Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.96 KB, 15 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong xu thế phát triển của xã hội hiện nay, đặc biệt là thời kì đổi mới và hội
nhập thì giáo dục được coi là chiếc chìa khóa vàng để tiến tới tương lai.
Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật như hiện nay đã mang lại rất nhiều thành
tựu, nhưng bên cạnh đó kéo theo những hệ lụy không hề nhỏ. Sự lạm dụng các chất
hóa học trong trồng trọt, chăn nuôi, trong chế biến thực phẩm, nạn ô nhiễm môi
trường, sự tác động của các tia phóng xạ...là nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ trẻ
khuyết tật ngày càng tăng.
Trong những năm gần đây trường Tiểu học Tế Thắng có nhiều học sinh
khuyết tật học hòa nhập tại trường. Cụ thể như năm học 2013- 2014 có 9 học sinh
khuyết tật học hòa nhập, năm học 2014 - 2015 có 10 học sinh khuyết tật học hòa
nhập, năm học 2015 - 2016 có 10 học sinh khuyết tật học hòa nhập, năm học 2016 2017 có 9 học sinh khuyết tật học hòa nhập và năm học 2017 - 2018 có 9 học sinh
khuyết tật học hòa nhập,trong đó có nhiều dạng khuyết tật khác nhau nhưng đại đa
số các em thiểu năng trí tuệ là chính.
Cũng như tất cả trẻ em khác, trẻ khuyết tật phải được hưởng mọi quyền lợi,
được học tập và vui chơi , thể hiện quyền bình đẳng mà Công ước quốc tế, Luật bảo
vệ và chăm sóc bà mẹ trẻ em thừa nhận. Chính vì lẽ đó mà Đảng và nhà nước ta
cũng đã rất quan tâm đến trẻ khuyết tật qua nhiều chính sách hỗ trợ về mặt vật chất
cũng như tinh thần.
Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục hòa nhập trẻ
khuyết tật là một việc làm không thể thiếu được. Nó vừa đảm bảo sự công bằng
trong giáo dục vừa mang tính nhân văn sâu sắc. Không ai khác ngoài lực lượng
đội ngũ cán bộ, giáo viên nói chung, giáo viên chủ nhiệm nói riêng là nòng cốt để
góp phần làm nên sự thành công trong công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết
tật. Những việc làm cần thiết là tìm ra giải pháp, biện pháp tích cực nhằm hỗ trợ
giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Một khi
đã có biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật phù hợp thì chất lượng giáo
dục toàn diện cho học sinh khuyết tật sẽ nâng cao. Tạo cơ hội cho các em học sinh
khuyết tật giảm bớt thiệt thòi và có điều kiện học tập, vui chơi, hòa nhập với bạn bè
cùng trang lứa.


Mặc dù vậy, việc quan tâm , chú trọng đến tới công tác giáo dục hòa nhập
trẻ khuyết tật ở một số địa phương vẫn còn bị xem nhẹ, chưa thực sự được các thầy
cô giáo quan tâm một cách đúng mức bởi do nhiều nguyên nhân khách quan và
chủ quan.
1


Xuất phát từ tình hình thực tế trên, để sớm có biện pháp hữu hiệu nhằm giúp
giáo viên thực hiện tốt công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng mục tiêu giáo dục trong thời kì đổi mới hiện
nay. Vì vậy tôi trăn trở , nghiên cứu và chọn đề tài "Một số biện pháp nâng cao chất
lượng giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật ở trường Tiểu học"
Hy vọng sau khi thực hiện đề tài này sẽ có hiệu quả thiết thực, giáo viên chủ
nhiệm biết vận dụng linh hoạt sẽ góp phần làm tốt công tác giáo dục hoà nhập cho
trẻ khuyết tật hàng năm của nhà trường.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài nhằm tìm ra các giải pháp chủ yếu để phát huy hơn nữa vai
trò trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm nhằm làm tốt hơn công tác giáo dục
hoà nhập trẻ khuyết tật, góp phần phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho
học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay, góp phần thực hiện các mục tiêu giáo
dục trong năm học đề ra. Tìm ra nguyên nhân giáo viên làm công tác chủ nhiệm có
trẻ học hoà nhập khuyết tật chưa tốt và tìm ra biện pháp khắc phục tình trạng trên
nhằm đem lại kết quả cao đúng với mong muốn của các em, phụ huynh học sinh,
nhà trường và của toàn xã hội.
Từ đó giúp nhà trường tiểu học Tế Thắng , huyện Nông Cống thực hiện tốt
nhiệm vụ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a, Đối tượng nghiên cứu
Một biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật ở
trường Tiểu học.

b. Phạm vi nghiên cứu
Giáo viên, Học sinh khuyết tật trường tiểu học Tế Thắng.
4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục hòa nhập và một số văn bản Nhà nước liên
quan đến đề tài để tạo cơ sở cho lý luận.
b. Phương pháp quan sát
Thông qua việc dự giờ, kiểm tra về kết quả dạy và học của giáo viên và học sinh.
c. Phương pháp điều tra
Dùng phiếu điều tra, thăm dò, phỏng vấn giáo viên và học sinh nhằm tìm ra thực
trạng và nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạy học.
e. Phương pháp thống kê và nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu hồ sơ giáo viên, giáo án để rút ra những kết luận cần thiết cho đề
tài. Theo dõi đánh giá sự tiến bộ, các hoạt động trên lớp của trẻ khuyết tật học
hòa nhập.
Tổng kết kinh nghiệm dạy hòa nhập trẻ khuyết tật thực tế những năm qua.
2


II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục hòa nhập là xu hướng chung của hầu hết các nước trên thế giới và
đã được Bộ GD-ĐT Việt Nam xác định là con đường chủ yếu để thực hiện những
quyền cơ bản của mọi trẻ em, đặc biệt là quyền được giáo dục. Đây cũng là cơ hội
để mọi trẻ em, trong đó chú trọng đến trẻ khuyết tật, trẻ khó khăn được tiếp cận nền
giáo dục bình đẳng, có chất lượng.
Quan tâm đến giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật là một chủ trương đúng đắn
của Đảng, Nhà nước Việt Nam ta, thể hiện sự quan tâm đúng mức đến Quyền trẻ
em, thể hiện giàu tính nhân văn và thực sự có ý nghĩa đối với trẻ khuyết tật trong
toàn xã hội. Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật ngày càng được Đảng, Nhà nước quan

tâm sâu sắc, coi đây như một nhiệm vụ chính trị phải hoàn thành trong thời kì đổi
mới và hội nhập. Được xác định là một trong những mục tiêu quan trọng của nền
giáo dục nước ta hiện nay.
- Căn cứ TT số 39/2009/TT-BGDĐT ngày 29/12/2009 của bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Quy định giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn;
Quyết định số 32/2006/TT-BGDĐT Quy định giáo dục cho người tàn tật, khuyết tật
(Điều 10); Quyết định số 23/2006/QĐ- BGDĐT Quy định về giáo dục hòa nhập
cho người tàn tật, khuyết tật khuyết tật học hòa nhập (Điều 15); Thông tư Liên tịch
số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC Quy định về chính sách giáo dục đối
với người khuyết tật; Luật người khuyết tật; Công văn Số 9890/ BGD&ĐT ngày 17
tháng 9 năm 2007 V/v hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục học sinh có hoàn
cảnh khó khăn. TT 30 Quy định Đánh giá học sinh tiểu học, Thực hiện Quyền về cơ
hội giáo dục trẻ khuyết tật, theo Chỉ thị số 01-2006/CT-TTg, ngày 6-1-2006 của Thủ
tướng Chính phủ về Chiến lược và kế hoạch hành động giáo dục trẻ khuyết tật giai
đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2015. Mục tiêu của chiến lược giáo dục
trẻ khuyết tật là đến năm 2015 hầu hết trẻ khuyết tật Việt Nam có cơ hội bình đẳng
trong tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng và được trợ giúp để phát triển tối đa
tiềm năng, tham gia và đóng góp tích cực cho xã hội.
Kế thừa truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc Việt Nam “Thương người
như thể thương thân”, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến những người khuyết
tật trong xã hội, nhất là đối với trẻ em. Trong điều kiện đất nước gặp nhiều khó
khăn, kinh tế còn chậm phát triển, chúng ta đã từng bước xây dựng, thực hiện chính
sách và biện pháp nhằm giúp đỡ người khuyết tật nói chung, nhất là giúp đỡ trẻ em
bị khuyết tật về vật chất và tinh thần, vượt qua khó khăn riêng để hoà nhập vào cuộc
sống cộng đồng.
3


Để chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ngày được nâng cao, góp
phần hạn chế những khiếm khuyết cho trẻ để trẻ vững bước vào đời, hòa nhập với

cộng đồng và là những người con có ích cho xã hội, cho đất nước thì mỗi giáo viên
với lòng yêu nghề mến trẻ, tận tụy với nghề nghiệp chúng ta không thể không trăn
trở.
2. Cơ sở thực tiễn
Cùng với sự phát triển giáo dục nói chung, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
trong trường Tiểu học nói riêng đã có bước chuyển biến khá tốt. Hầu hết các trẻ
khuyết tật đều ra lớp học hòa nhập. Đến lớp học, các em tự tin hơn, được thể hiện
mình mà không rụt rè sợ sệt... Vì vậy về phía phụ huynh có con học hòa nhập cũng
rất yên tâm khi đưa con mình đến trường học. Nhà trường chúng tôi cũng được cấp
trên đánh giá là trường có công tác Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật đạt kết quả tốt.
2. Thực trạng
a. Thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi
- Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến chế độ, chính sách trong công tác giáo dục
hòa nhập cho trẻ khuyết tật.
- Ban giám hiệu nhà trường có kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo giáo dục hòa
nhập cho trẻ khuyết tật.
- Công tác tuyên truyền, động viên của Ban Giám hiệu; Các tổ chức đoàn thể
ngày càng quan tâm hơn tới đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có học sinh khuyết tật
học hòa nhập; Chỉ đạo sâu sát trong các buổi sinh hoạt chuyên môn về các giải pháp
hữu hiệu nhằm hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm có thêm kinh nghiệm.
- Được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và có
nhiều tài liệu để tìm hiểu, tham khảo, tra cứu.
- Một số giáo viên chủ nhiệm có năng lực, nhiệt tình , có tinh thần trách nhiệm,
tận tụy yêu thương học sinh khuyết tật, tâm huyết với công tác giáo dục hòa nhập
cho trẻ khuyết tật. Thường xuyên tự học tự rèn và sáng tạo góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật của nhà trường hàng năm.
- Một số phụ huynh thể hiện sự quan tâm con em khuyết tật học hòa nhập.
* Khó khăn:
Trường Tiểu học Tế Thắng là một trong những trường hàng năm có tỉ lệ học

sinh khuyết tật học hòa nhập cao. Các em khuyết tật không cùng một độ tuổi nên
học rải rác trong các khối lớp. Và không đủ số học sinh theo quy định để thành lập
một lớp riêng theo quy định ( 15 em thành lập một lớp)
Đời sống nhân dân ở đây phần lớn gặp rất nhiều khó khăn về mọi mặt, đại đa số
4


họ sống chủ yếu là nghề làm nông, một số hộ nghèo trình độ học vấn thấp, nhận
thức còn hạn chế, nhiều gia đình có con em khuyết tật nhưng cha mẹ vẫn phải
đi làm ăn xa, gửi con cho người thân,... Vì thế việc quan tâm của một số cha mẹ
học sinh có con em khuyết tật còn hạn chế, thậm chí có phụ huynh dường như bỏ
mặc, phó mặc cho người thân và nhà trường. Một số học sinh khuyết tật trí não
nặng, lên cơn co giật, đi học không chuyên cần, hay quậy phá ...không đáp ứng được
các lĩnh vực về môn học và hoạt động giáo dục, năng lực, phẩm chất, đặc biệt có em
không kiểm soát hành vi sinh hoạt cá nhân nên giáo viên chủ nhiệm rất vất vả, chất
lượng học tập của các em rất thấp .
- Một số giáo viên chủ nhiệm chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo
dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, khi nhận công tác chủ nhiệm có học sinh khuyết
tật chưa thực sự vui vẻ, hào hứng, ngại nhận nhiệm vụ, xem như có thêm gánh
nặng.
- Hiệu quả công tác giáo hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở một số giáo viên chưa
cao, công tác phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường chưa chặt chẽ,
chưa năng động. Một vài giáo viên chủ nhiệm chưa làm tốt công tác giáo dục hòa
nhập cho trẻ khuyết tật, chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình, xem nhẹ
công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, chưa nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ
chính trị phải hoàn thành.
- Chưa tìm được những giải pháp tối ưu trong công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ
khuyết tật.
- Cha mẹ các em chủ yếu lo công việc đồng áng, tâm lý chung phó mặc cho số
phận, cho nhà trường.

- Mặc dù đã có những chính sách của đảng và nhà nước, quy định của ngành giáo
dục cho học sinh khuyết tật nhưng còn một số chính sách chưa được thực hiện như
việc quy định 1 em khuyết tật tính bằng 5 em học sinh bình thường trong một lớp
chưa được thực hiện .
3. Các giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Giúp giáo viên chủ nhiệm có thêm kinh nghiệm để làm tốt công tác giáo dục
hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong nhà trường.
- Góp phần nâng cao chất lượng giáo giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, đạt
được mục tiêu giáo dục và hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị nhà trường đặt
ra trong năm học.
- Giúp học sinh khuyết tật học hòa nhập có thêm niềm vui, phần nào giảm bớt
thiệt thòi mà các em đang phải gánh chịu.
- Góp phần tác động đến các tổ chức, cá nhân, cộng đồng và xã hội để có sự
5


quan tâm hơn nữa trong công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.
- Từ mục tiêu trên, tôi đã nghiên cứu và đúc rút một số kinh nghiệm nhằm giúp
giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật qua
những giải pháp, biện pháp cụ thể .
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
b.1. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tổ chức, hướng dẫn trò chơi cho học
sinh khuyết tật luyện tập giao tiếp trong các hoạt động giáo dục.
+ Thông qua các trò chơi, hướng dẫn các em nói theo, làm các động tác theo
cô và các bạn, việc đóng các vai khác nhau, học sinh khuyết tật sẽ được luyện tập
giao tiếp trong các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Quá trình
nhập vai sẽ tạo ra những cảm xúc tốt cho các em, với các học sinh khác trong lớp.
+ Hướng dẫn các trò chơi đóng vai có chủ đề giúp cho trẻ khuyết tật phát triển về
hành vi, về vận động trí tuệ, vận động cơ thể bởi vì nó giúp các em phần nào hiểu

được giá trị của cuộc sống. Từ đó tự miêu tả lại bằng sự hiểu biết thông qua ngôn
ngữ, bằng cảm nhận, bằng hoạt động, cử chỉ, điệu bộ của chính bản thân các em. Ở
các vai khác nhau trong mỗi trò chơi giáo viên chủ nhiệm đều kết hợp giáo dục các
em những kĩ năng sống cơ bản cần thiết nhất để các em biết vận dụng vào cuộc sống
hàng ngày.
+ Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tổ chức, hướng dẫn trò chơi nhằm kích
thích các hoạt động trí não, hoạt động các hệ thần kinh của cơ thể, giúp các em
nhanh nhẹn hơn, khi tham gia hoạt động trò chơi sẽ phản ánh rõ sự phát triển của
các hệ thần kinh, hệ vận động, nổi bật nhất là biểu hiện của hệ thần kinh.
+ Trong các trò chơi, một số tình huống có thể xảy ra mà trẻ có thể giải quyết được
là giáo viên đã thành công. Do vậy giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tổ chức,
hướng dẫn trò chơi cho học sinh khuyết tật luyện tập giao tiếp trong các hoạt động
giáo dục là rất quan trọng, giúp trẻ phần nào cải thiện được các hệ thần kinh, các em
thích học hòa nhập và đạt được một số tiêu chuẩn hành vi con người cần có trong
cuộc sống.
+ Giúp học sinh biết giao tiếp trong các trò chơi là việc làm cần thiết, thông qua
giao tiếp, lời nói thể hiện được tâm tư nguyện vọng, thỏa mãn nhu cầu đạt được
hay chưa.
+ Giáo viên chủ nhiệm luôn chủ động, linh hoạt trong mọi tình huống khi học
sinh vui chơi, học tập. Vận dụng phù hợp những hoạt động khi tổ chức trò chơi
nhằm luyện tập kĩ năng nói, giao tiếp cho các em. Sử dụng các giải pháp, biện pháp
một cách linh hoạt, phù hợp sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục
hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Giúp trẻ tiến bộ dần những tiêu chuẩn trong mọi lĩnh
6


vực: Môn học và hoạt động giáo dục, năng lực và phẩm chất.
Ví dụ : Em Viên Anh Tuấn là học sinh lớp 2B năm học 2016-2017 do tôi chủ
nhiệm. Em vừa bị câm vừa điếc nhưng thông qua các hoạt động trò chơi mà em đã
tham gia một cách tự nhiên , chủ động. Biết giao tiếp với bạn , nói được câu hai ba

tiếng và đã nghe, hiểu được những câu đơn giản. Gặp thầy cô và những người lớn
em đã biết chào hỏi.
b.2. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công
tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.
+ Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật là một quá trình đòi hỏi cần có sự kết hợp chặt
chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường, trong đó nhà trường đóng vai trò
quan trọng nhất, phối hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội thì giáo dục trẻ hòa
nhập sẽ tạo nên kết quả như mong muốn. Chính vì thế mà giáo viên chủ nhiệm cần
phải tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong
công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, cụ thể: Giáo viên chủ nhiệm có học
sinh học hòa nhập thường xuyên trao đổi, cập nhật, nắm bắt các kênh thông tin đa
chiều để có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp về phương pháp giảng dạy, hình
thức tổ chức dạy học, các hoạt động vui chơi, chăm sóc sức khỏe. Thường xuyên
theo dõi diễn biến sức khỏe bệnh lý, sự tiến bộ của các em dù là rất nhỏ để trao đổi
với phụ huynh để cùng phối hợp với giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục
hòa nhập cho trẻ khuyết tật, thường xuyên trao đổi thông tin về các lĩnh vực giáo
dục môn học và hoạt động giáo dục, năng lực, phẩm chất của các em với ban giám
hiệu nhà trường để có sự giúp đỡ trong việc đánh giá hay không đánh giá các em.
Tích cực trong công tác dân vận, tham mưu với các tổ chức đoàn thể nơi cư trú:
Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội khuyến học, Trung tâm Y tế, chính quyền địa
phương quan tâm giúp đỡ kịp thời về quyền lợi, chính sách như tặng quà nhân các
dịp lễ, tết, khám sức khỏe định kỳ cho các em, tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ khuyết
tật đến trường học hòa nhập.
+ Để có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường , gia đình và xã hội trong công
tác giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật hiệu quả thì người giáo viên chủ nhiệm
phải làm tốt công tác dân vận, biết lựa chọn thời điểm thích hợp, tạo mối quan hệ
thân thiện, thể hiện sự nhiệt tình trong công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết
tật. Cùng với gia đình tạo cho các em niềm hứng thú học tập, rèn tính kiên trì bền bỉ
Ví dụ : Em Viên Hải Nam là học sinh lớp 2B năm học 2017-2018, em bị thiểu
năng trí tuệ, khả năng ghi nhớ kém. Nhờ sự phối hợp tốt giữa gia đình và giáo viên

chủ nhiệm mà em có thể nhớ được nội dung các câu chuyện trong bài tập đọc. Em
có thể kể lại được nội dung câu chuyện , trả lời được các câu hỏi của môn Tự nhiên
và xã hội, môn Đạo đức...
7


+ Sắp xếp thời gian hợp lý để thường xuyên đến thăm gia đình tư vấn tâm lý cho
phụ huynh và động viên các em, nêu gương điển hình một số người khuyết tật
có nghị lực, vượt lên chính mình, thành đạt trong cuộc sống, từ đó giúp phụ huynh
và học sinh có thêm động cơ vượt lên số phận.
+ Tích cực, chủ động tham mưu với Ban giám hiệu, các đoàn thể trong nhà trường
để phối hợp làm tốt phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”,
đây là điều kiện thuận lợi để giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục hòa
nhập cho trẻ khuyết tật. Học sinh khuyết tật của trường đại đa số bị thiểu năng trí
tuệ, thích tri giác sự vật bằng mắt và thích hoạt động vui chơi, văn nghệ, chính vì
vậy mà giáo viên chủ nhiệm cần tăng cường phối hợp với tổ chức công đoàn, đoàn
thanh niên, tổng phụ trách đội, các giáo viên bộ môn năng khiếu tích cực, sáng tạo
trong việc tạo cảnh quan, trang trí trong lớp học, tổ chức sinh hoạt ngoài giờ lên lớp.
+ Giáo viên chủ nhiệm phải linh hoạt, sáng tạo trong việc phối hợp với nhà trường ,
gia đình và các tổ chức xã hội sẽ làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết
tật.
b.3. Bồi dưỡng kỹ năng cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm làm công tác giáo
dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.
+ Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu phải trang bị cho giáo viên kiến thức cơ bản
và nâng cao nghiệp vụ về giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật thông qua việc học
tập các chuyên đề về giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật để giáo viên chủ nhiệm
nghiên cứu và thực hiện, lựa chọn giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm tham gia tập
huấn do các Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật tổ chức. Hướng dẫn giáo viên chủ
nhiệm lập kế hoạch dạy học, xác định mục tiêu trong soạn giảng, cách lập hồ sơ
giáo dục học sinh khuyết tật, phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức dạy học, nội

dung hoạt động ngoài giờ lên lớp, tâm lý của trẻ, nhân điển hình kinh nghiệm giáo
dục hoà nhập thành công cho trẻ khuyết tật của một số giáo viên chủ nhiệm năm học
trước.
+ Tìm hiểu tâm lý, bệnh lý của học sinh khuyết tật
+ Lập kế hoạch giáo dục cá nhân
+ Huy động sự quan tâm giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng của nhà trường ,
gia đình và xã hội.
+ Giáo dục các học sinh bình thường phải thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ các bạn
khuyết tật học hòa nhập, không phân biệt, kỳ thị, chọc ghẹo,… các bạn khuyết
tật học hòa nhập trong lớp cũng như trong trường.
+ Thường xuyên tổ chức chuyên đề trao đổi kinh nghiệm: sử dụng phương pháp
dạy học, các hình thức tổ chức dạy học phù hợp, hiệu quả và kỹ năng sư phạm
8


giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, đặc biệt kỹ năng giáo dục học sinh khuyết
tật dạng thiểu năng trí tuệ.
+ Ban giám hiệu tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm nắm rõ khái niệm, đối tượng, các
nguyên nhân, dấu hiệu để nhận biết, phân loại các dạng khuyết tật: trí tuệ, hệ vận
động, khiếm thị, khiếm thính, khó khăn về ngôn ngữ,…
+ Tư vấn cho giáo viên chủ nhiệm nhận biết những khó khăn về thể chất và tinh
thần thường đi kèm với trẻ khuyết tật: Ví dụ: Học sinh Lê Minh Thức bị bại não có
thể chậm phát triển về cơ thể và chậm phát triển trí tuệ, hoặc học sinh Viên Anh
Tuấn khó khăn về ngôn ngữ (không nói được) có thể khó khăn về thính giác (không
nghe được) nhưng cơ thể có thể phát triển bình thường,...
+ Tùy theo đối tượng học sinh khuyết tật học hòa nhập, tùy theo sự tiến bộ của
các em, giáo viên chủ nhiệm nghiên cứu, thường xuyên thay đổi phương pháp
dạy học phù hợp, chú trọng phương pháp trực quan, minh họa, động tác, cử chỉ,
làm mẫu,…cho học sinh dễ tri giác.
+ Theo dõi sát sao sự tiến bộ của các em trong các lĩnh vực giáo dục dù là rất

nhỏ để thực hiện đánh giá hoặc không đánh giá . Tuyệt đối tránh cảm tính, qua loa
trong đánh giá học sinh khuyết tật học hoà nhập (đã là học sinh khuyết tật thì không
đánh giá, hoặc học sinh khuyết tật không theo kịp nhưng cũng đánh giá để khỏi phải
làm hồ sơ,...).
b.4. Sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên góp phần giúp giáo viên chủ
nhiệm làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.
+ Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên làm và sử dụng đồ dùng trực quan trong
các tiết dạy sẽ giúp học sinh khuyết tật dễ tri giác, phần nào tiếp thu và hiểu được
nội dung, đạt được mục tiêu bài học đề ra. Đồ dùng dạy học phải phong phú, đa
dạng, có màu sắc thu hút tạo hứng thú và sự chú ý cho các em trong giờ học.
+ Nhà trường lập kế hoạch, tổ chức thi tự làm đồ dùng dạy học cho lớp có học
sinh khuyết tật học hòa nhập. Để giúp các giáo viên chủ nhiệm có thêm phương
tiện hỗ trợ các em học tập đạt hiệu quả.
+ Cần chú ý đến việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học hợp lý sẽ có nhiều tác
dụng: giúp các em nắm được kiến thức thông qua việc thực hành, có nhiều phương
tiện để khám phá học mà chơi, chơi mà học, từ đó đạt được mục tiêu của môn học.
Sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên, hiệu quả sẽ góp phần giúp giáo viên chủ
nhiệm làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Giúp các em phần nào
cải thiện trí tuệ để hỗ trợ cuộc sống sau này đỡ thiệt thòi.
b.5. Linh hoạt tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ góp phần giúp
giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.
9


Giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm nhiều hoạt động bổ ích và thiết thực, việc học
văn hóa đối với các em gặp rất nhiều khó khăn bởi vì các em khuyết tật đa số bị ảnh
hưởng đến trí não dẫn đến thiểu năng trí tuệ. Việc tiếp thu và lĩnh hội kiến thức bài
học là rất hạn chế, các em được học hòa nhập là vừa tham gia học vừa tham gia các
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như: tham gia các trò chơi bổ ích, văn nghệ,
thể dục thể thao, lao động, sinh hoạt Đội, sao nhi đồng, đố vui học tập, vẽ tranh và

thực hiện một số nội dung trong phong trào thi đua xây dựng Trường học thân thiện,
học sinh tích cực. Thông qua những hoạt động đã tác động rất lớn đến sự hình thành
và tiến bộ dần nhân cách của các em cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhờ giáo viên chủ
nhiệm linh hoạt tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mà các em
năng động hơn trong mọi sinh hoạt, tiến bộ hơn trong học tập , có những em đầu
năm không đánh giá đã tiến bộ dần và cuối học kì I được đánh giá, quan trọng hơn
là tạo sân chơi lành mạnh bổ ích và thân thiện cho các em, tránh được sự tự ti, mặc
cảm, sợ đến trường học hòa nhập. Các em mạnh dạn vui chơi, mạnh dạn trong giao
tiếp và tự tin hơn rất nhiều, chủ động hòa nhập với các bạn học sinh bình thường,
bạn bè vui vẻ, đoàn kết, thích gần gũi với cô giáo chủ nhiệm để chia sẻ, nói lên
những ước mơ, mong muốn trong tương lai,...
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Để thực hiện được giải pháp, biện pháp đòi hỏi cán bộ quản lí phải có kinh
nghiệm, nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm trong công tác chỉ
đạo giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, tìm hiểu kĩ và nắm rõ các nguyên nhân,
thực trạng, mặt mạnh, mặt yếu của vấn đề nghiên cứu, nắm kĩ các văn bản chỉ đạo
của các cấp ngành, luôn tự học tự rèn, học hỏi đồng nghiệp, nắm bắt điều kiện thực
tế,… để từ đó vận dụng đưa ra các biện pháp, giải pháp phù hợp giúp giáo viên chủ
nhiệm làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật đạt hiệu quả cao hơn
những năm học trước.
Động viên giáo viên chủ nhiệm khắc phục khó khăn, luôn tự học tự rèn, tự
nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tâm huyết với công việc, nêu cao
tinh thần trách nhiệm hơn nữa để hòa thành nhiệm vụ được giao.
Tích cực tham mưu với các cấp có thẩm quyền quan tâm tạo điều kiện, hỗ trợ
về mọi mặt, đặc biệt phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức
đoàn thể trong xã hội, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục giáo dục.
Chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh khuyết tật ngày càng được nâng
lên, tạo được niềm tin yêu trong lòng các em, phụ huynh và các tầng lớp xã hội
trong địa bàn xã. Các em hứng thú đến trường học tập, nhiều học sinh có tiến bộ rõ
rệt . Một số em được đánh giá như học sinh bình thường (Môn học và hoạt động

10


giáo dục được đánh giá Hoàn thành, Năng lực và phẩm chất được đánh giá
Đạt). Hạn chế được việc học sinh đi học không chuyên cần. Các em vui tươi phấn
khởi khi đến trường, tham gia các hoạt động giáo dục, nói lên ước mơ, mong muốn
của mình .
Người giáo viên nhận thức sâu sắc hơn về vai trò trách nhiệm của mình,
không còn e ngại, phản ứng khi nhận nhiệm vụ. Giúp cho giáo viên chủ nhiệm có
thêm một số kĩ năng trong công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Góp phần
hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị, kế hoạch năm học của nhà trường đề ra,
đảm bảo tình hình chính trị ở địa phương, sự liên kết, phối hợp giữa các lực lượng
giữa nhà trường - gia đình và xã hội ngày càng hiệu quả hơn, đảm bảo mục tiêu giáo
dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật và Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, hoàn
thành PCGD mức độ II.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi áp dụng các biện pháp trên, tôi đã thu được kết quả như sau:
– Bản thân và các giáo viên ở lớp đã có thêm kinh nghiệm và kỹ năng giáo dục hòa
nhập cho trẻ khuyết tật.
– Phụ huynh rất hào hứng để sẵn sàng phối hợp cùng cô giáo trong việc nâng cao
chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.
– Trẻ đã thích tham gia các hoạt động ở trường, ở lớp có ý thức, không còn chơi một
mình hoặc phá bĩnh không cho bạn học, biết chơi cùng bạn, biết ngồi ngoan nghe cô
giảng bài.
– Tuy vẫn còn chậm nhưng các em đã có nhiều tiến bộ, đã điều chỉnh được hành vi
và cảm xúc của mình.
– Các em biết tập thể dục, múa hát sân trường theo các bạn , biết vẽ, tô màu, dán,
khi có sự giúp đỡ của cô và có hứng thú khi được đến trường.
– Một số em biết đọc , viết, tính toán cộng trừ đơn giản.
– Một số em biết giao tiếp tự tin như trẻ phát triển bình thường.

III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.

Kết luận

Qua một thời gian nghiên cứu và thực hiện các biện pháp " Nâng cao chất
lượng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật ở trường Tiểu học", tôi nhận thấy đây là một
nhiệm vụ hết sức khó khăn của cha mẹ, giáo viên và các lực lượng khác trong cộng
đồng. Chỉ có giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật tốt trong môi trường giáo dục bình
thường thì trẻ mới có những cơ hội để phát triển hết khả năng và phát huy hết năng
lực học hỏi của mình.
11


Chớnh vỡ vy m ngi giỏo viờn cn phi quan tõm c bit n vic t chc
cỏc hot ng hc, hot ng hng ngy, giỏo dc tr mi lỳc, mi ni bng tỡnh
thng, trỏch nhim, s kiờn trỡ gúp phn hon thnh tt mc tiờu v ni dung
giỏo dc hũa nhp tr khuyt tt giỳp tr phỏt trin ton din nhõn cỏch nh nhng
a tr bỡnh thng.
t c kt qu nh trờn l nh s ch o sỏt sao ca cỏc cp lónh o, ca
Ban giỏm hiu ó quan tõm to iu kin v c s vt cht , s on kt quyt tõm
ca tt c giỏo viờn ó n lc trong vic to mụi trng giỏo dc tt nht, phự hp
nht cho tr kộm may mn. Bờn cnh ú l s quan tõm, phi hp ca cỏc bc ph
huynh hc sinh.
Trng Tiu hc Tế Thắng trong nhng nm qua ó tp trung nhiu cho vic
dy học hũa nhp cho tr khuyt tt nh : T chc cỏc chuyờn , trao i kinh
nghim trong t khi ti cỏc bui sinh hot chuyờn mụn, vit sỏng kin kinh nghim
v ti giỏo dc hũa nhp tr khuyt ttL mt giỏo viờn tại địa phơng, tụi
ó tớch cc tham gia v xut mt s gii phỏp c th ci thin v cụng tỏc
giỏo dc hũa nhp tr khuyt tt, s phi kt hp gia giỏo viờn v ph huynh. Sau

mt thi gian nghiờn cu v thc hin ó em li kt qu ỏng khớch l.
Ban ch o giỏo dc hũa nhp tr khuyt tt ó quan tõm , phi hp tt nờn ó to
nhiu thun li cho vic vn ng tr khuyt tt ra lp. n nay trờn a bn ó cú
100% s tr khuyt tt c hc hũa nhp, phn ln cỏc em hc hũa nhp u hng
thỳ n trng.
2. Mt s kin ngh
a) i vi giỏo viờn:
- Vn dng tớch hp cỏc bin phỏp v phng phỏp dy học đối với từng đối
tợng học sinh, thờng xuyên theo dõi và trao đổi, động viên giúp
các em đi từ dễ đến khó, từ ít đến nhiu. Cựng vi vic rốn luyn l
cng c, to s t tin, nim hng thỳ cho cỏc em, trỏnh s mc cm, chỏn nn;
khuyn khớch, khen ngi kp thi khi cỏc em cú biu hin tin b.
- Giỏo viờn thng xuyờn phi hp vi gia ỡnh, cựng ph huynh hng dn hc
sinh hc tp.
b) i vi nh trng:
- Lng ghộp trong cỏc hot ng ca chuyờn mụn, i thiu niờn, hot ng
ngoi gi lờn lp có s tham gia ca hc sinh hc hũa nhp.
- Cú k hoch phi hp vi cha m hc sinh trong sut c quỏ trỡnh hc tp ca hc
sinh.
- Trang b bn gh riờng cho hc sinh khuyt tt
c) i vi cỏc cp qun lý giỏo dc:
12


- Nên tổ chức một số chuyên đề, cuộc hội thảo về giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết
tật
- Bên cạnh đó, các tập san của ngành, Báo Giáo dục thời đại cũng nên có chuyên
mục riêng về giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật.. Cần có chính sách hỗ trợ
về mặt thời gian cho giáo viên có học sinh học hòa nhập.
Trên đây là biện pháp của tôi về công tác giáo dục học hòa nhập cho trẻ khuyết

tật. Để những đóng góp này thu được kết quả tốt nhất, nhằm góp phần vào việc thực
hiện mục tiêu giáo dục hiện nay của địa phương, rất mong nhận được những ý kiến
xây dựng và góp ý quý báu của các đồng nghiệp và các cấp quản lí.
Xin chân thành cảm ơn!
( Tôi xin cam đoan đề tài này do tôi tự nghiên cứu, không sao chép của ai hay tài
liệu khác)
Tác giả

Lê Thị Yến

MỤC LỤC
TT

Tên mục

Trang
13


1

Phần mở đầu

2

Lí do chọn đề tài

1

3


Mục đích nghiên cứu

2

4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2

5

Phương pháp nghiên cứu

2

6

Phần nội dung

7

Cơ sở lí luận

3

8

Thực trạng của vấn đề


4

9

Các giải pháp , biện pháp

6

10

Hiệu quả cúa SKKN

12

11

Phần kết luận và kiến nghị

12

Kết luận

12

13

Kiến nghị

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu BDTX MODULE TH10 về giáo dục hòa nhập cho học sinh khiếm thị,
học sinh khó khăn về học và học sinh khuyết tật về ngôn ngữ
2. Thông tư liên tịch 42/2014 Quy định chính sách về giáo dục đối với người
khuyết tật
3. Nghị định 28/2012 Quy định chi tiết một số điều cỉa luật người khuyết tật
4. TT số 39/2009/TT-BGDĐT ngày 29/12/2009 của bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành Quy định giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
14


5. Quyết định số 32/2006/TT-BGDĐT Quy định giáo dục cho người tàn tật, khuyết
tật (Điều 10)
6. Quyết định số 23/2006/QĐ- BGDĐT Quy định về giáo dục hòa nhập cho người
tàn tật, khuyết tật khuyết tật học hòa nhập (Điều 15)
7. Thông tư Liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC Quy định về
chính sách giáo dục đối với người khuyết tật cho người khuyết tật
8. Công văn Số 9890/ BGD&ĐT ngày 17 tháng 9 năm 2007 V/v hướng dẫn nội
dung, phương pháp giáo dục học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
9. TT 30 Quy định Đánh giá học sinh tiểu học
10. Chỉ thị số 01-2006/CT-TTg, ngày 6-1-2006 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến
lược và kế hoạch hành động giáo dục trẻ khuyết tật giai đoạn 2006 – 2010 và định
hướng đến năm 2015.
11. Các báo cáo tổng kết về chất lượng giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật trong
3 năm học gần nhất: năm học 2013 – 2014; năm học 2014 – 2015; năm học 2015 –
2016 và nửa đầu năm học 2016- 2017.

15




×