Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN một số biện pháp thiết kế và tổ chức trò chơi nhằm nâng cao chất lượng giờ ôn tập lịch sử lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.36 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC TRÒ CHƠI
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ ÔN TẬP LỊCH SỬ
LỚP 5

Người thực hiện: Nguyễn Thị Tâm
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường TH Đông Hương – TP Thanh
Hóa
SKKN thuộc lĩnh vực ( môn): Lịch sử & Địa lý


MỤC LỤC

1. Phần mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2.Đối tượng nghiên cứu
1.3. Mục đích nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Phần nội dung
2.1 Cở sở lý luận
2.2. Thực trạng của việc dạy và học giờ ôn tập môn Lịch sử lớp 5
2.2.1. Thực trạng chung về hoạt động dạy học trường TH Đông
Hương
2.2.2. Thực trạng việc dạy các giờ ôn tập Lịch sử lớp 5 của giáo viên
2.2.3. Thực trạng việc dạy các giờ ôn tập Lịch sử lớp 5 của học sinh


2.3. Một số biện pháp thiết kế và tổ chức trò chơi nhằm nâng cao chất
lượng giờ ôn tập Lịch sử lớp 5.
2.3.1 Các tiết ôn tập trong trương trình môn Lịch sử lớp 5
2.3.2 Hoạt động thiết kế và tổ chức trò chơi học tập trong giờ ôn tập
Lịch sử lớp 5
2.3.2.1 Những yêu cầu chung khi thiết kế và tổ chức trò chơi học tập
trong giờ ôn tập Lịch sử
2.3.2.2 Những yêu cầu cụ thể trong các bước tổ chức trò chơi học tập
trong giờ ôn tập Lịch sử
2.3.2.3 Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong dạy học Lịch
sử lớp 5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. Kết luận - Kiến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

1
2
2
2
2
3
3
3
4
4
4
4
4
5

5
15
16
16
16


1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Vì vậy
người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em,lôi cuốn các em
tham gia vào các hoạt động học tập.
Để đổi mới phương pháp dạy học thì cần phải quan tâm tới nhiều yếu tố,
nhưng trước hết người giáo viên cần phải đầu tư thích đáng về mặt thời gian và
công sức trong việc thiết kế, xây dựng kế hoạch bài học.Mỗi tiết dạy muốn đạt
hiệu quả cao thì người dạy phải chuẩn bị bài dạy trên cơ sở nắm vững nội dung,
cũng như tính hệ thống, tính lôgíc của chương trình. Từ đó người dạy biết học
sinh đã được trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản nào để làm cơ sở cho
việc tự phát hiện và tự chiếm lĩnh những tri thức mới. Trên cơ sở đó học sinh có
khả năng phân tích và tổng hợp để vận dụng giải quyết những vấn đề mà bài học
đặt ra.
Trong thiết kế, xây dựng kế hoạch bài học, một yếu tố rất quan trọng mà
người giáo viên cần phải chú ý đó là việc lựa chọn, phối hợp và sử dụng các
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp đối với môn học, bài học và
từng phần trong bài học đó. Có như vậy việc phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập mới trở thành thực chất.
Với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học, yêu cầu về mặt tri
thức của dạy học môn Lịch sử chỉ dừng lại ở việc hình thành và nắm các sự
kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống. Về mặt kỹ

năng, cần hình thành và rèn luyện cho học sinh một số kỹ năng như: quan sát sự
vật, hiện tượng, thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin khác
nhau, nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử. Trên cơ sở đó, học
sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống cũng như lòng ham học
hỏi, tìm hiểu về lịch sử dân tộc, tôn trọng và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và
các di tích lịch sử, văn hóa. Như vậy xét ở góc độ nhận thức và thực tiễn, Lịch
sử là một trong những môn khó dạy đối với giáo viên và khó học đối với học
sinh, đặc biệt là đối với các tiết ôn tập, khi cần hệ thống hoá các kiến thức đã học
và rèn luyện các kỹ năng cơ bản cho học sinh.
Chúng ta cần lưu ý rằng cùng với học, chơi là nhu cầu không thể thiếu của
học sinh tiểu học. Dù không phải là hoạt động chủ đạo, song vui chơi vẫn giữ
một vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống và học tập của các em. Đổi mới
hình thức tổ chức dạy học là một trong những biện pháp có tính khả thi và hiệu
quả, nhằm vận dụng các hình thức tổ chức dạy học trong nhà trường tiểu học
như: dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học thông qua các trò chơi có nội
dung môn học nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện các kĩ năng cư
bản trong đó có kĩ năng sống.
Để dạy học môn Lịch sử đạt hiệu quả và góp phần đổi mới giáo dục tiểu
học, vai trò chỉ đạo, quản lý hoạt động dạy và học có ý nghĩa quan trọng tới sự
thành công của hoạt động giáo dục này. Người cán bộ quản lý ngoài các biện
pháp quản lý cần nắm vững lĩnh vực chuyên môn, cần đi sâu vào nội dung,
1


phương pháp và hình thức tổ chức của từng môn học để từ đó có thể đưa ra
những định hướng, biện pháp và quyết định đúng đắn trong triển khai chỉ đạo
các hoạt động dạy học.
Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 5 nói chung cũng
như dạy học giờ ôn tập Lịch sử lớp 5 nói riêng và góp phần hình thành, rèn
luyện kỹ năng sống cần thiết cho học sinh ở Trường Tiểu học Đông Hương, tôi

lựa chọn: “Một số biện pháp thiết kế và tổ chức trò chơi nhằm nâng cao chất
lượng giờ ôn tập Lịch sử lớp 5”
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn về thiết kế và tổ chức trò chơi môn Lịch sử
đề tài hướng tới đề xuất một số biện pháp thiết kế và tổ chức trò chơi nhằm nâng
cao chất lượng giờ ôn tập Lịch sử lớp 5”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Thiết kế và tổ chức trò chơi giờ ôn tập Lịch sử lớp 5.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phưong pháp thống kê, xử lí số liệu.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Một trong những mục tiêu quan trọng của dạy học các môn học ở tiểu học
nói chung và môn Lịch sử nói riêng là tập trung vào dạy cách học, tạo cho học sinh
nhu cầu và biết cách tự học. Trên cơ sở đó phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh trong việc vận dụng các kiến thức và kỹ năng, trong đó có các kỹ năng
sống đã được học vào giải quyết những tình huống thường gặp trong cuộc sống
hàng ngày.
Trong những năm gần đây, mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển hướng từ
chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho học sinh
trong đó tập trung trang bị cho các em cách tiếp cận các kỹ năng sống. Nội dung
giáo dục kỹ năng sống đã được tích hợp trong một số môn học và các hoạt động
giáo dục trong nhà trường. Tiếp cận với xu hướng đó, trò chơi học tập với nội dung
và hình thức tổ chức phù hợp sẽ là một hoạt động đem lại cho học sinh những kỹ
năng sống cần thiết như: kỹ năng quan sát, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng giao

2



tiếp, kỹ năng đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng hợp
tác, kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, …
Để tổ chức tốt trò chơi học tập và để trò chơi học tập tập thực sự có hiệu quả
cao trong tiết học, người dạy cần có hiểu biết và nhận thức đúng đắn về vai trò, tác
dụng và ý nghĩa của trò chơi học tập.
Khái niệm “Trò chơi học tập”
Trò chơi học tập là một hoạt động được tổ chức có tính vui chơi, giải trí
nhưng có nội dung gắn với bài học hoặc hoạt động học tập của học sinh, hướng
đến sự mở rộng, chính xác hóa, hệ thống hóa các kiến thức, kỹ năng nhằm phát
triển các năng lực trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết của các em.
Tác dụng và ý nghĩa của trò chơi học tập ở tiểu học
- Giúp học sinh thay đổi động hình trong giờ học, làm cho học sinh bớt
mệt mỏi, giờ học bớt sự căng thẳng, không khí lớp học thoải mái, dễ chịu, học
sinh được tiếp nhận kiến thức và kỹ năng một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn và sinh
động, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học là “Học mà chơi,
chơi mà học”;
- Giúp học sinh tăng cường khả năng thực hành, khả năng vận dụng các
kiến thức và kỹ năng đã học, tạo điều kiện cho các em trải nghiệm, góp phần
hình thành và rèn luyện các kỹ năng sống cơ bản, cần thiết;
- Giúp học sinh học tập hứng thú, kích thích sự tìm tòi, tạo cơ hội để học
sinh thể hiện mình trong học tập;
- Thông qua trò chơi giúp học sinh có khả năng tập trung và xử lý tình
huống, tính độc lập, sáng tạo, ham hiểu biết và khả năng suy luận. Qua việc
tham gia vào trò chơi, các em còn tự mình giải quyết các nhiệm vụ học tập một
cách tự giác, tích cực.
2.2. Thực trạng của vấn đề dạy và học giờ ôn tập Lịch sử lớp 5
2.2.1. Thực trạng chung về hoạt động dạy học trường Tiểu học Đông Hương
Trường Tiểu học Đông Hương những năm gần đây đã có sự khởi sắc. Nhà

trường có khuôn viên đẹp, có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đáp ứng được yêu
cầu của các hoạt động giáo dục.
Giáo viên nhà trường đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn; có chuyên
môn nghiệp vụ vững vàng, yêu nghề, mến trẻ.
Lãnh đạo nhà trường luôn chú trọng và khuyến khích giáo viên đổi mới
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, coi đó là hạt nhân trong công tác dạy
học. Công tác chỉ đạo hoạt động dạy và học có sự chuyển biến tích cực, việc
kiểm tra hồ sơ, kế hoạch bài học, dự giờ thăm lớp được duy trì thường xuyên.
Những năm gần đây, nhà trường đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo duc,
cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị hiện đại phục vụ dạy học được trang bị tương
đối đầy đủ, góp phần tốt cho việc đổi mới phương pháp dạy và học.
Mặc dù có nhiều cố gắng trong nâng cao chất lượng dạy học nhưng vẫn
còn một số hạn chế như: việc đổi mới phương pháp dạy học, hình thức dạy học

3


chưa được giáo viên chú ý đúng mức, chưa thường xuyên, hình thức tổ chức dạy
học chưa đa dạng, chưa hấp dẫn đối với học sinh.
2.2.2. Thực trạng việc dạy các giờ ôn tập Lịch sử lớp 5 của giáo viên:
Qua dự giờ thăm lớp, qua theo dõi công tác dạy và học trong nhà trường
chúng tôi nhận thấy:
- Việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chủ yếu vẫn tập
trung vào 2 môn Toán và Tiếng Việt. Các môn khác người dạy còn có tâm lý
xem nhẹ, trong đó có môn Lịch sử;
- Đối với lớp 4, 5, do nội dung kiến thức và kỹ năng cần cung cấp cho học
sinh tương đối nhiều, giáo viên thường dành thời gian để truyền tải kiến thức mà
chưa chú trọng đến hình thức tổ chức dạy học, thường ít tổ chức trò chơi học tập
trong giờ Lịch sử;
- Hình thức tổ chức dạy học nhìn chung còn nghèo nàn, đơn điệu, mang

tính hình thức. Việc tổ chức các trò chơi trong dạy học Lịch sử nói chung và các
tiết ôn tập Lịch sử nói riêng chưa được chú ý đúng mức. Có tình trạng trên, một
mặt là một số giáo viên chưa thấy hết ý nghĩa, tác dụng của tổ chức trò chơi
trong dạy học giờ ôn tập Lịch sử. Mặt khác để tổ chức được một trò chơi trong
dạy học Lich sử, người giáo viên cần phải có thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu
và thiết kế trò chơi phù hợp với nội dung dạy học, gây được hứng thú và phát
huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh;
- Trong các giờ ôn tập Lịch sử, giáo viên thường tổ chức cho học sinh ôn
tập theo hình thức: đưa ra hệ thống câu hỏi đã soạn sẵn, yêu cầu học sinh trả lời
hay phát phiếu cho học sinh thảo luận theo nhóm rồi cử đại diện báo cáo trước
lớp. Cách dạy này đã giúp học sinh ôn tập, củng cố được những kiến thức và kỹ
năng đã học, tuy nhiên chưa gây được hứng thú, chưa phát huy được tính tích
cực cho học sinh cũng như còn hạn chế trong việc giúp các em rèn luyện những
kỹ năng sống cần thiết.
- Trong thời gian gần đây, một số giáo viên đã bắt đầu chú ý thiết kế và tổ
chức trò chơi trong các giờ ôn tập Lịch sử, nhưng chưa sử dụng thường xuyên, vì
thế hiệu quả giờ dạy nhìn chung chưa cao.
2.2.3. Thực trạng việc học các giờ ôn tập Lịch sử lớp 5 của học sinh:
- Trong giờ Lịch sử nói chung, giờ ôn tập môn Lịch sử nói riêng, do học
sinh tiếp xúc với các mốc thời gian, sự kiện khô khan nên chưa tạo được hứng
thú trong tiết học. Vì không được thường xuyên tham gia các trò chơi trong dạy
học nên khả năng ghi nhớ các mốc thời gian, sự kiện còn hạn chế. Bên cạnh đó
khả năng diễn đạt, ứng xử, giải quyết các tình huống có vấn đề chưa thể hiện
được tính linh hoạt, sáng tạo.
- Học sinh thiếu động lực và hứng thú trong học tập, chưa có nhu cầu ham
hiểu biết; học sinh chưa có điều kiện để trải nghiệm, thể hiện khả năng và năng
lực của bản thân.
- Học sinh chưa được tham gia nhiều vào giờ học, đặc biệt là hoạt động
thực hành để từ đó củng cố kiến thức và kỹ năng cơ bản, cần thiết. Chính vì thế
chưa phát huy được tính tích cực, sự năng động cũng như tính tương tác giữa


4


giáo viên và học sinh. Do vậy, khả năng ghi nhớ, khắc sâu kiến thức bài học của
học sinh còn hạn chế, thiếu tính bền vững.
2.3. Một số biện pháp thiết kế và tổ chức trò chơi nhằm nâng cao chất
lượng giờ ôn tập Lịch sử lớp 5
2.3.1. Các tiết ôn tập trong chương trình môn Lịch sử lớp 5:
Trong chương trình môn Lịch sử lớp 5 có 3 tiết ôn tập:
Bài 11: Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ
(1858 - 1945)
Bài 18: Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1945 - 1954)
Bài 29: Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỷ XIX đến nay
2.3.2. Hướng dẫn thiết kế và tổ chức trò chơi học tập trong giờ ôn tập Lịch sử
lớp 5
2.3.2.1. Những yêu cầu chung khi thiết kế và tổ chức trò chơi học tập trong
giờ ôn tập Lịch sử
- Mỗi trò chơi học tập phải góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giờ ôn
tập Lịch sử. Nói cách khác mục đích trò chơi phải hướng vào việc củng cố kiến
thức, kỹ năng ở từng nhóm bài, từng bài ôn tập Lịch sử;
- Trò chơi học tập phải mang rõ tính chất học tập, cụ thể là trò chơi học tập
phải xác định rõ mục đích hình thành hay khắc sâu, củng cố, mở rộng, chính xác
hóa, hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng của các em nhằm phát triển các năng lực trí
tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết của học sinh. Vậy trong quá trình tổ chức, hướng
dẫn trò chơi trong giờ ôn tập Lịch sử, giáo viên phải luôn bám sát mục đích đó khi
đánh giá học sinh.
- Trò chơi học tập phải hướng đến hình thành và rèn luyện cho học sinh
những kỹ năng sống cơ bản, cần thiết và phù hợp;
- Trò chơi học tập phải được chuẩn bị chu đáo và phù hợp với đối tượng

học sinh. Trong thiết kế phương tiện, đồ dùng phục vụ trò chơi, người giáo viên
cần chú ý đến tính khoa học, tính thẩm mỹ, tính giáo dục và đặc biệt tính tiện
dụng trong quá trình tổ chức trò chơi.
- Trò chơi phải được tổ chức hợp lý và nhất thiết phải trở thành một bộ
phận của quá trình tổ chức giờ ôn tập Lịch sử. Không tổ chức những trò chơi có
nội dung hoàn toàn tách rời với nội dung ôn tập, không tổ chức quá nhiều trò
chơi trong một tiết học, không để thời gian chơi kéo dài, không lạm dụng trò
chơi học tập, làm ảnh hưởng đến giờ học hoặc làm học sinh mất đi sự hứng thú.
- Tổ chức trò chơi học tập trong giờ ôn tập Lịch sử sao cho tất cả học sinh
trong lớp đều được tham gia, tránh trường hợp chỉ có một bộ phận của lớp được
tham gia trò chơi.
2.3.2.2. Những yêu cầu cụ thể trong các bước tổ chức trò chơi học tập trong
giờ ôn tập Lịch sử
Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi thiết kế
trò chơi học tập chúng ta phải dựa vào nội dung bài ôn tập Lịch sử, điều kiện
thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp. Song
muốn tổ chức được trò chơi có hiệu quả cao thì đòi hỏi người giáo viên phải có
kế hoạch chuẩn bị chu đáo và đảm bảo qua các bước sau:
5


Bước 1. Lựa chọn trò chơi
Trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu, nội dung của bài ôn tập Lịch sử mà giáo
viên lựa chọn trò chơi cho phù hợp, sao cho trò chơi nào cũng trả lời được câu
hỏi: Với mục tiêu, nội dung của bài học có thể lựa chọn những loại trò chơi nào?
Trò chơi nào sẽ đạt hiệu quả tốt nhất? Có như vậy việc lựa chọn trò chơi và tổ
chức tiến hành chơi sẽ đúng hướng và đạt kết quả tốt. Sau khi lựa chọn trò chơi,
giáo viên chuẩn bị những phương tiện cần thiết phục vụ cho trò chơi, kế hoạch
chơi, kể cả những phần thưởng cho những người tham gia và người thắng cuộc.
Bước 2. Giới thiệu và tổ chức trò chơi

Giáo viên giới thiệu và nêu tên trò chơi, chủ đề chơi, giải thích rõ mục
tiêu, yêu cầu, cách chơi và luật chơi, cách đánh giá thắng thua cho học sinh . Trò
chơi phải mang ý nghĩa giáo dục, gây được hứng thú đối với học sinh, phải
nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.
Bước 3. Tổ chức tiến hành trò chơi
Để trò chơi đạt hiệu quả, sau khi hướng dẫn và giải thích xong có thể
cho học sinh chơi thử, như vậy các em sẽ nắm vững cách chơi. Khi cho học
sinh chơi thử, giáo viên rút kinh nghiệm và điều chỉnh, bổ sung nếu thấy cần
thiết. Trong khi học sinh chơi giáo viên là trọng tài theo dõi diễn biến trò chơi
để có những nhận xét đánh giá đúng đắn khách quan. Để trò chơi thực sự sôi
động hấp dẫn cần sự động viên cổ vũ của tập thể đồng thời giáo viên kịp thời
uốn nắn các trường hợp không trung thực hoặc vi phạm luật chơi.
Bước 4. Nhận xét đánh giá kết quả
Kết thúc trò chơi, giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả một cách khách
quan, phân minh, đúng luật chơi, sao cho các em có được tâm thế thoải mái. Dựa
vào yêu cầu, nội dung chơi và kết quả, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tự
nhận xét, đánh giá lẫn nhau. Giáo viên dành ít phút biểu dương khen ngợi những
cá nhân, đội chơi đạt kết quả tốt, hoạt động tích cực.
2.3.2.3. Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong dạy học Lịch sử lớp 5
Để góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy Lịch sử lớp 5, trong phần này
chúng tôi thiết kế, xây dựng và tổ chức một số trò chơi có tính minh họa cho 3 bài
ôn tập có trong chương trình Lịch sử lớp 5. Tùy thuộc mục tiêu bài dạy và quỹ thời
gian của các hoạt động dạy học mà giáo viên có thể sử dụng một hoặc một số trò
chơi trong tiết dạy của mình. Trò chơi của bài này cũng có thể sử dụng cho bài khác
khi người giáo viên thay đổi nội dung phù hợp.
Một số trò chơi có thể tổ chức trong giờ ôn tập Lịch sử:
Trò chơi: Ô chữ lịch sử
Trò chơi: Đi tìm sự kiện lịch sử
Trò chơi: Đúng hay sai
Trò chơi: Đối đáp nhanh

Trò chơi: Xem tranh ảnh – Đoán sự kiện
Trò chơi: Rung chuông vàng
Trò chơi: Ghi nhớ Lịch sử
Trò chới: Ai nhanh – Ai đúng
Trò chơi : Giải mã tranh ảnh

6


Bài thứ nhất
Bài 11: Ôn tập: Hơn tám mươi năm
chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 - 1945)
Khi dạy học Ôn tập (Bài 11), giáo viên có thể sử dụng một số trò chơi sau
trong các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giờ ôn tập.
Trò chơi: Đi tìm sự kiện lịch sử
Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nhớ được những sự kiện, nhân vật lịch sử và một số mốc quan trọng
trong lịch sử dân tộc giai đoạn 1858 – 1945;
- Kỹ năng sống được hình thành và rèn luyện: kỹ năng ra quyết định nhanh
chóng;
- Tạo không khí thi đua sôi nổi trong tiết học.
Chuẩn bị:
- Giáo viên soạn mốc thời gian và các sự kiện lịch sử gắn với mốc thời
gian đó;
- Giáo viên chọn một học sinh dẫn chương trình cho trò chơi;
- Mốc thời gian và sự kiện:
Ngày 1 - 9 - 1858

Thực dân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta


Năm 1860

Nguyễn Trường Tộ sang Pháp để tìm cách đưa nước nhà
thoát cảnh nghèo đói, lạc hậu

Ngày 5 - 7 - 1885

Nổ ra cuộc tấn công vào đồn Mang Cá và toàn
Khâm sứ Pháp

Ngày 3 - 2 - 1930

Nguyễn Tất Thành từ cảng Nhà Rồng, quyết chí ra đi tìm
đường cứu nước
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Ngày 12 - 9

Ngày kỷ niệm Xô viết Nghệ - Tĩnh

Ngày 19 – 8

Ngày kỷ niệm Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta

Ngày 2 - 9 - 1945

Bác Hồ đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh
Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Ngày 2 - 9


Ngày Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam

Ngày 5 - 6 - 1911

Cách chơi:
Cả lớp cùng chơi. Khi giáo viên nêu một mốc thời gian, học sinh cả lớp
nhanh chóng tìm ra các sự kiện tương ứng với mốc thời gian đó. Đầu tiên, giáo
viên chỉ định một học sinh nêu một sự kiện ứng với mốc thời gian giáo viên đưa
ra. Nếu học sinh đó trả lời đúng thì sẽ có quyền chỉ định một học sinh khác tham
gia trò chơi. Nếu học sinh đó trả lời sai thì sẽ không được tiếp tục tham gia trò

7


chơi. Khi đó, giáo viên sẽ chỉ định học sinh khác tiếp tục tham gia...Kết thúc trò
chơi, những học sinh không trả lời đúng sẽ phải cùng hát đồng thanh một bài.
Lưu ý: Giáo viên có thể chuyển trò chơi “Đi tìm sự kiện lịch sử” thành trò
chơi “Đi tìm mốc thời gian” bằng cách để người dẫn chương trình nêu sự kiện
và học sinh sẽ nêu mốc thời gian tương ứng với sự kiện được nêu.
Trò chơi: Ô chữ lịch sử
Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nhớ được những sự kiện, nhân vật lịch sử và một số mốc quan trọng
trong lịch sử dân tộc giai đoạn 1858 – 1945;
- Kỹ năng sống được hình thành và rèn luyện: kỹ năng quan sát, giải
quyết vấn đề, kỹ năng tư duy phê phán;
- Tạo hứng thú, ham tìm tòi trong học tập.
Chuẩn bị:
- Giáo viên soạn hệ thống câu hỏi và gợi ý trả lời cho các ô chữ;
- 6 bảng nhóm và bút dạ cho 6 đội chơi;

- Giáo viên chuẩn bị bảng ô chữ, có dán che kín từng dòng hàng ngang.
1

I

N

H

T

Â

Y

2

N

G

H

Ê

A

N

3


H

U

Ê

Ư

Ơ

M

4

B

T

Ô

N

T

H

Â

5


T

T

H

U

Y

Ê

T

N

G

U

Y

Ê

N

T

R


H

A

M

N

G

H

I

T

H

A

N

G

T

A

B


Ô

I

C

H

Â

U

Q

U

A

N

G

6
7
8

P

H


A

N

9
10
11
12

Đ

Ô

N

N

G

T

N

G

A

I


G

D

U

Q

U

Ô

C

K

H

A

N

H

C

Â

N


V

Ư

Ơ

N

Ô

G

- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi:
+ Hàng ngang thứ nhất: Từ gồm 7 chữ cái, chỉ tên ngọn cờ Trương Định
đã giương cao trong phong trào kháng chiến chống Pháp.
+ Hàng ngang thứ hai: Từ gồm 6 chữ cái, tên một tỉnh là quê hương của
Bác Hồ.
+ Hàng ngang thứ ba: Từ gồm 3 chữ cái, tên một thành phố trước đây là
kinh đô của nhà Nguyễn.
+ Hàng ngang thứ tư: Từ gồm 13 chữ cái, chỉ tên người khởi xướng ra
phong trào Cần vương.

8


+ Hàng ngang thứ năm: Từ gồm 14 chữ cái, chỉ tên người có chủ trương
canh tân đất nước để đủ sức tự lập, tự cường.
+ Hàng ngang thứ sáu: Từ gồm 7 chữ cái, là tên gọi nhà vua được Tôn
Thất Thuyết đưa ra Quảng Trị.
+ Hàng ngang thứ bảy: Từ gồm 8 chữ cái, là tháng diễn ra cuộc Tổng

khởi nghĩa năm 1945.
+ Hàng ngang thứ tám: Từ gồm 11 chữ cái, là tên gọi của người tổ chức
và vận động phong trào Đông du.
+ Hàng ngang thứ chín: Từ gồm 9 chữ cái, tên một tỉnh là quê hương của
Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định.
+ Hàng ngang thứ mười: Từ gồm 6 chữ cái, là tên của phong trào thanh
niên Việt Nam sang Nhật học tập theo sự vận động của Phan Bội Châu.
+ Hàng ngang thứ mười một: Từ gồm 9 chữ cái, chỉ tên gọi ngày kỷ niệm
2-9 hàng năm của nước ta.
+ Hàng ngang thứ mười hai: Từ gồm 8 chữ cái, là tên gọi của phong trào
giúp vua cứu nước sau khi cuộc phản công không thành công ở kinh thành Huế.
Cách chơi:
Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm có quyền lựa chọn hai từ
hàng ngang. Sau khi nhóm học sinh đã lựa chọn từ hàng ngang, giáo viên đọc
câu hỏi ứng với hàng ngang đó. Các nhóm ghi kết quả vào bảng, nếu trả lời đúng
nhóm lựa chọn được 20 điểm, các nhóm còn lại được 10 điểm. Nhóm nào phát
hiện ra từ hàng dọc trước sẽ ghi được 40 điểm. Sau khi phát hiện từ hàng dọc,
nếu còn từ hàng ngang thì trò chơi vẫn tiếp tục. Kết thúc trò chơi, nhóm nào ghi
được nhiều điểm nhất thì nhóm đó thắng cuộc.
Bài thứ hai
Bài 18: Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1945 - 1954)
Khi dạy học Ôn tập (Bài 18), ngoài các trò chơi thiết kế ở Bài 11, giáo
viên có thể sử dụng một số trò chơi sau trong các hoạt động dạy học nhằm nâng
cao chất lượng giờ ôn tập.
Trò chơi: Đối đáp nhanh
Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nhớ được những sự kiện, nhân vật lịch sử và một số mốc quan trọng
trong lịch sử dân tộc giai đoạn 1945 – 1954;
- Kỹ năng sống được hình thành và rèn luyện: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
đặt vấn đề và giải quyết vấn đề;

- Tạo hứng thú, chủ động trong học tập.
Chuẩn bị:
Giáo viên hướng dẫn cho các đội chơi kỹ năng đặt câu hỏi liên quan đến
trò chơi.
Cách chơi:
Giáo viên chọn hai đội chơi, mỗi đội 5 học sinh, đứng thành hai nhóm ở
hai bên bảng. Giáo viên hướng dẫn cách chơi: Đội 1 ra một câu hỏi về một trong
các nội dung: các mốc thời gian, các sự kiện, hiện tượng lịch sử và ý nghĩa của
các sự kiện lịch sử đó. Đội 2 nghe câu hỏi và nhanh chóng trả lời câu hỏi của đội
1. Nếu đúng thì được giữ nguyên số bạn chơi, nếu trả lời sai, bạn trả lời sai bị
9


loại khỏi cuộc chơi. Sau đó đội 2 đưa ra câu hỏi cho đội 1 và cứ tiếp tục như thế,
mỗi đội được hỏi 5 câu. Trò chơi kết thúc khi hết lượt nêu câu hỏi, đội nào còn
nhiều bạn chơi hơn đội đó thắng cuộc.
Ví dụ:
- Hệ thống câu hỏi của đội 1:
Câu 1: Hãy kể tên các loại giặc mà nhân dân ta phải đối đầu từ năm 1945.
Câu 2: Trung ương Đảng và Chính phủ đã họp và quyết định phát động toàn
quốc kháng chiến vào ngày nào?
Câu 3: Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, đèo Bông Lau, Bình Ca, …là những địa
danh gắn liền với chiến thắng của ta trong chiến dịch nào?
Câu 4: Tên người anh hùng đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai?
Câu 5: Ngày mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ?
Đáp án: Câu 1: Giặc dốt, giặc đói và giặc ngoại xâm; Câu 2: Đêm 18 rạng sáng
ngày 19 – 12 – 1946; Câu 3: Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947; Câu 4: Phan
Đình Giót; Câu 5: 13 – 3 – 1954.
- Hệ thống câu hỏi của đội 2:
Câu 1: Trong “Tuần lễ vàng” cả nước đã đóng góp được bao nhiêu vàng?

Câu 2: Điền thêm từ ngữ để hoàn chỉnh câu sau: “Không! chúng ta thà hi sinh
tất cả …” trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 3: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được họp vào thời gian
nào?
Câu 4: Tên người anh hùng có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt của thực dân
Pháp?
Câu 5: Ngày, giờ tướng Đờ Ca-xtơ-ri bị bắt sống?
Đáp án: Câu 1: Gần 4 tạ vàng; Câu 2: “Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ
nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”; Câu 3: Tháng
2 – 1951; Câu 4: La Văn Cầu; Câu 5: 17 giờ 30 phút ngày 7 - 5 - 1954.

Trò chơi: Đúng hay sai
Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nhớ được những sự kiện, nhân vật lịch sử và một số mốc quan trọng
trong lịch sử dân tộc giai đoạn 1945 – 1954;
- Kỹ năng sống được hình thành và rèn luyện: khả năng tập trung chú ý;
- Tạo hứng thú học tập.
Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Chín năm kháng chiến chống Pháp bắt đầu vào năm 1945 và kết thúc
vào năm 1955.
Câu 2: Các loại giặc mà nhân dân ta phải đối đầu ngay từ cuối năm 1945 là:
giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm.
Câu 3: Để cứu đói, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi cả nước lập “Hũ gạo cứu
đói” dành cho dân nghèo.
Câu 4: Tháng 3 năm 1954, quân ta nổ súng mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ .
Câu 5: Ngày 20 – 12 – 1946, Trung ương Đảng và Chính phủ họp quyết định
phát động toàn quốc kháng chiến.

10



Câu 6: Tháng 10 – 1947, thực dân Pháp huy động một lực lượng lớn, chia làm
5 mũi tấn công lên Việt Bắc.
Câu 7: Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 nhằm giải phóng một phần biên
giới, củng cố và mở rộng Căn cứ Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
Câu 8: Tháng 2 – 1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II họp.
Câu 9: Chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn vào ngày 13 – 3 – 1954 và kết thúc
vào ngày 5 – 7 – 1954.
Câu 10: Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi trong lịch sử chống
ngoại xâm của dân tộc ta.
Cách chơi:
Giáo viên chia lớp thành 4 đội chơi, lần lượt đọc các câu trắc nghiệm. Các
đội chơi sẽ lựa chọn câu trả lời đúng hay sai. Nếu chọn đúng giơ thẻ đỏ, nếu
chọn sai giơ thẻ xanh. Với mỗi câu trả lời đúng mỗi đội sẽ nhận được 10 điểm.
Hết phần chơi, đội nào giành được nhiều điểm đội đó sẽ thắng cuộc.
Đáp án: Câu 1: S (năm 1954); Câu 2: Đ; Câu 3: Đ; Câu 4: Đ; Câu 5: S
(19 - 12); Câu 6: S (3 mũi tấn công); Câu 7: Đ; Câu 8: Đ; Câu 9: S (kết thúc 7-5);
Câu 10: Đ.
Trò chơi: Xem tranh ảnh – Đoán sự kiện
Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Có thái độ quan tâm, chú ý đến các sự kiện, nhân vật lịch sử;
- Phát huy khả năng suy đoán, bình luận;
- Góp phần tạo cho học sinh tình cảm tốt đối với môn Lịch sử.
Chuẩn bị:
Giáo viên yêu cầu cả lớp sưu tầm tranh ảnh lịch sử từ trước.
Cách chơi:
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm lựa chọn 5 tranh ảnh phù
hợp với nội dung ôn tập trong số ảnh đã sưu tầm từ trước, mỗi nhóm cử 5 bạn
trực tiếp tham gia chơi, các bạn khác cổ vũ cho đội mình;

- 5 học sinh của từng đội đứng thành hàng dọc quay mặt xuống lớp;
- Khi bắt đầu trò chơi, lần lượt từng đội chơi đưa tranh của mình ra và yêu
cầu đội kia đoán sự kiện liên quan đến bức tranh. Trò chơi kết thúc khi các đội
đưa ra đủ 5 tranh ảnh để đội kia đoán;
- Đội nào đoán đúng nhiều sự kiện hơn đội đó sẽ sẽ thắng cuộc.
Bài thứ ba
Bài 29: Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỷ XIX đến nay
Khi dạy học Ôn tập (Bài 29), ngoài việc sử dụng trò chơi trong các bài
trước, giáo viên có thể sử dụng một số trò chơi sau trong các hoạt động dạy học
nhằm hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức đã học.
Trò chơi: Rung chuông vàng
Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nhớ được những sự kiện, nhân vật lịch sử và một số mốc quan trọng
trong lịch sử dân tộc giai đoạn từ giữa thế kỷ XIX đến nay;
- Kỹ năng sống được hình thành và rèn luyện: kỹ năng tìm kiếm và xử lý
thông tin;
11


- Tạo không khí thi đua sôi nổi trong tiết học.
Chuẩn bị:
- Giáo viên chuẩn bị hệ thống câu hỏi.
- Học sinh mỗi em một bảng con.
- Hệ thống câu hỏi:
Câu 1: Người anh hùng đã phất cao ngọn cờ “Bình Tây” chống thực dân Pháp là
ai?
Câu 2: Một trong những người có chủ trương canh tân đất nước để nước ta đủ
sức tự lập, tự cường.
Câu 3: Ngày Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?
Câu 4: Nơi tổ chức hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ở đâu?

Câu 5: Tên gọi của chính quyền mới được thiết lập ở Nghệ Tĩnh thời kỳ 1930 –
1931?
Câu 6: Nơi đây, ngày 2 - 9 - 1945 Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn Độc lập .
Câu 7: Cứ điểm mà ta đã chiếm được trong chiến thắng Biên giới thu - đông
năm 1950.
Câu 8: Ngày nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa, mở đầu phong trào
“Đồng khởi”là ngày nào?
Câu 9: Tên gọi khác của con đường mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì?
Câu 10: Nhà máy thủy điện lớn của nước ta được khởi công xây dựng vào năm
1979?
Cách chơi:
Giáo viên đọc lần lượt từng câu hỏi. Học sinh ghi câu trả lời vào bảng
con. Khi có hiệu lệnh của giáo viên, học sinh giơ bảng con lên. Học sinh nào trả
lời sai ở câu hỏi nào thì loại học sinh đó ra khỏi cuộc chơi. Những học sinh trả
lời được đến câu hỏi cuối cùng sẽ được rung chuông vàng.
Đáp án: Câu 1: Trương Định; Câu 2: Nguyễn Trường Tộ; Câu 3: 5/6/1911; Câu
4: Hồng Công (Trung Quốc); Câu 5: Xô viết; Câu 6: Quảng trường Ba Đình;
Câu 7: Đông Khê; Câu 8: 17/1/1960; Câu 9: Trường Sơn; Câu 10: Hòa Bình.
Trò chơi: Giải mật mã lịch sử
Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nhớ được những sự kiện, nhân vật lịch sử và một số mốc quan trọng
trong lịch sử dân tộc giai đoạn từ giữa thế kỷ XIX đến nay;
- Tạo không khí thi đua, hứng thú trong học tập;
- Kỹ năng sống được hình thành và rèn luyện: kỹ năng thể hiện sự tự tin,
kỹ năng tư duy sáng tạo.
Chuẩn bị:
- Giáo viên chọn một học sinh làm thư ký tính điểm.
- Giáo viên chuẩn bị các dữ kiện lịch sử (mốc thời gian, địa danh, nhân
vật lịch sử, …) sắp xếp theo một trình tự nhất định liên quan đến sự kiện lịch sử
cần giải mã.

Cách chơi:
Giáo viên chọn hai đội chơi, mỗi đội 3 em. Giáo viên lần lượt đọc dữ kiện
thứ nhất liên quan đến sự kiện lịch sử cần giả mã. Sau 10 giây đội nào trả lời
12


đúng thì đội đó được 5 điểm. Nếu không có đội nào trả lời lời được thì giáo viên
đọc tiếp dữ kiện thứ 2. Sau 7 giây đội nào trả lời đúng thì đội đó được 3 điểm.
Nếu không có đội nào trả lời lời được thì giáo viên đọc tiếp dữ kiện thứ 3. Sau 5
giây đội nào trả lời đúng thì đội đó được 1 điểm. Nếu không đội nào trả lời được
thì giáo viên dành câu trả lời cho học sinh ở lớp và tiếp tục với các giải mã còn
lại. Trò chơi kết thúc khi giáo viên đưa ra hết các sự kiện lịch sử cần giải mã đã
chuẩn bị, đội nào ghi được nhiều điểm hơn đội đó thắng cuộc.
Ví dụ:
Giải mật mã 1:
Giáo viên lần lượt đưa ra từng dữ kiện:
Dữ kiện 1: Tôn Thất Thuyết
Dữ kiện 2: 5 – 7 – 1885
Dữ kiện 3: Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên vùng núi Quảng Trị.
GV hỏi: Các dữ kiện liên quan đến sự kiện lịch sử nào?
Đáp án: Các dữ kiện trên liên quan đến sự kiện “Cuộc phản công ở kinh thành Huế”
Giải mật mã 2:
Giáo viên lần lượt đưa ra từng dữ kiện:
Dữ kiện 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh
Dữ kiện 2: 2 – 9 - 1945
Dữ kiện 3: “Tôi nói, đồng bào nghe rõ không”.
GV hỏi: Các dữ kiện liên quan đến sự kiện lịch sử nào?
Đáp án: Các dữ kiện trên liên quan đến sự kiện “Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn
Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”
Giải mật mã 3:

Giáo viên lần lượt đưa ra từng dữ kiện:
Dữ kiện 1: Pa ri
Dữ kiện 2: Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Thị Định
Dữ kiện 3: 27 – 1 - 1973
GV hỏi: Các dữ kiện liên quan đến sự kiện lịch sử nào?
Đáp án: Các dữ kiện trên liên quan đến sự kiện “Lễ ký kết hiệp định Pa-ri”
Trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng
Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Hệ thống hóa, ghi nhớ, các mốc, các sự kiện lịch sử quan trọng trong
từng giai đoạn;
- Rèn phản xạ nhanh, nhạy;
- Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát cũng như có được sự thoải
mái, hứng thú trong học tập.
Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị 2 bảng phụ và 2 bút dạ.
Nội dung bảng phụ:
TT
1
2

Năm
1885 – cuối TK XIX
Đầu TK XIX

Các sự kiện

Năm
Các sự kiện
1885 – cuối TK XIX
Đầu TK XIX


13


3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

1911
1911
1930
1930
1930 – 1931
1930 – 1931
1945
1945
1946
1946
1947
1947
1950

1950
1954
1954
1959 – 1960
1959 – 1960
1972
1972
1973
1973
1975
1975
Cách chơi:
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 7 bạn trực tiếp tham gia
chơi, các bạn khác cổ vũ cho đội mình;
- 7 học sinh của từng đội đứng thành hàng dọc quay mặt lên bảng;
- Khi giáo viên hô “Bắt đầu”, lần lượt từng người của 2 đội chơi lên viết
tên một sự kiện lịch sử đã diễn ra tương ứng với mốc thời gian ở cột “Năm”.
Mỗi học sinh được lên viết 2 lượt;
- Đội nào thực hiện trong thời gian sớm hơn, ghi được nhiều sự kiện đúng
hơn sẽ thắng cuộc.
Đáp án: 1- Phong trào Cần vương; 2- Phong trào Đông du; 3- Bác Hồ ra đi tìm
đường cứu nước; 4- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời; 5- Xô viết Nghệ -Tĩnh;
6- Cách mạng tháng Tám thành công, Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn Độc lập”;
7- Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến; 8-Chiến thắng Việt Bắc thu - đông;
9- Chiến thắng Biên giới thu - đông; 10- Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ;
11- Phong trào “Đồng khởi”; 12- Chiến thắng “Điện biên Phủ trên không”;
13- Lễ ký Hiệp định Pa-ri; 14- Giải phóng miềm Nam thống nhất đất nước.
Trò chơi: Ghi nhớ lịch sử
Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Ghi nhớ, khắc sâu các mốc, các sự kiện và nhân vật lịch sử;

- Kỹ năng sống được hình thành và rèn luyện: kỹ năng hợp tác theo nhóm;
- Phát huy được sự nhanh trí, tích cực của mình cũng như có được sự
thoải mái, hứng thú khi đón nhận tiết học Lịch sử.
Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị 3 bảng phụ (hoặc giấy A0) và 3 bút dạ.
Cách chơi:
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm;
- Phát cho mỗi nhóm 1 bảng phụ và 1 bút dạ;
- Giáo viên đưa ra một giai đoạn lịch sử, trong khoảng thời gian 3 phút
các nhóm thảo luận và ghi các nhân vật và mốc lịch sử trong giai đoạn đó vào
bảng phụ. Hết thời gian 3 phút các bảng phụ được treo lên bảng cho cả lớp quan

14


sát. Mỗi nhân vật hoặc mốc lịch sử chính xác sẽ được 1 điểm. Đội nào ghi được
nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc.
Ví dụ: Giáo viên có thể đưa ra các giai đoạn:
- Giai đoạn từ năm 1858 đến 1945.
- Giai đoạn từ năm 1945 đến 1954.
- Giai đoạn từ năm 1954 đến 1975.
Trò chơi: Giải mã tranh ảnh
Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Có thái độ quan tâm, chú ý đến các sự kiện, nhân vật lịch sử;
- Phát huy khả năng suy đoán, bình luận;
- Góp phần tạo cho học sinh tình cảm tốt đối với môn Lịch sử.
Chuẩn bị:
- Chọn ảnh để giải mã: có thể chọn ảnh:
+ Chân dung các nhân vật lịch sử;
+ Ảnh ghi lại các sự kiện lịch sử.

Giáo viên chuẩn bị máy tính, máy chiếu projetor, trò chơi bằng chương
trình Power Point.
Cách chơi:
Đội thứ nhất:
Giải mã ảnh Hồ Chủ Tịch đọc bản “Tuyên ngôn độc lập ngày 2 - 9 - 1945”
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 4 bạn trực tiếp tham gia
chơi, các bạn khác cổ vũ cho đội mình;
- Trình tự chơi: đội thứ nhất thực hiện chơi xong tiếp đến đội thứ hai chơi;
- Khi bắt đầu trò chơi, giáo viên yêu cầu đội thứ nhất đứng lên gần bảng
để quan sát. Giáo viên chiếu hình ảnh được che bởi bốn mảng mầu lần lượt là:
xanh da trời, xanh lá cây, nâu và hồng:

+ Muốn mở ô màu xanh da trời, học sinh phải trả lời câu hỏi liên quan đến bức ảnh,
chẳng hạn:
Câu 1: Ngày kỷ niệm Quốc khánh của nước ta là ngày nào? Nếu học sinh trả lời
đúng thì ô màu xanh da trời sẽ được mở ra:

15


+ Khi ô màu xanh da trời được mở ra, học sinh có thể giải mã ảnh. Nếu giải mã
đúng (trả lời đây là ảnh Hồ Chủ Tịch đọc bản “Tuyên ngôn độc lập ngày 2 – 9 1945”), đội thứ nhất hoàn thành trò chơi của mình. Và đội thứ hai bắt đầu thực
hiện trò chơi để giải mã ảnh mới.
+ Nếu đội thứ nhất chưa giải mã được thì tiếp tục theo quy trình trên với 3
câu hỏi để lần lượt mở các ô xanh lá cây, nâu và hồng:
Câu 2: Quảng trường lịch sử nổi tiếng nhất nước ta là quảng trường nào?
Câu 3: Câu nói nổi tiếng của Bác Hồ trong ngày 2 – 9 – 1945?
Câu 4: Bác Hồ đọc văn bản quan trọng nào trong ngày 2 – 9 – 1945?

Đội thứ hai:


Giải mã ảnh “Xe tăng tiến vào Dinh Độc lập”
- Hệ thống câu hỏi để mở các ô mầu:
Câu 1: Thành phố nào được vinh dự mang tên Bác Hồ?
Câu 2: Ngày giải phóng Sài Gòn, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử?
Câu 3: Ai là người lái chiếc xe tăng 843 trong ngày 30 - 4?
Câu 4: Tên gọi trước đây của hội trường Thống Nhất?

16


- Cách tiến hành cho đội thứ hai chơi hoàn toàn như đối với đội 1. Khi
tiến hành chơi, giáo viên bấm giờ chơi của từng đội, đội nào với thời gian ngắn
nhất mở được nhiều ô màu hơn, giải mã được tên ảnh đội đó sẽ thắng cuộc.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua thực tiễn của công tác giảng dạy cũng như công tác quản lý, trong quá
trình triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học, chúng tôi đã vận dụng những kinh
nghiệm, biện pháp mà SKKN đã nêu và thấy được sự chuyển biến tích cực trong hoạt
động dạy và học nói chung và hoạt động tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử lớp 5
nói riêng.
Để khẳng định hiệu quả của việc vận dụng trò chơi trong dạy học các tiết
ôn tập môn Lịch sử lớp 5, tôi đã cho tiến hành thử nghiệm những kết quả của
SKKN trong quá trình dạy học. Trong năm học 2017 – 2018 tôi đã cho giáo
viên chọn 2 lớp: một lớp ứng dụng kết quả của sáng kiến kinh nghiệm (lớp thử
nghiệm) và 1 lớp dạy theo nội dung, chương trình theo quy định (lớp đối
chứng). Với cùng một đề kiểm tra ở mức độ phù hợp, kết quả thu được như sau:
- Năm học 2017 - 2018: Lớp thử nghiệm: 5A; Lớp đối chứng: 5C
Thống kê kết quả
Lớp
Sĩ số

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
5A
35
31
4
0
5C

35

88,6 %
20

11,4%
15

57,2 %

42,8 %

0 %
0
0%

Ngoài ra chúng tôi tiến hành điều tra, lấy ý kiến và khảo sát tình hình thực tế
về mức độ cần thiết và tính hiệu quả của một số biện pháp mà sáng kiến kinh
nghiệm đã đề ra.
Qua điều tra chúng tôi thu được kết quả sau:
- Đa số giáo viên đồng thuận về tính cần thiết và cấp bách của các biện
pháp mà SKKN đưa ra. Các biện pháp này có cơ sở khoa học, phù hợp với thực

tiễn, với điều kiện về con người, cơ sở vật chất của nhà trường, tạo điều kiện để
giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả;
- Việc tổ chức và thiết kế trò chơi học tập trong những giờ ôn tập Lịch sử
có những chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả nhất định. Nhận thức về
đổi mới phương pháp dạy học của cán bộ giáo viên nhà trường đã được nâng lên
một bước. Tất cả giáo viên đều ý thức được vai trò, tầm quan trọng cũng như
yêu cầu cấp thiết của đổi mới phương pháp dạy học nhằm thực hiện yêu cầu đổi
mới giáo dục tiểu học;
- Khi được tham gia trò chơi học tập trong các tiết ôn tập Lịch sử, học sinh
bước đầu đã biết cách hệ thống hoá kiến thức. Học sinh luôn hào hứng, tích cực

17


tham gia vào hoạt động học tập, việc các em ghi nhớ kiến thức cũng như các sự kiện
lịch sử trở nên dễ dàng hơn, bền vững hơn.
- Mặt khác, thông qua trò chơi học tập, các em đã được trau dồi, phát triển
những phẩm chất đạo đức cá nhân như: tinh thần trách nhiệm, ý thức tập thể, tinh
thần hợp tác và tương trợ lẫn nhau trong học tập. Hơn nữa qua việc tham gia trò
chơi học tập, kĩ năng sống cần thiết của học sinh đã được bổ sung, hoàn thiện và có
những bước tiến bộ đáng kể.
Để rút ra những kết luận đảm bảo tính khoa học và khách quan hơn vẫn cần
phải tiếp tục tiến hành điều chỉnh, hoàn thiện SKKN của mình để vận dụng có hiệu
quả vào quá trình chỉ đạo dạy học môn Lịch sử cũng như mở rộng phạm vi sang các
môn học khác.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trong quá trình nghiên cứu chỉ đạo thiết kế và tổ chức trò chơi học tập
môn Lịch sử lớp 5 chúng tôi đã thu được những kết quả bước đầu và rút ra bài
học cho bản thân và đồng nghiệp như sau:

- Tìm hiểu và nắm một số vấn đề cơ bản về đổi mới phương pháp dạy học
nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng;
- Tìm hiểu những vấn đề có tính chất lý luận, thực tiễn về công tác chỉ đạo
thiết kế và tổ chức trò chơi ở tiểu học và môn Lịch sử lớp 5;
- Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra một số biện pháp chỉ đạo về công tác
chuyên môn và cách thiết kế, tổ chức trò chơi nhằm góp phần đổi mới phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học trong giờ Lịch sử lớp 5.
Qua quá trình nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn chỉ đạo dạy học, chúng
tôi nhận thấy việc tổ chức trò chơi một cách hợp lý trong dạy học các giờ Lịch sử
lớp 5 là rất cần thiết, đem lại hiệu quả rõ rệt. Giáo viên đã nhận thức được vai trò,
tầm quan trọng của trò chơi học tập, đồng thời nắm vững các bước thiết kế và tổ
chức trò chơi trong dạy học môn Lịch sử. Học sinh tiếp nhận kiến thức cũng như
hình thành các kỹ năng chủ động hơn, tích cực và sáng tạo hơn.
3.2. Kiến nghị
Tổ chuyên môn cần tăng cường nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn,
trong đó thường xuyên bàn sâu về đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học, chú ý tới thiết kế và tổ chức trò chơi học tập. Mỗi giáo viên luôn tự học, tự bồi
dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân. Trên cơ sở đó có đủ
năng lực để nghiên cứu, tìm tòi, vận dụng sáng tạo phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học, trong đó có việc thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử.
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân trong việc thiết kế và tổ chức trò
chơi trong dạy học giờ ôn tập Lịch sử lớp 5, chắc chắn không tránh khỏi những hạn
chế và thiếu sót nhất định. Rất mong sự đóng góp chân tình của các quý đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

18


Xác nhận của Hiệu trưởng


Thanh Hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan SKKN này của mình
viết, không sao chép của người khác.
Người viết

Nguyễn Thị Hà

Nguyễn Thị Tâm

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 5- tập 1,2 ( Nhà xuất bản giáo dục)
2. Sách giáo viên Lịch sử lớp 5 – tập 1,2 ( Nhà xuất bản giáo dục)

19


DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT,
CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên : Nguyễn Thị Tâm
Chức vụ đơn vị công tác : Phó Hiệu Trường Trường Tiểu học Đông Hương
Cấp đánh giá xếp loại Kết quả Đánh giá xếp Năm học đánh
( phòng, sở, Tỉnh ...)
loai ( A,B hoặc C)
giá xếp loại

TT

Tên đề tài SKKN


1

- Khai thác và sử dụng đồ
dùng dạy học góp phần nâng
cao chất lượng dạy học toán
lớp Một

Phòng GD&ĐT

A

2009-2010

2

- Khai thác và sử dụng đồ
dùng dạy học góp phần nâng
cao chất lượng dạy học môn
Tiếng Việt lớp Một

Sở GD&ĐT

C

2011 -2012

Sở GD&ĐT

C


2014 - 2015

3

- Một số biện pháp chỉ đạo
thiết kế và tổ chức trò chơi
nhằm nâng cao chất lượng giờ
ôn tập Tự nhiên và Xã hội lớp

20


3

4

- Một số biện pháp chỉ đạo
thiết kế và tổ chức trò chơi
nhằm nâng cao chất lượng giờ
ôn tập Địa lý lớp 4

Phòng GD&ĐT

A

2016 - 2017

21




×