Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

SKKN áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi để nâng cao chất lượng thể dục thể thao cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 31 trang )

MỤC LỤC
I. Mở đầu.................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................................2
4. Phương phấp nghiên cứu.................................................................................................2
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiêm .............................................................................2
1. Cơ sở lý luận......................................................................................................................3
2. Thực trạng của vấn đề….................................................................................................4
3. Một số giải pháp thực hiện để tổ chức giải quyết vấn đề........................................4
4. Một số trò chơi rèn luyện kỹ năng, kích thích học sinh hứng thú, hăng say
trong giờ thể dục....................................................................................................................8
5. Hiệu quả của sáng kiến. ...............................................................................................21
III. Kết luận và kiến nghị............................................................................................,..22
1. Kết luận ............................................................................................................................22
2. Kiến nghị. ........................................................................................................................23


I. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Đất nước ta đang chuyển dần sang thời kỳ thực hiện công nghiệp hoá-hiện
đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Văn kiện đại hội Đảng cộng sản Việt Nam
nhiều khoá đã nhấn mạnh “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài và phát huy nguồn nhân lực to lớn của con người Việt Nam là nhân
tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất
nước”.
Vì vậy mà mục tiêu của giáo dục nước ta là hướng tới việc đào tạo những
con người phát triển toàn diện về đức, trí, lao, thể, mĩ. Nhằm hướng tới những
con người lao động chủ động linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với xã hội
đang từng ngày phát triển như hiện nay. Trong đó mục đích của GDTC trong các
nhà trường là tăng cường sức khỏe, nâng cao tầm vóc, thể trạng và thành tích thể


thao, giữ vững chính trị và an ninh quốc phòng; phát triển KT-VH-XH; phục vụ
cho sự nghiệp CNH & HĐH đất nước; góp phần xây dựng con người mới phát
triển toàn diện. Trong những văn kiện của Hồ Chí Minh đã đứng trên quan niệm
về đức, trí, thể, mỹ để nhìn nhận con người toàn diện và đặt ra yêu cầu phải giáo
dục, đào tạo con người phát triển theo những tiêu chí đó: Mỗi con người khi sinh
ra đều có những năng lực và phẩm chất nhất định. Tuy nhiên, những năng lực và
phẩm chất đó tồn tại dưới dạng tiềm năng và nó chỉ trở thành năng lực thực sự
thông qua những hoạt động tự nhiên và xã hội. Theo Bác, phải thực hiện “một
nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn các năng lực sẵn có của các cháu”. Với
quan niệm con người là một thực thể thống nhất bao gồm nhiều yếu tố, sự kết
hợp chặt chẽ giữa nhiều thành tố, các mặt: đạo đức, thể lực, trí lực, trình độ thẩm
mỹ, muốn phát triển con người toàn diện thì phải phát triển các bộ phận cấu
thành nên chỉnh thể đó.
Trong những năm gần đây ngành giáo duc Thanh Hóa nói chung và
huyện Cẩm Thủy nói riêng thường xuyên tổ chức các cuộc thi Thể dục thể thao
và Hội khỏe phù đổng. Trong đó có môn điền kinh, mà nội dung thi có trong
chương trình đã được học trong chương trình thể duc tiểu học, nhưng khi đi thi
các em lai chưa mang lại thành tích cao chưa đạt so với mục tiêu đề ra:" Có phải
chăng nội dung này khi giảng dạy trong nhà trường chưa được quan tâm hay là
do các em chưa yêu thích môn học này ?
Từ những lí do trên và mục tiêu đề ra cho nhiều năm tới, là giáo viên
được trực tiếp giảng dạy môn thể dục, với kinh nghiệm nhiều năm công tác và
để môn thể dục trong trường tiểu học được chú trọng và phát triển, lôi cuốn
được học sinh yêu thích môn học, gây được hứng thú, kích thích tinh thần tập
luyện, phát huy tính tích cực của các em, là cơ sở phát hiện được nguần vận
động viên có năng khiếu TDTT thực sư để bồi dưỡng, huấn luận tham gia dự thi
Thể dục thể thao cấp huyện đạt kết quả. Trong năm học này tôi chọn sáng kiến

2



kinh nghiêm “Áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi để nâng cao chất lượng
thể dục, thể thao cho học sinh tiểu học” để làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu :
Nghiên cứu đề tài “Áp dụng phương pháp tổ chưc trò chơi để nâng cao
chất lượng thể dục, thể thao cho học sinh tiểu học”. Sẽ giúp tôi hiểu rõ hơn vai
trò của TDTT đối với hoạt động học tập, vui chơi, giải trí của học sinh tiểu học –
lứa tuổi có những biến đổi quan trọng trong các điều kiện sinh hoạt, học tập và
hoạt động của chính các em.
Cũng từ việc nghiên cứu này đã giúp tôi nắm được rõ hơn các kiến thức
khoa học cơ bản của giáo dục nói chung và các hoạt động TDTT nói riêng.
Quá trình nghiên cứu đề tài trên, giúp tôi phát hiện và lựa chọn được học
sinh có năng khiếu TDTT thực sự, để tập luyện dư thi, TDTT, HKPH cấp huyện,
cấp tỉnh đạt được kết quả cao.
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh trường tiểu học Cẩm Liên. Nghiên cứu quan sát qua các tiết
học thể dục, giờ luyện tập thể thao và các hoạt động ngoại khóa. Tạo hứng thú
học tập môn thể dục thông qua phần trò chơi cho học sinh tiểu học, chơi vận
động phát triển các tố chất, năng khiếu và thể lực trong môn thể dục.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp quat sát.: Để thực hiện tốt những vấn đề đã nghiên cứu
một cách khoa học tôi đã quan sát học sinh qua tiết học thể dục và các hoạt động
ngoại khóa ở trường.
- Phương pháp phỏng vấn: Dùng phương pháp phỏng vấn ( trò chuyện)
đối với học sinh qua tiết day, luyện tập để xây dựng một sốc kế hoạch, hình thức
tổ chức dạy học phù hợp và kích thích tinh thần, khắc phục những nhàm chán,
mệt mỏi cho học sinh khi tập luyện.
- Phương pháp tổ chức trò chơi: Tăng cường sử dụng phương pháp trò
chơi, thi đấu chống khuynh hướng quá tải, nâng cao hứng thú tập luyện, tạo
không khí vui tươi cho giờ học.

II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
1. Cơ sở lý luận
Sức khoẻ là vấn đề quan trọng và được đặt lên hàng đầu của toàn nhân loại.
Tập luyện TDTT đề rèn luyện sức khoẻ là thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày.
Đất nước càng phát triển bao nhiều thì sự quan tâm đến phong trào tập luyện
TDTT càng lớn bấy nhiêu. Trên thế giới, hàng năm tổ chức rất nhiều giải đấu
TDTT, cùng với nó là sự đầu tư về công sức, tiền của và niềm khát khao chiến
thắng tất cả đều có mục tiêu lớn nhất là sức khoẻ (khoẻ cả thể chất lẫn tinh thần)
Ở Việt Nam chúng ta, vấn đề giáo dục thể chất đang được Đảng và Nhà
nước hết sức quan tâm mà cụ thể là các trường học khi xây dựng đều có nhà thể
3


chất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học thể dục của các em đạt hiệu quả tốt.
Trong chương trình thể dục của tiểu học được học một tuần 2 tiết với các nội
dung cơ bản đó là:
+ Đội hình đội ngũ.
+ Bài thể dục phát triển chung
+ Bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản.
+ Trò chơi vận động.
Đó là lượng vận động đủ giúp các em cân bằng giữa cơ thể và điều kiện
sinh hoạt, góp phần làm cho cơ thể phát triển toàn diện, cân đối, tạo cơ sở tốt để
nâng cao sức khoẻ, khả năng học tập, vui chơi... GDTC trong trường tiểu học là
nền tảng cho các em làm quen với tập luyện TDTT sau này và nó phải được đặt
lên hàng đầu trong bậc tiểu học đúng như lời nói của cố thủ tướng Phạm Văn
Đồng: "Thể dục là mục tiêu không thể thiếu được trong quan điểm giáo dục của
chúng ta, nó là cơ sở để tiếp thu tốt Đức dục - Mỹ dục - Trí dục".
2. Thực trạng của vấn đề:
2.1. Thuận lợi:
- Các em đang tuổi phát triển nên rất thích được vận động.

- Xã hội ngày càng phát triển nên các gia đình rất thích con em mình được
tập luyện thể dục thể thao.
- Ban Giám hiệu nhà trường đánh giá cao tầm quan trọng của môn thể dục
đối với học sinh tiểu học nên quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất trong môn học
cũng như công tác tập huấn đội tuyển.
2.2. Khó khăn:
- Lứa tuổi nhỏ nên các em rất hiếu động, sự tập trung chú ý chưa cao, nhất
là tâm lý đang học trong lớp được ra ngoài vận động.
- Các em học sinh chưa hiểu được tác dụng của từng nội dung bài học đến
sự phát triển của cơ thể.
- Đa số phụ huynh học sinh coi môn Thể dục là môn phụ nên ít quan tâm,
việc tập luyện thêm ở nhà của các em là rất ít.
Qua quan sát và tiếp xúc học sinh trong giờ học thể dục nhiều năm học
tôi nhận thấy:
- Các em còn chưa hiểu hết về tác dụng của môn học thể dục với sức khoẻ
của bản thân. Đặc biệt các em đều không biết là mỗi nội dung được học đều có
tác dụng riêng tới cơ thể, các em chỉ hiểu chung chung rằng tập thể dục có lợi
cho sức khoẻ và thích học thể dục vì được ra ngoài sân và được chơi trò chơi.
- Trong giờ tập chưa hình thành nếp học. Khi ra sân thể chất tập và khi về
lớp còn chưa nghiêm túc, lớp tập chung rất mất trật tự, giáo viên mất rất nhiều
thời gian ổn định lớp. Nhiều em trang phục không gọn gàng, còn nói tự do trong
4


giờ. Trong khi tập thì hay hỏi "sắp được chơi trò chơi chưa cô" hoặc ""Em
không thích tập cái trò này"?.
- Theo chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo, môn thể dục hiện nay
chủ yếu học bài thể dục phát triển chung, thể dục Rèn luyện tư thế cơ bản, chơi
trò chơi, đội hình đội ngũ. Các nội dung được lặp đi lặp lại đôi khi học sinh thấy
nhàm chán.

Từ một số nguyên nhân khách quan cùng với việc chưa hiểu ý nghĩa, tác
dụng của môn học nên ý thức tập luyện của các em còn kém. Chưa thực hiện
được kỹ thuật, biên độ động tác chưa đúng dẫn đến giờ học đạt hiệu quả thấp.
3. Một số giải pháp thực hiện để tổ chức giải quyết vấn đề.
Như chúng ta đã biết, một trong những phương pháp giảng dạy kỹ năng
rèn luyện có hiệu quả nhất trong dạy thể dục là áp dụng các trò chơi trong các
tiết học. Phương pháp này đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Các trò chơi bổ
trợ cho việc tập luyện tạo hứng thú say mê ,sự sáng tạo và chủ động. Hơn hết, nó
góp phần rút ngắn khoảng cách giữa giáo viên và học sinh, giúp cho tiết học sôi
nổi hơn và tạo hứng thú cho người dạy và người học.
3.1. Cách tổ chức trò chơi trong tiết học thể dục:
Trò chơi luôn đóng vai trò to lớn so với một giờ thể dục cũng như một
hoạt động giải trí của con người.
Trước hết, người giáo viên phải hiểu biết rộng, biết tham gia và biết tổ
chức tốt nhiều trò chơi, thu hút học sinh tham gia. Như chúng ta đã biết, học đó
người giáo viên cần phải hiểu và nắm bắt được tâm lí của học sinh.
3.2. Người giáo viên phải hiểu được trò chơi:
- Tác dụng của trò chơi đó như thế nào?
- Trọng tâm của trò chơi đó nhằm mục đích gì?
3.3. Để hướng dẫn và tổ chức cho học sinh có hiệu quả và an toàn
người giáo viên cần chú ý các nội dung sau đây.
- Chọn trò chơi và biên soạn giáo án giảng dạy.
- Chuẩn bị phương tiện và địa điểm tổ chức trò chơi.
- Tổ chức đội hình cho học sinh chơi.
- Giới thiệu và giải thích cách chơi.
- Điều khiển trò chơi.
- Đánh giá kết quả cuộc chơi.
3.4.. Chọn trò chơi và biên soạn thiết kế bài dạy.
Để giảng dạy cho học sinh một trò chơi, công việc đầu tiên của người giáo
viên là chọn trò chơi (trừ những trò chơi đã quy định cố định trong chương trình

và sách hướng dẫn giảng dạy). Muốn chọn trò chơi đúng với yêu cầu, cần xác
định được mục đích, yêu cầu của trò chơi định chọn. Ví dụ trong một buổi hoạt
5


động ngoại khoá ở ngoài trời, giáo viên muốn có một hoạt động sôi nổi, hấp dẫn
có thể lôi cuốn được tất cả học sinh vào hoạt động thi đua giữa tổ này với tổ
khác hay lớp này với lớp khác. Như vậy là giáo viên đã xác định được mục đích,
yêu cầu để chọn trò chơi, trong trường hợp này giáo viên có thể chọn trò chơi
"Chạy tiếp sức", hay "Tiếp sức chuyển vật" hoặc "Mèo đuổi chuột"…
Khi chọn trò chơi giáo viên cần phải chú ý đến trình độ và sức khoẻ của
học sinh, ví dụ như học sinh lớp 1 thì trình độ tiếp thu cũng như khả năng phối
hợp vận động và sức khoẻ còn có hạn, do đó không thể chọn những trò chơi
phức tạp hoặc đòi hỏi sức mạnh cao. Ngoài ra giáo viên còn phải chú ý tới đặc
điểm giới tính, địa điểm định tổ chức cho học sinh chơi rộng hay hẹp, có đảm
bảo an toàn không, phương tiện để tổ chức cho học sinh có đầy đủ để tổ chức trò
chơi đó không…Sau khi đã chọn được trò chơi, giáo viên cần soạn thành giáo án
giảng dạy, từng bước cho học sinh từ chỗ chưa biết đến biết, từ chỗ chỉ biết chơi
cầm chừng, thụ động đến tham gia chơi hoàn toàn chủ động và có thể sáng tạo
được. Ví dụ, khi chọn trò chơi "Mèo đuổi chuột", giáo án lúc đầu chỉ làm sao
cho học sinh biết cách chơi, chuột chạy đường nào mèo đuổi đường đó, giáo án
sau nâng lên cho học sinh biết đọc các câu đồng dao trước và trong khi chơi, sau
đó mức cao hơn nữa có thể đổi một phần cách chơi như không quy định "mèo"
cứ phải đuổi đúng theo đường mà "chuột" đã chạy mà mèo có thể chạy đón

Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
3.5. Chuẩn bị phương tiện và địa điểm tổ chức trò chơi.
Sau khi chọn được trò chơi, giáo viên nghiên cứu kĩ các quy tắc và luật lệ
của trò chơi và sau đó soạn thành giáo án ở những mức độ khác nhau để dần dần
tổ chức cho các em biết tham gia chơi một cách thành thục. Công việc đầu tiên

lúc này là chuẩn bị phương tiện và địa điểm để tổ chức cho các em chơi. Về
phương tiện cần phân chia ra những phương tiện nào giáo viên chuẩn bị và
phương tiện nào học sinh phải chuẩn bị. Ví dụ đá cầu, thì học sinh phải chuẩn bị
cầu, muốn vậy giáo viên phải nhắc nhở học sinh từ buổi học trước để các em
6


chuẩn bị, thậm chí ngày hôm sau là giờ thể dục, thì hôm trước giáo viên phải
nhắc lại một lần nữa để cá em nhớ và chuẩn bị. Đối với giáo viên thì phương
tiện tổ chức cho học sinh cần chia ra làm hai loại, loại thứ nhất là loại cần phải
chuẩn bị trước khi đến giờ tổ chức cho các em chơi, ví dụ mua cầu, mua bóng…
và loại thứ hai là kẻ vẽ sân chơi thì phải kẻ trước nếu kẻ bằng vôi, nước, sơn…
còn kẻ bằng phấn thì đợi đến giờ chơi mới kẻ.
Về địa điểm, sau khi đã chọn giáo viên cho học sinh thu nhặt các vật gây
nguy hiểm, nếu bẩn thì phải quét dọn cho bảo đảm môi trường trong sạch.
3.6. Tổ chức đội hình cho học sinh chơi.
Tổ chức đội hình cho học sinh chơi được quy định trong một số nhiệm vụ
sau: Tập hợp học sinh theo các đội hình khác nhau và ổn định tổ chức, phân chia
đội (nếu trò chơi phải chia đội), chọn vị trí đứng của giáo viên để giải thích và điều
khiển trò chơi, chọn đội trưởng của từng đội hoặc những người tham gia đóng vai
của cuộc chơi, ví dụ như “lăn bóng”
Tuỳ theo tính chất của trò chơi mà giáo viên có thể tổ chức trò chơi theo
nhiều đội hình khác nhau: Đội hình một hàng dọc, ngang hay vòng tròn… Ở mỗi
đội hình như vậy vị trí của giáo viên đứng điều khiển cũng khác nhau, tuy nhiên
phải theo một nguyên tắc phải chú ý là làm sao học sinh phải nghe rõ được lời
giáo viên nói, nhìn rõ được giáo viên làm mẫu, giáo viên phải bao quát được đội
hình chơi, học sinh và tiến trình cuộc chơi, nhưng không gây cản trở cuộc chơi
của các em.
3.7. Giới thiệu và giải thích cách chơi.
Giới thiệu và giải thích trò chơi có thể tiến hành theo nhiều cách khác

nhau, tuỳ thuộc vào thực tiễn, điều kiện cụ thể và đối tượng. Nếu các em chưa
biết trò chơi đó thì cần giải thích và làm mẫu tỉ mỉ những nếu các em đã biết
hoặc nắm vững trò chơi đó thì cách giới thiệu và giải thích thật ngắn gọn. Thông
thường khi giới thiệu và giải thích về trò chơi giáo viên cần nêu tên trò chơi,
cách chơi, luật chơi, yêu cầu về tổ chức đội hình, cách đánh giá thắng thua và
thời gian chơi.
Đối với học sinh tiểu học, khi được tổ chức chơi các em thường muốn được
chơi ngay, nhất là những trò chơi mà các em đã biết, sau khi giáo viên gọi tên trò
chơi các em đã biểu lộ tình cảm ngay như reo hò, hưởng ứng hoặc không đồng ý
chơi trò chơi đó… Dù ở trong trường hợp nào, các em cũng không thích giảng giải
dài dòng, vì vậy khi giải thích trò chơi, giáo viên nên nói ngắn gọn, rõ ràng, dễ
hiểu, nhưng phải làm sao cho tất cả học sinh đều nghe và nắm được cách chơi.
Đối với trò chơi các em đã biết và hiểu luật chơi rồi thì không cần giải
thích nữa, mà nêu thêm một số yêu cầu cao hơn. Có thể đưa ra một số yêu cầu
chơi cao hơn lần trước, đòi hỏi học sinh cố gắng cao hơn mới hoàn thành được.
Có như vậy các em mới hào hứng, hăng hái hơn, phát huy hết khả năng sức lực,
trí tuệ và óc sáng tạo của mình.

7


Giới thiệu và giải thích trò chơi hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ý và khích
lệ được học sinh tham gia chơi một cách thực sự là nghệ thuật của người điều
khiển. Vì vậy mỗi giáo viên cần tích luỹ kinh nghiệm và không nên coi thường
khâu giới thiệu và giải thích trò chơi.
3.8. Điều khiển trò chơi.
Khi các em bước vào chơi thì lúc này giáo viên phải đóng vai trò như một
trọng tài trong một trận thi đấu. Mọi tình huống vi phạm luật, thống kê điểm
thắng thua của từng đội để rồi phân loại đội nào thắng, đội nào thua và giải
quyết kiện cáo… đều do người điều khiển quyết định. Vì vậy người điều khiển

phải nắm vững tiến trình và theo dõi cuộc chơi thật chặt.
Theo kinh nghiệm của nhiều nhà sư phạm, lúc cho học sinh chơi trò chơi
mới, thì thường cho các em chơi thử một đến hai, ba lần, sau mỗi lần giáo viên
cần nhận xét và bổ sung thêm những điều về luật để các em nắm vững luật, sau
đó mới tiến hành cho các em chơi chính thức có thi đua.
Thông thường người điều khiển phải làm một số công việc sau:
- Cho học sinh làm một số động tác khởi động, rồi mới tiến hành cuộc chơi.
- Theo dõi và nắm vững từng hoạt động của cá nhân hoặc toàn thể học
sinh tham gia chơi.
- Điều chỉnh khối lượng và cường độ của trò chơi.
- Bảo hiểm đề phòng chấn thương ở những chỗ cần thiết.
Khi điều khiển trò chơi giáo viên có thể điều chỉnh khối lượng và cường
độ trò chơi bằng nhiều cách:
- Dùng tiếng vỗ tay, tiếng trống, tiếng reo hò để tăng nhịp điệu của trò chơi.
- Rút ngắn hoặc tăng thời gian của cuộc chơi.
- Thay đổi phạm vi hoạt động của trò chơi (rút ngắn hoặc tăng cự li, giảm
hoặc tăng trọng vật…)
- Thay đổi số lượng người chơi.
- Thay đổi yêu cầu, mục đích hoặc luật chơi.
- Nghỉ giải lao (nếu cần giảm khối lượng vận động).
Khi điều khiển trò chơi giáo viên cần chú ý bảo hiểm cho các em và tìm
biện pháp phòng ngừa chấn thương có thể xảy ra. Cần nhắc nhở và giáo dục ý
thức tổ chức kỉ luật vì đây là một trong những biện pháp phòng ngừa chấn
thương hiệu quả nhất.
3.9. Đánh giá kết quả cuộc chơi.
Sau một lần hoặc một số lần cho học sinh chơi, giáo viên cần nhận xét,
đánh giá kết quả của cuộc chơi, giáo viên phải thống kê được những ưu điểm,
khuyết điểm của từng đội, cụ thể về thời gian đội nào hoàn thành trước, nhiều
hay ít người vi phạm luật chơi, đội hình đội ngũ có trật tự không…
8



Dựa vào yêu cầu, nội quy chơi, kết quả cuộc chơi giáo viên đánh giá cuộc
chơi và phân loại thắng, thua thật công bằng, rõ ràng. Giáo viên hết sức lưu ý
vấn đề này, vì đôi khi có giáo viên yêu cầu và luật lệ chơi rất khắt khe, nhưng
đánh giá kết quả cuộc chơi lại đại khái, không chính xác hoặc không công bằng.
Vì vậy đã làm học sinh mất phấn khởi, đôi khi các em biểu lộ sự phản đối với sự
đánh giá đó và không chấp nhận kết luận của người điều khiển. Đây là những
điều đã xảy ra không phải hãn hữu, ngay đến các trò chơi của người lớn như đá
bóng, bóng rổ, bóng chuyền… chúng ta cũng đã thấy những hiện tượng như vậy
và như vậy tất nhiên là kết quả của cuộc chơi mà chúng ta tổ chức cho học sinh
chơi bị giảm đi nhiều, mất đi ý nghĩa giáo dục và đôi khi cần đến sự hiềm khích,
hiểu lầm…
Có thể nói, điều khiển tiến trình một cuộc chơi (nhất là với học sinh tiểu
học các em hiếu động và mức độ hiểu biết còn có hạn) sao cho sôi nổi, sinh
động, hấp dẫn lôi cuốn được học sinh tham chơi một cách thích thú, đó là nghệ
thuật của nhà sư phạm. Có lẽ chỉ có lòng yêu trẻ, yêu nghề, sự ham học hỏi
nghiên cứu, sưu tầm tích luỹ kinh nghiệm thì nghệ thuật đó mới ngày càng
phong phú và hoàn thiện.
3.10.. Một số điểm cần chú ý giảng dạy trò chơi vận động:
Do điều kiện cơ sở vật chất của hầu hết các trường phổ thông ở nước ta là
sân bãi chật hẹp, dụng cụ phương tiện thiếu thốn… trong điều kiện thời tiết bình
thường đã khó dạy hết chương trình, khi gặp thời tiết không thuận lợi như mưa,
gió, bão lụt thì hầu hết các giờ thể dục đều không thực hiện được. Người giáo
viên có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để áp dụng trong điều kiện gặp
phải thời tiết không thuận lợi:
- Dạy một số nội dung về lí thuyết của trò chơi, luật chơi và cách chơi,
cũng như các hình thức thưởng phạt trong chương trình trò chơi.
- Cho tập một số bài tập thể lực, bổ trợ để học sinh tập lần lượt ngày trong
lớp học.

- Sử dụng một số trò chơi trong nhà để học sinh có thể tập luyện, hay chơi
luôn trong phòng học, mặc dù khối lượng của trò chơi có thể chưa đạt mức yêu
cầu, những còn hơn là không tập gì để trống giờ.
- Khi dạy trong nhà nên sử dụng các trò chơi có hoạt động cả về tay, chân
và trí tuệ… kết hợp với biện pháp là tập thể lực hay thực hiện các trò chơi có
dạng như bài tập thể lực. Ví dụ: Thi chống đẩy, nhảy qua chướng ngại vật, bật
quay các hướng…
- Khi phải dạy ngay trong nhà, giáo viên cần chú ý là cho thu xếp bàn ghế
trong lớp để tạo ra khoảng trống rộng hơn cho các em tập và cũng là đảm bảo an
toàn và tránh hư hỏng, đổ vỡ.
- Khi dạy các trò chơi có cự ly thì giáo viên nên chú ý áp dụng cho từng
đối tượng học sinh. Lớp dưới thì cự ly ngắn, lớp trên thì cho cự ly dài hơn, cụ
thể là cho từng cấp bậc học.
9


4. Một số trò chơi rèn luyện kỹ năng, kích thích học sinh hứng thú,
hăng say trong giờ thể dục.
4.1. Trò chơi rèn luyện hô hấp, định hướng, phản xạ và khéo léo, tập
trung chú ý:
4.1.1. Trò chơi lăn bóng:
Mục đích:
Nhằm rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn.
Chuẩn bị:
Mỗi tổ 1 quả bóng nhỏ (bằng cao su, nhựa) hoặc bóng chuyền, bóng đá…Tập
hợp thành 2 đến 4 hàng dọc (theo số tổ học sinh trong lớp), hàng nọ cách hàng
kia 1 - 2 m, trong mỗi hàng em nọ cách em kia 1m - 1,5m. Các em đứng giang
rộng hai chân hơn vai, thân trên ngả về trước, một tay chống lên đùi, một tay
buông tự nhiên. Riêng em đứng trên cùng hai tay cầm bóng và em đứng cuối
cùng đưa hai tay về trước để chuẩn bị đón bóng.

Cách chơi:
Khi có hiệu lệnh cho trò chơi bắt đầu, những em đứng trên cùng của mỗi
hàng nhanh chóng lăn bóng qua khe chân của các bạn cho người cuối cùng. Em
cuối cùng nhận bóng, cầm bóng nhảy lò cò về phía trước, sau đó đứng lên phía
đầu hàng và lăn bóng như bạn trước đó. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến
người cuối cùng (em đầu tiên chuyền bóng lúc này là người cuối cùng) nhận
bóng nhảy lò cò về trước, đứng vào trước hàng của mình và dùng hai tay đưa
bóng lên cao và hô to "Xong!". Căn cứ vào đó giáo viên xem tổ nào xong nhanh,
hàng ngũ ngay ngắn tổ đó thắng cuộc.
Khi lăn bóng, có thể bóng đi lệch hướng hoặc không có khả năng làm được
đến người cuối cùng, các em trong hàng có quyền dùng tay chỉnh bóng hoặc đón
bóng, nhặt lấy bóng rồi lăn bóng tiếp cho bạn. Trường hơp bóng lăn ra khỏi hàng
thì bóng lệch ở chỗ nào em đó chạy ra nhặt bóng rồi lại tiếp tục lăn bóng.

10


Trò chơi lăn bóng:
Cách dạy:
Giáo viên tập hợp học sinh theo các hàng và tư thế đứng như đã nêu ở phần
chuẩn bị. Tiếp theo giáo viên gọi tên trò chơi và làm mẫu, giải thích cách chơi, sau
đó các em đứng trên cùng của mỗi hàng cầm bóng để chuẩn bị chơi. Trước khi cho
học sinh chơi, giáo viên hô "Chuẩn bị" lúc này các em đứng trên cùng cầm bóng
giơ bằng hai tay lên cao. Khi thấy tất cả các hàng đã chuẩn bị xong, giáo viên có
thể hô "Bắt đầu!" để học sinh bắt đầu trò chơi và lăn bóng. Trong quá trình đó,
giáo viên theo dõi, quan sát xem những trường hợp nào sai luật rồi sau đó nhận
xét, giải thích thêm về cách chơi để tất cả học sinh đều nắm được cách chơi thì
cho học sinh chơi chính thức có thi đua phân thắng thua.
Ghi chú: Không được chuyền bóng hoặc ném bóng ra sau mà lăn bóng
trên mặt đất cho đến bạn đứng cuối cùng.

4.1.2. Trò chơi vòng tròn:
Mục đích:
Nhằm luyện tập cách điểm số, cách chuyển đội hình từ 1 vòng tròn thành
2 vòng tròn và ngược lại, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương, giáo
dục tinh thần tập thể.
Chuẩn bị:
Tập hợp học sinh thành 1 vòng tròn mặt quay theo vòng tròn ngược chiều
kim đồng hồ. Giáo viên chỉ định 1 học sinh nào đó bắt đầu điểm số 1, 2; 1,2….
cho đến hết.
Cách chơi:
Các em vừa đi theo vòng tròn (ngược chiều kim đồng hồ) vừa vỗ tay
đánh nhịp kết hợp với nghiêng người, ngả đầu như múa vừa đọc mấy câu:
11


"Vòng tròn, vòng tròn,
Từ một vòng tròn,
Chúng ta cùng nhau
Chuyển thành hai vòng tròn".
Khi đọc đến ba từ "hai vòng tròn" thì những em số 1 nhảy sang trái một
bước còn những em số 2 cũng nhảy sang phải một bước tạo thành 2 vòng tròn.
Sau đó các em lại vừa đi vừa vỗ tay, nghiêng người ngả đầu như múa và đọc:
"Vòng tròn, vòng tròn,
Từ hai vòng tròn,
Chúng ta cùng nhau
Chuyển thành một vòng tròn".

Trò chơi vòng tròn
Khi đọc đến ba từ "một vòng tròn" thì những em số 1 nhảy sang phải một
bướctrong khi đó những em số 2 nhảy sang trái một bước để học sinh cả lớp về

đội hình 1 vòng tròn. Sau đó trò chơi bắt đầu lại từ đầu và cứ tiếp tục như vậy
như vừa múa vừa nhảy, đọc các vần điệu để cầm chịch.
Cách dạy:
Giáo viên tập hợp học sinh theo một vòng tròn, hướng dẫn các em cách
điểm số, sau đó giáo viên gọi tên trò chơi và giải thích cách chơi, đồng thời giáo
viên làm mẫu. Cho học sinh tập luyện cách nhảy từ 1 vòng tròn thành 2 vòng tròn và
ngược lại (chưa di động theo vòng tròn, chưa đọc các vần điệu) bằng cách giáo viên
hô "chuẩn bị … bắt đầu!" hoặc "1, 2… 3!" thì các em nhảy chuyển đội hình.

12


Cho học sinh tập luyện cách đi như múa theo vòng tròn. Học các vần điệu
trên và tập đi theo các vần điệu đó. Tập đi, đọc vần điệu và chuyển đội hình theo
lời. Hướng dẫn cho học sinh cách tự lập, tự chơi ngoài giờ.
4.2. Trò chơi rèn luyện kĩ năng đi, chạy và phát triển sức nhanh:
4.2.1. Trò chơi giành cờ chiến thắng:
Mục đích:
Nhằm rèn luyện kĩ năng chạy, sự thông minh, nhanh nhẹn, khéo léo và sức
nhanh.
Chuẩn bị:
Kẻ 2 vạch giới hạn cách nhau từ 10m - 16m. Ở chính giữa sân (khoảng
giữa 2 vạch giới hạn) kẻ một vòng tròn có đường kính 0,5m - 1,0m và cắm vào
đó 1 lá cờ nhỏ. Tuỳ theo số học sinh trong lớp nhiều hay ít để tổ chức đội hình
chơi, mỗi lần chơi chỉ tổ chức cho 2 tổ, do đó nếu lớp có 4 tổ có thể tổ chức 2
sân chơi, hoặc 2 tổ chơi thì 2 tổ đứng xem sau đó đổi chỗ cho nhau và tập hợp
thành 2 hàng ngang ở 2 bên đường giới hạn, mặt quay vào phía cờ. Cho học sinh
ở mỗi hàng điểm số để từng em nhận biết số của mình.
Cách chơi:
Khi bắt đầu cuộc chơi, giáo viên gọi tên đến số nào thì 2 em mang số đó

của 2 hàng nhanh chóng chạy lên giành lấy cờ mang về cho đội mình. Khi người
của đội bạn đã cầm lấy cờ, thì người cùng số phải chạy đuổi theo để giành lại cờ
bằng cách vỗ nhẹ vào người bạn. Trong trường hợp này người cầm cờ bị thua,
còn nếu không đuổi kịp để người cầm cờ chạy về qua vạch giới hạn, thì người
cầm cờ coi như đã giành được cờ và là người thắng cuộc. Sau đó lại để cờ vào
vòng tròn và trò chơi tiếp tục lại từ đầu.

Trò chơi giành cờ chiến thắng
Cách dạy:
13


Sau khi chuẩn bị sân chơi, giáo viên tập hợp học sinh theo đội hình để
chơi. Nếu trong lớp đã có một số em biết cách chơi rồi thì giáo viên chọn 2 em
ra làm mẫu cách chạy từ vạch lên giành lấy. Ai giành được cờ thì chạy, người kia
đuổi. Nếu không có học sinh nào biết cách chơi, giáo viên giới thiệu sân chơi và
cách chơi sau đó cho học sinh điểm số rồi gọi một đội lên chơi bằng cách chỉ
dẫn cho 2 em đó cách chơi. Tiếp theo giáo viên có thể gọi 1 - 2 đôi nữa lên chơi
và tiếp tục giải thích cách chơi, sau đó cho các em chơi chính thức.
Chú ý:
- Không được ngáng chân bạn hoặc giằng kép quần áo khi bạn chạy.
- Khi gọi các số, giáo viên cần tạo ra một sự hấp dẫn đối với học sinh
bằng cách kéo dài từ "số" sau đó mới gọi chính thức số mấy, ví dụ "số …3". Đối
với học sinh lớp 4, 5 có thể gọi liên tiếp 2 - 3 số để có trên sân 4 - 6 học sinh
cùng giành cờ, nhưng quy định chỉ có cùng cặp (cùng một số) mới được đuổi bắt
giành cờ.
4.2.2. Trò chơi mèo đuổi chuột:
Mục đích:
Nhằm rèn luyện kĩ năng chạy, phát triển sức nhanh, sự thông minh sáng tạo.
Chuẩn bị:

Chọn một nơi sạch sẽ, thoáng mát, nền bằng phẳng. Tập hợp lớp thành
một vòng tròn rộng mặt quay vào trong, các em dang tay ngang và nắm lấy bàn
tay của nhau vào thành những "lỗ hổng" để cho "mèo" và "chuột" chạy đuổi
nhau.
- Chọn một em đóng vai "mèo", một em đóng vai "chuột". Hai em này
đứng cách nhau 3m ở phía trong vòng tròn.
Cách chơi:
Khi có hiệu lệnh của giáo viên, tất cả các em đứng theo vòng tròn nắm tay
nhau lắc lư và nhún chân đồng thời đọc to các câu sau:
"Mèo đuổi chuột,
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay,
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Chạy vội chạy mau,
Mèo đuổi đằng sau,
Trốn đâu cho thoát!

14


Trò chơi mèo đuổi chuột
Sau từ "thoát", "chuột" chạy luồn qua các "lỗ hổng" chạy trốn khỏi "mèo"
còn "mèo" phải nhanh chóng luồn theo các "lỗ hổng" mà "chuột" đã chạy để
đuổi bắt "chuột". Khi đuổi kịp, "mèo" đập nhẹ vào người "chuột" và coi như
"chuột" bị bắt, trò chơi dừng lại đổi vai cho nhau hoặc thay bằng một đôi khác
để trò chơi lại được tiếp tục.
Trường hợp sau 1 - 2 phút mà "mèo" vẫn không bắt được "chuột" cũng
phải dừng lại và thay bằng một đôi khác để tránh các em chơi quá sức. Các
em không được chạy hoặc đuổi trước khi hát xong. Khi chạy qua các "lỗ

hổng" các em đứng theo vòng tròn không được hạ tay xuống để cản đường.
Cách dạy:
- Giáo viên nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và nội quy trò chơi.
- Giáo viên dạy các em học thuộc vần thơi trước khi chơi trò chơi.
- Cho các em chơi thử 1 - 2 lần sau đó mới cho chơi chính thức. Trong
quá trình chơi giáo viên phải giám sát cuộc chơi, kịp thời nhắc nhở các em chú
ý, tránh vi phạm nội quy chơi, đặc biệt là không được ngáng chân, ngáng tay cản
đường chạy của các bạn.
- Giáo viên hướng dẫn để các em có thể tự tổ chức chơi và luyện tập ngoài
giờ.
4.3. Trò chơi rèn luyện kĩ năng bật nhảy và phát triển sức mạnh
chân:
4.3.1. Trò chơi nhảy đúng nhảy nhanh:
Mục đích:
Nhằm rèn luyện sự khéo léo linh hoạt, phát triển sức mạnh chân.
Chuẩn bị:
Kẻ 2 ô vuông lớn, mỗi ô có cạnh 1m, rồi chia thành 4 ô nhỏ, mỗi ô có
cạnh 0,5m và đánh số như hình vẽ. Kẻ 2 vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau
15


1m. Cách vạch xuất phát 0,5m kẻ ô số 1. Tập hợp học sinh thành 2 hàng dọc sau
vạch chuẩn bị.
Cách chơi:
Khi có lệnh của giáo viên, tất cả những em số 1 của mỗi hàng nhanh
chóng bật bằng 2 chân từ vạch xuất phát vào ô số 1 (chạm đất bằng cả 2 chân)
sau đó nhảy bật đặt chân trái vào ô số 2 rồi bật nhảy chân phải vào ô số 3, nhảy
chụm 2 chân vào ô số 4, tiếp theo bật nhảy bằng 2 chân ra ngoài. Em số 1 nhảy
xong đến số 2 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết. Hàng nào nhảy đúng, nhảy
xong nhanh nhất; hàng đó thắng cuộc. Những trường hợp nhảy không đạt yêu

cầu bị trừ mỗi sai sót đó 1 điểm:
- Bạn nhảy trước 2 chân chưa rời ô số 4, bạn tiếp theo đã rời khỏi vạch
xuất phát.
- Nhảy sai chân vào các ô quy định.
- Nhảy để chân chạm vạch hoặc nhảy từ ô 4 không qua được ô 2 ra ngoài
ô vuông.

Trò chơi nhảy đúng nhảy nhanh
Cách dạy:
- Giáo viên gọi tên trò chơi sau đó chỉ dẫn cho học sinh biết vạch xuất
phát, số thứ tự các ô vuông nhỏ và giải thích cách nhảy.
- Giáo viên làm mẫu, sau đó cho mỗi hàng một em lên nhảy thử đồng thời
tiếp tục giải thích cách chơi để tất cả học sinh đều nắm vững cách chơi.
- Cho các hàng tự chơi thử 2 - 3 lần, trong quá trình đó giáo viên chỉ dẫn
cho những học sinh nhảy sai chân vào các ô.
- Cho các hàng nhảy thử 1 lần theo lệnh của giáo viên (thống nhất cho tất
cả các hàng).
16


- Thi đấu giữa các hàng.
- Hướng dẫn cho học sinh cách kẻ ô và tự tập ở nhà. Đối với học sinh lớp
1, mỗi ô nhỏ 0,5m, lớp 2, 3: 0,6m, lớp 4, 5: 0,7m.
4.3.2. Trò chơi lò cò tiếp sức:
Mục đích:
Phát triển sức mạnh chân, khả năng phối hợp nhanh nhẹn, khéo léo.
Chuẩn bị:
Kẻ một vạch xuất phát. Cách vạch xuất phát 4-10m (tuỳ theo khối lớp từ
bé đến lớn) kẻ một vạch giới hạnh hoặc cầm 2- 4 lá cờ hay đặt 2- 4 vật làm
chuẩn trong 2-4 vòng tròn nhỏ có đường kính 0,5m.

- Tập hợp học sinh thành 2-4 hàng dọc sau vạch xuất phát thẳng hướng
với cờ (vật chuẩn).
- Số lượng học sinh trong 2-4 hàng phải bằng nhau và tương đương nhau
về giới tính.
Cách chơi:
Khi có lệnh cho cuộc chơi bắt đầu, những em số 1 của mỗi hàng nhanh
chóng bật nhảy lò cò bằng một chân về phía trước vòng qua cờ rồi lại nhảy lò cò
trở lại vạch xuất phát và đưa tay chạm sang người số 2. Em số 2 lại nhảy lò cò
như em số 1 và cứ tiếp tục như vậy cho đến hết. Hàng nào lò cò xong trước, ít
phạm quy là thắng cuộc.

Trò chơi lò cò tiếp sức
Các trường hợp phạm quy:
- Xuất phát trước lệnh.
- Người trước chưa về đến nơi, chưa chạm tay người sau đã rời khỏi
vạch xuất phát.
17


- Không bật vòng qua cờ (vật chuẩn)
- Không lò cò mà chạy.
Cách dạy:
- Ổn định lớp theo đội hình quy định.
- Giáo viên gọi tên trò chơi. Làm mẫu và giải thích thế nào là động tác
nhảy lò cò.
- Cho học sinh nhảy lò cò tại chỗ.
- Cho từng tổ nhảy lò cò về trước sau đó đứng lại quay đằng sau rồi nhảy
lò cò về chỗ cũ (khoảng cách nhảy khoảng 3-5m)
- Giáo viên giải thích cách chơi. Chú ý giới thiệu chi tiết động tác chạm tay
của người nhảy trước với người chuẩn bị nhảy vì đây là chỗ hay phạm quy.

- Cho cả lớp chơi thử 1-2 lần. Giáo viên giải thích hoặc chỉ dẫn chỗ sai
của một số học sinh để cả lớp nắm vững luật.
- Cho các em chơi chính thức có phân thắng thua.
Chú ý:
Giáo viên gợi ý đồng thời cho phép các em tự bố trí người nhảy trước
người nhảy sau trong đội của mình cho kết quả, ví dụ người thứ nhất là bạn khoẻ
và nhanh sau đó đến bạn khác rồi một số bạn khoẻ và nhanh ở cuối…
4.4. Trò rèn luyện kĩ năng ném đẩy, mang vác, kéo co và phát triển
sức mạnh tay.
4.4.1. Trò chơi tung bóng cho nhau:
Mục đích:
Nhằm rèn luyện sự khéo léo chính xác, nhanh nhẹn; khả năng tập trung
chú ý cao.
Chuẩn bị:
Hai học sinh một quả bóng nhỏ (bằng cao su, nhựa…). Tập hợp lớp thành
2 hàng dọc sau đó cho quay thành 2 hàng ngang quay mặt vào nhau theo từng
đôi một hàng nọ cách hàng kia 2,5m - 6m. Trong từng hàng, em nọ cách em kia
tối thiểu 1m. Nếu sân rộng có thể tập hợp lớp thành 4 hàng dọc để tạo thành 2
đội hình chơi, nếu sân hẹp thì cho học sinh chơi làm 2 -3 đợt.
Cách chơi:
Đối với HS lớp 1,2 , sau khi có lệnh của GV, từng đôi một các em tung
bóng cho nhau. Tung bóng bằng 1 tay theo kiểu đưa tay từ dưới thấp lên cao về
trước (không được ném bóng). Khi tung bóng phải tung cho chính xác đến phía
trước ngực bạn, em bắt bóng dùng 2 tay hoặc 1 tay bắt lấy bóng sau đó chuyền
bóng sang tay thuận rồi lại tung bóng sang cho bạn và trò chơi cứ tếp tụcc như
vậy, nếu bóng bị rơi thì nhặt lên và tiếp tục cuộc chơi. Khi tung và bắt bóng cần
di chuyển chân sao cho tung và bắt bóng được chính xác, dễ dàng.
18



Trò chơi tung bóng cho nhau:
- Đối với HS lớp 3 không tập hợp theo hàng ngang mà là 2 hàng dọc đối
chiều nhau khoảng mỗi bên 5 - 6 HS, như vậy 10 - 12 Hs mới cần 1 bóng. Các
em lần lượt tung bóng cho bạn ở hàng đối diện sau đó chạy vòng về tập hợp ở
cuối hàng của mình để chuẩn bị bắt và tung bòng. Trò chơi cứ liên tục như vậy,
nếu bóng rơi thì nhặt lên và tiếp tục chơi.
Cách dạy:
GV tập hợp HS theo đội hình như đã hướng dẫn, cho các em cầm bóng
sau đó GV gọi tên trò chơi rồi hướng dẫn cho HS cách tung và bắt bóng rồi cho
HS chơi. riêng với HS lớp 3, lúc đầu GV cho HS chơi theo đội hình a, sau đó
một số buổi tập mới chuyển sang cho các em chơi theo đội hình b.
- Trò chơi này đơn giản nhưng việc tổ chức cho HS chơi lại đòi hỏi rất cẩn
thận , trật tự nếu không các em sẽ rối loạn đội hinh, chạy xô vào nhau hoặc tung
bóng vào người nhau v.v ..... Vì vậy GV phải luôn nhắc nhở các em và nghiêm
khắc với các HS cố tình ném bóng hoặc ngáng chân bạn bên cạnh. Nếu có điều
kiện cho HS đứng cách nhau 2-3 m theo hàng ngang để HS đỡ xô vào nhau.
- Hướng dẫn cho HS cách chơi ngoài giờ.
4.4.2. Trò chơi kéo co:
Mục đích:
Nhằm rèn luyện sức mạnh tay - ngực, sự phối hợp đồng đội và sự gắng
sức.
Chuẩn bị:
Một dây chão bằng đay có đường kính 3cm - 4cm hoặc dây ni lông có
đường kính 1,5cm - 2cm dài tối thiểu 10m. Có thể dùng dây trúc, hóp đá có
đường kính 4 - 6cm dài 3 - 4m. Ở khoảng giữa của dây buộc 2 sợi dây màu đỏ
19


hay khăn cách nhau 1m để làm giới hạn chỗ cầm dây của người đầu tiên của mỗi
đội. Nếu bằng cây thì chỉ cần đánh dấu ở giữa.

- Kẻ 2 vạch giới hạn song song với nhau, cách nhau 1m ở giữa sân, mỗi
vạch dài khoảng 1m - 2m. Tuỳ theo dây dài hay ngắn để xác định số người chơi
mỗi đợt. Số người chơi mỗi đợt chia ra làm 2 đội có số người bằng nhau và tỉ lệ
nam nữ tương đương nhau. Cho các em tập hợp ở 2 phần của dây và hai tay nắm
lấy dây. Hai tay của hai em đứng đầu tiên của 2 đội cầm sát phía ngoài sợi dây
đánh dấu chỗ tay cầm và một chân đặt sát vạch giới hạn, chân kia ở phía sau.
Các em cầm dây đều ở tư thế sẵn sàng kéo dây về phía mình.
Cách chơi:
Giáo viên hô "Chuẩn bị …..bắt đầu!" hoặc "Chuẩn bị …" sau đó thổi một
hồi còi. Sau lệnh đó hai bên bắt đầu dùng sức của hai tay kéo dây về phía sân của
mình, sao cho người đầu tiên của đội bạn bị kéo ra khỏi vạch giới hạn của họ rồi
qua khoảng cách 1m giữa sân chạm chân vào vạch giới hạn của hàng mình là thắng
cuộc. Trường hợp 2 đội cứ co kéo nhau mãi không phân biệt thắng thua, thì sau 23 phút giáo viên cũng cho dừng cuộc chơi và thay bằng 2 đội khác.
Chú ý:
Đối với học sinh tiểu học không nên cho các em kéo co theo kiểu không dùng
dây mà là nắm lấy tay nhau ở 2 em đầu tiên, những em còn lại ôm lấy bụng bạn.

Trò chơi kéo co
Cách dạy:
Tập hợp học sinh thành 4 hàng dọc sao cho các em quay thành 4 hàng
ngang mặt hướng về chỗ kẻ sân chơi. Giáo viên gọi tên trò chơi, chọn 6-8 em
khoẻ ra chia làm 2 đội và giáo viên hướng dẫn cho các em cách cầm dây, cách
đứng, sau đó giải thích cho các em cách chơi rồi cho 2 đội chơi thử. Tiếp theo
giáo viên cho 2 đội chơi lần thứ hai và giáo viên giải thích cho học sinh rõ khi
nào là bị thua.
20


- Cho từng tổ, hoặc 2 tổ ra chơi. Có thể cho riêng các em nam thi với
nhau, hoặc hỗn hợp cả nam và nữ nhưng tỉ lệ phải bằng nhau.

- Tổ chức thi vô địch giữa các tổ.
- Hướng dẫn các em tự chơi, tự tập ngoài giờ.
4.5. Trò chơi rèn luyện kĩ năng leo trèo và phối hợp:
4.5.1. Trò chơi chuyền nhanh, nhảy nhanh:
Mục đích:
Nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát triển sức mạnh chân, giáo
dục tinh thần tập thể.
Chuẩn bị:
Tập hợp số học sinh trong lớp thành 2-4 hàng dọc, hàng nọ cách hàng kia
1,5 - 2m, trong mỗi hàng em nọ cách em kia 0,6m. Các em đứng 2 chân rộng
bằng vai, thân trên ngả về trước.
Em đứng đầu của mỗi hàng cầm 1 quả bóng (hoặc 1 chiếc khăn).
Cách chơi:
Giáo viên phát lệnh "chuẩn bị …!" những em đứng đầu của mỗi hàng
cầm bóng bằng hai tay giơ lên cao. Khi thấy các em đã chuẩn bị xong, giáo viên
hô "bắt đầu!" hoặc thổi một hồi còi, em cầm bóng nhanh chóng ngửa người đưa
bóng bằng 2 tay cho bạn đứng sau mình, bạn số 2 đưa hai tay ra trước rồi nhận
bóng, đưa ra sau cho số 3 và tiếp tục lần lượt như vậy cho đến em cuối cùng. Em
cuối hàng sau khi nhận bóng, bước sang phải một bước rộng hơn vai, kẹp bóng
vào giữa 2 đùi, bật nhảy bằng 2 chân về phía trước. Khi đến ngang em đứng ở
đầu hàng, nhanh chóng đứng vào trước mặt bạn rồi ngửa người truyền bóng ra
sau cho bạn. Trò chơi tiếp tục như vậy cho đến hết, em cuối cùng sau khi nhảy
xong đứng vào đầu hàng, đưa bóng lên cao bằng 2 tay và hô to "Xong!". Giáo
viên căn cứ vào đó xem hàng nào xong trước, ít phạm quy, hàng đó thắng cuộc.
Nếu để bóng rơi, nhặt bóng và tiếp tục cuộc chơi bắt đầu từ chỗ bóng bị rơi.
Những trường hợp phạm quy:
- Trao bóng trước lệnh.
- Không trao bóng theo thứ tự mà lăn bóng.
- Không kẹp bóng nhảy mà ôm bóng chạy.


21


Trò chơi chuyền nhanh, nhảy nhanh
Cách dạy:
- Giáo viên gọi tên trò chơi.
- Chọn một nhóm 4-5 học sinh lên làm mẫu. Giáo viên chỉ dẫn chậm bằng
lời cách chơi để số học sinh này chơi đồng thời làm mẫu cho các bạn. Nếu thấy
sự chỉ dẫn bằng lời các em không hiểu, thì giáo viên phải cầm bóng sau đó trao
cho số 1 chỉ dẫn cách chơi của số 1 và các số tiếp theo. Có thể phải làm mẫu 2-5
lần để học sinh cả lớp rõ cách chơi.
- Cho cả lớp chơi thử 3-5 lần.
- Vào những buổi tập tiếp theo, khi thấy học sinh đã nắm vững cách chơi,
giáo viên chia số lượng người chơi của các đội bằng nhau và cho chơi chính
thức có phân thắng thua và đội thua phải nhảy lò cò hoặc chạy một vòng xung
quanh các bạn.
5. Hiệu quả của sáng kiến.
Qua áp dụng các biện pháp trên vào phần tổ chức trò chơi, trong tiết học
thể dục tại trường. Tôi thấy tiêt học Thể dục có hiệu quả rõ rệt.
5.1. Đối với học sinh:
Vẫn những câu hỏi của năm học trước, năm nay tôi hỏi lại đối với 45 em
học sinh trong trường tôi giảng dạy, các em đều đã trả lời rất rõ ràng.
Câu 1: Các em có thích chơi các trò chơi trong các giờ thể dục không ?
Có : 45 học sinh = 100%
Không : không em
Câu 2: Quan sát học sinh tham gia chơi trò chơi
- Chơi đúng luật, nhiệt tình tham gia chơi: 42/45 HS = 93%
22



- Chưa chủ động tham gia chơi và đôi lúc còn phạm luật: 3/45 HS = 7%
Câu 3: Qua các trò chơi do thầy giáo tổ chức trong giờ học thể dục, đã
được tham gia em thấy có tác dụng gì đến sức khỏe và cơ thể của bản thân?
Trả lời đúng : 40 học sinh = 88%
Trả lời chưa rõ ý: 05 học sinh = 12%
Sai : không học sinh
Áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi để nâng cao chất lượng thể dục,
thể thao cho học sinh tiểu học. Không những kích thíc tinh thần luyện tập của
các em mà còn có mục đích nâng cao thể lực, xây dựng nếp sống luôn vui tươi,
lành mạnh, tin tưởng, lạc quan. Ngoài ra áp dụng phướng trên còn giúp nhà
trường chọn được các bạn đội tuyển có năng khiếu về TDTT luyên tập và thi đấu
trong đại hội TDTT và HKPHĐ cấp huyện, cấp tỉnh rất nhiều giải trong nhiều
năm liền cụ thể ở các môn như sau:
TT

Họ và tên

Lớp

Năm học

Giải cấp
huyện

Giải cấp
tỉnh

1

Phạm Thị Hoài Thương


5A

2011- 2012

Giải nhất

Kh khích

2

Phạm Thị Huệ

5B

2013- 2014

Giải nhất

Kh khích

3

Phạm Thị Viên

4A

2014- 2015

Giải nhất


Kh khích

4

Phạm Thị Viên

5A

2015- 2016

Giải nhì

5

Triệu Thị Tuyết trinh

5B

2017 - 2018

Giải nhì

Ngoài ra các thành tích tập thể như: Bóng đá, bơi lội các em cũng thi đấu
rất xuất sắc và mang lại nhiều giải cao cho nhà cho nhà trường.
5.2. Đối với các đồng nghiệp:
Thực ra nội dung này đối với nhiều giáo viên thể dục còn chưa thực sự
quan tâm để nâng cao khả năng phát triển cho học sinh bằng vốn kiến thức của
mình khi đưa ra sáng kiến kinh nghiệm này áp dụng với hoc sinh. Các đồng
nghiệp dự giờ đã phải công nhận khi tổ chức tốt được trò chơi sẽ giúp học sinh

thư giãn, thoải mái, vui vẻ hơn sau một giờ học mệt mỏi và khuyến khích học
sinh ham học thể dục hơn.
Như vậy, mô hình chung để học tập tốt môn thể dục thì nội dung trò chơi
đã góp phần không nhỏ vào thành công của giờ dạy thể dục nói riêng và nâng
cao thể chất của học sinh nói chung.

23


Lễ trao giải và giấy khencho học sinh đạt giải TDTT cuối năm học
III. Kết luận và kiến nghị.
1. Kết luận
Giáo dục thể chất trong nhà trường không đơn thuần là học tiết thể dục để
rèn luyện quá trình phát triển của cơ thể, khả năng hoạt động mà nó còn giúp cơ
thể thích nghi với điều kiện khó khăn trong sinh hoạt, học tập, lao động hàng
ngày của các em.Ngoài mục đích nâng cao thể lực còn coi trọng giáo dục tư
tưởng, tình cảm, uốn nắn, bồi dưỡng tác phong tốt, xây dựng nếp sống luôn vui
tươi, lành mạnh, tin tưởng, lạc quan, đoàn kết trong tập thể...
Để việc tổ chức trò chơi trong nhà trường đạt hiệu quả cao thì ngoài
các biện pháp nêu trên cần phối kết hợp với Ban giám hiệu + Phụ huynh học
sinh + Giáo viên thể dục + Giáo viên chủ nhiệm + Học sinh để hiểu rõ hơn về
tác dụng của trò chơi đối với thể chất và tinh thần của các em.
2. Kiến nghị.
Để việc giáo dục thể chất trong trường tiểu học thực sự có hiệu quả, tôi
mạnh dạn có một số khuyến nghị sau:
- Hiện nay 100% các trường trên địa bàn huyện chưa có nhà tập (chỉ có
sân để tập thể dục) Trang thiết bị còn ít ỏi chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt
động thể dục thể thao của học sinh trong điều kiện xã hội phát triển hiện nay.
Vậy kính đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất để
các em học sinh được tập luyện vui chơi trong điều kiện tốt nhất tại chính ngôi

trường của mình.
- Tuyên truyền sâu rộng đến tất cả giáo viên và HS về tầm quan trọng của
việc học thể dục và xác định đúng vị trí của nó.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc giảng dạy môn
24


thể dục ở Trường tiểu học để đạt hiệu quả hơn. Có thể những kinh nghiệm trên
còn nhiều thiếu sót. Tôi mong được Hội đồng khoa học các cấp, Ban giám hiệu
nhà trường cùng các bạn đồng nghiệp đóng góp, bổ xung thêm để bản sáng kiến
kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA HIỆU TRƯỞNG

Cẩm Liên; ngày 20 tháng 03 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Người viết SKKN

Phạm Văn Chuyên

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo, SGV Thể dục(1-5), NXB giáo dục Việt Nam, XB năm
2002.
2. Bộ giáo dục và đào tạo, Luật giáo dục năm 1998.
3. Bộ giáo dục và đào tạo, Phương pháp dạy học thể dục và trò chơi vận động
cho học sinh tiểu học, NXB Giáo dục, XB năm 2007.
4. Bộ giáo dục và đào tạo, Tâm lí học tài liệu đào tạo giáo viên,NXB Giáo dục –

NXB Đại học sư phạm, XB năm 2005.
5. Một trăm trò chơi vận động cho học sinh tiểu học, NXB Giáo dục.

25


×