Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

TIỂU LUẬN Thỏa thuận nhằm ngăn cản sự tham gia vào thị trường của đối thủ cạnh tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT (ĐHQG - HCM)

KHOA LUẬT KINH TẾ

TIỂU LUẬN CÁ NHÂN

Thỏa thuận nhằm
ngăn cản sự tham gia
vào thị trường của
đối thủ cạnh tranh


Mục lục
Mục lục______________________________________________________________________________________
Lời giới thiệu_______________________________________________________________________________
I. Tổng quan______________________________________________________________________________
II. Nội dung chính________________________________________________________________________
1. Cơ sở lí luận___________________________________________________________________________
1.1. Khái niệm, đặc điểm về hành vi Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh______________
1.2. Hành vi thỏa thuận nhằm ngăn cản sự tham gia vào thị trường của các đối
thủ cạnh tranh________________________________________________________________________
2. Thực trạng____________________________________________________________________________
3. Đề xuất giải quyết____________________________________________________________________
III. Kết luận_______________________________________________________________________________
Danh mục tài liệu tham khảo______________________________________________________________

1|Page

1
2
3


4
4
4
6
7
8
9
10


Lời giới thiệu
***

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là một trong những vấn đề pháp lí nổi bật của
pháp luật nói chung và pháp luật cạnh tranh nói riêng; đây là vấn đề cần được quan
tâm nhiều hơn nữa để đảm bảo sự phát triển bền, vững và mạnh của đất nước.
Trong đề tài này, để đảm bảo nghiên cứu sâu, tôi sẽ đề cập chủ yếu đến hành vi
Thỏa thuận nhằm ngăn cản sự gia nhập vào thị trường của các đối thủ cạnh tranh một trong những vấn đề nổi cộm và cần được chú { hơn không những từ phía những
nhà làm luật mà còn từ các doanh nghiệp để đảm bảo được lợi ích của mình.
Những vấn đề được nêu ra trong đề tài này được tổng hợp từ nhiều quan điểm
của những chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về Luật Cạnh tranh, những đề xuất,
giải pháp đưa ra dựa trên kinh nghiệm thực tế của các chuyên gia về luật và sự tổng
hợp, đánh giá của tác giả từ đó có những quan điểm khách quan, bao quát và sâu
hơn.
Đề tài hy vọng sẽ đạt được những yêu cầu nhất định về lí luận và cả thực tiễn đáp
ứng được yêu cầu của môn học đồng thời là nền tảng kiến thức về Hành vi thỏa
thuận nhằm ngăn cản sự gia nhập vào thị trường của các đối thủ cạnh tranh.

2|Page



I. Tổng quan:
Bài tiểu luận nêu lên các vấn đề xoay quanh các “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh”
nói chung và “THỎA THUẬN NHẰM NGĂN CẢN SỰ GIA NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG CỦA
CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH” nói riêng. Bài tập trung làm rõ về mặt lí luận các vấn đề
xoay quanh “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh” làm tiền đề để giải thích về “Thỏa
thuận nhằm ngăn cản sự gia nhập vào thị trường của các đối thủ cạnh tranh” thực
chất là một trong các hành vi “Thỏa thuận cạnh tranh” của các nhà làm luật, từ các
cơ sở lí luận đó đối chiếu với thực tiễn để có các nhìn khách quan và toàn diện nhất.
Đề tài “THỎA THUẬN NHẰM NGĂN CẢN SỰ GIA NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC
ĐỐI THỦ CẠNH TRANH” cần được quan tâm nhiều hơn trong lí luận cũng như trong
thực tiễn. Nhiều năm trở lại đây, các doanh nghiệp trên toàn lãnh thổ Việt Nam đang
trong giai đoạn phát triển vượt bậc, thời điểm Luật cạnh tranh ra đời cũng đánh dấu
những bước đầu sự quan tâm của các nhà làm luật cũng như đánh dấu tầm quan
trọng của việc đảm bảo nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ và bền vững. Nền
kinh tế Việt Nam còn non trẻ và nhiều biến động so với nhiều nước nhưng Việt Nam
lại là thị trường phong phú và hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó đặt ra
những thách thức nhất định cho bộ máy quản lí Việt Nam để vừa đảm bảo hấp dẫn
doanh nghiệp nước ngoài lớn mạnh vừa bảo vệ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
trong nước tồn tại và phát triển - làm cơ sở cho sự phát triển ngày càng mạnh mẽ và
bền vững của nền kinh tế Việt Nam.
Đề tài đã đưa ra những dẫn chứng, ví dụ cụ thể trên thực tế để minh chứng một
cách sinh động hơn về thực trạng các hành vi Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, trong
đó nổi bật là hành vi Thỏa thuận nhằm ngăn cản sự gia nhập vào thị trường của các
đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó, các giải pháp đề xuất được tổng hợp và đề ra để
hoàn thiện hơn về mặt lí thuyết của pháp luật cạnh tranh; về mặt thực tiễn, các đề
xuất đưa ra nhằm tạo giải pháp cho Cơ quan có thẩm quyền cân nhắc hơn về từng
trường hợp xử lí các vấn đề xoay quanh Thỏa thuận hạn nhằm ngăn chặn sự gia nhập
vào thị trường của các đối thủ cạnh tranh, hoàn thiện bộ máy giải quyết cạnh tranh


3|Page


II. Nội dung chính:
Hành vi thỏa thuận nhằm ngăn cản sự tham gia vào thị trường của đối thủ cạnh
tranh là một trong các hành vi nằm trong nhóm hành vi “Thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh” được qui định trong Luật Cạnh tranh 2004.
1. Cơ sở lí luận:
1.1. Khái niệm, đặc điểm về hành vi Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh:
Trong kinh tế học, hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh (Cartel) được nhìn
nhận là sự thống nhất hành động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc
loại bỏ sức ép của cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động một cách độc
lập giữa các đối thủ cạnh tranh. Từ điển Chính sách thương mại quốc tế định
nghĩa Cartel là một thỏa thuận chính thức hoặc không chính thức để đạt được
kết quả có lợi cho các hàng có liên quan, nhưng có thể có hại cho các bên khác 1.
Luật Cạnh tranh Việt Nam không đưa ra khái niệm mà sử dụng phương pháp
liệt kê các thỏa thuận bị coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm: thỏa
thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thỏa thuận
phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thỏa
thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán, hàng hóa,
dịch vụ; thỏa thuận hạn chế phát triểnkỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thỏa
thuận áp đặt cho các doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua bán
hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không
liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm
không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên
của thỏa thuận; thông đồng để một hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu
trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ 2.
Những đặc trưng cơ bản của hành vi Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh:
- Về chủ thể: Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh trah diễn ra giữa các doanh

nghiệp là đối thủ cạnh tranh của nhau, tức là:
+ Các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận cùng trên thị trường liên quan;
+ Các doanh nghiệp phải hoạt động độc lập với nhau, không phải là những
người liên quan của nhau theo pháp luật doanh nghiệp; không cùng trong một
1
2

Kh Walter Goode, sđd, tr 47.
Điều 8, Luật cạnh tranh 2004.

4|Page


tập đoàn kinh doanh, không cùng là thành viên của tổng công ty. Những hành
động thống nhất của tổng công ty, của một tập đoàn kinh tế hoặc của các công ty
mẹ, con, không được pháp luật cạnh tranh coi là thỏa thuận bởi thực chất các
tập đoàn kinh tế nói trên cho dù bao gồm nhiều thành viên cũng chỉ là một chủ
thể thống nhất.
- Về hình thức: đó là sự thông nhất cùng hành động của các doanh nghiệp. Một
khi chưa có sự thống nhất cùng hành động giữa các doanh nghiệp tham gia thì
chưa thể kết luận có sự tồn tại của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh phải được hình thành từ sự thống nhất
ý chí của các doanh nghiệp tham gia về việc thực hiện một hành vi hạn chế
cạnh tranh. Hình thức pháp lý của sự thống nhất ý chí không ảnh hưởng đến
việc định danh thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Do đó, chỉ cần hội đủ hai điều
kiện là có sự thống nhất ý chí và các doanh nghiệp đã cùng thống nhất thực
hiện một hành vi hạn chế cạnh tranh là có thể kết luận đã có thỏa thuận hạn
chế cạnh tranh cho dù thỏa thuận đó bằng băn bản hay lời nói, thỏa thuận
công khai hay thỏa thuận ngầm.
Cần phân biệt sự thống nhất ý chí và thống nhất về mục đích. Việc xác định

một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, chỉ cần chứng minh rằng các doanh
nghiệp tham gia đã có sự thống nhất ý chí mà không nhất thiết cần phải có
cùng mục đích. Trong việc định danh một thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, cơ
quan có thẩm quyền không chỉ kiểm tra có sự tồn tại thực sự của một thỏa
thuận hay sự thống nhất ý chí, mà còn phải khẳng định được rằng thỏa thuận
đó chắc chắn xuất phát từ { chí độc lập của các bên và không chịu sự ràng
buộc từ bên ngoài.
- Về nội dung: các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thường dựa vào yếu tố cơ bản
của quan hệ thị trường mà các doanh nghiệp đang cạnh tranh nhau.
Các yếu tố cơ bản của quan hệ thị trường mà các doanh nghiệp đang cạnh
tranh nhau có thể kể như giá, thị trường, trình độ kỹ thuật, công nghệ, điều
kiện ký kết hợp đồng và nội dung của hợp đồng.
- Hậu quả: các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sẽ giảm, sai lệch và cản trở cạnh
tranh trên thị trường.
Sự thống nhất { chí đã liên kết các doanh nghiệp độc lập với nhau nhằm
tạo nên sức mạnh chung trong quan hệ với khách hàng hoặc trong quan hệ
cạnh tranh với những doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận. Thế nên hậu

5|Page


quả đầu của thỏa thuận gây ra cho thị trường là xoá bỏ cạnh tranh giữa những
doanh nghiệp tham gia. Khi nội dung thỏa thuận được hình thành, tạo ra
những tiêu chuẩn chung về giá, về kỹ thuật, về công nghệ, về điều kiện giao
kết hợp đồng… các doanh nghiệp đang từ đối thủ cạnh tranh của nhau sẽ
không còn cạnh tranh với nhau nữa. Bằng sức mạnh chung (nếu sự liên kết tạo
nên sức mạnh thị trường) và bằng việc thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh,
các doanh nghiệp tham gia có thể gây thiệt hại cho khách hàng khi đặt ra các
điều kiện giao dịch bất lợi cho họ hoặc gây thiệt hại cho các doanh nghiệp
không tham gia thỏa thuận 3.

1.2. Hành vi thỏa thuận nhằm ngăn cản sự tham gia vào thị trường của
các đối thủ cạnh tranh
Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị
trường là việc thống nhất thực hiện những hành vi nhằm tạo nên các rào cản
ngăn trở việc gia nhập thị trường bằng cách gây khó khăn cho hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp khác, làm giảm tính hấp dẫn của thị trường.
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP, cấu thành pháp lý
của thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác gia nhập thị
trường bao gồm các yếu tố sau:
- Thứ nhất, đối tượng bị ngăn cản là các doanh nghiệp đang có nhu cầu gia
nhập thị trường nhưng không tham gia thỏa thuận.
Các doanh nghiệp bị ngăn cản có thể là những tổ chức, cá nhân kinh
doanh đang hoạt động ở thị trường khác, nhưng đang có nhu cầu đầu tư hoặc
chuyển hướng kinh doanh; hoặc có thể là những nhà đầu tư tiềm năng đang có
nhu cầu đầu tư vốn vào thị trường bị ngăn cản.
- Thứ hai, về nội dung, các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận đã thống
nhất thực hiện một trong các hành vi sau:
Thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận.
Hành vi này còn được gọi là hành vi cấm vận hay tẩy chay doanh nghiệp khác.
Hành vi trên không chỉ cô lập để tạo ra những áp lực tâm lý mà còn gây ra
những khó khăn cho doanh nghiệp bị ngăn cản trong việc tiếp cận nguồn thông
tin của thị trường, nguồn nguyên liệu….

3

Giáo trình Luật cạnh tranh, Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG - HCM)

6|Page



Thống nhất yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ khách hàng của mình không mua, bán
hàng hoá, không sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp không tham gia thoả
thuận. Với hành vi này, các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận mong muốn
phong tỏa mạng lưới phân phối, tiêu thụ hoặc nguồn cung cấp hàng hóa, dịch
vụ của họ, không cho doanh nghiệp tiềm năng khai thác khi tham gia thị
trường.
Thống nhất mua, bán hàng hoá, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp
không tham gia thoả thuận không thể tham gia thị trường liên quan. Bằng
hành vi này, các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận chấp nhận giảm lợi nhuận,
thậm chí chấp nhận không có lợi nhuận nhằm làm cho thị trường liên quan
không còn hấp dẫn với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp không tham gia thỏa
thuận.
Sự từ chối của các khách hàng, của nhà phân phối, hoặc người bán lẻ đã
gây khó khăn cho doanh nghiệp tiềm năng trong việc xây dựng thị trường tiêu
thụ sản phẩm; tạo ra những thông tin về giá không chính xác bằng cách bán
hàng hoá, dịch vụ với mức giá đủ để cho các doanh nghiệp không tham gia
thỏa thuận không thể gia nhập thị trường liên quan (áp đặt giá ngăn cản). Với
mức giá ngăn cản nói trên, thỏa thuận của các doanh nghiệp đã gửi thông điệp
đến những doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận rằng với phản ứng của
họ, doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận khó có thể thu hồi vốn hoặc kinh
doanh hiệu quả nếu họ thực hiện { định tham gia thị trường liên quan. Thông
điệp đó làm cho các doanh nghiệp là đối tượng bị ngăn cản phải e ngại mà từ
bỏ { định của mình.
2. Thực trạng:
Trong thực tế của thị trường Việt Nam, đã từng tồn tại những ví dụ liên quan
đến những thoả thuận về giá như trường hợp thỏa thuận của các hãng taxi trong
Hiệp hội taxi vào năm 2000, 2001; hoặc vụ việc các doanh nghiệp bảo hiểm thỏa
thuận tăng mức phí tối thiểu đối với dịch vụ bảo hiệm vật chất xe ôtô vào năm
2008.
Ngày 25/3/2000 Hợp tác xã Sao Việt đã gây chấn động mạnh tới Hiệp hội Taxi

thành phố Hồ Chí Minh với 14 doanh nghiệp bởi việc công bố giá cước taxi là
10.000 đồng/2 km đầu và 5.000 đồng/km tiếp theo, thấp hơn 2.000 đồng so với
giá 12.000 đồng/2 km đầu của Hiệp hội. Chưa hết, tới giữa tháng 4/2000 Sao Việt
đã họp xã viên và một lần nữa gây chấn động Hiệp hội khi biểu quyết thông qua
giá cước mới 8.000 đồng/2 km đầu và 4.500 đồng/km tiếp theo. Sự thành công và

7|Page


sự ủng hộ của khách hàng đối với Sao Việt thể hiện cụ thể bằng sự phát triển từ
vài chục xe ban đầu lên đến 216 xe. Điều kz lạ là thành công đó lại gặp sự chống
đối quyết liệt của chính Hiệp hội Taxi thành phố Hồ Chí Minh. Bằng sự độc quyền
của mình, 14 doanh nghiệp taxi thành phố Hồ Chí Minh ngay sau khi thành lập
Hiệp hội năm 1997 đã thống nhất đồng loạt tăng giá cước từ 6.000 đồng/km đầu
tiên lên 12.000 đồng/2 km đầu và 5.000 đồng/km tiếp theo. Nay với sự tham gia
của Sao Việt, một yếu tố cạnh tranh lành mạnh xuất hiện, thế độc quyền kìm hãm
sự phát triển đã bị phá vỡ và người được lợi là khách hàng 4 ...
Tháng 10/2008, 20 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm đã cùng nhau k{ bản
thỏa thuận về mức phí bảo hiểm tiêu chuẩn ôtô. Theo đó, mức phí bảo hiểm tăng
từ 1,3% lên 1,56%/năm. Những doanh nghiệp tham gia ký thỏa thuận mà không
thu đúng sẽ bị hiệp hội bảo hiểm phạt 10% số phí bảo hiểm thu được của hợp
đồng vi phạm nhưng tối thiểu 10 triệu đồng đối với bảo hiểm tàu biển và 5 triệu
đồng với bảo hiểm hàng hóa. Trong bản thỏa thuận đã khẳng định việc thống nhất
tăng phí bảo hiểm nhằm giảm những thiệt hại do cạnh tranh gây ra cho các doanh
nghiệp và đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp 5 .
3. Đề xuất giải quyết
Về xử lý hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm
loại bỏ đối thủ cạnh tranh
Pháp luật quy định cụ thể những trường hợp được bán dưới giá thành mà
không bị coi là hành vi bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ

cạnh tranh, đó là: (i) Hạ giá bán hàng hóa tươi sống; Hạ giá bán hàng hoá tồn kho
do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức, không phù hợp với thị hiếu người tiêu
dùng; Hạ giá bán hàng hoá theo mùa vụ; Hạ giá bán hàng hoá trong chương trình
khuyến mại theo quy định của pháp luật; Hạ giá bán hàng hoá trong trường hợp
phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh, thay đổi địa điểm,
chuyển hướng sản xuất, kinh doanh; Các biện pháp thực hiện chính sách bình ổn
giá của nhà nước theo quy định hiện hành của pháp luật về giá.
Các trường hợp hạ giá bán quy định nêu trên phải được niêm yết công khai, rõ
ràng tại cửa hàng, nơi giao dịch về mức giá cũ, mức giá mới, thời gian hạ giá. Còn
các nếu không thuộc các trường hợp nêu trên coi như bị xác định bán hạ giá là
hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

4
5

Báo Lao động số 83 ngày 26/4/2000
Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh, số ra ngày 26/11/2008, tr 11.

8|Page


Theo cách hiểu thông thường, bán hạ dưới giá thành là hành vi của những
doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính, nhằm chịu lỗ trong một thời gian nhất định,
đến khi các đối thủ cạnh tranh thuộc các doanh nghiệp nhỏ không chịu nổi áp lực
về giá thì họ bắt buộc phải lựa chọn: Thứ nhất, bán đúng giá để đảm bảo hoạt
động của doanh nghiệp, nghĩa là bán với giá cao hơn đối thủ cạnh tranh đưa ra,
điều này dẫn đến thị trường sẽ không chấp nhận, hàng hóa sẽ bị lưu kho; thứ hai,
bán hạ giá thấp hơn giá thành sẽ dẫn đến doanh nghiệp thua lỗ, và đến một thời
điểm nhất định nào đó sẽ không đảm bảo cho việc tồn tại hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp. Đến thời điểm đó, đối thủ cạnh tranh sẽ bù đắp các khoản lỗ bằng

cách: Bán đúng với giá doanh nghiệp xây dựng hoặc tăng thêm do sự khan hiếm
của hàng hóa nên thị trường phải chấp nhận; doanh số sẽ tăng thêm do không còn
đối thủ sản xuất loại hàng hóa tương tự.
Như vậy, nếu xét tại thời điểm cạnh tranh không lành mạnh thì doanh nghiệp
có hành vi vi phạm sẽ không có lãi, như đã phân tích nêu trên. Tuy vậy, để xử lý
hành vi vi phạm này, pháp luật lại quy định ngoài việc bị xử phạt tiền, còn bị áp
dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện
được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi
nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Thiết nghĩ, đối với hành vi vi
phạm trong lĩnh vực này khó có thể che giấu; do vậy sẽ bị cơ quan có thẩm quyền
phát hiện hoặc các doanh nghiệp có liên quan sẽ khiếu nại ngay từ thời điểm bắt
đầu đối tượng có hành vi vi phạm; do vậy, đề nghị bỏ quy định “tịch thu toàn bộ
khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm”, vì không cần thiết.

III. Kết luận
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là điều không tránh khỏi trong mỗi quốc gia.
Đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc khuyến khích ngày càng nhiều
doanh nghiệp tham gia vào thị trường là một động lực không nhở sự phát triển, đóng
góp vào sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia hằng năm; thế nên, việc bảo vệ các
doanh nghiệp đang chập chững gia nhập vào thị trường trước những Hạn chế nhằm
ngăn cản sự gia nhập vào thị trường là hết sức cần thiết và cần được quan tâm nhiều
hơn nữa.

9|Page


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Walter Goode, Từ điển Chính sách thương mại quốc tế (sách dịch, NXB
thống kê, 1997).
 Luật cạnh tranh 2004

 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP
 Giáo trình Luật cạnh tranh, Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG - HCM)
 Báo Lao động số 83 ngày 26/4/2000
 Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh, số ra ngày 26/11/2008

10 | P a g e



×