Tải bản đầy đủ (.docx) (171 trang)

Ảnh hưởng của tiếp cận tín dụng ngân hàng đến thu nhập hộ gia đình việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.9 MB, 171 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN LONG GIANG

ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾP CẬN TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG ĐẾN THU NHẬP HỘ GIA
ĐÌNH VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2019


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN LONG GIANG

ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾP CẬN TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG ĐẾN THU NHẬP HỘ GIA
ĐÌNH VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 9340201



LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.T
TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2019


i

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU............................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu............................................................................................ 3
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................ 3
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................................. 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................................ 4
1.4. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu.................................................................................... 5
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................... 5
1.4.2. Dữ liệu nghiên cứu............................................................................................................... 5
1.4.3. Đóng góp của luận án.......................................................................................................... 6
1.5. Kết cấu của luận án................................................................................................................. 6
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC.............8
2.1. Cơ sở lý thuyết.......................................................................................................................... 8
2.1.1. Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng............8
2.1.2. Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của tiếp cận tín dụng đến thu nhập.........................11
2.2. Lược khảo các nghiên cứu trước........................................................................................ 19
2.2.1. Các nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín
dụng……….................................................................................................................................... 19
2.2.2. Các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của tiếp cận tín dụng đến thu nhập.............24

2.3. Thực trạng tiếp cận tín dụng ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam.......................................................................................................................................... 30
Kết luận Chương 2........................................................................................................................ 41
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................... 44


ii

3.1. Quy trình nghiên cứu............................................................................................................ 44
3.2. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu.................................................................................. 46
3.2.1. Ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng
của hộ gia đình nông thông Việt Nam...................................................................................... 46
3.2.2. Ước lượng ảnh hưởng của tiếp cận tín dụng đến thu nhập....................................... 48
3.2. Dữ liệu nghiên cứu................................................................................................................ 54
Kết luận Chương 3........................................................................................................................ 55
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................ 57
4.1. Kết quả nghiên cứu và thảo luận các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng
ngân hàng của hộ gia đình nông thôn ở Việt Nam................................................................. 57
4.1.1. Kết quả thống kê mô tả..................................................................................................... 57
4.1.2. Kết quả hồi quy................................................................................................................... 72
4.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận về ảnh hưởng của tiếp cận tín dụng ngân hàng
đến thu nhập của hộ gia đình nông thôn ở Việt Nam............................................................ 85
4.2.1. Kết quả thống kê mô tả..................................................................................................... 85
4.2.2. Kết quả hồi quy................................................................................................................... 91
Kết luận Chương 4........................................................................................................................ 95
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................... 99
5.1. Kết luận.................................................................................................................................... 99
5.2. Các kiến nghị........................................................................................................................ 104
5.2.1. Đối với các ngân hàng.................................................................................................... 104
5.2.2. Đối với các hộ gia đình nông thôn............................................................................... 106

3.2.3. Đối với Chính phủ, Nhà nước....................................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 116


iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên Bả
3.1

Mô tả các biến trong nghiên cứu

4.1

Kết quả thống kê mô tả

4.2

Thực trạng tham gia hiệp hội của hộ

4.3
4.4
4.5
4.6

4.7

4.8

4.9
4.10

Ma trận tương quan mô hình khả nă

hàng (Heckman bước 1) năm 2014
Ma trận tương quan mô hình khả nă

hàng (Heckman bước 2) năm 2014
Ma trận tương quan mô hình khả nă

hàng (Heckman bước 1) năm 2016
Ma trận tương quan mô hình khả nă

hàng (Heckman bước 2) năm 2016
Kết quả phân tích mô hình Heckma
tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ
Nam
Kết quả phân tích mô hình Heckma
tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ
Nam
Kết quả thống kê mô tả

Ma trận tương quan mô hình ảnh hư

ngân hàng đến thu nhập năm 2014 v

4.11

Kết quả ước lượng mô hình DID cơ


4.12

Kết quả ước lượng mô hình DID m


iv

DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình
2.1

Mối quan hệ giữa tài chính, thu nhập
kỷ

2.2

Khung phân tích sinh kế bền vững

2.3

Quy luật lợi nhuận cận biên giảm dần

2.4

Lợi nhuận cận biên theo vốn với các

2.5

2.6.
2.7
2.8
2.9
2.10

Lợi nhuận cận biên theo vốn với hàm
kinh tế theo quy mô
Khung phân tích

Khoảng cách giới tính trong tiếp cận

vay mượn là nữ giới (2010–2016)
Quy mô khoản vay và khoảng cách g
2016)

Tiếp cận tín dụng ở các nước phát tri

Cơ cấu nguồn tín dụng ở các nền kin
nền kinh tế đang phát triển

2.11

Bản đồ vay chính thức trên thế giới

2.12

Tiếp cận tín dụng ở các nước

2.13


Sử dụng thẻ tín dụng ở các nước thu

2.14

2.15

Thực trạng nguồn gốc thu nhập của c
trên thế giới

Mối quan hệ giữa hệ thống thông tin
cận tín dụng

3.1

Quy trình nghiên cứu

3.2

Minh họa phương pháp DID

4.1
4.2

Thực trạng tiếp cận tín dụng ở nông
năm 2014 và năm 2016

Tiếp cận tín dụng theo giới tính của c



4.3

Tiếp cận tín dụng theo dân tộc

4.4

Tiếp cận tín dụng theo tình trạng hôn


v

4.5

Tiếp cận tín dụng theo giáo dục của chủ

4.6

Tiếp cận tín dụng theo tài trợ cá nhân

4.7

Tiếp cận tín dụng theo sổ tiết kiệm

4.8

Tiếp cận tín dụng theo mục đích vay the

4.9

Tín dụng thực tế sau vay


4.10

Tín dụng theo thế chấp tài sản

4.11

Tín dụng theo cú sốc thiên nhiên

4.12

Đồ thị phân phối của biến thu nhập năm

4.13

Đồ thị phân phối của biến thu nhập năm

4.14

Đồ thị phân phối của biến thu nhập năm


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu
CIEM
CP
DID

FAS
GFD

NHNN
OLS
Pooled-OLS

UNUWIDER

VARHS

VHLSS


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2016, tỷ lệ người dân sống ở khu
vực nông thôn của Việt Nam chiếm khoảng 68%, tương đương 61,2 triệu người. Do
vậy, nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực được Chính phủ đặc biệt quan tâm trong
những năm gần đây. Trong đó, điều tiết thị trường tín dụng ngân hàng được xem là
chính sách quan trọng của Chính phủ giúp xóa đói, giảm nghèo ở vùng nông thôn mà
hoạt động sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp là chủ yếu. Cụ thể, Nghị định số
55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn hay Quyết định số 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 về chương
trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông
nghiệp sạch đã được thực thi. Tuy nhiên, các hộ gia đình ở nông thôn lại gặp nhiều
khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng nói chung và tiếp cận tín dụng ngân hàng nói

riêng. Theo Báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
(CIEM) phối hợp cùng Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển thế giới của Trường Đại
học Liên hợp quốc (UNU-WIDER), Viện Khoa học Lao động và xã hội (ILSSA) dựa
trên số liệu Điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam (VARHS)
năm 2016, chỉ có khoảng 28% hộ gia đình có ít nhất một khoản vay, trong khi có tới
hơn 71% hộ không có khoản vay nào. Do đó, thực tiễn đặt ra cho các nhà hoạch định
chính sách Việt Nam nhằm tìm kiếm các giải pháp phù hợp để nâng cao khả năng tiếp
cận tín dụng (tiếp cận tín dụng) ngân hàng, từ đó cải thiện thu nhập cho các hộ gia
đình nông thôn Việt Nam.
Về mặt lý thuyết và nghiên cứu trước trên thế giới và tại Việt Nam có liên
quan ảnh hưởng của tiếp cận tín dụng ngân hàng lên thu nhập của hộ gia đình cho
thấy còn tồn tại nhiều kết quả trái ngược. Một số nghiên cứu cho thấy tiếp cận tín
dụng có ảnh hưởng tích cực lên thu nhập của hộ gia đình (Đinh Phi Hổ và Đông


2

Đức, 2015; Li và cộng sự, 2013). Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho rằng tiếp
cận tín dụng không cải thiện thu nhập của hộ (Phan Thị Nữ, 2013; Takahashi và cộng
sự, 2010). Trong nghiên cứu này, tác giả lấp đầy các khe hở nghiên cứu sau:
Thứ nhất, tác giả lựa chọn thời điểm nghiên cứu là năm 2014 và 2016 để loại
bỏ cú sốc về khủng khoảng kinh tế năm 2008 làm ảnh hưởng lên tính bền vững của
các hệ số ước lượng. Đây là điểm mới về phạm vi thời gian nghiên cứu mà các nghiên
cứu trước chưa cập nhật.
Thứ hai, nghiên cứu sử dụng phương pháp khác biệt trong sự khác biệt (DID)
kết hợp hồi quy dữ liệu gộp (Pooled-OLS) để đánh giá hiệu quả ảnh hưởng của tiếp
cận tín dụng ngân hàng đến thu nhập của hộ gia đình mà ít sử dụng phổ biến tại Việt
Nam (Đinh Phi Hổ và Đông Đức, 2015).
Thứ ba, hầu như chưa có nghiên cứu nào được thực hiện một cách có hệ thống
tại Việt Nam đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân

hàng mà sử dụng nhóm đối chứng là các hộ gia đình chỉ tiếp cận được tín dụng phi
ngân hàng nhằm đánh giá một cách toàn diện các yếu tố kiểm soát khác như đặc điểm
tài chính và tín dụng của hộ gia đình.
Thứ tư, một khe hở nghiên cứu khác mà nghiên cứu sẽ lấp đầy đó chính là
phạm vi mẫu rộng với 598 hộ gia đình trong 61 tỉnh/thành phố từ bộ Bộ dữ liệu Điều
tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) của năm 2014 và năm 2016 được
nghiên cứu lặp lại. Do đó, kết quả ước lượng sẽ mang tính tin cậy hơn với mẫu nhỏ
hơn mà các nghiên cứu sử dụng.
Cuối cùng, trong nghiên cứu này, đặc điểm tín dụng của hộ được khai thác đa
dạng hơn với nhiều khía cạnh như khoản thời gian đã vay các khoản vay chưa trả, chi
phí chi trả để có được khoản vay.


3

Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm nhận diện các nhân tố ảnh hưởng
đến tiếp cận tín dụng ngân hàng và ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng đến thu nhập
của hộ gia đình nông thôn Việt Nam.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và lý luận, mục tiêu tổng quát của nghiên cứu
này là nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng ngân hàng và ảnh
hưởng của tín dụng ngân hàng đến thu nhập của hộ gia đình nông thôn Việt Nam. Từ
đó, hai mục tiêu cụ thể được đặt ra như sau:
(i)

Nhận diện và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín

dụng ngân hàng của hộ gia đình nông thôn Việt Nam.
(ii)


Đo lường ảnh hưởng của tín dụng ngân hàng đến thu nhập của hộ gia đình

nông thôn Việt Nam.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, ba câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:
(i)

Thực trạng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ gia đình nông thôn Việt

Nam trong năm 2014 và năm 2016 như thế nào?
(ii)
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân
hàng của
hộ gia đình nông thôn Việt Nam?
(iii)

Tín dụng ngân hàng có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình nông

thôn Việt Nam như thế nào?


4

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng
ngân hàng dưới hai khía cạnh (i) khả năng nhận được các khoản vay ngân hàng so với
nhóm đối chứng là các hộ gia đình chỉ tiếp cận tín dụng phi ngân hàng;
(ii) tổng số tiền được vay của các hộ gia đình nông thôn. Thu nhập của hộ gia đình
nông thôn Việt Nam cũng là một đối tượng nghiên cứu chính của đề tài. Trong nghiên

cứu này, tiếp cận tín dụng ngân hàng là khả năng nhận được các khoản vay từ các tổ
chức tín dụng ngân hàng bao gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách
và ngân hàng hợp tác xã. Nếu khả năng nhận được các khoản vay không
đến từ các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách và ngân hàng hợp tác xã thì
được xem là tiếp cận tín dụng phi ngân hàng. Bên cạnh đó, theo Điều 10 của Bộ Luật
dân sự 2005, hộ gia đình được định nghĩa là “Hộ gia đình mà các thành viên có tài
sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy
định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này”. Do đó, hộ gia
đình nông thôn hay nông hộ là những hộ gia đình chủ yếu hoạt động nông nghiệp,
bao gồm cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn nhưng
khó phân biệt các hoạt động có liên quan với nông nghiệp và không có liên quan với
công nghiệp. Hay nói cách khác, nông hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất và
sử dụng chủ yếu lao động gia đình và sản xuất; luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng
lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng tham gia một phần vào thị trường với mức độ
chưa hoàn chỉnh. Hộ gia đình nghèo là những hộ gia đình có thể sinh sống ở khu vực
nông thôn hay thành thị mà qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu
chí về xác định hộ nghèo của Chính phủ Việt Nam, được Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã quyết định công nhận thuộc danh sách hộ nghèo.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào các hộ gia đình nông thôn Việt
Nam trong thời điểm là năm 2014 và năm 2016 tại 61 tỉnh/thành. Ảnh hưởng của tiếp
cận tín dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất lên thu nhập của hộ gia đình.


5

1.4. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu
Để nhận diện và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín
dụng ngân hàng của các hộ gia đình nông thôn Việt Nam, nghiên cứu sử dụng phương

pháp Heckman hai bước (Heckman, 1979). Ưu điểm nổi bậc của phương pháp này là
các hệ số ước lượng trong mô hình hồi quy đáng tin cậy vì sử dụng thông tin từ
những hộ gia đình không tiếp cận được tín dụng ngân hàng mà trong nghiên cứu này
đó chính là các hộ gia đình chỉ tiếp cận được tín dụng phi ngân hàng (Gujarati, 1995).
Ngoài ra, phương pháp Heckman hai bước không chỉ đánh giá khả tiếp cận tín dụng
ngân hàng mà còn cho biết vì sao một số hộ gia đình vay được nhiều trong khi số
khác lại vay ít hơn.
Phương pháp khác biệt trong khác biệt hay khác biệt kép (DID) được dùng để
đo lường ảnh hưởng của tiếp cận tín dụng ngân hàng đến thu nhập của hộ gia đình
nông thôn Việt Nam. Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong các
nghiên cứu đánh giá hiệu quả ảnh hưởng của một chương trình hay chính sách
(Khandker và cộng sự, 2009). Phương pháp DID cho phép so sánh sự khác biệt giữa
kết quả của đối tượng tham gia (nhóm can thiệp) và đối tượng không tham gia (nhóm
đối chứng) chương trình hoặc chính sách.
1.4.2. Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu nàysử dụng dữ liệu thứ cấp từ Bộ dữ liệu Điều tra mức sống hộ
gia đình Việt Nam (VHLSS) của năm 2014 và năm 2016. Phạm vi khảo sát của bộ dữ
liệu này là 61 tỉnh thành do Tổng cục Thống kê thực hiện dựa trên mẫu cơ bản để lựa
chọn (Phụ lục 1). Đối tượng khảo sát là các hộ gia đình, thành viên các hộ và các
xã/phường ở nông thôn Việt Nam.


6

1.4.3. Đóng góp của luận án
Nghiên cứu này có một số đóng góp như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu tổng quan được thực trạng và so sánh tiếp cận tín dụng
và thu nhập của các hộ gia đình nông thôn tại Việt Nam tại hai thời điểm là năm 2014
và năm 2016.
Thứ hai, nghiên cứu cung cấp bằng chứng mới về ảnh hưởng của khả năng tiếp

cận tín dụng ngân hàng đến thu nhập của các hộ gia đình nông thôn ở Việt Nam tại
hai thời điểm là năm 2014 và năm 2016.
Thứ ba, các kết quả nghiên cứu bổ sung vào luận chứng khoa học cho các
nghiên cứu khác có liên quan dưới hai khía cạnh của vấn đề: (i) Các yếu tố ảnh hưởng
đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các hộ gia đình nông thôn tại Việt Nam
với nhóm đối chứng là các hộ gia đình chỉ tiếp cận tín dụng phi ngân hàng; (ii) Ảnh
hưởng của tiếp cận tín dụng ngân hàng đến thu nhập của các hộ gia đình nông thôn tại
Việt Nam.
Thứ tư, các kết quả nhiên cứu kỳ vọng khuyến nghị một số chính sách phù
hợp cho các tổ chức có liên quan nhằm cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng ngân
hàng, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, và nâng cao thu nhập của các hộ gia đình nông
thôn tại Việt Nam.
1.5. Kết cấu của luận án
Luận án có kết cấu bao gồm sáu chương:
Chương 1 “Giới thiệu”. Trong chương này, tác giả trình bày những nội dung
quan trọng của đề tài bao gồm đặt vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên
cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu, đóng góp
của nghiên cứu và kết cấu của đề tài.


7

Chương 2 “Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước”. Trong phần này, tác
giả lược khảo các lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan về các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng và ảnh hưởng của tín dụng ngân
hàng đến thu nhập. Do đó, thông tin bất cân xứng trong thị trường tài chính, lý thuyết
kinh tế phát triển, lý thuyết sinh kế bền vững, cơ sở kinh tế học của tài chính
vi mô được xem là các lý thuyết nền tảng.
Chương 3 “Phương pháp nghiên cứu”. Quy trình nghiên cứu, mô hình thực
nghiệm và các phương pháp được lựa chọn tương ứng với từng mục tiêu sẽ được trình

bày cụ thể trong chương này.
Chương 4 “Kết quả nghiên cứu và thảo luận”. Chương này sẽ trình bày kết
quả thống kê mô tả, phân tích định lượng và thảo luận các kết quả nghiên cứu để trả
lời cho câu hỏi nghiên cứu đầu tiên. Chương này cũng sẽ trình bày kết quả thống kê
mô tả, phân tích định lượng và thảo luận các kết quả nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi
nghiên cứu thứ hai.
Chương 5 “Kết luận và kiến nghị”. Cuối cùng, Chương 5 sẽ tổng kết các kết
quả nghiên cứu chính. Từ đó, một số hàm ý chính sách phù hợp cũng được khuyến
nghị nhằm cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng và hiệu quả sử dụng nguồn
vốn của hộ gia đình nông thôn trong mối tương quan với thu nhập.


8

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng

(i)Thông tin bất cân xứng
Thông tin bất cân xứng (asymmetric information) hay thông tin không hoàn
hảo (imperfect information) được giới thiệu lần đầu tiên bởi Akerlof (1970) mà dẫn
đến các vấn đề lựa chọn nghịch (adverse selection) và rủi ro đạo đức (moral hazard)
được xem là các lý thuyết nền tảng giải thích cho sự hạn chế khả năng tiếp cận tín
dụng của các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ gia đình nghèo với mức thu nhập thấp
(Stiglitz và Weiss, 1981; Williamson, 1987). Akerlof (1970) phát triển lý thuyết thông
tin bất cân xứng thông qua “thị trường quả chanh”. Lập luận cơ bản của Akerlof trong
nhiều thị trường đó là người mua sử dụng thống kê thị trường để đo lường giá trị của
một nhóm hàng hóa nào đó. Do vậy, người mua chỉ nắm bắt được giá trị trung bình
của toàn bộ thị trường, trong khi người bán có thông tin đầy đủ và tốt hơn của từng

loại mặt hàng cụ thể. Trong trường hợp này xuất hiện thông tin bất cân xứng, tức là
tình trạng trong một giao dịch một bên có thông tin đầy đủ hơn và tốt hơn bên còn lại.
Theo đó, khi người bán sản phẩm có thông tin tốt hơn về chất lượng sản phẩm hơn
người mua, “thị trường quả chanh” phát triển khi sản phẩn chất lượng thấp đẩy sản
phẩm chất lượng cao ra ngoài thị trường.
Tín dụng là nguồn lực khan hiếm và bên đi vay có tiếp cận được nguồn lực
này hay không còn phụ thuộc vào đánh giá rủi ro của bên cho vay. Theo lý thuyết cơ
bản nhất của kinh tế là cân bằng thị trường, đó là nếu cầu vượt quá cung thì mức giá
(lãi suất) sẽ tăng và ngược lại. Giảm nhu vầu và/hoặc tăng cung cho đến khi cung cầu
tương đương với mức giá (lãi suất) cân bằng mới. Do đó, quyết định cung cầu tín
dụng phụ thuộc vào lãi suất. Tuy nhiên, theo Stiglitz và Weiss (1981), lý


9

thuyết cung cầu tín dụng dựa trên lãi suất không thể giải thích được hành vi của người
cho vay và người đi vay bởi người đi vay không chỉ dựa trên mức lãi suất trên thị
trường trong khi người cho vay phải dựa trên thông tin của người đi vay để ra quyết
định cho vay.
Theo Stiglitz và Weiss (1981), đối với thị trường tín dụng, lựa chọn nghịch
cũng là hệ quả của thông tin bất cân xứng nghĩa là người đi vay tiềm năng có nhiều
rủi ro hơn thì thường tìm kiếm các khoản vay và được lựa chọn, trong đó việc phân
biệt giữa người đi vay ít rủi ro và nhiều rủi ro được phản ánh trong lãi suất. Tuy
nhiên, tăng lãi suất để bù đắp cho chi phí rủi ro tín dụng cao có thể đẩy người đi vay
ít rủi ro ra khỏi thị trường. Kết quả là, người cho vay chỉ cho vay những dự án có rủi
ro cao. Thông tin bất cân xứng cũng dẫn đến vấn đề rủi ro đạo đức hay tâm lý ỷ lại,
đó là tình trạng người đi vay không còn động cơ để cố gắng hay hành động một cách
hợp lý như trước khi giao dịch xảy ra do người cho vay phải gánh chịu một phần của
rủi ro. Hậu quả là người đi vay không trả được nợ. Nói chung, quyết định cấp tín
dụng và cấp bao nhiêu phụ thuộc vào thông tin mà người cho vay có được từ người đi

vay. Do đó, không phải tất cả người có nhu cầu vay mượn tiếp cận được tín dụng.

Một số nghiên cứu cho rằng vấn đề thông tin bất cân xứng trong thị trường tài
chính cho các hộ gia đình nghèo và thu nhập thấp dường như nghiêm trọng hơn đối
với các hộ gia đình giàu và có mức thu nhập cao. Các nguyên nhân được chỉ ra là do
chi phí sàng lọc và giám sát rất cao (Beck, Demirguc-Kunt và Levine, 2004; Yaron và
cộng sự, 1997; Mayo và Mullineux, 2001), trình độ giáo dục của người nghèo thấp và
không thể cung cấp tài sản thế chấp cho các định chế tài chính (Binswanger và
McIntire, 1987). Kết quả là họ bị loại ra khỏi thị trường tài chính và trong nhiều
trường hợp phải dựa vào khu vực kinh tế phi ngân hàng với chi phí rất cao (Meyer và
Nagarajan, 2000).


10

(ii) Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng
Mặc dù phát triển tài chính có ảnh hưởng rộng lớn đến nền kinh tế nhưng khả
năng tiếp cận tín dụng ở các hộ gia đình là cần thiết để nghiên cứu một cách đầy đủ.
tiếp cận tín dụng ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng đang
được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều yếu tố cản trở các hộ gia đình sử dụng hệ thống
tài chính một cách toàn diện. Thật vậy, ở các nước với hệ thống tài chính kém phát
triển, các hộ gia đình nghèo tiếp cận tín dụng bị hạn chế hơn những những hộ gia
đình giàu có.
Theo Claessens & Feijen (2007), có ba nhóm nguyên nhân chính cản trở khả
năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình nghèo:
Thứ nhất, môi trường thể chế và kinh tế nói chung bất ổn. Sự bất ổn của nền
kinh tế vĩ mô, môi trường thể chế yếu kém, sự can thiệp chính phủ quá lớn cũng như
thiếu sự cạnh tranh được xem là các nhân tố cản trở khả năng tiếp cận dịch vụ tài
chính nói chung và tiếp cận tín dụng nói riêng. Ngay cả khi có thể tiếp cận được dịch
vụ tài chính thì với chi phí đắt đỏ hơn hoặc không thể cung cấp với cách thức có thể

thực hiện được.
Thứ hai, cung và cầu không phù hợp. Tiếp cận dịch vụ tài chính nói chung và
tiếp cận tín dụng nói riêng có thể vẫn còn hạn chế ngay cả khi loại bỏ được sự yếu
kém của môi trường thể chế và điều này cũng đúng với cả thị trường tài chính phát
triển nhất. Có nhiều nguyên nhân về sự không phù hợp giữa cung và cầu. Về phía
cung, khách hàng là các hộ gia đình nghèo thường không phải là mục tiêu hướng đến
của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính bởi các vấn đề thông tin, chi phí giao dịch cao,
thực hiện hợp đồng kém,...Về phía cầu, các hộ gia đình thường ít nhạy cảm về tài
chính, tỷ lệ không biết chữ cao, không tin tưởng vào các định chế tài chính,…dẫn đến
tự hạn chế khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính.
Thứ ba, sự ảnh hưởng của các lợi ích đặt biệt. Theo Rajan và Zingales
(2003), sự phát triển tài chính nói chung và khả năng tiếp cận tín dụng nói riêng bị


11

khống chế bởi các nhóm lợi ích đặt biệt. Các nhóm này chống lại sự phát triển tài
chính bởi nó tạo ra sân chơi bình đẳng và cạnh tranh hơn, làm giảm quyền lực và lợi
ích nhóm của họ.
Gần đây, tiếp cận dịch vụ tài chính được công nhận là khía cạnh quan trọng
của phát triển. Tăng cường tiếp cận tài chính đòi hỏi sự nỗ lực của chính phủ và các
định chế tài chính. Dựa trên cơ sở đó, Claessens & Feijen (2007) đề xuất chín khuyến
nghị chính sách, tương ứng với bốn mục tiêu:
Mục tiêu thứ nhất, để tăng quy mô và sự thuận tiện để tiếp cận hệ thống tài
chính: (i) Tăng quy mô các định chế tài chính và hệ thống tài chính nói chung để
hưởng lợi từ kinh tế nhờ quy mô; (ii) Sử dụng mạng lưới hiện có để mở rộng phạm
vi tiếp cận; (iii) Cải thiện cơ sở hạ tầng tín dụng.
Mục tiêu thứ hai, để ổn định môi trường kinh tế nói chung: (i) Cắt giảm tối
thiểu sự điều tiết của chính phủ có thể; (ii) Nâng cao sự cạnh tranh trong hệ thống tài
chính.

Mục tiêu thứ ba, để giải quyết cung và cầu không phù hợp: (i) Đẩy mạnh tiếp
cận toàn diện dịch vụ tài chính; (ii) Giới thiệu sản phẩm một cách sáng tạo và thực
tiễn tốt nhất để giải quyết nhu cầu của khách hàng.
Mục tiêu thứ tư, để cải thiện dữ liệu và mở rộng hoạt động nghiên cứu và phát
triển: (i) Thu thập dữ liệu và mở rộng phạm vi; (ii) Tiến hành nghiên cứu và phân tích
thêm về tiếp cận tài chính.
2.1.2. Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của tiếp cận tín dụng đến thu nhập
(i) Lý thuyết Kinh tế phát triển
Một trong những phương pháp phổ biến dùng để đánh giá đóng góp của các
nhân tố vào tăng trưởng GDP là sử dụng hàm sản xuất với hai yếu tố đầu vào cơ bản
là vốn và lao động. Sự gia tăng sản lượng trong nền kinh tế là do hai thành phần


12

chính: (i) sự gia tăng của các yếu tố đầu vào; (ii) sự gia tăng của năng suất được đo
lường bằng hệ số năng suất tổng hợp các yếu tố (Total Factor Productivity – TFP). Cụ
thể, các đóng góp của vốn, lao động và năng suất tổng hợp các yếu tố vào tăng trưởng
GDP được đánh giá thông qua hàm sản xuất tổng thể như sau:
GDP = f(K, L,t)
Trong đó: GDP là tổng sản phẩm trong nước; K và L lần lượt là nhập lượng
của vốn và lao động; t là thời gian.
Một giả định đơn giản nhất về ảnh hưởng của thời gian là sự tiến bộ về hiệu
quả kinh tế như công nghệ và phương pháp quản lý. Trong đó, các ảnh hưởng này làm
tăng khối lượng sản phẩm sản xuất ra từ một sự kết hợp nhất định của hai nhân tố sản
xuất là vốn và lao động. Tuy nhiên, điều này không thể ảnh hưởng đến các sản phẩm
biên tương đối của các nhân tố sản xuất riêng rẽ. Dựa trên giả định này, hàm sản xuất
có thể được viết như sau:
f


GDPt = At, (Kt, Lt)
Trong đó, A là tiến bộ về hiệu quả kinh tế như công nghệ, phương pháp quản
lý, điều hành,… (được gọi chung là năng suất tổng hợp các nhân tố sản xuất).
Vậy, ba nguồn gốc của tăng trưởng tổng sản phẩm là sự gia tăng tổng năng
suất các nhân tố sản xuất (A), vốn (K) và lao động (L) theo thời gian t. Trong đó, khả
năng tiếp cận tín dụng càng cao thì nhập lượng của vốn càng lớn.
Ngoài ra, Claessens và Feijen (2007) chỉ ra tiếp cận dịch vụ tài chính là thước
đo cho sự phát triển của lĩnh vực tài chính. Theo khung phân tích về mối quan hệ giữa
tài chính, thu nhập và các mục tiêu thiên niên kỷ của nghiên cứu này cho thấy tiếp
cận dịch vụ tài chính có ảnh hưởng tích cực lên thu nhập. Thu nhập có ảnh hưởng lên
sức khỏe, giáo dục và bình đẳng giới và ngược lại. Ngoài ra, thu nhập càng cao càng
cắt giảm nghèo đói (Hình 2.1).


13

Hình 2.1. Mối quan hệ giữa tài chính, thu nhập và các mục tiêu thiên niên kỷ
Sức khỏe, giáo dục và

bình đẳng giới

Phát triển lĩnh vực tài
chính
Tiếp cận dịch vụ tài chính

Thu nhập
(tăng trưởng)

Nghèo đói
(nghèo đói về thu nhập


và suy dinh dưỡng)

Nguồn: Claessens và Feijen (2007).

Đối với các hộ gia đình nghèo, nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng để tăng
thu nhập. Thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng suất thấp, kéo theo thu nhập của hộ gia đình
thấp. Tiếp đến, thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp. Tiết kiệm thấp lại là nguyên
nhân của sự thiếu hụt vốn đầu tư, và lại dẫn đến thu nhập thấp. Đây chính là vòng lẩn
quẩn của nghèo đói (Nguyễn Trọng Hoài, 2010).
(ii)

Lý thuyết Sinh kế bền vững

Ngày nay, cách tiếp cận sinh kế đã được sử dụng phổ biến khi nghiên cứu về
đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ gia đình ở các nước đang phát triển. Sinh kế
(livelihood) được Chambers & Conway (1992) định nghĩa như sau: “Sinh kế bao gồm
năng lực, tài sản (dự trữ, nguồn lực, yêu cầu và tiếp cận) và các hoạt động cần có để
bảo đảm phương tiện sinh sống: sinh kế chỉ bền vững khi nó có thể đương đầu với và
phục hồi sau các cú sốc, duy trì hoặc cải thiện năng lực và tài sản, và cung cấp các cơ
hội sinh kế bền vững cho các thế hệ kế tiếp; và đóng góp lợi ích ròng cho các sinh kế
khác ở cấp độ địa phương hoặc toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn.” (Chambers &
Conway, 1992, p.6).
Dựa vào lý thuyết Sinh kế của Chambers & Conway (1992), khung phân tích
sinh kế bền vững của Solesbury (2003) dựa trên Bộ Phát triển Quốc tế Anh
(Department for International Development) xây dựng một cách toàn diện về phát


14


triển sinh kế của con người và đói nghèo, do đó được ủng hộ và áp dụng rộng rãi trên
thế giới, đặc biệt là các nước nghèo và đang phát triển. Khung phân tích này xác định
năm nhóm tài sản, hay còn được hiểu là “vốn” mà sinh kế dựa vào bao gồm:

(i)Vốn con người thể hiện kỹ năng, sự hiểu biết, kiến thức, khả năng và
tình trạng sức khỏe của con người;
(ii) Vốn tự nhiên cho thấy các nguồn lực tự nhiên mà con người có thể sử
dụng cho cuộc sống;
(iii)

Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và các tài sản vật chất cần

thiết cho sinh kế;
(iv)

Vốn tài chính thể hiện các nguồn lực tài chính mà hộ gia đình có thể tiếp

cận và sử dụng để đạt được mục đích sinh kế của họ;
Vốn xã hội là các quan hệ hay sự kết nối giữa cá nhân hay hộgia đình và các tổ
chức, các mạng lưới xã hội. Để hỗ trợ cho sinh kế và giảm nghèo, khả năng tiếp cận
đến các tài sản sinh kế này bằng cách sở hữu hay sử dụng cần được đẩy mạnh (Hình
2.2).


15

Hình 2.2. Khung phân tích sinh kế bền vững

Bối cảnh
dễ tổn

thương

Con người

Các chiến
lược sinh
kế

- Ở các cấp
khác
nhau
của Chính
phủ,
luật
pháp, chính
sách
công,
các động lực,
các qui tắc;
- Chính sách
và thái độ đối
với khu vực
tư nhân;
- Các thiết
chế
công
dân, chính trị
và kinh tế
(thị trường,
văn hoá).


- Các tác
nhân

hội (nam,
nữ, hộ gia
đình, cộng
đồng, …);

c cơ
sở tài
nguyên
thiên
nhiên;
- Cơ sở thị
trường;
Đa
dạng;
- Sinh tồn
hoặc tính
bền vững.

Xã hội

Xu

hướng
- Thờ
i vụ


Chính sách,
tiến trình và
cơ cấu

Vật chất

Tài chính

Chấn

động
(trong tự
nhiên và
môi
trường,
thị
trường,
chính trị,
chiến
tranh,…)

Các kết quả
sinh kế
- Thu nhập
nhiều hơn;
- Cuộc sống
đầy đủ hơn;
- Giảm khả
năng tổn
thương;

- An
ninh
lương
thực
được cải thiện;
- Công bằng xã
hội được cải
thiện;
- Tăng tính bền
vững của tài
nguyên
thiên
nhiên;
Giá trị
không

Nguồn: Department for International Development (2003).

Tóm lại, tín dụng trong khu vực nông thôn có ảnh hưởng tích cực đến xóa đói
giảm nghèo bởi nó cung cấp nguồn lực tài chính trực tiếp vào tay của người nghèo,
cung ứng vốn tài chính cần thiết theo mức cho phép để người nghèo sử vốn con người
và vốn xã hội mà họ đang sở hữu hiệu quả hơn.
(iii)

Cơ sở kinh tế học của tài chính vi mô

Một trong những quy luật đầu tiên của kinh tế học là quy luật lợi nhuận cận
biên giảm dần theo vốn (diminishing marginal returns to capital). Theo đó, các hộ



16

gia đình có ít vốn có khả năng kiếm được lợi nhuận cao hơn từ đầu tư so với các hộ
gia đình có nhiều vốn hơn. Kết quả là các hộ gia đình nghèo hơn có khả năng trả lãi
suất cao hơn cho các ngân hàng so với hộ gia đình giàu có hơn (Hình 2.3). Quy luật
lợi nhuận biên được rút ra từ giả định tính lõm của hàm sản xuất.
Hình 2.3. Quy luật lợi nhuận cận biên giảm dần theo vốn

Sản
lượng

Lợi nhuận biên cho hộ gia
đình giàu hơn

Lợi nhuận biên cho hộ gia đình
nghèo hơn

Vốn
Liệu tất cả những hộ gia đình đi vay nghèo hơn thật sự khi chi trả lãi suất cao
hơn so với các hộ gia đình giàu hơn? Giả định trong Hình 2.3 là tất cả mọi thứ trừ vốn
là như nhau. Do đó, các hộ gia đình giàu và nghèo có trình độ giáo dục, sự hiểu biết
về kinh doanh, các hợp đồng thương mại, tiếp cận với các đầu vào khác,… là như
nhau. Tuy nhiên, giả định này có lẽ không đúng với thực tế. Nếu giả định này không
đúng, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng các hộ gia đình với ít vốn có thể có lợi nhuận
cận biên thấp hơn các hộ gia đình nghèo (Hình 2.4). Do đó, các hộ gia đình nghèo
thật khó có thể trả với mức lãi suất cao.


×