháp quốc tế Việt Nam hiện nay đang trong
giai đoạn xây dựng và hoàn thiện cùng với hệ thống văn bản pháp luật quốc gia nói
chung. Hệ thống quy phạm Tư pháp quốc tế Việt Nam có thể được đánh giá là còn non
trẻ, nhưng đã có vai trò quan trọng, độc lập trong Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, sự đa
dạng, phức tạp trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ thừa
kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói riêng đòi hỏi Tư pháp quốc tế Việt Nam phải
dự liệu được nhiều hơn nữa những vấn đề pháp lý phát sinh, nhất là những xung đột
pháp luật.
1.2.2.2. Điều ước quốc tế
Trong quan hệ của Việt Nam với các nước trên thế giới, điều ước quốc tế đóng
vai trò là nguồn cơ bản, đóng vai trò quan trọng và mang ý nghĩa thiết thực khi đưa ra
giải quyết vấn đề xung đột. Tại khoản 1 điều 2 Luật ký kết, gia nhập và thi hành điều
ước quốc tế năm 2005, trong đó: “Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ký kết hoặc gia nhập là thoả thuận bằng văn bản được ký kết hoặc nhân
danh Nhà nước, hoặc nhân danh Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật
quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thoả
thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác”.
Thực tiễn điều chỉnh pháp luật cho thấy rằng khi có sự tham gia của cả điều ước quốc
tế và pháp luật quốc gia thì khi đó điều ước quốc tế sẽ được đưa ra áp dụng. Điều này
10


Bộ Tư pháp, Viện khoa học pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, tập 3, NXB chính

trị quốc gia, 2013, Tr. 489.

GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

11

SVTH: Nguyễn Thị Huyền


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
xuất phát từ nguyên tắc tuân thủ các cam kết quốc tế của các quốc gia trong Luật quốc
tế. Theo nguyên tắc này, các quốc gia ký kết điều ước quốc tế không được viện dẫn
vào pháp luật của mình nếu viện dẫn đó vi phạm pháp luật quốc tế. Tuân thủ nguyên
tắc này tại điều 6 Luật ký kết, gia nhập và thi hành điều ước quốc tế năm 2005 cũng
như khoản 2 điều 759, Bộ luật dân sự 2005 đều quy định: “Trong trường hợp điều ước
quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với
quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”. Bởi xây
dựng một điều ước quốc tế để điều chỉnh một lĩnh vực dân sự đòi hỏi các nước phải
ngồi lại xây dựng dựa trên sự thống nhất, bàn bạc kỹ lưỡng làm sao khi đưa vào áp
dụng có sự công bằng giữa các nước với nhau. Trong khi nước nào cũng muốn bảo vệ
tối đa lợi ích cho công dân, đất nước mình nhất là các nước lớn. Cho nên, khi đã cùng
nhau ký kết, tham gia điều ước thì khi có vụ việc chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc
tế mà nước đó là thành viên thì theo nguyên tắc Nhà nước đó không được viện dẫn
pháp luật nước mình để từ chối áp dụng điều ước quốc tế. Quy định này thể hiện sự
tôn trọng của Nhà nước Việt Nam đối với các điều ước quốc tế mà mình tham gia.
Đồng thời, cho thấy vị trí cũng như vai trò quan trọng của điều ước quốc tế trong Tư
pháp quốc tế. Có nghĩa là trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, nếu pháp luật

trong nước và điều ước quốc tế mà nhà nước tham gia ký kết cùng lúc điều chỉnh và
quy định của pháp luật trong nước khác với quy định của điều ước quốc tế thì điều ước
quốc tế sẽ được đưa ra áp dụng.
Trong lĩnh vực thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài thì Việt Nam chưa ký
kết điều ước đa phương nào. Tuy nhiên thì nước ta đã tham gia một số điều ước song
phương như các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự, hôn nhân, gia đình,
hình sự giữa Việt Nam với nước ngoài. Sự hợp tác giữa các cơ quan tư pháp các nước
trong các lĩnh vực này dựa trên cơ sở điều ước quốc tế hoặc theo pháp luật và thực tiễn
tư pháp quốc tế. Việt Nam ký kết hiệp định tương trợ tư pháp với các nước: Cu Ba vào
năm 1984, Hunggary vào năm 1985, Bungari vào năm 1986, Ba Lan vào năm 1993,
với Lào, Trung Quốc, Liên Bang Nga vào năm 1998, Pháp vào năm 1999, với Ucraina,
Mông Cổ vào năm 2000... Các hiệp định cũng giành nhiều quy định về việc giải quyết
tài sản thừa kế của công dân Việt Nam trên lãnh thổ các nước ký kết và ngược lại. Ví
dụ như tại điều 38 Hiệp định tương trợ tư pháp với Lào năm 1998 có quy định pháp
luật nước nào được áp dụng cho hình thức di chúc hợp pháp, năng lực lập và huỷ bỏ di
chúc; khoản 9, điều 18 Hiệp định tương trợ tư pháp với Trung Quốc năm 1998 về thẩm
quyền xét xử của Toà án đối với vụ việc liên quan đến thừa kế... Việc cùng nhau ký
kết hiệp định tương trợ tư pháp nhằm tạo điều kiện cho việc giải quyết nhanh chóng,
thống nhất trên nguyên tắc dựa theo điều ước quốc tế đã cùng nhau kí kết khi có xảy ra
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

12

SVTH: Nguyễn Thị Huyền


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
tranh chấp. Khi đó, Nhà nước mới đảm bảo được quyền lợi của công dân mình cũng
như công dân các nước liên quan và bản án, quyết định đưa ra sẽ được các bên công
nhận và cho thi hành. Cho nên, Việt Nam cùng các nước đã và đang cố gắng ký kết

các điều ước song phương và đa phương về các lĩnh vực dân sự theo nghĩa rộng cũng
như bên hình sự với các nước trên thế giới.
1.3. Nguyên tắc điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nƣớc ngoài
Theo nguyên tắc của Luật quốc tế thì không chỉ riêng quan hệ thừa kế theo di
chúc có yếu tố nước ngoài mà tất cả các quan hệ có yếu tố nước ngoài khi xảy ra tranh
chấp thì pháp luật của các nước liên quan đều có thể được đưa ra áp dụng, gây ra hiện
tượng xung đột pháp luật. Vì vậy, mỗi quốc gia là phải có một nền tảng pháp luật đủ
lớn mạnh để điều chỉnh toàn diện các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh.
Điều này có nghĩa là ở mỗi quốc gia sẽ xây dựng một hệ thống luật xung đột như là
một công cụ thiết yếu để tạo lập một trật tự cho việc tham gia vào quan hệ Tư pháp
quốc tế. Khi xây dựng hệ thống các quy phạm xung đột của mình, mỗi quốc gia vừa
giải quyết các vấn đề cho công dân, pháp nhân cũng như tổ chức của mình trong quan
hệ quốc tế nhưng bên cạnh đó cũng phải tính đến lợi ích của công dân, pháp nhân và tổ
chức của nước khác.
Với quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài thì pháp luật Việt Nam dựa vào các hệ
thuộc xung đột (nguyên tắc xung đột) sau để giải quyết: nguyên tắc luật quốc tịch,
nguyên tắc luật nơi cư trú và nguyên tắc luật nơi lập di chúc. Các nguyên tắc xung đột
này chỉ cho chúng ta cách thức chọn luật nước nào sẽ được đưa vào áp dụng chứ
không quy định trực tiếp giải quyết cụ thể các quyền và nghĩa vụ của các bên.
1.3.1. Nguyên tắc Luật nhân thân
Khi có xung đột về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài xảy ra thì
người ta sử dụng hệ thống luật pháp gắn bó, gần gũi với bản thân đương sự để áp
dụng. Có hai hệ thuộc luật gần gũi, gắn bó với đương sự là luật quốc tịch và luật nơi
cư trú, được sử dụng rộng rãi trong luật pháp của các nước thế giới. Tuỳ thuộc vào
quan điểm của từng nước mà họ chọn áp dụng Luật quốc tịch hay Luật nơi cư trú. Nếu
lựa chọn áp dụng Luật quốc tịch thì lúc đó không cần quan tâm tới việc đương sự đang
ở đâu và ngược lại nếu họ chọn áp dụng Luật nơi cư trú thì sẽ không quan tâm tới việc
đương sự có quốc tịch nào.
1.3.1.1. Nguyên tắc Luật quốc tịch
Luật quốc tịch là luật của nước mà đương sự là công dân. Việt Nam chủ yếu áp

dụng nguyên tắc Luật quốc tịch cho các quan hệ Tư pháp quốc tế. Trong chế định thừa
kế theo di chúc ở Việt Nam được quy định tại khoản 1 điều 768 Bộ luật dân sự 2005
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

13

SVTH: Nguyễn Thị Huyền


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
quy định: “Năng lực lập di chúc, thay đổi và huỷ bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật
của nước mà người lập di chúc là công dân”. Lựa chọn theo nguyên tắc luật quốc tịch
hay luật nơi cư trú của người lập di chúc đối với việc xác định năng lực lập, thay đổi,
hủy bỏ di chúc tùy thuộc theo quan điểm của từng nước. Nước ta lựa chọn nguyên tắc
luật quốc tịch để giải quyết đối với vấn đề về năng lực lập, thay đổi và hủy bỏ di chúc
mà không phải dựa theo nguyên tắc luật nơi cư trú như một số nước khác là vì các nhà
làm luật vừa muốn bảo vệ tốt hơn quyền lợi của công dân nước mình, mặt khác áp
dụng nguyên tắc luật của nước mà người để lại di sản là công dân là muốn tạo cơ hội
cho phép pháp luật Việt Nam được áp dụng trên thực tế. Vì theo nguyên tắc này, công
dân là người Việt Nam thì dù sinh sống ở đâu khi có tranh chấp yêu cầu Tòa án Việt
Nam giải quyết vấn đề về năng lực lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc thì phải tuân theo
pháp luật Việt Nam để giải quyết. Còn đối với trường hợp công dân là người nước
ngoài, sinh sống, làm việc tại Việt Nam thực hiện việc lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc
khi đang ở trên lãnh thổ Việt Nam thì khi yêu cầu Tòa án Việt Nam giải quyết cùng
vấn đề trên thì Tòa án Việt Nam sẽ dựa theo pháp luật nước mà người nước ngoài để
lại di sản là công dân. Pháp luật Việt Nam sẽ không được áp dụng đối với việc xác
định năng lực chủ thể khi công dân nước ngoài lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc, định đoạt
di sản thừa kế, bất kể di sản là động sản hay bất động sản, kể cả hành vi này được thực
hiện tại Việt Nam. Trong những trường hợp, nếu pháp luật của người nước ngoài trên
cũng áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch để giải quyết thì chúng ta áp dụng pháp luật

nước đó. Nếu pháp luật nước đó quy định áp dụng nguyên tắc luật nơi thực hiện hành
vi cho vấn đề lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc thì lúc này, pháp luật Việt Nam sẽ được áp
dụng để giải quyết (lúc này gọi là dẫn chiếu ngược)11. Trong những trường hợp dẫn
chiếu ngược lại pháp luật nước ta thì ngoài việc pháp luật Việt Nam được đưa ra áp
dụng còn tạo sự thiện cảm với các nước khác vì chúng ta cho họ quyền áp dụng pháp
luật nước họ nhưng họ đã từ chối quyền đó, đồng thời tăng thêm cơ hội để pháp luật
Việt Nam được áp dụng giải quyết.
Ví dụ như ông A là công dân nước Việt Nam làm việc lâu dài tại Đức ông muốn
lập di chúc để định đoạt khối tài sản của mình thì pháp luật nước Việt Nam được áp

11

Khoản 3 điều 759 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Trong trường hợp Bộ luật này, các văn bản pháp luật

khác của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước đó được áp dụng, nếu việc áp
dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam; trường hợp
pháp luật nước đó dẫn chiếu ngược trở lại pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì áp dụng
pháp luật Cộng hòa xã hội Việt Nam”.

GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

14

SVTH: Nguyễn Thị Huyền


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
dụng trong trường hợp xác định năng lực lập, thay đổi và huỷ bỏ di chúc chứ không áp
dụng theo pháp luật nước Đức cho dù ông A cư trú và lập di chúc tại Đức.

1.3.1.2. Nguyên tắc Luật nơi cư trú
Luật nơi cư trú được hiểu là luật của quốc gia, mà ở đó đương sự có nơi cư trú ổn
định (nơi cư trú ổn định là nơi thường trú) 12. Ở nước ta nguyên tắc luật nơi cư trú chỉ
được áp dụng ở một số trường hợp ngoại lệ khi không áp dụng được nguyên tắc luật
quốc tịch. Các nhà lập pháp của Việt Nam đã linh hoạt trong việc quy định các trường
hợp ngoại lệ để đảm bảo pháp luật điều chỉnh toàn diện những vụ việc phát sinh trong
thực tế. Nguyên tắc Luật nơi cư trú là căn cứ áp dụng pháp luật đối với người không
quốc tịch, người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài được quy định cụ
thể tại điều 760 Bộ luât dân sự năm 2005: Nguyên tắc luật nơi cư trú được áp dụng để
giải quyết năng lực lập di chúc, thay đổi và huỷ bỏ di chúc cho đương sự là người
không quốc tịch, người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch. Với trường hợp người
để lại di chúc là người không quốc tịch thì ta dựa vào nước nơi người để lại di chúc cư
trú. Nhưng nếu người đó không có nơi cư trú thì áp dụng pháp luật Việt Nam. Pháp
luật quy định như vậy nhằm mục đích giải quyết khi được yêu cầu xác định năng lực
lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc của người không quốc tịch, đồng thời tạo cơ hội cho pháp
luật Việt Nam được áp dụng. Đối với trường hợp người lập di chúc có hai hay nhiều
quốc tịch thì việc áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào
thời điểm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc; Nếu người đó không cư trú vào một
trong các nước mà người đó có quốc tịch thì áp dụng pháp luật của nước mà người đó
có quốc tịch và có quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ của công dân. Đây là quy
phạm xung đột của Tư pháp quốc tế Việt Nam và với trường hợp người lập di chúc có
hai hay nhiều quốc tịch thì pháp luật Việt Nam cũng chỉ được áp dụng khi trong số các
quốc tịch của người để lại di sản thừa kế có một quốc tịch Việt Nam. Vì vậy, trong
trường hợp người lập di chúc là người nước ngoài có nhiều quốc tịch nhưng không có
quốc tịch Việt Nam thì pháp luật Việt Nam cũng khó có thể được áp dụng 13. Ví dụ nếu
Tòa án Việt Nam được yêu cầu xem xét giải quyết xung đột năng lực lập di chúc của
ông B để xác định di chúc có hợp pháp hay không khi ông B mang hai quốc tịch Việt
Nam và Singapo nhưng người này sống lâu dài tại Malaysia thì để xác định giữa nước
Việt Nam và Singapo nước nào có mối quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ thì


12

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, 2004, NXB Tư pháp, Tr. 46.

13

Bành Quốc Tuấn, Pháp luật áp dụng cho quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài theo Bộ luật dân sự
2005, ệt Nam/portal/detailtks/5985_64_0_Phap-luat-ap-dung-cho, [Truy cập ngày
20/8/2014].

GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

15

SVTH: Nguyễn Thị Huyền


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
pháp luật nước đó sẽ được đưa ra áp dụng. Lúc này người có quyền và nghĩa vụ liên
quan (người yêu cầu xác định năng lực lập di chúc của người để lại di sản) phải chứng
minh được nước Việt Nam hay nước Singapo có quan hệ gắn bó nhất về quyền và
nghĩa vụ. Nếu không chứng minh được thì áp dụng theo pháp luật nước Việt Nam.
1.3.2. Nguyên tắc Luật nơi thực hiện hành vi
Luật nơi thực hiện hành vi được áp dụng trong chế định thừa kế theo di chúc có
yếu tố nước ngoài được hiểu là hành vi lập di chúc ở nước nào thì luật của nước đó
được áp dụng để điều chỉnh tính hợp pháp về hình thức của di chúc đó. Theo quy định
tại khoản 2 điều 768 Bộ luật dân sự 2005: “Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp
luật của nước nơi lập di chúc”. Pháp luật Việt Nam quy định hình thức di chúc phải
tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc đề thuận tiện cho việc lập di chúc của
người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam. Đồng thời, tạo điều kiện cho người lập di

chúc dễ dàng tìm hiểu, áp dụng những hình thức di chúc hợp pháp và phù hợp nhất với
điều kiện lập di chúc của mình, cũng như cho phép họ được lựa chọn luật áp dụng cho
hình thức di chúc bằng cách đến nước mà mình muốn pháp luật nước đó áp dụng cho
hình thức để lập di chúc. Khi xảy ra tranh chấp, xung đột về hình thức di chúc thì Luật
của nước mà họ tới lập di chúc sẽ được áp dụng giải quyết. Theo quy định trên thì
người để lại di sản dù mang quốc tịch nước nào khi thực hiện việc lập di chúc tại đâu
thì cũng phải tuân theo pháp luật của nước nơi người đó lập di chúc, nếu không di
chúc sẽ bị tuyên bố vô hiệu.
1.4. Lịch sử phát triển của quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nƣớc ngoài
1.4.1. Giai đoạn trước ngày Bộ luật dân sự 1995 có hiệu lực thi hành từ
01/07/1996
Chế định thừa kế ra đời rất sớm, nó có mối quan hệ chặt chẽ với chế độ sở hữu.
Thừa kế là một chế định quan trọng, được nhà nước quy định trong Hiến pháp các thời
kỳ luôn coi thừa kế là một quyền cơ bản của công dân. Thời kỳ sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945, Nhà nước đã ban hành những Sắc lệnh và Thông tư để điều chỉnh
quan hệ thừa kế như Sắc lệnh ngày 10 tháng 10 năm 1945, Sắc lệnh 97 ngày 22 tháng
5 năm 1950, Thông tư 1742 ngày 18 tháng 9 năm 1956, Thông tư 594 ngày 27 tháng 8
năm 1968. Các vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ việc về thừa kế có yếu tố nước
ngoài được đề cập đến ở một số điều luật của Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1990 và
Quyết định số 122/CP của Chính phủ. Các quy định của hai văn bản nói trên đã xác
định nguyên tắc chung là Nhà nước Việt Nam bảo đảm người nước ngoài được hưởng
quyền thừa kế đối với di sản thừa kế có trên lãnh thổ Việt Nam do người đang cư trú
trên lãnh thổ Việt Nam để lại và việc thừa kế của của công dân Việt Nam đối với tài
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

16

SVTH: Nguyễn Thị Huyền



Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
sản ở nước ngoài mà do người thân của họ để lại ở nước ngoài cũng được cho phép và
bảo hộ14. Tuy nhiên pháp luật thời đó chỉ mới đề cập trên những nguyên tắc chung
nhất, chưa có những quy định chi tiết, đặc biệt là các quy phạm xung đột để làm cơ sở
giải quyết đối với những vụ việc cụ thể về thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.
1.4.3. Giai đoạn từ ngày Bộ luật dân sự 1995 có hiệu lực đến trước ngày Bộ
luật dân sự 2005 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2006
Kế thừa và phát triển pháp luật dân sự Việt Nam từ trước tới nay, cụ thể hoá điều
85 Hiến pháp năm 1992: “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế
của công dân”. Bộ luật dân sự 1995 là một thành tựu của khoa học pháp luật nước ta,
lần đầu tiên đề ra hệ thống quy định về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Theo quy
định tại điều 827 Bộ luật dân sự 1995 quy định về việc áp dụng pháp luật dân sự nước
ta, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế và pháp luật nước ngoài:
“1. Các quy định của pháp luật dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Bộ luật
dân sự này có quy định khác.
2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký
kết hoặc tham gia quy định khác với quy định của Bộ luật này, thì áp dụng quy định
của điều ước quốc tế.
3. Trong trường hợp việc áp dụng pháp luật nước ngoài được Bộ luật này hoặc
các văn bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia viện dẫn thì pháp luật nước
ngoài được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; nếu pháp luật đó có
dẫn chiếu trở lại pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì áp dụng pháp luật
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Pháp luật nước ngoài cũng được áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa
thuận trong hợp đồng, nếu thỏa thuận đó không trái với quy định của Bộ luật dân sự
này và các văn bản khác của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không được Bộ luật
này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước

quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc hợp đồng
dân sự giữa các bên điều chỉnh, thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặc
hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

14

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, NXB Tư pháp, 2004, Tr. 182.

GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

17

SVTH: Nguyễn Thị Huyền


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
Bên cạnh đó tại khoản 2 điều 17 Bộ luật dân sự 1995 quy định về năng lực pháp
luật dân sự của cá nhân, cá nhân có quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác
với tài sản. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền sở hữu đối với tài sản của công dân.
Mặc dù chưa có những quy định cụ thể, chi tiết cho từng vấn đề, nhưng điều đó cũng
góp phần cho việc giải quyết quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, trong đó bao gồm
cả quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài.
1.4.4. Giai đoạn từ ngày Bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực tới nay
Bộ luật dân sự 2005 ra đời khắc phục những hạn chế của Bộ Luật dân sự 1995,
tiếp tục kế thừa và hoàn thiện các quy định liên quan đến quan hệ thừa kế có yếu tố
nước ngoài. Đó là việc cụ thể hoá quy định về thừa kế có yếu tố nước ngoài thành hai
điều luật quy định về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài và thừa kế theo di
chúc có yếu tố nước ngoài. Điều 768 Bộ luật dân sự 2005 quy định rõ năng lực lập,
thay đổi, huỷ bỏ nội dung di chúc cho tới hình thức của di chúc cũng được quy định sẽ

áp dụng hệ thống pháp luật nào nếu xảy ra tranh chấp15.
Bên cạnh đó, sự ra đời của Nghị định 138/2006/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết các
quy định về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đã quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn
về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Quá trình phát triển của quan hệ
thừa kế có yếu tố nước ngoài nói chung và quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố
nước ngoài nói riêng đã và đang góp phần giải quyết hiệu quả các tranh chấp phát sinh
trong quá trình hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng.

15

Điều 768 Bộ luật dân sự 2005 quy định Thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài:

“1. Năng lực lập di chúc, thay đổi và huỷ bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của nước mà người lập di
chúc là công dân.
2. Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc”.

GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

18

SVTH: Nguyễn Thị Huyền


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
CHƢƠNG 2
PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ THỪA KẾ THEO DI
CHÚC CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI
Khi nhắc tới pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ thừa kế theo di chúc thì
chúng ta hiểu rằng quan hệ thừa kế theo di chúc đó là những quan hệ thừa kế theo di
chúc phát sinh trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và các vấn đề pháp sinh trong quan hệ

đó sẽ được pháp luật Việt Nam điều chỉnh toàn bộ. Tuy nhiên, khi nói tới quan hệ thừa
kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài thì lúc này quan hệ đó đã vượt ra khỏi lãnh thổ
quốc gia Việt Nam và theo nguyên tắc luật Quốc tế thì pháp luật của những nước có
liên quan trong quan hệ đó đều có thể được đưa ra áp dụng, gây nên hiện tượng xung
đột pháp luật. Việc áp dụng pháp luật nước nào để giải quyết, các nước phải dựa trên
những cơ sở pháp lý chứ không được tùy tiện áp dụng. Quan hệ thừa kế theo di chúc
có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại điều 768 Bộ luật dân sự 2005.
“Năng lực lập di chúc, thay đổi và hủy bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của
nước mà người lập di chúc là công dân”16. Là một quy phạm xung đột không trực tiếp
quy định pháp luật nước nào sẽ được đưa ra áp dụng mà nó chỉ giúp chọn luật áp dụng.
Theo quy định trên thì vấn đề năng lực lập, thay đổi và hủy bỏ di chúc sẽ tuân theo
pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân. Người lập di chúc ở đây có thể
là công dân Việt Nam hoặc cá nhân là người nước ngoài. Nếu người lập di chúc là
công dân Việt Nam thì sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết vấn đề về năng
lực lập, thay đổi và hủy bỏ di chúc. “Người nước ngoài là người không có quốc tịch
Việt Nam bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch”17.
Nếu người lập di chúc là người không quốc tịch thì theo quy định tại khoản 1
điều 760 Bộ luật dân sự 2005 quy định: Nếu pháp luật Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp
dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối
với người không quốc tịch là pháp luật của nước nơi người đó cư trú. Nếu người đó
không có nơi cư trú thì áp dụng pháp luật Việt Nam. Người lập di chúc là người không
quốc tịch có thể có nơi cư trú tại Việt Nam hoặc nước ngoài. Từ quy định trên, nếu
người lập di chúc cư trú tại Việt Nam thì sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam, nếu người
lập di chúc cư trú tại nước ngoài thì pháp luật nước ngoài sẽ được đưa ra áp dụng để
giải quyết vấn đề về năng lực lập, thay đổi và hủy bỏ di chúc trong quan hệ thừa kế
theo di chúc có yếu tố nước ngoài nói trên.
16

Khoản 1 điều 768 Bộ luật dân sự 2005.


17

Khoản 2 điều 3 NĐ 138/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan

hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

19

SVTH: Nguyễn Thị Huyền


Pháp luật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài
Nếu người lập di chúc là người có hai hay nhiều quốc tịch thì theo quy định tại
khoản 2 điều 760 Bộ luật dân sự 2005 quy định: Nếu pháp luật Việt Nam dẫn chiếu
đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp
dụng đối với người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài là pháp luật của
nước mà người đó có quốc tịch và cư trú tại thời điểm phát sinh quan hệ dân sự. Nếu
người đó không cư trú tại một trong các nước mà người đó có quốc tịch thì sẽ áp dụng
pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mối quan hệ gắn bó nhất về quyền
và nghĩa vụ công dân. Từ quy định trên, pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng đối với
trường hợp người lập di chúc có quốc tịch và cư trú tại thời điểm phát sinh quan hệ
thừa kế theo di chúc có yếu tố nước ngoài. Khi người nước ngoài có hai hay nhiều
quốc tịch không cư trú tại một trong các nước mà người người lập di chúc có quốc tịch
thì áp dụng pháp luật nước mà người lập di chúc có quốc tịch và có mối quan hệ gắn
bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân. Để xác định nước nào trong các nước mà
người lập di chúc có quốc tịch có mối quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ thì tại
điều 5 Nghị định 138/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật
dân sự có yếu tố nước ngoài quy định: Đương sự có nghĩa vụ chứng minh trước cơ

quan có thẩm quyền của Việt Nam về mối quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ
công dân với hệ thống pháp luật được yêu cầu áp dụng. Trường hợp nếu mà đương sự
không chứng minh được về mối quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân
của mình đối với hệ thống pháp luật được yêu cầu thì sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam
để xác định năng lực lập, thay đổi và hủy bỏ di chúc.
Ví dụ: Ông A là người có hai quốc tịch nước X và nước Y, ông lập di chúc định
đoạt tài sản của mình cho người thừa kế. Sau khi ông chết thì có đương sự (là người
thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của ông A) yêu cầu cơ quan có thẩm quyền
Việt Nam xác định năng lực lập di chúc của ông A. Lúc này, cơ quan có thẩm quyền
Việt Nam sẽ dựa vào nơi cư trú của ông A tại thời điểm thực hiện việc lập, thay đổi di
chúc tại nước X hay nước Y để xác định năng lực lập di chúc của ông A. Nếu ông A
cư trú tại nước X thì năng lực lập di chúc của ông A xác định theo pháp luật nước X,
nếu ông A cư trú tại nước Y thì năng lực lập di chúc của ông A được xác định theo
pháp luật của nước Y. Nếu tại thời điểm lập di chúc, ông A không cư trú tại một trong
hai nước X và nước Y thì lúc này cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ yêu cầu
đương sự chứng minh mối quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ của công dân của
người lập di chúc đối với hệ thống pháp luật được yêu cầu áp dụng. Trường hợp nếu
mà đương sự không chứng minh được mối quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ
công dân của ông A đối với hệ thống pháp luật được yêu cầu thì sẽ áp dụng pháp luật
Việt Nam để xác định năng lực lập di chúc của ông A.
GVHD: Th.S Bùi Thị Mỹ Hương

20

SVTH: Nguyễn Thị Huyền


×