Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

Quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường ở trường tiểu học Chu Hoá, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.21 KB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LÊ THỊ LAN ANH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VĂN HOÁ
NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CHU HOÁ,
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LÊ THỊ LAN ANH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VĂN HOÁ
NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CHU HOÁ,
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành

: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số

: 60.14.01.14



Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ THUÝ HẰNG

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực. Những
kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thị Lan Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện tại trường
Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới cô giáo - TS. Vũ Thị Thuý Hằng - người cô đã trực tiếp hướng dẫn em
trong suốt quá trình em nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Em xin chân
thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Quản lý giáo dục – Trường
ĐH Giáo dục đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong quá trình học tập và rèn
luyện ở trường, cũng như trong thời gian hoàn thành bài luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo - chuyên viên phòng GD&ĐT
TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Ban giám hiệu cùng các thầy cô giáo và các em học
sinh Trường Tiểu học Chu Hoá đã tạo điều kiện giúp đỡ em thực hiện luận văn
này.

Do khả năng và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học của em còn hạn chế,
thời gian nghiên cứu có hạn nên kết quả nghiên cứu có thể còn những thiếu
sót, kính mong nhận được nhiều đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề
tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thị Lan Anh

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BGH
BGH
CB- GV- HS
CBQL
GD
GD&ĐT

:
:
:
:
:
:

Ban giám hiệu
Ban giám hiệu
Cán bộ- giáo viên - học sinh

Cán bộ quản lý
Giáo dục
Giáo dục và đào tạo

GVCN
HT

NT
QL
QLGD
TH
VH
VHNT
XH

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Giáo viên chủ nhiệm
Hiệu trưởng
Lãnh đạo
Nhà trường

Quản lý
Quản lý giáo dục
Tiểu học
Văn hoá
Văn hóa nhà trường
Xã hội

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan......................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................ii
Danh mục các từ viết tắt...................................................................................iii
Mục lục.............................................................................................................iv
Danh mục các bảng........................................................................................viii
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY
DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC...................6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.................................................................6
1.1.1. Các nghiên cứu về văn hóa nhà trường...............................................6
1.1.2. Nghiên cứu về quản lý văn hóa nhà trường.........................................8
1.2. Một số khái niệm cơ bản........................................................................10
1.2.1. Quản lý và quản lý nhà trường..........................................................10
1.2.2. Văn hóa và văn hóa nhà trường.........................................................12
1.2.3. Xây dựng văn hóa nhà trường...........................................................16
1.2.4. Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường.................................................17
1.3. Trường Tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam..........18
1.4. Một số vấn đề lý luận về hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường
ở trường tiểu học...........................................................................................20

1.4.1. Vai trò xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Tiểu học...................20
1.4.2. Mục tiêu xây dựng văn hóa nhà trường ở trường tiểu học................22
1.4.3. Nội dung xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường Tiểu học.............22
1.4.4. Một số yêu cầu xây dựng văn hóa nhà trường ở trường tiểu học.........24
1.5. Lý luận về quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường ở
trường tiểu học...............................................................................................25
1.5.1. Vai trò quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường...................25
1.5.2. Nội dung quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường..............26
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động xây dựng văn hóa
nhà trường ở trường tiểu học.......................................................................29

iv


1.6.1. Các yếu tố chủ quan..........................................................................29
1.6.2. Các yếu tố khách quan.......................................................................31
Kết luận chương 1.........................................................................................33
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CHU HÓA,
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ...............................................34
2.1. Khái quát về Trường Tiểu học Chu Hóa, TP Việt Trì, tỉnh Phú
Thọ 34
2.2. Giới thiệu về tổ chức khảo sát...............................................................35
2.2.1. Mục tiêu khảo sát..............................................................................35
2.2.2. Nội dung khảo sát..............................................................................36
2.2.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát...........................................................36
2.2.4. Phương pháp khảo sát........................................................................36
2.3. Thực trạng văn hóa nhà trường của Trường Tiểu học Chu hóa,
TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ..............................................................................36
2.3.1. Đánh giá của học sinh về văn hóa nhà trường của Trường Tiểu

học Chu Hóa................................................................................................36
2.3.2. Đánh giá của GV, CBQL về văn hóa học tập của học sinh..............38
2.3.3. Đánh giá của GV, CBQL về thực trạng văn hóa giảng dạy của
giáo viên......................................................................................................40
2.3.4. Thực trạng môi trường, cảnh quan sư phạm của Trường TH Chu Hóa
43
2.4. Thực trạng hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường của Trường
Tiểu học Chu Hóa..........................................................................................45
2.4.1. Nhận thức của GV, CBQL về mục tiêu và nội dung xây dựng văn
hóa nhà trường của Trường Tiểu học Chu Hóa hiện nay............................45
2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng văn hóa học tập cho học
sinh của Trường Tiểu học Chu Hóa.............................................................47
2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng văn hóa giảng dạy của
Trường TH Chu Hoá....................................................................................53

v


2.4.4. Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng môi trường và các điều
kiện phục vụ hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường...............................60
2.4.5. Thực trạng lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng văn hóa nhà trường ở
Trường Tiểu học Chu Hóa...........................................................................64
2.4.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động xây dựng VHNT
của Trường TH Chu Hóa.............................................................................69
Kết luận chương 2.........................................................................................73
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VĂN
HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CHU HÓA, THÀNH
PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ..............................................................74
3.1. Một số căn cứ định hướng quản lý hoạt động xây dựng văn hóa
nhà trường ở Trường Tiểu học Chu Hóa, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.......74

3.1.1. Định hướng phát triển giáo dục bậc tiểu học của tỉnh Phú Thọ........74
3.1.2. Định hướng phát triển GD&ĐT của thành phố Việt Trì....................75
3.1.3. Một số định hướng phát triển của Trường Tiểu học Chu Hóa...........77
3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp xây dựng VHNT ở trường TH
Chu Hóa, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ............................................................77
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn....................................................77
3.2.2. Đảm bảo tính kế thừa........................................................................78
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu....................................................78
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo phát huy vai trò chủ thể của các lực lượng
trong nhà trường..........................................................................................79
3.3. Một số biện pháp quản lý xây dựng VHNT ở trường TH Chu
Hóa, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ....................................................................79
3.3.1. Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức về xây dựng văn hóa nhà
trường cho cán bộ, giáo viên, học sinh và các lực lượng có liên quan...........79
3.3.2. Xây dựng kế hoạch tổng thể các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường
trên cơ sở phát huy trí tuệ tập thể lãnh đạo và các thành viên nhà trường............83
3.3.3. Thống nhất quy trình tổ chức và quy tắc ứng xử trong xây dựng
văn hoá nhà trường......................................................................................86

vi


3.3.4. Chỉ đạo giáo viên và các thành viên nhà trường tích cực tham gia
hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường.....................................................89
3.3.5. Huy động các nguồn lực xã hội tham gia hoạt động xây dựng văn
hoá nhà trường.............................................................................................91
3.3.6. Tổ chức giám sát, đánh giá thường xuyên các hoạt động xây dựng
văn hóa nhà trường......................................................................................92
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp...........................................................94
3.5. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của biện pháp................................95

Kết luận chương 3.........................................................................................97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................102
PHỤ LỤC.....................................................................................................105

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đánh giá của học sinh về văn hóa nhà trường của Trường
Tiểu học Chu Hóa.........................................................................37
Bảng 2.2: Đánh giá của GV, CBQL về các biểu hiện VHHT của học
sinh Trường Tiểu học Chu Hóa....................................................38
Bảng 2.3: Thống kê số lượng HS vi phạm nội quy nhà trường năm học
2016 -2017....................................................................................40
Bảng 2.4: Đánh giá của GV, CBQL về VHGD của GV Trường Tiểu học
Chu Hóa........................................................................................41
Bảng 2.5: Đánh giá của GV, CBQL về môi trường và các điều kiện
phục vụ hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường........................43
Bảng 2.6: Nhận thức của GV, CBQL về nội dung xây dựng văn hóa
nhà trường ở Trường Tiểu học Chu Hóa......................................46
Bảng 2.7: Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng văn hóa học tập cho
học sinh Trường Tiểu học Chu Hóa..............................................47
Bảng 2.8: Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng văn hóa giảng dạy
của Trường Tiểu học Chu Hóa.....................................................54
Bảng 2.9: Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng môi trường và các
điều kiện phục vụ hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường
61
Bảng 2.10: Thực trạng lãnh đạo xây dựng văn hóa nhà trường ở
Trường Tiểu học Chu Hóa............................................................65

Bảng 3.1: Kết quả đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp
quản lý hoạt động xây dựng VHNT được đề xuất.......................95
Bảng 3.2: Kết quả đánh giá về mức độ khả thi của những biện pháp
quản lý hoạt động xây dựng VHNT đã đề xuất............................96

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa nhà trường (VHNT) là nền tảng tinh thần để nhà trường tồn tại
và phát triển, tạo nên cái “tôi” của nhà trường và định hướng cho các thành
viên nhà trường cùng nhau làm việc. Trong xu thế đổi mới và hội nhập hiện
nay, vấn đề xây dựng văn hóa nhà trường đang đặt ra nhiều thách thức đối với
công tác quản lý, lãnh đạo trường học. Xây dựng văn hóa lành mạnh trong các
nhà trường với ý nghĩa là tổ chức học tập trở nên tất yếu.
Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản thể hiện rõ sự quan
tâm đặc biệt tới hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường. Chỉ thị 06/CT-TW
ngày 7/11/2006 của Bộ Chính trị về việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức HCM”; Chỉ thị số 40/2008/CT - BGDĐT ngày
22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”,... Sự chỉ đạo, định hướng của Đảng, của Nhà nước,
của ngành Giáo dục và Đào tạo có ảnh hưởng to lớn việc tổ chức các hoạt
động xây dựng văn hóa nhà trường. Ở Việt Nam, những nghiên cứu quản lý
trường học thường dành cho những vấn đề chính sách, quản lý nhân sự,
quản lý chương trình giáo dục, quản lý tài chính, v.v... Thế nhưng, nghiên
cứu về văn hóa nhà trường và tìm kiếm các biện pháp quản lý hoạt động xây
dựng văn hóa nhà trường hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Các yếu tố
từ văn hoá nhà trường đang hàng ngày, hàng giờ tác động rất sâu sắc đến quá
trình giáo dục - đào tạo trong các nhà trường. Vậy các nhà Quản lý giáo dục

cần phải làm gì để xây dựng và phát triển một môi trường VHNT lành mạnh,
tích cực? Đây là câu hỏi lớn dành cho các nhà quản lý trường học, trong đó có
quản lý trường tiểu học.
Trường Tiểu học Chu Hóa, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ được coi là
một trong những trường top đầu của thành phố Việt Trì về chất lượng giáo
dục. Công tác quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trong những
năm qua đạt được nhiều thành tựu. Phần lớn học sinh nhà trường chăm ngoan,
học tập tốt, vâng lời thầy cô, biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè. Tập thể giáo viên

1


yêu trường, yêu lớp. Nhà trường có học sinh đạt học sinh giỏi cấp thành phố,
cấp tỉnh. Nhà trường có giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh. Năm
2016-2017 nhà trường đạt danh hiệu cơ quan văn hóa cấp tỉnh. Trước yêu cầu
đổi mới giáo dục của ngành, với mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học,
nhà trường phấn đấu đạt tiêu chí trường chuẩn cấp độ 2. Để thực hiện mục
tiêu đó, việc đánh giá thực trạng văn hóa nhà trường, xác định những điểm
mạnh và điểm yếu trong công tác quản lý hoạt động văn hóa nhà trường là
cần thiết và có ý nghĩa. Với mong muốn nghiên cứu và đề xuất các biện pháp
quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Tiểu học Chu hóa,
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, chúng tôi chọn đề tài:
“Quản lý hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường ở trường Tiểu học Chu
Hóa, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ" làm đề tài luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường
Tiểu học Chu Hóa, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động xây dựng văn
hoá nhà trường góp phần nâng cao chất lượng xây dựng văn hóa nhà trường hiện
nay. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học của Trường Tiểu
học Chu Hóa.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường ở trường tiểu học
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường ở trường
Tiểu học Chu Hóa, thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về xây dựng văn hóa nhà
trường tiểu học làm cơ sở lý luận về quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà
trường ở trường tiểu học.
4.2. Khảo sát thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường
Tiểu học Chu Hóa, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Phân tích nguyên nhân của
thực trạng.

2


4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà
trường ở Trường Tiểu học Chu Hóa, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Hoạt động xây dựng văn hoá nhà trường được thực hiện như thế nào ở
trường Tiểu học Chu Hoá, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ?
Cần có những biện pháp quản lý hoạt động xây dựng VHNT nào nhằm
nâng cao chất lượng văn hoá nhà trường ở trường Tiểu học Chu Hoá, thành phố
Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường của trường
Tiểu học Chu hóa đã đạt được nhiều thành tựu, đóng góp vào sự phát triển
của Nhà trường. Bên cạnh đó, quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà
trường của trường TH Chu Hóa vẫn còn có những hạn chế nhất định. Nếu đề

xuất được các biện pháp quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trên
cơ sở đánh giá khách quan thực trạng văn hóa nhà trường; kế hoạch hóa nội
dung xây dựng văn hóa nhà trường đảm bảo tính khoa học, thống nhất; tạo
động lực, khuyến khích và phát huy vai trò tự giác, tích cực dựa trên thế mạnh
của các thành viên, tổ chức nhà trường; xây dựng được cơ chế phối hợp hiệu
quả giữa các thành viên nhà trường thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng các
hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường Tiểu học Chu hóa hiện nay.
7. Phạm vi nghiên cứu
7.1. Giới hạn về nội dung và địa bàn nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung quản lý hoạt động xây dựng văn hóa
học tập của học sinh, văn hóa giảng dạy của giáo viên, hoạt động xây dựng môi
trường và các điều kiện phục vụ hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường ở
Trường Tiểu học Chu Hóa trong 2 năm học: 2015-2016 và 2016-2017.
7.2. Giới hạn về khách thể khảo sát
Luận văn tập trung vào khách thể khảo sát là giáo viên, cán bộ quản lý
hiện đang công tác tại trường Tiểu học Chu Hóa (36 người) và 102 học sinh
khối 4 và khối 5.

3


8. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa
những tài liệu, sách báo, tạp chí, luận văn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu,
hệ thống hóa thành cơ sở lý luận về văn hóa, văn hóa tổ chức, văn hóa nhà
trường, văn hóa nhà trường tiểu học.
8.2. Các nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
8.2.1. Phương pháp quan sát

Quan sát các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường của Trường Tiểu
học Chu Hóa nhằm thu thập, kiểm chứng các thông tin về: thực trạng hoạt
động học tập của học sinh, hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên, các
hoạt động xây dựng môi trường, điều kiện phục vụ hoạt động xây dựng văn
hóa nhà trường.
8.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Mục đích
Điều tra bằng phiếu để nắm bắt, tổng hợp và đánh giá thực trạng công
tác nhận thức, xây dựng văn hóa nhà trường. Tìm ra những hạn chế, tồn tại và
nguyên nhân của thực trạng đó.
Nội dung
Điều tra về thực trạng văn hóa nhà trường, thực trạng quản lý và tổ chức
các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường của trường Tiểu học Chu Hóa
Cách tiến hành
Xây dựng 01 phiếu trưng cầu ý kiến để xin ý kiến đánh giá của của đội
ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về các vấn đề liên quan đến công tác xây dựng
và phát triển văn hóa nhà trường hiện nay. Từ đó phân tích, đối chiếu, kết hợp
với phương pháp quan sát, phỏng vấn và các phương pháp khác nhằm để tổng
hợp kết quả, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà
trường của Trường Tiểu học Chu Hóa.

4


8.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Nhằm thu thập thông tin định tính về thực trạng quản lý hoạt động xây
dựng văn hóa nhà trường của Trường Tiểu học Chu Hóa, đề tài xây dựng 3 mẫu
phiếu dành cho CBQL, GV, Phụ huynh học sinh nhằm phỏng vấn, trao đổi với
cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh của nhà trường về các
vấn đề liên quan đến hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường hiện nay.

8.2.4. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia
Xin ý kiến tư vấn khoa học về khung lý luận của đề tài, về tính phù hợp
và khả thi của hệ thống các biện pháp đề xuất.
8.3.Nhóm phương pháp bổ trợ
Sử dụng toán thống kê với các phép toán định lượng như tính %, điểm
trung bình để xử lý và phân tích số liệu thu thập được bằng các phương pháp
nghiên cứu thực tiễn.
9. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Về lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết làm cơ sở lý luận về
quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Tiểu học.
- Về thực tiễn: Xác định thực trạng quản lý hoạt động xây dựng văn
hóa nhà trường ở trường Tiểu học Chu hóa hiện nay. Khái quát được những
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng đó. Đề xuất một số biện pháp
quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường cho trường Tiểu học Chu
Hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, phụ lục và tài liệu
tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động xây dựng VHNT ở
trường Tiểu học.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà
trường của Trường Tiểu học Chu Hóa, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường
ở Trường Tiểu học Chu Hóa, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1.

Các nghiên cứu về văn hóa nhà trường

Tổng hợp các nghiên cứu về văn hóa nhà trường, chúng tôi nhận thấy
các tác giả đang nghiên cứu dưới hai góc độ:
- Tiếp cận dưới góc độ văn hóa tổ chức: các nghiên cứu quan tâm nhiều
đến cấu trúc tổ chức và mối liên hệ giữa các bộ phận, cấu trúc trong tổ chức ấy.
Các nghiên cứu khẳng định, nhà trường là một tổ chức tương đối ổn định, là tổ
chức có tính chất hành chính - sư phạm. Các nghiên cứu dưới góc độ này đều
khẳng định văn hóa nhà trường là yếu tố quan trọng trong xây dựng và phát
triển nhà trường.
Trong bài báo cáo “Văn hóa tổ chức - hình thái cốt lõi của VHNT” (Phạm
Quang Huân, 2007) in trong Kỷ yếu Hội thảo văn hóa học đường (Viện Nghiên
cứu sư phạm, trường ĐHSP Hà Nội), tác giả đã phân tích vai trò, đặc điểm của
nhà trường - một tổ chức hành chính-sư phạm, từ đó khẳng định: văn hóa nhà
trường là văn hóa tổ chức, chỉ ra vai trò, cấu trúc của văn hóa nhà trường, yêu
cầu đối với hiệu trưởng trong xây dựng văn hóa nhà trường.
Các nghiên cứu về văn hóa nhà trường dưới góc độ văn hóa học
đường đề cập đến nhiều nội dung phong phú. Có thể kể đến rất nhiều bài báo
khoa học trong chủ đề này như: “Bàn về một số nội dung cơ bản của văn hóa
học đường” (2009) của Nguyễn Ngọc Phú, “Giáo dục giá trị xây dựng văn hóa
học đường” (2009) của Phạm Minh Hạc, “Văn hóa học đường- nhìn từ khía
cạnh lý luận và thực tiễn” (2009) của Vũ Dũng,… Một số đề tài như “Lý luận
phát triển văn hóa nhà trường phổ thông” của Nguyễn Tiến Hùng,… đã phân
tích tường minh khái niệm văn hóa học đường, chỉ ra những thành phần cấu
trúc tạo lập văn hóa học đường gắn với chủ thể hoạt động dạy, hoạt động học
trong nhà trường. Xác định văn hóa học đường là tổ hợp những giá trị tốt đẹp

hình thành và phát triển trong các hoạt động của nhà trường, phân biệt nhà

6


trường với các tổ chức khác. Theo đó, văn hóa học đường biểu hiện ở văn hóa
học, văn hóa dạy, văn hóa giao tiếp, ứng xử, các điều kiện về cơ sở vật chất
phục vụ hoạt động dạy và học trong nhà trường. Các tác giả đã đề xuất nhiều
biện pháp để xây dựng văn hóa học đường như nâng cao nhận thức cho các
thành viên nhà trường; tăng cường vai trò lãnh đạo, quản lý của tổ chức; thực
hiện các tác động tâm lý - xã hội; đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho các hoạt
động xây dựng văn hóa học đường.
Một số nghiên cứu về văn hóa người học, tiếp cận dưới góc độ hẹp như
giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh; giáo dục hành vi kỷ luật, nề nếp học
tập cho học sinh; hành vi văn hóa giao tiếp, ứng xử cho học sinh cũng được
các nhà nghiên cứu, các tác giả đề cập tới như là một yếu tố tạo lập bộ mặt
văn hóa nhà trường. Có thể kể đến các công trình: “Giáo dục hành vi đạo đức
cho học sinh nhỏ tuổi” (tác giả Mạc Văn Trang, 1983); “Biện pháp giáo dục
tính kỷ luật trong hoạt động học tập trên lớp cho học sinh đầu bậc tiểu học”
(tác giả Phạm Minh Hùng, 1999); “Hình thành tính kỷ luật học tập cho học
sinh lớp 1” (Tác giả Nghiêm Thị Phiến, 1996);… trình bày quan điểm giáo
dục hành vi tốt, hành vi đẹp cho người học là hành vi nề nếp, hành vi giao
tiếp, hành vi học tập tích cực. Coi đó là những văn hóa học tập cần hình thành
và phát triển cho học sinh.
Dưới góc độ coi văn hóa nhà trường là môi trường giáo dục, một số tác giả
đã tập trung làm rõ môi trường văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất phục vụ hoạt
động dạy tốt, học tốt trong nhà trường. Có thể kể đến một số nghiên cứu như:
Cuốn sách “Môi trường giáo dục” (Phạm Hồng Quang, 2006) trình bày
hệ thống khái niệm về môi trường giáo dục, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát
triển nhân cách người học. Trong đó đề cập đến hệ thống chuẩn mực, bầu không

khí tâm lý, sự hợp tác, hỗ trợ trong giảng dạy, học tập, khung cảnh trường học,
lớp học,…như là các yếu tố cấu thành môi trường giáo dục cần quan tâm trong
nhà trường.
Trong công trình “Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở” (Văn Đức
Thanh, 2001), tác giả đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường văn
hóa cơ sở, chỉ ra cấu trúc và các giai đoạn hình thành môi trường văn hóa, từ

7


đó đề xuất các biện pháp xây dựng môi trường văn hóa cơ sở, coi trọng các
biện pháp xây dựng nhận thức và xây dựng dư luận xã hội, bầu không khí tâm
lý tạo lập môi trường văn hóa.
Trong tác phẩm “Văn hóa giao tiếp ứng xử” (Đinh Viễn Trí, Đông
Phương Tri, 2003 ), (do Ngọc Anh dịch), các tác giả đã phân tích vấn đề theo
tiếp cận theo quan điểm văn hóa giao tiếp là những giá trị tốt đẹp, phù hợp
trong quá trình con người thực hiện hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ hoặc
phi ngôn ngữ. Từ đó liệt kê các biểu hiện văn hóa trong giao tiếp, ứng xử với
các hành vi điển hình: yêu cầu của hành vi chào hỏi, tạo ấn tượng trong giao
tiếp, giao tiếp hiệu quả. Đồng thời đưa ra một số yêu cầu, điều kiện để giao
tiếp, ứng xử thành công.
1.1.2.

Nghiên cứu về quản lý văn hóa nhà trường

Nghiên cứu về nội dung này, chúng tôi nghiên cứu một số công trình
tiêu biểu như:
Cuốn “Quản trị hiệu quả trường học” (K.B. EVERARD GEOFREY
MORRIS IAN WILSON, 2011) đề cập đến nhiều vấn đề về quản trị
trường học, trong đó có vấn về quản lý, quản trị môi trường gồm: môi

trường tự nhiên, sự tương tác, phối hợp với phụ huynh học sinh; vai trò
của người quản lý và các thành viên hội đồng trường trong xây dựng văn
hóa nhà trường.
Trong đề cương bài giảng “Quản lý văn hóa nhà trường” của GS
Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã trình bày chi tiết, hệ thống về khái niệm, cấu trúc của
văn hóa nhà trường, các đặc điểm của văn hóa thời kỹ thuật số. Từ đó, chỉ ra
những công việc lãnh đạo nhà trường cần thực hiện như xây dựng hệ thống
chuẩn mực văn hóa, đánh giá văn hóa nhà trường, lôi kéo học sinh tham gia
vào các hoạt động của nhà trường, hướn dẫn sự thay đổi, giao tiếp hiệu quả, tổ
chức các lễ hội kỷ niệm và lập hồ sơ văn hóa nhà trường.
Trong tác phẩm “Kiến giải về văn hóa nhà trường và quản lý xây dựng
văn hóa nhà trường” (Đặng Quốc Bảo, 2012) đã trình bày quan điểm về Văn
hóa nhà trường – là những giá trị tốt đẹp được hình thành và phát triển trong
quá trình hoạt động cùng nhau của các thành viên nhà trường, qua đó các

8


thành viên tự nguyện thực hiện và xây dựng văn hóa nhà trường. Tác giả trình
bày cấu trúc của văn hóa nhà trường gồm văn hóa giảng dạy, văn hóa học tập,
văn hóa môi trường và các điều kiện phục vụ xây dựng văn hóa nhà trường.
Tác giả chỉ ra vai trò lãnh đạo của hiệu trưởng và sự tích cực của các thành
viên nhà trường, sự đoàn kết, thống nhất, cởi mở, dân chủ trong quản lý là
những yếu tố then chốt trong xây dựng văn hóa nhà trường.
Bài báo “Vai trò của hiệu trưởng trong việc xây dựng văn hoá nhà
trường” (Trần Thi Bích Liễu, 2007) trong hội thảo Văn hóa học đường tổ
chức tại trường Đại học sư phạm Hà Nội trình bày một cách hệ thống về khái
niệm văn hóa nhà trường, vai trò của hiệu trưởng và những ảnh hưởng của
hiệu trưởng đến các thành viên nhà trường. Từ đó, tác giả đã trình bày những
đặc điểm của môi trường dạy và học trong một nhà trương có môi trường văn

hóa tốt và những tác động của môi trường giảng dạy tốt đến giáo viên, tác
động của môi trường học tập tốt đến học sinh và sự cộng hưởng của môi
trường giảng dạy tốt, môi trường học tập tốt đến chất lượng dạy và học, chất
lượng giáo dục nhà trường.
Luận án tiến sĩ “Quản lý trường tiểu học việt nam theo tiếp cận văn
hóa tổ chức” của tác giả Lê Thị Ngọc Thúy (2012) đã trình bày những cơ sở
lý luận, cơ sở thực tiễn trong quản lý trường tiểu học Việt Nam theo tiếp cận
văn hóa tổ chức. Tác giả đã chứng minh luận điểm: Quản lý trường tiểu học
việt nam theo tiếp cận văn hóa tổ chức chính là việc xây dựng các giá trị để
nhà trường là tổ chức văn hóa cao và là công cụ để quản lý nhà trường. Từ đó,
trên cơ sở xây dựng Chuẩn để đưa ra Bộ tiêu chí đánh giá nhà trường tiểu học
để nó trở thành thước đo đánh giá, định hướng cho việc xây dựng hệ thống
quản lý trường học đạt chuẩn quốc gia. Tác giả đề xuất hệ thống giải pháp
quản lý trường tiểu học theo tiếp cận văn hóa tổ chức ở VIệt Nam.
Rõ ràng, văn hóa nhà trường và quản lý văn hóa nhà trường là những
vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường, ảnh
hưởng đến giáo viên, học sinh, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và dạy học
của nhà trường. Trong quá trình tổng quan, chúng tôi nhận thấy, nghiên cứu
về văn hóa nhà trường và quản lý văn hóa nhà trường có tính chất chuyên sâu,

9


có những kiến giải khoa học chưa nhiều. Mặt khác, mỗi nhà trường có đặc
điểm văn hóa nhà trường khác nhau. Do mỗi nhà trường có lịch sử hình thành
khác nhau, có những đặc điểm riêng về truyền thống nhà trường, về đội ngũ
giáo viên, về cán bộ quản lý, về học sinh, về cơ sở vật chất,… Sự khác nhau
đó tạo ra bộ mặt văn hóa nhà trường khác nhau. Do đó, nghiên cứu về quản lý
văn hóa nhà trường là một khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu và làm sáng
rõ hơn. Mặt khác, chưa có nghiên cứu khoa học làm sáng rõ, toàn diện các

đặc điểm về văn hóa trường Tiểu học Chu hóa và đề xuất các giải pháp quản
lý văn hóa cho trường Tiểu học Chu Hóa. Vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề
tài “Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường Tiểu học Chu
Hóa” là nghiên cứu có ý nghĩa..
2. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.

Quản lý và quản lý nhà trường

2.1.1.1.

Quản lý

Hiện nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý xuất phát từ
cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu khác nhau. Định nghĩa khái niệm “quản
lý” có trong nhiều công trình nghiên cứu:
Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự
phân công, hợp tác lao động. Chính sự phân công, hợp tác lao động nhằm đến
hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao hơn trong việc đòi hỏi phải có sự chỉ huy
phối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh lý… phải có người đứng đầu. Đây là hoạt
động để người thủ trưởng phối hợp nỗ lực với các thành viên trong nhóm,
trong cộng đồng, trong tổ chức đạt được mục tiêu đề ra [1].
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Quản lý là sự tác
động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) - trong tổ
chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.
Cũng theo đó các tác giả còn phân định rõ hơn về hoạt động quản lý là
quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng kế
hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra [4].

10



Như vậy, có thể xem quản lý là một quá trình tác động có mục đích, có
kế hoạch dựa trên các chức năng đặc thù của chủ thể quản lý nhằm gây ảnh
hưởng đến khách thể quản lý thông qua cơ chế quản lý, nhằm đạt được mục
tiêu quản lý, từ đó nhằm thực hiện tốt nhất các mục tiêu của tổ chức.
Hiện nay, quản lý được định nghĩa rõ ràng hơn : “Quản lý là quá trình
đạt tới mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng: Kế hoạch Tổ chức- Chỉ đạo - Kiểm tra”.
Ta có thể thấy rằng: Quản lý là quá trình tác động có định hướng của chủ
thể quản lý đến khách thể quản lý trong tổ chức nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.
2.1.1.2.

Quản lý nhà trường

Nhà trường là tổ chức giáo dục, là đơn vị cấu trúc cơ sở của hệ thống
giáo dục quốc dân. Về mặt bản chât, trường học là tổ chức mang tính hành
chính- sư phạm. Các hoạt động giáo dục nhà trường thể hiện bản chất giai
cấp, bản chất xã hội và bản chất sư phạm.
Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo
dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình đưa nhà trường vận hành
theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với
ngành giáo dục, đối với thế hệ trẻ và đối với từng học sinh”. ( Phạm Minh Hạc
(1986), Một số vấn đề giáo dục và Khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội).
Khi nhìn nhận Nhà trường là bộ phận, thành phần của hệ thống giáo
dục quốc dân, các quan điểm, đường lối, chính sách giáo dục đều được thực
hiện trong nhà trường thì quản lý nhà trường có nghĩa là tổ chức các lực
lượng trong và ngoài trường, biến các quan điểm, đường lối, chủ trương,
chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước thành hiện thực.
Ở cấp độ Nhà trường, quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có
hướng đích của hiệu trưởng đến các thành viên của nhà trường (giáo viên, học

sinh, cán bộ nhà trường), đến các nguồn lực (cơ sở vật chất, tài chính, thông tin,
…) một cách hợp quy luật nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Nhà trường ở Việt Nam đa số có hình thức quản lý với chế độ một thủ
trưởng, tức là mỗi nhà trường đều có một hiệu trưởng và hội đồng giáo viên là
chủ thể quản lý trực tiếp vận hành hệ thống giáo dục. Bản chất của quản lý

11


trường học là quản lý quá trình giáo dục theo nghĩa rộng. Đối tượng quản lý
nhà trường có thể hiểu là tất cả các thành tố cấu thành quá trình giáo dục nhà
trường và những nguồn lực được huy động, sử dụng cho quá trình đó.
2.1.2.

Văn hóa và văn hóa nhà trường

2.1.2.1.

Khái niệm văn hoá.

Văn hóa là khái niệm có nội hàm rộng với nhiều cách hiểu khác nhau.
Về mặt thuật ngữ, văn hóa (culture) có xuất xứ từ chữ Latinh Culturacó nghĩa là khai hoang, trồng trọt, trông nom cây lương thực; nói ngắn gọn là
sự vun trồng. Sau đó, từ Cultura được mở rộng nghĩa, dùng trong lĩnh vực xã
hội chỉ sự vun trồng, giáo dục, đào tạo và phát triển mọi khả năng của con
người. Ở phương Đông, trong tiếng Hán cổ, từ Văn hóa bao gồm Văn là vẻ
đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ con người; có thể đạt được bằng
sự tu dưỡng của bản thân. Chữ Hóa trong văn hóa là việc đem cái Văn (cái
đẹp, cái tốt, cái đúng) để cảm hóa, giáo dục, hiện thực hóa trong thực tiễn,
trong đời sống. Như vậy, trong từ nguyên của cả phương Đông và phương
Tây đều có một nghĩa chung căn bản là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con

người (cá nhân, cộng đồng, xã hội loài người); cũng có nghĩa là làm cho con
người và cuộc sống trở nên tốt đẹp. [22]
Các quan niệm, định nghĩa nhấn mạnh tính giá trị của văn hóa thì coi
trọng tính chuẩn mực, xem văn hóa như là những cái tốt đẹp, hoàn thiện. Ví
dụ “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn , trong sự tương
tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [30, tr. 83].
Các quan niệm, định nghĩa nhấn mạnh nguồn gốc tạo thành văn hóa thì
coi văn hóa là tất cả các đặc điểm tạo ra sự khác biệt giữa con người với thế
giới động vật do con người có lao động, có ngôn ngữ, có ý thức. Ví dụ, Pitirim
Alexandrovich Sorokin (1889-1968) nhà xã hội học người Mỹ gốc Nga đưa ra
định nghĩa: Với nghĩa rộng nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra hay
được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân
tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau [30, tr. 12]. Cũng xuất
phát từ khía cạnh này, Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục

12


đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát sinh ngôn ngữ, chữ viết,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho
sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn,ở và các phương tiện sử dụng. Toàn bộ sáng tạo
và phát minh đó tức là văn hóa”. [3, tr. 17]
Các quan niệm, định nghĩa nhấn mạnh thành phần tạo lập văn hóa thì
coi trọng khía cạnh tổ chức cấu trúc của văn hóa. Ví dụ như Ralph Linton
(1893-1953) nhà nhân loại học người Mỹ cho rằng: “a. Văn hóa suy cho cùng
là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xã hội; b. Văn
hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên
của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa” [30, tr. 12];
Năm 2002 Unessco đã đưa ra định nghĩa, văn hóa là tổng thể những

nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách
của một xã hội hay nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật,
văn chương, những lối suy nghĩ, quyền cơ bản của con người; là những hệ
thống giá trị, những tập tục và tín ngưỡng. Văn hóa là tổng thể các hệ
thống giá trị, văn hóa là sự phát triển. [ 3, tr. 10]
Rõ ràng, nói đến văn hóa là nói đến con người - nói tới đặc điểm riêng
chỉ có ở loài người. Văn hóa được gắn với các giá trị chân - thiện - mỹ, là
những giá trị cơ bản nhằm nâng cao phẩm giá con người. Văn hóa có tính lịch
sử, tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh tương ứng có chức năng tổ chức
xã hội, điều chỉnh xã hội, chức năng giao tiếp, chức năng giáo dục, chức năng
thẩm mỹ, chức năng nhận thức.
Trong luận văn, chúng tôi thống nhất với quan niệm: văn hóa là tổng
thể các giá trị, chuẩn mực, là những cái tốt đẹp được tích lũy trong đời sống
con người làm khái niệm công cụ cho các nghiên cứu tiếp theo của luận văn.
2.1.2.2.

Văn hóa tổ chức

Văn hóa tổ chức là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và
hành vi ứng xử của một tổ chức tạo nên sự khác biệt của tổ chức với các tổ
chức khác.

13


Văn hóa tổ chức liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần của
một tổ chức. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu, triết
lý, các giá trị, phong cách lãnh đạo, quản lý…, bầu không khí tâm lý. Thể
hiện thành một hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy tắc ứng xử
được xem là tốt đẹp và được mỗi người trong tổ chức chấp nhận.

+ Các đặc tính cơ bản văn hóa tổ chức.
Qua nhiều công trình nghiên cứu về VH tổ chức có thể khái quát các
đặc tính cơ bản VH tổ chức bao gồm:
- Sự tự quản của các cá nhân trong tổ chức (trách nhiệm, tính độc lập,
ứng xử, phong cách làm việc…).
- Các cơ chế của tổ chức đó (các quy tắc, quy chế, điều lệ… riêng)
- Sự hỗ trợ của các nhà quản lý với nhân viên.
- Tinh thần đoàn kết và thể hiện tinh thần đồng đội trong tổ chức.
- Sự khen thưởng, cách khen thưởng và những căn cứ, cơ sở của nó.
- Xung đột, sức chịu đựng và cách giải quyết những xung đột.
- Các rủi ro có thể và sự chịu đựng những rủi ro có thể có,...
Văn hóa nhà trường là văn hóa của tổ chức. Nhà trường nào cũng có
VH của riêng mình. VH đó được hình thành như là kết quả của cả một quá
trình xây dựng có chủ đích rõ ràng của quản lý nhà trường cũng như sự thống
nhất của tập thể sư phạm.
2.1.2.3.

Văn hóa nhà trường

Nhà trường xuất hiện từ xa xưa, được xem là thành tựu vĩ đại trong sự phát
triển văn minh loài người. Nhà trường thực chất là cộng đồng học tập. Với ý
nghĩa là thiết chế chuyên biệt của xã hội, nơi tổ chức, thực hiện và quản lý quá
trình giáo dục tương ứng với chức năng, nhiệm vụ nhất định, văn hóa nhà trường
đặt ra như là một yếu tố cấu thành, ảnh hưởng đến sự phát triển của Nhà trường.
Văn hóa nhà trường chính là văn hoá một tổ chức học tâp. Đó là tập
hợp các giá trị và qui tắc được các cá nhân và các nhóm trong một tổ chức
chia sẻ với nhau. Các giá trị và qui tắc này qui định cách thức ứng xử của mọi

14



người với nhau và giữa những người trong tổ chức với các bên có liên quan
nằm ngoài tổ chức. Các giá trị có tính lịch sử, được tích lũy và xây dựng trong
quá trình tương tác giữa các chủ thể: nhà giáo, người học,… gắn với hoạt
động và thể hiện qua các hoạt động của nhà trường. Văn hóa nhà trường là cái
tốt, cái đẹp, cái hay mang những nét đặc trưng của nhà trường. Văn hóa Nhà
trường tạo ra môi trường thuận lợi để các chủ thể, mọi người trong nhà trường
giảng dạy, học tập, tương tác cùng nhau, mang lại cảm giác an toàn, đặc trưng
cho các chủ thể trong nhà trường.
Theo Kent D. Peterson và Terrence E. Deal: văn hóa nhà trường là
một dòng chảy ngầm của những chuẩn mực, giá trị, niềm tin, truyền thống
và nghi lễ được hình thành theo thời gian do con người làm việc cùng nhau,
giải quyết các vấn đề và đối mặt với các thách thức… định hình suy nghĩ,
cảm xúc và hành động của con người trong nhà trường… tạo cho nhà
trường sự khác biệt. [11]. Văn hóa nhà trường là tập hợp các chuẩn mực,
các giá trị, niềm tin và hành vi ứng xử … đặc trưng của một trường học tạo
nên sự khác biệt với các tổ chức khác.
*Các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường.
- Các mục tiêu và chính sách, các chuẩn mực và nội quy
- Biểu tượng. Các Giá trị và Truyền thống của nhà trường
- Niềm tin. Các loại thái độ. Cảm xúc và ước muốn cá nhân
- Các mối quan hệ giữa các nhóm và các thành viên
- Nghi thức và hành vi. Đồng phục
Theo mô hình tảng băng, văn hóa nhà trường bao gồm phần nổi và
phần chìm. Phần nổi là những dấu hiệu quan sát được như các biểu tượng,
logo,khẩu hiệu, biểu ngữ, trang phục, mục đích, mục tiêu cảu nhà trường,
chính sách và các quá trình, các mô tả công việc… Phần chìm là những vấn
đề liên quan đến tình cảm, niềm tin, các giá trị, nhu cầu và ước muốn cá nhân,
quyền lực và các ảnh hưởng, quan điểm về các mối quan hệ và tầm nhìn trong
công việc.

Văn hóa nhà trường liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, tinh thần
của một nhà trường. Nó biểu hiện trước hết trong tầm nhìn, sứ mạng, triết lý,

15


×